Chương 3 -
Ý, ông ơi, khách lại đến nữa kìa. Trời ơi, gói quà trên tay, to thật là to vậy!
Thấy bên ngoài nhà hàng thấp tháong bóng ông giám đốc ngân hàng tay bưng chiếc khánh vàng chúc thọ, con sen hý hửng mừng khều vai ông nói nhỏ. Như thể ông không thấy, như hôm nay là đại thọ mừng nó tròn tám mươi mốt vậy.
Mỉm cười, gật đầu nhận món quà cùng lời chúc thọ, ông đưa tay phát bao lỳ xì đỏ mà mắt không quên hướng ra cửa ngóng trông. Sao giờ này thằng cháu của ông chưa đến?
Anh ta sẽ chẳng đến đâu! Biết ông ngóng đợi điều gì, cons en phụng phịu mặt buồn. Muốn nói nhỏ với ông một câu đừng đợi làm gì, uổng công thôi. (Lúc nãy, lén ông, nó và anh Thành tài xế đã gọi điện khắp nơi nhắn cậu chủ về chúc thọ Ông rồi). Nhưng sợ là ông xúc động, không nên, nó đành đứng yên không dám hé môi, tội nghiệp nhìn ông nhấp nhỏm trông ngồi đứng không yên.
- Ông à, bắt đầu đi, thực khách đến đủ rồi.
Nhẹ kéo tay ông, con sen kéo ông về thực tại:
- Chờ một chút nữa đi.
Mắt vẫn hướng ra cửa, vẻ mặt ông thẫn thờ, bất động.
- Cậu chủ bận việc gì rồi, chắc không dự được đâu, ông đừng đợi.
Cuối cùng con sen chịu hết nổi, con sen nói đại một câu rồi cắn nhẹ môi mình im thít.
Qúa vụng về, nó đã nói dối một câu trắng trợn. Làm sao mà ông không biết công việc bận của cậu chủ chứ? Nó và ông cả hai đều thừa hiểu được điều đó mà. Cái công việc ấy, không phải đànđúm, cũng say nghiêng ngửa với men bia, cùng với lũ bạn trời ơi.
Ông sao thương cậu chủ quá! Con sen không hiểu và tất cả mọi người quen biết ông đều không hiểu. Dù cậu là đứa cháu nội đích tôn duy nhất, ông cũng đâu thể quá nuông chiều, cung cấp tiền bạc như nước, mặc tình câu ăn chơi phung phí. Hai mươi sáu tuổi rồi, mà chẳng học hành, nghề ngỗng gì, tối ngày cứ đua xe, lạng lách, phởn phơ dạo phố. Bỏ mặc ông với công việc của công ty chất cao như núi.
Không chỉ vậy thôi, cậu chủ còn vô tâm mâqt dạy,ngỗ ngược cùng ông lắm. Mỗi lúc rình ngoài cửa nghe cậu sang sảng giọng gọi ông xưng tôi một cách dửng dưng lảnh đạm, con sen nghe giận làm sao. Một tiếng n ội cũng không kêu, ông thương làm gì chứ?
Ông buồn khổ và rất cô độc. Con sen biết và thương ông lắm. Nhưng thương để mà thương, nó biết chia sẽ cách nào. Chỉ có thể lo lắng, săn sóc cho ông một cách tận tình thôi.
- Ông à, khuya quá rồi... Vừa cúi xuống định nhắc ông thêm lần nữa. Con sen chợt đưa tay ôm ngực há hốc mồm. Ôi, ông biến đâu rồi? Chỉ còn nó nãy giờ đứng cảnh chiếc ghế không, lảm nhảm như điên.
Chạy tìm ông khắp cả nhà hàng không thấy, con sen quýnh lên chạy đi tìm anh Thành tài xế báo tin.
Tái mặt trách nó một câu không khéo. Thành ra nói nhỏ với viên trợ lý của ông, bảo anh cho buổi tiệc bắt đầu, rồi âm thầm đánh xe đưa con sen tìm ông chủ.
Nhưng... hoài công thôi, ông như vụt biến mất khỏi cuộc đời. Để sau hơn một giờ rong ruổi, anh và nó đành đánh xe không trỏ lại nhà hàng, xin lỗi mọi ngườk. Viện cớ bảo ông phải bận ký một hợp đồng quan trọng lắm.
- Cái ông này, thiệt là...
Chép môi, trách nhẹ một câu, đám thực khách như lập tức quen ông cùng nỗi bực mình. Hớn hở cụng ly, khui champage cười đùa vui vẻ. Kinh tế thị trường mà! Ông mải lo cho công ty cũng phải thôi.
Hơn ba trăm thực khách kể cả con sen, người hiểu ông như vậy, cũng không sao ngờ được. Giữa lúc mọi người vui vẻ ăn uống say xưa đó, ông một mình lang thang trên phố. Tay cầm teho chai rượu, khập khiễng vừa đi vừa uống như một hành khất cô đơn. Độc hành tìm một cái gì mơ hồ, thênh thang lắm.
- Vậy là... nó không đến, không thèm đến.
Ông lảm nhảm một mình: Hừ... nó bỏ mặt tạ Bà ơi... tôi buồn quá, bà về đây dắt tôi theo. Tôi nhớ bà, nhớ Chí Dĩnh lắm. Tôi không muốn sống nữa đâu. Nhưng tôi thương nó lắm, tôi kh6ng đành bỏ mặc nó một mình trên cõi đời này. Tôi chết rồi lấy ai lo cho nó đây?... Tội nghiệp lắm, nó mồ côi cả cha lẫn mẹ. Lỗi tại tôi, tại tôi tất cả mà. Làm sao tôi trách được ai.
Chai rượu vơi dần theo dòng tâm s ự đứt quãng chẳng đầu đuôi. Ngồi xệp xuống vệ đường, ông khóc như mưa, như hối hận cho một hành động sai lầm trong quá khứ.
Uống, khóc, kể rồi uống cho đến lúc say khướt mệt đừ người. Không còn biết gì nữa, ông ngã vật ra lề đường ngủ như người đã chết. Nước mắt đọng đầy trên mặt, cầm chặt chai rượu trên tay, ông không muốn tỉnh lại nữa.
Nhưng không được, một cái gì ngọt lịm cứ chảy ra từ cổ xuống người ông như dòn gnước hồi sinh, bừng tỉnh dần từng mạch máu. Mở mắt ra, ông mơ hồ cảm nhận. Dường như đã có ai đó thật nhẹ nhàng đỡ ông lên, bằng một giọng dịu dàng, đánh thức ông khỏi cơn mơ muôn kiếp:
- Ông ơi, tỉnh lại đi ông. Trời sáng rồi!
Sáng rồi ư? Mặt trời chiếu vào mắt ông chói quá. Làm ông vừa mở mắt ra đã phải nhắm mắt lại ngay, trên tai vang một tiếng reo mừng:
- Ồ! Cuối cùng ông cũng tỉnh lại rồi, Chị Tú Văn ơi.
Tú Văn quay đầu lại, ông nhận ra cô gái đã cứu mình. Không ai xa lạ, ông và cô đã hơn một lần quen biết. Cô là người đã tặng cho ông nụ hồng may mắn mà không biết ông chính là chủ nhân của khu vườn "Tiểu Lý Đình".
Nghĩ lại thấy buồn cười, hy hữu quá, lần đó cô đã làm ông sợ suýt vỡ cả con tim. Cứ ngơ cô là người thứ ba ngoài ông và Chí Dĩnh ra biết được bí mật "Tiểu Lý Đình". Phải tức tốc rời nhà hàng trở về ngay.
Thật ra thì mình cũng nông nổi, hồ đồ quá. Thế gian này, giờ đây ngoài ông ra, làm gì có người thứ hai biết được giống "Tiểu Lý Đình". Nó là kết quả độc quyền do thằng con ông bao ngày bỏ sức tạo nên. Vậy mà... lúc đó... Ông cũng lo hú vía...
Con bé đã cả gan cắt hoa của ông đi bán! Trời ơi, đến giờ mà ông vẫn chưa quên cơn giận của mình. Lúc nhìn thấy dấu cao cắt còn rành rành ra đó, ông tưởng mình có thể giết Tú Văn ngay lập tức.
Nhưng cũng liền sau đó, ông được ocn làm nguôi giận bằng những dòng chữ đơn sơ, một mạc đang treo lung lẳng trên cành hồng kèm theo số tiền nhỏ, tám ngàn đồng.
Thì ra con bé biết điều hơn ông tưởng. Nó cắt hoa với một ý đồ trong sáng không ác ý. Suy đi, ngẫm lại, ông thấy tư tưởng nó cũng hay hay, độc đáo.
Ừ nhỉ? Sao bao lâu rồi, ông không có ý tưởng này. Hoa đẹp nhờ người biết thưởng thức, nâng niu. Sao ông lại có thể hẹp hòi, giấu kỹ, để nó phải tự sinh tự diệt trong âm thầm lặng lẽ. Thằng con ông, lúc lai tạo giống hoa này, chắc cũn g có ý tặng cho đời thêm một sắc hương thú vị.
Vậy là... như đứa bé ông đùa lại với Tú Văn, viết thư trả lời nó cũng bằng cách treo lũng lẳng trênc ành hồng. G iấu mặt giấu tên, nhưng Tú Văn nào biết, bao đêm rồi ông âm thầm dõi nhìn cô với Hão Mỹ chăm hoa. Lòng nghe vui một niềm vui thỏa mãn.
