Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2 - Bốn Biển
A
nh Văn Ba từ sông Lam của quê hương, từ Tiền Giang và Hậu Giang đi ra đại dương nuôi ước mong một ngày trở về giải phóng những dòng sông của Tổ quốc. Tàu “Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin” chạy vói tốc đô 13 hải lý/giờ. Ấn Độ Dương đang mùa bão. Có lần sóng to chồm lên sàn tàu cuốn anh xô vào đống dây xích, nhờ vậy anh không bị rơi xuống biển. Anh say sóng và mệt lữ vì công việc vất vả, nhưng đêm đến vẫn chịu khó ngồi giúp những bạn mù chữ viết thư về gia đình. Anh Ba nhìn thấy biển cả hùng vĩ và, trong hành trình đầu tiên, anh nhìn thấy vết thương của nhân loại: những thuộc địa của bọn thực dân.
Ngày 8-6, tàu tới Xin-ga-po thuộc địa Anh. Ngày 14-6, tàu tới Cô-lôm-bô, lại thuộc địa Anh. Ngày 30-6, tàu tới Po Xa-ít, vẫn thuộc địa Anh. Thời ấy mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh. Ngày 6-7, tàu cập bến Đa-răng trong cảng Mác-xây. Đây là đất Pháp đầu tiên mà anh trông thấy và đặt chân lên, nơi đầu tiên trông đời anh thấy có những người Pháp gọi anh bằng “Ông”. Một ngày ở lại Mác-xây, đi thăm phố xá, anh Ba nhận xét: Thì ra, người Pháp ở bên Pháp không ác như thực dân Pháp ở Việt Nam. Thì ra, bên Pháp cũng có người nghèo như bên ta.
Ngày 15-7, tàu anh Ba tới Lơ Ha-vrơ, một cảng ở miền Bắc nước Pháp. Làm dưới tàu cực khổ 14 thủy thủ, nhân viên bỏ nghề tàu lên các bến dọc đường. Khi tàu đến Lơ Ha-vrơ, tổng số người làm trên tàu chỉ còn có 58 người, trong đó có anh Ba. Anh đã thắng sóng gió và điều kiện làm việc cực nhọc dưới tàu biển.
Kể từ khi hạ thủy, tàu thủy tàu “Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin” đã chạy được 8 năm. Hãng Năm Sao cho tàu vào đà ở Lơ Ha-vrơ để sửa chữa, đưa tất cả thủy thủ, nhân viên sang làm ở một tàu khác của hãng để trở lại Đông Dương. Anh Ba không theo, bèn lên bộ đi làm thuê. Cách bến Lơ Ha-vrơ khoảng hai ki-lô-mét ngay bên cạnh biển, có một thị trấn xinh đẹp xây trên một ngọn đồi nhìn thẳng xuống cảng La Ha-vrơ. Đấy là thị trấn Xanh-tơ An-đrét-xơ. Dọc những con đường yên tĩnh đầy bóng râm uốn khúc lưng đồi là những biệt thự nhiều cây và vườn hoa trồng tỉa tỉ mỉ, phần lớn là của gia đình những chủ tàu, nhà buôn giàu có và công chức cấp cao. Anh Ba cho gia đình viên chủ tàu của anh có một biệt thự đẹp ở đây. Lúc ấy, cách chỗ anh ở vừa đúng 200 ki-lô-mét, cũng có một người Nga yêu nước đến ở Pháp. Đấy là Lê-nin, lãnh tụ của phong trào cách mạng Nga, ngụ tại nhà số 4, phố Ma-ri Rô-dơ, quận 14, Pa-ri.
Sự nhàn hạ tương đối của nghề làm vườn so với nghề làm tàu không quyến rủ được anh Ba và cũng không làm anh rời bỏ được mục tiêu của anh. Ngày ấy anh thích xem mặt trời mọc trên biển. Phía chói lọi ấy là Tổ quốc mến yêu. Hai tiếng thiêng liêng ấy lại gọi anh lên đường. Anh bỏ nghề làm vuờn ở Xanh-tơ An-drét-xơ, trở lại làm nghề thủy thủ trên một tàu chở hàng của hãng Năm Sao chạy vòng quanh châu Phi. Người ta cho anh biết: khí hậu châu Phi rất khắc nghiệt, tàu chở hàng chạy không êm như tàu chờ khách, đi rất mệt, hành trình lại dài mà anh Ba một thân một mình, không có bầu bạn. Anh Ba hăng hài ra đi và anh nói: “Tôi là thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được. Tôi chỉ muốn đi xem các nước”.
