Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lột Trần Việt Ngữ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3: Những Đảo Âm Nội Bộ Trong Chủng Mã Lai
C
hương này vẫn cứ nghiên cứu về ngôn ngữ, nhưng nó sẽ đưa ta về dân tộc học, và chúng tôi phải điên đầu với những nhận xét sau đây, không còn biết kết luận ra sao cho ổn, nên chỉ giải thích theo chủ quan và đợi người khác rút tỉa ra từ đó những kết luận về chủng tộc học cần thiết.
I – Những âm AU của Nhật Bổn đều biến thành âm UA của Việt Nam, và ngược lại:
Nhựt Việt
IRAU RỬA
MAU MÚA
KAU MUA
NAO NỮA
NIAO VỪA (VẶN)
Không phải luôn luôn biến như vậy thí dụ CÂY SÀO thì cứ là SAO, nhưng thường biến như vậy và hễ có biến là theo cái luật trên. Luật đó, đúng cho tất cả các nhóm Mã Lai khác đối với Việt Nam, chớ không phải chỉ đúng cho Nhựt Bổn. Thí dụ:
BÁU LÚA
RAU RỪA (DỪA)
Sơ Đăng Việt
CHÔU CHUA
Mạ và các phụ chi Việt
LAU DỪA
RAU RỬA
KA LAUUA CÁ LẤU (CHẠCH LẤU)
Nhưng kỳ lạ thay, đối với Nam Dương thì ta không có biến, mặc dầu người Thượng là Lạc bộ Trãi, tức thẳng dòng với ta hơn, còn Nam Dương là Lạc bộ Mã, tức không thẳng dòng.
Nam Dương Việt
KURA RÙA
SUA (ĐỒNG) THOÀ
PUA THOẢ
SUAI THÓI
Nhìn vào các bảng đối chiếu trên, ta thấy Nhựt giống hệt Thượng Việt.
Thượng Việt: KI (CÂY)
Nhật Bổn: KI (CÂY)
Mạ: RAU (RỬA)
Nhựt Bổn: ARAU (RỬA)
Khả Lá Vàng: KITA (HƯỚNG BẮC)
Nhựt Bổn: KITA (HƯỚNG BẮC)
Thoạt nhìn, có người sẽ cho rằng không có gì là lạ, trừ Rađê và Giarai, còn thì toàn thể Thượng Việt đều là Lạc bộ Trãi hết vì toàn thể nói CHƠN, Rađê, Giarai và Chàm nói CẲNG. Còn ở Nhựt thì là MÃ Lai hỗn hợp Trãi + Mã y hệt như ở lưu vực Hồng Hà. Thế thì Nhựt có giống Thượng Việt là chuyện dĩ nhiên.
Nhưng không dĩ nhiên chút nào hết vì ta là Lạc bộ Trãi đa số thế mà lại khác Thượng Việt và giống Lạc bộ Mã là Nam Dương.
Về danh từ thì ta giống Thượng Việt hơn, nhưng về âm AU thì như thế đó. Đây là một cuộc đi sâu vào môn đối chiếu ngôn ngữ, chớ nếu chỉ dừng chân tại các cuộc đối chiếu phớt qua, không thể thấy được chi tiết này.
Chúng tôi thử giải thích, nhưng không lấy gì làm chắc thật chắc đến một trăm phần trăm. Trước khi di cư đi Nam Dương một nhóm Lạc bộ Mã rất lớn đã sống chung với ta tại lưu vực Hồng Hà, mà không có lên Cao Nguyên. Họ còn để lại hậu duệ là người Mường.
Ta chịu ảnh hưởng của họ về sự đảo âm AU thành UA, còn người Thượng vốn Lạc bộ Trãi như ta thì lại thoát.
Thí dụ Cây Dừa thì trước khi bọn Lạc bộ Trãi đến ta vẫn gọi là DAU y như Thượng Việt, Lúa, ta gọi là LÁU, RỬA ta gọi là RẢU v.v.
Không thể nói là họ chịu ảnh hưởng của ta vì chỉ có một nhóm là có ở lưu vực sông Hồng Hà, mà toàn thể Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân đều nói giống nhau về điểm đó. Nếu họ chịu ảnh hưởng của ta thì cái khối kể trên không thể giống nhau như thế được, bởi đa số không chịu ảnh hưởng, còn kẻ chịu ảnh hưởng thì lại quá ít.
