Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3
2
.
Hôm sau lúc bảy giờ rưỡi sáng, Denise đã đứng trước hiệu Hạnh phúc các bà. Cô muốn tới đây trước khi dẫn Jean tới nhà ông chủ mới của hắn, ông này ở xa, ngược lên tận đầu khu ngoại ô Temple. Nhưng vì quen dậy sớm, cô xuống sớm quá: những viên thư ký mới đến lác đác; và, sợ người ta cười, đâm ra nhút nhát, cô quanh quẩn một lúc ở quảng trường Gaillon.
Gió lạnh thổi làm khô đường phố. Từ các ngả trong ánh ban mai mờ nhạt dưới nền trời màu tro, những viên thư ký hăm hở đi tới, cổ áo bành tô kéo lên, tay đút túi, bị bất chợt vì cái rợn đầu tiên của mùa đông. Phần lớn đi một mình và biến mất hút vào trong cùng cửa hàng, không nói một câu nào và cũng không nhìn các bạn đồng nghiệp đi bước dài quanh họ; những người khác đi hai ba người một, nói nhanh, dăng hàng ngang bờ hè; và tất cả, cùng một cử chỉ, trước khi vào, ném thuốc lá hay xì gà xuống rãnh.
Denise nhận thấy nhiều người trong các ông ấy đi qua nhìn cô chòng chọc. Thế là cô càng nhát, cô không còn cảm thấy đủ mạnh bạo đi theo họ, cô quyết định chỉ khi nào họ vào hết mình mới vào, mặt đỏ lên khi nghĩ rằng vào cửa cô sẽ bị xô đẩy giữa những người đàn ông đó. Nhưng người ta vẫn tiếp tục vào để tránh cho họ khỏi nhìn, cô thong thả đi vòng quanh quảng trường. Khi cô trở lại, cô thấy đứng sừng sững trước cửa hiệu Hạnh phúc các bà một gã con trai lớn, xanh xao và ưỡn ẹo, từ mười lăm phút nay dường như cũng chờ như cô.
- Thưa cô, - Cuối cùng hắn ấp úng hỏi cô - cô hình như bán hàng ở cửa hiệu này?
Cô gái xúc động vì gã con trai lạ mặt hỏi cô nên thoạt tiên không trả lời.
- Là vì, cô biết cho, - Hắn càng lúng túng nói tiếp - chả là tôi định vào xem họ có lấy tôi vào làm không, và cô có thể mách tôi.
Hắn ta cũng nhút nhát như cô, và vì hắn cảm thấy cô cũng run rẩy như hắn nên đánh liều đến gần cô.
- Tôi sẽ vui lòng, thưa ông. - Cuối cùng cô đáp -Nhưng tôi cũng chẳng hơn gì ông, tôi củng đến xin việc.
- À ra thế. - Hắn hoàn toàn bối rối nói.
Và cả hai đều đỏ nhừ mặt, hai con người cùng nhút nhát đối diện một lúc, ái ngại vì cùng chung một hoàn cảnh, nhưng không dám nói ra lời chúc nhau may mắn. Rồi, vì họ không nói gì thêm và càng làm phiền nhau hơn, họ chia tay một cách vụng về, mỗi bên ra một chỗ cách nhau vài bước, lại đứng chờ.
Những viên thư ký vẫn tiếp tục vào. Bây giờ Denise nghe tiếng họ nói bỡn khi họ qua gần và đưa mắt liếc nhìn cô. Cô càng thêm bối rối vì trở thành vật cho người ta ngắm, cô đang định đi dạo trong khu phố độ nửa giờ thì trống thấy một chàng trẻ tuổi đi hấp tấp từ phố Port Mahon tới, khiến cô nán lại một phút nữa. Chắc đây phải là gian hàng trưởng, vì hết thảy mọi thư ký đều chào anh ta. Anh ta người cao lớn, nước da trắng, râu chải chuốt, và mắt anh màu vàng già, dịu như nhung, ngắm nhìn cô một lúc khi anh qua quảng trường. Anh ta đã vào cửa hàng, vô tình, cô vẫn đứng im, lòng xao xuyến vì cái nhìn đó, đầy một niềm xúc động lạ lùng, trong đó khó chịu nhiều hơn là thoải mái. Quả thật, sợ hãi xâm chiếm cô, cô liền thủng thẳng xuôi theo phố Gaillon, rồi phố Saint Roch, để chờ bạo dạn trở lại.
Người ấy, cao hơn cả gian hàng trưởng, là đích thân Octave Mouret. Đêm qua anh không ngủ, vì ra khỏi buổi dạ hội của một viên trọng mãi [1], anh ta đã đi ăn tối cùng một người bạn và hai cô gái lượm được trong hậu trường một nhà hát nhỏ. Chiếc áo bành tô cài khuy anh mặc che giấu lễ phục và ca-vát trắng. Hăm hở, anh lên buồng riêng, rửa mặt và thay quần áo; và, khi anh tới ngồi vào bàn giấy trong phòng làm việc của anh ở tầng trên, thì anh đã khỏe khoắn con mắt tinh nhanh, da dẻ tươi mát, lao vào công việc tưởng như anh vừa ngủ dậy sau mười giờ liền. Phòng làm việc, rộng rãi, bầy đồ gỗ sồi lót vải len xanh lá cây, chỉ có đồ trang trí duy nhất là một bức chân dung, chân dung cái bà Hédouin mà khu phố còn nói đến. Từ khi bà không còn nữa, Octave vẫn giữ về bà một kỷ niệm xúc động, tỏ ra biết ơn, nhớ bà vì cái tài sản mà bà đã đem đến cho khi lấy anh. Vì vậy trước khi đi vào việc ký những hối phiếu đặt trên giấy thẩm, anh hướng về phía bức chân dung nở một nụ cười của con người hạnh phúc. Phải chăng bao giờ anh cũng trở lại làm việc trước bà, sau những chuyện đi lẻn của trai góa, ra khỏi những buồng the là nơi anh lạc tới vì nhu cầu hoan lạc?
Có người gõ cửa, và, không đợi, một người đàn ông trẻ, bước vào, anh ta người cao và gầy, cặp môi mỏng, cái mũi nhọn, nhưng rất đúng đắn với làn tóc chải mượt đã loáng thoáng vài đám hoa râm. Mouret đã ngẩng mặt lên, rồi tiếp tục ký:
- Bourdoncle, ngủ ngon chứ?
- Cảm ơn, rất tốt. - Người trẻ tuổi đáp, anh ta qua lại từng bước ngắn như ở nhà mình.
Bourdoncle là con một tá điền nghèo vùng Limoges, trước đây đã bước đầu đi làm ở hiệu Hạnh phúc các bà, đồng thời với Mouret, khi cửa hiệu này chiếm góc quảng trường Gaillon. Rất thông minh, rất hoạt động, lúc đó dường như anh ta sẽ dễ dàng chiếm chỗ bạn, anh này kém phần đứng đắn, có đủ mọi chuyện đi lẻn, vẻ ngoài dại dột, những chuyện trai gái đáng lo ngại; nhưng anh ta không đem lại cái quyết đoán của tài năng có ở chàng trai đầy nhiệt tình xứ Provence, cũng như tính táo bạo, cái duyên đắc thắng của anh này. Vả lại, do một bản năng của người khôn ngoan, anh ta nghiêng mình trước bạn, phục tùng mà không đấu tranh, ngay từ buổi đầu. Khi Mouret khuyên bọn thư ký góp vốn vào cửa hàng, Bourdoncle là một trong những người thi hành đầu tiên, thậm chí trao cho bạn cả món gia tài bất ngờ được hưởng của một bà cô; và, dần dà, sau khi trải qua mọi cấp bậc, nhân viên bán hàng, quầy hàng phó, rồi quầy hàng trưởng quầy tơ lụa, anh ta trở thành một trong những tay phò tá của ông chủ, thân cận nhất và được nghe nhất, một trong sáu tay hữu quan giúp ông cai quản hiệu Hạnh phúc các bà, cái gì như một hội đồng thượng thư dưới một ông vua chuyên chế. Mỗi người trong bọn họ trông nom một tỉnh. Bourdoncle phụ trách tổng giám sát.
- Thế còn anh, - Anh ta thân mật lại, nói - anh có ngủ được không?
Khi Mouret trả lời rằng mình đã không ngủ thì anh ta lắc đầu lẩm bẩm:
- Ốm người [2].
- Tại sao vậy? - Anh chàng kia vui vẻ nói - Tôi ít mệt mỏi hơn anh, anh bạn ạ. Mắt anh húp lên vì ngủ, anh nặng cân lên vì ngoan ngoãn quá... Hãy vui nhộn đi. Cái đó kích thích đầu óc anh.
Đó là chuyện tranh cãi thân mật thường xuyên giữa họ, Bourdoncle lúc đầu hành hạ tình nhân của anh ta, vì, anh nói, họ làm cho anh không ngủ được. Bây giờ thì anh ta tự phụ và căm thù phụ nữ, chắc hẳn vì những cuộc đụng độ ở bên ngoài mà anh ta không nói ra, chẳng là họ chiếm ít chỗ trong cuộc sống của anh, và anh đành lòng bóc lột các bà khách hàng ở cửa hiệu, vì anh rất ghét cái tính họ phù phiếm, phá tán tiền của, vì những xống áo vớ vẩn. Mouret trái lại, làm bộ ngây ngất, mừng rỡ và vồn vã trước phụ nữ, luôn luôn bị lôi cuốn vào những chuyện yêu đương mới, và những đòn lòng của anh được xem như một sự quảng cáo cho việc mua bán của anh, dường như anh bao trùm cả lên giới phụ nữ cùng một cái vuốt ve, để dễ bề làm họ mê tơi và giữ họ trong vòng quyền hành của anh.
- Tôi đã gặp bà Desforges tối qua. Bà ta thật tuyệt trong cuộc khiêu vũ.
- Thế không phải là sau đó anh đã ăn tối với bà ta à? - Người bạn cộng sự hỏi.
