Chương 3
gày tháng tiếp nối.
Dường như mọi ánh măt đều đổ dồn về phìa Huỳnh Thi. Những cái nhìn tò mò, háo hức, rồi ngưỡng mộ của người dân chất phác vùng biển làm cô bé ngượng ngùng hơn là khó chịu. Nguyên Ngữ cầm tay cô bé đưa về phía đám con gái đang ngồi lựa cá, dừng lại ở đó, cậu giới thiệu.
- Nè... nè... - giọng Ngữ oang oang - Tôi xin giới thiệu với mấy bạn một người bạn mới. Cô ấy tên là Huỳnh Thi - Ngữ đẩy cô bé lên một chút - từ nay Huỳnh Thi sẽ cùng làm việc với các bạn.
Đứng trước đám đông, Huỳnh Thi mỉm cười. Trong đám con gái ấy, có một cô bé đứng lên cầm tay Huỳnh Thi kéo về phía mình:
- Được rồi, bạn của anh Ngữ, sẽ là bạn của chúng tôi mà.
- Vậy thì tôi gởi cô ấy cho Bích, có được không?
Cô bé tên Bích mỉm cười:
- Tất nhiên là được.
Ngữ nhìn sang Thi, ánh mắt đầm ấm:
- Từ nay em làm việc ở đây nhé. Các bạn sẽ chỉ em cách chọn và phân loại cá.
Thi hỏi với một chút lo lắng:
- Còn anh...?
Ngữ cười vẻ hài lòng, hài lòng bởi thấy mình thật sự cần thiết cho cô bé đáng yêu này:
- Tàu về thì anh cũng quanh quẩn gần đây thôi. Đến khi xong việc, anh sẽ tới rước em về.
Ngữ dặn dò thêm:
- Công việc chưa quen thì em làm từ từ, coi chừng đâm phải ngạnh cá, nhức lắm đó.
Có giọng ai đó kém thiện cảm:
- Anh Ngữ làm như người ta còn nhỏ lắm vậy, săn sóc từng chút một.
Ngữ nhìn về phía cô gái vừa nói:
- Cả Thu nữa, anh cũng gởi Huỳnh Thi cho em đấy nhé.
Cô bé tên Thu dài giọng:
- Không dám nhận đâu.
Ngữ cười trừ. Cậu dặn dò thêm vài câu nữa rồi bỏ đi về phía ghe của mình nơi thằng Đạt đang chờ để khuân cá lên bờ.
Còn lại một mình với đám bạn mới và công việc lạ lẫm đang chờ đón, Huỳnh Thi bất giác thấy mình như lớn hẳn ra, có trách nhiệm của một con người trưởng thành đang đi lao động để tìm sự sống, tự nuôi lấy bản thân mình.
- Nè, Thi ngồi xuống đây đi - Bích nắm tay cô bé ngồi xuống cạnh mình - công việc làm như thế này, dễ lắm. Nhưng mà nhớ chú ý, đừng có chạm tay vào ngạch mấy con cá này, nó mà chém phải là nóng lạnh chứ không phải chơi đâu.
- Tiểu thư thành thị, sao không ở nhà mà phải đi làm chi cho cực khổ vậy?
Lại giọng nói hằn học của cô gái tên Thu. Chẳng hiểu sao cô gái này lại ghét Thi ngay từ đầu.
Thấy Thi có vẻ không vui, Bích an ủi:
- Mặc kệ nó đi - rồi cô bé giải thích - tại vì Thi gần gũi với anh Ngữ, cho nên con Thu nó ghét đấy.
- Chị ấy... là gì của anh Ngữ? Thi hỏi. Bích hạ giọng:
- Là bạn.
Huỳnh Thi không hình dung được nghĩa bạn này là như thế nào, nhưng cũng biết rằng người này đang ganh mình với Ngữ.
Công việc không phải là khó lắm. Nhưng mà mấy con cá mình mẩy bóng nhẫy, Thi bắt hoài mà nó cứ trơn tuột đi. Bích ngồi bên cạnh lên tiếng:
- Coi chừng đấy...
Cô bé chưa dứt lời thì Huỳnh Thi đã ôm tay kêu thét lên:
- Ôi da, đau quá!
Bích hốt hoảng:
- Thôi chết rồi, để tôi đi kêu anh Ngữ đưa Thi về nhà.
Thu ngồi ở bên kia lại nói vọng sang:
- Đó thấy chưa, cái ngữ ấy thì đâu có làm nên tích sự gì.
Có tiếng mấy cô gái khác:
- Đưa về nhà đi, lát nữa nó hành là không đi nổi đâu.
Đằng xa Nguyên Ngữ hay tin vội vàng chạy lại, Ngữ hỏi nhanh:
- Sao rồi Thi, em bị cá chém hả?
- Em... em không sao đâu.
Ngữ giằng lấy tay cô:
- Đưa anh xem.
Ngữ nhìn đăm đăm vào lòng bàn tay trắng nõn nà giờ có một vết đâm rỉ máu. Tự dưng lòng Ngữ thấy xót xa, một nỗi đau dâng tràn như chính Ngữ là người bị nạn. Rồi không một chút ngần ngại, Ngữ kề miệng mình vào vết thương rỉ máu ấy hút mạnh. Cử chỉ thân thương ấy thoáng làm Huỳnh Thi đỏ mặt, một cảm xúc nhẹ nhàng len lỏi vào hồn cô bé.
Có tiếng hứ nhỏ bực tức của Thu. Nhưng Ngữ phớt lờ như không nghe thấy. Cậu bé ân cần hỏi:
- Đau lắm phải không Thi?
- Không có đâu, chỉ hơi nhức một chút thôi.
- Để anh đưa em về nhà.
Thi rút bàn tay mình khỏi tay Ngữ:
- Em còn làm được mà.
- Giỡn chơi hoài. Chốc nữa đây nó hành em đau nhức không có chịu nổi đâu.
Quả thật như lời Ngữ nói, tối hôm đó, vết thương hành cô bé đau nhức không tưởng tượng được. Lần đầu tiên trong đời, Huỳnh Thi mới trải qua một cơn đau thể xác dữ dội đến thế này. Bên cạnh giường cô, lúc nào cũng có mẹ và Nguyên Ngữ tận tình chăm sóc. Mãi cho đến nửa khuya cơn đau mới tạm lắng, lúc ấy Huỳnh Thi mới từ từ đi vào giấc ngủ mệt mỏi.
Còn lại hai người, bà Chi ái ngại nói:
- Cháu cũng đi nghỉ đi, trời khuya lắm rồi, mai sáng cháu còn phải đi biển nữa đó.
Ngữ lặng lẽ nhìn Huỳnh Thi trong giấc ngủ, giọng cậu xót xa:
- Cơn đau sẽ còn hạnh hạ nữa đó bác.
- Tội nghiệp con tôi. Thiếu phụ nhìn con nghẹn ngào. Nếu không vì mẹ, con đâu phải khổ đến như thế này.
Ngoài trời, gió biển vẫn gào thét, âm thanh vẫy vùng của những cơn gió thần xé nát không gian yên tĩnh. Họ thức như thế cho đến thật khuya, Nguyên Ngữ phải nói hết lời bà Chi mới chịu đi nghỉ. Cho đến gần sáng Huỳnh Thi thức giấc, người đầu tiên cô nhìn thấy là Nguyên Ngữ.
- Anh Ngữ - Thi hỏi - Sao anh lại ngồi đây?
Ngữ thì thầm:
- Em khẽ tiếng một chút, mẹ mới vừa ngủ đấy.
- Còn anh...?
- Anh thức trông chừng cho em ngủ.
- Anh...
Ngữ cắt lời cô:
- Em có còn đau không?
- Em đỡ rồi. Anh Ngữ cám ơn anh nha.
Ngữ cười, một tay cậu đặt lên trán Thi:
- Lúc chiều vết thương hành em nóng lạnh đó.
Thi chớp mắt vẻ xúc động.
- Vì mẹ con em mà anh cực khổ nhiều quá.
- Cực khổ...? Anh có làm gì đâu mà em cho là cực khổ chứ?
- Chẳng hạn như bây giờ đây anh còn chưa đi ngủ.
- Tại vì anh không thích ngủ. Huỳnh Thi, em đừng có nghĩ vớ vẩn nữa, hãy ngủ tiếp đi, dành sức khỏe để ngày mai đi học.
Im lặng một chút, Thi lại nói:
- Anh Ngữ, em vô dụng quá phải không anh? Có một chút công việc như vậy làm cũng không xong.
- Không phải lỗi tại em đâu. Người nào mới vô làm đều ít nhiều bị như vậy hết đó.
- Anh nói thật hay chỉ để an ủi em?
Ngữ nghiêm trang:
- Thật, chính anh đây cũng từng bị rồi. Chỉ cần sau này em cẩn thận một chút là được.
Thi đáp nhỏ dịu dàng:
- Dạ...
- Vậy thì bây giờ yên tâm ngủ được rồi chứ gì?
- Còn anh, anh cũng nghỉ cho khỏe chứ!
- Dĩ nhiên rồi, anh sẽ đi ngay sau khi em nghỉ.
Ngữ kéo chăn đắp lên người cô bé, lòng cảm thấy lâng lâng bởi được gần gũi, được chăm sóc cho người con gái mình yêu thích. Cái tình cảm mơ hồ còn chưa định hình trong lòng Nguyên Ngữ.
Lúc tỉnh dậy, Huỳnh Thi nhìn quanh tìm kiếm nhưng không thấy một ai. Cô bé trỗi dậy, đi ra ngoài gặp bà Mỹ đang ngồi vá lưới. Cô hỏi:
- Bác Mỹ, mẹ cháu đâu rồi hở bác?
Bà Mỹ ngẩng lên đáp:
- Mẹ cháu ấy à, chị ấy đi ra chợ bán cá rồi - Bà lắc lắc cái đầu - Để rồi cháu xem, mẹ cháu không có bán hết một buổi chợ đâu.
- Như vậy là sao hở bác?
- Bác đoán như vậy, cái vóc dáng mảnh mai của chị ấy, đâu phải của người lao động.
Huỳnh Thi cúi đầu buồn bã. Mỗi một ngày một giờ trôi qua, cuộc sống càng lúc càng khắc nghiệt đến với hai mẹ con họ.
Bà Mỹ chợt nhìn lên nói tiếp:
- Gia Bảo nó nói cháu còn mệt, nên đã đi học trước.
Huỳnh Thi dạ khẽ một tiếng, rồi chầm chậm đi trở vào nhà. Cô bé viết thêm vào nhật ký:
Ngày...
Cả mẹ và tôi, lúc này đây cùng bước chân vào con đường chông gai tìm mầm sống. Tội cho mẹ, vóc dáng mảnh mai của người, nói như bác Mỹ, đâu phải là người lao động.
Trời về trưa, lúc đó Huỳnh Thi đang phụ bà Mỹ làm cơm ở nhà bếp. Cô bé nghe tiếng người lao xao trước nhà, dường như có cả tiếng nói của mẹ. Thi bỏ vội nồi cơm đang nấu dở chạy lên nhà trên. Mẹ cô đang được hai người phụ nữ dìu từng bước đi vào nhà. Mắt cô mở to nhìn mẹ đau xót:
- Trời ơi mẹ, có chuyện gì vậy mẹ?
