Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Đêm Ở Rodanthe
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3
R
odanthe, năm 1988
Bầu trời buổi sáng mang một màu xám xịt khi Paul Flanner rờivăn phòng luật sư. Kéo khóa áo khoác lên, anh bước qua lớp sương tới chiếcToyota Camry mình thuê và chuồi vào sau tay lái, thầm nghĩ rằng cuộc đời mà anhđã sống suốt một phần tư thế kỷ qua đã chính thức kết thúc với chữ ký của anhtrên bản hợp đồng bán nhà.
Hôm đó là đầu tháng Một năm 1988, và trong một tháng vừaqua, anh vừa bán cả hai chiếc xe, cả phòng khám tư, và vừa nãy, trong cuộc gặpcuối cùng với luật sư, là ngôi nhà.
Trước đó anh không biết mình sẽ cảm thấy thế nào khi bánnhà, nhưng lúc vặn chìa khóa trong ổ, anh nhận ra mình không cảm thấy gì mấy,có chăng chỉ là một cảm giác mơ hồ. Sáng hôm đó, anh đã bước một vòng quanhnhà, vào từng căn phòng một lần cuối cùng, hy vọng sẽ nhớ lại những cảnh tượngđáng nhớ trong đời mình. Anh nghĩ mình sẽ tưởng tượng ra cây thông Giáng sinhcùng cảnh con trai mình đã phấn khích như thế nào khi thằng bé mặc bộ đồ ngủchạy xuống cầu thang và nhìn thấy những món quà ông già Nôen mang tới. Anh đãcố hồi tưởng lại mùi của căn bếp trong lễ Tạ ơn, hay những buổi chiều mưa Chủnhật khi Martha nấu món hầm, hay tiếng nói cười vang vọng trong phòng khách nơihai vợ chồng anh đã tổ chức hàng chục bữa tiệc.
Nhưng khi anh đi từ phòng này sang phòng khác, thi thoảnglại dừng chân một lát và nhắm mắt lại, không một ký ức nào hiện ra. Anh nhận rangôi nhà chẳng là gì hơn một chiếc vỏ rỗng, và một lần nữa anh tự hỏi vì saomình đã sống ở đó lâu đến chừng ấy.
Paul ra khỏi bãi đậu xe, hòa vào dòng xe cộ rồi hướng vềđường quốc lộ, tránh dòng người đi làm đông đúc đang đổ vào thành phố từ cácngoại ô. Hai mươi phút sau, anh rẽ sang đường cao tốc 70, một con đường hai lànchạy theo hướng Đông Nam, về phía bờ biển Bắc Carolina. Trên ghế sau của xe làhai chiếc túi du lịch lớn. Vé máy bay và hộ chiếu của anh để trong chiếc ví datrên ghế trước bên cạnh. Trong cốp xe là hộp dụng cụ y tế và những vật dụngkhác người ta đã yêu cầu anh mang theo.
Bên ngoài, bầu trời như một tấm toan màu xám và trắng, mùađông đã ngự trị nơi đây. Sáng hôm đó trời mưa khoảng một giờ đồng hồ, và cơngió bắc khiến người ta cảm thấy lạnh hơn. Đường cao tốc không đông cũng chẳngvắng, vậy là Paul để mức điều khiển tốc độ đường trường của xe vượt lên giớihạn tốc độ tối đa một vài dặm, mặc cho dòng suy tưởng trôi trở lại những việcmình đã làm vào buổi sáng.
Britt Blackery, viên luật sư của anh, đã cố gắng thuyết phụcanh từ bỏ ý định một lần cuối cùng. Họ là bạn bè đã nhiều năm. Sáu tháng trước,khi lần đầu tiên Paul đề cập đến những việc mình muốn làm, Britt đã nghĩ Paulđang đùa liền phá lên cười, nói rằng, "Có mà đến mùa quýt!" Chỉ khi nhìn thẳngvào khuôn mặt bạn mình ở bên kia bàn, anh ta mới nhận ra Paul đang nghiêm túc.
Paul đã chuẩn bị cho cuộc gặp đó, tất nhiên là thế. Đó làmột thói quen mà anh không thể từ bỏ, và anh đẩy qua bên đối diện ba trang giấyđánh máy cẩn thận, vạch ra những mức giá anh cho là hợp lý cùng những dự tínhcụ thể của anh trong bản hợp đồng. Britt nhìn trân trân vào những trang giấymột hồi lâu rồi mới ngẩng lên.
"Có phải là vì Martha không?" Britt hỏi.
"Không," anh trảlời. "Chỉ là những việc tôi cần làm."
Paul bật máy sưởitrong xe và hơ tay trước cửa cánh quạt, để hơi nóng sưởi ấm các ngón tay. Nhìnqua gương chiếu hậu, anh thấy những tòa nhà chọc trời của thànhphố Raleigh và tự hỏi đến khi nào anh mới lại nhìn thấy chúng.