Mouret la lên:
- Ôi! Thế nữa! Bà ta rất đứng đắn, anh bạn ơi... Không đâu, mình đã ăn tối với Héloïse, con bé ở rạp Folie. Ngốc nghếch như gà tây [3], nhưng rất ngộ!
Anh lấy tập hối phiếu khác và tiếp tục ký... Bourdoncle vẫn đi bước ngắn qua lại. Anh ta ra đưa mắt nhìn xuống phố Neuve Saint Augustin qua những tấm kính cao cửa sổ, rồi trở lại nói:
- Ông biết không, họ sẽ trả thù.
- Ai kia chứ - Mouret hỏi, anh khuấy quên mất cuộc nói chuyện.
- Thì phụ nữ chứ ai.
Thế là anh lại nhộn hơn, anh để lộ cái bản chất tàn nhẫn của anh, dưới vẻ sùng bái phụ nữ. Anh nhún vai như muốn tuyên bố rằng anh sẽ quẳng tất cả họ xuống đất như những chiếc túi rỗng, ngày mà họ đã giúp anh xây dựng nên cơ đồ. Bourdoncle bướng bỉnh, nhắc lại với cách lạnh lùng của anh ta:
- Họ sẽ trả thù... Sẽ có một ả trả thù cho những ả khác, không tránh được.
- Chà! Cóc sợ! - Mouret kêu lên, dằn mạnh cái giọng xứ Provence của anh... - Ả đó chưa ra đời, cu cậu ơi. Mà nếu ả tới, cậu biết không...
Anh giơ cao chiếc quản bút, vung nó lên, và chọc nó vào khoảng không, làm như anh muốn lấy dao đâm vào một trái tim vô hình. Tay công sự lại bước đi, nghiêng mình như vốn dĩ trước uy quyền của ông chủ, mà tài năng đầy sơ hở vẫn làm anh ta ngỡ ngàng. Bản thân anh ta, rất rành mạch, rất lôgic, không đam mê, không thể sa ngã, vẫn còn phải tìm hiểu cái mặt nữ giới của sự thành công Paris sẽ hiến mình trong một chiếc hôn cho kẻ nào táo bạo nhất.
Hai người im lặng. Chỉ còn nghe tiếng ngồi bút của Mouret. Rồi, đáp lại những câu ngắn gọn anh đặt ra, Bourdoncle cung cấp những tin tức về cuộc đem bán lớn hàng tân phẩm mùa đông sẽ tổ chức vào thứ Hai tới. Đây là một áp-phe rất lớn, cửa hàng đặt cả vận mệnh vào nó, vì những lời đồn của khu phố có sự thật về cơ bản. Mouret lao mình như nhà thơ vào cuộc đầu cơ, với sự khoa trương cực kỹ, với yêu cầu làm to cực kỳ, đến mức mọi cái dường như sẽ phải sụp đổ dưới chân anh. Ở trong cái đó có một phương hướng mới về thương nghiệp, một táo tợn rõ rệt trên thương trường, trước kia nó đã làm bà Hédouin lo lắng, và đến hôm nay, mặc dầu những thắng lợi đầu tiên, đôi khi nó vẫn làm bàng hoàng những người hữu quan. Người ta khẽ trách ông chủ đi quá mau; người ta kết tội ông đã khuếch trương cửa hàng một cách nguy hiểm, trước khi có thể tính đến một sự gia tăng vừa đủ khách hàng; nhất là người ta run lên khi thấy ông ném hết tiền quỹ vào một nước bài, chất đầy các quầy một đống hàng hóa, mà không giữ lấy một xu dự trữ. Như về cuộc đem bán này, sau khi phải trả những món tiền lớn cho thợ nề, bao nhiêu vốn liếng nằm ngoài hết: một lần nữa, vấn đề là thắng hay chết. Thế mà anh thì, giữa mối kinh hoàng đó, anh vẫn giữ một niềm hân hoan đắc thắng, một lòng tin chắc ăn hàng triệu, như anh đàn ông được phụ nữ hâm mộ, và không thể bị phản bội. Khi Bourdoncle dám bầy tỏ vài điều lo ngại vì sự phát triển quá đáng những gian hàng mà doanh số còn chưa chắc chắn, anh nở một nụ cười tin tưởng mà kêu lên.
- Mặc nó, anh bạn ơi, cửa hàng còn nhỏ quá!
Anh kia có vẻ bàng hoàng, với nỗi sợ hãi mà anh ta không tìm cách giấu diếm nữa. Cửa hàng quá nhỏ một cửa hàng tân phẩm có tới mười chín gian hàng, và tính ra bốn trăm linh ba nhân viên.
- Thì đúng thế, - Mouret lại nói - chúng ta bắt buộc phải mở rộng trước mười tám tháng... Tôi nghiêm chỉnh nghĩ tới điều đó. Tối qua bà Desforges hứa với tôi ngày mai sẽ để tôi gặp ở nhà bà ta một người... Nhưng thôi, ta sẽ nói chuyện, khi nào ý kiến chín muồi.
Và, hối phiếu ký xong, anh đứng lên, anh tới thân mật vỗ vai ông bạn hữu quan, anh này khó lòng mà yên tâm được. Nỗi kinh hãi của kẻ khôn đó, ở xung quanh anh, khiến anh thích thú. Trong một cơn bộc lộ thành thật mà đôi khi anh bắt những người thân cận phải nghe, anh tuyên bố rằng về bản chất anh còn keo kiệt hơn tất cả những kẻ keo kiệt [4] trong thiên hạ: anh có máu của ông bố, mà anh giống cả về thể chất và tinh thần, ông là một tay cũng biết giữ giá trị của từng đồng xu; và nếu anh thừa hưởng được của bà mẹ chút xíu cái ngông tâm thần, thì có lẽ đó là điều may mắn nhất của vận số anh, vì anh cảm thấy sức mạnh vô địch của cái tính khả ái đó là dám làm.
- Anh phải biết rằng người ta sẽ đi theo anh đến cùng. - Rốt cuộc Bourdoncle nói.
Bấy giờ, trước khi xuống cửa hàng nhìn một lượt như thường lệ, hai người còn giải quyết mấy việc vặt. Họ xem xét mẫu một quyển sổ phiếu có cuống mà Mouret vừa có sáng kiến để làm những phiếu bán hàng. Anh đã nhận thấy những hàng không còn hợp thời, những con họa mi [5], nếu cho nhân viên bán hàng ăn hoa hồng càng cao thì bán càng chạy, dựa vào nhận xét đó anh tạo ra một kiểu buôn bán mới. Từ nay anh cho nhân viên bán hàng được chia lời trong việc bán ra tất cả mọi thứ hàng hóa, anh cho họ hưởng mấy phần trăm vào từng rẻo vải nhỏ nhất, vào bất cứ món hàng nào mà họ bán ra được: cơ chế đó đã làm đảo lộn ngành tân phẩm, gây ra giữa bọn thư ký bán hàng một cuộc đấu tranh để tồn tại có lợi cho bọn chủ. Vả chăng, cuộc đấu tranh đó trong tay anh trở thành một thể thức được ưa chuộng, nguyên lý tổ chức mà anh thường xuyên áp dụng. Anh buông thả những dục vọng, đặt mọi lực lượng mặt đối mặt, để cho cá lớn nuốt cá bé, và làm giàu trong cuộc vật lộn về quyền lợi đó. Mẫu quyển sổ được tán thành: bên trên cuống phiếu và phiếu xé rời có ghi tên gian hàng, số hiệu người bán hàng; rồi cả ở hai bên y như nhau đều có những cột để ghi số thước, tên hàng, giá tiền; và người bán chỉ việc ký vào phiếu trước khi trao cho thủ quỹ. Như thế, việc kiểm soát thật dễ dàng, chỉ việc đối chiếu những phiếu mà quỹ chuyển cho phòng khấu trừ với những cuống phiếu nằm trong tay những viên thư ký. Như vậy, mỗi tuần bọn này sẽ lĩnh khoản phần trăm và hoa hồng, không thể nhầm lẫn được.
- Chúng ta sẽ bớt bị ăn cắp - Bourdoncle hể hả nhận xét - Ý kiến của anh tuyệt vời.
- Thế mà tối qua tôi đã nghĩ đến chuyện khác -Mouret giải thích - Thật đấy, anh bạn ạ, tối qua ở bữa ăn tối ấy... Tôi muốn cho nhân viên phòng khấu trừ được hưởng một khoản tiền thưởng nhỏ mỗi khi họ phát hiện một sai lầm trên phiếu bán hàng trong lúc đối chiếu... Anh hiểu không, từ đó chúng ta tin chắc rằng họ sẽ không bỏ sót một sai lầm nào, vì họ còn bịa ra nữa kia.
Anh ngả ra cười, trong khi tay kia nhìn anh với vẻ thán phục. Kiểu thực hành thuyết đấu tranh để tồn tại mới mẻ đó làm anh hào hứng, anh có thiên tài về cơ chế hành chính, anh mơ ước tổ chúc cửa hàng cách nào để khai thác những thèm muốn của người khác, vì sự thỏa mãn và trọn vẹn những thèm muốn của chính mình, khi người ta muốn cho mọi người dốc hết nỗ lực, anh thường nói, và thậm chí bòn rút ở họ một chút lòng lương thiện, trước hết phải đặt họ vào cái thế vật lộn với những nhu cầu.
- Thôi, ta xuống đi. - Mouret lại nói. Phải quan tâm đến cuộc đem bán sắp tới... Từ hôm qua lụa đã về rồi, phải không? Mà Bouthemont thì phải có mặt lúc nhận hàng.
Bourdoncle đi theo anh. Phòng tiếp nhân đặt ở dưới hầm bên phố Neuve Saint Augustin. Ở đó, sát bờ hè, một lồng kính mở ra để cho xe vận tải trút hàng vào đó. Hàng được cân, rồi đung đưa trên một cầu trượt dốc, mà gỗ sồi và nẹp sắt bóng loáng vì những bao và két hàng mài nhẵn. Tất thảy hàng về đều vào qua cái cửa sập há hốc đó; cả một cảnh ngốn nuốt liên tục, vải rơi ào ào như nước xối. Nhất là vào những thời kỳ bán lớn, cầu trượt thả xuống hầm khối hàng vô tận, những lụa Lyon, len Anh, vải gai Flandres, chúc bâu Alsace, vải hoa Rouen; đôi khi xe vận tải phải xếp hàng nối đuôi nhau: những kiện hàng trôi xuống đáy hầm với tiếng ầm vang như hòn đá ném xuống nước sâu.