Bà Chi cố nở nụ cười trấn an con:
- Không có chuyện gì đâu con, mẹ chỉ bị trầy sơ thôi.
Đỡ mẹ trên tay hai người thiếu phụ, Huỳnh Thi nói như khóc:
- Mẹ còn nói không có gì nữa. Không có gì sao lại quấn băng ở đầu, lại còn có máu nữa.
Bà Mỹ cũng từ dưới chạy lên:
- Chuyện gì, chuyện gì vậy?
Một trong hai người phụ nữ trả lời:
- Chị ấy tranh chấp chỗ ngồi với mấy người bán cá ở ngoài chợ nên bị họ xô ngã, đập đầu vào cạnh ván gây thương tích. Vết thương khá nặng, chúng tôi định đưa đi bệnh viện nhưng chị ấy không chịu.
Bà Mỹ lắc đầu thở dài:
- Tôi đã nói trước rồi mà, thiệt là khổ quá!
Huỳnh Thi run run bàn tay sờ lên trán mẹ, mắt cô bé lúc này đã ướt lệ.
- Mẹ, mẹ đau lắm phải không? Để con đưa mẹ đi bệnh viện nha.
Bà Chi sờ nhẹ lên vết thương của mình rồi nói:
- Máu không có còn chảy nữa, mẹ không cần phải đi bệnh viện đâu con - bà quay sang hai người phụ nữ - cám ơn hai chị đã giúp đỡ.
Huỳnh Thi cũng đứng lên nói:
- Cám ơn hai bác đã đưa mẹ cháu về đây.
- Không có gì. Bây giờ chúng tôi phải về chợ đây.
Họ chào nhau, đi ra tới cửa, một trong hai người phụ nữ còn quay lại nói:
- Tôi nghĩ chị không nên đi bán nữa. Con người hiền lành yếu đuối như chị, không có tranh chấp lại người ta đâu.
Bà Mỹ khuyên khi chỉ còn lại ba người.
- Cháu đưa mẹ vào trong nghỉ đi, mặt mày xanh xao như thế này, xem chừng vết thương không có nhẹ đâu.
Huỳnh Thi đỡ mẹ đứng lên, hai mẹ con tựa vào nhau bước đi. Khi chỉ còn có họ ở thế giới riêng tư của mình. Bất giác bà Chi ôm con vào lòng khóc nghẹn ngào. Gương mặt thiếu phụ hằn khắc sự khổ đau đến cùng cực.
- Mẹ... Huỳnh Thi cũng khóc theo mẹ - Tại sao mẹ con mình phải khổ sở thế này hở mẹ? Tại sao chúng ta không trở về nhà? Tại sao cha không tới đây tìm mẹ con mình hở mẹ?
- Con đừng có hỏi tại sao nữa, bởi vì chính mẹ cũng không biết tại sao ông trời lại khắc khe với mẹ con mình đến như vậy!?
Dường như khóc nhiều làm động vết thương khiến bà Thụy Chi nhăn mặt vì đau. Huỳnh Thi vội đỡ mẹ nằm xuống.
- Được rồi, con sẽ không hỏi nữa. Mẹ nằm xuống đi, và cố ngủ một chút. Để con đi nấu cho mẹ tô cháo.
- Huỳnh Thi...
- Dạ, mẹ muốn nói gì?
Thiếu phụ chăm chú nhìn con, đôi mắt chứa đựng cả biển trời thương yêu:
- Mẹ nghĩ cần phải nói cho con biết rằng, suốt đời còn lại của con, là một sự tranh đấu để tìm mầm sống. Sẽ chật vật, sẽ khổ đau... Và còn nhiều nữa, rất nhiều gian lao mà con cần phải trải qua. Sở dĩ mẹ nói như vậy là để con chuẩn bị tinh thần. Để con bắt đầu từ bây giờ, quên đi quá khứ vàng son ngày xưa mà hòa mình vào cuộc sống mới.
- Dạ, con hiểu rồi thưa mẹ.
Nhìn bóng con đi khuất, thiếu phụ than thầm:
- Tội nghiệp con tôi!
Huỳnh Thi đứng một mình trên bãi biển trong buổi chiều gió lộng.Mắt cô hướng nhìn ra khơi, nơi có những con thuyền nhấp nhô đang lướt sóng trở về.
Ôi biển cả mênh mông, không biết tự bao giờ cuộc đời tôi đã gắn liền với biển, với những con thuyền ngày ngày ra khơi buông lưới. Biển ơi, xin hãy bao dung ôm tôi vào lòng sóng cả...
- Huỳnh Thi...
Có tiếng gọi, Thi quay lại, nhận ra Bích cô mỉm cười.
- Thi chờ thuyền về à?
- Phải, họ đang vào bờ đó, có phải không Bích?
- Đúng là họ - Bích dừng lại một chút rồi hỏi - Huỳnh Thi này, Thi từ đâu tới đây vậy? Có phải ở thành phố không?
Thi gật đầu, Bích lại hỏi tiếp:
- Ở thành phố chắc vui lắm nhỉ?
Thi đáp yếu ớt, giọng buồn:
- Phải, vui lắm.
- Thế tại sao Thi không ở đó mà tới đây chi cho cực?
Thi quay mặt đi mắt chớp nhẹ u buồn:
- Chúng tôi không có quyền lựa chọn.
- Chúng tôi... Vậy ngoài Thi ra còn có ai nữa?
- Là mẹ và tôi.
Bích bỏ dở câu chuyện:
- Thuyền của họ về kìa. Huỳnh Thi theo tôi, chỗ này không phải là chỗ anh Ngữ cập bến.
Một lúc sau thuyền của Nguyên Ngữ và Đạt vào bến. Họ nhận ra nhau lúc Ngữ còn ở ngoài khơi. Ngữ cũng vậy, cậu bé vẫy tay rối rít làm Huỳnh Thi thấy vui vui. Bất giác cô bé nhận ra rằng, có mặt Ngữ, bao nỗi lo toan, sầu muộn của cô chừng như tan biến mất.
Ngữ nhảy phắt lên bờ, để mặc mình Đạt ở lại neo thuyền. Đứng trước mặt Thi, cậu ta làm ra vẻ nghiêm trang như một người anh cả.
- Em còn chưa khỏe, sao lại ra đây?
- Em...
- Thôi về đi, chiều nay anh không có cho em làm việc đâu.
- Không được, em phải đi làm. Anh Ngữ, em bắt đầu từ hôm nay nhất định phải làm quen với công việc, em nhất định phải làm cho thật giỏi, thật giỏi...
Nói tới đây, Thi nghẹn lời bởi nước mắt đã viền quanh mi cô bé.
- Em làm sao vậy, có muốn làm việc thì cũng phải từ từ chứ?
- Anh Ngữ, anh không biết đâu, mẹ hôm nay ra chợ bị người ta đánh đến gây thương tích. Em từ nay không muốn mẹ phải đi bán nữa. Muốn vậy em phải có việc làm, em phải làm việc thật giỏi.
- Thì ra là như vậy. Thôi được, nếu em muốn thì cứ việc làm. Bích, anh gởi Huỳnh Thi cho em đấy nhé!
Bích phân vân:
- Anh gởi em thì được rồi, nhưng mà con Thu nó không thích Huỳnh Thi.
Ngữ ngơ ngác:
- Tại sao vậy chứ?
Thằng Đạt ở phía sau vọt tới nói:
- Tại vì ghen chứ còn sao nữa!
- Ghen...?
- Ừ, mày không biết là con Thu nó để ý mày sao?
Cả Ngữ và Huỳnh Thi cùng đỏ mặt.
Ngữ phẩy tay nói:
- Bậy bạ quá đi, mấy người ở đó mà nói chuyện tào lao hoài.
Huỳnh Thi vội vàng bỏ đi trước. Những từ ngữ gán ghép bóng gió ấy là những tiếng nói tình yêu mở đầu trong cuộc đời cô bé. Tuy chưa nhận thức một cách rõ ràng về tình yêu, nhưng bấy nhiêu cũng đủ làm cho cô bé đỏ mặt vì ngượng.
Ngữ đi phía sau, cậu ta cố tình in dấu chân mình lên dấu chân Huỳnh Thi. Những dấu chân bé bỏng không đủ ôm lấy bàn chân to lớn của con trai xứ biển. Bất giác Ngữ nhìn lên, ngắm nghía dáng đi dịu dàng, yểu điệu, tha thướt một cách rất tự nhiên của một cô bé vốn được sinh ra từ một nơi đài các. Lòng Ngữ cảm thấy giữa họ có một khoảng cách, sự ngăn cách giữa một tiểu thư đài các và chàng thứ dân nghèo hèn. Ý nghĩ ấy làm Ngữ chợt thấy buồn lòng.
Họ vừa về tới nhà thì đã nghe tiếng bà Mỹ rối rít:
- Không xong rồi Huỳnh Thi ơi, cháu phải lập tức đưa mẹ đi bệnh viện mới được đó.
- Mẹ cháu... mẹ cháu làm sao rồi bác? Thi run giọng hỏi.
Gia Bảo bước ra trả lời thay mẹ:
- Vết thương hành bác ấy lên cơn sốt.
Ngữ đứng phía sau nhẹ nhàng nhắc:
- Em vào với mẹ xem sao Thi?
Cô bé như vừa bừng tỉnh, vội vàng cuống quít lao vào gian phòng của hai mẹ con. Trên giường, bà Thụy Chi trùm chăn kín đầu, thỉnh thoàng lại rên vài tiếng vẻ đau đớn cùng cực.
Thi từ từ quì xuống bên mẹ, khẽ khàng gọi:
- Mẹ... mẹ ơi!
Giọng thiếu phụ run rẩy:
- Huỳnh... Thi đấy hả con?
- Dạ, con vừa về tới đây. Mẹ, mẹ thấy trong người như thế nào?
- Mẹ... không sao...
- Mẹ còn nói là không sao nữa - Huỳnh Thi nghẹn ngào, nước mắt nhỏ giọt bên giường bệnh - Con nghe giọng nói yếu ớt của mẹ là con biết rồi. Thôi, để con đưa mẹ đi bác sĩ nghe.
Cái chăn khẽ động đậy rồi thiếu phụ từ từ kéo nó xuống, để lộ gương mặt tiều tụy, xanh xao với vết thương trên đầu đã khô dấu máu. Bà nhìn con, môi nở nụ cười như muốn trấn an lòng cô bé.
- Mẹ không cần phài đi bác sĩ đâu con.
Bà Mỹ nói:
- Nãy giờ bác cứ khuyên hoài mà mẹ cháu không chịu đi.
Nguyên Ngữ bước lên, sờ vào tay thiếu phụ rồi kêu lên:
- Không được đâu, bác sốt cao thế này, nhất định là phải đi bác sĩ.
Gia Bảo bỗng nói:
- Mẹ, con về phòng học bài đây. Huỳnh Thi, ngày mai cô có đi học không?
