Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Gót Sắt
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương III Cánh Tay Của Jackson
T
ôi cũng không ngờ cánh tay của Jackson sau này đã đóng một vai trò quyết định trong đời tôi. Tôi kiếm mãi mới ra anh, và bản thân anh không gây cho tôi một ấn tượng gì đặc biệt. Tôi tìm thấy anh trong một túp lều lụp xụp 1, gần vịnh, bên bãi lầy. Bốn xung quanh nhà anh ta là những vũng nước lều bều một thứ váng xanh lè, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Jackson đúng là con người hiền lành người ta đã tả cho tôi nghe. Anh đang đan một thứ đồ mây và cứ thế lẳng lặng làm việc trong lúc tôi nói chuyện với anh. Nhưng mặc dầu anh hiền lành tôi vẫn thấy thoáng hiện ra trong giọng nói của anh một niềm chua xót. Anh bảo:
- Kể ra làm gì họ chẳng cho tôi được một chân gác đêm! 2
Tôi hỏi anh được rất ít. Tôi thấy anh khù khờ lắm, khác hẳn cái dáng anh đưa bàn tay làm việc nhanh thoăn thoắt. Tôi bèn nảy ra một ý nghĩ và hỏi:
- Thế làm sao mà tay anh lại kẹp vào máy được?
Anh chậm rãi nhìn tôi, vẻ mặt trầm ngâm và lắc đầu.
- Tôi không biết. Tự nhiên nó thế!
- Hay là tại cẩu thả? – Tôi vội hỏi.
- Không, – anh đáp, – không thể nói như thế được. Tôi làm thêm giờ, tôi cho là vì tôi mệt quá. Tôi đã làm mười bảy năm trong nhà máy, tôi nghiệm thấy rằng phần nhiều tai nạn xảy ra đúng lúc sắp còi tầm 3. Tôi dám cuộc rằng trong giờ sắp tan tầm, tai nạn xảy ra nhiều hơn tất cả các giờ khác cộng lại. Làm quần quật hết giờ này sang giờ khác, ai còn nhanh nhẹn được nữa. Tôi đã từng nom thấy không biết bao nhiêu người bị cắt đứt ra từng mảnh hoặc bị nghiền nát nhừ.
- Nhiều thế kia ư?
- Hàng trăm người, cả trẻ con nữa.
Trừ những chi tiết khủng khiếp, Jackson kể lại chuyện anh bị tai nạn hoàn toàn giống như người ta nói cho tôi nghe. Tôi hỏi anh có vi phạm nội quy điều khiển máy không thì anh lắc đầu.
- Tôi lấy tay phải gỡ dây cua-roa, – anh bảo, – và tôi giơ luôn tay trái ra nhặt hòn đá cuội. Tôi cũng không xem dây cua-roa đã gỡ hẳn chưa. Tôi tưởng tay phải đã gỡ được rồi. nhưng thực ra thì chưa. Tôi đưa tay trái ra thật nhanh, nhưng dây cua-roa chưa gỡ được. Thế là tay tôi bị nghiến.
- Chắc là đau ghê lắm nhỉ! – Tôi động tâm nói…
- Giập xương nhất định không phải chuyện đùa, – anh trả lời.
Về việc kiện đòi bồi thường, óc anh nghĩ rất lộn xộn. Chỉ có một điều rõ ràng đối với anh là anh không được bồi thường một tí gì cả. Anh cho rằng khẩu cung của đốc công và của giám đốc nhà máy đã làm cho toà xử anh thua. Theo anh, họ khai không đúng sự thật. Thế là tôi quyết định đi tìm họ.
Điều này mới thật rõ, tình cảnh của Jackson rất là khốn đốn. Vợ anh đau yếu luôn, nghề đan mây đi bán rong không nuôi sống được gia đình. Tháng nào anh cũng chậm tiền nhà. Đứa con trai lớn mới mười một tuổi đã phải vào làm nhà máy.
- Kể ra làm gì họ chẳng cho tôi được một chân gác đêm, – đó là những lời cuối cùng của anh lúc tôi ra về.
Tôi đi tìm viên luật sư đã cãi cho Jackson, hai viên đốc công và viên giám đốc nhà máy đã làm chứng ở toà. Cuối cùng tôi cũng bắt đầu cảm thấy Ernest nói không phải là vô căn cứ.