Khi đi qua, Mouret dừng lại một lát trước cầu trượt. Đang lúc nó hoạt động, những dòng két hàng tự trôi xuống, mà không trông thấy những người dùng tay đẩy từ trên; và hàng như tự nó lao xuống, xối như mưa từ một ngọn nguồn trên cao. Rồi đến những bao hàng, xoay mình như những hòn sỏi lăn đi. Mouret im lặng nhìn. Nhưng cả đám hàng hóa như băng tan đổ về cửa hàng của anh, cơn lũ mỗi phút thả ra hàng nghìn frăng đó, nhen lên trong cặp mắt trong sáng của anh một ánh lửa nhỏ. Chưa bao giờ anh đã ý thức rõ ràng về cuộc giao tranh sắp mở ra. Vấn đề là tung ra khắp các ngả của Paris mớ hàng hóa tràn ngập ấy. Anh không nói một lời, anh tiếp tục kiểm tra.
Trong ánh ngày nhờ xám từ những cửa hầm rộng lọt vào, một kíp người tiếp nhận những hàng gửi đến, trong khi đó những người khác tháo đinh những két, và cởi những bao hàng, trước mặt các gian hàng trưởng. Một cảnh náo nhiệt của công trường khuấy động nơi đáy hầm này, ở đó những trụ gang chống đỡ những khung vòm nhỏ, tường thì đắp xi-măng để trần.
- Nhận đủ chứ, Bouthemont? - Mouret vừa hỏi vừa bước lại gần một người đàn ông trẻ tuổi, đang kiểm điểm nội dung một két hàng.
- Vâng, chắc phải đủ - Anh ta đáp - Nhưng tôi còn phải mất cả buổi sáng để đêm.
Viên gian hàng trưởng đưa mắt tra hóa đơn, anh ta đứng trước một quầy hàng lớn, trên đó một nhân viên bán hàng của anh đặt lên, từng tấm một, những tấm lụa lấy ở két ra. Đàng sau họ, xếp đầy những quầy hàng khác cũng ngổn ngang hàng hóa mà cả một đám nhỏ thư ký đang kiểm tra. Cả một cuộc tháo dỡ hàng toàn bộ, một cảnh thật sự hỗn độn những vải vóc, được khảo sát, lật đi lật lại, đánh dấu, giữa những tiếng nói râm ran.
Bouthemont trở thành nổi tiếng ở nơi đây, với khuôn mặt tròn của tay vui nhộn, với bộ râu đen xẫm và cặp mắt màu hạt dẻ đẹp. Sinh ở Montpellier, ăn chơi, to tiếng, hắn bán hàng thì kém, nhưng mua hàng thì không ai bằng. Được ông bố, có cửa hàng tân phẩm ở tỉnh nhà gửi lên Paris, hắn nhất định từ chối không trở về địa phương nữa, khi mà ông già nghĩ thầm con trai đã đủ sành sõi để về kế nghiệp bố, và từ đó giữa hai bố con xảy ra một cuộc đua tranh càng ngày càng gay gắt: ông bố khư khư với lối buôn bán nhỏ ở tỉnh lẻ, bất bình khi thấy một anh thư ký quèn mà kiếm ra gấp ba mức kiếm của bản thân ông, anh còn thì châm chọc thói hủ lậu của ông già, cứ mỗi lần về quê nhà lại xủng xoảng khoe tiền kiếm được và làm đảo lộn cả cửa hàng. Cũng như những quầy hàng trưởng khác, anh ta, ngoài số lương cố định là ba ngàn phrăng, còn lĩnh khoản phần trăm ăn vào số hàng bán được. Dân Montpellier, ngạc nhiên và kính trọng, kháo nhau rằng con trai nhà Bouthemont, năm ngoái, đã đút túi ngót mười lăm nghìn phrăng, thế mà đó chỉ mới là bước đầu, có kẻ dự báo cho ông bố tức tối biết rằng con số đó còn là to lên nữa.
Bây giờ, Bourdoncle nhấc lấy một trong những tấm lụa, ngắm nghía cát của nó một cách chăm chú như một người thành thạo. Đó là một tấm lụa phai mép màu lam và màu bạc, thứ lụa nhãn hiệu Paris - Hạnh phúc nổi tiếng mà Mouret dự tính lấy nó để đánh một đòn quyết định.
- Thứ này tốt thật. - Anh ta lẩm bẩm.
- Đặc biệt nó gây ấn tương nhiều hơn là tốt -Bouthemont nói - Chỉ có Dumonteil mới chế tạo cho ta thứ đó... Chuyến đi vừa rồi, tôi đâm giận nhau với Gaujean, hắn rất muốn dành hẳn một trăm máy dệt theo mẫu này, nhưng hắn lại đòi mỗi mét cao hơn hai nhăm xăngtim.
Hầu như tháng nào Bouthemont cũng về nơi chế tạo như vậy, qua nhiều ngày ở Lyon, gặp khách sạn nào thì trọ ở đấy, với lệnh trả tiền khoản đãi những tay chế tạo. Vả lại hắn hoàn toàn được tự do, hắn mua cái gì mà hắn cho là tốt, miễn là mỗi năm hắn tăng được doanh số quầy hàng của hắn theo tỉ lệ ấn định trước; và cũng trên mức tăng đó, hắn được lĩnh khoản phần trăm lãi của hắn. Tựu trung, vị trí của hắn ở hiệu Hạnh Phúc các bà, giống như của tất cả các thủ trưởng đồng nghiệp của hắn, là vị trí của một thương nhân chuyên ngành trong một tổ hợp thương nghiệp nhiều ngành, một thứ thương xá rộng lớn.
- Thế là quyết định đấy chứ, - Anh ta lại nói - ta ghi cho nó năm phrăng sáu mươi. Ông biết không, đó là xấp xỉ giá mua vào.
- Được! Được, năm phrăng sáu mươi, - Mouret hăm hở nói - nếu như chỉ một mình tôi thì tôi sẽ bán lỗ vốn kia đấy.
Viên gian hàng trưởng cười xòa.
- Chà! Tôi thì tôi chẳng mong gì hơn... Bán ra sẽ gấp ba, thu nhập lớn tôi mới có lợi...
Nhưng Bourdoncle mặt vẫn nghiêm, môi mím chặt. Anh ta thì hưởng khoản phần trảm theo tổng số lãi, và việc của anh ta chẳng phải là hạ giá bán. Chính là anh ta kiểm soát để giám thị việc ghi giá, để Bouthemont không chỉ chạy theo doanh thu mà bán quá ít lãi. Mặt khác, anh ta trở lại với nỗi lo lắng cũ, trước những trù hoạch vì quảng cáo mà anh không nắm được. Anh ta dám ra mặt phản đối khi nói:
- Nếu ta bán nó với giá năm phrăng sáu mươi thì cũng cầm bằng như ta bán lỗ, là vì phải khấu trừ trước những kinh phí rất lớn... Ở đâu người ta cũng bán bảy phrăng thì phải.
Lập tức Mouret nổi giận. Anh đập bàn tay vào lụa, anh cáu kỉnh la lên:
- Tôi biết thừa đi, mà chính vì thế tôi muốn biếu không các bà khách hàng...Thật sự, anh bạn ạ, anh sẽ không bao giờ hiểu được phụ nữ. Rồi anh xem họ sẽ giành giật nhau cái lụa này.
- Cố nhiên, - Anh ta bướng bỉnh ngắt lời - mà họ càng giành giật nhau thì ta càng lỗ.
- Chúng ta lỗ vài xăngtim về hàng đó, tôi muốn thế đấy. Sau đó sẽ ra sao? Tai hại nỗi gì nếu chúng ta thu hút được hết thảy phụ nữ và nếu chúng ta bắt sao họ chịu vậy khi họ bị quyến rũ, họ mê cuồng trước hàng hóa chất đống của chúng ta, họ dốc hết ví mà không đếm tiền! Tất cả vấn đề, anh bạn ạ, là nhen họ lên, mà như thế thì phải có một món hàng dễ ưa mở đầu. Sau đó, anh có thể bán các hàng khác đắt ngang mọi nơi, họ vẫn tưởng mua ở hàng anh rẻ hơn. Chẳng hạn, cái lụa kim bì của ta, thứ lụa mỏng ấy giá bảy phrăng năm mươi, ở đâu cũng bán giá ấy, nó cũng được coi như một dịp may đặc biệt, và thế là đủ bù lại lỗ của Paris - Hạnh phúc... Rồi anh xem, rồi anh xem!
Anh trở nên hùng biện.
- Anh hiểu không! Tôi muốn cho tám ngày nữa lụa Paris - Hạnh phúc sẽ làm đảo lộn thương trường. Nó là biến cố của chúng ta, chính nó sẽ cứu thoát chúng ta và nó sẽ làm cho chúng ta nổi tiếng. Thiên hạ sẽ chỉ nói đến nó, lụa mép màu lam và màu bạc sẽ nổi tiếng từ đầu đến cuối nước Pháp... Và anh sẽ nghe thấy bọn cạnh tranh với ta tức tối kêu trời.
Tiểu thương sẽ bị chặt thêm một cánh phen này. Cứ là bị chôn vùi tất cả bọn đồng nát ấy, chúng đang chết vì phong thấp dưới hầm của chúng!
Chung quanh ông chủ, bọn thư ký đang kiểm soát hàng gửi đến vừa lắng nghe vừa mỉm cười. Anh ưng nói và thắng lý. Bourdoncle, một lần nữa, nhượng bộ. Khi đó, chiếc két hết hàng, hai người tháo đinh một chiếc khác.