Anh đã bán cănnhà cho một đôi vợ chồng viên chức trẻ - người chồng là nhân viên của công tydược phẩm Glaxo, còn người vợ là một nhà tâm lý học - những người đến xem cănnhà ngay trong ngày đầu tiên rao bán. Họ quay lại gặp vào ngày hôm sau và ragiá ngay trong vài giờ sau cuộc gặp đó. Họ là cặp vợ chồng đầu tiên, và duynhất, dạo vòng quanh ngôi nhà.
Paul không hềngạc nhiên. Anh đã có mặt khi họ xem nhà lần thứ hai, và cùng họ xem hết cácđặc trưng của ngôi nhà trong một giờ. Dù họ đã cố giấu cảm tưởng của mình, Paulbiết họ sẽ mua ngay từ khi mới gặp. Paul cho họ xem hệ thống an ninh và cách mởcánh cổng ngăn cách khu phố này khỏi phần còn lại của cộng đồng; anh cho họ tênvà danh thiếp của hãng bài trí phong cảnh mà anh sử dụng, cùng với công ty bảodưỡng bể bơi mà hợp đồng với anh vẫn còn hiệu lực. Anh nói rằng đá cẩm thạchtrong gian sảnh được nhập từ Ý và rằng các cửa sổ kính màu được một nghệ nhâncủa Geneva chế tác. Căn bếp vừa được cải tạo hai năm trước; chiếc tủlạnh Sub- Zero và dàn bếp Viking vẫn đang được coi là thuộc hàng tối tân, vàrằng nấu nướng thêm được hai mươi năm nữa cũng không thành vấn đề. Anh đã đưahọ đi qua hai phòng ngủ lớn và phòng tắm, rồi các phòng ngủ khác, để ý thấy ánhmắt họ lưu lại trên dải nẹp tường khắc bằng tay cùng những bức tường sơn vânnổi. Khi xuống dưới tầng trệt, anh chỉ cho họ số đồ đạc và chiếc đèn chùm đặtriêng, và để họ kiểm tra tấm thảm Ba Tư trải dưới chiếc bàn bằng gỗ anh đàotrong phòng ăn. Trong thư viện, Paul quan sát người chồng lướt ngón tay trênlớp ốp tường cẩm thạch, rồi nhìn không chớp chiếc đèn Tiffany ở góc bàn làmviệc.
"Và giá bán,"người chồng hỏi, "bao gồm tất cả những đồ đạc này sao?"
Paul gật đầu. Khirời khỏi thư viện, anh có thể nghe thấy những tiếng xuýt xoa, thầm thì đầy phấnkhích của họ ở phía sau.
Khi một giờ xemnhà đã gần kết thúc, đứng ở ngưỡng cửa và chuẩn bị rời đi, họ đã hỏi câu hỏi màPaul đã đoán được từ trước.
"Vì sao anh lạibán nhà?"
Paul nhớ rằng khiđó anh đã nhìn người chồng, biết rằng câu hỏi không chỉ vì tò mò. Có chút gì đóđáng ngờ trong việc Paul làm, và anh biết giá bán là quá thấp, ngay cả khi anhbán riêng ngôi nhà không gồm đồ đạc.
Paul có thể trảlời rằng vì anh chỉ có một mình, anh không còn cần một ngôi nhà lớn như vậynữa. Hoặc rằng ngôi nhà hợp với ai đó trẻ hơn, không ngại leo cầu thang. Hoặcrằng anh đang định mua một ngôi nhà khác và muốn kiểu trang hoàng khác. Hoặcrằng anh đang định nghỉ hưu và tất cả những thứ này đều mất quá nhiều công chămsóc.
Nhưng không vìmột lý do nào trong đó là sự thật. Vậy là thay vì trả lời, anh nhìn thẳng vàomắt người chồng.
"Vậy tại sao haingười lại muốn mua?" anh hỏi lại.
Anh hỏi bằnggiọng thân thiện, và người chồng thoáng liếc sang phía vợ. Cô ta là một phụ nữtóc nâu nhỏ nhắn, xinh đẹp trạc tuổi chồng mình, khoảng ngoài ba mươi. Ngườichồng cũng có vẻ ngoài ưa nhìn cùng dáng đứng thẳng của một người có tiền đồxán lạn và chưa từng thiếu tự tin. Trong một thoáng, họ dường như không hiểu ýanh.
"Đây là kiểu nhàchúng tôi vẫn luôn mơ ước," cuối cùng người vợ trả lời.
Paul gật đầu.Phải, anh nghĩ, tôi cũng đã từng cảm thấy như vậy. Nhưng chỉ đến sáu thángtrước.
