Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đời Phi Công
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3: Trăng Dãi Bắc Phi
... Trăng đêm nay cũng đẹp
như trăng dãi trên thôn xóm làng xưa...
Phượng,
Thế là chúng ta giận nhau rồi em nhỉ vì từ sáu bảy tháng nay anh không nhận được thư em để mà đọc những câu thơ chinh phụ dang dở như tình đời ngang ngửa. Đã lâu rồi, từ cái buổi Bắc Phi nay còn lành lạnh, gió đông xao động trên những dãi cát vàng, em đã viết cho anh:
"Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng nay nghỉ mát nơi nao?!..."
thì nay anh cũng có thể gửi cánh nhạn về đáp từ:
"Xưa nay chiến địa dường bao,
Nội không muôn dậm xiết bao dãi dầu!!"
Nếu giữa chúng ta còn có một chút thông cảm, nếu em còn thấy dễ dàng ngoan ngoãn nghe theo lời anh như thuở còn ấu thơ thì chắc em cũng có thể hiểu được cuộc sống hiện tại của anh qua câu thơ viễn xứ ấy. Bắc Phi không phải là chiến địa nhưng nội cỏ héo tàn và cồn cát chạy miết cũng làm cho người xa nhà thấy thấm thía nỗi buồn như người chiến sĩ buổi chiều tà ngắm cảnh sa trường vắng lặng một màu tang tóc.
Mùa hạ đã bắt đầu từ ba tháng nay, một mùa hạ nóng nực không có phượng nở đỏ hoe báo hiệu mùa thi cử không có những tà áo trắng nhẹ bay, không có tiếng quốc kêu thảm thiết gọi vào hè, không có cơn gió Nồm nam đưa lại như cố xua đuổi ưu phiền, nhưng mùa hạ Bắc Phi có một vẻ oi nồng đặc biệt làm cho tất cả mọi người thấy uể oải những buổi trưa hè. Anh phải dậy làm việc từ năm giờ sáng để đến mười giờ là tất cà mọi người nghỉ việc. Buổi trưa bắt buộc phải nằm nghỉ trên giường vì không ai có thể làm việc với cái nóng nặng nề này. Ngoài đường phố không một tiếng động. Mấy cây gồi im bóng bên một cái hồ nước khô. Một con lạc đà gầy đét nằm phủ phục dưới gốc cây là cả một hình ảnh oi ả của mùa hè Bắc Phi.
Anh ước ao lúc này được ở quê nhà để lại thăm em, để biết duyên cớ sự giận dỗi thầm lặng lâu nay. Anh vẫn biết em mỗi tuổi một lớn và lòng người thiếu nữ dậy thì thường hay thay đổi không đâu. Nếu ở cái thuở ngày xưa xa xôi anh có thấy em phụng phịu nét mặt, không thèm chơi với anh nữa thì anh cũng có thể hiểu ngay được là vì anh đã quên không khen em là cô văn sĩ tí hon như thường lệ khi anh chấm cho em bài luận Việt văn hay không rủ em đi câu cùng với anh chiều thứ bảy vừa qua ở con sông đầu làng. Tuổi thơ ngây rất dễ hờn giận mà cũng rất dễ làm lành. Có nhiều lần em giận, anh cũng không biết đến nữa đế em phải nhắc là em đã từng giận anh suốt buổi sáng. Nhưng bây giờ thì khác Phượng nhỉ vì tuổi khôn lớn đã làm cho con người cứng cỏi hơn, bớt vẻ thùy mị đi. Chắc đã nhiều lần em đã tự hẹn với mình là quyết không để anh bắt nạt như lúc còn bé nữa, tuy rằng từ cái thuở em còn thơ ngây mặc áo đỏ, đeo kiềng vàng và anh súng sính trong chiếc áo gấm lam, chúng ta bắt đầu làm quen với nhau trên thềm nhà xác pháo đỏ một ngày đầu năm, không biết đến các cụ trong nhà nhìn ra hai đứa trẻ để bàn tán, để so đôi tuổi. Từ cái ngày ấy đến nay anh chưa từng bắt nạt em bao giờ, vì bao giờ anh cũng chịu thua trước những giọt nước mắt đầy vơi của cô em bé nhỏ, trước những cái nhìn phụng phịu oán trách. Tạo hoá hình như có sinh ra những con người để chịu thiệt, để bị những hình ảnh mỏng manh ngây thơ khác chế ngự trên tâm hồn.