Không ai trả lời câu hỏi của Bảo trong lúc này. Cậu ta hứ khẽ rồi lẳng lặng về phòng. Thái độ hết sức vô tình.
Thi nắm tay mẹ ấp bàn tay gầy guộc ấy vào má mình, mắt cô bé nhìn mẹ long lanh nước:
- Mẹ, mẹ đừng có từ chối nữa, mọi người ở đây ai cũng muốn mẹ đi khám bác sĩ...
Ngữ tiếp theo:
- Phải đó bác gái, bác đừng có để bệnh trầm trọng thêm, sẽ rất là khó chữa chạy.
Bà Chi lắc đầu, dường như cái cử động nhẹ nhàng ấy làm động đến vết thương nên khiến bà nhăn mặt. Mãi một lúc bà mới gượng nói:
- Bác tự biết sức mình mà, không cần phải đi bệnh viện đâu.
- Không được đâu, con nhất định không chịu để mẹ ở nhà.
- Con gái, ngoan nào! Đừng có nhõng nhẽo như vậy chứ.
- Mẹ...
Bà Chi nhìn lên, thấy chỉ còn có hai đứa trẻ bên mình nên nói:
- Đi bác sĩ sẽ rất tốn kém, mẹ con mình lấy tiền đâu ra hả Thi?
Không gian chợt trở nên yên tĩnh đến lạ kỳ, chỉ có tiếng gió biển thở rì rào quen thuộc.
Huỳnh Thi nhìn lên Ngữ, ánh mắt cầu cứu của cô bé làm Ngữ lúng túng. Cậu bé nói như một người có tội:
- Anh... anh không có tiền riêng. Thôi được rồi - Cậu nói nhanh - để anh đi mượn thằng Đạt.
Ngữ dợm chân định phóng đi, nhưng bà Thụy Chi đã gọi lại:
- Nguyên Ngữ, đừng đi cháu. Bây giờ chưa phải lúc thật cần thếit.
Bà chống tay ngồi dậy, lần dưới gối lấy ra mấy ngàn bạc lẻ dúi vào tay Ngữ:
- Nhờ cháu mua hộ bác một ít thuốc. Cứ nói bệnh tình của bác, người ta sẽ bán thuốc cho cháu.
Ngữ cầm tiền, nhìn lại hai mẹ con một lần nữa rồi mới phóng người chạy đi. Bên ngoài gió chợt thổi lớn, màn đêm trùm cả vạn vật. Bóng Ngữ nhạt dần sau bãi cát trắng hiền hòa.
Sửa lại tấm chăn một lần nữa rồi Thi mới rón rén rời khỏi phòng mẹ. Bên ngoài Nguyên Ngữ vẫn còn ngồi ở đó, mắt nhìn ra biển mênh mông.
Huỳnh Thi nhẹ nhàng bước lại gần Ngữ:
- Sao anh còn ngồi đây, không chịu đi ngủ?
Ngữ không trả lời mà hỏi lại:
- Bác gái ra sao rồi hả Thi?
- Uống thuốc vào mẹ có vẻ khá hơn, nên đã ngủ rồi.
Thi từ từ ngồi xuống cạnh Ngữ:
- Hai đêm rồi anh không ngủ, chỉ vì mẹ con em.
Giọng Ngữ thật buồn:
- Nhìn em và mẹ, anh bỗng nhớ đến mẹ anh.
- Mẹ anh...? Thi quan tâm hỏi - Thế người ở đâu?
Ngữ buông giọng:
- Chết rồi!
- Anh... - Thi ngỡ ngàng không biết phải nói gì thì Ngữ tiếp:
- Cả mẹ và cha cùng chết trong một chuyến đi biển. Cơn bão vô tình đã cướp đi của anh hai người thân nhất trên đời này.
- Thế còn bác Mỹ?
- Là mẹ nuôi của anh.
Huỳnh Thi chợt ngồi lại gần hơn, hơi ấm từ hai cơ thể lan truyền cho nhau. Cô như thấy gần gũi hơn con người cũng có cảnh ngộ không may.
- Vậy mà bấy lâu nay anh không nói cho em biết.
- Hôm nào anh đưa em đi thăm mộ của hai người.
- Anh nói là phải nhớ đấy nhé!
- Anh nhớ.
Ngữ nhìn lên trời đêm, những ánh sao xa dần, xa dần...
- Em vào ngủ đi, trời khuya lắm rồi.
- Còn anh?
- Anh cũng vào ngay bây giờ.
Thi đứng lên, ngập ngừng vài bước. Rồi quay lại nói:
- Em không có đi học nữa đâu.
Ngữ nhìn sững cô bé một lúc. Giọng Thi lại tiếp:
- Con đường sáng lạng ấy không có dành cho em trong lúc này đâu. Có gắng gượng thì cũng chẳng được gì.
Ngữ bỗng thở dài, mắt quay nhìn đi chỗ khác vẻ buồn đến lạ
Nguyên Ngữ vực thằng Đạt dậy lúc trời còn rất khuya. Thằng bé lăn người sang bên càu nhàu:
- Thằng quỉ sứ còn sớm mà, mày để cho tao ngủ một chút nữa có được không?
- Mày dậy phụ tao căng buồm rồi ngủ tiếp.
Đạt ngồi dậy bực dọc:
- Còn sớm quá mà, hôm nay mày mắc chứng gì vậy?
- Tao muốn ra khơi sớm một chút để kiếm nhiều cá.
Đạt nheo mắt trêu chọc:
- Chi vậy, bộ tính để dành tiền cưới vợ à?
Ngữ nghiêm trang:
- Mẹ Huỳnh Thi bệnh nặng, tao muốn kiếm tiền thêm để giúp họ.
- Thì ra là vậy.
Vừa giúp bạn cho thuyền ra khơi, Đạt vừa nói:
- Mày đừng có nói với tao là mày thích con bé đó nha.
- Sao lại không. - Ngữ trầm ngâm một chút rồi nói - Có một đứa em gái như vậy, bộ không thích sao chứ?
Đạt phẩy tay:
- Thôi không nói nữa, tao đi ngủ tiếp đây.
Ngữ nắm tay thằng bạn kéo lại:
- Mày chắc là có tiền, cho tao mượn đỡ vài chục.
- Chứ bộ mày không có sao?
- Không, tao đâu có bỏ túi riêng.
- Mày thiệt thà quá, có bao nhiêu tiền đem về đưa cho bà má hai mày nuôi cái thằng anh điệu đàng của mày hết trơn.
Ngữ nặng giọng:
- Mày không muốn cho mượn thì thôi, nói nhiều quá.
Đạt lẳng lặng vào trong khoang. Ngữ cứ tưởng nó đi ngủ, ai dè đâu lát sau Đạt trở ra cầm theo một xấp bạc phẳng phiu. Dúi vào tay bạn, nó lên giọng:
- Từ nay phải biết khôn ra một chút thằng ông nội ạ.
Thuyền vừa cập bến, Ngữ đã nhảy phắt lên bờ đảo mắt tìm Huỳnh Thi, không thấy cô, cậu ta tìm hỏi Bích:
- Huỳnh Thi đâu, sao không thấy hả Bích?
- Thi ấy à? Chiều nay không thấy ra đây.
Ngữ lẩm bẩm một mình:
- Chắc là ở nhà có chuyện gì.
Cậu co giò chạy thật nhanh về nhà, mặc tình thằng Đạt réo gọi phía sau. Trong lòng Ngữ một nỗi lo lắng như lo cho chính người thân của mình.
Vừa về tới nhà, gặp bà Mỹ ở phòng ngoài, Ngữ hỏi nhanh:
- Má hai, Huỳnh Thi đâu rồi?
Bà Mỹ không đáp, đầu khẽ hất về phía căn phòng của hai mẹ con họ.
Ngữ hấp tấp đi về phía đó, Huỳnh Thi dường như cũng nghe tiếng cậu, cô bé đi ra ngoài, gặp Ngữ ở ngưỡng của, cô nắm tay Ngữ nói trong tiếng khóc nghẹn ngào. Không hiểu từ lúc nào, Huỳnh Thi đã coi Ngữ như một thành viên trong cái gia đình gồm hai mẹ con của cô.
Thi rưng rưng nước mắt nói:
- Anh Ngữ, không xong rồi, mẹ em sốt cao. Vết thương sưng tấy lên, nhưng người nhất quyết không chịu đi bệnh viện. Em... em phải làm sao bây giờ?
- Bình tĩnh một chút đi em - Ngữ vuốt nhẹ tay cô - Mọi chuyện dù có nghiêm trọng đến đâu chăng nữa, chỉ cần bình tĩnh là giải quyết xong ngay thôi mà.
- Bình tĩnh - Thi tiếp tục vừa khóc vừa nói - Em không thể nào bình tĩnh được đâu anh. Bởi vì... mẹ là người yêu quí nhất đời em.
- Chắc hẳn mẹ cũng biết điều đó nên mẹ không bao giờ muốn xa em đâu.
- Thật vậy hở anh?
Thi lau nước mắt hỏi. Ngữ khẳng định bằng giọng chắc nịch:
- Thật, chắc chắn là như vậy. Bây giờ để anh vào với mẹ xem.
Ngữ đứng trước người đàn bà, đăm đăm nhìn vết thương sưng to tướng trên trán, màu sắc xanh nhợt nhạt chứng tỏ đã nhiễm trùng và làm độc. Cậu sờ nhẹ vào tay bà, bàn tay lạnh giá đến đáng sợ. Ngữ lắc đầu rồi trầm giọng nói:
- Bác gái, nhất định là bác phải vào bệnh viện để bác sĩ người ta săn sóc mới được đó.
- Đó, mẹ thấy chưa - Huỳnh Thi thêm vào - Chính anh Ngữ cũng nói như vậy kia mà, mẹ mà không vào bệnh viện là nguy hiểm lắm đó.
Giọng Ngữ bỗng "người lớn" hẳn ra:
- Bác nhìn xem, Huỳnh Thi cô ấy cần có bác biết là bao nhiêu. Bác cần phải sống khỏe mạnh để còn chăm sóc, lo lắng cho Huỳnh Thi nữa chứ.
Giọng nói đầy cảm xúc của Ngữ làm hai người đàn bà cùng khóc. Bà Thụy Chi run run nắm tay con, giọng của bà cũng run như chính bàn tay mình:
- Bác... có bao giờ muốn bỏ con bé này đâu.
- Vậy thì bác cần phải vào viện.
- Bác biết, nhưng mà...
Ngữ cướp lời:
- Bác gái, chỉ cần mạng người còn sống là ta có thể làm ra của cải. Vấn đề tiền nong, xin bác đừng có lo lắng.
Bà Chi tròn mắt nhìn Ngữ. Sao mà thằng bé mới ngần ấy tuổi đầu lại có thể nói ra những câu hơn người như thế? Nhưng bà không có thời gian để suy nghĩ thêm nữa. Vết thương trên đầu lại trỗi cơn hành hạ, đau nhức đến khôn cùng. Bà cảm thấy mình không còn đủ sức để chịu đựng nữa, đành phải đi bệnh viện thôi.