"Vậy thì tôi mongrằng nó sẽ khiến hai người hài lòng," anh nói.
Một lát sau haivợ chồng rời đi, và Paul nhìn theo họ bước ra xe. Anh vẫy tay chào trước khiđóng cửa, nhưng khi đã vào trong nhà, anh cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Anhnhận ra hình ảnh người chồng kia gợi anh nhớ lại cảm giác mình từng có khi soigương. Và, vì một lý do nào đó mà anh không thể giải thích rõ ràng, Paulđột nhiên nhận ra lệ đang dâng lên trong mắt anh.
Con đường cao tốc chạy xuyên qua Smithfield, Goldsboro, và Kinston,những thị trấn nhỏ ngăn cách nhau bởi những cánh đồng bông và thuốc lá dài bamươi dặm. Anh đã từng lớn lên ở một nơi như thế, trong một nông trại nhỏ bên rìaWilliamston, vậy nên cảnh tượng này rất quen thuộc với anh. Anh lái xe qua cácnhà kho chứa thuốc lá cùng với những ngôi nhà nông trang xiêu vẹo, anh thấytừng đám tầm gửi trên những cành sồi cằn cỗi ngay bên lề đường cao tốc. Nhữngdãy thông dài và thưa ngăn cách trang trại này với trang trại khác.
Đến New Bern, một thịtrấn cổ kính tại nơi hợp lưu của sông Neuse và sông Trent, anh dừng lại ăn trưa. Vào quán bán đồăn của thị trấn cổ này, anh mua một chiếc bánh kẹp và một cốc cà phê, rồi dùtrời đang lạnh buốt, anh vẫn ngồi trên một ghế băng gần tòa khách sạn Sheratonnhìn ra bến thuyền. Những chiếc bè và thuyền buồm neo đậu trên bến dập dềnh khekhẽ trong gió nhẹ.
Paul thở ra thành từng đám hơi nhỏ. Sau khi ăn xong chiếcbánh kẹp, anh mở nắp cốc cà phê. Nhìn làn khói bốc lên, anh suy ngẫm lại vềnhững sự kiện đã đưa anh đến bước này.
Đó là một chặng đường dài, anh thầm nghĩ. Mẹ anh đã qua đờikhi sinh nở, và là con trai duy nhất của một người cha làm nông, cuộc sống củaanh không hề dễ dàng. Thay vì chơi bóng chày với các bạn hay đi câu cá vược vàcá tra, ngày qua ngày, anh dành đến mười hai giờ để cắt cỏ và bắt sâu cho ruộngthuốc lá dưới cái nắng mùa hè miền Nam gay gắt đã nhuộm da lưng anh thành màunâu đồng. Như những đứa trẻ khác, đôi khi anh cũng kêu ca, nhưng phần lớn thờigian, anh chấp nhận công việc ấy. Anh biết cha anh cần anh giúp, và rằng ông làmột người tốt. Kiên nhẫn và tốt bụng, nhưng cũng như cha mình, ông ít khi mởmiệng trừ khi buộc phải nói. Ngôi nhà nhỏ của họ thường mang bầu không khí tĩnhlặng thường chỉ có ở nhà thờ. Ngoài những câu hỏi chiếu lệ về trường học vàđồng áng, bữa tối của họ thường chỉ được tô điểm bằng tiếng dao dĩa trên đĩa.Sau khi rửa bát đĩa, cha anh sẽ lui ra phòng khách và nghiên cứu tin tức nôngnghiệp, trong khi Paul đắm mình trong những trang sách. Họ không có ti vi vàđài cũng ít khi bật, trừ khi để nghe dự báo thời tiết.
Gia cảnh của họ không khá giả gì, và dù luôn được ăn no vàcó một căn phòng ấm áp để ngủ, đôi khi Paul vẫn ngượng vì quần áo mình mặc hayvì không bao giờ có đủ tiền để ra cửa hàng tạp hóa mua một chiếc bánh ngọt haymột chai cola như các bạn. Đôi khi anh phải nghe chế giễu vì những điều đó,nhưng thay vì phản ứng lại, Paul lao vào học như để chứng minh rằng việc đókhông có nghĩa gì với mình. Năm này sang năm khác, anh mang về nhà những điểmsố hoàn hảo, và dù cha anh tự hào về những thành tích anh đạt được, mỗi khinhìn vào bảng điểm của Paul, từ ông luôn phảng phất một nỗi đau buồn nào đó,như thể ông đã biết điều đó có nghĩa là đến một ngày con trai ông sẽ rời xađồng ruộng và không bao giờ trở lại.