Vị luật sư trông rất đụt, vừa mới nhìn ông ta, tôi đã thấy Jackson thua kiện không có gì lạ. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là Jackson chọn một luật sư như thế thì bị như thế là đúng thôi. Nhưng một lúc sau, tôi chợt nhớ ra hai câu nói của Ernest: “Công ty mượn những luật sư giỏi” và “Đại tá Ingram là một luật sư rất khôn ngoan”. Tôi thoáng nghĩ trong óc: cố nhiên công lí mượn được người cãi tài giỏi hơn là một anh thợ quèn như Jackson. Nhưng đó cũng chỉ là một chi tiết nhỏ. Tôi chắc Jackson thua kiện tất phải có lí do gì khác.
- Sao ông lại thua kiện? – Tôi hỏi.
Nhà luật học luống cuống mất một lúc, trông đến thương hại. Rồi ông ta bắt đầu than vãn. Tôi tưởng chừng ông ta đẻ ra đã quen than vãn như thế rồi. Ông ta than thở về những lời chứng ở toà. Nhân chứng khai toàn những điều có lợi cho bên kia. Ông ta không sao làm cho họ khai được một lời có lợi cho Jackson. Họ thừa biết đi với ai có lợi. Còn Jackson thì thật là ngốc. Anh đã bị đại tá Ingram doạ đến nỗi cuống cả lên. Đại tá Ingram rất giỏi khoa hỏi vặn. Ông ta đã bắt anh trả lời những câu rất nguy hại.
- Nếu công lí ở về phía anh ta thì làm sao những câu trả lời của anh ta lại có thể nguy hại được? – Tôi hỏi.
- Công lí thì có dính dáng gì đến việc này? – Ông ta hỏi tôi. Ông ta đưa tay chỉ những hàng sách xếp trên tường, trong cái phòng làm việc chật như lỗ mũi. –Chính nhờ đọc và nghiên cứu những sách mà tôi rút ra được một bài học rằng luật pháp là một chuyện, mà công lí là một chuyện khác. Bà cứ hỏi bất cứ một luật sư nào mà xem. Muốn biết thế nào là lẽ công bằng thì phải đi nghe giảng đạo ngày Chủ nhật. Còn muốn biết thế nào là luật pháp thì phải tra cứu những sách này.
- Ông muốn bảo tôi là Jackson phải mà vẫn bị thua kiện, có phải không? – Tôi hỏi thử ông ta thế. – Ông định bảo là ở toà án của ông Chánh án Caldwell không có công lí, có phải không?
Ông luật sư bé nhỏ nhìn chòng chọc vào tôi một lúc và rồi tất cả cái dũng khí trên mặt ông biến đi đâu mất hết.
- Tôi thật là đen, – ông ta lại bắt đầu than thở. – Họ đã nhạo Jackson thì chớ, họ còn nhạo luôn cả tôi nữa. Tôi còn hi vọng cái gì! Đại tá Ingram là một luật sư đại tài. Nếu ông ta không tài, dễ thường ông ta nắm được công việc của nhà máy Sierra, của nghiệp đoàn ruộng đất Erston, của hãng Berkeley, hãng Oakland, hãng San Leandro và của công ty điện khí Pleasanton chắc? Ông ta làm luật sư cho các hãng độc quyền mà các hãng độc quyền họ trả lương cho luật sư không phải để ăn hại 4. Vì sao một mình nhà máy Sierra mà trả cho ông ta tới hai vạn đô-la một năm? Chắc bà cũng thừa hiểu là bởi vì đối với họ ông ta đáng giá ngần ấy tiền. Tôi thì tôi không đáng ngần ấy tiền. Nếu đáng thì tôi chẳng đến nỗi phải chầu rìa, phải chết đói dở, phải hứng lấy những việc như việc của nhà anh Jackson kia. Bà thử nghĩ, giá có được vụ kiện của anh ta, phỏng tôi được cái gì?
- Chắc là ông sẽ bòn anh ta đến khánh kiệt thì thôi, – tôi trả lời.
- Cố nhiên như thế, – ông ta cáu lắm, quát ầm lên. – Tôi cũng còn phải sống chứ! 5
- Anh ta có vợ, có con, – tôi trách.
- Tôi cũng có vợ, có con, – ông ta trả lời. – Mà trên đời này ngoài tôi ra thì chẳng có ma nào lo đến việc vợ con tôi có chết đói hay không chết đói.