Vào tới bệnh viện, bà Chi lả người vì đau. Lập tức bà được đưa vào phòng cấp cứu. Vết thương vì đã nhiễm trùng, cộng với sức khỏe yếu cho nên cần phải có nhiều thuốc men và nước biển trợ sức. Cuối cùng số tiền ít ỏi của mẹ con bà và của Ngữ bay vèo hết.
Lần đầu tiên ở trong bệnh viện, Huỳnh Thi thấy sợ, cũng may là Ngữ lúc nào cũng ở bên cạnh cô. Đêm đó chỉ có hai đứa trẻ ngồi cạnh nhau trong cái êm đềm, vắng lặng của bệnh viện. Trên giường bà Thụy Chi đã ngủ yên.
Huỳnh Thi cầm đơn thuốc trên tay mà không biết ngày mai lấy đâu ra tiền mua thuốc cho mẹ đây? Ngữ như đọc được nỗi lo trong lòng cô.
- Em không có tiền phải không Thi?
Cô bé cúi đầu, ánh mắt chạm vào người mẹ yêu thương. Có tiếng thở dài của Ngữ:
- Thằng Đạt cũng không còn tiền. Cũng tại anh lâu nay không biết dành dụm, để bây giờ cần đến, trong túi không có lấy một xu.
- Không phải lỗi tại anh đâu - Thi đứng lên, bước chân đi về phía cửa sổ - Chỉ tại ông trời khắc khe với mẹ con em.
Dường như cuộc sống cam khổ là môi trường đào tạo khiến con người luôn luôn trưởng thành trước tuổi. Đối với Huỳnh Thi cũng vậy. Cô bé ý thức được hoàn cảnh hiện tại của mẹ con cô. Và trong nhật ký, có đoạn viết.
Ngày...
Tôi không tin tạo hóa bất công, nhưng sao mẹ con tôi vẫn mãi chịu khổ đau.
Tiền...? Điều thiết yếu nhất đối với Huỳnh Thi bây giờ là làm gì có tiền để lo cho mẹ. Cô chợt nhớ đến cha và cuộc sống giàu sang ở nơi đó. Mặc dù biết mẹ sẽ không hài lòng nhưng cô vẫn quyết định trở lại tìm cha. Chỉ có cha mới mong cứu sống mẹ trong lúc này.
Huỳnh Thi ra đi từ rất sớm, cô biết rõ cha cô ra khỏi nhà trước lúc bảy giờ. Nhìn sang chỗ ngủ của Nguyên Ngữ, Thi cứ tưởng là cậu ta đã ra biển rồi.
Thi ngỡ ngàng nhìn cánh cổng sơn trắng và tấm biển đồng ghi "Biệt thự Lan Bình" mãi một lúc sau cô bé mới ấn tay vào chuông, lòng cứ thấp thỏm lo âu, không biết đây có còn là nhà của mình nữa không.
Người ra mở cổng là Lành, có một thoáng ngạc nhiên trong mắt anh ta khi nhìn thấy Thi. Cô bé vốn không ưa người đàn ông này từ lúc còn trong nhà, giọng cô lạnh nhạt:
- Vậy mà tôi tưởng là nhà đã đổi chủ rồi chứ?
Lành lúng túng nói, người vẫn còn án ở cửa:
- Cô Thi, cô tìm ai?
Thi quắc mắt, đối với Lành cô không bao giờ nhẹ lời:
- Đây không phải là nhà của tôi sao?
- Nhưng ông chủ không có ở nhà.
- Tôi biết chắc giờ này cha tôi đang dùng điểm tâm ở phòng ăn. Đừng có tưởng tôi và mẹ đi khỏi nhà là ông có quyền lên mặt. Tránh ra một bên đi, tôi cần phải vào gặp cha tôi.
Lành lúng túng né người sang bên. Dù sao anh ta cũng chỉ là thân phận của một kẻ làm công trong nhà này.
Khóa cửa xong, Lành vội vàng đi vào nhà, Huỳnh Thi gọi giật lại:
- Khoan đã, ông không cần phải báo trước với cha tôi.
Lành khó chịu, nhưng anh ta đành phải đi lùi lại một bước.
Khung cảnh trước mắt thay đổi hoàn toàn đến không ngờ trong mắt Huỳnh Thi. Cô bé linh cảm một điều bất thường nên hỏi:
- Tại sao ngoài cổng lại đổi tên là "Biệt thự Lan Bình"?
Lành đáp lễ lại câu hỏi trỏng của Thi:
- Cô cứ tìm ông chủ mà hỏi, tôi không có quyền giải thích.
Thi ném tia nhìn giận dữ về phía Lành, người mà cô nhận xét là rất gian xảo từ ngày còn là tiểu thư ở ngôi biệt thự này.
Không nói thêm gì nữa, Thi tìm thẳng vào phòng ăn của gia đình, theo sau vẫn là Lành, gương mặt anh ta chứa đầy vẻ tức giận.
Thi trố mắt nhìn quang cảnh trong phòng ăn. Trên bàn không chỉ có cha cô mà còn có một thiếu phụ trạc tuổi mẹ và một cô bé xấp xỉ như Thi, họ ngồi ở chỗ của mẹ con cô ngày trước.
Ông Hiếu Thành nhìn Thi bằng ánh mắt ngạc nhiên và đầy khó chịu. Sau đó ánh mắt chuyển sang Lành, anh ta lúng túng giải thích:
- Ông chủ, xin lỗi tôi không kịp vào báo.
Ông Thành đứng bật dậy:
- Đi sang phòng làm việc của tôi.
Qua giây phút ngỡ ngàng ban đầu bởi cách tiếp xúc lạnh nhạt này, Huỳnh Thi bật gọi:
- Cha...
Hiếu Thành gắt lớn tiếng:
- Đi qua phòng làm việc của ta.
Dường như tiếng gọi của Huỳnh Thi làm xúc động thiếu phụ, bà run giọng:
- Khoan đã, anh Thành... Đứa bé này là...
- Em cứ tiếp tục ăn đi, anh có chuyện phải giải quyết - Ông ta nhìn sang Thi, giọng lạnh nhạt - Đi theo ta.
Tự dưng Huỳnh Thi phản kháng, khung cảnh trước mắt cho Thi biết có một sự thay đổi lớn lao trong nhà này.
- Không, con không đi - Thi nhìn đăm đăm vào thiếu phụ và con bé ăn mặc rất đẹp ngồi trên bàn - Con muốn biết họ là gì của cha?
Lương Hiếu Thành bỗng xông về phía cô bé, đôi mắt bừng lửa giận:
- Đi, mau đi theo ta.
Thi ghì tay lại, thét lớn:
- Con không đi, con muốn biết họ là ai và con muốn biết tại sao cha đuổi mẹ ra khỏi nhà, để mẹ và con phải sống cuộc đời cam khổ, cơ cực đến tàn nhẫn? Cha nói đi, nói cho con biết đi.
Giọng cô bé mỗi lúc một nhanh, một dữ dội hơn. Huỳnh Thi chưa bao giờ cứng rắn như lúc này, bởi vì mẹ, vì nỗi đau thương của mẹ làm cô dũng cảm hơn bao giờ hết.
Con bé đang ngồi trên bàn bỗng nhảy phắt xuống, chạy tới trước mặt Huỳnh Thi, nó hét lớn:
- Chúng tôi là vợ và con của cha, tại sao cô dám tới đây và lớn tiếng trong nhà này?
Huỳnh Thi mím chặt môi, mắt rưng rưng nhìn cha muốn khóc:
- Cha nói đi, có thật như vậy không? Có thật họ là vợ và con của cha không?
Lương Hiếu Thành trừng mắt nhìn cô, ánh mắt dù cho có nằm mơ Thi cũng không thể nào tưởng tượng được ấy là thứ ánh mắt của tình phụ tử, của cha ruột nhìn con đẻ.
Thi lúc này đã bật khóc thực sự:
- Cha không trả lời có nghĩa đấy là sự thật. Thì ra cha đuổi mẹ và con đi để rước họ về nhà. Mới đó mà cha đã thay đổi tất cả, phòng khách, vườn hoa, cánh cổng và cả tên của mẹ trên ấy cũng không còn nữa. Cha nói đi, mẹ đã phạm lỗi lầm gì đến nỗi cha nỡ dứt tình như vậy?
- Lỗi lầm gì à? - Lương Hiếu Thành trừng mắt - Thế mẹ mày không nói cho mày biết sao? - Ông ta quyết định nói toẹt ra mặc dù trước đó ông đã hứa với bà Thụy Chi là sẽ giấu kín chuyện này - Phải rồi, cái chuyện xấu hổ ấy, mẹ mày làm sao dám nói ra. Đã vậy thì tao sẽ nói. Mẹ mày, cái con đàn bà lăng loàn ấy đã ngoại tình, còn mày... mày không có phải là con ruột của tao đâu.
Có lẽ ấy là cái điều khủng khiếp nhất mà Huỳnh Thi phải nghe. Cô bé bịt tai thật chặt bằng hai bàn tay bé bỏng của mình. Cô hét lớn đến lạc cả giọng:
- Không phải vậy đâu, cha nói dối, mẹ không phải là người như vậy đâu.
Trong thâm tâm Huỳnh Thi đã hiểu được thế nào là sự xấu xa của hai tiếng lăng loàn và ngoại tình. Cô bé nghe lòng đau đớn đến kỳ lạ, nỗi đau càng dữ dội hơn, khi giọng người cha ác nghiệt:
- Cứ về hỏi mẹ mày thì biết. Tóm lại nơi này từ nay không có chỗ cho mẹ con mày. Đừng bao giờ trở về đây nữa nghe chưa.
Huỳnh Thi thụt lùi lại, mắt trợn tròn kinh ngạc:
- Cha đuổi con?
- Tao không phải là cha mày.
- Con không tin, con không tin đâu.
Bà Lan Bình nãy giờ đứng im nhìn và nghe cha con họ nói chuyện với nhau. Bà biết chồng mình dùng thủ đoạn để cướp đoạt gia tài của ông ngoại cô bé này thì đây cũng có thể là một thủ đoạn. Lòng bà bỗng dâng lên một thứ tình cảm dành cho cô bé đáng thương kia. Định nắm lấy tay con bé an ủi vài câu và muốn bênh vực nó, nhưng con bé bỗng rụt tay về rồi nhìn bà bằng ánh mắt oán hờn.
- Cũng tại bà, chính mẹ con bà đã vào đây làm hại mẹ và tôi, tôi hận bà, hận bà...
- Tôi... em bé, tôi không muốn như vậy đâu.
- Bà không muốn, vậy thì bà hãy đi đi, trả lại nơi này cho mẹ và tôi.
- Huỳnh Thi - Lương Hiếu Thành bước tới một bước - Mày không được nói bậy.
Cô bé nhìn cha, nước mắt ràn tụa:
- Con nói không đúng sao. Con mẹ hồ ly tinh này thật là ác độc, chẳng những cướp đi cuộc sống yên ổn của mẹ mà còn muốn cướp luôn cả tính mạng của mẹ nữa.
