Chương 3
oanh Doanh chăm chú cắm những đoá hoa hồng vàng còn hàm tiếu vào chiết lọ cổ cao bằng pha lê màu tím nhạt. Cô dùng kéo tỉa bớt những lá úa rồi thích thú hít hít chiếc mũi thanh thanh đón lấy hương hoa hồng ngọt thơm đang lan khắp phòng.
Ngôi biệt thự hôm nay ngập hoa Đà Lạt. Mợ hai và Ngọc Uyển đã vào với một xe tải đồ lỉnh kỉnh và bao nhiêu là hoa. Sáng nay dưới sự chỉ đạo của bà ngoại, cô đã đem biếu bớt cho mọi người, dưới sự "chỉ đạo của cậu Út, cô cũng chọn ra một chục hồng hàm tiếu tuyệt đẹp gói giấy, thắt ru băng cẩn thận để cậu đem tặng người đẹp. Số hoa còn lại, Doanh đem cắm ở thư viện, phòng ông ngoại, phòng cậu Út, bàn thờ mẹ, nhà bế, phòng khách mà vẫn còn thừa.
Doanh chợt nghe giọng mợ hai ngọt ngào vang lên ngòai hành lanh:
-Ý con muốn đưa Ngọc Uyển vào đây là nó có điều kiện ôn thi vào y khoa, được theo nghề của ông nội, cô chú là một vinh dự lớn của bé Uyển đó ba.
Ông ngoại Doanh cười sảng khoái:
-Ha! Ha! Còn bệnh của con thì sao?
-Ôi ba ơi! Con thì cứ rề rề hoài, vô đây với con Uyển cho có mẹ có con, chữa bệnh cũng phần nào thôi, chủ yếu chăm sóc bé Uyển động viên nó ham học hơn.
-Vậy chuyện chồng bây thì sao? có hay không?
Mợ hai lơ lửng:
- Đàn ông mà ba! đôi khi cũng ham vui, con khuyên ảnh rồi, chắc thương con thì phải nghĩ đến vợ, không dám buông thả nữa đâu, con vào đây cũng để thử lòng ảnh thôi
-Vậy mà bay viết thơ nghe đâu như chồng bỏ đến nơi. Thật hết nói! Rồi tính con Uyển học thêm ở đâu chưa hả Tuyền?
Đạ! Con có nghe chú út nó nói tới mấy trung tâm luyện thi. Ý con muốn ngoài việc học ở trung tâm phải ôn thêm ở nhà nữa
-Va6.y thi cần bồi dưỡng cho nó có sức khỏe, ba thấy nó gầy quá, cần chú ý chế độ ăn ngủ.
Hai người đã bước tới phòng khác, Doanh mỉm cười chào bà Lam Tuyền, cái tên nghe rất đài c'ac cúa mợ hai mà cô vừa nghe ông Phát, ngoại của cô gọi. Doanh đon đả gợi chuyện:
-Ngọc Uyển đâu rồi mợ 2?
Bà Lam Tuyền liếc đôi mắt sắc nhìn gương mặt rất đẹp của Doanh rồi cao giọng:
-Bé Uyển còn ngủ Doanh à! con bé có thói quen ngủ trưa. Con có ngủ trưa không Doanh?
Đạ, con chỉ nghỉ một chút chừng nữa tiếng là dậy
Bà Lam Tuyền chắc lưỡi thương hại:
-Tội nghiệp! Số cơ, số cực là vậy đó, có ở không củng lục... c chứ chẳng ngủ được
Doanh Doanh nhấp nháy đôi mắt đen:
-Không ngủ trưa thì mình có thời gian đế làm bao chuyện mình thích, có gì đâu mà số cực với số sướng hả mợ! Con lại thích thức buổi trưa mới kỳ chứ! Chắc là con bị câu ca dao "đò8i người nhắn tựa gang tay. Ai ham ngủ ngày còn có nửa gang" ám ảnh quá!