Cuối cùng nụ "Tiểu Lý Đình" cũng tìm được tri âm. Nhìnc ung cách cô yêu hoa như vậy, ông không còn sơ hoa phải theo mình rục rã xuống một sâu, phí bỏ bao tâm sức của con. Âm thầm, ông tự công nhận với lòng, Tú Văn là người thừa hưởng phần gia tài lớn lao của Chí Đình để lại. Đó là vườn hoa hồng nhỏ "Tiểu Lý Đình".
Cô ở ban đêm còn ông thì đến ban ngày. Ngồi ngắm những nụ hồng được cô cố công vun xới rực rỡ dưới ánh nắng ban mai, ông thấy lòng mình yên tĩnh lạ. Thấy mình và cô gái kia, tuy không ần gũi sao thân thương lạ. Để tự lúc nào, trong lòng ông, cô trở thành người bạn nhỏ. Như quen thân, như tự kiếp nào đã quen nhau.
Bây giờ cũn gthế, nằm tron gcăn lều nhỏ của mình để làm một vị khách chẳng được mời, ông thấy ngộ trong lòng lắm. Nhẹ nhàng, thanh thản như đứa bé lần đầu biết chơi trò "cút bắt", "trốn tìm", ông nghe lòng rạo rực mồt niềm hưng phấn nhỏ. Hãy cứ vờ làm một lảo già tội nghiệp, cô gia cư thật đáng thương thử lòng nhân thế. Quên đi thực tại đau buồn, làm đứa trẻ ngu ngơ thử xem sao.
o O o
- Thuốc này là thuốc an thần, cô mua chi nhiều vậy?
Nghe Tú Văn đòi mua nguyên một chai, năm mươi viên thay vì một liều bảy viên như trong toa, cô dược tá tròn đôi mắt nghi ngờ. Trông đie75u bố yêu đời của Tú Văn như vậy đâu giống kẻ thất tình muốn tử tụ.
- chị ấy mua tặng ông Việt đó.
Đứng bên cảnh, Hạo Mỹ lanh chanh:
- Chị biết không, ông ta tội nghiệp lắm già rồi lại mắc bịnh không ngủ được, tối nào cũng phải uống hai viên an thần hết.
Nhưng một chút cho cô dược tá hiểu, nó nói theo:
- Ôn gta nghèo lắm, không có tiền, nên chị Tú Văn mới mua nhiều như vậy. Để ông uống từ từ.
- Ông ấy là nội của em à?
Thoáng xiêu lòng, cô dược tá mở tủ lấy nguyên chai thuốc. Tú Văn chưa kịp gật đầu, đã bị Hải Mỹ cướp mất lời:
- Không có, ông ta đi ăn xin, em tình cờ quen thôi.
- Vậy à!
Cười tươi, cô dược tá nhận tiền, nhìn teho bóng hai cô gái. Thời bây giờ mà còn người tốt đến vậy sao? Ông già ăn xin kia, quả thật là may mắn.
- Emt hật là nhiều chuyện Hảo Mỹ à?
Ra đến đường, Tú Văn cằn nhằn.
- Ai bắt em khai chứ? Lại nói láo như vậy?
- Chứ không nói láo, người ta có chịu bán nhiều thuốc như vậy không?
Thảy thảy chai thuốc trên tay, phụng phịu mặt, Hảo Mỹ như đang giận:
- Còn nói người ta nhiều chuyện, ghét ghê chưa.
- Thôi thì Hảo Mỹ ngoan, không nhiều chuyện, xin lỗi đó chịu không?
Cái mặt nó hờn trông thật khó ưa, Tú Văn mỉm cười nhẹ Ôm vai nó dỗ dành:
- Tài nhất trên đời chỉ có Hảo Mỹ của chị thôi.
- Ứ!
Được khen cái mũi của nó hỉnh lên, nhưng mắc cỡ, nó vờ hẩy vai một cái. Rồi như quên mất chuyện giận hờn, nó xoay xoay chai thuốc trênt ay:
- Em thật không hiểu, ông cần thuốc ngủ nhiề như vậy làm gì? hoa chứ bộ người ra sao mà cũng cần thuốc nữa? Rủi tới lui, tụi nó buồn ngủ hoài khôngmở thì sao?
- Chưa thử thì làm sao biết.
Tú Văn nhẹ cắn môi.
- Nhưng em tin tưởn gđi, trôn gông như một người thợ trồng hoa lành nghề vậy. Chắc đây là một trong những bí quyết trồng hoa đẹp của ông.
- Rồi chị tính sao? Một tuần rồi, bộ định cho ông sống với mình luôn hả?
Chợt dừng chân, Hảo Mỹ nhìn Tú Văn chờ đợi. Khôgn suy nghĩ Tú Văn gật đầu.
- Đúng vậy! Em xem, ông ta thất là tội nghiệp. Không nhà, không cửa, không con cái. Hơn nữa, khu vườn đó không phải của chúng ta mà ích kỷ.
Ích kỷ! Hảo Mỹ không bằng lòng với cách nói của Tú Văn. Rõ ràng, hỏi như vậy, nó phải đâu ích kỷ, muốn đuổi ôn gđi. Chẳng qua, nó thấy ông rất lạ, chẳng giống người nghèo khổ, ăn xin một chút nào. Muốn kể Tú Văn nghe, ai ngờ bị nghĩ oan, nó ức trong lòng quá. Nghe giận, nó không thèm kể nữa. Sải bước nhanh hơn, đôi mắt nó dọc ngang, liếc xéo trên đường.
Chợt, đôi mắt sáng lên, chân bước vội, nó cúi nhặt một trái me nằm lăn lóc trên đường. Phũi sơ lớp bụi, bóc lớp vỏ giòn tan, nó cắn đại một miếng to, nghe nước bọt tứa ra đầy lưỡi, chắc là chua ghê lắm.
Nhưng... thật bất ngờ, trái me dốt chẳng chua một chút nào. Ngọt như dường. Ngon thật là ngon. Đến nỗi, Hảo Mỹ tưởng trên đời này không còn trái me nào ngon hơn nữa.
Chỉ một thoáng, nó nuốt sạch trơn trái me vào bụng rồi tóp tép chiếc môi nhỏ thèm thưồng. Ước gì... có nguyên một thúng me trước mặt. Chẳng khách sáo đâu, nó sẽ ăn một hơi hết sạch.
- Hảo Mỹ, đi thôi. Em làm gì ma ngẩn người ra vậy?
Kéo tay Hải Mỹ, Tú Văn cười cho sự thèm thuồng của nó:
- Muốn ăn me chứ gì, một lát chị mua cho, muốn bao nhiêu kí?
- Ai thèm me của chị.
Vẫn còn giận, Hảo Mỹ hất mạnh tay Tú Văn rồi ngẩn người ra, mắt mở tròn không chớp. Trên đầu nó, một chùm me chín đang đung đưa với giói chiều như trêu người, mời gọi.
Cao quá, làm sao hái? Như quên mất Tú Văn, nó chạy đi tìm cục đã, chọi lên. Nhưng... Tú Văn đã chặn tay nó lại:
- Đừng Hảo Mỹ, người đi đường đông quá, em chọi trúng người ta bây giờ. Ráng nhịn đi, một lát lại đằng kia, chị mua cho.
- Không!
Quẳng cục đá xuống chân, Hảo Mỹ dậm dậm chân.
- Em chỉ thích ăn me này thôi. Me bán chua lắm. À, phải rồi.
Chợt nhớ ra, đôi mắt sáng lên, nó nắm tay Tú Văn lay nhẹ:
- Không được chọi, vậy chị cho em leo lên hái me đi.
- Leo lên! Không được đâu, me này có chủ mà.
Như sợ hãi, Tú Văn lắc đầu nhanh.
- Té chết.
- Lại không chọ Cái gì cũng khôgn chọ Hổng đi nữa.
Nụ cười tinh nghịch biến mất, cái môi trề ra, Hảo Mỹ ngồi luôn xuống vệ đường ăn vạ.
- Hảo Mỹ, em làm gì vậy? Có đứng lên về không? Tối rồi.
Bực mình vì tính trẻ con hay dỗi hờn của nó. Tú Văn gắt nhẹ.
- Hông về, chừng nào cho hái me em mới chịu về!
Bao nhiêu hờn dỗi dồn lạimột lần, Hảo Mỹ bướng bỉnh ngồi yên.
- Được! Bây giờ chị đếm từ một đến ba, em không về thì cứ việc ngồi ở đây đi. Chị về trước đó.
Quyết không chiều nó, Tú Văn nghiêm giọng:
- Một... Hai...
Tiếng "ba" đã thốt khỏi miệng từ lâu lắm rồi mà Hải Mỹ vẫn ngồi yên lỳ lợm. Gương mặt chằm vằm, cái miệng chu chu như thách thức làm Tú Văn tức phát điên. Chẳng nói tiếng nào, cô giật lại chai thuốc ngủ từ nay nó bỏ đi một mạch. Nó sẽ phải chạy teo mình ngay thôi. Cô tin tưởng vào biện pháp cứng này lắm.
Nhưng... sao chẳng có tiếng chân nào chạy đuổi theo mình vậy? Đi được một đoạn khá xa, Tú Văn nghe nóng lòng quay lại. Chẳng thấy bóng Hải Mỹ đâu, cô tặc lười bực mình. Cô bé này, đún glà.. nhiều chuyện quá. Bỏ một lần cho biết mặt.