- Nhà chế tạo thì họ chẳng cười đâu! - Bouthemont liền nói - Ở Lyon, họ tức với ông, họ cho là ông bán rẻ làm cho họ phá sản!... Ông biết không, Gaujean đã tuyên chiến hẳn hoi với tôi. Thật đấy, hắn đã thề sẽ mở rộng tín dụng dài hạn cho những nhà buôn nhỏ, chứ không chịu nhận giá của tôi.
Mouret nhún vai.
- Nếu Gaujean mà không biết điều, - Anh đáp -Gaujean sẽ đi đời... Họ than phiền về nỗi gì? Chúng ta sẽ trả tiền họ ngay, chúng ta lấy tất cả những gì họ làm ra, như thế ít ra là họ sản xuất được rẻ hơn... Vả chăng, miễn sao công chúng được lợi vào đấy.
Viên thư ký dỡ hết hàng ở két thứ hai trong khi Bouthemont lại vừa tra hóa đơn vừa chấm để kiểm các tấm lụa. Một viên thư ký khác, ở đầu quầy liền đó đánh dấu bằng những chữ số quen thuộc, và kiểm soát xong, hóa đơn, do gian hàng trưởng ký, phải chuyển ngay lên quỹ trung tâm. Mouret ở lại một lát nữa để xem công việc đó, toàn bộ hoạt động quanh những hàng dỡ ra cứ ùn lên mãi và đe dọa tràn ngập gian hầm rồi, không nói thêm một lời, anh bỏ đi, Bourdoncle theo sau.
Hai người thủng thẳng đi ngang qua gian hầm. Những cửa hầm cách quãng để lọt vào một ánh sáng nhợt nhạt; và, ở trong cùng những xó tối, dọc theo những hành lang hẹp, đèn hơi thắp sáng liên tục. Chính hàng dự trữ để ở những hành lang đó, với những hầm nhỏ có chắn hàng rào là nơi các gian hàng chất các hàng thừa ứ của họ. Khi đi qua, ông chủ liếc nhìn cái lò truyền nhiệt mà thứ Hai tới người ta sẽ đốt lần đầu tiên, và cái trạm cứu hỏa nhỏ với một chiếc công tơ kếch xù đặt trong một lồng sắt. Nhà bếp và các buồng ăn là những hầm cũ được sửa thành những hầm nhỏ, ở bên tay trái phía góc nhìn ra quảng trubng Gaillon. Sau hết, ở đầu kia hầm anh tới phòng hàng đi. Những gói hàng mà khách hàng không mang theo mình được đưa xuống, lựa chọn trên những chiếc bàn, xếp loại vào những khoang, mỗi khoang dành cho một khu phố Paris; rồi, bằng một cầu thang rộng mở ra đúng vào phía trước hiệu Vieil Elbeuf, người ta đưa hàng lên những xe đỗ ở bên bờ hè. Theo sự vận chuyển cơ giới của hiệu Hạnh phúc các bà thì cầu thang phố La Michodière đó liên tục nhả ra những hàng hóa ngốn vào băng cầu trượt phố Neuve Saint Augustin, sau khi chúng chạy qua những quầy hàng ở bên trên, như một guồng bánh xe.
- Campion, - Mouret hỏi viên trưởng phòng hàng đi, một viên đội cũ mặt gầy - tại sao sáu đôi mền của một bà mua hôm qua lúc hai giờ mà buổi chiều chưa chuyển đi.
- Bà ấy ở đâu? - Nhân viên đó hỏi.
- Phố Rivoli, góc phố Alger... Bà Desforges.
Vào giờ sớm mai này, những bàn tuyển lựa cho không trong các khoang chỉ còn vài gói hàng sót lại từ hôm trước. Trong khi Campion, sau khi tra sổ, lục lọi những gói ấy thì Bourdoncle ngắm nhìn Mouret, nghĩ thầm con người quỷ quái này hắn biết tất thảy, quan tâm đến tất thảy, ngay cả lúc ngồi bên bàn ở hiệu ăn đêm và trong phòng ngủ của tình nhân hắn. Cuối cùng viên trưởng phòng hàng đi phát hiện ra sai lầm trên quỹ đã ghi sai số nhà và gói hàng đã quay trở lại.
- Quỹ nào mà đã làm sai như vậy? - Mouret hỏi - Anh bảo quỹ số 10, hử?...
Và quay về phía Bourdoncle:
- Quỹ 10 là Albert, phải không?... Ta sẽ bảo nhỏ hắn.
Nhưng trước khi đi một vòng trong cửa hàng, anh muốn lên phòng gửi hàng, nó chiếm nhiều gian ở gác hai. Tất cả mọi đơn đặt hàng của các tỉnh và nước ngoài đều tới đó; và sáng nào anh cũng lên đó xem thư từ. Từ hai năm nay số thư từ càng ngày càng lớn. Phòng này, lúc đầu chỉ có chục nhân viên, nay đã cần đến hơn ba mươi người rồi. Người này bóc thư, người kia đọc ở bên cùng một bàn; những người khác xếp loại, đánh số thứ tự được ghi lại ở một tủ ngăn; rồi, sau khi người ta đã phân phát thư cho các gian hàng và khi gian hàng đưa hàng lên thì người ta dần dần cho hàng vào các ngăn tủ theo số thứ tự. Bấy giờ chỉ còn việc kiểm soát và đóng gói, trong cùng một gian bên cạnh, ở đó một kíp thợ đóng đinh và buộc dây từ sáng đến chiều.
Mouret đặt cầu hỏi thường lệ:
- Sáng nay bao nhiêu, Levasseur?
- Thưa ông, năm trăm ba mươi tư - Viên trưởng phòng đáp - Sau cuộc đem bán thứ Hai tới, tôi lo rằng sẽ không đủ người. Hôm qua, chúng tôi vất vả lắm mới làm kịp.
Bourdoncle lắc đầu vì hài lòng. Anh ta không ngờ tới năm trăm ba mươi tư bức thư vào một ngày thứ ba. Chung quanh chiếc bàn, nhân viên cắt và đọc, tiếng giấy loạt soạt liên tục, trong khi đó, trước những tủ ngăn hàng hóa bắt đầu di chuyển. Đây là một trong những phòng phức tạp nhất và lớn nhất của cửa hàng. Ở đó người ta sống trong một cơn sốt thường xuyên là vì, theo quy định, tất cả com-măng buổi sáng phải được gửi đi buổi chiều.
- Anh sẽ được thêm người mà anh cần đến, Levasseur ạ - Cuối cùng Mouret trả lời, anh đã đưa mắt nhìn và thấy công việc của phòng chạy tốt - Anh biết không, khi có công việc, chúng tôi không từ chối cho thêm người.
Trên tầng cao, sát nóc là buồng ngủ của các cô bán hàng. Nhưng anh đi trở xuống, và vào quỹ trung tâm, đặt ở gần phòng làm việc của anh. Đó là một buồng quây kín bằng một lồng kính với ghi-sê [6] bằng đồng, trong đó có một tủ sắt to lớn, gắn vào tường. Ở đấy hai viên thủ quỹ tập trung thu nhập mà, mỗi buổi chiều, Levasseur, thủ quỹ thứ nhất của bộ phận bán ra, đưa lên, và sau đó họ thanh toán chi tiêu, trả tiền người sản xuất, nhân viên, cả cái thế giới nhỏ sống vào cửa hàng. Phòng quỹ thông với một phòng khác đầy những hộp bằng giấy bìa màu ve, ở đó mười nhân viên kiểm soát những hóa đơn. Rồi lại đến một phòng nữa, phòng khấu trừ: sáu thanh niên cúi đầu trước những chiếc giá màu đen, với những chồng sổ để phía sau, đang quyết toán các khoản phần trăm của nhân viên bán hàng bằng cách đối chiếu những phiếu bán hàng. Phòng này mới toanh, việc chưa chạy.
Mouret và Bourdoncle đã đi qua phòng quỹ và phòng kiểm soát. Khi họ sang phòng này thì bọn thanh niên đang hếch mũi lên cười, giật mình vì bị bất chợt. Thế là Mouret, không mắng họ, giảng giải cho họ, thể thức tiền thưởng nhỏ mà anh đã nghĩ ra để trả cho họ mỗi lần phát hiện sai lầm trên phiếu bán hàng; và khi anh đi ra, đám nhân viên thôi không cười nữa, họ, như bị roi quất, hăng hái trở lại làm việc, tìm kiếm những sai lầm.
Ở tầng dưới nhà, trông cửa hàng, Mouret đi thẳng tới quỹ số 10, ở đó Albert Lhomme đang đánh móng tay trong khi chờ khách hàng. Người ta thường nói: “Triều đại nhà Lhomme”, từ khi và Aurélie, gian hàng trưởng gian hàng may sẵn đẩy được ông chồng lên chức thủ quỹ thứ nhất, sau đó lại xin được một chân ở quỹ bán lẻ cho con, một gã con trai lớn xanh xao và hư hỏng, hắn không đậu được ở nơi nào và làm cho bà ta rất lo lắng. Nhưng, trước gã con trai, Mouret lánh mặt: anh không muốn làm tổn hại đến tính tình hòa nhã của anh trong cái nghề sen đầm, anh gìn giữ vì ý thích và vì sách lược vai trò vị chúa dễ thương của anh. Anh khẽ hích khuỷu tay vào Bourdoncle, con người số hiệu mà anh thường trao cho những việc hành phạt.
- Ông Albert, - Anh này nghiêm khắc nói - ông lại ghi nhầm một địa chỉ, gói hàng đã trở lại... Thật là phiền.
Viên thủ quỹ thấy cần phải tự bảo vệ, hắn gọi gã con trai đã gói hàng ra làm chứng. Gã này tên là Joseph cũng thuộc triều đại Lhomme, vì nó là anh em chung sữa với Albert [7] và nó được vào làm là nhờ thế lực bà Aurélie. Gã kia muốn tên này đổ lỗi cho khách hàng, hắn nói ấp úng, hắn xoắn râu cằm làm cho bộ mặt rỗ chằng chịt của hắn dài thượt ra, hắn bị giằng co giữa lương tâm lính cựu của hắn và lòng biết ơn những người che chở hắn.