Vẻ mặt ông ta chợt dịu xuống. Ông ta mở cái đồng hồ quả quýt và cho tôi xem tấm ảnh nhỏ chụp vợ và hai con gái.
- Bà xem, vợ con tôi đấy. Gia đình tôi sống thật là chật vật. Tôi vẫn định cãi được vụ Jackson này thì cho vợ tôi và các cháu về thôn quê. Nhà tôi và các cháu ở đây không được khoẻ, nhưng tôi chẳng có cách nào cho đi chỗ khác được.
Khi tôi đứng dậy ra về, ông ta lại than thở.
- Tôi thật là đen đủi. Đại tá Ingram với ông Chánh án Caldwell là cánh hẩu với nhau. Tôi không bảo rằng họ là cánh hẩu cho nên chúng tôi thua kiện đâu. Chẳng qua cũng chỉ vì lúc thẩm vấn nhân chứng, tôi không lấy được lời khai nào đúng với sự thật thôi. Nhưng dẫu sao tôi cũng phải nói rằng ông Chánh án Caldwell tìm hết cách để ngăn không cho tôi moi lấy một lời khai đúng đắn. Chứ còn sao nữa? Ông Chánh án Caldwell với Đại tá Ingram đi xem hát ngồi cùng một lô, cùng đến một câu lạc bộ. Họ cùng ở một phố mà người khác không có tiền ở. Ngày nào vợ họ cũng thậm thụt sang nhà nhau. Họ toàn là đánh bài với nhau, toàn là chơi bời với nhau…
- Nghĩa là ông vẫn nghĩ rằng Jackson phải chứ gì? – Tôi hỏi và đứng chờ ông ta trả lời.
- Còn nghĩ ngợi lôi thôi gì nữa! Tôi biết chắc chắn là Jackson phải, – ông ta đáp. – Thoạt đầu là tôi cũng cứ tưởng là anh ta có cơ được kiện. Nhưng tôi không cho nhà tôi biết, tôi không muốn nhà tôi mừng hụt. Nhà tôi đang thèm về sống ở thôn quê một thời gian. Thế này cũng đủ thất vọng lắm rồi.
Peter Donnelly là một trong hai viên đốc công đã ra làm chứng ở toà. Tôi hỏi y như sau:
- Sao ông không xin toà lưu ý đến chỗ Jackson cố tránh cho máy khỏi bị hư hại?
Y suy nghĩ một lúc lâu rồi mới trả lời. Y lo ngại nhìn bốn xung quanh và bảo:
- Bởi vì tôi có một người vợ hiền và ba đứa con rất ngoan, rất kháu. Có thể nói, bà chưa bao giờ nhìn thấy đứa trẻ nào kháu khỉnh như thế.
- Tôi không hiểu ông định nói gì, – tôi bảo.
- Nói một cách khác, khai như thế khó lắm.
- Ông định bảo là… – nhưng y đùng đùng ngắt lời tôi:
- Tôi định nói thế chứ còn thế nào nữa. Tôi làm nhà máy đã hàng bao nhiêu năm. Tôi bắt đầu vào xe sợi từ nhỏ và làm suốt từ đó đến nay. Chính là do chịu thương chịu khó mà tôi leo lên được cái địa vị này. Vâng, thưa bà, tôi là đốc công. Thử hỏi ở cái nhà máy này, lúc lỡ ra thì hỏi có ai giơ tay kéo tôi cho tôi khỏi chết đuối không? Trước tôi có chân trong công đoàn. Nhưng hai kì bãi công, tôi ở lại làm cho công ty. Chúng nó gọi tôi là “phần tử vàng”. Bây giờ giá tôi có mời thì cũng không đứa nào thèm uống với tôi cốc rượu. Bà có thấy vết sẹo trên đầu tôi không? Chúng nó lấy gạch ném tôi đấy! Bọn nhóc con ở xưởng xe sợi không đứa nào là không réo tên tôi lên chửi. Tôi chỉ còn một người bạn thôi, là công ty. Cũng chẳng ai bắt tôi đứng về phe công ty. Nhưng tôi cần bánh mì, cần bơ, cần cho con tôi sống. Lí do là như thế.
- Jackson có gì đáng khiển trách không? – Tôi hỏi.
