Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thuở Hồng Hoang
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3
R
ẫy lúa của ông già Kỳ bị lũ khỉ phá nhiều quá. Chúng kéo đàn, kéo lũ, treo leo tận cây cao coi chừng vắng bong cô gái Lâm Huỳnh và thằng nhỏ Lâm Kỳ là chúng khoọc khẹc leo vào rẫy lúa, hai tay bứt, tuốt, lúa hạt rơi vãi đầy mặt đất.
Nóng ruột, bà mẹ của Lâm Kỳ cũng phải ra rẫy phụ các con. Thấy bà có tuổi, lại gầy ốm, lũ khỉ còn nhe răng khoọc khẹc, chọc ghẹo. Có con còn xông vào cào cấu, xé rách áo quần của bà. Nổi khùng, Lâm Kỳ vung gậy phang chí tử. Chúng nhăn răng, khoọc khẹc bao vây Lâm Kỳ. Cô gái Lâm Huỳnh sợ quá ù té chạy, bị một con khỉ độc to lớn như đười ươi rượt theo sát gót. Lâm Kỳ kêu rú khi con khỉ độc chồm lên người chị. Lập tức Lâm Kỳ lao đến phang một gậy chí tử vào giữa lưng con khỉ độc, đỡ chị Lâm Huỳnh dậy, dìu chị vào chòi. Bà mẹ cũng nằm thở khò khè trên sạp gỗ, hai bàn tay còn túm một bó lúa chín vàng.
Chiều đó, thằng Lâm Kỳ không nói không rằng, băng rừng tìm đến sóc Po gặp Suman, nó rỉ tai Suman gì đó, vẻ bí mật lắm.
Sáng sớm hôm sau, khi Lâm Huỳnh còn đang thổi cơm gạo mới cho cha mẹ lót dạ, thì ra ngoài rẫy đã có hàng chục chàng trai, cô gái sóc Po lao vào rẫy lúa. Rào Rào…Họ suốt lúa rất nhanh, bỏ vào gùi đeo sau lưng. Tốp cầm liềm cắt ngang thân cây lúa, quấn dây đeo rát nhanh, quẳng thành đống. Họ hát líu lo tiếng sóc Po, nghe rất vui tai, hừng hực. Các cô gái quấn quanh bụng trở xuống mảnh vải nhỏ, bạc thếch, dày cộp, tóc rối bù vì cháy nắng.
Anh chàng Suman trần trùng trục, vàng hực, tóc xoắn tít, cháy khét vì ánh nắng gay gắt phương Nam.
Đàn khỉ quen thói kéo nhau hàng trăm con, có cả khỉ độc, khỉ đầu đàn, khỉ thám báo thập thò trên đám cây rừng chung quanh. Vài con bạo dạn sà vào rìa rẫy lúa. Trông thấy nhiều nắm cơm ngon lành, chúng xông vào, tay bốc, miệng nhai nhóc nhách, độn phồng cả mang tai. Chẳng ngờ, Suman đã trộn ớt cay trong cơm vắt. Chúng lè lưỡi, nhăn răng, nước mắt ràn rụa, đưa tay quệt mắt. Càng quệt bàn tay dính cơm trộn ớt càng bệt vào mắt. Chúng lổm ngổm, quờ quạng, kêu la bị Lâm Kỳ lao tới quật gậy. Chúng chạy tháo thân, lao cả xuống suối, lóp ngóp, hai bàn tay quàng ra nhận cho đít chìm xuống nước. Lâm Kỳ đứng nhìn chúng cười ha hả….
Cô gái Lâm Huỳnh chạy ra chạy vô, múc nước đầy chục ống tre cho trai gái sóc Po giải khát. Cô lại khéo léo, bí mật nấu cơm, bày ra lá rừng, mời các chàng trai, cô gái sóc Po ăn mừng được mùa rẫy lúa.
Mặt trời ngay đỉnh đầu, cả rẫy lúa đã trống trơn, trơ gốc rạ, không gian thơm lựng mùi cỏ mật. Đàn chim két xanh vần vũ đen bầu trời léo nhéo sà xuống, nhưng cả rẫy chỉ còn lại những bông lúa sót. Ào qua hai lượt, chúng thất vọng bay đi.
Suman bảo Lâm Huỳnh:
- May quá, không gặt kịp lũ két xanh ào qua một lượt, sạch bách. Chúng tàn phá còn nhanh hơn loài khỉ kia. Tụi tui gọi chúng là “Cối xay lúa”.