Nhưng giải thích như vậy xong rồi, tạm ổn rồi thì vấp phải điều này là Nhựt không biến luôn luôn như vậy mà chỉ biến có nửa chừng thôi. Thí dụ:
Nhựt Việt
Sitxuua (Setsewa) Tích xưa
Nói một cách khác, ta chịu ảnh hưởng của Lạc bộ Mã nhưng chỉ chịu có nửa chừng, còn một phần thì cứ giống Lạc bộ Trãi vì Xưa là danh từ của Lạc bộ Trãi chắc một trăm phần trăm, mà Lạc bộ Mã không có.
(Cả hai Việt và Nhựt đều mượn TÍCH của Tàu. Ở Nhựt bọn Lạc bộ Trãi đã thua trận và bị Lạc bộ Mã lãnh đạo từ hai ngàn năm nay, khác hẳn ở Việt Nam là vua Hùng cứ vững ngôi.)
Nhựt có hai danh từ để chỉ hai văn thể thì đều là danh từ của Lạc bộ Trãi:
Tích xưa = Sitxuua (Setsewa)
Món xưa = Xuuamônô (Sewa mono)
Văn thể thứ nhứt chỉ chuyện cổ tích, còn văn thể thứ hai là một loại kịch chuyên diễn tuồng phong tục.
Quả xưa kia bọn Lạc bộ Trãi đã dùng XUUA để chỉ phong tục nữa, chớ không phải chỉ chỏ chuyện cổ không mà thôi, có lẽ đó là nghĩa rộng của CỔ. Người Sơ Đăng còn giữ được danh từ XUUA có nghĩa là Phong Tục dưới hình thức XRUA.
Hai danh từ đó, cho thấy vai trò văn hoá của Lạc bộ Trãi ở Nhựt rất lớn lao, thành thử âm UA không lấn âm AU được trong toàn thể Nhựt ngữ.
Có hơi kỳ khôi là ở Việt Nam Lạc Mã đã chịu thần phục vua Hùng Vương thuộc Lạc Trãi, nhưng Lạc Trãi lại bị truyền nhiễm âm đọc.
Chúng tôi giải thích như vậy, nhưng không dám tin cho lắm là đã giải thích đúng. Có cái gì trục trặc trong vấn đề dân tộc vì vấn đề đảo âm UA này, rất khó mà truy ra manh mối, nó không được xuôi chèo mát mái là Trãi Việt Nam lại giống Mã mà khác Trãi Thượng.
Có thế nào mà các đời vua Hùng Vương, sau là bọn Mã chăng, vì Trãi đã bị tràn ngập khi Mã đến quá đông, y hệt như ở Nhựt Bổn? Truyền thuyết Mường không nói gì hết về một cuộc đảo chánh, cướp ngôi nào cả, nhưng sự đảo lộn của âm UA lại bắt ta nghĩ rằng Trãi Việt Nam đã bị tràn ngập.
Đây là Chương ngắn nhứt của quyển sách, nhưng nó sẽ mở ra một đám đất mênh mông cho những người khác nhiều khả năng hơn khai thác, tìm tòi để biết có sự dời đổi vai trò lãnh đạo dưới các đời Hùng Vương hay không?
Tưởng cũng nên nói rõ một lần nữa về cách phân biệt hai thứ Lạc ở địa bàn Mã Lai. Danh từ riêng của hai thứ Lạc đó, rất dễ biết, nhưng con người của họ thì không, vì Mã Lai thì giống nhau hết thảy, và vì có nhóm Lạc bộ Trãi chịu ảnh hưởng nặng nề của Lạc bộ Mã, khiến ta lẫn lộn hai thứ với nhau.
Trên miền Thượng có nhiều chi nhóm như Churu, Roglai, Lào, vừa dùng danh từ của Chàm (Lạc bộ Mã), vừa dùng danh từ của Lạc bộ Trãi, tức giống Việt Nam hơn.
Đó là các nhóm ở gần Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, họ có chịu ảnh hưởng của Chàm.
Rất khó lòng mà biết họ thuộc Lạc Mã hay Lạc Trãi vì nếu nhìn kỹ vào ngôn ngữ của họ, ta thường thấy số danh từ của hai nhóm Mã và Trãi đồng số lượng với nhau.
Chúng tôi có thử dựa vào danh từ dùng làm căn bản, nhưng không chắc gì hết.