- Thôi, ông cứ để yên Joseph đấy, - Cuối cùng Bourdoncle thét lên - nhất là ông đừng nói gì nữa... Ái chà ông hí hửng vì chúng tôi trọng công lao của bà mẹ ông.
Nhưng vừa lúc đó, Lhomme chạy tới. Từ quỹ của ông ta, ở gần cửa ra vào, ông ta nhìn thấy quỹ của con trai, ở gian hàng bán găng. Đầu bạc phơ, thân nặng nề vì cuộc sống ít ra ngoài, ông có một bộ mặt mềm nhũn, lẩn giấu như mòn đi vì ánh đồng tiền mà ông đếm suốt ngày. Cánh tay cụt của ông không làm trở ngại cho ông chút nào trong công việc đó, và thậm chí người ta tò mò đến xem ông kiểm soát tiền thu nhập, tiền giấy, tiền đồng cứ là trôi tuồn tuột trong bàn tay trái của ông, bàn tay duy nhất còn lại. Là con trai một nhân viên thu thuế ở Chablis, ông rơi vào Paris với chân viên chức ghi chép ở nhà một thương nhân phố Port-aux-Vins. Rồi, ngụ ở phố Cuvier, ông kết hôn với con gái người gác cổng nhà ông, nguyên người xứ Alsac làm phó may; và, từ đó ông đâm ra phục tùng bà vợ có khả năng buôn bán khiến ông phải kính trọng. Bà ta kiếm hơn mười hai nghìn frăng ở gian hàng may sẵn, mà ông thì chỉ lĩnh được năm nghìn phrăng lương cố định. Và lòng vì nể đối với một người vợ mang lại cho gia đình những số tiền như thế, lan sang cả đứa con trai mà bà ta đẻ ra.
- Cái gì thế? - Ông ta lẩm bẩm - Albert phạm lỗi à?
Bấy giờ, theo thói quen, Mouret ra mắt, để đóng vai ông hoàng tốt bụng. Khi mà Bourdoncle làm người ta sợ mình thì anh gìn giữ tiếng tăm của anh.
- Chuyện nhỏ thôi - Anh khẽ nói - Bác Lhomme thân mến ạ, Albert của bác là một anh dại dột cần phải noi theo gương của bác.
Rồi đổi hướng câu chuyện, càng tỏ ra hòa nhã hơn.
- Thế nào, cuộc hòa nhạc bữa nọ?... Bác ngồi chỗ có tốt không?
Hai má nhợt nhạt của lão thủ quỹ đỏ lên. Ông ta chỉ có mỗi một tật là âm nhạc, cái tật âm thầm mà ông thỏa mãn một cách cô đơn, chạy khắp các nhà hát, những nơi hòa nhạc, những thính phòng; mặc đầu bị cụt một tay, ông vẫn chơi kèn, nhờ một hệ thống kẹp bố trí khéo léo; và, do chỗ bà Lhomme ghét ồn ào buổi tối, ông phải bọc kèn bằng dạ, tuy nhiên vẫn thích thú đến mê say với những tiếng kèn ấm ức đến kỳ lạ của ông. Giữa cảnh phân tán bắt buộc của gia đình, ông tự tạo cho mình một mảnh đất hiu quanh trong âm nhạc. Cái đó và tiền quỹ của ông, ông không biết gì khác, ngoài sự thán phục bà vợ.
- Chỗ tốt lắm - Ông đáp, con mắt long lanh - Ông phúc đức quá, thưa ông.
Mouret thích thú với việc làm thỏa mãn những dục vọng, đôi khi biếu Lhomme những vé mà mấy bà bảo trợ ấn vào tận họng anh. Và anh làm cho lão ta hoàn toàn phấn chấn khi nói:
- A ha! Beethoven, a ha! Mozart... Âm nhạc kỳ diệu!
Không đợi một lời đáp, anh bỏ đi, anh theo kịp Bourdoncle lại đang đi thăm các gian hàng. Trong phòng lớn chính giữa, một sân trong được quây kính, là nơi bán tơ lụa. Cả hai người thoạt tiên đi theo hành lang, phố Neuve Saint Augustin mà hàng màu trắng chiếm từ đầu đến cuối dẫy. Không có điều gì bất thường làm họ chú ý, họ đi thong thả giữa đám thư ký kính cẩn. Rồi họ quay vào các gian hàng vải hoa Roăng và mũ áo đan, ở đây cũng trật tự như thế. Nhưng đến chỗ hàng len, dọc theo hành lang chạy ngược lại vuông góc với phố La Michodière, thì Bourdoncle lại đóng vai trò hành phạt tối cao của anh ta, khi trông thấy một gã con trai ngồi trên một quầy hàng với vẻ rũ rượi vì qua một đêm trắng; Gã này, tên là Liénard, con một thương nhân bán tân phẩm giàu có ở Angers, bị mắng thì cúi mặt xuống; Trong cuộc sống lười biếng vô lo và trác táng, hắn chỉ sợ có một điều là bị bố gọi về tỉnh nhỏ. Từ lúc đó, những lời khiển trách dồn dập dội xuống như mưa đá, hành lang phố La Michodière chịu cơn giông tố: ở gian hàng dạ, một nhân viên bán hàng làm công ăn cơm không, một trong những kẻ tập việc và ngủ ngay tại gian hàng, đêm trước mãi quá mười một giờ khuya mới về: ở gian hàng tạp phẩm, viên gian hàng phó vừa để bị bắt quả tang ở dưới hầm đang sắp hút hết điếu thuốc lá. Và, nhất là ở gian hàng bán găng, cơn bão nổ lên đầu một trong những dân Paris hiếm hoi của cửa hàng, gã Mignot xinh trai, như người ta vẫn gọi hắn, đứa con hoang của một cô giáo dạy thụ cầm; tội của hắn là đã làm ầm ĩ ở phòng ăn vì kêu ca thức ăn. Chẳng là có ba lớp ăn, lớp thứ nhất vào chín giờ rưỡi, lớp thứ hai vào mười giờ rưỡi, lớp nữa vào mười một giờ rưỡi, hắn muốn phân trần rằng vì thuộc vào lớp thứ ba, bao giờ hắn cũng chỉ được cặn nước xốt và những suất ăn bị xén bớt.
- Thế nào, thức ăn không ngon à? - Mouret, bấy giờ mới mở miệng, hỏi một cách khờ khạo.
Anh chỉ có một phrăng năm mươi mỗi người và mỗi ngay cho viên bếp trưởng, một dân xứ Auvergnat ghê gớm, hắn còn kiếm cách bỏ túi, cho nên thức ăn thật sự là tồi tệ. Nhưng Bourdoncle nhún vai: một bếp trưởng mà phải phục dịch bốn trăm suất ăn sáng và bốn trăm suất ăn chiều, thì dù có chia làm ba lớp ăn cũng không tài nào sa đà vào những tinh xảo về nghệ thuật.
- Dù thế nào, - Ông chủ hiền lành lại nói - tôi muốn nhân viên của chúng ta được có thức ăn lành và đủ. Tôi sẽ bảo bếp trưởng.
Thế là yêu sách của Mignot được chôn sâu. Bấy giờ quay trở lại nơi xuất phát, đứng gần cửa ra vào, giữa những ô và cà vạt, Mouret và Bourdoncle nhận bản báo cáo của một trong bốn viên thanh tra phụ trách việc giám thị cửa hàng. Lão Jouve là một cựu đại úy, được huy chương ở Constantine, trông con đẹp trai với cái mũi to dâm đãng và cái đầu hói bề thế, lão mách họ một nhân viên bán hàng, chỉ vì bị lão khiển trách mà gọi lão ta là “lão đụt”; thế là nhân viên đó bị đuổi.
Lúc đó cửa hàng vẫn vắng khách. Chỉ có các bà nội trợ khu phố đi qua các hàng lang vắng tanh. Ở cửa ra vào, viên thanh tra kiểm điểm nhân viên đi làm vừa gấp sổ và ghi riêng ra những kẻ đến chậm. Đấy là lúc nhân viên bán hàng vào chỗ ở các gian hàng mà nhân viên phục vụ đã quét dọn lau chùi ngay từ năm giờ sáng. Ai nấy vừa treo mũ và áo choàng vừa chặn lại một cái ngáp, mặt còn bệch vì ngái ngủ. Những người này trao đổi vài câu, dường như dọn mình cho một ngày lao động mới; Những người khác thủng thẳng, mở những tấm xéc màu xanh lá cây mà chiều hôm trước họ đã phủ lên hàng hóa được gấp lại, và những chồng vải hiện ra, xếp đặt cân xứng, cả cửa hàng tinh tươm ngăn nắp, bình lặng rạng rỡ trong niềm vui ban mai, chờ cho cuộc bán hàng xô đẩy lại một lần nữa làm tắc nghẽn và như thu hẹp nó lại với cơn lũ tuôn ra những vải vóc, len dạ tơ lụa và đăng-ten.
Dưới ánh sáng rực rỡ của gian hàng lớn chính giữa, bên quầy tơ lụa, hai chàng trai thì thầm nói chuyện. Một gã bé nhỏ và xinh, khỏe mạnh, hồng hào, đang phối hợp các màu lụa để bầy ở bên trong. Hắn tên là Hutin, con một người bán cà-phê ở Yvetot, chỉ sau mười tám tháng đã trở thành một trong những tay bán hàng cừ nhất, do bản chất mềm mỏng, thói vuốt ve mơn trớn thường xuyên, nó che giấu một lòng thèm muốn dữ dội ngốn tất, nuốt thiên hạ, dù không đói, chỉ vì thích thú.
- Nghe này, Favier, ở địa vị cậu tớ sẽ cho nó một cái tát, lời thề danh dự! - Hắn bảo gã kia, một anh con trai lớn bẳn tính, khô khan, vàng vọt, đẻ ở Besançon, thuộc gia đình thợ dệt, con người vô duyên, che đậy dưới vẻ lạnh nhạt một ý muốn hãi hùng.