- Lẽ ra anh ta được bồi thường thì mới phải. Anh ta làm ăn tốt, không bao giờ gây khó khăn cho nhà máy.
- Vậy ra ông không được tự do nói hết sự thật như ông đã tuyên thệ ư?
Y lắc đầu.
- Sự thật, tất cả sự thật, và chỉ có sự thật, – tôi trịnh trọng nói thêm.
Bỗng y lại hầm hầm nét mặt.
Y ngẩng lên không phải để nhìn tôi, mà để nhìn trời.
- Vì các con tôi, – y đáp, – giá có bị thiêu chết cả thể xác lẫn linh hồn dưới địa ngục, tôi cũng cam lòng.
Henry Dallas, viên giám đốc, là một tên mình người mặt cáo. Y nhìn tôi một cách xấc láo và nhất định không chịu nói. Tôi không sao hỏi được y nửa lời về vụ kiện và về khẩu cung của y ở toà. Nhưng tôi đến tìm viên đốc công thứ hai thì đạt được kết quả hơn. James Smith là một người nét mặt khắc khổ, gặp anh ta tự nhiên tôi thấy lòng se lại. Tôi có cảm tưởng cả anh ta nữa cũng không được tự do. Lúc nói chuyện tôi nhận thấy tính tình anh ta khá hơn bọn người cùng giới với anh ta. Anh ta đồng ý với Peter Donnelly rằng Jackson đáng lẽ phải được bồi thường. Anh ta còn đi xa hơn. Anh ta bảo quẳng người công nhân đó ra lề đường sau khi người đó bị tai nạn mất cả sức lao động là tàn bạo, là giết người không dao. Anh ta cũng kể lại rằng trong nhà máy thường xảy ra tai nạn luôn và chính sách của công ty là đấu tranh đến cùng chống những vụ kiện đòi bồi thường. Anh ta bảo:
- Hàng năm như thế là nhà chủ đỡ tốn hàng chục vạn đô-la.
Tôi nhớ ngay đến số tiền lời ba tôi mới được chia. Ba tôi đã dùng tiền này để sắm áo đẹp cho tôi và mua sách cho mình. Tôi nhớ lại lời Ernest kết tội tấm áo của tôi vấy máu và tôi cảm thấy các thớ thịt rùng lên dưới lớp quần áo tôi đang mặc.
- Lúc khai trước toà, ông không vạch rõ rằng Jackson bị tai nạn là vì muốn cho nhà máy khỏi bị hư hại ư?
- Không, – anh ta đáp và anh ta mím môi lại trông rất chua xót. – Tôi đã làm chứng rằng Jackson bị thương vì cẩu thả, vì không cẩn thận và công ty không phải chịu trách nhiệm gì về việc này.
- Có phải là cẩu thả thật không? – Tôi hỏi.
- Bà muốn gọi là cẩu thả hay gọi là gì thì gọi. Trong thực tế thì làm việc hàng tiếng đồng hồ liền ai cũng phải mệt.
Tôi bắt đầu có cảm tình với anh ta. Anh ta quả là thuộc loại trên, khá hơn nhiều kẻ khác.
- Ông là người có học hơn đa số những người lao động, – tôi bảo anh ta thế.
- Tôi đã học hết trung học, – anh ta đáp. – Tôi phải làm nghề gác cửa để lấy tiền đi học. Mộng của tôi là vào Đại học. Nhưng ông cụ tôi mất, thế là tôi lại vào làm ở nhà máy. Lúc được thăng chức đốc công, tôi cưới vợ, rồi có con. Thế là tôi không còn là chủ của tôi nữa.
- Ông nói thế nghĩa là thế nào? – Tôi hỏi.
- Tôi đang cắt nghĩa tại sao tôi làm như thế, tại sao đã làm theo những chỉ thị của người ta.
- Chỉ thị của ai?
- Của đại tá Ingram. Ông ta thảo những lời tôi phải khai trước toà.
- Và lời khai đó đã khiến cho Jackson thua kiện. – Anh ta gật đầu, mặt đỏ lên như gấc.
- Và Jackson có một vợ, hai con trông cậy cả vào bác ta.
- Tôi biết, – anh ta bình tĩnh đáp, mặc dầu mặt anh ta càng sạm lại.