Lan Bình tái mặt vì đau khổ và cả xấu hổ nữa. Hiếu Thành bỗng giơ tay tát mạnh vào má Huỳnh Thi, cô bé ngã chúi lên bàn ăn, mấy tách sữa nóng đổ cả vào người. Thiếu phụ vội đỡ lấy cô bé:
- Cháu có sao không?
- Buông tôi ra - Huỳnh Thi vùng mạnh, cô bé đứng bật dậy quắc mắt nhìn cha, giọng cô bỗng trở nên đanh thép - Cha đánh con, chỉ vì người đàn bà này mà cha đánh con.
- Tao đã nói mày không phải là con tao.
- Con không tin, nhất quyết không tin lời nói ấy! Sự trong trắng của mẹ suốt đời không bao giờ thay đổi được.
Bà Lan Bình nhìn con bé nói, giọng chắc nịch của nó làm bà cảm thấy tin tưởng vào người thiếu phụ nào đó, dù bà chưa bao giờ gặp mặt. Chắc chắn đó là một thần tượng đáng kính trong lòng cô bé này.
Lương Hiếu Thành dường như không còn nén được lửa giận nữa, ông ta bước tới vung tay lên nhưng tiếng hét của thiếu phụ đã ngăn lại:
- Anh Thành, anh không được đánh con của mình nữa.
Huỳnh Thi lùi lại, mắt nhìn cha trừng trừng, giọng nói phẫn uất:
- Cha đánh con, cha đã đánh con vì một người đàn bà. Cái tát ngày hôm nay, con suốt đời không có quên đâu.
Cô bé vùng chạy nhanh ra khỏi biệt thự. Nơi đã từng đón cô chào đời, ấp ủ thời thơ ấu của cô... Và còn nhiều nữa những kỷ niệm suốt đời cô không bao giờ quên được.
Phòng ăn chìm trong im lặng một lúc rồi có giọng Hiếu Thành:
- Lan Bình, anh xin lỗi em, anh...
- Giá như anh gọi con bé lại, cho nó lên bàn cùng ngồi ăn với chúng ta thì vui biết mấy.
- Sao em lại có ý nghĩ như vậy? Nó có phải là con của anh đâu.
Chẳng hiểu sao Lương Hiếu Thành nói như thế không hề cảm thấy ngượng miệng? Có lẽ chưa bao giờ ông ta thương yêu bà Thụy Chi như là một người vợ thật sự và cũng chưa lúc nào ông coi Huỳnh Thi là con đẻ của mình, mặc dù đó là sự thật không thể chối cãi.
- Thôi được rồi - Lương Hiếu Thành nói - Chúng ta ăn tiếp đi, đừng vì cái chuyện không đâu này mà bỏ dở bữa ăn.
- Em không ăn.
- Lan Bình - Hiếu Thành kêu lên - Em không có ý định chọc ghẹo anh lúc này chứ?
Thiếu phụ nhìn thẳng vào mặt chồng, nói với giọng xúc động:
- Bây giờ đây em cảm thấy cuộc sống lén lút ngày xưa vậy mà hạnh phúc. Anh cũng biết là em không thích cái ác, vậy mà mỗi một ngày một giờ trôi qua, càng có nhiều tội ác chồng chất trước mặt em.
- Anh không có làm ác.
- Người ta tự vận vì phá sản, người ta khốn khổ, lao đao vì những âm mưu chiếm đoạt của anh. Còn đứa bé ấy, nhìn nó nói, em tin rằng mẹ nó là người đàn bà hoàn toàn trong trắng. Nhìn cách ăn mặc đơn sơ của nó, em có cảm giác rằng chính em là người đang gieo cho mẹ con nó một sự bất hạnh cùng cực. Anh Thành, xin anh hãy ngưng ngay việc làm tội ác của mình, để phúc đức lại cho con chúng ta sau này, và để cho em cảm thấy phần nào yên ổn trong cuộc sống hiện tại.
- Em nói hết chưa - Lương Hiếu Thành bỗng lớn giọng - Trong mắt em anh lúc nào cũng là tên đồ tể gớm ghiếc. Tại sao em không bao giờ nghĩ rằng, anh làm tất cả như thế chính là vì em và con.
- Chính ý nghĩ ấy đã làm cho em mặc cảm.
- Thôi đủ rồi - Lương Hiếu Thành cắt ngang câu nói của vợ - Anh không có thời gian cũng như sức khỏe để lúc nào cũng nghe em đay nghiến một cách không thương tiếc. Ở công ty anh có hàng trăm, hàng nghìn công việc phải làm. Hằng ngày anh phải đương đầu với những âm mưu mà địch thủ là những ông chủ của các công ty. Em đừng tưởng chỉ có anh mà tất cả những thương nhân khác đều muốn hại lẫn nhau.
- Đó là giá mà anh phải trả.
- Đó là luật sinh tồn. Tóm lại, ở công ty hằng ngày anh đã mệt mỏi rồi, anh không muốn và không bao giờ muốn một bầu không khí gia đình nặng nề như thế này. Lan Bình, mong rằng từ nay em đừng bao giờ lên án anh, đừng bao giờ đay nghiến anh một cách không thương tiếc như thế này nữa, có được không?
Thiếu phụ quay mặt đi hờn giận:
- Nghĩa là anh không thay đổi?
- Anh không thể thay đổi bởi vì những việc làm của anh lúc này đây là bắt buộc. Trên thương trường, không thể có sự nhượng bộ - Quay sang con, Hiếu Thành gọi - Mỹ Linh, con ăn xong chưa, cha cho con quá giang đến trường học.
Con bé sốt sắng, nó dường như thích cuộc sống sôi nổi của cha hơn là cái bình lặng của mẹ:
- Con xong rồi.
- Vậy thì cha con mình đi.
Thiếu phụ cảm thấy mình cô đơn:
- Không được, em không muốn anh kéo con chúng ta vào cuộc.
Hiếu Thành tỏ vẻ giận dữ, đây là lần đầu tiên ông ta nặng lời với vợ:
- Em đừng có gàn dở như thế nữa.
- Em không gàn dở, em không muốn con mình tiêm nhiễm lối sống của anh.
Mỹ Linh bỗng nói:
- Mẹ, con chỉ đi học thôi mà.
- Mặc kệ bà ấy, cha con mình đi.
Họ đi khuất, để lại sự trống vắng trong căn phòng đơn lạnh. Thiếu phụ mệt mỏi ngả người trên ghế, cảm thấy đau xót dâng lên cùng cực trong lòng. Cho đến lúc này đã có đến hai người phải chết, một người bị tù đày và còn hai người nữa không biết lạc lõng nơi đâu. Tội ác đang nối tiếp tội ác. Bản chất lương thiện mỗi lúc một hành hạ thiếu phụ một cách khổ sở. Bây giờ bà chỉ còn một cách duy nhất là làm điều thiện để gỡ hết tội cho chồng. Đứng lên, thiếu phụ từ từ đi về phía ngôi nhà biệt lập ngoài vườn.
Căn phòng sạch hơn và người đàn ông cũng có vẻ tươm tất hơn nhờ bà Lan Bình thường xuyên tới đây săn sóc. Nhìn thiếu phụ thật lâu với vẻ dò xét, cuối cùng ông Đằng hỏi:
- Lương Hiếu Thành lại gây nên tội ác mới, phải không?
Thiếu phụ hỏi với giọng buồn:
- Sao chú biết?
- Nhìn vào mắt cháu, ánh mắt lương thiện của cháu hằn khắc sự khổ đau mỗi khi chồng gây nên ác nghiệp.
- Chú Đằng, cháu phải làm sao bây giờ?
Thiếu phụ hỏi với vẻ thống khổ.
- Hãy giúp ta thoát khỏi nơi này, đó là cách tốt nhất chặn đứng tội ác của chồng cháu.
Thiếu phụ lắc đầu:
- Cháu không thể làm như thế được, nhất định không được. Anh Thành chắc chắn sẽ oán trách cháu. Dù rằng anh ấy tạo nên ác nghiệp nhưng cháu không thể nào phản bội ảnh.
Tiếng xiềng xích khua loảng xoảng, xen cả vào tiếng thở dài:
- Vậy thì ta hết cách rồi.
- Hôm nay cô bé Huỳnh Thi có về nhà.
Người đàn ông run giọng:
- Thật sao?
- Dạ.
- Nó... nó vẫn khỏe chứ?
- Con bé khoẻ, nhưng mà trông có vẻ lam lũ.
- Còn mẹ nó?
- Cháu không thấy.
- Cũng không nghe nói tới sao?
Thiếu phụ đáp với trạng thái như chính mình là người có lỗi:
- Dạ không, xin lỗi chú.
Giọng người đàn ông đầy vẻ đau xót:
- Mẹ con nó ra đời biết lấy gì để sống kia chứ.
- Chú Đằng, thảm kịch này rồi sẽ có ngày kết thúc. Kết quả sẽ là sự trả giá của người tạo nghiệp chướng. Vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Thiếu phụ nói câu này với vẻ thống khổ.
- Vậy thì tại sao cháu không dứt nó sớm hơn sẽ có ít tội ác hơn?
- Cháu hiểu ý chú - Thiếu phụ buồn bã đứng lên - Nhưng mà cháu không thể nào cầm dao đâm chết chồng mình được. Chứng kiến và chờ đợi ngày kết cục, cháu đã phải dùng hết nghị lực của mình.
Trong lòng Huỳnh Thi là sự tin tưởng tuyệt đối vào mẹ. Mẹ cô là thần tượng, là bà tiên diễm kiều và trong trắng, sự trong trắng không bao giờ thay đổi.
Từ cái nơi khủng khiếp ấy, Huỳnh Thi trở về bệnh viện. Mẹ đang nằm trên giường bệnh, nhìn cô bé ngạc nhiên:
- Huỳnh Thi, có chuyện gì xảy ra với con vậy?
- Mẹ...
Thi chỉ kêu được có bấy nhiêu rồi sà vào lòng mẹ òa khóc. Mẹ ôm ấp và vuốt ve cô:
- Con gái của mẹ, tai sao thế, ai ức hiếp con, mau nói cho mẹ nghe đi?
- Chính cha con ông ấy đã đánh con.
Thi cảm giác bàn tay mẹ trên vai mình run run:
- Con trở về đó à?
- Vâng - Thi vẫn tức tưởi nói - Con định về xin cha lo cho mẹ.
- Huỳnh Thi - Mẹ cô có vẻ giận - Tại sao con không nói với mẹ chứ?
- Mẹ, con xin lỗi, bởi vì con không biết. Bây giờ thì con hiểu rồi, hiểu vì sao mẹ lại bỏ nhà ra đi.
Giọng thiếu phụ run lên:
- Con hiểu...? Mà con hiểu gì kia chứ?
Trước mắt bà hiện lên cảnh của cái đêm tàn nhẫn ấy.
- Con biết sở dĩ mẹ phải ra đi là vì cha có người đàn bà khác. Nhưng mà ông ấy không có quyền vu khống mẹ, không có quyền nói rằng mẹ... mẹ...
- Ông ấy nói sao?
