Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Gatsby Vĩ Đại
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3
T
ừ nhà hàng xóm của tôi, tiếng nhạc vang vọng không lúc nào ngơi suốt những đêm hè. Trong khu vườn màu thiên thanh của Gatsby, nam nữ dập dìu đến và đi như loài bướm đêm, giữa những tiếng cười nói thì thầm, giữa những ly rượu sâm banh và giữa những vì tinh tú trên trời. Chiều chiều khi nước thủy triều lên, tôi ngắm nhìn những người khách của Gatsby chơi nhảy phóng nước từ miếng ván bè, hay nằm phơi nắng trên bãi cát nóng ngoài bãi biển phía sau nhà, trong khi hai chiếc xuồng máy rẽ sóng ngoài mặt vịnh kéo theo những miếng ván trượt nước lướt qua những khối bọt nước tung tóe. Vào những ngày cuối tuần, chiếc xe Rolls Royce của Gatsby biến thành một chiếc xe buýt nhỏ đưa khách đến và đi từ thành phố suốt từ chín giờ sáng tới quá nửa đêm, trong khi chiếc xe hơi có khoang chở hàng của anh thì như con bọ vàng chạy vút nhanh qua lại sân ga đón những chuyến tàu. Sang đến mỗi thứ Hai, tám gia nhân, cộng thêm người làm vườn, lại trang bị giẻ lau, bàn chải, búa và kéo cắt cây, vất vả làm việc cả ngày sửa chữa những gì đã bị tàn phá từ đêm hôm trước.
Mỗi thứ Sáu, năm kiện cam và chanh được gửi đến từ một cửa hàng bán hoa quả ở New York. Rồi sang mỗi thứ Hai sau đó, những trái cam và chanh này lại được đưa ra từ cửa sau nhà Gatsby theo từng đống cao, trái nào cũng đã được cắt nửa, vắt hết nước chỉ còn vỏ. Ở trong bếp có một máy vắt trái cây, chỉ cần người quản gia bấm vào cái nút nhỏ xíu chừng hai chục lần thì nó có thể vắt hai trăm trái cam trong vòng nửa tiếng đồng hồ.
Ít nhất hai tuần một lần, một đoàn người từ công ty phục vụ ẩm thực lại kéo đến với mấy trăm thước vải bạt và rất nhiều đèn màu trang trí, đủ để biến nguyên khu vườn khổng lồ của Gatsby thành cây noel. Trên những chiếc bàn để đồ ăn tự chọn, các món ăn được bày biện ê hề, nào là những món khai vị óng ả, nào là thịt giăm bông nướng gia vị nằm chen giữa những lá rau xà lách xếp lớp đủ màu, nào là những miếng xúc xích cuộn bánh bột phồng, nào những con gà tây như bị ma thuật nướng thành vàng nghệ. Ở trong tòa đại sảnh, một quầy rượu được dựng lên với giá đựng bằng đồng chứa đầy những loại như rượu trắng, rượu cất và rượu khai vị. Những chai rượu này đã quá lâu năm, lâu đến nỗi hầu hết những khách phái nữ của Gatsby đều còn quá trẻ để có thể phân biệt được loại rượu nào ra loại rượu nào.
Khoảng bẩy giờ tối thì dàn nhạc có mặt. Không phải là loại dàn nhạc chỉ có năm nhạc cụ, nhưng là loại có cả một dàn obe, trombone, saxophone, viol, cornet, piccolos, trống cao, trống thấp. Những khách bơi lội cuối cùng cũng đã rời bãi biển vào nhà thay quần áo ở trên lầu. Xe hơi đến từ NewYork đậu năm dãy dài trong sân. Trong những hành lang, phòng tiếp khách và hiên nhà, nơi nào cũng tràn đầy màu sắc, những kiểu tóc bới chải theo nhiều kiểu lạ khác nhau và những khăn choàng Castile nằm mơ cũng không thấy. Quầy rượu vô cùng bận rộn, những khay cocktail được đưa ra tràn đầy khu vườn bên ngoài, hết đợt này đến đợt kia cho đến khi không khí bừng sống lên với tiếng nói huyên thuyên, với tiếng cười đùa náo nhiệt, với những câu nói bóng gió vô tình, với những lời giới thiệu vừa mới nói xong đã bị quên ngay tại chỗ, và với những gặp gỡ sôi nổi nhiệt tình của những phụ nữ chưa bao giờ biết tên nhau.
Ánh đèn màu càng tăng thêm nét rạng rỡ khi mặt trời đã khuất xuống, lúc đó dàn nhạc bắt đầu biểu diễn loại nhạc có nhịp điệu nhún nhẩy và giọng hát của đoàn opera cũng được cho tăng lên một nốt cao hơn. Mỗi phút, tiếng cười mỗi trở nên dễ dàng, chúng được tuôn tràn ra một cách hào phóng hay được bật ra từ những câu nói tươi vui. Hình thể những nhóm khách khứa tụ tập cũng thay đổi mau lẹ, chúng phình đông thêm lên với những người mới tới, hay tan ra rồi hợp lại chỉ trong vòng một hơi thở. Những thiếu nữ tự tin dạn dĩ, đi lăng quăng từ chỗ này sang chỗ kia, len lỏi giữa những cô gái khác đẫy đà hơn ít di chuyển hơn để trở thành trung tâm chính của sự láu lỉnh vui nhộn. Sau đó vẫn đang trong sôi nổi hân hoan, họ tiếp tục lướt đi giữa những khuôn mặt, giữa những giọng nói và những màu sắc mỗi lúc mỗi khác dưới ánh đèn không ngừng thay đổi màu.
Đột nhiên, một trong những cô gái trong chiếc áo trắng đục lấp lánh ánh đèn màu đang di động chung quanh đó chụp ngay lấy một ly rượu cocktail rồi đưa lên miệng nốc cạn lấy can đảm, sau đó cô đưa tay múa may như kiểu của Frisco[1] nhảy múa một mình trên bục. Ngay trong khoảng khắc, bầu không gian bỗng chìm trong im lặng, người nhạc trưởng vội cho thay đổi nhịp điệu dàn nhạc để cho ăn khớp với điệu nhảy của cô gái. Tiếng huyên náo lại ồn ào nổi lên khi mọi người truyền tai nhau một tin tức sai lầm, nói cô ta là người đóng thế vai cho cô đào Gilda Gray[2] trong các vở nhạc kịch Follies của Broadway. Và như thế buổi dạ tiệc bắt đầu.
Tôi tin rằng trong cái đêm đầu tiên khi sang nhà Gatsby, tôi là một trong số ít những người khách thực sự được mời. Những người khác không được mời cũng vẫn cứ tới.
Họ nhảy đại lên những chiếc xe hơi đưa họ đến Long Island, rồi sau đó làm sao đến được cửa nhà Gatsby cũng chẳng ai biết. Một khi đã tới, họ được những người khác có quen biết với Gatsy giới thiệu cho vào. Và chỉ như vậy, họ sau đó cứ chiếu theo nguyên tắc của chủ nhà và nương theo cách xử sự của những người chung quanh mà tùy nghi tham dự cuộc vui. Đôi khi họ đến rồi đi mà không hề gặp Gatsby, họ chỉ cần xử dụng sự hồn nhiên của mình để làm vé vào cửa.