- Ông hãy nói cho tôi nghe, – tôi tiếp, – ông đã từng học hết trung học, vậy biến thành một người làm nổi một việc như thế trước toà án thì có dễ không?
Anh ta chợt đùng đùng nổi giận, khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa sợ. Anh ta thốt ra những câu nguyền rủa kinh người 6 và nắm tay lại như sắp đánh tôi.
Một lúc sau anh ta lại bảo:
- Xin lỗi bà, không, không dễ đâu!… Bây giờ mời bà đi đi thì hơn… Bà đã moi được từ miệng tôi tất cả những điều bà muốn biết. Nhưng tôi nói cho bà rõ trước khi bà ra về: bà đừng nhắc lại những điều tôi đã nói với bà làm gì, vô ích. Tôi sẽ chối, vì không có ai làm chứng cả. Tôi sẽ chối hết, chối hết, nếu cần tôi sẽ thề trước toà để mà chối.
Sau khi gặp Smith, tôi lại khoa Hoá học tìm ba tôi trong phòng giấy và gặp Ernest ở đấy. Thật bất ngờ quá, nhưng anh chào tôi với cặp mắt táo tợn, cái bắt tay chặt chẽ và cái vẻ nửa phóng khoáng nửa vụng về rất lạ của anh. Hình như anh đã quên buổi họp mặt đầy sóng gió vừa rồi. Tôi ở vào một tâm trạng không thể để anh quên được.
- Tôi đã điều tra vụ Jackson, – tôi nói đột ngột.
Anh chăm chú chờ tôi nói tiếp. Tuy nhiên, nhìn đôi mắt sáng ngời của anh, tôi thấy ngay là anh đang biết chắc những niềm tin cũ của tôi đã bị rung chuyển.
- Anh ta có vẻ bị bạc đãi quá, – tôi đành thú thật. –Tôi thấy… tôi thấy đúng là có máu từ trên xà nhà tôi rỏ xuống…
- Lẽ tất nhiên, – anh đáp. – Nếu Jackson và tất cả các bạn anh được đối xử tốt thì tiền lời đã chẳng nhiều đến thế.
- Tôi không bao giờ còn có thể thích mặc áo đẹp nữa, – tôi nói thêm.
Tôi thấy mình hèn quá, tôi đâm ăn năn. Đối với tôi, Ernest như một người cha rửa tội và tôi cảm thấy êm ái trong lòng. Lúc ấy và về sau này cũng thế, sức mạnh của anh đã quyến rũ tôi. Một sức mạnh chói ngời, nó hứa hẹn bình yên và che chở.
- Cô có mặc áo bằng bao tải cũng thế thôi, – anh nghiêm nghị nói. – Cô cũng biết là có những nhà máy dệt đay chứ gì. Ở đó cũng xảy ra những chuyện như thế. Đâu đâu cũng thế cả. Nền văn minh của chúng ta mà bao kẻ khoe mẽ, nền văn minh đó xây trong máu, thấm toàn những máu. Cả cô, cả tôi, tất cả mọi người chúng ta, chẳng ai thoát không bị vấy máu. Thế cô đã nói chuyện với những ai?
Tôi bèn kể tất cả cho anh nghe.
- Trong bọn họ, chẳng có ai được tự do hành động, – anh bảo. – Tất cả đều bị xích vào một cái bộ máy công nghiệp tàn bạo. Điều thảm thương bi đát nhất là tất cả đều bị cột vào đó bởi những sợi dây tình cảm. Con cái họ, những cái mầm non mà bản năng họ là phải bảo vệ, và cái bản năng ấy còn mạnh hơn bất cứ một thứ đạo đức nào họ có trong người. Cha tôi ấy ư? Cha tôi đã từng nói dối, ăn cắp, làm đủ mọi chuyện xấu xa để kiếm lấy miếng ăn cho anh chị em chúng tôi. Cha tôi đã từng là một tên nô lệ của bộ máy công nghiệp và bộ máy đó đã nghiền nát đời cha tôi, vắt sức cha tôi cho đến chết.
- Nhưng còn anh, – tôi ngắt lời, – anh là một người tự do.
- Không hoàn toàn đâu, – anh đáp. – Tôi không bị những sợi dây tình cảm trói buộc đấy thôi. Thật may là tôi không có con, mặc dầu tôi rất yêu trẻ con. Giá tôi có lấy vợ tôi cũng không dám có con.