Bà mẹ và Lâm Huỳnh mời cơm nước trai gái sóc Po, các cô gái ăn uống rất tự nhiên. Có nhiều cô nhìn trộn Lâm Huỳnh, trầm trồ vẻ đẹp xa lạ của Lâm Huỳnh và liếc nhiền chàng trai Suman. Có vài ánh lửa âm ỉ trong những đôi mắt ấy. Lâm Huỳnh cảm biết thế, nên tránh ngồi gần, tránh bắt chuyện cùng Suman. Nhưng cô không sao không ví Suman như cái cây trắc đại thụ hiên ngang ngoài đầu rẫy kia. Bà mẹ của Lâm Huỳnh cảm thấy mầm mống tình cảm giữa con gái và anh chàng Suman, lo lắng mơ hồ. Thực ra gọi là xứng đôi vừa lứa cho con gái bà thấy mừng. Nhưng nó kỳ kỳ thế nào ấy. Là một người chịu sự giáo dục nặng phong kiến trên đông bằng sông Hồng nhiều đời, bà không thể thoải mái khi con gái bà sánh duyên cùng một anh chàng rừng xứ Phương Nam quanh năm trần trục, đống khố, phóng túng, ngang tang giữa rừng hoang chẳng khác một lục lâm thảo khấu.
Nhưng cuộc đời hạnh phúc của con gái sẽ sao đây nếu gia đình bà sẽ mãi mãi sống ẩn nấp giữa rừng hoang thế này? Rồi mai đây khi hai vợ chồng trăm tuổi già, theo ông theo bà, Lâm Huỳnh rồi sẽ ra sao? Lâm Kỳ rồi sẽ ra sao? Lâm Kỳ là con trai dù sao bà cũng không đến nổi lo lắm. Nó sẽ sống như anh chàng Suman cũng được. Niềm hy vọng bà gửi gắm cho con từ ngày còn an cư lạc nghiệp ở nơi xứ Bắc vẫn không sao chịu buông tha bà. Hỡi ôi bà là người mẹ, dù có trôi sông lạc chợ, dù có thất cơ lỡ vận đến đâu, bà vẫn là một bà mẹ, hơn nữa là một bà mẹ sông Hồng với nền nếp gia phong ngàn đời chịu ảnh hưởng phong kiến.
Suốt đêm ấy, bà không sao nhắm mắt. Mặc cho Lâm Kỳ, Lâm Huỳnh vui chơi, múa hát cùng đám trai gái của Suman. Đêm nay sau rất nhiều nguy hiểm, chết chóc dọc con đường tha phương, lánh nạn từ xứ Bắc vào tới đây, bà mới thật sự thấm thía cơ cảnh của gia đình bà. Nỗi khát khao một ngày được trở lại sinh sống trên mái nhà xưa, được lang thang trên bãi cát dọc để sông Hồng mùa lũ như mùa giêng hai, mua thu lá khô, mùa đông lạnh tái tê, căm căm..đốt cháy tâm can bà. Bà lo sợ một ngày nào đấy bà sẽ trốn khỏi xứ rừng phương Nam xa xôi này…
Gà rừng vỗ cánh gáy éo óc khắp núi rừng, gió khuya đi lang thang trên vòm cây cổ thụ, vượn hú gọi đàn trên đỉnh núi cao, bà giật mình, quờ tay qua phải, qua trái: con gái bà vẫn ngủ say, mớ lảm nhảm gì đó, con trai bà vẫn cuộn tròn, rúc vào nách mẹ. Đống lửa rừng vẫn sáng. Ngoài rừng tiếng chân thú loạt soạt. Ông Kỳ vẫn chưa thấy về. Một gánh nặng trên lưng, tuổi tác chất đống, hy vọng được nhìn thấy lại quê hương coi như vĩnh viễn tắt. Ông ấy đang chạy đua với tháng ngày còn lại để xây dựng cuộc sống nơi đây. Trăm mối ngổn ngang, muốn dời ra gần dòng sông Đồng Nai, gần cái làng của ông già Sáu Đồng Nai, lại sợ bọn quan làng kéo đến truy bắt tù đày. Còn lẩn lút mãi mãi nơi rừng sâu nước độc này, tương lai của các con sẽ ra sao? Có biến nơi rừng sâu này thành một cái làng như cái làng của ông già Sáu Đồng Nai, như một góc cái làng quê ở sông Hồng được không?