Những thói quen làm việc được mài giũa từ trên đồng ruộng đãlấn sang cả những mặt khác trong đời sống của Paul. Anh không chỉ tốt nghiệploại ưu tú mà còn trở thành một vận động viên xuất sắc. Khi anh bị loại khỏiđội bóng đá vào năm lớp mười, huấn luyện viên đã khuyên anh thử môn chạy việtdã. Khi nhận ra nỗ lực chứ không phải năng khiếu mới thường là yếu tố phân biệtkẻ thắng người thua trong những cuộc đua, anh bắt đầu dậy từ năm giờ sáng để cóthêm hai giờ luyện tập mỗi ngày. Nỗ lực của anh đã thành công, vậy là anh vàoĐại học Duke với một suất học bổng thể thao toàn phần và là chân chạy hàng đầutrong bốn năm liền, bên cạnh thành tích học tập xuất sắc trong lớp. Trong bốnnăm đó, anh đã một lần thả lơi sự thận trọng của mình và vì thế mà suýt chết,nhưng anh không bao giờ để điều đó lặp lại lần nữa. Anh học cùng lúc hai chuyênngành hóa học và sinh học, và tốt nghiệp với thứ hạng cao nhất. Cùng năm đó anhtrở thành vận động viên hạng quốc gia nhờ về thứ ba trong đại hội việt dã toànquốc.
Sau cuộc đua, anh đưa huy chương cho cha mình và nói rằnganh đã làm tất cả những việc đó cho ông.
"Không," cha anh đáp, "con chạy cho chính con. Bố chỉ mongcon chạy tới cái gì đó, chứ không phải chạy khỏi cái gì đó."
Đêm đó, Paul nằm trên giường nhìn trân trân lên trần nhà, cốnghĩ xem cha mình muốn nói gì. Trong suy nghĩ của mình, anh đang chạy tới mộtthứ gì đó, tới mọi thứ. Một cuộc sống tốt hơn. Sự ổn định về tài chính. Mộtcách để giúp đỡ cha mình. Được kính trọng. Thoát khỏi những lo lắng. Hạnh phúc.
Vào tháng Hai của năm cuối đại học, sau khi biết rằng mìnhđã được nhận vào trường y ở Vanderbilt, anh đến thăm cha để báo với ông tin vuinày. Cha anh nói ông mừng cho anh. Nhưng đêm đó, vào lúc mà đáng lẽ cha anh đãphải ngủ từ lâu, Paul nhìn ra cửa sổ và thấy ông, một bóng người đơn độc nơi bờrào, đứng dõi mắt nhìn ra đồng ruộng.
Ba tuần sau, cha anh qua đời vì một cơn đau tim trong khiđang làm đất chuẩn bị cho vụ xuân.
Mất mát ấy làm Paul suy sụp, nhưng thay vì than khóc, anhtrốn tránh nỗi nhớ thương bằng cách lao mình sâu hơn nữa vào việc học. Anh nhậphọc sớm ở Vanderbilt, tham gia lớp học hè và học ba lớp một lúc để đi nhanh hơnchương trình học bình thường, rồi vào mùa thu lại thêm các lớp học khác vào mộtlịch học đã kín đặc. Sau đó, đời anh trở thành một chuỗi mơ hồ quanh quẩn từlớp học đến phòng thực hành rồi lại tự học thâu đêm. Anh chạy năm dặm mỗi ngàyvà luôn bấm giờ, cố gắng mỗi năm nâng thành tích lên một chút. Anh tránh cáchộp đêm và quán bar, phớt lờ mọi chuyện trong đội điền kinh của trường. Anh muati vi trong một phút bốc đồng, nhưng không bao giờ tháo nó ra khỏi hộp, và mộtnăm sau thì bán đi. Dù rụt rè trước người khác phái, anh cũng được giới thiệuvới Martha, một cô gái tóc vàng dễ thương từ Georgia đang làm việc tại thư việntrường y, thế rồi khi thấy anh không bao giờ đủ can đảm mở lời trước, cô đã chủđộng làm việc đó. Và mặc dù lo lắng về nhịp sống điên cuồng anh đang cuốn theo,cô vẫn chấp nhận lời cầu hôn của anh, vậy là mười tháng sau họ dẫn nhau vàogiáo đường. Vì kỳ thi tốt nghiệp đang tới gần, họ không có thời gian đi nghỉtrăng mật, nhưng anh đã hứa họ sẽ đến một nơi dễ chịu nào đó sau khi việc họckết thúc. Nhưng họ không bao giờ có ngày đó. Mark, con trai họ, ra đời một nămsau ngày cưới, và trong hai năm đầu đời của thằng bé, Paul chưa từng thay tãhay đưa nôi cho nó lấy một lần.