- Nhất định cái thuyết ấy là một tà thuyết, – tôi kêu lên.
- Tôi biết vậy, – anh buồn rầu nói. – Hoàn cảnh như thế, biết làm thế nào! Tôi là một người cách mạng. Làm cách mạng nguy hiểm lắm.
Tôi cười không tin.
- Ví thử đêm tôi vào nhà ba cô lấy hết số tiền lời nhà máy Sierra chia cho ông cụ, liệu ông cụ làm thế nào?
- Ba tôi ngủ vẫn để một khẩu súng lục trên cái bàn con ở đầu giường. Rất có thể là ông cụ sẽ bắn anh.
- Thế ví thử tôi có mấy người khác dẫn một triệu rưởi người 7 vào tất cả những nhà giàu. Tất phải bắn nhau loạn xạ lên chứ nhỉ?
- Vâng, nhưng khi nào anh lại làm thế! – Tôi phản đối.
- Chính tôi đang làm việc ấy. Chúng tôi không phải chỉ định lấy những của cải để trong nhà đâu, chúng tôi định lấy tất cả những gì sinh ra của cải ấy, tất cả những hầm mỏ, đường sắt, nhà máy, nhà băng, kho tàng. Cách mạng là như thế. Thật là nguy hiểm. Tôi sợ rằng bắn giết sẽ còn ghê gớm hơn là tôi tưởng tượng nữa kia. Nhưng như tôi vừa nói ngày nay chẳng có ai là người tự do cả. Tất cả chúng mình đều bị kẹt trong cái bánh xe của bộ máy công nghiệp. Cô đã thấy rằng bản thân cô bị như thế và những người cô nói chuyện đều bị như thế. Cô nên nói chuyện thêm với nhiều người khác. Cô nên đến thăm đại tá Ingram, cô nên đi tìm những kí giả đã gạt bỏ vụ Jackson không cho đăng lên báo và tìm những vị chủ nhiệm những tờ báo đó. Cô thấy họ đều là nô lệ của máy móc hết.
Một lúc sau, nhân câu chuyện, tôi hỏi anh xem công nhân thường dễ bị tai nạn như thế nào. Tôi cũng chỉ hỏi sơ qua thế thôi, nhưng anh đã thuyết trình cho tôi nghe cả một bảng thống kê dài.
- Trong sách đều có nói cả, – anh bảo. – Người ta đã tập hợp các số liệu và đã kết luận rằng tai nạn ít xảy ra trong những giờ đầu buổi sáng, nhưng lúc công nhân đã mệt và đầu óc chân tay đã hết cả nhanh nhẹn thì tai nạn tăng lên rất nhanh. Này cô, cô có biết rằng so với công nhân thì ba cô còn có hoàn cảnh để giữ an toàn cho sinh mệnh và cho chân tay mình gấp ba lần không? Những công ty bảo hiểm 8, họ biết. Cứ mỗi cái đơn bảo hiểm tai nạn một nghìn đô-la thì hàng năm họ bắt ba cô đóng bốn đô-la hai hào, nhưng họ bắt một người lao công đóng tới mười lăm đô-la.
- Còn anh thì sao? – Tôi hỏi.
Ngay khi hỏi câu hỏi đó tôi thấy lo cho anh thế nào ấy.
- Ồ tôi ấy à? – Anh trả lời hờ hững. – Tôi đi làm cách mạng; một công nhân dễ chết, dễ bị thương một phần, thì tôi dễ chết, dễ bị thương chừng tám phần. Đối với những chuyên gia hoá học sử dụng các chất nổ, các công ty bảo hiểm bắt họ đóng tiền nhiều hơn anh em công nhân gấp tám lần. Tôi tưởng họ thì họ chẳng hơi đâu mà bảo hiểm cho tôi. Sao cô lại hỏi thế?
Mắt tôi chớp chớp và tôi cảm thấy máu dồn lên nóng cả mặt. Không phải là anh đang bắt được tôi lo lắng cho anh đâu, mà chính tôi lại bắt được mình, ngay trước mặt anh.