Gần sang, ông Kỳ mới vác rựa lủi rừng về tới. Nhẹ nhàng ngồi cạnh bà, quấn thuốc lá bằng lá cò ke khô, kêu lách tách, bắn lửa xanh trong đêm đen. Nghe tiếng vượn hú trên cao, ông thở dài…
Đặt lưng nằm xuống cạnh vợ, ông khẽ khàng:
- Phải ở đây thôi bà. Tôi biết bà rất lo lắng cho các con, bà nhớ quê hương ngoài kia… Nhưng chúng nó đã bịt kín con đường trở về quê quán xưa của chúng ta rồi. Anh Sáu xứ Đồng Nai này đã thề cưu mang chúng ta, cùng anh Quảng xứ Quảng cũng hứa thế. Chẳng còn cách nào khác, chúng mình đâu có quyền lựa chọn những ngày mai sau, nhất là cho các con…
Ngoài rừng vang vào tiếng chim kêu lảnh lót, hay tiếng kèn lá ai gọi kêu ai đó, khiến hai vợ chồng hồi hộp nhìn nhau.
Vài hạt sương rơi rung rinh cành lá trâm lang trước hiên. Một trái cám chín nẫu rụng độp ngay mái hiên, lăn long lóc vào tận chân sạp hai vợ chồng đang hồi hộp..Vẫn tiếng “chim rừng” thánh thót ngoài bờ suối, nhoi nhói trong con tim hai vợ chồng. Xa hơn, cất lên tiếng chim “Bắt cô trói cột” hoang dã, nhắn gửi người đời điều thầm kín gì đó rất thiêng liêng.
Ông già Kỳ giật thót: “hay tiếng khèn Mèo vùng biên ải phía Bắc. Tiếng khèn gọi tình trong đêm trường? Không. Người sóc Po không có tục gọi tình bằng tiếng khèn biên ải phía Bắc. Nhưng rõ ràng là tiếng khèn lá, không phải tiếng chim rừng phương Nam.”
Ông ngoảnh lại nhìn chằm chằm vào cô con gái rượu Lâm Huỳnh vẫn đang ngủ say, một tay quàng vào ngực thằng em trai Lâm Kỳ.
Bà vợ cũng giật thót khi thấy chồng nhìn chằm chằm vào con gái và nghiêng tai lắng nghe tiếng kèn môi thánh thót, mời gọi ngoài rừng lạnh. Không, bà không thấy có sự liên can gì giữa tiếng kèn môi ngoài kia và cô con gái cưng của bà đang nằm ngủ đây.
Ông già Kỳ còn có tên Kỳ Ngoại khi ông còn ngồi gõ đầu trẻ ngoài đồng bằng sông Hồng, rón rén bước ra rừng đêm. Gió hú trên tán cây ướt sương. Dòng suối dưới chân đồi vẫn cất tiếng rì rầm không thôi. Xuống đến lưng, chừng đồi bỗng ông ôm ngực, tựa lưng vào thân cây giáng hương già: một bóng người. Cái bóng quen thuộc của chàng trai Suman in sừng sững trên tảng đá bên dòng suối, một tay đưa lên miệng, có lẽ đang trúc hơi tình vào chiếc lá…Ông gần như choáng váng vì mừng, vì vui, khó nói thành lời. Vui ư? Vì tương lai của cô con gái sông Hồng độc nhất cùng ông trôi giạt vô đây. Buồn ư? Cái nếp gia phong môn đăng hộ đối trong phong tục dựng vợ gả chồng cho con gái ngàn đời bên sông Hồng vẫn cứ bám rễ rất sâu trong tâm tưởng ông. Suman đúng là một chàng trai như ông từng hy vọng mơ tưởng một khi con gái ông lớn. Nhưng Suman lại là chàng trai của bộ tộc Po thiểu số phương Nam, như con thú hoang giữa rừng đại ngàn. Chao ôi, chưa bao giờ ông mơ ước sự hoà hợp thiêng liêng cô gái sông Hồng và chàng trai hoang dã bộ tộc thiểu số núi rừng phương Nam đến thế?
Nghe thoảng tiếng thở sát lưng ông ngoảnh lại. Bà vợ yếu ớt của ông ôm ngực tựa lưng vào ông, thở dài. Còn ông thì tựa vào thân cây giáng hương cổ thụ: Thôi, nếu trời phật xếp đặt như thế, hai vợ chồng già này làm sao có thể chống chọi lại được?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thuở Hồng Hoang
Hoàng Văn Bổn
Thuở Hồng Hoang - Hoàng Văn Bổn
https://isach.info/story.php?story=thuo_hong_hoang__hoang_van_bon