Nét cười trên môi Lam Tuyền lặn ngay vào trong, bà hơi khó chịu trước cách quen tự do ăn nói ngang ngang của Doanh Doanh. Chưa bao giờ bà có cảm tình với Doanh, con bé được bố mẹ chồng bà cưng quý đến mức gần như quên đứa cháu nội, cô con gái tuyệt vời của bà. Bao giờ Lam Tuyền cũng muốn nhắc khéo cho Doanh nhớ thân phận côi cút của cô. Bao giờ Lam Tuyền cũng ranh ma và khôn ngoan làm khổ tinh thần của Doanh bằng những lời nói thương hại và bằng cách bày tỏ lòng lo lắng yêu thương chăm sóc của bà đối với Ngọc Uyển trước mặt cô. Bà biết ông bà Phát có khả năng cho cháu ngoại côi cút của mình nhiều thứ, nhưng tình mẩu tử thì không cách nào cho được
Tình.e con là cái Doanh Doanh không có được, con bé luôn bối rối và bực dọc mỗi khi thấy Lam Tuyền tíu tít săn sóc Ngọc Uyển. Đôi mắt đen có rèm mi dài của nó cụp hẳn xuống không hể chống đỡ nỗi muộn phiền đã theo nó từ thuở chưa biết đi.
Nhìn Doanh mạnh mẽ, hiếu động và yêu đời với những bài hát, điệu huýt gió luôn có ở mồm, bà Lam Tuyền càng ghét cô hơn. Linh cảm báo cho bà biết con bé sẽ là khắc tinh của Ngọc Uyển, còn vì đâu, tại sao, bà vẫn chưa hiểu ra. Bất chợt Lam Tuyền nhớ lại:
Thời con gái, Lam Tuyền và Diễm Quỳnh học chung trường, chung khối, cả hai đều là hoa khôi nên chẳng mấy ưa nhau. Oái oăm hay Ngọc Vũ, anh trai Diễm Quỳnh lại si mê Lam Tuyền, thế là Diễm Quỳnh theo nói cho anh trai mình biết tính tình của Lam Tuyền, cô gái đẹp nhưng ích kỷ, nhỏ mọn, thù vặt và thù dai vô cùng. Ngờ đâu Ngọc Vũ sa vào vòng mê đắm, nghe người yêu chứ không nghe bất cứ ai, nhất là những người nói không hay về nữ hoàng của lòng. Anh chàng khù khờ dại dột kể lại em gái mình nói cho người yêu nghe. Thế là trong lòng Lam Tuyền mối thù bắt đầu mọc rễ, đâm chồi. Về làm dâu nhà họ Nghiêm là chị dâu của Diễm Quỳnh, mối thù không tan mà ngày càng sâu đậm hơn.
Tính Diễm Quỳnh cũng bướng, nên cảnh chị dâu em chồng trong gia đình trí thức xảy ra lắm cái thâm thúy vô cùng. may là Diễm Quỳnh cũng lấy chồng sau khi anh mình cưới vợ không lâu. hai cô hoa khôi cùng có thai và cùng sanh hai cô con gái, nhưng số phận cay nghiệt khiến Diễm Quỳnh lìa đời lúc Doanh Doanh đựơc tròn thôi nôi. Mối thù vặt vãnh khi xưa không tan, để tận bây giờ nhìn thấy con gái Diễm Quỳnh, Lâm Tuyền vẫn còn sôi nguyên sự căm ghét.
Ngẩng cao gương mặt đẹp nhưng lạnh lùng của mình Lam Tuyền dịu dàng:
-Con còn quá nhỏ để hiểu về số mạng. ngày xưa mẹ con và mợ đây chung tuổi, có chồng cùng một năm, hai ông chồng cũng cùng một tuổi. Đến khi sanh hai đứa con gái cũng cùng một lượt. Thế nhưng số của hai người hoàn toàn khác nhau.
Ông Phát nhiéu vầng trán rộng đã có nhiều nếp nhăn:
-Sao lại đi nói với trẻ con ba cái trò dị đoan vớ vẩn mà ba ghét nhất trên đời chi vậy hả! Có ăn học như bây cũng tin hay sao?
Doanh Doanh nhỏ nhẹ:
-Mợ hai đâu có tin dị đoan, ý mợ muốn cho con hiểu rằng, có những con người nếu đem so sánh từng đôi một, thì thấy có nhiều ngẫu nhiên giống nhau, nhưng mỗi người vẫn là mỗi người. Như con và Ngọc Uyển vậy mà, phải không mợ?