Giữa lúc ấy, ba tôi vào và chuẩn bị đi với tôi. Ernest đưa trả ba tôi cuốn sách anh mượn và đi ra trước. Đang đi, anh quay lại bảo:
- À này! Nhân thể tôi nói để cô biết. Trong lúc cô huỷ hoại cái thư thái tâm hồn của bản thân cô, tôi cũng đang huỷ hoại cái thư thái tâm hồn của đức Giám mục. Giá cô đến tìm bà Wickson và bà Pertonwaithe bây giờ thì tốt. Cô cũng biết chồng họ là hai người có cổ phần chính trong nhà máy sợi. Hai người đàn bà này cũng như tất cả những người khác, cũng bị trói vào máy móc, nhưng họ bị trói thế nào mà lại ngồi chót vót tận trên đỉnh kia.
--------------------------------
1 Đây là những căn nhà tồi tàn, đổ nát, trong đó rất đông công nhân ở chui ở rúc. Bất luận nhà cửa thế nào họ cũng phải trả tiền thuê cho chủ và trả rất đắt so với giá trị căn nhà.
2 Thời đó trộm cắp như rươi. Người này ăn cắp của người kia. Bọn chúa tể trong xã hội thì ăn cắp một
cách hợp pháp hoặc là hợp pháp hoá việc ăn cắp của chúng, còn người nghèo thì ăn cắp một cách bất hợp pháp. Thượng vàng hạ cám hễ không giữ cẩn thận là bị mất cắp. Vì vậy phải có rất nhiều người làm nghề gác đêm để bảo vệ các tài sản. Nhà cửa của bọn giàu vừa là két bạc, vừa là hầm chứa của, vừa là pháo đài. Con cái chúng ta ngày nay còn lấy của người khác, đó là tàn tích của cái đặc tính ăn cắp rất phổ biến trong thời đó.
3 Những tiếng còi hơi lanh lảnh, nghe rất sợ và rất dã man, ngày ngày gọi thợ đi làm rồi lại đuổi thợ về.
4 Việc của những luật sư chuyên cãi cho các hãng độc quyền là dùng những ngón xảo trá để phục vụ cho lòng tham không đáy của bọn này. Theodore Roosevelt, hồi đó làm tổng thống Hoa Kỳ, đã viết trong bài diễn văn đọc nhân ngày khai giảng ở trường Đại học Harvard, năm 1905: "Chúng ta đều biết rằng, trong tình trạng hiện nay, có nhiều người trong đám luật sư có ảnh hưởng nhất và kiếm được nhiều tiền nhất ở những đô thị giàu có chuyên bày đặt những kế hoạch táo bạo, những mưu thần chước quỷ, để giúp cho bọn khách hàng giàu có, cả tư nhân lẫn các hãng độc quyền, có thể trốn tránh được những đạo luật làm ra cốt để kiểm soát sự sử dụng những tài sản lớn, vì lợi ích của công chúng".
5 Một thí dụ điển hình về tình trạng xâu xé lẫn nhau đầy rẫy trong xã hội. Người và người xâu xé nhau y hệt như chó sói. Chó sới nhớn ăn thịt chó sói bé và trong cái xã hội chó sói ấy, Jackson thuộc vào loại bé nhất.
6 Thời đó người ta chuyên dùng những lời lẽ thô bạo, tục tằn, nó chứng tỏ con người sống cũng không khác gì con vật.
7 Đây là nói về số phiếu bầu cho Đảng Xã hội năm 1910. Số phiếu tăng rất nhanh, chứng tỏ Đảng cách mạng trưởng thành rất nhanh, số phiếu đó năm 1888 là 2068, năm 1902 là 127713, năm 1904 là 435040, năm 1908 là 1108427 và năm 1910 là 1688211.
8 Trong cuộc đấu tranh kinh khủng giữa loài chó sói ở những thế kỉ đó, không một nào được thường xuyên vô sự. Vì lo sợ cho hạnh phúc gia đình, người ta đặt ra chế độ bảo hiểm. Đối với chúng ta ở thời đại sáng suốt này, một chế độ như thế thật là vô lí khôi hài. Nhưng ở thời đó bảo hiểm là một chuyện rất đứng đắn. Chỉ có một điểm tức cười là quỹ của những công ty bảo hiểm thường bị cướp đi và bị tẩu tán đi luôn, mà kẻ cướp lại chính là những người được thiên hạ tín nhiệm trao cho quyền điều khiển những công ty đó.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Gót Sắt
Jack London
Gót Sắt - Jack London
https://isach.info/story.php?story=got_sat__jack_london