Tô
i thật đúng đã được Gatsby mời. Người tài xế của Gatsby trong bộ đồng phục màu xanh lam trứng chim robin bước băng ngang qua bãi cỏ nhà tôi sáng sớm thứ Bẩy hôm đó với một mảnh giấy nhắn tin bất ngờ từ Gatsby. Tờ giấy viết rằng Gatsby vô cùng hân hạnh muốn mời tôi đến tham gia bữa tiệc nhỏ ở nhà anh tối hôm đó. Trước đây Gatsy đã nhìn thấy tôi nhiều lần và đã dự định cho mời tôi từ lâu, thế nhưng anh đã bị ngăn trở bởi những tình huống đặc biệt. Bên dưới tờ giấy được ký tên Gatsby một cách đường bệ.
Khoảng hơn bẩy giờ tối, trong bộ đồ bằng vải nỉ trắng, tôi bước qua thảm cỏ nhà Gatsby. Đi quanh quẩn một hồi tôi cảm thấy hơi ngượng nghịu giữa làn sóng người di động chung quanh mà tôi không quen biết, mặc dù thỉnh thoảng ở chỗ này chỗ kia tôi cũng có nhận ra vài khuôn mặt quen thuộc của những người thường đi chung xe lửa.
Tôi cảm thấy kinh ngạc về số lượng thanh niên người Anh rải rác chung quanh. Tất cả bọn họ đều ăn mặc đẹp sang trọng, tuy dáng hơi có vẻ háu ăn. Họ nói chuyện nhỏ giọng một cách đứng đắn nghiêm chỉnh với những người Mỹ chững chạc giàu có.
Tôi biết chắc chắn họ đang chào bán thứ gì đó, có thể là cổ phiếu, bảo hiểm, hay xe cộ. Họ như đang bị hành hạ vì nhận ra sự kiếm tiền dễ dàng trong khuôn viên này và tin chắc rằng chỉ bằng vài lời nói cho đúng chỗ những món tiền dễ kiếm đó sẽ thuộc về họ.
Ngay khi vừa tới, tôi cố gắng đi tìm người chủ nhà, thế nhưng tôi đã hỏi hai ba người xem Gatsby đang ở đâu thì họ chỉ nhìn trừng tôi làm như kinh ngạc ghê lắm, sau đó cho hay không biết Gatsby đang ở nơi nào. Thế là tôi lẩn ngay ra phía bàn để nước cocktail, đây là chỗ duy nhất trong khu vườn nơi một thanh niên đơn độc có thể la cà mà trông không có vẻ gì giống như vô mục đích hay cô đơn.
Tôi đang tính uống cho say mèm để bớt lúng túng và ngượng nghịu thì chợt thấy Jordan Baker vừa bước ra từ trong nhà đang đứng ở trên đầu bậc thang đá hoa cương nhìn xuống khu vườn, lưng hơi ngửa ra sau một tý, dáng điệu khinh khỉnh.
Không cần biết mình sẽ được Jordan chào đón niềm nở hay không, tôi cảm thấy mình cần phải đứng chung với ai đó trước khi tự đi mở chuyện thân mật với những người xa lạ.
"Chào cô!" Tôi lớn tiếng, đi nhanh về phía Jordan. Giọng của tôi lớn không bình thường, vọng ngang qua khu vườn.
"Tôi đã nghĩ anh thế nào cũng có mặt ở đây." Jordan nói một cách lơ đãng khi tôi bước tới. "Tôi nhớ rằng anh ở ngay bên cạnh nhà của..." Jordan hững hờ nắm lấy tay tôi ra dấu cho biết cô sẽ quay lại chiếu cố tới tôi trong giây lát, sau đó nghiêng tai lắng nghe hai cô gái trong hai chiếc áo đầm vàng giống nhau đang đứng cách đó chừng vài bước.
"Chào chị. Đáng tiếc chị đã không đoạt giải." Cả hai cô gái cùng lớn tiếng chào.
Họ đang nói về cuộc tranh giải golf. Jordan đã thua trong trận chung kết vào tuần trước đó.
"Có lẽ chị không biết chúng tôi là ai, nhưng chúng tôi đã gặp chị ở đây vào khoảng tháng trước." Một trong hai cô áo vàng nói.
"Từ hôm đó đến nay trông ra các chị đã nhuộm tóc thành màu khác rồi." Lời nhận xét của Jordan làm tôi ngỡ ngàng, nhưng hai cô gái vẫn thản nhiên tiếp tục bước đi, làm như lời nhận xét của Jordan là để nói với mảnh trăng mọc sớm, hay với bữa ăn chiều đang được bày ra từ giỏ đồ ăn của người phục vụ ẩm thực. Cánh tay vàng thon thả của Jordan đặt nhẹ trên cánh tay tôi, chúng tôi thả bộ xuống những bậc thang dạo đi thơ thẩn trong vườn. Một khay những ly cocktai lượn đến bên chúng tôi dưới ánh đèn mờ mờ, thế rồi chúng tôi ngồi xuống chung bàn với hai cô gái mặc áo vàng lúc nãy và ba người đàn ông khác mà ông nào cũng đều tự giới thiệu với chúng tôi tên mình là ông Lầm Bầm.
"Các chị có hay đến dự những bữa tiệc này thường xuyên không?" Jordan hỏi cô gái đang ngồi cạnh mình.
"Lần trước đến là lần tôi đã gặp chị." Cô gái trả lời bằng giọng sống động. Sau đó quay qua người đi chung, "Chị cũng vậy phải không Lucille?"
Lucille xác nhận. Cô nói thêm.
"Tôi thích đến đây. Tôi không bao giờ cần biết mình sẽ làm gì, bởi vậy tôi lúc nào cũng được vui vẻ. Lần trước ở đây tôi đã làm rách áo mình trên một chiếc ghế. Anh ta đã hỏi tên và địa chỉ của tôi, chỉ trong vòng một tuần thì tôi nhận được một gói quà từ tiệm Croirer gửi tới với một chiếc áo dạ hội còn mới nguyên bên trong."
"Chị nhận chiếc áo đó không?" Jordan hỏi.
"Chắc chắn là nhận chứ. Đáng lẽ tôi đã mặc nó tối nay rồi nhưng cái ngực áo quá rộng cần phải sửa cho vừa. Chiếc áo màu xanh lam có gắn chuỗi hạt, giá hai trăm sáu mươi lăm đô la."
"Có cái gì đó khác lạ về anh chàng này khiến anh ta làm một việc như vậy." Cô gái kia nói một cách hăm hở. "Làm như anh ta không muốn có chuyện rắc trối với bất cứ ai."
"Ai không muốn?" Tôi hỏi dò.
"Gatsby. Có người kể cho tôi..."
Hai cô gái và Jordan nghiêng người lại gần nhau tỏ vẻ bí mật.