Thay vào đó, anh học ở bàn ăn, cắm mặt vào bản đồ giải phẫucơ thể người học các phương trình hóa học, ghi chép, và đạt điểm tối đa hết kỳthi này đến kỳ thi khác. Sau ba năm, anh tốt nghiệp ở hạng cao nhất lớp và đưacả nhà tới Baltimore đểlàm bác sĩ phẫu thuật nội trú ở John Hopkins.
Khi đó, anh đã nhận ra phẫu thuật là nghề dành cho mình.Nhiều chuyên khoa khác đòi hỏi quan hệ và tiếp xúc xã giao, mà Paul lại khônggiỏi mấy thứ đó. Nhưng phẫu thuật thì khác, các bệnh nhân không quan tâm nhiềuđến kỹ năng giao tiếp bằng thực lực của bác sĩ, và Paul không chỉ đủ tự tin đểkhiến họ an tâm trước cuộc phẫu thuật, mà còn có cả năng lực để thực hiện bấtkỳ yêu cầu nào. Anh phát triển vù vù trong môi trường làm việc đó. Trong hainăm cuối cùng của kỳ nội trú, Paul làm việc chín mười giờ mỗi tuần và chỉ ngủbốn tiếng một ngày, nhưng lạ thay, anh không hề cảm thấy mệt mỏi.
Sau kỳ thực tập nội trú, anh hoàn thành bằng nghiên cứu vềgiải phẫu mặt và sọ rồi chuyển gia đình tới Raleigh, ở đó anh cùng mở phòng khám với mộtbác sĩ phẫu thuật khác ngay vào thời điểm dân số chuẩn bị bùng nổ. Vì là nhữngchuyên gia duy nhất về mảng đó trong vùng, phòng khám của họ phất lên nhanhchóng. Ở tuổi ba mươi tư, anh đã trả hết nợ cho trường y. Đến năm ba mươi sáutuổi, anh đã có quan hệ với tất cả các bệnh viện lớn trong vùng và chiếm mộtđịa vị quan trọng tại trường đại học của Trung tâm Y tế Bắc Carolina. Tại đây,anh tham gia một nghiên cứu liên kết với các bác sĩ từ Phòng khám Mayo về u xơthần kinh. Một năm sau, anh có một bài báo về hở hàm ếch đăng trên Tạpchí Y tế New England. Tiếp đến, bốntháng sau đó là một bài báo khác về u mạch máu, góp phần đánh giá lại quy trìnhphẫu thuật cho trẻ sơ sinh trong ngành đó. Danh tiếng của anh lan xa và sau khiphẫu thuật thành công cho con gái của Nghị sỹ Norton, mặt cô gái bị biến dạngsau một tai nạn ô tô, anh đã lên trang nhất của Tạp chí Phố Wall.
Ngoài công việc chỉnh hình, anh là một trong những bác sĩđầu tiên ở Bắc Carolina mở rộng phòng khám của mình ra bao gồm cả phẫu thuậtthẩm mỹ, vừa đúng lúc làn sóng mới này nổi lên. Công việc của anh như diều gặpgió, thu nhập tăng lên nhiều lần, vậy là anh bắt đầu mua sắm được nhiều thứhơn. Anh mua một chiếc BMW, một chiếc Mercedes, một chiếc Porche rồi lại thêmmột chiếc Mercedes nữa. Anh và Martha xây ngôi nhà họ hằng mơ ước. Anh mua cổphiếu và có cổ phần trong hàng chục quỹ đầu tư khác nhau. Khi nhận ra mìnhkhông thể theo kịp sự phức tạp của thị trường, anh thuê một viên quản lý tàichính. Sau đó, cứ bốn năm một lần là số tiền của anh lại tăng lên gấp đôi. Rồikhi số tiền mà anh đã có nhiều hơn số anh cần trong suốt phần đời còn lại, nóbắt đầu tăng gấp ba.
Đến tận khi đó anh vẫn lao vào làm việc. Anh lên lịch phẫuthuật không chỉ trong tuần mà còn vào cả ngày thứ Bảy. Anh ở văn phòng cả cácchiều Chủ nhật. Khi anh bước vào tuổi bốn mươi lăm, nhịp độ làm việc của anhcuối cùng cũng vắt kiệt sức người đồng sự và anh ta bỏ anh để đến với một nhómbác sĩ khác.
Trong những năm đầu sau khi Mark ra đời, Martha còn hay nóivề chuyện sinh đứa thứ hai. Nhưng dần dần, cô thôi không nhắc đến chuyện đónữa. Dù cô thường ép anh đi nghỉ, anh rất miễn cưỡng làm theo, và cuối cùng, côđành tự mình đưa Mark về thăm bố mẹ và để Paul ở nhà. Ngoài một vài lần tới dựđược những sự kiện lớn trong đời con trai, những loại sự kiện chỉ diễn ra mỗinăm đôi lần, Paul bỏ lỡ gần như mọi thứ khác.