Lam Tuyền ậm ự:
-Con thông minh y như mẹ con ngày xưa
Quay sang nhìn ông ngoại, Doanh Doanh cong đôi môi nghịch ngợm:
-Con nghe bà ngoại nói mẹ con giống ông ngoại nhất nhà. Chắc trong mấy đứa cháu, Doanh cũng giống ông ngoại nhất quá!
-Giống ông ngoại thì năm nay dứt khoát phải thi đậu vào y khoa với Ngọc Uyển. Con đồng ý không?
Bị hỏi bí bất ngờ, Doanh chi biết cười trừ, cô lí lắc nói trớ đi:
-Con cố gắng hết sức mình ông ngoại à, đại học nào cũng là đại hoc, sao phải là y khoa hả ông ngoại? Con sợ làm bác sĩ lắm
Lam Tuyền chúm chím:
-Biết sợ là tốt đấy con! Xem ra đâu phải ai cũng làm bác sĩ được, phải có tay phục dược chớ chơi sao! Ba biết không, con bé Uyển coi vậy mà mát tay lắm đó. Mỗi lần con bệnh nó mua thuốc, cho uống thuốc là con đỡ liền, trong khi đó anh Vũ cho thuốc con cứ nằm rề rề hoài. Bởi vậy thấy bé Uyển mê theo nghề ông nội con mừng lắm.
Nhìn chiếc miệng bao giỡ cũng sẵn nụ cười của bà mợ đẩy đưa khoe khoang cô tiểu thơ cưng quý của bà ta Doanh vừa khoái chí vừa bực mình. Cô khoái chí nghĩ rằng con người như vậy cô ghét là đúng là phải, cô bực mình vì phải... ng độ dài với người cô ghét.
Cúi xuống nhặt ba mớ hồng úa, Doanh cầm cây kéo lững thững bước ra vườn. Cô chum môi huýt gió gọi con kinô. Con chó Nhật lông xù trắng tinh trong nhà phóng ra nhảY chồm chồm lên người Doanh. Cô gắt yêu:
-Hừ vừa thôi! Nằm xuống mau!
Con kinô nép người dưới chân Doanh miệng rên ư ứ nghe thật buồn cười. Cô nhặt một khúc cây ngắn vứt ra xa rồi huýt gió, con kinô phóng vội đi tìm khúc cây tha trở về cho Doanh.
Làm được vài lần cả người lẫn vật coi bộ đã chán trò chơi trên, nên Doanh đi sâu vào trong. Khu vườn nhà cô buổi trưa vắng vẻ và yên tĩnh đến não lòng. Trong nhà ngoài Doanh ra ít ai quan tâm và để ý đến nó. Với Doanh, chẳng gốc cây nào cô không biết, và bao giờ Doanh cũng là người phát hiện ra những quả chín trên cành để leo lên hái xuống, hí hửng đem khoe mọi người.
Khu vườn chỉ bắt đầu dọc hai bên nhà và chạy dài bao quanh cả phái sau thôi. Còn phái trước là vườn hoa kiểng của ông Phát. Ở đây có đủ loại hoa mà ông chăm sóc rất kỹ. Vậy mà có lần Ngọc Uyển đã cả gan bỉu môi.. chê không bằng một góc vườn nhà nó trên đất hoa Đà Lạt.
Doanh dừng lại dưới bóng cây ngước lên tìm xem từ nhánh nào đã vang ra tiếng lảnh lót của chim chìa vôi. Mùa này chim về đầy vườn chúng làm nơi đây có nhạc điệu dễ yêu: tiếng xào xạc của cành, rào rào của lá khô và bổng trầm của ve sầu.
Doanh lắng nghe mọi âm thanh và mỉm cười. Dường như cây trong vườn có một ngôn ngữ riêng. Bao giờ cô ra chúng cũng reo lên mừng rỡ.