- Tát người ta thì chẳng đi tới đâu - Hắn làu nhàu với vẻ phớt lạnh - Chờ đợi là hơn cả...
Cả hai nói về Robineau đang giám sát bọn thư ký trong khi viên quầy hàng trưởng xuống dưới hầm Hutin ngầm chơi xỏ viên quầy hàng phó mà hắn muốn thay chân. Để đánh bị thương và tống anh kia đi, ngay từ cái ngày chân quầy hàng trưởng mà người ta hứa cho hắn không có người, hắn đã nghĩ cách kéo Bouthemont từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, Robineau đang vững, và bây giờ là một cuộc xung đột hàng giờ. Hutin mong muốn tập hợp cả gian hàng lai chống anh ta, bằng đủ mọi ác ý và quấy rầy. Song, hắn hoạt động với vẻ hòa nhã của hắn, nhất là hắn kích Favier, gã này vào bán hàng sau hắn và ra vẻ bị xỏ mũi, nhưng thỉnh thoảng lại đột ngột không tán thành, do đó người ta cảm thấy cả một cuộc vận động cá nhân tiến hành lặng lẽ.
- Im! Mười bày đấy! - Hắn giật giọng bảo bạn đồng nghiệp, báo cho gã này biết Mouret và Bourdoncle đến bằng tiếng kêu ước định đó.
Quả nhiên hai anh này tiếp tục cuộc thanh tra khi đi qua gian hàng lớn. Họ dừng lại, đòi Robineau giải thích về một đám nhung đựng trong những hộp chất đống ngổn ngang trên một chiếc bàn. Và, khi anh này trả lời thiếu chỗ.
- Bourdoncle, tôi đã bảo mà, - Mouret mỉm cười la lên - cửa hàng đã quá nhỏ rồi. Đến ngày sẽ phải phá tường đến tận phố Choiseul... Rồi anh xem, thứ Hai tới, người ta chen chúc nhau.
Và nhân cuộc đem bán mà mọi quầy hàng đang chuẩn bị đó, anh lại hỏi Robineau, anh ra lệnh cho hắn. Nhưng từ mấy phút qua, anh vẫn tiếp tục nói, mà vừa đưa mắt theo rõi việc làm của Hutin, tay này kề cà đặt lụa xanh lơ bên cạnh lụa xám và lụa vàng, rồi lùi lại để xem sự hài hòa của các mầu. Đột nhiên anh can thiệp.
- Thì sao cậu cứ tìm cách xoa dịu con mắt? - Anh nói - Cậu đừng hãi, cứ làm cho nó lóa lên... Đây này! Màu đỏ, màu xanh ve! Màu vàng!
Anh vớ lấy những tấm lụa, anh tung ra, vò nhàu, bầy ra những cung bậc màu sắc rực chói. Mọi người tán đồng, ông chủ là người bầy hàng cừ nhất Paris, một tay cách mạng về bầy hàng thật sự, đã sáng lập trường phái hung bạo và vĩ mô trong khoa bầy hàng. Anh muốn những trận sụp lở hàng hóa như ngẫu nhiên đổ ra từ những tủ ô toang mở, anh muốn chúng bùng cháy với những màu rực chói nhất, rọi chiếu lẫn nhau. Ra khỏi cửa hàng, anh nói khách hàng phải đau mắt. Hutin, trái lại, thuộc trường phái cổ điển chủ trương cân xứng và giai điệu tìm kiếm ở những biến sắc, hắn nhìn anh nhóm lên đám cháy vải vóc giữa mặt bàn đó, không dám đưa ra lời phê bình nhỏ, nhưng mồm chúm lại với cái bĩu môi nghệ sĩ trước một kiểu lạm dụng nhường kia làm tổn thương niềm tin của họ.
- Như thế - Mouret la lên khi làm xong - Và mặc nó đấy... Thứ Hai này cậu sẽ cho tôi biết nó có níu các bà lại không?
Vừa lúc đó, khi anh trở lại với Bourdoncle và Robineau thì một người phụ nữ bước tới, đứng sững ra mấy giây và nghẹn ngào trước những hàng bầy. Đó là Denise. Sau khi tần ngần ở ngoài phố ngót một tiếng đồng hồ, và đột nhiên đâm ra quá nhút nhát, cuối cùng cô mới vừa quyết định. Tuy nhiên, cô luống cuống đến nỗi không nghe cả những lời chỉ dẫn rõ ràng nhất; và bọn thư ký, mà cô lắp bắp hỏi thăm tìm bà Aurélie, mất công chỉ cho cô cầu thang lên tầng trên, cô cảm ơn, rồi cô quay sang phía tay trái, khi người ta vừa bảo cô quay phía tay phải; Thành ra mất mười phút cô cứ loanh quanh ở tầng dưới nhà, đi từ gian hàng này sang gian hàng kia, giữa đám nhân viên bán hàng tò mò độc ác và nhăn nhó hững hờ. Trong cô vừa là ý muốn chạy trốn vừa là nhu cầu thưởng ngoạn nó giữ cô lại. Cô cảm thấy mình lạc lõng, quá nhỏ bé trong con quái vật, trong cỗ máy còn chưa chạy, lo sợ bị cuốn vào cơn chấn động mà những bức tường đã rung lên rồi. Và, nghĩ đến cửa hiệu Vieil Elbeuf tối om và chật chội, cô càng thấy cửa hàng rộng rãi này to lớn thêm nó rực rỡ ánh sáng, y như một thành phố, với những đền đài, quảng trường, phố xá của nó, và ở đó cô tưởng như không tài nào tìm ra đường đi.
Tuy nhiên, cho tới lúc đó cô chẳng dám bén mảng vào phòng lớn bầy tơ lụa, với trần cao lát kính, những quầy sang trọng, trông nó như nhà thờ làm cô sợ hãi. Rồi cuối cùng, khi cô vào đó, để tránh bọn thư ký quầy hàng màu trắng đang cười, cô như đột nhiên vấp phải đám bầy hàng của Mouret; và mặc dầu đang cơn hốt hoảng, con người phụ nữ trong cô thức dậy, má cô bừng đỏ, cô mê mải ngắm đám tơ lụa bùng cháy.
- Này, - Hutin sống sượng rỉ vào tai Favier - con sếu ở quảng trường Gaillon.
Mouret vừa làm ra vẻ vẫn lắng nghe Bourdoncle và Robineau vừa cảm thấy trong thâm tâm, thích thú vì nỗi bàng hoàng của cô gái tội nghiệp đó, cứ như một bà hầu tước bị xúc động vì sự thèm muốn cuồng nhiệt của một gã đánh xe bò qua đường. Lúc đó Denise đưa mắt lên và cô càng thêm bối rối khi nhận ra chàng trai mà cô tưởng lầm là một gian hàng trưởng. Cô tưởng như anh nghiêm khắc nhìn cô. Thế là, không còn biết bỏ đi đằng nào nữa, hoàn toàn bị lạc, cô lại hỏi viên thư ký đầu tiên bắt gặp là Favier, đứng gần cô.
- Ông làm ơn cho tôi hỏi bà Aurélie?
Favier khó chịu, xẵng giọng, trả lời cộc lốc:
- Ở tầng trên.
Denise cảm ơn để mau chóng thoát khỏi con mắt nhìn của cả bọn đàn ông đó, nhưng cô lại đi ngược chiều quay lưng về phía cầu thang, thì vừa lúc Hutin ngả lòng một cách tự nhiên về bản tính trai lơ của hắn. Hắn đã gọi cô là con sếu, mà bây giờ thì, với cái vẻ hòa nhã của tay bán hàng bảnh trai, hắn ngăn cô lại.
- Không phải, thưa cô, phía này kia... Nếu cô chịu khó.
Hắn đi ngay hẳn lên trước cô vài bước, dẫn cô tới chân cầu thang ở phía tay trái phòng lớn. Tới đó, hắn nghiêng đầu, hắn mỉm cười, nụ cười hắn vẫn có trước tất cả mọi phụ nữ.
- Trên kia, cô quay sang tay trái. Hàng may sẵn ở ngay trước mặt.
Cung cách lễ phép mơn trớn đó khiến Denise cảm động hết sức. Cái đó như một sự giúp đỡ thân ái đối với cô. Cô ngước mắt lên, cô ngắm nhìn Hutin và cả con người hắn khiến cô có cảm tình, bộ mặt xinh xẻo, mắt nhìn cười cười làm cô hết sợ, giọng nói như dịu dàng an ủi. Cô đầy lòng biết ơn, tỏ vẻ thân mật bằng mấy câu rời rạc mà vì xúc động cô ấp úng nói được:
- Ông thật tốt quá... Xin ông đừng bận lòng... Xin đa tạ ông.
Hutin lập tức đã quay lại gần Favier, giọng sống sượng, nói khẽ với hắn:
- Cà khằng, nhỉ?
Ở trên gác, cô gái đến thẳng gian hàng may săn. Đó là một gian buồng rộng, xung quanh là những tủ cao bằng gỗ sồi chạm trổ, với những tấm gương không tráng nhìn xuống phố La Michodière. Năm sáu phụ nữ bận áo lụa dài, rất đỏm dáng với những búi tóc phidê và những váy hất ra phía sau, đang vừa nhộn nhịp làm việc vừa trò chuyện. Một người cao lớn và mảnh dẻ, đầu quá dài, có dáng ngựa xổng, đứng tựa lưng vào một chiếc tủ, bộ như đã mệt nhoài.
- Thưa, bà Aurélie? - Denise lặp lại.
Cô bán hàng nhìn cô mà không trả lời, vẻ khinh miệt vì cô ăn mặc tiều tụy, rồi nói với một cô bạn, người bé nhỏ da thịt trắng bệch, vẻ mặt hiền lành và ngán ngẩm.
- Cô Vadon, cô có biết thủ trưởng ở đâu không?
Cô kia đang xếp những áo măng-tô tròn theo cỡ to nhỏ, cũng chẳng buồn ngẩng đầu lên.
- Không, cô Prunaire ạ, tôi chẳng biết gì cả. - Cô ta chúm môi nói.