- Mẹ... mẹ biết rồi mà. Nhưng con không có tin đâu, con không bao giờ tin mẹ của con là người như vậy
- Ông ta đã nói với con hết thật rồi sao?
- Vâng, thưa mẹ.
- Và con không tin?
- Con không bao giờ tin chuyện ấy.
Thiếu phụ bỗng siết chặt hơn đứa con bé bỏng trong tay của mình. Và giọt nước mắt rơi trên má bà:
- Bấy nhiêu đó thôi đã làm cho mẹ hạnh phúc lắm rồi con ạ. Huỳnh Thi, chỉ cần con tin mẹ là đủ rồi.
Cô bé chúi đầu vào người mẹ.
Buổi chiều Nguyên Ngữ đến, cậu dúi vào tay Thi một xấp giấy bạc dày, cậu nói trước ánh nhìn ngạc nhiên của Thi:
- Em không cần phải hỏi anh tiền này ở đâu mà có. Hãy cầm lấy và lo cho mẹ.
Thi xúc động nghẹn ngào:
- Cám ơn anh, anh Ngữ. Anh tốt với mẹ con em quá!
Ngữ cười hiền lành, cậu cảm thấy cuộc đời mình từ nay không thể xa rời Huỳnh Thi được nữa.
- Nếu em muốn, chúng mình sẽ đi thăm mộ cha mẹ anh khi nào bác gái khỏi bệnh.
- Em muốn chứ, dĩ nhiên là muốn rồi - Cô bé nói thêm - Ở đây em đâu còn ai thân thiết ngoài mẹ và anh nữa.
Bao nhiêu ác cảm và cái khoảng cách tự nhiên ban đầu của hai người bây giờ hoàn toàn không còn hiện hữu nữa.
- Anh làm gì vậy Ngữ, bộ tính làm thơ à?
Ngữ ngước nhìn bầu trời đầy sao:
- Không, anh đang nhớ mẹ và cha.
Cậu bé cúi mặt, giọng buồn:
- Hôm đó trời cũng sáng trăng như thế này, biển bỗng nổi cơn giông nhận chìm phần lớn ghe thuyền đi biển, trong đó có cha mẹ anh.
Thi ngồi cạnh Ngữ, thật gần:
- Đi biển nguy hiểm như vậy, anh có định đổi nghề khác không?
- Anh còn làm được chuyện gì nữa chứ. Nhưng thôi, đừng nói nữa. Mẹ sao rồi?
- Mẹ đã ngủ, được về nhà, trông mẹ khỏe ra nhiều. Đúng rồi, anh hứa là sẽ dẫn em đi thăm mộ hai bác.
- Bây giờ có muốn đi không? Trời sáng trăng thế này, đi được lắm đó.
- Được, anh chờ em một chút nha.
Lát sau Huỳnh Thi trở ra. Trên tay cô bé là một nén hương. Thi mặc chiếc áo lông mùa đông, món quà sinh nhật còn lại của ông ngoại cô.
Hai người bắt đầu đi, họ băng qua bãi cát, rừng dương... Cuối cùng trước mặt họ hiện ra một quả đồi nhỏ, ngập chìm trong ánh trăng lung linh sáng.
Hai người bắt đầu leo dốc, con đường thoai thoải đưa dần họ lên cao. hai nấm mồ nằm song song nhau trên đỉnh đồi, xung quanh có hoa và cỏ, tất cả cùng được chăm sóc bởi bàn tay con người.
- Anh thường tới đây lắm sao?
Ngữ nhìn đăm đăm vào mộ song thân:
- Phải, mỗi tháng ít nhất là một lần.
- Hai bác mất đi, được nằm một nơi đẹp đẽ thế này, chắc là được an ủi lắm.
Hai người đốt hưong cắm trước mộ. Ngữ có vẻ xúc động:
- Cha mẹ anh lúc còn sống, rất là hiền lành, vậy mà ông trời nỡ bất công...
Thi ngạc nhiên nhìn Ngữ. Con người thật của cậu ta lúc này mới thật sự biểu lộ. Ngữ chân tình, giàu tình cảm khác hẳn với bề ngoài cục mịch của mình. Thi xúc động, nhưng tất cả chỉ dừng ở đấy, bởi tuổi tác của họ không có những tình cảm vượt xa hơn nữa.
Trên đường trở về nhà, Ngữ vui vẻ trở lại. Cậu ta huyên thuyên kể cho Thi nghe về những chuyến đi biển của mình.
Về tới nhà, họ thấy ánh đèn leo lét hắt ra, bóng hai người đàn bà đang ngồi nói chuyện với nhau. Tiếng mẹ Thi:
- Chị Mỹ, xin lỗi nha, tháng này tôi không có tiền đóng tiền nhà cho chị.
Im lặng một chút rồi bà Mỹ nói:
- Chị cũng biết tôi dùng số tiền ấy để lo cho thằng Bảo đi học.
Ngữ cau mày khó chịu, nhưng vẫn đứng lặng nghe tiếp.
- Tôi biết, nhưng mà chị cũng biết đó, tôi phải trả tiền bệnh viện. Bây giờ hai mẹ con tôi có còn gì nữa.
- Thôi được rồi, tôi có một cách như vầy, không biết chị có đồng ý không?
- Chị cứ nói đi, dù bất cứ cách gì, tôi cũng sẵn sàng làm để được ở lại đây mà.
Bà Mỹ có vẻ vui:
- Thật vậy sao? Nếu vậy thì tôi nói. Nếu như chúng ta trở thành người một nhà rồi thì không cần phải tính toán với nhau nữa.
- Chị nói sao tôi không hiểu?
- Là như vầy, tôi thấy con chị và con tôi chúng nó rất xứng đôi, hay là mình kết nghĩa sui gia với nhau đi.
- Sui gia...?
Bà Chi kinh ngạc hỏi lại. Bên ngoài bất giác Nguyên Ngữ và Huỳnh Thi nhìn nhau, má cô bé đỏ bừng dưới ánh trăng.
- Phải - Bà Mỹ đáp - Hai đứa chúng nó xứng với nhau lắm mà, chị có thấy không?
- Làm sui với nhau à? Thiếu phụ từ từ đứng lên, gương mặt hằn khắc một nỗi lo toan. Thử hỏi làm sao bà không lo được, khi đứng trước một sự quyết định an bài cho cả tương lai của con gái mình.
Nói như vậy có nghĩa là nếu không đồng ý, mẹ con bà sẽ phải rời khỏi nơi này. Ngoài nơi này ra, đâu còn chỗ khác để cho họ dung thân nữa chứ.
Bà Chi tiếp tục suy nghĩ:
Gia Bảo, con người của cậu ta trông hơi kỳ cục nhưng có một điều không thể phủ nhận là cậu ta rất thông minh và chăm chỉ học hành. Nhìn xa một chút, ở khắp làng chài này, chỉ có Bảo là người có tương lai nhất mà thôi.
- Thôi được - Bà Chi quyết định - Chỉ cần sau này chị và Gia Bảo tốt với con gái tôi là được rồi.
Gương mặt bà Mỹ rạng rỡ:
- Dĩ nhiên rồi, vậy từ nay chúng ta là người nhà, không cần phải tính toán nhỏ mọn nữa.
Bà Chi cười gượng, chẳng hiểu sao lòng bà thấy không vui trước quyết định này.
Bên ngoài Nguyên Ngữ lặng lẽ bỏ đi, một nỗi buồn len nhẹ vào lòng, nỗi buồn không tên, không tuổi, không danh phận. Một nỗi buồn không thể giải thích được vì sao, chỉ biết rằng Nguyên Ngữ cảm thấy như mình mất mát một cái gì đó.
- Anh Ngữ - Huỳnh Thi đuổi theo - Anh làm gì vậy?
- Anh...
Thi nắm tay cậu ta lắc nhẹ:
- Sao anh làm gì đi thơ thẩn như lạc hồn vậy?
Ngữ quay lại, nhìn vào mắt cô bé:
- Em đã có chồng rồi đó, có vui không?
- Chồng hả? - Huỳnh Thi ngây thơ hỏi - Em không biết chồng là cái gì hết.
- Là một người... sẽ sống suốt đời với em - Ngữ chất phác giải thích theo cách suy nghĩ của cậu ta - Như là cha và mẹ anh vậy đó.
- Nghĩa là sống cùng sống, chết cùng chết?
- Ừ, đại khái là như vậy.
- Vậy thì... người đó chắc hẳn là phải thương em lắm.
Ngữ lắc đầu thật buồn:
- Không hẳn đâu, như anh đây cũng thương em vậy, nhưng mà đâu có được.
Huỳnh Thi cười thật giòn, trông cô bé hoàn toàn ngây thơ.
- Anh nói xạo, anh mà dám cùng chết với em à?
Ngữ không đáp mà hỏi lại:
- Em thích anh Hai lắm à?
- Em không biết, nhưng mà hỏi để làm gì?
Ngữ lại không trả lời câu hỏi của Thi:
- Má Hai nói đúng, em và anh Hai trông rất xứng đôi. Thôi em về ngủ đi.
- Còn anh?
Ngữ bước nhanh đi.
- Anh ra ngủ với thằng Đạt.
Thi gọi với theo nhưng Ngữ đã đi rồi, bóng cậu ta mờ dần trong ánh trăng khuya.
- Nguyên Ngữ, bộ ngủ không được sao? Cứ lăn qua lăn lại hoài.
-...
- Sao vậy, sao không nói gì hết vậy?
Ngữ ậm ừ:
- Nói gì bây giờ?
- Sao không tự dưng ra đây ngủ với tao?
- Đạt, Huỳnh Thi có chồng rồi.
Đạt bật cười, cậu ta cũng ngồi dậy:
- Mày nói chơi hoài, mới bây lớn vậy mà đã có chồng rồi.
- Không phải, chỉ là hứa hôn thôi.
- Hứa hôn? - Đạt gãi đầu hỏi lại - Hứa hôn là cái giống gì vậy?
Tự dưng Ngữ thấy bực cho cái sự ngu dốt của bạn:
- Hứa hôn mà cũng không biết nữa. Mày sao ngu quá đi.
Đạt cười hiền lành:
- Ừ thì tao ngu. Vậy chứ hứa hôn là cái gì vậy Ngữ?
- Là cha mẹ hai bên hứa gả con cho nhau đó, thằng ngu.
Ngữ bực dọc, Đạt hỏi tới:
- Vậy chứ mẹ Huỳnh Thi hứa gả nó cho ai?
- Anh Hai tao - Ngữ buông gọn.
- Cũng phải.
- Mày nói cái gì mà phải? - Ngữ bực tức hỏi.
- Không phải sao, ở cái làng chài này, hai đứa tụi nó là xứng nhất - Đạt nhìn gương mặt buồn của bạn, bỗng hiểu ra - Mày làm gì mà buồn dữ vậy? A ha, tao hiểu rồi, có phải mày thương con Thi không?
- Nói bậy - Ngữ đứng bật dậy bước ra ngoài bỏ lại câu nói - Con nít mà thương yêu gì chứ?
Đạt vẫn không tha:
- Con nít sao lại biết nói như vậy? - Rồi nó vỗ vai bạn khuyên nhủ như một người lớn từng trải - Thôi bỏ đi, con Thi với mày mới là xứng đôi đó.