"Có người kể cho tôi nghe họ nghĩ rằng anh đã giết một người đàn ông."
Một sự rùng mình truyền qua tất cả chúng tôi. Ba ông Lầm Bầm nghiêng tới trước háo hức lắng nghe.
"Tôi thì không nghĩ ghê gớm đến như thế." Lucille bác bẻ một cách hoài nghi. "Anh ta giống như gián điệp của Đức trong chiến tranh hơn."
Một trong những người đàn ông gật đầu xác nhận.
"Tôi nghe lại được từ một người biết rành về anh ta, đã cùng lớn lên với anh ta ở Germany." Người đàn ông này khẳng định một cách chắc chắn.
"Ô, không đâu." Cô gái thứ nhất nói. "Không thể như vậy được, bởi vì anh ta đang ở trong quân đội Mỹ trong thời gian chiến tranh." Thấy chúng tôi lại quay sang tin theo những gì mình nói, cô gái nhướng ngưới về phía trước hào hứng nói tiếp. "Hãy thỉnh thoảng quan sát anh ta những khi anh ta nghĩ rằng không có ai đang nhìn mình. Tôi cam đoan anh ta đã giết người."
Cô gái nhíu mắt và rùng mình, Lucille cũng rùng mình. Tất cả chúng tôi đều quay nhìn chung quanh tìm kiếm Gatsby. Điều này như để kiểm chứng cho những lời đồn đại đầy ảo tưởng mà Gatsby đã gây cảm hứng cho những người thích to nhỏ thầm thì mọi chuyện trên đời.
Bữa ăn tối đầu tiên được bắt đầu, sẽ còn một bữa nữa vào khoảng nửa đêm. Jordan mời tôi ngồi cùng bàn với nhóm người đi chung với cô, lúc đó đang ngồi quanh một chiếc bàn tròn phía bên kia khu vườn, gồm ba cặp vợ chồng và một anh chàng là người hò hẹn của Jordan. Anh ta là một sinh viên bằng cử nhân chưa tốt nghiệp, thường xuyên đưa ra những lời nói bóng gió mạnh bạo, rõ ràng đang có cảm tưởng cho rằng chẳng sớm thì muộn, không ít thì nhiều, Jordan sẽ dâng hiến cho mình.
Thay vì nói chuyện dông dài, nhóm người này đều như nhau giữ gìn tư cách trang nghiêm, tự đặt cho mình chức năng đại diện cho tính cách thanh cao điềm đạm của dân vùng East Egg đến chiếu cố dân vùng West Egg. Họ luôn cẩn trọng đề phòng không muốn tham dự tới cuộc vui chơi đình đám.
Sau chừng nửa giờ lãng phí thời giờ ngồi ở đó cảm thấy không hợp, Jordan thì thầm.
"Mình đi thôi. Ở đây đạo mạo quá không thích hợp với tôi."
Chúng tôi đứng lên, Jordan giải thích với mọi người rằng chúng tôi sẽ đi tìm chủ nhà.
"Tôi chưa từng bao giờ gặp mặt anh ta." Jordan nói làm tôi hơi ngượng ngùng. Anh chàng sinh viên gật đầu một cách yếm thế u sầu.
Trước tiên chúng tôi đảo ngang qua quầy rượu, nơi này thật là đông đảo nhưng Gatsby không có ở đó. Từ trên những bậc thang trên cùng, Jordan không tìm được Gatsby, cũng chẳng thấy and ta ở ngoài hàng hiên. Rồi tình cờ chúng tôi mở thử một cánh cửa trông có vẻ đặc biệt, và sau đó đi vào trong một thư viện kiến trúc theo kiểu Gothic, cao, viền cửa bằng gỗ ốc Anh trạm trổ, có lẽ đã được gỡ ra nguyên miếng từ một di tích nào đó ở nước ngoài.
Một người đàn ông trung niên mập mạp, đeo cặp mắt kiếng to chảng hình dạng mắt cú vọ, đang ngồi với vẻ say rượu trên mép bàn, mắt ngây nhìn những kệ sách. Khi hai chúng tôi bước vào, ông ta xoay tròn người người lại mang vẻ thích thú, mắt nhìn khảo sát Jordan từ đầu tới chân.
"Hai người nghĩ thế nào?" Ông ta hỏi một cách hăng say.
"Về cái gì?"
Ông ta giơ tay chỉ về những kệ sách.
"Về chúng. Sự thật mà nói hai người không cần phải đi tìm hiểu để xác định. Tôi đã làm rồi. Chúng đều là thật."
"Những quyển sách?"
Anh ta gật đầu.
"Hoàn toàn là sách thật, có trang có tờ hẳn hoi và cả mọi thứ. Tôi cứ tưởng chúng là những miếng giấy bìa đẹp loại lâu hư. Thật ra, chúng hoàn toàn là sách thiệt. Có trang và.. Đây này, để tôi chỉ cho hai người coi."
Tin chắc rằng chúng tôi vẫn còn nghi ngờ, ông ta bước nhanh đến kệ sách, sau đó quay trở lại với bộ sách số một của "Stoddard Lectures."[3]
"Thấy chưa."Ông ta hân hoan thốt lên. "Nó là một bản in thật sự. Nó thật đã làm tôi tưởng lầm. Anh chàng này là đúng là một nhà giàn dựng chuyên nghiệp. Quá hay.
Thật là tỷ mỉ. Giống y như thật. Đã vậy còn biết đến chỗ nào thì ngừng lại nữa, không cắt trang. Nhưng ta còn đòi gì nữa? Còn mong gì nữa?"
Anh ta giật lấy quyển sách từ tay tôi và vội vàng đặt nó lại trên kệ, lẩm bẩm nói rằng nếu một viên gạch bị lấy ra thì nguyên cả cái thư viện sẽ có cơ nguy bị xụp đổ.
"Ai dẫn các người tới đây?" Ông ta hỏi. "Hay các người tự đến? Tôi được người ta dẫn đến đây. Hầu hết những người ở đây là được dẫn lại."
Jordan nhìn ông ta một cách sống động tươi vui nhưng không trả lời.
"Tôi được dẫn đến đây bởi một bà tên Roosevelt." Ông ta tiếp tục. "Bà Claud Roosevelt. Hai người có biết bà ta không? Tôi gặp bà ta ở đâu đó tối qua. Tôi đã say sưa như vầy cả tuần rồi, tôi nghĩ rằng ngồi ở phòng sách sẽ làm cho mình tỉnh rượu lại."
"Có không?"
"Tôi nghĩ cũng đỡ một chút xíu. Cũng chưa biết hẳn, tôi chỉ mới ở đây được một giờ.
Tôi đã nói cho hai người nghe về những quyển sách chưa nhỉ. Chúng đều là sách thật. Chúng..."
"Ông đã nói cho chúng tôi nghe rồi." Tôi và Jordan trang trọng bắt tay ông ta rồi bước ra ngoài.