Anh tự thuyết phục mình rằng anh đang làm việc vì gia đình. Hoặcvì Martha, người đã đồng cam cộng khổ với anh trong những năm đầu. Hoặc vìtưởng nhớ cha mình. Hoặc vì tương lai của Mark. Nhưng trong thâm tâm, anh biếtanh đang làm việc vì chính bản thân mình.
Nếu anh có thể kể tên những điều anh hối tiếc nhất trongnhững năm ấy, thì đó sẽ là về con trai anh; nhưng dù thiếu vắng sự chăm sóc củaPaul, Mark đã khiến anh ngạc nhiên khi quyết định trở thành bác sĩ. Sau khiMark được nhận vào trường y, Paul đã rào trước đường đi cho thằng bé trong nộibộ bệnh viện, hài lòng với ý nghĩ rằng con trai sẽ theo nghiệp mình. Anh nhữngtưởng từ giờ hai cha con sẽ có thêm thời gian bên nhau, và anh nhớ rằng mình đãđưa Mark đi ăn trưa với hy vọng thuyết phục thằng bé trở thành một bác sĩ phẫuthuật. Nhưng Mark chỉ thản nhiên lắc đầu.
"Đó là cuộc sống của bố," Mark nói với anh, "và con không cóhứng thú với cuộc sống đó chút nào. Thành thật mà nói, con thấy thương hại chobố."
Những lời nói thật cay nghiệt. Vậy là họ cãi nhau, Mark nóinhững lời kết tội cay đắng, Paul nổi trận lôi đình, và cuối cùng Mark lao rakhỏi nhà hàng. Suốt vài tuần sau đó, Paul không chịu nói chuyện với con, cònMark cũng không thèm làm lành. Tuần trở thành tháng, rồi tháng trở thành năm.Dù Mark vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với mẹ, thằng bé tránh về nhà khi biếtmặt bố.
Paul đối mặt với mối quan hệ lạnh nhạt của con trai theocách duy nhất mà anh biết. Khối lượng công việc của anh vẫn như trước, anh vẫnchạy năm dặm mỗi ngày như thường lệ; hằng sáng, anh vẫn nghiên cứu các trangtin tài chính trên báo. Nhưng anh có thể thấy nỗi buồn trong mắt Martha, và cónhững lúc, thường là ban đêm, anh đã tự hỏi phải làm thế nào để hàn gắn rạn nứtvới con trai. Một phần trong anh muốn nhấc điện thoại gọi, nhưng anh không baogiờ đủ dũng khí để làm việc đó. Qua Martha, anh biết Mark vẫn sống tốt mà khôngcần có anh. Thay vì làm bác sĩ phẫu thuật, Mark trở thành một bác sĩ gia đình,và sau vài tháng trau dồi tay nghề, nó đã ra nước ngoài để tình nguyện tham giavào một tổ chức cứu trợ quốc tế. Dù đó là một hành động cao cả, Paul không thểkhông nghĩ rằng nó cố tình làm vậy để được đi càng xa cha mình càng tốt.
Hai tuần sau khi Mark đi, Martha đệ đơn ly dị.
Nếu những lời nói của Mark từng làm anh giận dữ, thì lời củaMartha khiến anh càng sửng sốt. Anh định cố gắng thuyết phục cô bỏ ý định,nhưng Martha chỉ nhẹ nhàng ngắt lời anh.
"Có thật anh sẽ nhớ tôi không?" cô nói. "Chúng ta gần nhưđâu có khác gì người xa lạ."
"Anh có thể thay đổi mà," anh nói.
Martha mỉm cười. "Tôi biết anh có thể. Và anh nên thay đổiđi. Nhưng anh nên làm thế vì anh muốn thế, chứ không phải vì anh nghĩ tôi muốnthế."
Vài tuần sau đó, Paul sống trong nỗi bàng hoàng. Rồi mộttháng sau, sau khi anh hoàn thành một ca phẫu thuật thông thường, JillTorrelson, sáu mươi hai tuổi từ Rodanthe, Bắc Carolina, đã qua đời trong phònghồi sức.
Anh biết, chính sự cố khủng khiếp đó, nối gót nhiều sự cốkhác, đã dẫn anh tới bước đường hôm nay.
Saukhi uống hết cốc cà phê, Paul ra xe quay về đường cao tốc. Trong bốn mươi lămphút, anh tới thành phố Morehead. Anh băng qua cầu tới Beaufort, rẽ trái rẽphải theo chỉ dẫn, rồi tiến về phía Đông tới Cedar Point.