Ngữ hất tay bạn khỏi vai mình, mắt cậu nhìn ra xa u buồn.
Huỳnh Thi vào nhà lúc mẹ vẫn còn thức, thấy cô mẹ hỏi:
- Con đi đâu mà về khuya thế Huỳnh Thi?
Cô bé vẫn thản nhiên như không có nghe được câu chuyện vừa rồi của hai bà mẹ vậy, đối với Thi điều đó chưa phải là một ý nghĩa trọng đại:
- Mẹ không biết đâu - Cô hồn nhiên nói - con và anh Ngữ vừa đi thăm mộ cha mẹ anh Ngữ về.
- Nguyên Ngữ...? - Thiếu phụ nói thầm: giá như cậu ta thì tốt hơn.
- Mẹ nói gì vậy?
- Ồ không - Thiếu phụ nhìn con vẻ không vui, bà nói - Từ nay cuộc đời con sẽ gắn chặt ở cái làng chài này, trừ khi...
- Trừ khi thế nào hở mẹ?
Bà muốn nói trừ khi Gia Bảo làm nên một sự nghiệp khác nhưng không thể thốt nên lời. Còn Huỳnh Thi, cô bỗng nói:
- Ban nãy con nghe mẹ và bác Mỹ nói chuyện.
- Con nghe...?
- Dạ, nhưng là chuyện gì vậy mẹ?
- Con không nghe hết sao?
- Con nghe hết, nhưng mà như vậy có nghĩa là...
Bà Thụy Chi cắt lời con:
- Con không cần phải tìm hiểu. chỉ nên biết rằng sau này con và Gia Bảo sẽ trở thành người một nhà.
- Vậy ư...? - Huỳnh Thi tự nhủ - Nếu thật sự như vậy thì mình cần phải tốt hơn với anh ấy mới được. Bởi vì đã là người một nhà thì không thể không tốt với nhau được.
Công việc ở bãi đã xong, mọi người từ từ tản mác ra về, chỉ duy nhất còn lại có mỗi mình Huỳnh Thi. Cô bé đang ngóng chờ Nguyên Ngữ. Mặc dù mọi người nói là Ngữ và Đạt muốn làm thêm, chốc lát nữa sẽ về nhưng sao lòng Huỳnh Thi không thể nào thanh thản được.
Cô bé nhớ lời Ngữ kể về những cơn bão biển, về cái chết thê thảm của cha mẹ cậu ta, cũng trên mặt biển này vào một đêm trăng.
- Nguyên Ngữ... Nguyên Ngữ ơi...! - Thi thầm gọi - Anh trở về đi, trở về ngay lập tức đi mà.
Cô bé nôn nao bước ra biển, nước bên dưới làm giá lạnh chân cô, nhưng mặc, bây giờ Huỳnh Thi chỉ biết có mỗi một việc là Nguyên Ngữ của cô, người thân thiết và gần gũi với cô nhất từ khi đến đây, bây giờ chưa có bình yên trở về.
Làn nước biển lạnh buốt, lao xao ve vuốt bàn chân Thi, những cơn sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào bờ, rì rào như có tiếng con thuyền cặp bến làm Thi giật thót vì mừng rỡ, rồi lại âu sầu thất vọng.
Đợi mãi... đợi mãi cuối cùng cô cũng được toại nguyện. Bóng con thuyền hiện ra rồi tiến về phía bến. Thi mừng đến phát khóc lên được, cô bé nhảy cao hơn mặt nước, bàn tay vẫy gọi:
- Anh Ngữ... Anh Ngữ ơi...!
Tiếng gọi theo gió lùa vào tai Ngữ, mắt cậu bé sáng lên:
- Huỳnh Thi...
Nhưng rồi lập tức Ngữ lại mất vui.
Thuyền đi dần vào bãi, Thi băng mình chạy ra biển, mặc tình những cơn sóng lùa vào, bắn tung tóe khắp cả người cô. Tới nơi, Huỳnh Thi vịn vào be thuyền hào hển hỏi:
- Anh Ngữ, hai người sao về trễ vậy?
Đạt vọt miệng đáp:
- Thằng Ngữ nó mắc nợ mà, phải làm thêm để trả chứ!
Thi cúi đầu, mắt buồn thật buồn, Ngữ thấy tội nghiệp quá nên hỏi:
- Sao em còn chưa về?
- Em chờ anh.
Thi đáp gọn, câu nói ngắn ngủi ấy vậy mà chừng như làm Ngữ xúc động lắm. Mãi một lúc cậu ta mới nói được:
- Em về trước đi, anh còn phải làm việc sẽ về sau.
- Em ở đây giúp hai anh.
- Không cần.
Thi hờn giận hỏi:
- Sao vậy, sợ em làm hư việc hả?
- Thôi được rồi... được rồi - Đạt xen vào - Cô ở lại giúp chúng tôi lựa cá rồi đem giao cho người ta.
Thi nhìn Ngữ dò hỏi nhưng cậu ta đã lặng lẽ đi vào khoang thuyền.
Ngày hai mươi bốn, tháng mười hai, đêm Giáng Sinh.
Hôm nay là sinh nhật của tôi. Lúc ngoại còn sống, bao giờ ông cũng tổ chức một buổi tiệc thật linh đình và tặng cho tôi một món quà, khi thì con búp bê mặc váy đầm xinh xắn, lúc thì chiếc xe điện tử có chỗ ngồi hẳn hoi, và lần cuối cùng, ông tặng cho tôi chiếc áo lông này. Sau đó ông tôi không còn nữa.
Huỳnh Thi ngồi mân mê chiếc áo trên tay lòng suy nghĩ miên man về quá khứ, nhớ tới ông ngoại, bất giác làm mắt cô rướm lệ. Mẹ đi tới cạnh cô, bâng khuâng ngồi vào chỗ trống bên cạnh.
- Sao vậy, sao lại khóc? Buồn vì không có tiệc sinh nhật phải không?
Cô bé lắc nhẹ mái đầu:
- Con nhớ ngoại. Ông có mặt trong lần sinh nhật cuối cùng của con cách đây mấy năm rồi, lúc đó ông đã tặng cho con chiếc áo này.
Giọng nói mang nặng nghĩa tình của con làm thiếu phụ xúc động. Mắt bà cũng đỏ hoe:
- Xin lỗi con, mẹ bây giờ không có khả năng làm sinh nhật cho con.
- Con không cần tiệc tùng, chỉ xin mẹ một lời chúc mừng thôi.
- Vậy à? Thế thì mẹ chúc con, cầu chúc cho tương lai của con sẽ sáng lạn hơn những ngày tháng đã qua.
Thi sung sướng nép đầu vào ngực mẹ. Cô nghĩ miên man:
- Tội nghiệp mẹ quá. Mấy lúc gần đây trông người gầy đi và xanh xao như chiếc lá. Rồi cô tự nhủ - Huỳnh Thi, mi đi theo mẹ là để đỡ đần cho mẹ, từ nay mi cần phải cố gắng hơn nữa, nếu không... mẹ mà bỏ mi đi thì mi sẽ phải ân hận suốt đời.
- Anh cũng xin chúc mừng em đêm sinh nhật vui vẻ.
Tiếng nói đột ngột của Nguyên Ngữ làm Huỳnh Thi giật mình, cả mẹ và cô cùng quay lại. Thi ngạc nhiên hỏi:
- Ồ, anh vừa nói gì vậy Ngữ?
- Anh chúc mừng sinh nhật của em.
- Làm sao anh biết hôm nay là...?
- Mấy tháng trước anh nghe bác gái nói.
Bà Thụy Chi xen vào:
- Vậy mà cháu cũng nhớ ư?
Ngữ có vẻ ngượng, như thể người ta vừa bắt quả tang cậu làm một việc gì không phải vậy. Bà Chi có vẻ hiểu biết nên đỡ lời:
- Cháu ngồi xuống đi, cầm cái gì trên tay vậy?
- Dạ... là quà sinh nhật của em Thi - Cậu đặt nó vào tay cô bé - tặng em nè, đừng có chê nó xấu xí nha, tự tay anh làm đó.
Thi mở to mắt nhìn món quà bất ngờ. Đó là một chiếc thuyền buồm bé xíu. Nó được ghép lại bằng những mảnh ván vụn, cột buồm được làm bằng thứ giấy màu sặc sỡ. Có cả khoang thuyền được trang trí bằng những con ốc biển đầy màu sắc. Món quà làm cô bé thích thú:
- Ôi, nó đẹp quá - rồi cô ái ngại - đẹp như thế này, chắc anh phải tốn nhiều công sức lắm?
- Không, vật dụng thì có sẵn anh chỉ việc ghép chúng nó lại thôi.
Nhìn hai đứa bé trò chuyện, bà Chi bỗng nghĩ miên man, ý nghĩ đưa bà so sánh giữa Ngữ và Bảo.
"Hai đứa chúng nó hoàn toàn khác nhau. Nguyên Ngữ chân tình còn Gia Bảo thì lạnh nhạt. Bà nhớ lần đó bà vô tình nói ngày sinh của Huỳnh Thi, cả Ngữ và Bảo cùng nghe, nhưng cuối cùng chỉ có mỗi mình Ngữ. Cậu bé này có vẻ yêu quí con bà, giá như..."
" Nhưng thôi, số phận đã định đoạt rồi, bây giờ đâu có chối cãi được nữa"
Bà nhìn Ngữ nói:
- Trời trăng sáng thế này, hai đứa sao không đi chơi?
- Em thích đi không Huỳnh Thi?
Cô bé có vẻ rất vui:
- Thích chứ. Nhưng mà đi đâu?
- Đi đâu hả? Cứ theo anh rồi biết.
Họ chào mẹ rồi cùng nhau chạy băng qua sân. Một nửa vầng trăng khuyết tỏa ánh sáng lung linh làm thơ mộng đêm Noên. Rừng dương đẹp êm đềm dưới ánh trăng, lá dương rủ mình trong làn gió đêm.
Thi bỗng hỏi:
- Sinh nhật của anh là ngày nào hở Ngữ?
- Anh không có sinh nhật.
Ngữ đáp, mắt nhìn xuống kém vui.
Huỳnh Thi bối rối, cô bé vì muốn quan tâm nên đã lỡ lời. Ngữ tiếp:
- Ở vùng biển này, có bao giờ người ta nhớ ngày sinh nhật của mình đâu.
- Em hy vọng có một ngày mình trở về thành phố sống, anh có thích đi theo em không?
Mắt Ngữ nhìn Thi bỗng trở nên mơ màng:
- Nếu có em thì anh đi.
Huỳnh Thi vẫn hồn nhiên:
- Vậy nhé, sau này chúng ta sẽ trở về thành phố sống.
Họ đã lọt hẳn vào giữa rừng dương. Ánh trăng soi qua kẽ lá tạo thành những vệt sáng dài, bé li ti. Phong cảnh đẹp như mơ như mộng này không phải nơi nào cũng có.
Huỳnh Thi bỗng chỉ tay về phía trước:
- Anh Ngữ nhìn kìa, dường như có người đốt đèn.