Đi và quan sát, sống với những người cùng khổ ở các chân trời khác nhau, từ Địa Trung Hải, qua kênh Xu-ê, biển Đỏ đến Ấn Độ Dương rồi Đại Tây Dương, anh Ba thấy rõ ở đâu nhân dân thuộc địa cũng khổ và anh càng thấy tính cấp bách của sự phá xiềng.
Anh còn vượt Đại Tây Dương đến nước Mỹ, nơi sinh ra bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 với những lời bất hủ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Nhưng anh nhanh chóng nhìn thấy phía sau tượng thần Tự Do ở lối vào cảng Niu-oóc là tôi ác man rợ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Anh đi làm thuê ở Brúc-clin và anh thường xuyên đến thăm khu người da đen ở Hác-lem. Anh vô cùng xúc động trước điều kiện sống của người da đen và anh phẫn nộ đến cùng cực trước hành động hung ác của bọn phân biệt chủng tộc Mỹ. Chủ nghĩa tư bản đã làm sống lại chế độ nô lệ ngay trên nước Mỹ, và người da đen mà anh được tận mắt thấy phải chịu những nổi thống khổ ghê gớm về tinh thần và vật chất. Anh quan tâm đến số phận của màu da có nhiều đau khổ ấy. Hình ảnh bọn đế quốc tra tấn, hành hạ người da đen làm anh không bao giờ nguôi căm giận: một đám đông người da trắng lôi ra một người da den, xô đẩy, đấm đá, giày xéo, đánh đập, chửa rủa, trói người da den vào gốc cây, tưới dầu xăng vào người, bẻ dần từng chiếc răng và móc mắt người đó, gí miếng sắt nung đỏ vào lưỡi rồi châm lửa đốt. Người da đen bị nướng chín, thui vàng, cháy thành than trong tiếng vỗ tay reo hò của bọn giết người. Những người da trắng nào dám bên vực người da đen cũng bị đối xử tàn nhẫn như thế. Anh Ba phải thốt lên: “Văn minh là như vậy đó sao!”. Anh thông cảm vô cùng với những người da đen, giống người bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất. Anh đi đến kết luận: tất cả bọn đế quốc đều phản đông và tàn ác. Anh đi với một tư duy sâu sắc và cuộc khảo sát phong phú ấy vào buổi đầu thế kỷ là vốn quý của anh và cũng là của cách mạng Việt Nam. Anh đã nhìn thấy biết bao nhiêu đất nước và cuộc sống khác nhau, biết bao nhiêu màu da và nỗi khổ khác nhau. Vào tuồi 25, anh đã là người đi nhiều nhất trong những người Việt Nam ở bất cứ thời nào. Anh đi cho Dân tộc và Dân tộc qua anh nhích gần đến thế giới và loài người. Những chặng đường anh đi vào thời điểm ấy là lịch sử cả một thế giới đang chuyển động mạnh.
Anh đến nước Anh vào lúc nước này đang ở thời cường thịnh nhất. Anh lên bộ đi tìm việc làm ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Thành phố nhiều sương mù ấy không ưu đãi anh. Để sống, giữa những ngày đông buốt rét nhất, không đủ quần áo ấm, anh vẫn phải đi cào tuyết cho một trường học. Hai ngày sau, anh phải chuyển sang một nghề khác: đổ than xúc than dưới hầm tối cho một chủ nhà người Anh. Cả ngày không nhìn thấy mặt trời và lửa lò nóng hầm hập. Tiền công thì rẻ mạt nhưng anh vẫn dành dụm để có tiền đi học tiếng Anh. Người thanh niên ấy có chí lớn và có nghị lực lớn để rèn luyện mình và vươn tới. Từ những lúc lên đênh trên biển hàng tháng trời hoặc lao động trên đất Mỹ, anh bao giờ cũng giữ phong cách một người Việt Nam chân chất, hồn hậu, không nói tục, không say rượu, không đánh bạc và bao giờ cũng dành thời gian đọc sách báo, học hỏi thêm. Anh biết hòa trong quần chúng và trong cuộc sống xã hội, nhưng anh biết gạn lọc tiếp thụ cái hay, loại ra cái xấu.
Cung vua ở Luân Đôn nguy nga, lộng lẫy hơn rất nhiều các cung vua ở Huế mà anh đã thấy, phản ảnh sự mâu thuẫn rõ nét giữa cuộc sống xa hoa, ăn bám, lãng phí của triều đình và cuộc sống lao động, cực khổ, tối tăm của lớp người vô sản. Những cung điện vàng son ấy, những tốp lính cận vệ đội mũ đồng vàng chéo và đội kỵ binh đính rua nhung đỏ hô tống xe vua ấy, Lê-nin khi ở Luân Đôn cũng từng thấy và từng phê phán. Anh hay ra vườn Hay-đơ tòa hơi sương, ngồi giở sách tiếng Anh ra học hoặc dự những diễn dàn ngoài trời, ở đấy nhiều nhà chính trị và nhà triết học đứng trên ghế cao diễn thuyết thao thao bất tuyệt.