Con kinô gừ lên khó chịu làm Doanh quay lại. Trước mặt cô là Ngọc Uyển xinh đẹp mê hồn trong bộ đồ đầm màu trắng. Phải nói tất cả những nét đặc sắc của bà mẹ đều tập trung ở cô con gái. Ngọc Uyển có nét đẹp lạnh, kiêu sa đài các của các tiểu thơ con nhà quyền qúy. Cử chỉ và lời nói của Uyển thường được chau chuốt và tập tành điệu đàng đến mức lố bịch trông thật khó chịu. Doanh và Uyển rõ là hai thái cực, giống như ngày xưa Lam Tuyền và Diễm Quỳnh đã là hai thái cực
Ngọc Uyển cười rất tươi khiến Doanh ngây ra nhìn đôi gò má hồng hồng của cô gái Đà Lạc:
Đoanh làm gì có một mình ngoài vườn vậy? Không ngủ trừa à?
-Em.. À.. Em tìm trái chín, nhiều lắm, tối hom qua em nghe dơi kêu ngòi gốc nhãn, thế nào cũng có nhãn chín. Đi với em chị Uyển!
2 người bằng tuổi nhau nhưng Doanh luôn giữ phận làm em, cô một thưa hai chị xưng em, điều đó chẳng biết có vừa lòng Ngọc Uyển không mà cô ta chỉ cười cười mỗi bận nghe như vậy.
-Mình không có thói quen phải tự tìm cho mình đồ ăn thức uống. Bao giờ mẹ cũng lo sẵn, những thứ đó ê hề không ăn hết. Doanh hay thật đó, biết treo cây nữa, thấy Doanh trèo thích ghê, mà đâu dám
Tự nhiên như chẳng hề hiểu thâm ý khoa khoang để hạ kẻ khác ủa Uyển, Doanh vừa bước đi trước vừa nói:
-Tự mình cho mình những thứ mình cần là trách nhiệm đối với bản thân. Doanh thích tự lập nên nghĩ, càng ít làm phiền mọn người chừng nào càng tốt chừng nấy. Mình lớn rồi chứ có phải đứa trẻ lên 3 đâu.
Liếc Uyển một cái, Doanh tiếp:
-Chị Uyển chưa trèo cây nên thấy sợ, chớ trèo cây thú lắm
Bĩu môi đầy vẻ hợm hĩnh, Uyển cố ý:
-Như người rừng chớ cò gì đâu mà thú. Uyển không thích cảm giác mạnh như leo trèo, phá phách, hay lang trang trong vườn vì ba mớ trái cây bị chim ăn như dân nhà quê. Thời gian đó để thả hồn theo tiếng nhạc phải sang không? Đôi tay của mình đâu làm việc nặng như trèo cây, cuốc đất, cần giữ cho thật mềm mại, dẻo dai, đâu phải tay ai cũng đủ dài để có thể lướt nhanh trên những phím dương cầm bằng ngà.
-Và đâu phải ai cũng có được bàn tay phục dược như bàn tay của nghệ sĩ dương cầm Ngọc Uyển. Chị định thi vào y khoa thật à?
Tròn đôi mắt, Ngọc uyển kinh ngạc:
-Sao lại không thật, đó là hoài bão của cả dòng họ chứ có phải riêng của Uyển đâu, Doanh hỏi nghe lạ ghê!
"Hoài bão của cả dòng họ" cái gì nghe đao tó, búa lớn thế. Doanh trèo lên cây nhãn lồng đầy cay đắng. Vẫn biết nói ra những lời kênh kiệu tự cao như mẹ con Ngọc Uyển không phải khó khăn gì, nhưng sao Doanh vẫn chẳng thể nói được. Cô có thể bày trò châm chọc, phá phách, thậm chí... gậy sự kẻ khác nhưng nói kiểu như Ngọc Uyển thì chưa từng bao giờ. Với cô nói những lời khó nghe kiểu như vậy là không dễ dù nếu nói ra người nghe chắc phải nhớ đời.