Người Churu gọi lúa là Pơđai, tức đó là tiếng Chàm đọc sai chút ít. Nhưng đồng thời họ cũng gọi lúa là KUÊ, hình thức đầu của danh từ LÚA của nhóm Trãi.
Họ dùng RƠGƠI là hình thức đầu tiên của GIỎI của bộ Trãi, nhưng CON thì gọi là ANA, tức tiếng Chàm đọc sai.
Họ là Trãi nhưng được Chàm khai hoá.
Theo chúng tôi thì chế độ hôn nhân là bằng chứng vững chắc hơn cả. Hiện trên thế giới, không có nhóm Lạc bộ Trãi nào còn theo mẫu hệ hết thì tình trạng dân Cao Nguyên chắc cũng thế.
Vậy đối với những nhóm chắc một phần trăm là Trãi, như Sơ Đăng, Ba Na, Mạ, thì không có vấn đề. Các nhóm chắc một trăm phần trăm là Mã như Rađê và Giarai, cũng không có vấn đề.
Đối với các nhóm khác, ta cứ dựa vào chế độ hôn nhân của họ là ăn chắc, chớ không dựa vào ngôn ngữ một cách đơn phương được. Tuy Mã và Trãi có đến 40% danh từ chung, nhưng vẫn khác nhau, mà sự khác nhau ấy cần được biết và yếu tố giúp ta biết chắc là yếu tố độc nhứt: hôn nhân.
Nhưng cũng không nên biết điều này là nhân loại phải mất ít lắm là một ngàn năm mới bước sang từ mẫu hệ đến phụ hệ được, chớ không phải đầu hôm sớm mai mà xong việc. Nhưng ở Việt Nam thì ba nhóm Mã lớn là Chàm, Giarai và Rađê không có dấu hiệu muốn bước sang phụ hệ.
Vậy chỉ có dấu hiệu đó là đủ chứng tích họ là Trãi rồi, chớ không cần đợi thấy họ theo phụ hệ hẳn. Thí dụ tục đi ở nhà vợ một thời gian rồi mới về nhà mình là tang tích mẫu hệ mà cũng là dấu hiệu đang bước sang phụ hệ của vài nhóm Trãi chậm tiến.
Các ông Tây thường cứ bằng vào số lượng danh từ để cho nhóm này thuộc vào nhóm nọ thì không đúng.
Chúng tôi tìm khắp Đ. N. Á. lục địa và Đ.N.Á hải dương mà chỉ gặp có hai nơi độc nhứt có động từ HÔN là động từ riêng của Lạc bộ Trãi. Động từ này chỉ có mặt ở Nhựt Bổn, dưới hình thức HOOZURI và ở đảo Marquises, dưới hình thức HÔNGHI: nhưng Nhựt Bổn có, không đáng ngạc nhiên vì ở Nhựt, Trãi và Mã đồng số dân với nhau. Sự kiện Đa Đảo có, mới là lạ. Đa Đảo còn theo mẫu hệ toàn loạt, không có đảo nào bước sang phụ hệ hết. Thế thì họ là Mã. Nhưng lại có HÔN ở quần đảo Marquises.
Điều này chứng tỏ rằng tiền sử học làm việc thiếu sót. Lạc bộ Trãi có đi xa khỏi Nam Dương, chớ không phải là chỉ có ghé tại đảo Célèbes không mà thôi. Trái lại đảo Célèbes là địa bàn của Lạc bộ Trãi, thế mà dân ở đó không có động từ HÔN, vì rồi về sau họ bị Nam Dương lấn át và chịu ảnh hưởng rất nặng của Lạc bộ Mã.
Thế nên trong việc học ngôn ngữ, chúng tôi phải học quá xa, học tận đảo Pâques ở cực Nam Mỹ vì ở đó có vài danh từ Việt Nam. Vài dân Tộc Sơ Đăng, có mặt tại Đa Đảo.
(động từ của Nam Dương là CHIUM, có thể nối kết với HÔN, nhưng chúng tôi chỉ tìm được có một cái khoen độc nhứt ở miền Nam nước việt là HUN, phát âm với chữ U, trong khi phải có hai ba chục cái khoen, thành thử chúng tôi không thể CHIUM được).
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lột Trần Việt Ngữ
Bình Nguyên Lộc
Lột Trần Việt Ngữ - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=lot_tran_viet_ngu__binh_nguyen_loc