Mọi người đang khiêu vũ trên những tấm vải bạt trải trong vườn, mấy ông già đưa đẩy mấy cô gái trẻ ngược chiều trong những vòng quay tròn vô duyên trơ tráo không dứt. Những cặp khá hơn thì tránh vào trong những góc dìu nhau uốn nhảy đúng kiểu đúng mốt. Một số lớn các cô gái còn độc thân thì chỉ nhảy riêng rẻ một mình, hoặc ra đỡ cho băng nhạc được nghỉ trong chốc lát bằng cách thay họ đánh đàn banjo hay đánh trống. Đến khoảng nửa đêm sự náo nhiệt càng tăng lên. Một
nam ca sĩ lừng danh cất giọng cao hát bài nhạc bằng tiếng Ý, một nữ ca sĩ có tiếng tăm với giọng trầm thì hát nhạc Jazz. Xen giữa các tiết mục là những màn biểu diễn nhào lộn ở khắp nơi trong vườn trong khi sự vui vẻ và những tiềng cười ngây dại tiếp tục vang lừng khắp bầu trời mùa hạ. Một cặp diễn viên song sinh, hóa ra là hai cô áo vàng lúc nẫy, biểu diễn một màn trẻ con hóa trang. Rượu Champage giờ đây đã được đưa ra mời từ những chiếc ly miệng bè như cái chén rửa tay. Mặt trăng đã lên cao hơn. Chùm sao Thiên Xứng hình tam giác màu bạc nằm trôi lơ lửng trên mặt nước ngoài eo biển, nhẹ nhàng run rẩy theo tiếng nhạc thánh thót mỏng manh rỉ rả vọng ra từ những chiếc đàn banjo trong vườn.
Lúc đó tôi vẫn ở bên cạnh Jordan Baker. Chúng tôi ngồi chung bàn với một người đàn ông vào khoảng tuồi tôi và một cô gái nhỏ huyên náo ồn ào hễ có gì chút xíu cũng cười ngặt ngẽo. Tôi bây giờ mới cảm thấy được thoải mái. Tôi uống hai ly rượu champagne to bằng hai cái tô, chúng khiến cảnh vật trước mắt tôi đổi sang thành những cảnh có ý nghĩa, có căn bản và thâm thúy sâu sắc hơn.
Khi cuộc vui đã lắng xuống, người đàn ông nhìn tôi mỉm cười. Anh ta nói một cách lịch sự.
"Anh trông quen quá. Có phải anh đã từng ở trong sư đoàn ba trong thời gian chiến tranh?"
"Đúng vây. Tôi đã từng ở trong tiểu đoàn chín súng trường."
"Còn tôi thì ở sư đoàn bẩy bộ binh cho tới tháng Sáu năm 1918. Tôi biết ngay tôi đã gặp anh ở đâu."
Chúng tôi trò chuyện một chốc lát nhắc về những ngôi làng ẩm ướt xám xịt ở Pháp.
Hiển nhiên anh ta đang sinh sống ở chung quanh đây bởi vì anh ta kể cho tôi nghe anh mới mua hai chiếc thủy phi cơ và sẽ mang chúng ra bay thử vào buổi sáng.
"Anh có muốn đi với tôi không anh bạn già. Gần ngay bãi biển dọc theo eo biển."
"Mấy giờ?"
"Bất cứ giờ nào miễn sao tiện cho anh."
Tôi sắp sửa buột miệng lên hỏi tên của anh ta thì Jordan nhìn chung quanh, mỉm cười hỏi tôi.
"Bây giờ đã vui hơn rồi phải không?"
"Đỡ hơn rồi." Trả lời xong tôi quay sang người mới quen lần nữa. "Bữa tiệc ở đây hơi lạ lùng đối với tôi. Tôi chưa được gặp chủ nhà. Tôi ở căn nhà bên kia." Tôi ngoắc tay vẫy chỉ về cái hàng rào không thấy rõ ở xa xa. "Rồi cái anh chàng Gatsby này cho tài xế của mình đưa giấy sang mời tôi." Người đàn ông nhìn tôi một lúc làm như anh không hiểu những lời tôi nói.
"Tôi là Gatsby." Anh ta đột nhiên nói.
"Thật sao!" Tôi sửng sốt "Tôi thật tình xin lỗi."
"Tôi tưởng anh đã biết, anh bạn già. Đáng tiếc tôi đã không làm một chủ nhà tốt."
Gatsby mỉm cười một cách thông cảm, thật ra còn nhiều hơn thông cảm nữa. Nó là một trong những nụ cười hiếm hoi có khả năng làm cho ta mãi mãi cảm thấy yên tâm, một nụ cười mà ta chỉ có thể gặp qua bốn năm lần trong đời. Nó được đối diện, hay dường như đang đối diện, với toàn bộ cái thế giới bên ngoài trong một khoảng khắc, sau đó quay sang chú tâm tới chúng ta với chủ quan không cưỡng bức có lợi cho ta. Nó hiểu thấu chúng ta đúng như ta muốn được hiểu thấu, tin tưởng vào ta như ta muốn tin tưởng vào chính mình, và nó đảm bảo với ta rằng ấn tượng của nó đối với ta sẽ đúng như những gì ta mong muốn người khác nghĩ về ta. Ngay đúng vào cái thời điểm đó thì nụ cười biến mất và tôi đang nhìn trước mặt mình một tên lưu manh trẻ tuổi thanh lịch, ba mươi mốt hay ba mươi hai tuổi gì đó, cách nói trang trọng màu mè gần như ngớ ngẩn đến lố bịch. Trước lúc Gatsby tự giới thiệu tên mình, tôi có một cảm tường mạnh mẽ rằng những lời lẽ anh ta nói ra đều được cẩn thận lựa chọn.
Ngay sau khi Gatsby xác nhận danh tánh của mình, người quản gia đến bên anh vội vã, thông báo rằng có điện thoại gọi từ Chicago. Gatsby cáo lỗi bằng cái nghiêng đầu nhẹ tới từng người chúng tôi.
"Nếu anh cần gì thứ cứ gọi người lấy, anh bạn già" Gatsby khuyến khích tôi. "Xin lỗi, tôi sẽ quay lại ngay."
Sau khi Gatsby đã đi rồi, tôi lập tức quay sang Jordan, kìm hãm không nói về sự ngạc nhiên của tôi. Tôi đã tưởng Gatsby là một người hồng hào to béo đang ở tuổi trung niên.
"Anh ta là ai vậy? Cô biết không?" Tôi hỏi.
"Anh ta chỉ là người tên Gatsby."
"Ý tôi hỏi anh ta từ đâu tới? Anh ta làm gì?"
"Bây giờ thì chính anh là người mở đề trước." Jordan trả lời với một nụ cười mệt mỏi. "Có một lần anh ta kể cho tôi nghe anh đã từng học ở Oxford." Một quá khứ lờ mờ không rõ ràng đang bắt đầu có được hình ảnh rõ ràng phía sau Gatsby, thế nhưng câu nói kế tiếp của Jordan lại làm cho nó mờ dần đi.
"Tuy nhiên tôi không tin."
"Tại sao?"
"Tôi không biết." Jordan quả quyết. "Nhưng tôi không nghĩ anh ta đã từng học ở đó."