Những điều xa xưa quá anh không muốn nhắc đến nữa tuy rằng những kỷ niệm êm đềm vẫn trào theo ngòi bút mỗi khi anh viết cho em. Anh phải can đảm chịu lấy những phũ phàng của thực tại cũng như anh phải nhận chân rằng chúng ta không còn bao giờ có dịp ngồi trên thềm nhà cũ đỏ hoe xác pháo để chỉ biết có thế giới riêng của chúng ta, mặc những lời bàn tán, hứa hẹn của thầy mẹ. Những gian nhà cũ đã cháy rồi, cháy dở dang và trơ lạl vài chiếc cột như cuộc đời lỡ dở của anh và thềm nhà cũ cũng xám đen màu tang tóc để lại cho anh những kỷ niệm đau thương về những giây phút cuối cùng của người cha quá cố. Loạn ly đã đem tang tóc lại cho biết bao nhiêu gia đình, đem chia ly cho bao đôi lứa.
Anh vẫn không quên lúc cùng Bác thu vén lại một ít đồ đạc còn sót lại để ra tỉnh. Từ ngày ấy anh đã không còn nghe được tiếng thở dài của người cha đã bạc nửa đầu hay giọng khàn khàn ngâm những bài thơ cổ chứa đựng u hoài vang ba căn nhà tranh trống lạnh.
Anh và Bác lên tỉnh để gặp lại em sau mấy năm xa cách. Không khí thị thành đã đưa lại cho em những nét sang trọng, yêu kiều. Còn anh, những cơn gia biến đã làm anh thêm khắc khổ, trầm lặng.
Anh cảm thấy thua em từ dạo ấy! Thua em không phải vì hiện nay hai gia cảnh quá chênh lệch nhưng vì chúng ta đang rẽ sang hai ngả cuộc đời. Tuy em lại thăm anh và Bác luôn luôn nhưng anh nói với em cũng dè dặt hơn, không còn dám coi em như em gái bé nhỏ ngày xưa, và Bác cũng không còn dám ôm đầu em vào lòng để hỏi đùa rằng cô cháu yêu bao giờ cho Bác uống rượu mừng.
Em Phượng, nếu giờ đây em có đang giận anh thì anh cũng đành chịu vì anh không còn quyền lực gì để bắt em phải nghe theo lời anh. Nhưng chắc em cũng còn để cho anh viết cho em để kể cho em nghe đôi câu chuyện vui buồn của những phi công như các anh mà nơi trú ngụ ở khắp bốn phương trời, tương lai cũng mơ hồ như sương đêm và lênh đênh trên đám mây trắng là hình ảnh cuộc đời.
Sau tám tháng trời vất vả anh đã bắt đầu sang giai đoạn bay đêm. Anh đã bắt đầu thấy có niềm tin vững chãi của những kẻ biết mình sẽ thành công. Những ngày đẹp trời bay lượn, cần lái thấy nhẹ nhàng trong tay, tiếng động cơ thấy hoà đều trong hơi thở. Anh đã sung sướng hát bài ca vũ trụ lòng nhẹ như mây hồng trôi. Em có cùng ở đây lúc này chắc cũng lây niềm hân hoan, nhoẻn miệng cười mà tan hết giận hờn.
Anh đã bắt đầu bay đêm nghĩa là đang trải qua chặng đường chót ở đây. May mắn thì một tháng nữa anh có thể rời khỏi xứ này, rời những cái oi ả để về gần quê hương hơn chút nữa. Anh sẽ thấy đỡ nhớ quê hương hơn, tuy rằng xa cách trọn nửa trái cầu thì gần hơn vài ba ngàn cây số cũng chỉ thế mà thôi.
Trời đêm Bắc Phi rất dễ chịu. Trái với cái nóng nung nấu ban ngày, khi hoàng hôn vừa tắt, những cơn gió mát từ Đại Tây Dương tràn vào lục địa đem những mát lạnh bao trùm lên cả một vùng sa mạc.