Mùi nhã chín thơm ngọt cả cây. Doanh hái một chùm ngồi đonh đưa trên chạc ba ăn ngon lành, cô chẳng thèm bãi bôi mời Uyển. Tối lời vô ích! Thứ tiểu thơ đài c'ac cao sang như nó làm gì có cái thú ăn quả trên cây, tự nhiên thoải mái như Doanh Doanh. Cứ để cô ả lượn lờ bên dưới với con kinô. Mà con kinô xem chừng chẳng ưa gì Ngọc Uyển, nó cứ gầm gừ và "canh chừng" cô như thế người gian, Doanh vứt chiếc hột nhã nâu bóng xuống ngay con chó, miệng khẻ huýt gió, con chó rời mắt khỏi Uyển một c'ach tiếc rẻ, nó rên vài tiếng rồi chạy thật nhanh vào bếp, thoáng chốc kinô trở ra miệng cắp cái rổ nhựa màu đỏ, thả rổ dưới gốc cây, chú ta lại kêu "ăng ẳng"
Doanh cười
-Mày giỏi lắm Kinô!
Cô thả những chùm nhã chín vừa hái cho chúng rơi vào rổ. Mặc lời nói êm êm ngọt ngào như đường của Uyển vang lên:
-Hay thật! không ngờ Doanh biết nói cả tiếng... chó
Sững người lại Doanh tự nhủ: "BÌnh tĩnh Doanh Doanh, nhịn là tốt nhất!" Rồi cô lại uất úc: "tại sao lại nhịn? Không khéo nó cho là mình ngu, mình sợ vì mình là con mồ côi, không cha, không mẹ. Mợ hai và nó coi mình như một cái gai hay sao ấy! mà mình đã làm gì để họ ghét chứ?
Doanh vờ không nghe câu Uyển vừa nói, cô tiếp tục kiếm những chùm nhãn khác, Uyển chẳng buông tha, cô tiếp tục trêu đầy ác ý:
-Sao không trả lời. Ai dạy Doanh tiếng chó vậy?
Tức điên lên Doanh hầm hầm phản pháo:
-Chị mới vừa dạy chớ ai, những lời chị nói và những cách nghĩ trong đầu cúa chị giống y cách tru của chó sói lúc tranh mòi
Uyển tái mặt, cô ngước lên nhìn Doanh đứng trên cao, một tay chống nạnh một tay chỉ lên. Uyển lắp bắp:
Đoanh Doanh, mầy, mầy dám nói thế hả dồ mất dạy!
-Cái gì! Chị vừa... vừa sủa gì vậy?
Doanh lẹ làng từ cây tuột xuống, nhưng Uyển còn nhanh hơn, cô vung chân đá tung rổ nhãn rồi bỏ chạy vào nhà. Con kinô sủa "ăng ẳng" đuổi theo, Doanh té bịch trên cỏ, ngực đau buốc vì tức, vì lo, con yêu tinh ấy vào nhà sẽ khóc lóc, ón thót với ông bà ngoại. Doanh sẽ bị rầy và bà ngoại có thương Doanh tới đâu cũng tỏ ra nghiêm khắc, bà không muốn con dâu nói sau lưng rằng bà bênh cháu ngoại, bỏ cháu nội như lúc còn nhỏ. Doanh và uyến chơi đùa rồi tự cãi với nhau, mợ hai đã giận dỗi rấm rứt khóc đưa con trở về Đà Lạt với lời trách cứ bà yều cháu không đồng đều.
Nằm xoài trên cỏ, Doanh ngắm những tàn lá nhãn đong đưa. Cô thầm trách mình nóng nảy, chuyện không đáng lại làm to, tính ra mẹ con Ngọc Uyển mới về ở được hai ngày, chưa hết thời gian làm điệu, làm bộ, làm màu làm mè với nhau mà đã hùng hổ gầm gừ nhau như thù từ kiếp trước.
Khẽ giật mình, Doanh nhăn mặt với ý nghĩ vừa thoáng qua rồi cô trề môi đầy vẻ buống bỉnh. Không thể dối lòng được! Từ hồi còn nhỏ Doanh đã chẳng ưa con bé lúc nào cũng sạch bong như mới được lau bóng, ăn mặc như bà công chúa, chưa bao giờ dám ngồi xuống đất vì sợ lem quần áo, còn cách nói chuyện dễ ghét nhất trên đời, trổng không, chẳng xưng tôi, xưng em hay con, cháu gì ráo, cứ đỏng đảnh như kẻ trên quyền hành đang nói những lời như truyền lệnh cho người dưới. Chỉ có mẹ Uyển là cười trả lời, vuốt đuôi con mình còn ông bà ngoại, cậu Út lẫn dì Năm đều khó chịu, đến nỗi có một lần bà Phát nửa đùa, nửa thật đả bảo:
-Con bé Uyển như con búp bê, chưng nó trong tủ kính thì đẹp tuyệt và hay hơn để ở ngoài nghe nó nói, nhìn nó đùa...