Vùng đồng bằng ven biển mang một vẻ đẹp thật thanh bình, anhgiảm tốc độ để thu hết vẻ đẹp ấy vào tầm mắt. Anh biết, cuộc sống nơi đây hoàntoàn khác. Trong khi lái xe, anh lấy làm lạ khi thấy những người lái xe ngượcchiều vẫy tay chào anh, thấy nhóm người già ngồi trên một băng ghế ngoài trạmxăng, những người dường như không có việc gì hay hơn để làm ngoài việc ngồingắm xe cộ qua lại.
Vào giữa buổi chiều, anh bắt phà đến Ocracoke, một ngôi làngở cực Nam củaOuter Banks. Ngoài xe anh, chỉ có thêm bốn chiếc xe con trên phà, và trongchuyến đi phà kéo dài hai giờ, anh hỏi thăm một vài hành khách khác. Anh nghỉđêm tại một nhà nghỉ ở Ocracoke, tỉnh dậy khi khối cầu ánh sáng trắng lóa nổilên khỏi mặt nước, ăn sáng sớm, rồi dành vài giờ đồng hồ tiếp theo đi dạo quanhngôi làng cũ kỹ, xem người ta chuẩn bị nhà cửa để đón cơn bão đang dần hìnhthành ngoài khơi.
Khi đã sẵn sàng, anh quẳng túi du lịch vào xe và bắt đầuhành trình lên phía Bắc, đến nơi mình định đến.
Outer Banks, trong suy nghĩ của anh, vừa kỳ lạ vừa bí ẩn.Với những vạt cói túi điểm trên những đụn cát tròn cùng hàng sồi bị những cơngió biển bất tận thổi oằn sang bên, nơi này mang một dáng vẻ không có ở bất kỳnơi nào khác. Các hòn đảo nơi đây từng nối với đất liền, nhưng sau kỷ băng hà,nước biển đã dâng ngập cả vùng cho đến sát miền Tây, tạo thành vũng Pamlico Sound. Cho đến những năm 50, vẫn chưa có mộtđường cao tốc nào trên quần đảo này, và người ta phải lái xe dọc theo bãi biểnđể về nhà mình ở bên kia đồi cát. Ngay cả bây giờ việc đó vẫn là một phần củavăn hóa nơi đây, và trong khi lái xe, anh có thể thấy những vệt bánh xe chạysát mép nước.
Bầu trời đã có những khoảng quang đãng, và dù mây vẫn giậndữ đua nhau bay về phía chân trời, nhưng đôi lúc mặt trời vẫn ghé mắt qua,nhuộm cả thế gian trong một màu trắng sáng hung tợn. Anh có thể nghe thấy âmthanh dữ dội của đại dương át đi tiếng động cơ xe.
Vào thời điểm này trong năm, Outer Banks nói chung là vắngvẻ, và anh có cả dải xa lộ trước mắt cho riêng mình. Trong khoảnh khắc cô độcđó, dòng suy tưởng của anh trở lại với Martha.
Thủ tục ly dị mới chỉ hoàn tất một vài tháng trước, nhưng nóđã diễn ra êm thấm. Anh biết cô đang gặp gỡ ai đó, và ngờ rằng họ đã hẹn hòtrước khi cả hai người chia tay, nhưng chuyện đó không quan trọng. Những ngàygần đây, dường như chẳng có gì là quan trọng nữa.
Khi cô đi, Paul nhớ rằng mình đã giảm bớt lịch làm việc,nghĩ rằng anh cần thời gian để thu xếp mọi thứ. Nhưng nhiều tháng sau, thay vìtrở lại với thời gian biểu thông thường, anh còn cắt giảm công việc hơn nữa.Anh vẫn chạy đều đặn nhưng nhận ra mình không còn hứng thú đọc các trang tintài chính vào buổi sáng. Đã bao lâu nay, anh chỉ cần ngủ có sáu tiếng mỗi đêm,nhưng lạ thay, càng giảm bớt nhịp độ công việc so với trước kia, anh càng cảmthấy cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
Còn cả những thay đổi về thể chất khác nữa. Lần đầu tiêntrong nhiều năm, Paul cảm thấy cơ bắp nơi vai mình được thả lỏng. Những nếpnhăn trên mặt đã hằn sâu sau nhiều năm, dù vẫn rõ nét, nhưng sự khắc nghiệt anhtừng nhìn thấy trong gương giờ đã bị thay bằng vẻ mệt mỏi đầy buồn bã. Và dù cóthể chỉ là do anh tưởng tượng ra, nhưng dường như mái tóc xám của anh đã thôithưa dần đi.
Đã có lúc anh nghĩ mình có tất cả. Anh chạy không ngừngnghỉ, với tới đỉnh cao của thành công; vậy mà lúc này, anh nhận ra mình chưabao giờ nghe theo lời khuyên của cha. Suốt cả cuộc đời, anh đã chạy trốn khỏimột điều gì đó chứ không phải hướng tới thứ gì, và trong thâm tâm, anh biết tấtcả những nỗ lực đó đều là vô vọng.