Những người phi công bay đêm đã ngồi cả ngoài hàng hiên để chờ xe ca đến đón. Phương tây còn ửng một màu hồng. Mấy cây gồi in thành những vệt đen đậm trên nền trời. Vài cơn gió hiu hiu thổi nhẹ. Thế rồi chiếc xe ca chạy đến, tiếng phanh kêu rầm rĩ. Cánh cửa đóng lại và chiếc xe ca lưót đi giữa hai rặng gồi. Một vài người lấy thuốc ra hút, trầm ngâm. Tâm sự chung của tất cả mọi người là cùng nghĩ rằng chẳng mấy ngày nữa sẽ mãn khoá, sẽ xong được một giai đoạn trong cuộc đời phi công Ai nấy đều nghĩ đến ngày về gặp gia đình vì hầu hết đều là sinh viên ở Pháp sang Bắc Phi để học lái trong giai đoạn đầu. Anh thèm được như họ vì viễn tượng còn phải sang Pháp học thêm hai năm nữa về lý thuyết rồi mới được hồi hương, làm anh ngại ngùng quá.
Chiếc xe ca đã dừng lại trước phòng tác chiến phi đội. Mọi người lục tục kéo xuống. Từ một tuần lễ nay ngày nào cũng có cảnh tượng này. Ngày nào cũng có những buổi chiều đợi xe, ngắm cảnh hoàng hôn đổ xuống, có những phút trầm ngâm hút thuốc lá trong chiếc xe đang lưót đi giữa những hàng gồi để mơ màng đến ngày mãn khoá và những phút tỉnh mộng trở về thực tại khi chiếc xe dừng bánh trước cửa phi đoàn.
Nhưng lần bay đêm anh nhớ nhất có lẽ là lần bay đi Safi, một hải cảng ở trên bờ Đại Tây Dương vì anh đã bay đúng vào một đêm trăng rằm.
Anh ký vào sổ bay ở phòng tác chiến, ghi số máy bay trên một tấm bảng con buộc vào đùi và vác chiếc dù nặng gần chín kí lô trên vai phải. Dưới tay trái cồng kềnh mũ bay, bản đồ, đèn bấm và cả một chiếc bánh mì kẹp chả. Ngoài sân bay người cơ khí viên đã đứng đợi sẵn. Trăng rằm vừa làm sáng khuôn mặt người cơ khí già nua.
Anh trèo vào ghế lái. Người cơ khí còn đứng ở ngoài buộc hộ anh chiếc dù, đội cho anh chiếc mũ bay. Anh kéo cánh cửa phòng lái và mỉm cười giơ tay tạm biệt. Dưới ánh trăng xanh người cơ khí đưa tay ra hiệu.
Anh đáp lại và mở máy. Một luồng lửa xanh phát ra từ ống thoát và động cơ bắt đầu nổ. Cánh quạt quay đều. Một luồng gió mát qua khe cửa tràn vào phòng lái. Anh bắt đầu cho phi cơ lăn từ từ. Đèn phi trường đã bắt đầu nhấp nháy, xanh vàng hỗn loạn. Nhiều tiếng gọi đưa lại trong mũ nghe. Anh dừng phi cơ ở đầu sân để xin phép. Từ đài kiểm soát tiếng trả lời đưa lại, đầm ấm:
Alpha November sân hai mươi tám, theo hiệu đèn xanh.
Nắng chiều đã tắt hẳn, ánh đêm đã dâng lên. Dưới trăng dãi mờ mờ, ánh đèn phi trường huyền ảo. Anh nhìn về phía chiếc xe vô tuyến cuối sân, đợi một ánh đèn xanh. Trong sương đêm mờ mờ một ánh đèn xanh chớp chớp gọi. Anh cho phi cơ từ từ ra sân. Hai hàng đèn chạy thẳng tắp. Địa bàn chỉ hai trăm tám mươi độ. Xa xôi là gió Đại Tây Dương đưa lại. Thêm một ánh đèn xanh chớp trong đêm. Anh nhìn một lần chót trong phòng lái. Mấy kim lân tinh chập chờn. Một đám mây đen lướt qưa làm ánh trăng rằm mờ lại. Anh ấn tay ga.
Thêm một lần nữa cánh gió quay tít lôi chiếc phi cơ chạy miết vào trong đêm, thêm một lần nữa thân người phi công được giao cho nhịp máy. Chiếc phi cơ nhẹ nhàng cất cánh. Bóng trăng xuyên qua kẽ mây in hình phi cơ lên nền xi măng đang chạy miết.