Mọi người im lặng, Denise đứng đờ ra, chẳng ai để ý đến cô nữa. Tuy nhiên, sau một lúc đợi chờ, cô lại đánh bạo hỏi một lần nữa.
- Thưa, bà Aurélie liệu có sắp về không ạ?
Lúc đó, gian hàng phó là một người đàn bà gầy và xấu mà cô chưa nhìn thấy, một bà góa, răng vẩu và tóc cứng, từ một chiếc tủ, ở đó bà ta đang kiếm tra những nhãn hàng, la lên bảo cô:
- Cứ đợi đấy, nêu cô muốn nói thẳng với bà Aurélie.
Và bà ta hỏi một cô bán hàng khác:
- Bà ấy có ở phòng tiếp nhận không nhỉ?
- Không, bà Frédéric ạ, tôi không chắc - Cô này trả lời - Bà ấy chẳng nói gì cả, chắc là không đi xa đâu.
Denise được biết như vậy, đứng yên. Có vài chiếc ghế cho khách hàng thật đấy, nhưng người ta không bảo cô ngồi nên cô không dám, mặc dầu đã rạc cẳng vì cứ đi loanh quanh mãi. Rõ ràng những cô nàng đó đã đánh hơi biết đây là cô bán hàng đến xin việc, nên họ nhìn cô chòng chọc; bằng khóe mắt, họ lột trần cô, không nhân hậu, với sự thù địch ngấm ngầm của những kẻ đang ngồi ăn không ưng siết lại lấy chỗ cho kẻ đói bên ngoài. Cô nàng bối rối, nhón bước đi qua gian hàng ra nhìn xuống phố, giả bộ. Ngay trước mặt cô, hiệu Vieil Elbeuf với bề mặt han gỉ, tủ kính im lìm cô thấy nó xấu xí quá, tiều tụy quá, so với cái vẻ sang trọng sống động nơi cô đang đứng nhìn sang, đến mức một niềm hối hận làm cô thêm quặn lòng.
- Này - Cô Prunaire cao lớn thì thầm với cô Vadon bé nhỏ - Cậu có thấy giày của cô nàng không?
- Cả áo dài nữa chứ! - Cô kìa xì xào.
Mắt vẫn nhìn ra phố, Denise cảm thấy đang bị họ nhai nuốt. Nhưng cô chẳng tức giận, cô thấy hai cô kia đều chẳng đẹp gì, cả cô lớn với búi tóc đỏ hoe thả xuống cái cổ ngực, lẫn cô bé với da mặt màu sữa hỏng làm cho cái mặt dẹt của cô mềm nhũn, như không xương. Clara Prunaire, con gái một người làm guốc ở rừng Vivet, bị bọn hầu buồng ở lầu đài Mareuil làm hư hỏng, khi bà bá tước muốn cô đến khâu vá; về sau, từ một cửa hiệu ở Langres đến Paris, cô nhè vào bọn đàn ông để trả thù những cái đá của lão Prunaire làm mình mẩy cô thâm tím. Marguerite Vadon sinh ở một gia đình bán hàng vải tại Grenoble, đã bị gửi đến hiệu Hạnh phúc các bà để che giấu một tội lỗi, một đứa con đẻ hoang; và nếu cô ta ăn ở thật tốt thì cô sẽ được trở về địa phương cai quản cửa hàng của bố mẹ và kết hôn với một người anh họ đang chờ cô.
- Chà được! - Clara lại khẽ nói - Ngữ này sẽ chẳng ăn nhằm gì ở đây đâu.
Bỗng họ im bặt, một phụ nữ khoảng bốn nhăm tuổi bước vào. Đó là bà Aurélie, người lực lưỡng, lau mình trong một chiếc áo dài lụa đen, mà thân trên, căng ra vì đôi vai tròn bè và bộ ngực bóng loáng như một áo giáp. Dưới những giải bịt trán sẩm tối, đôi mắt bà to và bất động, cái mồm nghiêm nghị, má rộng và hơi xị, và trong cái oai nghiêm của thủ trưởng, mặt bà như sưng lên giống bộ mặt phị của César [8] được nhào nặn.
- Cô Vadon, - Bà nói với giọng cáu kỉnh - thế hôm qua cô đã không đưa lại xưởng mẫu chiếc măng-tô để cắt a?
- Thưa bà, là vì có một chỗ phải sửa, - Cô bán hàng đáp - và chính là bà Frédéric giữ lại.
Thế là gian hàng phó rút trong tủ ra chiếc mẫu áo, và tiếp lời phân trần. Hết thảy phải cúi gập trước bà Aurélie, khi bà thấy cần phải bảo vệ uy tín của bà. Con người rất hợm, đến mức không muốn người ta gọi mình bằng cái tên Lhomme làm bà phật ý, và không thừa nhận cái lều của ông bố, mà bà xem như một thợ may ngồi cửa hàng, bà chỉ tốt với những cô nàng mềm mỏng và mơn trớn, phục lăn trước bà. Xưa kia, trong xưởng may mà bà muốn dựng lên kiếm lời, bà đã đâm hờn giận, là vì luôn luôn bị vận rủi ám, bà điên cuồng vì cảm thấy đôi vai mình khả dĩ mang được tài sản thế mà chỉ toàn gập tai ương, và bây giờ nữa, cả sau khi được thắng lợi ở hiệu Hạnh phúc các bà, bà kiếm ở đây mười hai nghìn phrăng mỗi năm dường như bà vẫn hờn giận thiên hạ, bà khắc nghiệt với những cô tập sự, bởi lẽ cuộc đời đã khắc nghiệt với bà ở buổi đầu.
- Thôi, ít lời chứ! - Rốt cuộc bà nói xẵng - Bà cũng chẳng biết điều hơn người khác, bà Frédéric ạ... Hãy sửa lại ngay đi.
Trong lúc họ phân trần, Denise thôi không nhìn ra phố nữa. Cô đã ngờ rằng cái bà ấy chính là bà Aurélie: nhưng, lo ngại vì bà ta to tiếng, cô đứng yên, vẫn chờ đợi. Những cô bán hàng, khoái vì đã khiến cho thủ trưởng và thủ phó đụng độ, trở lại công việc của họ, ra vẻ hết sức bàng quan. Mấy phút qua đi, chẳng ai làm phúc giúp cô gái ra khỏi tình thế bỡ ngỡ. Cuối cùng, chính bà Aurélie trông thấy cô và ngạc nhiên thấy cô đứng yên, liền hỏi cô muốn gì.
- Tôi hỏi bà Aurélie!
- Chính tôi đây.
Denise khô cả miệng, lạnh bàn tay, trở lại nỗi sợ hãi thời còn bé mỗi khi run lên lo bị đánh đòn. Cô lắp bắp hỏi xin việc, phải nói lại cho rõ. Bà Aurélie giương đôi mắt to nhìn cô đăm đăm, trên bờ mặt hoàng đế của bà không một nếp nhăn hạ cố mủi lòng.
- Thế cô bao nhiêu tuổi?
- Thưa bà, hai mươi.
- Thế nào, hai mươi tuổi! Thế mà trông cô tưởng như chưa đến mười sáu.
Các cô bán hàng ngẩng đầu lên. Denise vội nói thêm:
- Ôi, tôi rất khỏe.
Bà Aurélie nhún đôi vai rộng. Rồi bà tuyên bố:
- Trời! Tôi muốn ghi tên cô lắm. Chúng tôi ghi bất cứ ai đến... Cô Prunaire, cho tôi quyển sổ.
Không tìm thấy sổ ngay, có lẽ nó nằm trong tay viên thanh tra Jouve. Khi Clara cao lớn đi tìm sổ thì Mouret tới. Bourdoncle vẫn dí theo. Họ đã đi khắp lượt những quầy hàng tầng trên, họ qua gian đăng-ten, khăn san, lông thú, đồ bầy trong nhà, quần áo lót, và họ kết thúc ở hàng may sẵn. Bà Aurélie lánh ra, nói chuyện với họ một lúc về một commăng áo bành tô mà bà định đặt ở nhà một tay thầu lớn ở Paris thường thì bà vẫn mua thẳng và chịu trách nhiệm; nhưng, về những món mua quan trọng, bà ưng hỏi ý kiến ban giám đốc. Sau đó, Bourdoncle kể với bà chuyện con trai bà lại lơ đãng làm cho bà như tuyệt vọng, thằng con đó nó giết bà, bố nó, dù không cứng, ít ra cũng được cái phần hạnh kiểm, cả cái triều đại nhà Lhomme ấy, mà bà là người cầm đầu, thỉnh thoảng lại gây cho bà đủ nỗi bực mình.
Lúc đó, Mouret, ngạc nhiên lại gặp Denise, nghiêng đầu hỏi bà Aurélie cô gái làm gì ở đó; và, khi bà gian hàng trưởng trả lời cô ấy đến xin chân bán hàng thì Bourdoncle vốn coi khinh phụ nữ, tức nghẹn vì cao vọng đó.
- Thôi đi! - Anh ta lẩm bẩm - Chuyện bông lơn! Cô ả xấu quá!
- Có điều là cô ấy chẳng có gì đẹp. - Mouret nói, không dám bênh cô, tuy anh vẫn còn động lòng vì vẻ bàng hoàng của cô ở dưới kia, trước hàng bầy.
Bấy giờ người ta mang sổ tới, và bà Aurélie trở lại chỗ Denise. Cô gái quả thật không gây được ấn tượng tốt. Cô thanh bạch quá, với chiếc áo dài len đan mong manh; Người ta chẳng quan tâm đến chuyện ăn mặc xoàng xĩnh, vì người ta sẽ cung cấp đồng phục, chiếc áo lụa dài quy định; Song, cô có vẻ yếu đuối quá mà mặt thì buồn thiu. Không đòi hỏi các cô gái phải đẹp, người ta muốn họ phải ưa nhìn, để bán hàng. Và dưới con mắt của các bà các ông đó, họ ngắm nghía cô, ước lượng nặng nhẹ, như một con ngựa cái mà dân quê mặc cả ở chợ phiên, Denise đâm ra hoàn toàn mất bình tĩnh.