Chân bước đi, sao dạ chẳng đành. Tú Văn cắnnhẹ môi nén giận. Dù sao nó cũng chỉ là đứa bé. Có nên nghiêm khắc đến vậy không? Chà! Sao cô lại quên nó bị mô côi chứ? Nuông chiều nó một chút có sao đâu?
Như hối hận, như ray rứt, Tú Văn ghé vào một quầy bách hóa bên đường, hào phóng mua một phong chocolate lớn rồi quay trở lại. Hảo Mỹ nhất định sẽ vui, nó thích ăn chocolate lắm.
- Trời! Hảo Mỹ, em xuống ngay chưa? Té chết ngay bây giờ!
Từ đằng xa, Tú Văn đã thấy Hai Mỹ ngồi vắt vảo trên tường chuẩn bị nhẩy vào bên trong tòa biệt thự.
- Hông, em phải hái me!
Đáp lại một câu, nó co chân nhảy đại vào trong như không biết, phải cách từ giờ tường đến chân mình xa lắm.
- Đừng, Hảo Mỹ, chờ chị với.
Không kịp suy nghĩ, Tú Văn nhún chân, co người nhảy lên gờ tường, đuổi theo con bé. Vốn quen nghịch ngợm với thủa còn thơ, nên việc băng qua bờ tường đối với cô không khó khăn gì. Trong chớp mắt đã đuổi kịp Hảo Mỹ. Con bé đang đứng dưới gốc me, chuận bị leo lên.
Chà, cũng lý tưởng ghê chứ? Đún glà nhà giầu biết hưởng thụ à. Như quên mất chuyện lỡ gặp chủ nhà, cùng nỗi sợ cho Hảo Mỹ té từ trên cao xuống, Tú Văn ngẩn người ra ngắm khu hoa viên căn biệt thự.
Lại là một kiến trúc độc đáo người. Chủ nhân tòa biệt thự này, hẳn là một người yêu rừng lắm. Ai đời lại trồng toàn cổ thụ quanh nhà, còn cho dây leo quấn chằn chịt nữa. Thích nhất là mấy bụi tóc tiên, quẩn quanh cây cóc. Tương phản, đối nghịch nhau mà nên thơ lạ.
- Chủ nhân hổng có nhà, chị Tú Văn đừng sợ, ăn thỏa thích đi.
Ngồi vắt vẻo trên cây, Hảo Mỹ toe toét cười, gọi lớn rồi thảy cho Tú Văn một trái me cong rất đẹp.
- Sao em biết?
Cắn nhẹ trái me, ngạc nhiên vì vị ngọt tuyệt vời của nó, Tú Văn nghe Hảo Mỹ oang oang giọng:
- Cửa khóa rồi. Bên ngoài còn ghi số đồng hồ điện, chắc ông ta đi lâu lắm mới về.
- Vậy thì tuyệt rồi.
Qăn bỏ cái hột me cuối cùng lẫn đôi dép, Tú Văn tung chân trần thoăn thoắt leo cây. Kỷ niệm tuổi thơ phút chốc trở về đầy ắp.
- Ồ chị Tú Văn leo cây hay quá!
Hảo Mỹ tròn xoe mắt nửa ngạc nhiên, nửa thán phục.
- Em chưa có biết đấy thôi, lúc nhỏ chị là trùm leo cây đó.
Vừa với tay lữa trái me ngon để hái, Tú Văn cười dễ dãi. Ở trên cao nghe gió lúc mát rượi thích làm sao. Cứ muốn ở mãi trên cây chẳng muốn về. Me ở đây ngon quá.
- Không chỉ có me thôi, chị nhìn kìa.
Theo hướng chỉ của Hạo Mỹ, Tú Văn nhìn thấy xa xa,thấp thoáng phía sau ngôi biệt thự một cây chôm chôm xum xuê trái, vàng rực vừa chín tới rung rinh trong gió như mời gọi.
- Ngon quá đi mất!
Tú Văn chép môi nuốt nước bọt. Chẳng giấu gì, chôm chôm là món là cô thích ăn nhất trần đời. Mình sang đó đi.
- Khoan đã, vẫn còn sớm lo gì?
Nhưng Hảo Mỹ vẫn còn muốn ăn me, nó ngã nằm dài trên tày cây, mắt hướn glên trời lim dim như mơ mộng.
Bắt trước nó, Tú Văn cũng nằm theo. Bầu trời qua kẽ lá trong xanh tuyệt đẹp. Đúng rồi một buổi chiều êm ả, thật yên bình văng vẳng tiếng chim ngân. Lòng chợt rạt rào một cảm giác khác thường, Tú Văn bỗng mơ gặp nữ sĩ Quỳnh Dao. Nếu bà là cô lúc này, hẳn đã có những trang viết thật nên thơ mơ mộng. Vườn chủ ơi, cảm ơn và xin lỗi ông nghe!
Đang bước vội cùng con becgiê xám từ hồ bơi trở về nhà, Chí Dĩnh bỗng dừng chân nghiêng đầu nghe ngóng. Trong tiếng gió xạc xào, dường như có tiếng ai cười khúc khích.
Con xám cũng bắt đầu phát hiện ra hơi người lạ, cánh mũi nó phập phồng, đôi mắt long lên, chuẩn bị lao đi sủa lớn.
- Đừng sám
Nắm sợi dây da trên cổ ngăn nó lại. Chí Dĩnh thì thầm:
- Đừng sửa, theo tao bắt quả tang ăn trộm.
Nói rồi, Chí Dĩnh làm gương nhón chân đi trên cỏ nhẹ nhàng. Như quên mất mình mới tắm xong. Trên người nước hãy còn nhỏ ròng ròng và chỉ độc một chiếc quần đùi ngắn cũn.
Xám là một con becgiê được qua trường lớp huấn luyện đàng hoàng nên tinh khôn lăs1m. Hiểu ý chủ muốn gí, nó cũng nhón chân rón rén bước theo. Chà! Trò chơi này xem ra cũng thú vị kích thích ghê! Những thớ thịt căng lên, con mồi đang từ từ trong tầm nhìn của nó.
Chí Dĩnh và con xám đã tiến sát gốc dây mẹ Nhưng cả hai tên trộm vẫn không hay biết. Cứ thản nhiên nằm dài, nói chuyện đôi rồi rúc rích cười ra chiều thứ vị.
Chỉ là mấy đứa bé trộm me! Thở nhẹ ra một cái Chí Dĩnh nghe thất vọng. Không có trò để vui rồi, về thôi xám. Là mấy trái me thôi, tha cho bọn chúng. Vỗ lên đầu con chó như ra hiệu, Chí Dĩnh chầm chậmquay lưng, mặt buồn thiu, tiu nghỉu. Chiều thứ sáu, chẳng có tiết mục quậy phá gì. Chán thật.
Bốp!
Một trái me từ trên trời bỗng rơi xuống trúng đầu Chí Dĩnh thật mạnh. Đau điếng, sắn cơn bực trong lòng anh ngẩng đầu lên hét lớn. Con xám bên cạnh cũng giật mình, phụ họa theo bằng những tiếng gầm to, hung hãn.
- Cái gì vậy? Vào phá rồi...
Chợt bỏ ngang câu nói, đôi mắt mở trừng trừng, Chí Dĩnh như không tin vào thị lực của mình. Lẽ nào... anh lại may mắn thế.
Đôi mắt trên cây củng đã nhận ra anh, từ sửng sốt chuyển sang sợ hãi. Cứ mở lớn trừng trừng. Trời ơi! Đường rộng thênh thang không chọn lại chui vào rọ chứ? Tính sao đây?
Đúng là cô ả bán hoa đáng ghét rồi! Run lên vì mừng, Chí Dĩnh có nằm mơ cũng không ngờ mình có được cơ hội tuyệt vời như thế! Trời cao có mắt mà! Mối nhục hôm nào giờ một lần, anh bắt ả trả đủ đầy cả lời lẫn vốn.
Nhắc đến chứ nhục, Chí Dĩnh lại nghe giận sôi tim gan. Hai hàm răng nghiến chặt vào nhau kêu kèn kẹt, anh tưởng mình có thể tát tay Tú Văn cho đến chết, nếu phút này cô dại dột dám buông tay rơi xuống trước mặt anh.
Chuyện bị giam xe hôm đó, anh đã tự thẹn lòng giấu tất cả mọi người. Vậy mà... chẳng hiểu sao, khắp Sài Gòn thằng bạn nào cũng biết. Cũng lấy đó làm chuyện tiếu lâm, truyền miệng kề tai kể nhau nghe. Thần tượng đào hao Trần Chí Dĩnh phút chốc sụp đổ trong lòng các giai nhân bởi hai từ "dại gái".
"Dại gái"! Chí Dĩnh hận căm gan hai cái từ này! Hừ! Để trong lòng bọn chúng, anh bị sắc đẹp của cô ả bán hoa làm lũ lẫn rồi! Thiệt là tức chết đi thôi. Làm sao thanh minh với từng người và làm sao biết được nụ cười thương hại của các giai nhân trên sàn nhảy? Ai cũng tiếc, cũng tội nghiệp giùm anh cả? Làm anh cả tuần rồi chẳng dám đi đâu cứ nằm nhà buồn chán.
Được lắm! Gật gật đầu, đôi mắt sáng lên Chí Dĩnh đã tìm ra cách rửa hận rồi. Chà! Cái cảm giám được trả thù, tuyệt làm sao!