Anh đã lên tới tám ngàn bộ và bình phi. Ánh đèn phi trưòng chỉ còn nhỏ bé dưới chân mây như trên một phố vắng. Động cơ quay đều đều. Những kim dạ quang chập chờn trong bóng đêm. Một lần nữa anh nhìn vào địa bàn đề kiểm soát đường đi. Trong những chuyến bay đêm thì người phi công chỉ còn biết tin vào chiếc kim nhỏ bé. Trên trời có muôn vàn vì sao, biết vì sao nào dẫn lộ trong đêm sáng trăng mờ này? Bầu trời trong suốt như pha lê. Vài màn sương mỏng lưọn lờ trên thôn xóm. Thấp thoáng còn vài ánh đèn. Mỗi ánh đèn nhỏ bé loãng trong không gian mơ hồ biểu hiệu cho cả một gia đình. Trong đánh đèn le lói kia anh nhìn thấy cả một người cha đang ngồi đọc sách bên khung cửa, một người mẹ đang tính đến những dự định ngày mai và vài đứa nhỏ đang say sưa giấc ngủ. Có những ánh đèn từ những mái nhà khác vắng bóng người cha. Bà mẹ goá ngồi rầu rĩ bên thềm nhìn vao đêm tối như để tìm lấy một chút ánh sáng cho tương lai. Và còn nhiều ánh đèn khác. Trên quảng đường bay này phi cơ đã lướt trên ngàn vạn gia đình. Người phi công theo dòng đời trên mây đường trường ngang dọc có bao giờ nghĩ đến dừng ở một gia đình nào đâu?
Có cái gì vui trong một chuyến bay đêm cũng chỉ là ánh trăng rằm làm bạn soi đường và có gì buồn man mác cũng chỉ là ánh trăng đã làm loãng thinh không làm những vì sao lặn. Bầu trời trong sáng quá nên chỉ còn vài vì sao sót lại, lạc lõng trong ánh trăng mờ. Giờ đây anh có muốn tìm lấy một vì sao để định hướng cũng đành chịu. Kim tinh đã lặn từ lúc trăng lên và vệt sông Ngân Hà cũng biến mất thì anh làm thế nào để tìm ra Chức Nữ. Có chăng chỉ còn Ngưu Lang buồn bã trong đêm dài.
Đọc đến đây chắc em sẽ mỉm một nụ cười cho anh khéo mượn chuyện Ngưu Lang Chức Nữ để làm lành. Riêng anh, anh còn thấy hạnh phúc hơn Ngưu Lang nhiều vì một năm chàng mới gặp giai nhân một lần còn anh thì đâu mới vắng tình em chừng sáu tháng. Vậy em có giận hờn thêm chừng ấy tháng ngày nữa thì anh mới thấy mình khổ như Ngưu Lang thôi nghĩa là anh vẫn còn hy vọng có một ngày tái ngộ. Trên mảnh địa cầu này còn thiếu gì đôi lứa suốt đời lận đận tìm nhau mòn mỏi theo tám hướng trời mà xa xôi chẳng có dư âm vọng lại.
Phượng ơi! Em có thấy không? Với một chân tình thì một chút hương vị mơ hồ cững là đủ. Phương trời xa em chỉ cần mỉm miệng cười tha thứ ở đây anh cũng cảm thấy. Một ánh trăng rằm mơ màng, một vì sao rơi lạc lõng cũng thừa đủ gây vui buồn cho người bay bốn hướng huống chi là cả một nụ cười rực rỡ, một ánh mắt huy hoàng.
Anh vặn máy thu thanh để tìm đài Rabat. Một điệu nhạc xa vắng vọng lại trong mũ nghe. Vào giờ này tất cả mọi đài đều có nhạc liên tục. Chiếc kim quay tìm đài và cho anh biết phương vị Rabat. Safi cũng chỉ còn cách một thôi đường. Anh nhìn về phía trước để cố tìm thấy ánh đèn của ngọn hải đăng ngoài cửa biển.
Trong đêm, ánh hải đăng cũng chỉ mờ mờ như một ánh sao nhỏ. Có khác chăng là ngọn hải đăng quay tròn để lóe ra những tia chớp. Safi! Có ánh đèn hừng lên trước mặt. Anh nhìn về phía Nam để tìm lấy ngọn hải đăng. Mấy ánh sao mờ mờ phía chân trời. Trong từng ấy ngôi sao chỉ có một ngôi sao chớp. Rồi anh cũng nhìn thấy hải đăng. Trong một khoảnh khắc một nỗi vui nho nhỏ lòe lên như người thủy thủ lênh đênh trên trùng dương vừa nhìn thấy bến.