Anh đã năm mươi tư tuổi và chỉ có một mình trên thế gian, vàkhi bắt đầu bước trên con đường trống rỗng trải dài trước mắt, anh không thểngăn được mình tự hỏi vì điều gì mà anh phải ra sức chạy đến vậy.
Biếtđã gần đến nơi, Paul dừng lại nghỉ trước khi đi nốt chặng đường cuối. Anh sẽtrọ ở một nhà nghỉ nhỏ ngay cạnh đường cao tốc, và khi đến vùng ngoại viRodanthe, anh ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Ở nơi có thể coi là trung tâm thịtrấn, có một vài cửa hàng dường như cung cấp hầu hết mọi thứ. Cửa hiệu bách hóabán cả đồ kim khí lẫn đồ câu cá cùng rau; trạm xăng bán cả lốp xe lẫn các linhkiện ô tô khác và kiêm luôn dịch vụ sửa xe.
Anh thấy không cần thiết phải hỏi đường, và chỉ một phútsau, anh đã lái xe khỏi đường cao tốc để rẽ vào một lối đi rải sỏi, thầm nghĩNhà Nghỉ ở Rodanthe này trông xinh xắn hơn mình tưởng tượng. Nó là một ngôi nhàmàu trắng cũ kỹ theo kiểu Victoria vớinhững cánh cửa chớp đen và một mái hiên như đang nồng nhiệt đón chào. Trên hàngrào là những chậu hoa bướm đang nở rộ, cùng một lá quốc kỳ Mỹ phấp phới tronggió.
Anh với lấy đồ đạc và quàng túi lên vai, bước lên bậc cấp đểvào nhà. Sàn nhà lát gỗ thông đã bị những bước chân đầy sỏi cát bao năm quatrầy xước, và không hề có vẻ trang trọng như ở ngôi nhà cũ của anh. Bên taytrái anh là một phòng khách ấm cúng được chiếu sáng nhờ hai cửa sổ lớn ở haibên lò sưởi. Anh có thể ngửi thấy mùi cà phê mới pha và thấy một đĩa bánh quynhỏ được đặt sẵn để chờ anh đến. Đoán rằng sẽ tìm thấy chủ nhà ở bên phải, vậylà anh đi về phía đó.
Dù thấy một chiếc bàn nhỏ mà anh đoán là nơi đăng ký nhậnphòng, nhưng anh không thấy ai ngồi sau bàn. Anh thấy dãy chìa khóa phòng treotrong góc, móc chìa khóa là những bức tượng nhỏ hình hải đăng. Khi đến bênchiếc bàn, anh rung chuông gọi.
Anh đợi một lát, rồi lại rung chuông, và lần này nghe thấymột âm thanh như tiếng khóc nghẹn ngào vọng đến từ đâu đó ở phía sau ngôi nhà.Bỏ đồ đạc lại, anh bước vòng qua chiếc bàn rồi đẩy hai cánh cửa dẫn vào bếp.Trên quầy bếp là ba túi thực phẩm chưa mở.
Cửa hậu để ngỏ mời gọi anh bước về hướng đó, hàng hiên khẽkêu lên cọt kẹt khi anh bước ra ngoài. Bên trái, anh thấy hai chiếc ghế bậpbênh và một chiếc bàn nhỏ ở giữa; bên tay phải, anh thấy nguồn phát ra âmthanh.
Nàng đang đứng ở góc mái hiên, nhìn ra biển. Cũng như anh,nàng mặc quần jean bạc màu, nhưng trùm bên ngoài là một chiếc áo len cổ lọ dày.Mái tóc nâu nhạt của nàng búi gọn ra phía sau, một vài sợi tuột ra bay lất phấttrong gió. Anh nhìn nàng giật mình quay lại vì tiếng giày của anh nện trênhiên. Sau lưng nàng, bầy nhạn biển cưỡi gió bay lên, và một tách cà phê nằmchênh vênh trên lan can.
Paul liếc nhìn đi nơi khác, rồi thấy ánh mắt mình lại bị kéovề phía nàng. Dù nàng đang khóc, anh có thể thấy là nàng đẹp, và có gì đó trongcái dáng xoay người buồn bã của nàng khiến anh nghĩ rằng nàng không nhận ra nhưvậy. Và sau này mỗi khi nghĩ lại giây phút ấy, anh tin rằng điều đó chỉ càngkhiến nàng quyến rũ hơn.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Đêm Ở Rodanthe
Nicholas Sparks
Những Đêm Ở Rodanthe - Nicholas Sparks
https://isach.info/story.php?story=nhung_dem_o_rodanthe__nicholas_sparks