- Chị à, sao anh ta cứ im lặng không nói gì vậy?
Đã qua phút giây sợ hãi, Hảo Mỹ định thần, nhẹ lay tay áo Tú Văn hỏi nhỏ:
- Liệu anh ta có bắt mình không? Mấy trái me thôi sao giận dữ vậy?
Cắn nhẹ môi, không trả lời Hảo Mỹ,Tú Văn đảo mắt nhìn quanh định kế thoát thân. Chẳng còn đường nào cả. Sinh lộ duy nhất đã bị hắn ta và con chó áng mất rồi. Đành tùy cơ ứng biến, đến đâu hay đến đó.
- Hì, hi... anh... anh đẹp trai ơi. Anh là chủ khu vườn này hả?
Không nhận được câu trả lời của Tú Văn, Hảo Mỹ tự nghĩ cách cứu mình. Sắm bộ mặt thật tươi nó cười một cái lấy lòng Chí Dĩnh:
- Trông đẹp ghê đi, anh thiệt là hay đó. Mà anh nè, đừng giận nghen, tụi em không có phá gì, chỉ mới ăn mấy trái me thôi. Không tin anh cứ kiểm tra đi. Tụi em hổng phải ăn trộm đâu.
Mải nghĩ cách đối phó Tú Văn, Chí Dĩnh không để tâm đến nó. Thấy anh cứ đứng yên, ngỡ anh đã xiêu lòng, Hảo Mỹ mon men leo xuống đất, tay vẫn tham lam cầm theo chùm me chín.
Gâu!
Nhưng con xám đúng là một tên lính giữ nhà rất mực trung thành. Chân Hảo Mỹ chưa chạm dất đã bị con chó nhảy chồm lên ráp mạnh. Không trúng chân, nhưng hơi gió cũng đủ làm con bé sợ điếng hồn. Vuột tay té lăn cù trên đất. Chưa kịp hoàn hồn đã thấy con ám chồm lên, nhe mấy cái răng nhọn liễu vào giữa mặt mình.
- Chí Dĩnh, anh có la con chó đi không?
Sợ con chó cắn Hảo Mỹ, Tú Văn quýnh lên, chụp đại trái me ném vào mặt nó, hét to:
- Giỏi thì ăn thua với tôi nè, nó con nít biết gì đâu.
- Ngon!
Như chờ câu nói này của Tú Văn tự nãy giờ, Chí Dĩnh hào hứng búng tay cho con xám đứng lên, rồi hất hàm cùng Hảo Mỹ:
- Trèo lên mau.
- Dạ!
Sợ hãi nó riu ríu leo lên cây, lòng ngạc nhiên thầm hỏi. Sao Tú Văn biết tên cậu chủ nhỉ? Họ quen với nhau à? Sao cử chỉ giống như thù địch vậy? Gương đôi mắt tròn vo, nó nhìn Tú Văn cao giọng hỏi:
- Bây giờ anh muốn gì?
- Chẳng muốn gì. Một lần thôi đủ vốn lẫn lời ân oán của chúng ta hôm nọ.
Đưa tay hất mái tóc bồng bị nước bết thành bệt dưới trán lên, Chí Dĩnh nheo nheo mắt.
- Cô đã làm tổn thương danh dự và uy tín của tôi trước bạn bè. Bây giờ, tôi đòi cô trả lại.
- Bằng cách nào/
Lại hái một trái me cho vào miệng ăn như chẳng có chuyện gì. Tú Văn ôn tồn hỏi.
- Dễ lắm thôi.
Chí Dĩnh bỗng gác một chân lên ghế đá.
- Chỉ cần cô chui qua chân của tôi dưới sự kiểm soát của caméra ba lần, là tôi dễ dãi bỏ qua tất cả, không truy cứu nữa.
- Thật ư?
Tú Văn bỗng bật cười trước cách trả thù của Chí Dĩnh:
- Cứ ngỡ là ghê gớm lắm. Không ngờ là trẻ con như vậy?
- Trẻ con!
Chí Dĩnh nghe nóng mũi, muốn gọi điện kêu ngay lũ đàn em đến. Nhưng... anh chợt dằn lại được. Chẳng ngu gì má mắc mưu cô ả, muôn khích cho Chí Dĩnh này nổi nóng, tự ái mất khôn à? Đâu có dễ!
Nghĩ xong, hơi thở dần trở lại điều hòa, Chí Dĩnh cười xòa:
- Đúng, trẻ con vậy mà cô có dám làm không? Dễ lắm mà, xem ra thích hợp với cô lắm đó. Ngày xưa Hàn Tín còn làm được, lẽ nào một con bé bán hoa như cô ngại chứ?
Khốn nạn! Mắng thầm một câu trong bụng, Tú Văn nhăn nhăn trán. Hắn không trúng kế tính sao đây? Trời tối đến nơi rồi, đây dưa mãi không phải cách.
- Thôi thì chui đại đi chị.
Hảo Mỹ bỗng lên tiếng run run:
- Chui qua háng của hắn thôi mà, đâu mất gì. Trời tối rồi, em đói bụng quá.
- Đúng đấy, con bé nói chẳng sai. Có mất gì đâu. Nào xin mời xuống đây. À, khoan đã, chờ tôi đi lấy máy quay phim.
Nghe Hảo Mỹ nói, Chí Dĩnh càng khoái chí. Anh nhẹ vuốt tay lên đầu con chó.
- Xám, mày ở đây canh chừng họ cho tao. Một lát có trò cho mày coi vui lắm.
Nói xong,vừa huýt sáo vừa nhún nhảy, Chí Dĩnh bước dần vào tòa biệt thự. Cơn gió đêm se lạnh, anh mới chợt nhớ mình từ nãy giờ chỉ mặc độc chiếc quần đùi.
Hơi vô duyên, mất lịch sự. Nhưng... dường như cô ả chẳng đế ý đến chuyện này.
- Nhiều chuyện quá!
Chí Dĩnh đi rồi, Tú Văn mới bực mình quay lại cốc cho Hảo Mỹ một cái vào đầu.
- Biết gì mà nói chứ? Cái gì cũng tại mày, tự nhiên đòi ăn me làm gì cho nên nỗi.
- Đâu phải tại em!
Xoa xoa cục u trên trán, Hảo Mỹ phụng mặt:
- Rõ ràng em nghe anh nói có chuyện ân oán với chị mà. Sao đổ thừa em được?
Hảo Mỹ nói không sai, Tú Văn ghe cứng miệng. Rõ ràng Chí Dĩnh muốn kiếm chuyện với cộ Nhưng...
- Nhưng nếu không phải mày đòi ăn thì hắn có lý gì để tóm được tao?
Vẫn còn tức, Tú Văn hầm hầm mắng Hảo Mỹ. Con bé nhẹ gật đầu, nhận lỗi.
- Thì tại em. Nhưng chị Tú Văn nè, chị và hắn thù oán chuyện gì? Sao hắn lại bắt chị chui qua chân hắn vậy?
- Hắn điên khùng, mất dạy mới vậy thôi.
Đỏ mặt, Tú Văn một hơi mắng Chí Dĩnh chẳng tiếc lời, rồi chợt nhớ, cô quay sang nghiêm giọng cùng Hảo Mỹ:
- Mày nghe dây, chuyện hôm nay nín bặt, không được kể cho ai nghe đó. Không thì tao cắt lưỡi mày.
Thái độ của Tú Văn hung dữ quá làm Hảo Mỹ sợ phát run. Nó lè dài lưỡi rút vai ngồi yên nhìn con chó. Làm cách nào vượt qua hàm răng nhọn của nó được đây? Trời tối rồi, vừa lạnh, vừa đói, làm sao chịu nổi?
- Chị Tú Văn ơi, em đói quá!
Như không còn chịu nổi, nó lên giọng nằn nì:
- Có cái gì cho em ăn đỡ đi.
- Có gì đâu!
Gắt nhẹ Hảo Mỹ, Tú Văn mới chợt nhớ ra, đôi mắt sáng lên.
- À, phải rồi, còn phong chocolatẹ Ăn tạm đi.
- Ồ! Thiệt hả! Thích quá!
Vừa nhìn thấy phong chocolate, mắt Hảo Mỹ vụt sáng bừng lên. Xé ngang lớp giấy, chẳng nể nang gì nó ngoạm một miếng to.
- Gâu!
Con xám dưới gốc cây bỗng chồm lên sủa một tiếnt to như ganh tị, đôi mắt chăm chăm nhìn phong chocolate vẻ thèm thuồng chờ đợi. Chiếc lưỡi đỏ lè dài, Tú Văn nhìn thấy nước bọt của nó chảy ròng ròng xuống đất.
- Không được ăn nữa!
Bất chợt cô giật nhanh thanh chocolate lại. Mắt Hảo Mỹ tròn xoe, ngơ ngác, thèm thuồng:
- Chị làm sao vậy? Em đang ăn mà.
Cùng lúc Chí Dĩnh cũng vừa bước đến, trên tay xách một túi to lỉnh khỉnh đồ như chuẩn bị đi picnic ngoài trời. Nghe Hảo Mỹ nhắc đến ăn, anh ngẩng đầu lên, cười khiêu khích:
- Sao? Đói bụng rồi à? Chà!
Tặc lười, lắc đầu như thương hại, anh than:
- Ăn nhiều me như vậy, chắc là xót ruột lắm. Thiệt là tội nghiệp.