Nếu có gì khác giữa một thủy thủ và một phi công khi nhìn thấy bến hiện ra ở chân trời là người thủy thủ vui vì hội ngộ và người phi công vui vì trở về niềm sống. Hai cái vui phản ảnh hai cuộc đời. Mỗi lần con tàu quay mũi ra khơi là một lần đi tìm chân trời mới, mỗi lần phi cơ cất cánh là lòng người phải tự hỏi rằng biết có bình yên để tới vạn kinh thành. Ánh hải đăng lòe lên ba lần rồi tắt ngấm. Anh nhìn trong ánh đêm chờ đợi miệng thầm đếm:
Một, hai...
Con người lúc ấy thành kính để tụng niệm, một bản kinh riêng của những người bay cuối chân trời.
Mười lăm, mười sáu, mười bảy...
Nếu anh đi đúng đường thì đúng ba mươi giây sau ngọn hải đăng phải lòe lên một lần nữa. Anh vừa đếm đến lần thứ ba mươi thì ánh đèn lại loé. Một lần, hai lần, ba lần. Ba cái chấm. Trong bản Morse có nghĩa là chữ S. Trên bản đồ hải đăng nơi đó có đề chữ Safi. Mũi tàu hơi nghiêng để hướng đích. Anh cho thêm một chút ga. Máy bay vẫn lướt đi trong đêm dài. Lúc bây giờ anh mới chợt nhận trong mũ nghe sóng nhạc ở Rabat vẫn dịu dàng. Một giọng hát tha thiết và trầm buồn đang ca bài Hội Mùa Hoa. Tiếng hát nghe xa vắng lạ:
"Với những ngườỉ buồn cô quạnh
Vui đi hội mùa hoa
Tiếng sênh ca
Tan mối sầu vô tận..."
Anh khe khẻ hát theo, như muốn để tan mối sầu vô tận...
Ánh trăng rằm đang dãi trên mỏm đất Safi khi anh lượn tròn trên hải đăng. Những tia đèn giờ đây quay tròn như nan hoa bánh xe khổng lồ. Ngoài khơi vài ánh đèn thấp thoáng. Có lẽ là những con tàu đang rẽ sóng. Ánh trăng dãi trên boong hẳn là đẹp. Trên những tấm ghế vải có những mái đầu đang sát vào nhau để ngắm trăng xanh.
Ở trên cao này, trên cả những đám mây bông trắng dù cho một đêm trăng rằm chăng nữa có bao giờ người phi công được phép nghĩ đến một hình ảnh nào khác ngoài mấy chiếc kim chỉ hướng đi đâu. Ngay cả những sóng nhạc, những giọng ca ấm áp ca tụng Hội Mùa Hoa cũng chỉ là để giúp cho người phi công nhìn theo chiếc kim chỉ đài để định hướng chứ không phải để làm tan mối sầu vô tận, vì sầu cô quạnh thì hẳn là mênh mông rồi. Anh đã vặn tắt sóng nhạc từ lâu. Trên đường về anh không cần đến đài Rabat để dẫn hướng. Giờ đây không còn là ánh hải đăng bên bờ đại dương làm con người bay chú mục nữa, nhưng là ánh đèn phi trường chạy dài nhỏ bé đằng xa trông như ánh điện buồn trên phố vắng.
Anh đã cất cánh lúc trăng rằm vừa mọc làm mờ ánh sao hôm. Phi cơ sẽ trở về phi trường khi trăng còn đương chếch trên đỉnh đầu. Tuy em không ở gần anh nhưng anh tin rằng em đã cùng anh bay trong ánh trăng rằm đêm nay dưới trời Bắc Phi. Còn thấy giận anh nữa không, em Phượng?
Trăng đêm nay cũng đẹp như trăng dãi trên thôn xóm làng xưa. Anh hy vọng rằng tình chúng ta cũng sẽ bền như trăng rằm muôn thuở và giờ này em của anh chắc đang ngủ say, trên đôi môi cũng đã tan hết giận hờn.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đời Phi Công
Nguyễn Xuân Vinh
Đời Phi Công - Nguyễn Xuân Vinh
https://isach.info/story.php?story=doi_phi_cong__nguyen_xuan_vinh