- Tên cô là gì? - Bà gian hàng trưởng hỏi, tay cầm bút, sẵn sàng viết ở đầu một quầy hàng.
- Denise Baudu, thưa bà.
- Bao nhiêu tuổi?
- Hai mươi năm bốn tháng.
Và cô vừa nhắc lại, vừa liều ngước mắt nhìn Mouret, cái ông mà cô cho là gian hàng trưởng ấy, cô cứ bắt gặp mãi, và trông thấy ông là cô đâm bối rối.
- Tôi tuy trông thế này, nhưng tôi rất khỏe.
Người ta mỉm cười. Bourdoncle sốt ruột ngắm móng tay. Vả chăng, câu nói rơi tõm vào một cái im lặng nản lòng.
- Cô đã làm ở nhà nào ở Paris? - Bà gian hàng trưởng lại hỏi.
- Nhưng, thưa bà, tôi từ Valognes tới.
Thế là thêm một tai họa. Thường thường hiệu Hạnh phúc các bà đòi hỏi ở các cô bán hàng một thời gian tập sự một năm ở những cửa hàng nhỏ ở Paris. Thế là Denise thất vọng và nếu không nghĩ đến những đứa trẻ thì có đã bỏ đi để chấm dứt cuộc thẩm vân vô bổ ấy.
- Cô làm ở nhà nào, tại Valognes?
- Nhà Cornaille.
- Tôi biết, nhà ấy tốt. - Mouret buột miệng nói.
Thường thường không bao giờ anh can thiệp vào cái việc mướn người làm ấy các gian hàng trưởng chịu trách nhiệm về nhân viên của họ. Nhưng, với cảm thức tế nhị của anh về phụ nữ, anh cảm thấy ở cô gái này một vẻ đẹp kín đáo, một sức mạnh về duyên dáng và đằm thắm mà chính bản thân cô cũng không biết. Tiếng tâm tốt của nơi tập sự là sức nặng lớn; thường khi nó quyết định việc thu nhận. Bà Aurélie dịu giọng hỏi tiếp:
- Thế tại sao cô lại thôi việc ở nhà Cornaille?
- Vì lý do gia đình - Denise đỏ mặt trả lời - Bố mẹ chúng tôi mất tôi phải đi theo các em tôi... Vả lại tôi có giấy chứng nhận đây.
Giấy chứng nhận rất tốt. Cô lại bắt đầu hy vọng thì một câu hỏi khác làm cô lúng túng.
- Cô có giấy má chứng minh nào khác ở Paris không?... Cô ở đâu?
- Ở nhà chú tôi - Cô nói khẽ, ngập ngừng không muốn nói tên ông chú ra sợ người ta chẳng bao giờ nhận cháu gái một kẻ cạnh tranh - Ở nhà ông chú tôi là Baudu, phía trước mặt kia kìa.
Lập tức, Mouret lại can thiệp lần nữa.
- Thế nào, cô là cháu gái Baudu?... Có phải Baudu gửi cô đến không?
- Ồ, thưa ông không.
Và cô không nhịn được cười, vì cái ý đó đối với cô có vẻ lạ lùng. Thế là cả một sự biến dạng. Mặt cô hồng hào, và nụ cười, trên cái miệng hơi rộng, làm rạng rỡ cả bộ mặt. Cặp mắt xám bừng lên một ánh lửa dịu dàng, đôi má lúm đồng tiền dễ thương, cả làn tóc nhạt cũng như bay phất phơ, trong niềm vui hiền hòa và bạo dạn của cả con người cô.
- Cô ta đẹp đấy chứ! - Mouret thì thầm với Bourdoncle.
Anh này không muốn phụ họa, với một cử chỉ bực dọc. Clara đã chúm môi còn Marguerite thì quay lưng đi. Duy có bà Aurélie gật đầu tán thành Mouret, vừa lúc đó Mouret lại nói:
- Chú cô đã lầm mà không dẫn cô đến, chỉ một lời giới thiệu của ông ấy là đủ... Người ta cho rằng ông ấy căm giận chúng tôi. Chúng tôi đầu óc rộng rãi hơn, và nếu cửa hàng ông ấy không có việc cho cháu gái làm thì đây này, chúng tôi cho ông ấy biết rằng cháu gái ông chỉ việc gõ cửa ở đây là được đón tiếp... Cô nói lại với ông ấy rằng tôi vẫn rất mến ông, ông không nên nhè vào tôi, mà vào những điều kiện mới của thương nghiệp. Và cô bảo ông ấy rằng ông sẽ chìm hẳn nếu cứ khăng khăng bám lấy một mớ những cái cũ rích nực cười.
Denise mắt tái nhợt trở lại. Đây là Mouret. Không ai nói tên anh ra, nhưng anh tự xung, và bây giờ cô mới nghĩ ra, cô hiểu tại sao chàng trai này đã gây cho cô xúc động đến thế, ở ngoài phố, ở gian hàng tơ lụa và lại bây giờ nữa. Niềm xúc động đó, mà cô không nhận ra được, mỗi lúc lại đè lên trái tim cô như một khối quá nặng. Tất cả những chuyện mà ông chú đã kể cho cô nghe, và cô nhớ lại, làm Mouret lớn lên, bao quanh anh một truyền thuyết, khiến anh trở thành chủ nhân của cỗ máy ghê gớm, từ sáng đến giờ nó giữ cô trong những răng sắt guồng bánh xe của nó. Và, đằng sau cái đầu xinh kia, với làn râu chải chuốt, cặp mắt màu vàng già, cô trông thấy người đàn bà đã chết, cái bà Hédouin ấy, mà máu còn in dấu ở những viên đá nền nhà này. Thế là, cô lại lạnh người như hôm qua, cô nghĩ rằng chỉ là cô sợ anh ta.
Bà Aurélie bấy giờ gập quyển sổ lại. Bà chỉ cần có một cô bán hàng, thế mà đã có mười đơn xin việc được ghi. Nhưng bà những muốn làm hài lòng ông chủ, cho nên bà do dự. Tuy nhiên lá đơn sẽ đi theo hướng đi của nó, viên thanh tra Jouve sẽ đi thăm dò, làm báo cáo, và bà gian hàng trưởng sẽ quyết định.
- Thôi được, cô ạ. - Bà ta dõng dạc nói để giữ uy tín của bà - Người ta sẽ biên thư cho cô.
Denise vẫn chưa hết bối rối nên đứng im một lúc. Cô không biết nên rút lui như thế nào giữa cả đám người đó. Cuối cùng, cô cảm ơn bà Aurélie; và, khi phải qua trước mặt Mouret và Bourdoncle, cô chào. Vả lại hai người, bấy giờ không quan tâm đến cô nữa, cũng chẳng chào lại cô họ đang chăm chú cùng với bà Frédéric xem xét cái mẫu măng-tô để cắt. Clara nhìn Marguerite, làm điệu bực tức như để báo trước rằng cô bán hàng mới sẽ chẳng được ai ở gian hàng ưa đâu. Cố nhiên, Denise cảm thấy phía sau mình sự lạnh nhạt và hiềm thù đó, vì cô bước xuống cầu thang mà vẫn bối rối như lúc nãy khi lên, lòng xao xuyến lạ lùng, tự hỏi mình nên thất vọng hay vui mừng vì đã tới đây. Liệu có hy vọng gì ở chỗ làm đó không? Cô lại bắt đầu nghi ngờ, trong nỗi khó chịu khiến cô không hiểu ra thế nào. Trong mọi cảm giác của cô có hai cảm giác dai dẳng và dần dần xóa nhòa những cái khác: ấn tượng mà Mouret gây cho cô, sâu sắc đến mức sợ hãi, và sự hòa nhã của Hutin, điều vui duy nhất trong buổi sáng một kỷ niệm êm đềm thú vị, khiến cô đầy lòng biết ơn. Khi cô đi qua cửa hàng để ra về, cô tìm chàng trai, lòng mừng nghĩ rằng được lấy mắt cảm ơn anh ta lần nữa, và cô buồn vì không thấy anh ta.
- Thưa cô, thế nào, cô có được không? - Có người hỏi cô bằng giọng cảm động, khi cô ra được tới bờ hè.
Cô quay lại, cô nhận ra anh chàng cao lớn xanh xao và ưỡn eo, đã nói với cô lúc sáng, cả hắn cũng vừa ra khỏi hiệu Hạnh phúc các bà, và hắn có vẻ sợ hãi hơn cô, hắn vẫn còn sửng sốt vì cuộc thẩm vấn vừa trải qua.
- Trời! Tôi chẳng biết gì cả, thưa ông. - Cô đáp.
- Thì tối cũng thế. Ở đây, họ có cái cách nhìn và nói với con người ta... Tôi xin vào quầy hàng đăng-ten, tôi thôi việc ở Crèvecoeur, phố Mail.
Hai người lại đứng trước mặt nhau: và chẳng biết từ biệt nhau cách nào, họ đỏ mặt lên. Rồi, anh con trai quá nhút nhát, để nói thêm một điều gì, cả gan hỏi cô với cái vẻ vụng về mà hiền lành của hắn.
- Thưa cô, cô tên gì?
- Denise Baudu.
- Còn tôi tên là Henri Deloche.
Bây giờ họ mỉm cười. Họ cảm thấy thân thiết vì cùng chung cảnh ngộ, họ bắt tay nhau.
- May mắn!
- Vâng, may mắn!
-----------------------------------------
[1] Agent de change: người mua bán chứng khoán.
[2] Nguyên văn mauvaise hygiène: vệ sinh tồi.
[3] Nguyên văn là ngỗng (oie).
[4] Nguyên văn là Julf: Do Thái
[5] Nguyên văn rossignols, tiếng lóng dùng để chỉ hàng cũ, ế.
[6] Guichet: cửa nhỏ nơi trả tiền.
[7] Frères de lait: con người vú sữa và con người chủ cùng nuôi.
[8] César: Hoàng đế La Mã.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà
Emile Zola
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà - Emile Zola
https://isach.info/story.php?story=hieu_hanh_phuc_cac_ba__emile_zola