Ngồi xuống ghế, bỏ qua cái xì môi dài của Tú Văn, Chí Dĩnh bắt đầu đem đồ nghề của mình ra bày trên đất. Đầu tiên là chiếc máy camêra cá nhân gọn nhẹ. Nhỏ khoảng hai tấc thôi, nhưng bảo đảm quay đẹp lắm. Rõ nét, hình ảnh màu sắc trung thực y như quoảng cáo.
Bấm nút, gắn máy vào một chạc cây, Chí Dĩnh loay hoay chỉnh lại góc độ nhìn cho rõ. Tuyệt vời, ở vị trí này, máy có thể tự thu trong phạm vi mười mét. Lũ bạn của anh khi nhìn thấy điệu bộ của Tú Văn ngồi thu lu trên chạc cây me, chắc là cười bể bụng. Án "dại gái" của anh sắp giải được rồi.
Tiếp đó anh lấy từ trong chiếc ba lô ra cái võng dù, mắc lên hai tàn cây, anh thoải mái nằm chờ Tú Văn chấp nhận điều kiện của mình. Chắc chắn, phải chịu thua thôi. Hổng lẽ cô muốn suốt dời mình nương thân trên cây như khỉ?
Chưa đủ chọc tứ đâu, Chí Dĩnh lại lấy ra hai hộp cơm thơm lừng, nghi ngút khói. Một cho con xám và một cho mình. Vừa ăn, vừa đưa võng vừa ngước mắt nhìn lên chọc tức:
- Chà, cơm gà ngon tuyệt. Chẳng biết trên cây kia, có ai nghe thèm chảy nước dãi không? Nếu có mau mau xuống xin lỗi, năn nỉ luồn qua giữa hai chân rồi anh cho về.
Năm phút, rồi mười phút trôi qua trong tĩnh lặng, chỉ còn nghe tiếng võng của Chí Dĩnh kêu cót két và tiếng mấy con muỗi vo ve hát trên đầu. Cái bụng lại sôi ầm lên kêu đói.
Không còn chịu nổi, Hảo Mỹ lại cất lời:
- Có thật là luồn qua chân rồi anh sẽ tha kông?
- Thật chứ!
Quăng cái hộp không vào một gốc cây, Chí Dĩnh ngả nằm dài xuống võng, tay cầm trái táo ngoạm một tiếng to.
- Vậy... emt hay chị ấy có được không?
Một thoáng ngần ngừ, Hảo Mỹ nói thật nhanh. Không cho Tú Văn kịp bịt miệng mình:
- Để em chui rồi anh thả em và chị ấy về nghe!
- Hảo Mỹ!
Tú Văn hét thật tot, mắt trợn lên giận dữ.
- Ai mượn em năn nỉ hắn? Thử coi, dám nhốt chỉ em mình suốt dời trên này không? Ngon thì hắn cứ nằm đây, gương to mắt cả đời ra mà giữ đi.
- Chắc chắn rồi cô em à!
Tung mạnh tấm chăn đắp lên người, Chí Dĩnh đưa tay che miệng ngáp:
- Chà ăn no, ngủ một giấc chắc là ngon lắm. Xám mày canh chừng họ cho tao nhé!
Con chó cũng vừa ăn hết hộp cơm nghe lịnh chủ, nó cuộn người nằm sát góc me, mắt lim dim nhưng không có vẻ gì là ngủ cả.
- Tính sao bây giờ chị Tú Văn?
Lạnh quà, Hải Mỹ nép sát vào người Tú Văn than thở. Đêm dầm trở về khuya, sương bắt đầu rơi, thấm vào người nghe lành lạnh.
Ôm gọn con bé vào lòng. Tú Văn khẽ thì thầm.
- Ngủ đi, đừng nói nhiều.
- Bây giờ ở nhà, chắc ông lo cho mình lắm. Cuộn gọn người như con mèo nhỏ, Hảo Mỹ không ngủ. Ngước mắt nhìn vầng trăn vằng vặc sáng trên đầu, nó thở hắt ra:
- Thiệt là xúi quẩy quá!
Xúi quẩy thiệt! Tú Văn nhẹ nhặt cằm lên vai nó, nhn bónh mình và bóng lá chập chờn ẩn hiện lên người Chí Dĩnh. Thầm hỏi sao hết lần này đến lần khác mình và gã con trai khia gặp nhau để rồi phải gây nhau?
Thoạt nhìn, hắn trông có vẻ du côn, anh chị lắm. Nhưng thật ra, chỉ có vỏ bên ngoài, con người hắn, không hung tợn,dữ dằn lắm đâu. Lần nào cũng thế, trông điệu bộ hắn ngủ ngon lành như vậy, chắc không biết mình sắp thu đầm đến nơi rồi. Thiệt tội nghiệp quá! Tú Văn ơi, ai bảo mày khôn ngoan, lém lỉnh chi lắm vậy? Sao không ngờ thua hắn một lần, hóa giải hận thù đỉ Chọc tức hắn làm gì?
Nhưng làm sao thua được? Tú Văn chợt nghe tức trong lòng, nhớ đến điệu bộ khi người của hắn. Là con trai mà chẳng quân tử chút nào, bắt cong ái người ta bò qua chân vậy? Hừ! Muốn quay phim khoe với bạn bè, hạ nhục nhỏ này à! Đâu có dễ.
- Chị Tú Văn, có gì vui mà chị cười hoài vậy? Bộ hổng đói, hổng lạnh sao?
Lần nào ngước lên cũng thất Tú Văn cười tủm tỉm một mình, Hảo Mỹ thấy lạ trong lòng. Nhíu đôi mày nó hỏi:
- Còn phần chocolate đó, sao chị hổng cho em ăn đi.
- KHông ăn được.
Môi vẫn giữ nụ cười, mắt long lanh sáng, Tú Vă nói nhỏ vào tai Hảo Mỹ.
- Chai thuốc ngủ đâu? Đưa cho chị.
- Để làm gì?
Hoang mang lấy trai thuốc trao cho Tú Văn, nó nhìn cô không chớp mắt:
- Bộ chị định uống thuốc ngủ trừ cơm hả? Hổng được đâu, ông bảo loại thuốc này nặng lắm. Ủa chị làm gì vậy?
Nó lại kêu lên ngơ ngác khi thấy Tú Văn chẳng nói chẳng rằng, cứ lấy chocolate vo tròn bọc từng viên thuốc lại.
- Đừng hỏi nửa, mau dụ con chó ăn đi.
Trao những viên kẹo bọc thuốc cho Hảo Mỹ, Tú Văn đá nhẹ con mắt trái.
- Có hiểu chưa/
- Ý chị muốn... À, hiểu rồi...
Chợt hiểu ý của cô, Hảo Mỹ mừng quýnh gật đầu. Cúi thấp người xuống cây me, nó thì thào cùng con chó:
- Xám.. cho mày nè!
Viên thuốc rơi bịnh xuống ngay trước mặt con chó. Mùi chocolate thượng hảo hạng thật thơm ngon, quyến rũ làm cánh mũi con xám cứ phập phồng. Muốn đớp ngay một miếng. Nhưng... nó đáng tin không? Chiếc đuôi nó đập nhẹ xuống cỏ đề phòng.
- Nó hổng chịu ăn sao hả?
Quay nhìn Tú Văn, Hảo Mỹ lo lắng hỏi.
- Không sao.
Mỉm nhẹ nụ cười, Tú Văn tự tin thả tiếp những viên thuốc tròn quanh con chó. Viên nào cũng tròn vo, bóng lưỡng hấp dẫn vô cùng.
Một chân đặt lên viên thuốc, con chó như tự động đấu tranh, chống lại bản thân mình. Có ăn không? Một viên, chắc không đến nỗi nào.
Cuối cùng, bản năng thèm ăn đã thắng. Con xám đứng lên ních luôn một lúc mười viên thuốc tròn vào bụng. Rồi như chưa đã thèm, nó ngước mắt nhìn lên chờ đợi. Tại Tú Văn chưa biết đó thôi, nó thích chocolate lắm đó. Vẫn thường canh lúc Chí Dĩnh vắng nhà, nhảy phóc lên giường, thò mỏm vào hộc tủ mà ăn vụng.
Ôi! Sao lạ thế này? Con xám thấy mặt đất bỗng dưng lồi lõm. Bốn chân như quỵ xuống ngaỵ Buồn ngủ quá! Không sao gượng được, nó ngã lăn ra đất, nằm thẳng cẳng. Ngủ say như chết. Đành phụ lòng cậu chủ rồi!
Đợi thêm mất phút nữa cho chắc ăn, Tú Văn mới kéo tay Hảo Mỹ nhẹ nhàng leo xuống đất. Chí Dĩnh vẫn ỷ vào con chó, ngủ rất saỵ Nụ cười mãn nguyện nở trên môi.
Về suông ư? Vậy thì may cho hắn đó! Ra đến chân tường, Tú Văn bỗng dừng chân quay chở lại. Một ý nghĩ nghịch ngợm thoáng qua đầu. Cô bảo Hảo Mỹ leo ra ngoài trước chờ mình, rồi tủm tỉm cười quay trở lại. Chết Chí Dĩnh rồi!
Hắc xì hơi! Đang ngủ rất ngon, Chí Dĩnh bỗng bị hắt xì hơi mạnh rồi giật mình thức giất bởi một mùi hăng hắc khó chịu. Mũi anh còn bị viêm, rất dị ứng với các mùi lạ quanh mình.