Có cái gì đó trong giọng nói của Jordan khiến tôi nghĩ tới câu "Tôi nghĩ anh ta đã giết người" của cô gái lúc nãy và nó đã kích thích trí tò mò của tôi. Có lẽ tôi đã chấp nhận không chút nghi ngờ gì nếu như nghe ai nói Gatsby xuất thân từ những vùng đầm lầy Louisiana hay vùng bình dân East Side của New York. Như vậy có lẽ dễ hiểu hơn. Chuyện những thanh niên trẻ không biết phiêu lãng từ đâu đến để mua một lâu đài trên eo biển Long Island thì không thể có, ít nhất theo như kinh nghiệm tỉnh lẻ kém từng trải của mình tôi nghĩ họ sẽ không làm như vậy.
"Dù sao, anh ta thường tổ chức những bữa tiệc lớn." Jordan nói, thay đổi đề tài với một thái độ dân thành thị không ưa những chuyện cụ thể. "Tôi thích những bữa tiệc lớn. Ở đó mình được kín đáo không ai để ý. Còn ở những bữa tiêc nhỏ thì không được riêng tư."
Một hồi trống ùm ùm đánh lên, giọng của người điều khiển giàn nhạc đột nhiên vang lên dội đi khắp khu vườn.
"Kính thưa quý vị quan khách." Anh ta lớn tiếng. "Thể theo lời yêu cầu của ngài Gatsby chúng tôi sẽ trình diễn tác phẩm mới nhất của Vladimir Tostoff, tác phẩm này đã thu hút được rất nhiều chú ý tại thính đường Carnegie tháng Năm vừa qua. Nếu quý vị đã đọc qua báo chí, quý vị hẳn đã biết nó là một tin giật gân lớn." Anh ta mỉm cười một cách nhã nhặn vui vẻ, nói thêm "một giật gân ra trò". Mọi người ồ lên cười.
"Và bản nhạc đó có tên là." Anh ta kết thúc bằng một lời hô to mạnh mẽ. "Lịch sử thế giới bằng nhạc Jazz, của Vladimir Tostoff."
Tôi chưa kịp thưởng thức cái tinh túy của bài nhạc mà Tostoff đã sáng tác bởi vì đôi mắt của tôi bất chợt trông thấy Gatsby lúc đó đang đứng một mình trên những bậc thang đá hoa cương, ngắm nhìn hết nhóm người này đến nhóm người kia với ánh mắt hài lòng. Nước da nâu rạm nắng căng quyến rũ trên khuôn mặt, mái tóc cắt ngắn nhìn giống như được chăm sóc tỉa gọn mỗi ngày. Tôi không thấy có điểm gì hung ác ở Gatsby. Tôi tự hỏi có phải vì Gatsby không uống rượu đã khiến cho anh trở nên khác biệt giữa những người khách. Tôi thấy dường như khi cuộc vui càng nhộn nhịp thì Gatsby càng trở nên đứng đắn chừng mực. Khi bản nhạc "Lịch sử thế giới bằng nhạc Jazz" chấm dứt, những cô gái dựa đầu mình lên vai những chàng trai âu yếm như những chú chó con. Những cô gái giả vờ ngất đi ngã ngửa về phía sau vào trong vòng tay những anh con trai hay ngay cả vào giữa những đám đông, trong lòng họ biết rằng thế nào cũng có người đỡ mình. Thế nhưng không có ai ngã người vào Gatsby, không có những mái tóc cắt ngắn ngang vai kiểu Pháp dựa lên vai của Gatsby và cũng không có nhóm tứ ca nào lấy đầu của Gatsby làm chỗ cho họ tụm lại.
Người quản gia của Gatsby đột ngột xuất hiện bên cạnh chúng tôi, lên tiếng hỏi.
"Có phải cô là cô Baker? Tôi xin lỗi, ngài Gatsby muốn được phép nói chuyện riêng với cô."
"Với tôi?" Jordan ngạc nhiên.
"Thưa cô đúng vậy."
Jordan chậm rãi đứng lên, nhướng lông mày về phía tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, sau đó đi theo người quản gia vào trong nhà. Tôi chú ý thấy Jordan đang mặc trên người chiếc áo dạ hội. Hình như tất cả những áo đầm của Jordan đều có điểm tương tự như áo thể thao, chúng đều làm lộ vẻ kiêu hãnh nào đó trong dáng đi của cô, làm như lần đầu tiên Jordan tập bước đi là ở trên sân golf trong một buổi sáng tươi mát trong lành.
Tôi ngồi một mình, lúc đó đã khoảng hai giờ sáng. Một lúc nào đó bỗng có những tiếng động như mơ hồ, như gợi sự tò mò, phát ra từ căn phòng dài có nhiều cửa sổ nhìn ra bậc thềm. Anh chàng sinh viên của Jordan lúc này đang chuyện trò về nghành sản khoa với hai cô gái ca sĩ trong ban nhạc đồng ca, nài tôi tham gia với anh anh. Tôi từ trối, né tránh bỏ vào trong nhà.
Căn phòng lớn đầy ắp người. Một trong hai cô gái áo vàng đang biểu diễn đàn piano, đứng hát bên cạnh là một thiếu nữ trẻ của một băng nhạc hợp ca nổi tiếng, dáng cao, tóc hung đỏ. Cô ta đã uống quá nhiều rượu champagene cho nên khi hát nửa chừng bài hát thì cô ta tự quyết định một cách dớ dẩn vô lý rằng mọi thứ phải trở nên rất buồn. Do đó cô ta không những chỉ hát mà còn rơi nước mắt khóc nữa. Mỗi khi đến chỗ nghỉ của bài hát cô ta lại điền vào đấy bằng những tiếng thở lấy hơi, những tiếng khóc thổn thức nghẹn ngào đứt đoạn và sau đó lại tiếp tục lời hát bằng giọng cao rung rung. Những giọt nước mắt lăn tròn trên má, nhưng lại không được rơi thoải mái, khi đụng tới hai hàng lông mi tô đậm màu thì chúng biến thành màu mực, sau đó tiếp tục rơi chậm chạp xuống thành những dòng nước đen. Có người khôi hài đề nghị cô ta hãy hát những nốt nhạc ghi trên khuôn mặt, ngay khi đó cô ta dơ tay lên trời, vật mình xuống ghế và ngủ thiếp đi trong hơi men.
"Cô ta mới gây lộn với một người đàn ông tự xưng là chồng của cô ta." Người con gái đứng sát bên cùi chỏ của tôi giải thích.
Tôi nhìn chung quanh. Hầu hết những người phụ nữa còn lại đang gây gỗ với những người đàn ông tự xưng là chồng của họ. Ngay cả nhóm người đi chung với Jordan, bốn người từ East Egg cũng đang chia rẽ vì bất đồng. Một trong những người đàn ông đó đang nói chuyện một cách chăm chú lạ thường với một diễn viên trẻ tuổi, trong khi vợ của ông ta dù đã cố gắng gượng cười một cách có phẩm cách và dửng dưng cũng hoàn toàn không chống gượng nổi nữa và tìm cách tấn công bên hông. Chốc chốc, bà ta lại đột ngột xuất hiện bên ông chồng như một viên kim cương tóe lửa, rít lên vào tai ông chồng, "Ông đã hứa với tôi."