“Các nhà triết học mới chỉ giải thích thế giới bằng những cách khác nhau, điều quan trọng là phải biến đổi nó”. Dòng chữ vàng ghi lời nói bất hủ ấy của Các Mác trên mộ của Người ngay giữa Luân Đôn thật sự là một lời kêu gọi hành động.
Anh thủy thủ Văn Ba còn trong quá trình đi tìm cơ sở lý luận cho hành động cách mạng của mình: Anh đến làm thuê ở khách sạn Đray-tơn Cơớc với tên chính của anh: Nguyễn Tất Thành. Khách sạn này ở phố Đi A-vơ-niu, khu Oét I-linh, về phía Tây của Luân Đôn, với mặt tường ngoài xây bằng gạch mộc màu đỏ nâu. Nhà bếp chỗ anh Thành làm ở dưới tầng hầm, thùng rửa bát và thùng gỗ giặt khăn ăn ở ngách trong cùng. Từ đây anh Thành viết bức thư cho nhà yêu nước Phan Chu Trinh lúc đó đang ở Pa-ri, nhà số 6, phố A-bê đờ lê-pê. Ông Phan Chu Trinh, người tỉnh Quảng Nam, nhận thấy quan trường thối nát, từ quan ở bộ Lễ đi hoạt động chính trị. Ông sang Nhật Bản rồi Trung Quốc gặp ông Phan Bội Châu, khi trờ về nước bị thực dân ở Đông Dương bắt và kết án tử hình. Nhờ Hội nhân quyền và Giăng Giô-rét, một lãnh tụ Đảng xã hội Pháp, can thiệp ông được tha và sang Pháp. Thư của anh Nguyễn Tất Thành viết:
“Hy mã(1)nghi bá đại nhơn.
Cháu kính chúc Bác, em Dật(2)và ông Trạng mấy các anh em ta ở Pa-ri đều mạnh giỏi. Nay cháu đã tìm được nơi dễ học tiếng. Mấy 4 tháng rưỡi nay chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn luôn. Tuy ở Anh xong chẳng khác gì ở Pháp và ngày tháng luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu. Và cháu ước ao rằng 4, 5 tháng nữa lúc gặp Bác thì sẽ nói và hiểu được tiếng Anh nhiều nhiều.
Bên ta có việc gì mới? Và nếu Bác dịch mấy hồi sau xong rồi xin Bác gửi cho cháu.
Chuyến này Bác sẽ đi nghỉ hè đâu?
Nay kính,
Cuồng Điệt(3)Nguyễn Tất Thành”.
Đối với nhà yêu nước tiền bối đã lừng danh, anh tỏ lòng kính trọng và cũng muốn báo tin rằng ngọn lữa yêu nước trong trái tim anh vẫn sục sôi giữa thủ đô nước Anh. Và chính anh đã tham gia Công đoàn lao động hải ngoại, thu hút nhiều kiều bào yêu nước ở Anh, chính anh đã cùng công nhân Anh đi biểu tình bên bờ sông Têm-đơ đòi tự do, dân chủ và quyền lợi chính đáng của người lao động. Ở anh, sự hăng say theo đuổi lý tưởng như dòng thác mạnh đẩy anh đi tới, vượt qua đói rét khổ cực và mọi khó khăn.
Ít lâu sau, anh Thành chuyển đến làm phụ bếp cho một khách sạn lớn và nổi tiếng hơn là khách sạn Các-tơn ở phố Hay-ma-két. Khách sạn chiếm một tòa nhà 6 tầng chạy hai mặt phố. Nhà bếp ở dưới tầng hầm với những lối đi chật hẹp, những ngách lò xây vòm cuốn, những đường ống kẽm dẫn khói lên trên. Ở đây, anh Thành làm việc dưới sự điều khiển của đầu bếp người Pháp E-xcô-phi-ê mà tài nấu bếp của ông cả thế giới phương Tây ngày trước đều biết, tặng ông cái tên gọi: “vua đầu bếp”. Anh làm những công việc rửa bát và anh chịu khó nhặt ra những thức ăn thừa của khách giao cho nhà bếp để cho người nghèo chứ không đổ tuột vào thùng rác. Lời nói hòa nhã, đức tính giản dị, thương người, lối sống đứng đắn, tác phong cần cù của anh được mọi người trong nhà bếp quý mến và người đầu bếp có cảm tình đặc biệt với anh, đưa anh từ nghề rửa bát sang nghề làm bánh ngọt. Và cái món bánh kem va-ni nhân đào sở trường nổi tiếng của ông, E-xcô-phi-ê đã dạy lại cho anh Nguyễn Tất Thành.