- Mùi quái quỷ gì mà ghê vậy?
Một tay bị kín cái mũi cứ bị cái mùi khó chịu kia làm hắt hơi liên tục, Chí Dĩnh vừa càu nhàu vừa chống tay ngồi dậy. Trong cơn mơ chưa tỉnh hẳn, anh nhận ra cái mùi hành hạ lỗ mũi mình.
- Xám, xám đâu rồi! Còn...
Gọi con xám, anh chợt thú vị của mình. Cây đèn pin lia nhanh cùng lúc Chí Dĩnh nghe sống lưng lạnh toát. Một cái gì lành lạnh, ươn ướt nhèm nhẹm dưới chân. Nghe kinh khủng quá!
Cúi đầu nhìn xuống, Chí Dĩnh chợt nhảy dựng lên, hét lớn trong nỗi kinh hoàng:
- Trời ơi, cứt chó!
Rồi mặc kệ cây đèn pin đắt tiền, vật kỷ niệm của một người bạn thân rơi xuống đất vỡ tan, anh chạy lồng lên như ma đuổi. Đến bên vườn cá kiểng, đôi mắt nhắm nghiền anh tát nước như điên xuống chân mình.
Dù hơn nửa hồ nước mà không biết bao nhiêu cá bị ra ngoài, dù đôi chân sạch bong không sao xua hết cảm giác ghê tởm ra khỏi ý nghĩ của mình. Chỉ muốn chặt bỏ đôi chân, muốn nhảy củm xuống nước thôi. Con xám này! Mày muốn chết rồi ư? Sao không biết phân chó là thứ mà Chí Dĩnh ghê tởm và kinh sợ nhất? Điên tiết lên, anh cúi nhặt cành cây to, hét lớn:
- Xám, ra tao biểu.
Nhưng một, hai, ba lần gọi. Khản cả giọng vẫn không thấy tăm hơi con xám đâu. Chí Dĩnh đùng đùng bước đi tìm, vừa đi anh vừa nghiến răng hăm:
- Khôn hồn thì trốn biệt đi, tao mà bắt được, đừng có trách. Đồ khôn nhà dại chợ, dạy bao nhiêu lần cũn gkhông chịu nhớ, bĩnh ngay dép... Đang lảm nhảm Chí Dĩnh bỗng bỏ ngang lời. Đôi mắt mở lớn vẻ không tin Lẽ nào con xám của anh... bị Tú Văn giết chết rồi?
Hối hả Chí Dĩnh bước đến lật con xám lên sem xét, an lòng khi thấy nó còn thở và không cần ngẩng đầu lên anh cũng biết. Tù nhân của mình đã trốn mất rồi. Cô ả chứ không ai đã nghĩ ra cách cho con xám của anh uống thuốc ngủ liều cao như vậy.
Hừ! cúi nhặt cái lọ thuốc ngủ rỗng nằm lăn lóc bên con chó, Chí Dĩnh trách mình đã đánh giá đối phương quá thấp. Nhưng quỷ tha ma bắt anh đi, làm sao có thể ngờ ả mang theo thuốc ngủ bên mình mà đề phòng chứ?
Thủ phạm đả bỏ phân chó vào dép của anh cũng là ả chứ khôn gai. Nhớ lại cảm giác ghê tởm của mình, Chí Dĩnh lại nổi khùng lên. Chưa kịp nguôi, đôi mắt đã nhìn thấy dưới ánh trăng. Cạnh bên hòn non bộ tuyệt vời vừa xinh đẹp của mình, dòng chữ của ai ghi nguệch ngoạc trên bức tường sơn vôi trắng.
"Thất cơ lỡ vận, Hàn Tín luồn trôn cây nghiệp lớn.
Thua trí đàn bà, Chí Dĩnh không tự ý bị luồn trôn."
Không tự ý bị luồn trôn nghĩa là gì? Nhẩm lại câu đối một lần, Chí Dĩnh bỗng tái mặt giật nảy ngườk kinh sợ. Lẽ nào trong lúc ngủ, anh đã bị ả bước qua đầu?
Ồ không đâu! Lắc đầu anh như không muốn tin vào cái điều quá ư khủng khiếp kia.
Nhưng lấy gì bảo đảm? Con ả tinh quái đó, có chuyện gì hổng dám làm đâu? Trời ơi, như rõ ràng hiển hiện trước mắt, Chí Dĩnh hình dung ra cảnh mình ngủ say như chết trên võng, còn Tú Văn môi điểm nhẹ nụ cười, co chân nhảy qua đầu anh thật gọn. Không phải một mà là những ba lần, đúng như lời anh đã bắt cô lúc nãy.
Không đâu! Không đâu... cố ghìm cơn sợ hãi trong người xuống, Chí Dĩnh dằn lòng nghĩ đến điều tốt đẹp hơn. Con ả chắc chỉ hù anh một chút thôi. Dù sao vuốt mặt cũng phải nể mũi chứ? Ả là con gái hổng lẽ rắn mắt đến nỗi leo đầu con trai như vậy? Hơi thở dần trở lại điều hòa, bình tâm lại, Chí Dĩnh mới sáng mới nhớ ra.
- Trời ơi! Ngốc quá! Vậy mà nãy giờ nghĩ không ra!
Mừng như gặp được cứu tinh, Chí Dĩnh vỗ nhẹ xuống đầu mình rồi đứng bật dậy ngaỵ Mắt hướng về chiếc máy quay camêra vẫn hoạt động từ nãy giờ trên trạc cây gần đó.
Nhân chứng đây rồi, chỉ cần xem phim là biết ả có làm vậy không. Hối hả lấy chiếc máy xuống, Chí Dĩnh đưa mắt nhìn vào ô kiểm soát, định nhấn nút trở phim xem lại.
Nhưng... Đôi chân lại như đang đi trên đất bằng bỗng dưng tụt hẫng. Chiếc máy cầm chắc như vậy mà cũng bị bất ngờ làm rơi luôn xuống đất lăn lông lốc. Trong phút chốc Chí Dĩnh có cảm giác là mình bị té theo chiếcmáy, quay tròn xoay tít giữa không trung. Chơi vơi, lơ lửng.
Đúng là quái quỷ! Con ả tinh ranh hơn mụ phù thủy anh từng biết trong kho tàng cổ tích thời thơ ấu. Ma mãnh đến tột cùng, ả không hcỉ tháo mất cuốn băng không cho anh tận tường sự thật, mà còn để lại lời đe dọa. Nếu anh dám một lần xúc phạm, chạm đến. Ả sẽ lập tức đem cuốn băng đầy hình ảnh xấu hổ, nhụ nhã này công bố cho các bạn bè của anh khắp Sài Gòn.
Đe dọa, khống chế mình ư? Thật là sôi cả gan lên. Trong cuộc đời, Chí Dĩnh này chưa để ai uy hiếp cả. Vậy mà!...
Lồng lộn lên như sư tử, song là một con sư tự bị người ta nhốt trong lồng. Uy dũng hung tợn đến đó nhưng hoàn toàn bất lực. Nó chỉ có thể nhe nanh vươn vuốt trong bốn tức tường trước đôi mắt khôi hài, thương hại của khách tham quan. Cuối cùng rồi, anh cũng không biết được, mình bị Tú Văn bước qua đầu hay chỉ là một trong những trò ma mãnh của cô thôi! Anh chỉ biết mình đang tức điên lên, và trút giận bằng cách đá mạnh vào hông con xám như thể chính nó là thủ phạm. Nhưng rất trêu ngươi rất đồng tình với Tú Văn chọc tức anh, con chó chỉ khẽ ngửa mình, rồi lăn đùng sang bên ngủ tiếp.
Đêm đã khuya, trăng lên cao thật trong, thật tỏ. Kẽo kẹ trên chiếc võng dù, nhìn hai cô gái cười đùa tíu tit tưới hoa, nghe tiếng côn trùng kêu rả rích, lòng ông bỗng bình yên kỳ lạ.
Vậy là hơn một tuần biến mất khỏi công ty rồi. Mọi chuyện vắng ông chắc đã rối tinh lên. Hợp đồng dang dở, thiệt hại có thể lên đến hàng tỷ đồng.
Nhân viên của ông, từ phò tổng giám đốc đến bảo vệ, chắc đang lo lắng cuống cuồng lên. Bàn ra tán vào khôgn biết ông đi đâu, mà một chữ một dòng cũng không thèm để lại. Công việc ngừng trê hết, nhưng ôgn biết mình sẽ không trách họ. Khôgn bao giờ có phá sản công tỵ Bởi với ông giờ đây, họ khác nào ruột thịt. Mấy mươi năn rồi gắn bó bên nhau. Gian lao, cực khổ, sướng vui cùng nếm trải.
Giọt nước mắt tủi thân chực trào ra khóa nhưng ông nhanh tay lau mắt. Hai cô gái sắp về rồi, không thể đế nó biết ông buồn tủi nữa. Ông đã hứa với chúng rồi, quên tất cả, để sống những ngày thần tiên ở "Tiểu Lý Đình" này.
Quả thật vậy, ông đã một tuần lễ thần tiên sống chung với hai thiên thần nhỏ. Tiếng cười ríu rít như chim của chúng như liều thuốc an thần khiến ông khuây khỏa được nối buồn bất tận. Dù tâm sự giữ kín trong lòng không bày tỏ, cạnh bên c húng ông thấy nỗi cô dơn được san sẽ phần nào.