Miễn cưỡng chưa muốn về không phải chỉ hạn chế ở những đàn ông bướng bỉnh.
Trong sảnh đường lúc này còn có hai ông không say rượu và hai người vợ đầy phẫn nộ của họ. Hai người vợ lớn tiếng than thở thương h
ại lẫn nhau.
"Bất cứ khi nào anh ta thấy tôi có được niềm vui thì lại muốn xách tôi về".
"Trong đời tôi chưa bao giờ nghe thấy có người ích kỷ như vậy"
"Chúng tôi lúc nào cũng phải là người về sớm nhất."
"Chúng tôi cũng vậy"
"Chà ơi, tối nay chúng ta gần như là người cuối cùng ở đây rồi." Một ông chồng nói một cách bẻn lẻn. "Dàn nhạc cũng đã về nửa giờ trước rồi."
Mặc dù hai bà vợ đều đồng ý rằng hành động ác ôn như vậy thật là không thể tin được, cuộc cãi cọ chấm dứt bằng một cuộc vật lộn ngắn, hai bà vợ đều bị nhấc bổng lên, chân đá lung tung, rồi bị vác đi vào trong bóng đêm.
Trong khi tôi đang đứng chờ lấy nón ở sảnh đường thì cánh cửa phòng sách mở ra, Jordan và Gatsby cùng bước ra. Gatsby nói vài lời cuối cùng tới Jordan, nhưng thái độ sôi nổi của anh ta đột ngột đổi sang trang trọng khi nhiều người bước đến nói lời chào từ giã.
Những người trong nhóm của Jordan gọi cô ta một cách nóng nảy từ ngoài hàng hiên, nhưng Jordan vẫn ráng nấn ná lại để bắt tay.
"Tôi mới vừa được nghe một chuyện quá sức ngạc nhiên." Jordan thì thầm.
"Không biết chúng tôi đã ở trong đó bao lâu?"
"Sao? Khoảng chừng một tiếng."
"Chuyện này thật quá kinh ngạc." Jordan lập lại một cách lơ đãng. "Nhưng tôi thề tôi sẽ không kể ra đâu để trêu tức anh." Jordan ngáp một cách duyên dáng vào ngay mặt tôi. "Khi nào rảnh thì đến thăm tôi... Niên giám điện thoại.. Dưới tên của bà Sigourney Howard.. dì của tôi.." Jordan vừa vội vã đi ra cửa vừa nói. Bàn tay nâu hồng vẫy nhanh chào tạm biệt rồi tan lẫn vào trong nhóm người đi chung với cô ở cửa.
Cảm thấy hơi mắc cở vì đã ở lại quá trễ trong lần đầu tham dự của mình, tôi nhập chung với những người khách cuối của Gatsby đứng vây quanh anh ta. Tôi muốn cho Gatsby hay rằng tôi đã đi tìm kiếm anh hồi sớm chiều để xin lỗi việc đã không nhận ra anh ta lúc ở khu vườn.
"Không có gì phải ngại." Gatsby sốt sắng đáp lại. "Đừng nghĩ về chuyện đó nữa anh bạn già." Khuôn mặt thân thiện của Gatsby cũng thân thiện như bàn tay anh đang đặt lên vai tôi để tôi yên tâm. "Và đừng quên sáng mai chúng ta có hẹn sẽ cùng nhau lái chiếc thủy phi cơ lúc chín giờ sáng."
Ngay lúc đó người quản gia đến sau lưng anh ta: "Thưa ngài có điện thoại gọi từ Philadelphia."
"Được rồi, chờ một lát. Nói với họ tôi sẽ tới nghe ngay.... Chúc ngủ ngon"
"Chúc ngủ ngon."
"Chúc ngủ ngon" Gatsby cười. Đột nhiên tôi cảm thấy dường như việc tôi là một trong những người ra về cuối cùng là một điều thú vị, giống như đó là điều mà Gatsby khao khát suốt buổi nay. "Chúc ngủ ngon, anh bạn già... Chúc ngủ ngon."
Thế nhưng khi tôi bước xuống những bậc cửa, tôi trông thấy buổi tối hình như chưa hoàn toàn qua hết. Cách cánh cửa chừng năm mươi thước có khoảng một chục ánh đèn xe rọi sáng chiếu một cảnh tượng kỳ quái và ồn ào huyên náo. Chiếc xe hơi hai chỗ mới nguyên vừa mới rời nhà Gatsby cách đây chưa đầy hai phút bây giờ đang nằm kẹt mương bên đường, phía bên phải xe nhếch lên để lộ thấy một bánh xe đã bị hoàn toàn đứt lìa. Phần nhô ra đột ngột của bức tường là nguyên do làm xe gẫy bánh. Sự việc này đã gây tò mò không ít đến cho khoảng nửa chục tài xế, họ ngừng xe bước ra ngoài nhìn để xe nằm chắn hết cả đường. Tiếng huyên náo la hét cục cằn và tiếng kèn chói tai từ những chiếc xe kẹt ở phía sau nổi lên cũng khá lâu, càng làm cho cảnh tượng thêm hỗn độn.
Một người đàn ông trong chiếc áo khoác dài bước ra khỏi chiếc xe bị nạn ra đứng ngay giữa đường. Ông ta nhìn một cách khôi hài và bối rối hết từ chiếc xe tới chiếc bánh xe rồi nhìn từ chiếc bánh xe tới những người đang đứng quan sát. Ông ta giải thích.
"Thấy đó. Nó đã rơi xuống rãnh."
Trông như sự việc đã gây một kinh ngạc vô bờ đến cho ông ta. Tôi trước tiên nhận ra cái sự ngạc nhiên không bình thường này, sau đó thì nhận ra ông ta là người khách đã ở trong thư viện nhà Gatsby lúc nãy.
"Sao nó bị như vậy?"
"Tôi không biết một chút gì về máy móc cả." Ông ta nhún vai quả quyết nói.
"Thế nhưng sao nó lại bị như vậy? Ông chạy tông vào tường à?"
"Đừng hỏi tôi." Ông mắt cú vọ nói, phủi tay khỏi mọi chuyện. "Tôi không biết lái xe gì mấy, gần như là không biết lái. Tôi chỉ biết là nó đã bị hư, thế thôi."
"Nếu như ông là tài xế tồi, thì đừng nên cố lái xe vào ban tối."
"Nhưng tôi đâu có cố lái đâu." Ông ta giải thích một cách căm phẩn "Tôi đâu phải đang cố đâu."
Một sự im lặng kinh hãi bao trùm những người đứng chung quanh.
"Anh may mắn lắm nó chỉ là cái bánh xe. Đã là một tài xế tồi vậy mà còn không nghĩ cả tới chuyện cố gắng."
"Các anh không hiểu." Tội phạm giải thích. "Không phải tôi đang lái xe. Còn có người khác ở trong xe."