Trong khu nhà bếp này anh Thành lao động và giữ thói quen đọc báo hằng ngày. Bên lò bếp than anh đã khóc khi đọc tin cái chết dũng cảm của một nhà yêu nước Ai-rơ-len và anh nhắc đến khí tiết anh hùng của Tống Duy Tân mà anh tôn kính.
Anh là một thanh niên không sống bàng quan và ích kỳ, mà sống có sự suy xét trước thời cuộc. Tầm mắt đại dương của anh giúp anh hiểu nhanh mọi sự kiện và đưa anh đến gần những quan điềm tiến bộ nhất của thời đại. Tháng 8-1914, giữa Luân Đôn, anh biết tin chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Anh viết thư cho ông Phan Chu Trinh:
“Bác kính mến,
Tiếng súng đang rền vang. Thây người đang phủ đất. Năm nước lớn đang đánh nhau. Chín nước đã vào vòng chiến. Cháu bỗng nhớ cách đây vài tháng cháu có nói với Bác về cơn dông sấm động. Số mệnh sẽ còn dành cho chúng ta nhiều bất ngờ và không thể nói trước được ai sẽ thắng. Các nước trung lập còn đang lưỡng lự và các nước tham chiến không thể đoán biết được ý đồ của họ. Tình hình diễn ra là ai thò mũi vào thì chỉ có thể đứng về phe của địch thủ bên này hoặc địch thủ bên kia. Người Nhật Bản hình như có ý định nhúng tay vào. Cháu nghĩ trong ba hoặc bốn tháng tình hình châu Á sẽ có nhiều chuyển biến.
Xin gời lời hỏi thăm Bác và em Dật. Mong Bác trả lời sớm về địa chỉ sau đây:
Gửi Nguyễn Tất Thành số nhà 8, phố Xtê-phen, Tốt-ten-ham Luân Đôn”.
Nghĩ về châu Á, anh Thành nóng ruột nghĩ đến Tổ quốc. Đất nước sẽ ra sau trong chiến tranh? Làm gì được cho đồng bào lúc này?. Anh chỉ là một thanh niên chưa đủ hiểu biết và kinh nghiệm, một thanh niên đang tìm đường. Anh mong đợi ở các vị tiền bối cách mạng làm một cái gì thức tỉnh nhân dân. Anh gửi cho ông Phan Chu Trinh một bưu thiếp trong có mấy vần thơ:
“Chọc giời quấy nước tiếng đùng đùng
Phải có kiên cương mới gọi hùng…
…Ba hột đạn thầm hai tất lưỡi
Sao cho ích giống mới cam lòng
Hy Mã nghi bá đại nhơn thấu
Cuồng Điệt Nguyễn Tất Thành”.
Một gợi ý, một kiến nghị hay một lời kêu gọi bóng bẩy mà tha thiết từ đáy lòng một thanh niên gửi tới nhà yêu nước đàn anh?
Chiến tranh ngày càng ác liệt. Tháng 4-1917, Mỹ mới nhảy vào vòng chiến đứng về phe đồng minh. Quân Đức chiếm toàn bộ nước Bỉ, Ba Lan, Xéc-bi, Ru-ma-ni, vùng đất gần biển Ban-tích, Lít-va, một phần nước Bạch Nga và một phần quan trọng của nước Pháp.
Thực dân Pháp vét ở Việt Nam đưa sang Pháp gần 10 vạn người làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhân dân Việt Nam bị bóc lột đến cùng cực để nuôi chiến tranh. Cách mạng sôi sục ở nhiều nước, ngay trong lòng nước Đức và mạnh nhất ở nước Nga của Sa hoàng. Vua Duy Tân nổi dậy ở Huế. Nhân dân Thái Nguyên và nhiều nơi khác khởi nghĩa. Mọi vùng đất của đế quốc Pháp đều có chuyển biến, báo hiệu cơn giông. Anh Nguyễn Tất Thành muốn đến gần những trung tâm nóng bỏng. Anh bỏ nghề phụ bếp ở Luân Đôn, sang Pháp. Đấy là vào cuối năm 1917.
Chú thích
(1)Hy mã: biệt hiệu của ông Phan Chu Trinh.
(2)Con trai ông Phan Chu Trinh
(3)Cuồng điệt: người cháu hăng say.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ
Hồng Hà
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ - Hồng Hà
https://isach.info/story.php?story=thoi_thanh_nien_cua_bac_ho__hong_ha