Chúng thật là hồn nhiên, tốt bụng. Không biết ông là ai cũng hết mình giúp đỡ chẳng than van. Tiền ăn uống của ông trọn tuần nay đều do chúng bao thầu. Xem ông như người thân, chúng hết lòng chăm sóc.
Ước gì, chúng là cháu ruột của ông. Ông sẽ hạnh phúc biết bao. Trời già sao cay nghiệt quá, chỉ ban cho ông mỗi một thằng cháu duy nhất trên đời. Ôi, biết bao giờ ông có diễm phút được có cháu dâu, cháu nội cố! Để ông giao tất cả gia tài này vào tay nó. Về hưu làm một lão giã lẩm cẩm chỉ biết giữ cháu thôi?
Thằng cháu ông, nó biết rõ ràng điều ông muốn. Song như bao nhiên lần trước, nó luôn luôn ghịch lại ý ông, dù thâm tâm không muốn vậy. Nó không phải kẽ ác tâm, càng không hư thân mất nết, chuyện ăn chơi. Làm như vậy, nó cũng khổ tâm nhiều. Chẳng qua muốn nghịch ý, chọc tức ông thôi.
Nhưng tại sao? Ông không hiểu được. Ông chỉ nhớ cách đây lâu lắm, thằng cháu ông là học sinh giỏi toán, ngoan ngoãn nhất trường, được thầy cô yêu bạn mến. Nó là niềm tự hào, kiêu hãnh nhất của ông.
Năm lện lớp mười, đúng vào lần sinh nhật thứ mười sáu của nó. Câu chuyện bắt đầu. Nó đã để ông và đám bạn chờ mỏi mắt trong lần sinh nhật trọng đại của mình. Đến tối mịt mới về, người nồng nặc mùi bia, say không biết đất trời. Đó là lần đầu tiên trong đời mình nó biết mùi vị cay nồng của rượu.
Tiếp theo đó là những tháng ngàng nổi loạn. Nó liên tục trốn học, bỏ nhà đi hoang theo đám bạn bụi đời. Mặc kệ Ông, thầy cô gíao và bạn bè hết lời khuyên giải. Đôi mắt buồn luôn lóe sáng hận thù mỗi lúc nhìn ông. Nó như vụt biến thành một người khác hẳn.
Mười năm trôi qua, từ một thiếu niên, nó đã trở thành một chàng trai trưởng thành hai mươi sáu tuổi. Và trong đôi mắt nó giờ đây, ông chỉ có một người dưng không hơn không kém.
Số phận thôi! Có buồn than chán nản cũng không thay đỗi được gì. Con bé Tú Văn coi vậy mà nói chẳng sai. Như một triết gia, nó khuyên con người ra sống phải biết tin vào những điều tốt đẹp. Biết hy vọng, đợi chờ. Nhất định, sẽ có ngày, cây hạnh phúc trổ hoa thôi.
Như ông đây than than khóc ích gì. Liệu buồn rầu ủ rũ, bỏ bê công việc có thay đổi được tình cảm hiện tại không? Chi bằng, quay trở về dốc tâm lo sự nghiệp. Biết đâu... một ngày không xa lắm, thằng cháu của ông chợt hiểu ra, quay về bên ông đoàn tụ, như ngày xưa, ông chàu thân mật đậm đà.
Đúng rồi! Quyết định chợt đến vơi ông nhanh như tia chớp. Ngồi bật dậy, ông lẳng lặng đi thu xếp hành trang. Phải chia tay âm thầm hai cố gái trẻ, ông tiếc lắm. Nhưng biết sao, chúng sẽ nằn nì giữ chân ông lại, làm ông chùn lòng mất.
Đừng lo, đôi bạn trẻ! Ta là chủ "Tiểu Lý Đình". Dù ta không thể đến vui đùa thường xuyên cùng các cháu, ta vẫn có thể âm thầm từ lầu cao, nhìn hai cháu tưới hoa. Ta sẽ còn quay trở lại và đem theo một món quà. Là vật gì, hiện thời, ta chưa thể nghĩ ra, nhưng bảo đảm xứng đáng và làm hai cháu thích vô cùng.
- Ông ơi, ông ngủ chưa? Dậy mà xem tụi cháu vừa đào được một báo vật dưới đất nè, trông đẹp lắm.
Tiếng Hảo Mỹ vang vang cắt ngang dòng suy tưởng của ông. Ngẩng dậy, ông thấy hai đứa nó đang giành nhau một vật gì đó vuông vuông, được bọc kỹ trong lớp giấy, dính đầy đất.
Sợ lộ chuyện mình sắp trống đi, ông vờ vươn vai, che miệng ngáp, như thể vừa bị tiếng ồn làm thức dậy. Nhìn quanh, ông kéo dài giọng;
- Chuyện gì mà ồn ào vậy? Hảo Mỹ, cháu lại bị chị Tú Văn ăn hiếp à?
- Không có, không có đâu!
Cười thật tươi, Hảo Mỹ xua tay:
- Chị Tú Văn không ăn hiếp cháu. Chỉ đầo được báo vật thôi.
- Báu vật!
Ông bỗng bật lên cười xòa.
- Làm gì có, hai đứa chỉ khéo tưởng tượng thôi.
- Không tưởng tượng đâu, là thật đó.
Tú Văn đặt chiếc hộp mặt ông, như bị phật lòng, cô giật nhanh lớp vải học bên ngoài.
Hình dáng chiếc hộp vừa rơi vào tầm mất. Ông bỗng đứng bật lên chạm nhầm phải điện. Ôm gọn chiếc hộp vào lòng. Thật lòng, vẫn chưa tin vào điều mắt mình đang trông thấy.
Không thể như vậy được! Một lần nữa, cán vào môi mình đau điếng, ông vẫn cảm thấy khó tin. Sao may mắn, hy hữu vậy? Đây chính là cổ vật cuối cùng trong bộ sưu tập đáng giá của ông đang thiếu. Bao năm trời lặn lội kiếm tìm. Cứ ngỡ đến cuối đời cũng không sao tròn tâm nguyện. Vậy mà... nực cười thay, nó lại ở ngay trên đất nhà ông, trông khu vườn "Tiểu Lý Đình". Bao ngày rồi như trêu người, chọc tức!
- Đổ cổ phải không ông?
Và có lẽ ông sẽ còn ngây người ra đó, ngắm mãi những đường trổ tinh vi trên chiếc hộp nếu Tú Văn không lên tiếng nhắc. Cô như ngạc nhiên nhiều về thái độ của ông.
- Phải!
Gật đầu, mắt không ngừng nhìn chiếc hộp. Đẹp quá đi mất, chiếc hộp này này nếu tính đúng giá thị trường. Hẳn phải hơn năm chục cây vàng.
- Ông thích nó lắm hả?
Tú Văn lại hỏi. Không giấu diếm, ông nói ngay:
- Nó là mơ ước một đời ta.
- Thật là tiếc, nó không phải là của cháu, bằng khôgn cháu sẽ tặng cho ông.
Nhẹ chạm tay vào tay ong, Tú Văn như an ủi. Hảo Mỹ không hiểu, nó chen vào:
- Chị nhặt được, khôgn của chị thì của ai chứ? Định chia cho em hả? Thôi em hổng nhận đâu, cho ôn gđi.
- Em thì nói làm gì.
Nhẹ vuốt lên đầu nó, Tú Văn cười thông cảm.
- Chiếc hộp này có chủ rồi. Đó chính là chủ nhân của vườn hồng em quên là mình đã nhặt nó ở đâu sao?
- Đúng vậy!
Gật dầu thừa nhận, nhưng... phải trả lại chiếc hộp đẹp quá, Hảo Mỹ nghe ấm ức. Nó cãi:
- Nhưng ông ta đã đánh rơi. Rủi không phải mình nhặt mà người khác thì sao? Liệu người ta có trả lại không?
- Người ta không trả lại thì là chuyện của người tạ Còn mình, mình đâu thể làm như vậy được. Hơn nữa, tuy chưa quen biết một lần nào nhưng ông ta dù sao cũng là ân nhân cứu mạng mình. Đâu thể vô tình, vô nghĩa như vậy được. Đồng ý chứ?
- Em hổng biết!
Cãi không lại Tú Văn. Hảo Mỹ quay sang ông cầu cứu. Nó nắm tay ông lắc mạnh.
- Chỉ nói như vậy kìa, ông thấy sao, ai đúng hả?
- Ấy!
La to một tiếng, ông với tay chụp theo chiếc hộp nhưng không kịp. Chỉ nghe xoảng một tiếng chiếc hộp đã bị rơi xuống đất vỡ tan, trước ba đôi mắt mỏ to ngơ ngác. Chuyện gì đã xảy ra rồi?
- Cháu xin lỗi, cháu không cố ý đâu!
Thức tỉnh đầu tiên với mặc cảm người có lỗi, Hảo Mỹ ngồi xuống nhặt từng mảnh vụn. Hy vọng cứu vớt được gì không.
Vỡ tan hết rồi ủ Bàn tay vẫn để nguyên trong tư thế đuổi theo chiếc hộp. Ông tiếc ngẩn cả người. Sững sờ hơn cả lần đầu trông thấy nó, ông không dám nhìn vào đám miểng dướci chân.