Những tiếng kêu "Aaaa..." kéo dài bày tỏ nỗi kinh ngạc của mọi người sau khi nghe lời giải thích này. Rồi thì cánh cửa của chiếc xe hai chỗ đó từ từ mở ra. Đám đông, bây giờ thì đã thành đám đông rồi, tự giác bước lùi ra sau. Sau khi cánh cửa xe được mở rộng hẳn thì nó ngừng lại đứng yên một lát trông như ma quái. Từng phần từng phần từ từ nhô ra khỏi chiếc xe là một người mặt xanh mét, lảo đảo bước ra, chân trong chiếc giày khổ lớn ngập ngừng qua lại dò dẫm trên mặt đất.
Bị chói mắt vì những ánh đèn xe rọi và bối rối bởi những tiếng còi xe rền la không ngớt, cái hình người mới xuất hiện đó đứng lảo đảo một lát trước khi nhận ra người đàn ông trong chiếc áo khoác dài.
"Có chuyện gì? Chúng ta hết xăng hả?" Ông ta hỏi một cách điềm tĩnh.
"Nhìn kìa!"
Khoảng nửa chục ngón tay chỉ vào chiếc bánh xe đã bị đứt lìa. Ông ta nhìn trừng nó một lát sau đó ngước nhìn lên cao làm như đang nghi ngờ có phải nó đã rớt từ trên trời xuống.
"Nó bị rớt ra." Người nào đó giải thích.
Ông ta gật đầu.
"Tôi đã không để ý xe chúng tôi đã ngừng lại."
Ngừng một lát, sau đó hít một hơi dài và ưỡn thẳng vai lên, ông ta nói với giọng kiên quyết.
"Không biết có ai có thể cho tôi hay trạm xăng ở đâu không?"
Ít nhất có khoảng một chục người đàn ông, vài người trong số họ tỉnh táo hơn ông ta, giải thích cho ông ta hiểu rằng không còn mảnh gì nối dính giữa bánh và xe nữa.
"De lại." Sau một lát ông ta đưa ý kiến. "Sang số de lại."
"Thế nhưng chiếc BÁNH XE đã đứt lìa rồi!"
Ôg ta hơi ngập ngừng.
"Có thử cũng chẳng nguy hại gì."
Tiếng còi xe kêu như mèo gào đã lên tới cực độ, tôi quay lưng bước tắt ngang bãi cỏ đi về nhà, chỉ ngoảnh lại liếc nhìn thêm một lần. Mảnh trăng tròn mỏng manh đang lung linh tỏa ánh sáng lên trên nhà Gatsby tạo ra một buổi tối trăng thanh xinh đẹp giống như những đêm trăng trước, làm như trăng không bị hề hấn gì bởi những tiếng cười và những tiếng động phát ra từ khu vườn vẫn còn rực rỡ. Một nỗi trống trải đột nhiên tràn ra từ những cửa sồ và những của lớn, bủa vây cô lập hoàn toàn hình dáng người chủ nhà đang đừng trước hiên với cánh tay giơ cao vẫy chào tạm biệt một cách trang trọng.
Đọc lại những gì tôi đã viết cho tới giờ, tôi nghĩ tôi đã tạo cho người đọc có cảm giác như những sự việc xẩy ra trong ba đêm, cách nhau nhiều tuần, đều là những việc mà tôi miệt mài chăm chú. Trái ngược lại, chúng chỉ là những sự việc thông thường trong một mùa hè bận rộn, và mãi sau này chúng mới khiến tôi quan tâm một cách vô hạn còn hơn cả những vấn đề cá nhân của tôi.
Tôi dành hầu hết thời giờ của mình vào cho làm việc. Vào mỗi buổi sáng sớm trong lúc nắng mặt trời chiếu ngã chiếc bóng của tôi về phía tây, thì lúc đó tôi đang vội vã đi trong lòng những vực thẳm trắng của phố dưới New York tới chỗ làm việc tên Probity Trust. Tôi quen thân với những thư ký và những nhân viên bán chứng khoán trẻ khác trong sở, gọi họ bằng tên gọi thân mật. Chúng tôi cùng nhau ăn trưa trong những quán ăn tối tăm đông đúc với những món như xúc xích heo, khoai tây nghiền và cà phê. Tôi còn có một mối tình ngắn ngủi với một cô làm trong phòng kế toán, nhà ở thành phố New Jersey. Thế nhưng khi anh trai của cô ta bắt đầu ném cho tôi những cái nhìn dữ tợn hung ác thì tôi lặng lẽ dứt bỏ mốt tình này vào tháng Bảy khi cô ta đi nghỉ mát.
Tôi thường ăn chiều tại câu lạc bộ Yale. Không hiểu vì lý do nào đó tôi thấy hoạt động này là một trong những việc làm u sầu ảm đạm nhất trong ngày của tôi. Sau đó tôi sẽ tới thư viện ở trên lầu để chăm chỉ tham khảo đầu tư chứng khoán nguyên cả tiếng đồng hồ. Thường thì ở câu lạc bộ cũng có vài kẻ đến làm huyên náo, nhưng bọn họ không bao giờ vào trong thư viện, bởi vậy nơi này vẫn là một nơi tốt để tôi làm việc. Sau đó, khi buổi tối đã dịu lại, tôi sẽ thả dọc xuống đường Madison, ngang qua khách sạn cổ Murray Hill tới đường 33 để đến ga xe lửa Pennsylvania.
Tôi bắt đầu cảm thấy yêu thích thành phố New York, yêu cái cảm giác nóng bỏng mạo hiểm về đêm và sự thỏa mãn khi nhìn những nét lung linh chập chờn liên tục từ dáng những người nam, người nữ và xe cộ đang hiện ra trước đôi mắt hiếu động của tôi. Tôi yêu thích đi ngược đường Fitfh, lấy mắt lựa ra từ trong đám đông những người phụ nữ đầy tình tứ và tưởng tượng ra trong đầu rằng chỉ trong vài phút nữa tôi sẽ được bước vào cuộc đời của họ mà không một ai hay biết hay phản đối. Đôi khi, trong óc tưởng tượng, tôi đi theo họ về những căn chung cư họ ở, nơi một góc đường khuất kín nào đó, rồi họ sẽ quay lại mỉm cười với tôi trước khi tan biến qua cánh cửa vào trong bóng tối ấm áp. Ở trong cái ánh sáng mờ ảo say mê của thành phố, đôi khi tôi cảm nhận được một nỗi cô đơn ám ảnh, cảm nhận nó được từ những người khác, từ những anh nhân viên văn phòng trẻ tuổi nghèo nàn đứng lảng vảng trước những cửa sổ để đợi tới giờ được vào trong quán ăn bữa chiều yên tịnh, hay từ những người thư ký trẻ thơ thẩn trong bóng tối nhá nhem, bỏ lãng phí đi những giây phút chua cay nhất của đêm đen và đời người.