Thoạt đầu nghe vậy, Lam Tuyền cười thích thu, đến dứt câu, mắt bà sa sầm xuống, đôi mắt lạnh như dao ấy liếc ngay Doanh Doanh, đôi môi mỏng có thoa tí son hồng khẽ mím lại và nhẹ nhàng buông lời:
-Vâng! Thưa mẹ con biết bé Uyển rất vụng về, vì từ bé xíu đến nay vợ chồng con vẫn chưa bao giờ thả rong nó giữa người khác như con nhà.. thiếu cha, thiếu mẹ. Bọn đó thì giữa đám đông bao giờ cũng nhôn như con rối đang làm trò khi?
Vừa nhác thấy bà Phát nhíu mày, ông Phát đã nói lảng qua chuyện khác, nhưng Doanh đâu phải là đứa trẻ khờ khạo, cô hiểu mợ hai muốn ám chỉ gì để mãi mãi đến bây giờ và có lẽ suốt đời cô vẫn đau đớn khi nhớ đến phận mình.
Lớn lên tính tình của mỗi người có khác đi, ngọt ngào hơn, đỏnh đảnh hơn, chanh chua hơn, hay ngổ ngáo hơn, nhưng vẫn không thể nào gần nhau hơn. Mỗi lần hai mẹ con Uyển vào thăm Doanh đều cố giữ mối quan hệ chừng mực cho tốt đến lúc chia tay. Bao năm rồi mối quan hệ ấy dầu sao vẫn khả quan kia mà sao năm nay chưa chi đã bùng nổ kỳ quặc thế!
Lăn một vòng trên cỏ Doanh vớ phải chùm nhản còn được mấy trái, cô ngắt một qủa cho vào miệng cắn. Mùi thơm và vị ngọt làm lòng Doanh mềm lại. Rõ là, cô đố kỵ, cô ganh tị với Uyển vì cô thua nó rất nhiều thứ, nhưng còn Uyển, nó hơn cô tất cả mọi thứ sao nó lại ghét cô ra mặt đến thế.
Bao giờ Doanh cũng la kẻ độc miệng "khẩu xà" nhưng "tâm" Doanh lúc nào cũng coi Uyểng là chị mình, người mất mẹ xa cha nào cũng rất cần tình huyết thống họ hạng, thế nhưng Ngọc Uyển xem chừng thích "an nước lã " hơn "giọt máu đào".
Doanh Doanh xót xa, dầu sao mình cũng bậy quá. Phải biết nhường nhịn để ông bà ngoại vui lòng chứ Doanh Doanh! Phải hứa với lòng nhé, còn bây giờ thì...
Đứng phắt dậy, cô thầm thì. Bắt đầu ngày mai ta sẽ lao vào việc hoc, không thi vào y khoa nhưng sẽ thi vào tổng hợp khoa Anh Văn. Ai nỡ ép khi Doanh Doanh không có "bàn tay phục dược". Ai nỡ ngăn cản khi Doanh rất mê làm hướng dẫn viên du lịch.
Doanh buồn cười, không ai nỡ ngăn cản ý muốn của cô đau, dầu sao tốt nghiệp đại học để sau đó phải xin vào làm hướng dẫn viên ở các công ty du lịch vẫn không bao giờ là hoài bão của bất cứ người nào mang dòng họ Nghiêm. Bác sĩ mới cao quý, còn hướng dẫn viên du lịch thì coi chừng! Phải cần xem lại đó! Vì khối người chẳng cần đại học mà vẫn làm rất ngon nghề này.
Những Ngăn Tim Hồng Những Ngăn Tim Hồng - Trần Thị Bảo Châu Những Ngăn Tim Hồng