- Bảo bao nhiêu lần rồi cũng khôgn chịu bỏ cái tật bộp chộp đi chọ Bể mất rồi, ăn làm sao nói làm sao với người ta hả?
Chỉ có Tú Văn giữ được cảm giác quân bình. Giận run người, cô trừng mắt nhìn Hảo Mỹ:
- Em không cố ý đâu!
Vừa sợ, vừa hối hận, Hảo Mỹ ào lên khóc.
- Tại ông cầm hông chặt làm chi.
- Còn đổ thừa ông nữa hả?
Cơn giận trào lên, chụp đại cành cây nhỏ cạnh bên, Tú Văn đưa cao như muốn đánh xuống người Hảo Mỹ:
- Thôi, đừng cháu, lỡ bể rồi. Bỏ đi. Chuyện xui xẻo thôi, chẳng ai muốn cả. Chắc tại ông và chiếc hộp ấy không duyên.
Nhẹ nắm tay ngăn Tú Văn, ông cất giọng buồn buồn.
- Đánh nó cũng chẳng giải quyết được gì.
- Hừ!
Nể ông, Tú Văn hạ tay cùng lúc nghe Hảo Mỹ hét lên một tiếng to:
- Hả?
- Lại gì đây hả?
Bị giật mình, Tú Văn đâm quạu, quay lại hét:
- Muồn dở trò gì?
- Có cuốn sổ trong hộp kìa!
Theo hướng chỉ của nó, Tú Văn và ông đồng nhìn thấy một quyển sổ nhỏ màu vàng bị hất tung nằm trong góc nhà.
Không hẹn mà cả ông và Tú Văn đồng đưa mắt nhìn nhau. Rồi chẳng ai bảo ai, cả hai đồng đưa tay ra nhặt quyển sổ lên. Mặc Hảo Mỷ loay hoay thu dọn mảnh vụn của chiếc hộp bể dưới cánh trăng đêm, ông và cô đều chụm đầu bên nhau. Say mê khám phá một tâm hồn đang nổi loạn, qua trang nhật ký đã úa vàng theo thời gian. Mười năm rồi, từ khi dòng tâm sự ấy được viết lên.
"Ngày... tháng... năm...
Hôm nay là ngày sinh nhật lần thứ mười sáu của tôi. Tôi vui mừng lắm, cuối cùng rồi tôi cũng được làm chủ một chiec môtô phân khối lớn.
Từ đêm qua, đêm trước và đêm trước nữa. Tôi không làm sao ngủ được. Lúc nào, nhắm mắt lại tôi cũng nhìn thấy nó. Chiếc môtô kềnh và oai vệ. Món quà ông đã hứa tặng cho tôi từ lâu lắm. Từ khi tôi hãy còn là một cậu bé mười ba tuổi.
Đám bạn của tôi, chúng phải tròn mắt ra khâm phục và ganh tỵ, nhìn tôi cưỡi con ngựa sắt ấy phòng như bay trên xa lộ. Ôi, chưa gì mà tôi đã nghe tiếng gió reo phần phật bên tai.
Ông ơi, cháu thật biết ơn và kính yêu ông. Nội vĩ đại muôn đời của cháu. Khôgn chỉ vì món quà hôm nay ông tặng cháu. Không chỉ vì muốn quà hôm nay ông tặng cháu đau, mà vì tất cả những gì tốt đẹp nhất ông đã dành cho cháu trong cuộc đời này. Ông khiến cháu lớn lên đầy tự tin. Không mặc cảm, dù so với mọi người cháu là một đứa bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tình yêu của ông dành cho cháu quá trọn vẹn, đủ đầy. Ông vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là tiên ông nhân hậu trong lòng cháu.
Chỉ không đầy ba tiếng nữa là đến mười hai giờ. Ôi, sao lòng cháu nôn nao quá. Ông ơi, ông biết không, cháu cũng có một món quà bất ngờ tặng ông đây.
Cháu biết là ông sẽ thích món quà của cháu lắm. Như cháu thích món quà của ông vậy. Không kể ông đâu, nhưng vất vả lắm cháu mới mua được nó tặng cho ông đó.
Ông có đoán được không? Bảo đảm không. Vì có nằm mơ cũng không sao ngờ nổi thằng cháu khù khờ, ngỗ nghịch này lại có thể tìm ra bảo vật cuối cùng trong bộ sưu tập đời Lý của ông. Đó chính là chiếc hộp sành đựng đồ trang sức của một bà Hoàng hậu trị giá gần năm chục cây vàng (Xin lỗi, để có được số tiền ày, cháu đã giỡ trò ma mãnh, qua mặt viên thủ quỹ của ông)"
- Vậy ra, chúng ta vừa đập để gần năm chục cây vàng và tấm lòng của một người cháu hiếu thảo ư?
Đọc đến đây, không kìm nổi lòng mình, Tú Văn bâng khuâng. Người cháu trong quyển nhật ký này, quả hiếu thảo khác người, đáng khâm phụ lắm.
Vừa định cúi xuống trang nhật ký tò mò đón tiếp, xem lý do nào chiếc hộp đó lại nằm đây, thay vì giữa bộ sưu tập đời Lý của vị chủ nhân. Tù Văn chợt tròn xoe mắt ngơ ngác nhìn ông nước mắt đã lăn dài. Có gì bi thảm, thê lương đâu mà ông khóc?
- Ông à! Ông sao vậy?
Nhẹ tay lay ông, cô cất giọng rụt rè:
- Có gì đâu, sao ông khóc?
Sao lại khóc, nước mắt chặn ngang không cho ông trả lời. Mà dù cho có thể trả lời ông cũng không sao nói được. Bởi, không xa lạ, người được gọi bằng ông trong tranh nhật ký kia chính là ông. Người đang đau khổ tột cùng trong nỗi cô đơn bị cháu mình lạnh lùng hắt hủi.
Chắc ông ấy xem chuyện người rồi chạnh đến mình tủi thân thôi. Thầm đoán theo suy nghĩ của mình, Tú Văn thở ra một hơi dài thầm thương hại. Tình cảm của ông cũng tội lắm thaỵ Không con, không cháu lang thang, cô độc.
Lại nhẹ nắm tay ông an ủi, Tú Văn tiếp tục lia mắt nhìn lên trang nhật ký dở dang. Câu chuyện đang vui, bỗng ngoặt sang một hướng bất ngờ, đầy kịch tính.
"... Chờ đợi thời gian trôi, quả là ngột ngạt, quá là dài đang đẳng. Tôi không đủ kiên nhẫn ngồi trong phòng nữa. He hé của nhìn ra tôi thấy ông đang tất bật sai bảo mọi người. Dường như ông vui lắm, hò hét, rầy la mà nét mắt không quạu chút nào.
Hơn ba trăm thực khách chứ ít ỏi gì? Nhưng đó không phải điều tôi muốn quan tâm. Hiện tại, tôi chỉ nóng lòng muốn nhìn qua dạng mạo chiếc xe thôi. Ông giấu nó ở đâu? Tôi tìm đổ cả mồ hôi rồi vẫn không thấy.
Tôi chỉ thấy... trong căn "Tiểu Lý Đình" của ông một chiếc hộp vuông vuông bắng gỗ củ. Nó dường như bị giấu vào đây từ lâu lắm. Nếu không phải vì nóng ruột, va mạnh vào cạnh bàn vấp té. Có lẽ tôi sẽ không phát hiện ra đâu.
Cầm nó trên tay, tôi thấy làm lạ vì sự cũ kỹ, sần sùi của nó. Một vật như vậy thật không thích hợp cho khung cảnh nên thơ của lều trăng "Tiểu Lý Đình".
Nhắc đến "Tiểu Lý Đình" tôi mới nhớ. Nó dường như là một góc giang sơn riêng của ông vậy. Chỉ có hoa hồng và đám cây kiểng chẳng đáng giá gì. Sao ông lại say mê nó như thế say mê môt tình nhân đẹp. Đêm nào, xong công việc, dù khuya đến đâu, tui cũng thấy ông đi bách bộ ngắm hoa dưới trăng vàng.
Cha mẹ tôi là người như thế nao, tôi hoàn toàn không biết. Ông và mọi người bảo mẹ, tôi bất hạnh, vì sanh tôi ra mà phải chết trong bệnh viện. Thật tội nghiệp cho bà, tất cả cũng tại tôi. dù vô tình, gián tiếp, tôi cũng là thủ phạm giết chết cha mẹ của mình. Mẹ Ơi, mẹ có biết con hối hận lắm không?
Còn cha! Cái chết của cha quá rõ ràng. Cả công ty này ai cũng biết. Trong một lần chở bà nội về quê, cha đã lơ là tay lái, đâm sầm vào một chiếc xe tải, Tai nạn đó đã cướp mất một lần hai người thân yêu, ruột thịt nhất đời tôi.
Lại quay về chiếp hộp, tôi xoay tròn ngắm nghĩa hồi lâu rồi quyết định mở nó ra bằng cách đập mạnh vào hòn đá. Một quyển sổ nhỏ rơi ra trước mặt tới như mời gọi. Tò mò quá, tôi lật ra xem rồi cảm thấy hối hận ngay.
Giá có thể quay ngược thời gian được tôi sẽ quảng ngay chiếc hộp cùng quyển số xuống lòng.
Hoa Hồng Trên Thảm Cỏ Hoang Hoa Hồng Trên Thảm Cỏ Hoang - Hạ Thu Hoa Hồng Trên Thảm Cỏ Hoang