- Phải đó, mình tới xem đi.
Họ rảo bước lại gần và ngạc nhiên nhận ra Gia Bảo:
- Anh Bảo... Thi ngạc nhiên hỏi.
Bảo ngẩng nhìn, hỏi với giọng lạnh lùng.
- Hai người ra đây làm gì?
- Tụi em đi dạo chơi, còn anh? - Hỏi xong Thi nhìn vào chiếc bánh kem có cắm mấy ngọn đèn cầy, cô bé chợt hiểu ra - hôm nay là sinh nhật của anh à.
- Phải - Bảo đáp gọn.
Huỳnh Thi háo hức:
- Cũng là sinh nhật của em đó. Vậy là mình sinh cùng ngày cùng tháng.
Bảo có vẻ thú vị:
- Vậy sao? Vậy thì ngồi xuống đi.
Huỳnh Thi vui vẻ ngồi cạnh Bảo. Cô bé vui vì bắt được nhịp sống quen thuộc của mình, vui vì thấy những ngọn nến sáng lung linh tượng trưng cho ngày sinh nhật. Và vì quá vui cô như quên đi bên cạnh mình còn có Nguyên Ngữ. Điều đó làm Ngữ thoáng buồn.
- Làm sao anh có thể nghĩ ra cách tổ chức sinh nhật thơ mộng như thế này?
Thi háo hức hỏi, mắt cô nhìn Bảo vẻ thán phục.
- Ở thị xã, bạn bè tôi đứa nào mà chẳng có sinh nhật. Chỉ ở làng quê này là không biết mà thôi.
- Sao anh không thổi nến rồi cắt bánh đi.
- Cô có biết bài hát chúc mừng sinh nhật không?
- Biết chứ! Em thuộc lòng nó từ năm mười tuổi.
Bảo có vẻ vui:
- Vậy thì mình cùng hát nha, coi như là chúc mừng cho cả hai chúng ta.
Thi gật đầu đồng ý. Bảo đếm một hai rồi cả hai cùng hát. Họ say sưa, mắt nhìn nhau đầm ấm. Nguyên Ngữ từ từ đứng lên, buồn bã đi về làng. Ở đây, bầu không khí này không có chỗ dành cho cậu. Một cậu bé sinh ra và lớn lên ở làng quê nghèo nàn.
Bài hát chấm dứt, mắt Huỳnh Thi long lanh sáng. Có lẽ đây là lúc cô bé vui nhất từ khi tới ở làng chài này.
- Anh Bảo, chúc sinh nhật vui vẻ.
- Tôi cũng thế, chúc Thi vui vẻ.
Bảo định thổi nến, không hiểu sao cậu ta lại hỏi:
- Có muốn cùng thổi không?
- Cũng được.
Họ cùng thổi nến, hai mái đầu chạm vào nhau rồi cùng ngẩng lên, má Huỳnh thi đỏ bừng vì vui sướng.
- Vui quá!
- Cùng cắt bánh nha?
Họ cắt bánh, lúc này Thi mới chợt nhớ:
- Ủa, anh Ngữ đâu rồi?
- Về rồi.
- Về lúc nào, sao em không biết?
- Lúc mình đang hát đó.
- Sao anh không gọi lại?
- Gọi làm gì, nó đâu có biết sinh nhật là cái gì đâu.
Có một chút bất bình, nhưng rồi Thi lại vui vẻ ngay:
- Năm nào anh cũng ở đây à?
- Phải.
- Thế không ai biết sao?
- Không.
- Kể cả mẹ anh?
- Mẹ tôi không có quan tâm. Còn cô?
Thi say sưa kể về sinh nhật của mình:
- Anh biết không, lúc còn ở thành phố, sinh nhật của em được tổ chức linh đình. Khách mời chật ních cả nhà, có uống rượu và khiêu vũ nữa. Năm nào cũng vậy, quà tặng của em chật kín cả một cái giường.
- Sau này tôi cũng tổ chức sinh nhật của mình như thế.
- Không có ai tặng quà cho anh à?
- Không. Có ai biết đâu chứ.
Giọng Bảo kém vui làm Huỳnh Thi chạnh lòng:
- Chốc nữa em sẽ tặng quà cho anh.
Bảo lạnh lùng:
- Không cần.
- Sao lại không. Anh không biết mối quan hệ của mình đâu, rất là thân thiết đó.
- Thế nào mà gọi là thân thiết?
Bảo ngạc nhiên hỏi lại, còn Huỳnh Thi thì e thẹn:
- Em không nói đâu, anh về hỏi mẹ ấy!
Bảo cũng chẳng thèm thắc mắc làm gì và cậu ta cũng không có hỏi mẹ. Đối với Bảo, trên đời này không có chuyện gì đáng quan tâm ngoài việc học, học để thành đạt. Đêm đó Huỳnh Thi đem chiếc thuyền buồm, quà tặng của Ngữ tặng cho Bảo. Cô bé làm chuyện ấy một cách vô tư, chỉ vì muốn Bảo được vui lòng. Thật sự Gia Bảo dù có lạnh lùng nhưng vẫn mang dáng dấp gần gũi với cô hơn Nguyên Ngữ
Họ đi sóng đôi trên đường trở về nhà sau một buổi chiều làm việc mệt nhọc. Bên cạnh Huỳnh Thi, Nguyên Ngữ mang một nỗi buồn thầm kín, vu vơ và khó nói. Còn Thi, cô bé vẫn hồn nhiên:
- Hôm qua sao anh bỏ về sớm vậy?
Ngữ dấn bước lên trước:
- Anh không được khỏe.
Thi không buông tha:
- Anh dối em. Chắc chắn là anh có chỗ đi chơi vui hơn mà không nghĩ đến em.
Ngữ lầm lũi bước, Thi hỏi tiếp:
- Có phải vậy không hả?
- Không phải, nhưng lúc đó anh gọi, liệu em có đi không?
Ừ nhỉ - Thi thầm nghĩ - chắc chắn là mình không đi rồi. Cô bé liền lảng tránh:
- Anh biết không, anh Bảo sinh cùng ngày cùng tháng với em đấy.
- Điều đó thì anh biết, nhưng có chuyện này anh không biết.
- Là chuyện gì vậy?
Ngữ có vẻ khó khăn khi hỏi:
- Anh thấy anh Hai có một chiếc thuyền buồm, có phải...
Ngữ ngập ngừng buông rơi câu hỏi. Chẳng hiểu sao lúc này Huỳnh Thi mới thấy việc làm của mình là không đúng, cô bé bối rối:
- Em... em xin lỗi, hôm qua vì...
Ngữ khoát tay:
- Bấy nhiêu đó đủ rồi.
- Anh Ngữ, em... em thật sự có lỗi. Em... đáng lẽ không nên làm như vậy, nhưng mà...
Đôi mắt Thi đỏ hoe, vụng về sắp khóc. Ngữ cầm lòng không được, đành nói:
- Thôi bỏ đi, anh không có trách em.
- Thật sao? - Thi mừng rỡ hỏi.
- Thật.
Cô bé cúi đầu ngượng ngùng:
- Em xin lỗi.
- Để anh đưa em đi lấy lại chiếc thuyền đó.
- Không được, không được đâu - Thi rối rít xua tay - Làm như vậy anh Bảo sẽ không vui đó.
Ngữ nghe lòng buồn man mác...
Vài cơn gió biển thổi lao xao, xa xa tiếng sóng ầm ầm đổ về.
- Anh nói là dẫn em đi lấy lại chiếc thuyền- Ngữ vừa nói vừa lôi con thuyền buồm ra khỏi bãi rác sau nhà - nhưng không phải từ tay anh Hai.
Huỳnh Thi trố mắt nhìn con thuyền bây giờ đã lem luốc. Một cơn tức nghẹn ùa lên cổ rồi lên mắt, biến thành những giọt lệ. Thi bỗng giật phắt con thuyền trên tay Ngữ rồi lao vào nhà. Cô bé xô mạnh cửa phòng Gia Bảo, đây là lần đầu tiên Thi bước vào cái giang sơn riêng biệt này, quên cả lời cấm kỵ. Mắt Thi nhìn Bảo trừng trừng:
- Tại sao? Anh nói đi - Thi giận dữ - Tại sao nó lại nằm trong sọt rác ở sau nhà.
Bảo cũng trừng mắt:
- Ai cho phép cô vào đây?
Lúc này Thi mới sực nhớ, cô bắt đầu quan sát căn phòng, dù muốn dù không, Thi cũng có mặt ở đây rồi.
Mọi thứ trong phòng đều sạch sẽ, trắng tinh, ngăn nắp và cả một chút hương thơm nữa. Bảo đang ngồi ở bàn học, mọi thứ trên bàn ngăn nắp đến không chê vào đâu được. Chủ nhân của căn phòng giận dữ:
- Ra ngoài, cô lập tức ra ngoài mau.
Thi không chịu kém:
- Tôi không đi, chừng nào anh còn chưa giải thích chuyện này.
Bảo nhìn con thuyền gỗ trong tay Thi, có chút ngập ngừng:
- Xin lỗi, chắc mẹ tôi không biết nên bỏ đi. Bây giờ cô ra ngoài được chưa?
Thi có vẻ nguôi ngoai, chẳng hiểu sao câu nói xin lỗi được thốt ra từ bờ môi vốn lạnh nhạt của Bảo có hiệu lực rất mạnh đối với Thi. Cô bé lặng lẽ lui ra ngoài, không nhìn thấy bóng Ngữ buồn bã đi khuất sau nhà.
Cuộc sống dần dần trôi theo năm tháng, Huỳnh Thi và mẹ sống nép mình cho đến lúc những sự kiện nối tiếp làm thay đổi tất cả. Năm tháng trôi qua, cái tình người cao đẹp của Nguyên Ngữ một ngày một thêm cao đẹp. Cậu bé chất phác này vẫn một lòng thương yêu, lo lắng và chăm sóc cho Huỳnh Thi một cách tận tụy mà không đòi hỏi hay chờ đợi bất cứ hình thức trả ơn nào.
Biển đã nuôi lớn họ, tuy cuộc sống có đôi lúc dữ dội, thăng trầm như sóng biển nhưng dù sao nó cũng vẫn trôi qua. Chỉ tiếc rằng mẹ Huỳnh Thi một ngày một gầy yếu đi. Có lẽ cuộc sống cam khổ, vì những thăng trầm, biến đổi và vì những lo toan vất vả mà người thiếu phụ đáng thương này phải gánh chịu khiến đôi vai gầy ấy mỗi lúc gầy thêm.
Càng lớn lên Thi càng đẹp. Nguyên Ngữ càng nhân hậu, thật thà. Gia Bảo càng lúc càng lạnh lùng, xa cách hơn trước. Bảo trở thành một thư sinh rất đẹp trai, học giỏi và thông minh. Nhưng tiếc thay cậu ta mang một chứng bệnh mà không một ai hay biết. Ấy là chứng "lãnh cảm".
Hẹn Gặp Lần Cuối Hẹn Gặp Lần Cuối - Lê Duy Phương Thảo