Rồi vào khoảng tám giờ tối, khi trong lòng đường tối đen của đường Forties chen chúc năm hàng xe taxi chật ních khách nối đưôi nhau hướng về khu nhà hát, thì tôi cảm thấy trái tim mình trùng xuống. Những hình dạng con người dựa vào nhau bên trong những chiếc xe taxi đang đậu chờ đợi, những giọng nói reo vui, những tiếng cười từ những câu nói đùa không nghe rõ, những đốm lửa trên đầu thuốc lá phác họa thành những hình dạng khó hiểu. Tưởng tượng thử coi, tôi cũng vậy, đang vội vã đi về phía những chỗ náo động, chia xẻ vớ
i bọn họ những niềm vui thú riêng tư. Tôi chúc họ những điều tốt lành.
Có một thời gian tôi không gặp lại Jordan Baker nữa cho đến khoảng giữa mùa hè thì tôi gặp lại cô ta. Trước tiên tôi cảm thấy rất hãnh diện được đi chung với Baker tới các nơi bởi vì Jordan là nữ quán quân chơi golf ai cũng biết tên. Rồi sau này còn có thêm nhiều cái khác nữa. Lúc đó tôi chưa thực sự yêu Jordan, chỉ cảm thấy tò mò rất dịu dàng. Khuôn mặt kênh kiệu chán chường của Jordan khi đối diện với mọi người chung quanh có chứa đựng cái gì đó, nếu lúc đầu chưa hiện ra thì đến cuối cùng nó cũng sẽ lộ ra, một vẻ như chứa đựng một dấu diếm gì đó. Rồi một ngày tôi đã tìm ra nó là cái gì. Khi chúng tôi đi dự một buổi tiệc được tổ chức ở một căn nhà trên Warwick, Jordan quên đóng mui chiếc xe cô mượn và để nó nằm ngoài trời mưa. Sau đó, Jordan đã nói láo về chuyện này. Sự việc khiến tôi đột nhiên nhớ lại câu chuyện mà tôi đã không nhớ ra tối hôm ở nhà Daisy. Tại một cuộc tranh giải golf lớn mà Jordan lần đầu tham dự đã có xẩy ra một chuyện huyên náo đến nỗi suýt bị đưa lên báo chí. Có người cáo buộc rằng Jordan đã di chuyển trái banh golf của mình ra khỏi vị trí bất lợi. Vụ này có tầm vóc như một vụ tai tiếng, nhưng sau đó thì nó bị dập tắt.
Người phục dịch lượm banh golf đã rút lại lời phát biểu của mình, và nhân chứng duy nhất cũng thú nhận có thể anh ta đã lầm lẫn. Câu chuyện và tên tuổi trong vụ này đã gắn liền với nhau và nằm in trong trí nhớ tôi.
Theo bản năng, Jordan Baker thường tránh né những đàn ông khôn ngoan ranh mãnh. Và bây giờ tôi nhận ra Jordan làm như vậy bởi vì cô cảm thấy mình sẽ được an toàn hơn khi ở với loại người có quan niệm rằng chuyện những hành vi đi lệch khỏi quy tắc là không thể xẩy ra. Jordan là một người dối trá bất trị. Cô không thể chịu được cảnh phải ở trong vị trí bất lợi. Tôi cho rằng tính gian dối này đã có được từ khi cô còn nhỏ để mà duy trì cái nụ cười lạnh lùng xấc lược với thế giới chung quanh, đồng thời làm thoả mãn sự đòi hỏi của tấm thân rắn chắc hoạt bát cũa mình.
Chuyện đó cũng chẳng làm thay đổi gì trong tôi. Sự dối trá ở một phụ nữ là một thứ ta không bao giờ có thể khiển trách hoài được. Tôi chỉ cảm thấy đáng tiếc trong chốc lát, nhưng sau đó lại quên ngay. Cũng trong bữa tiệc hôm đó hai chúng tôi đã có một mẫu đối thoại kỳ lạ về cách lái xe. Câu chuyện được bắt đầu khi Jordan lái xe quá gần ngang một người thợ sửa đường, gần đến nỗi miếng chắn xe của chúng tôi lướt chạm nhẹ ngang qua cái nút áo của người thợ này.
"Cô đúng là một tài xế ẩu." Tôi phản đối. "Hoặc là cô nên cẩn thận hơn, hoặc là cô hoàn toàn không nên lái xe."
"Em có cẩn thận mà."
"Không hề, cô đâu có cẩn thận."
"Như thế thì đã có người khác cẩn thận." Jordan nói một cách nhẹ nhàng.
"Như vậy thì có giúp được gì?"
"Những người đó sẽ tránh em." Jordan cương quyết. "Phải có hai người không cẩn thận mới gây ra tai nạn."
"Giả sử như cô gặp người nào đó cũng bất cẩn như cô."
"Em hy vọng em sẽ không bao giờ gặp họ." Jordan trả lời. "Em ghét những người bất cẩn. Đó là lý do tại sao em thích anh."
Đôi mắt xám mỏi nắng của Jordan nhìn thẳng về phía trước, nhưng thật ra Jordan đã có chủ tâm thay đổi quan hệ giữa hai chúng tôi. Trong một khoảng khắc tôi nghĩ tôi đã yêu Jordan. Thế nhưng vì tôi luôn từ tốn trong suy nghĩ và luôn có đầy những quy tắc cho riêng mình, cho nên tôi đã kìm hãm những ham muốn của mình. Tôi biết tôi trước hết phải gỡ bỏ mối quan hệ gúc mắc ở quê nhà vĩnh viễn trước đã. Lâu nay mỗi tuần một lần tôi thường hay viết những lá thư ký tên bên dưới: "Yêu em. Nick." thế nhưng những lúc đó trong đầu tôi lại chỉ có thể nghĩ tới việc làm sao cô gái ấy khi chơi tennis lại có thể đổ hàng mồ hôi phía môi trên. Dù sao đi nữa, có một hiểu ngầm mơ hồ là tôi phải cắt đứt khéo léo cái quan hệ đó trước khi mình có thể tự do.
Mỗi một người đều cho rằng họ có trong mình ít nhất một đức hạnh căn bản, cái đức hạnh căn bản của tôi chính là: tôi là một trong số ít những người chân thật mà tôi đã từng biết qua.
Chú thích:
[1] Joe Frisco là một người nổi tiếng nhảy loại nhạc jazz.
[2] Gilda Gray là tài tử và vũ công người gốc Ba Lan (1901-1959) nổi tiếng ở Mỹ qua một điệu nhảy tên "Shimmy" thịnh hành trong phim và nhạc kịch thập niên 1920.
[3] John Lawson Stoddard (1850-1931) là một nhà văn, nhà viết nhạc thánh và nhà diễn thuyết người Mỹ. Ông đã nổi tiếng qua những quyển sách của mình trong đó có chứa nhiều những tấm hình do chính ông chụp diễn tả những đề tài về nghệ thuật, kiến trúc, khảo cổ học và vạn vật học.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Gatsby Vĩ Đại
F. Scott Fitzgerald
Gatsby Vĩ Đại - F. Scott Fitzgerald
https://isach.info/story.php?story=gatsby_vi_dai__f_scott_fitzgerald