Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đôi Mắt Trêntrời
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mỗi Người
L
ê bế đứa nhỏ trên tay cho nó dựa lưng vào ngực. Đứa nhỏ ba tháng nhưng có phần khỏe và cứng cáp, nó đưa bàn tay mặt lên miệng mà bú. Lê cười trên đôi khóe mắt:
- Anh sắp đoạn tang rồi.
- Thế à.
- Anh làm bộ hoài. Không sắp đầy năm rồi sao.
Tôi gật đầu. Đã sắp hết một năm. Lúc Lê đi lấy chồng, tôi có nói, trong vòng một năm tôi sẽ không yêu ai, hoặc cụ thể hơn không lập gia đình, tôi gọi đó là thời gian chịu tang. Ăn hỏi được ít ngày, Lê tìm gặp tôi, tôi nói lại điều này cho Lê nghe. Lê khóc tấm tức: Anh cho là em chết rồi phải không? Mà có lẽ em chết rồi thật. Tôi tàn nhẫn: đối với anh, em đã chết rồi - Anh tệ với em quá. Anh có muốn em trả trầu cau cho người ta rồi lấy anh không. Câu hỏi làm tôi lúng túng, tôi lặng đi rất lâu. Tôi thấy rõ: mất Lê tôi buồn, nhưng để quyết định thì tôi chần chờ. Trước đó tôi có thể cưới Lê mà không gặp khó khăn gì, nhiều sự thuận tiện là khác, nhưng tôi vẫn kéo dài thời gian chờ đợi. Khi Lê hỏi ý tôi trả trầu cau, tôi lại lưỡng lự, tôi nói: Thôi mà, gây ra làm chi, mệt quá. Tôi muốn nói thêm: Em lựa chọn hơn là em yêu. Nếu thật yêu anh em đã chẳng làm vậy. Tôi cho đó là lý do, lý do Lê không thật yêu tôi tha thiết. Nhưng còn tôi, tôi có yêu Lê tha thiết không? Tôi lúng túng, câu trả lời chừng như là: không tha thiết. Mình đã không tha thiết mà lại đòi ở người khác tha thiết, tuyệt đối. Tôi thấy tôi vô lý và ích kỷ quá lắm. Đã sắp được một năm. Tôi nhẩm tính. Một năm tôi vẫn chẳng có gì đổi khác. Chỉ có Lê với cuộc sống riêng: một người bạn được gọi là chồng, một đứa nhỏ được sinh ra, với một cái tên riêng và được gọi là con. Rồi nó sẽ lớn. Đời sống giản dị và bình thường.
Tôi cầm tay đứa nhỏ kéo ra khỏi miệng và lắc lắc, đôi mắt nó màu hạt dẻ nhìn tráo trâng vô nghĩa. Miệng nó nhoa nhuếch nước rãi. Chân tay nó cử động liên hồi như cùng một nhịp. Người ta ở trạng thái gỗ đá rồi trở thành yêu tinh. Bây giờ nó biết gì, một người đàn ông trước mặt nó, lớn nó sẽ gọi là bác nếu nó và người đàn ông còn sống. Nó biết đâu người đàn ông đó xưa kia, phải rồi, xưa kia là người tình của mẹ nó, khi nó lớn nó sẽ hiểu nhiều chuyện, nó cũng sẽ yêu đương, lấy vợ và có con. Thật kỳ cục. Nhưng còn cuộc chiến 20 năm này.
Đứa nhỏ giãy và khóc, Lê nựng nựng. Lê nói:
- Đáng lẽ nó là con của anh đó. Thiệt chứ. Chứ ngó bộ anh định ở góa thiệt à.
- Có thể lắm. Để rồi xem đã, biết đâu được.
- Thôi em cho cháu về đây, anh nhớ chưa.
- Nhớ, nhưng mà ngại quá.
- Ngại, cái gì anh cũng ngại. Có ai đâu, chỉ có mấy người quen, anh cũng biết cả rồi, lâu lâu ăn uống cho nó vui.
- Ngại ông ấy ghen.
- Có anh ghen thì có, nhà em không ghen đâu, người hiền như cục đất. Anh có lại không - Lê nói như ra lệnh - ngoắc tay đây.
Tôi cười và đưa ngón tay trỏ ra ngoắc.
- Ngoắc thì cứ ngoắc, nhưng đến hay không chưa biết.
- Xịt anh đi, bây giờ anh làm tàng quá, thế mà xưa kia thì làm bộ tha thiết lắm, tưởng chết được mà vẫn sống nhăn, béo tốt mập mạp ra nữa. Làm bộ thật.
- Chứ không lấy được nhau người ta chết cả sao, chẳng lẽ không buồn, nó kỳ quá. Phải không. Thì cũng bộ tịch này khác cho nó đẹp.
- Cái gì anh khôi hài cũng được.
Lê xốc đứa nhỏ bế vác lên vai. Bỗng Lê nhíu lông mày nhìn tôi chừng chừng:
- Anh mỗi ngày một chua chát ra. Rồi anh sống mãi như thế này được sao.
Lê đội nón lên đầu rồi xách lấy cái giỏ và đi ra cửa, ra hiên Lê còn dặn:
- Chiều em một chút, nhớ đến, anh không đến hóa coi rẻ em quá, nhà em cũng hợp với anh mà. Anh cứ ru rú thế này rồi điên cho mà coi.
Tôi đứng nhìn Lê leo lên chiếc xe xích-lô đứng đợi ở đó. Mới hôm nào đây, thoáng một cái, một đứa con và một đời sống thay đổi. Tôi đứng dựa ở cửa nhà nhìn ra nơi đường rầy xe được đắp cao lên, mé bên kia nhô lên hai ba chiếc cột giăng dây ăng-ten, buổi chiều vàng vọt. Đã lâu rồi những chuyến xe lửa không còn ngang qua. Bỗng tôi thấy nhớ chuyến tàu những toa xám, những sớm tinh mơ và buổi chiều chạy ngang qua, trẻ con trong xóm chạy ra la thét, vẫy tay, ném đá... chuyến tàu đi và chưa bao giờ dừng lại ở chỗ này. Bây giờ đường rầy bỏ hoang, chiều chiều những đứa nhỏ ra thả diều và một ít người ra ngồi hóng mát. Tôi đã quen thuộc với đời sống kéo dài tạm bợ. Sống chung với gia đình anh chị Cương nhưng chừng như tôi xa lạ hơn là một người ở trọ. Tôi trở vào, chị Cương vừa sửa soạn nấu cơm vừa bế thằng nhỏ, tôi khép cửa và leo lên gác. Từ phía ruộng muống từng đợt gió nhẹ thổi qua thoáng mát nhưng tanh mùi bùn. Tôi bỏ người nằm xuống ghế bố. Bây giờ Lê đã có một cuộc sống khác.
Tiêng chân người chạy mạnh ngoài ngõ, tiếng đạp cửa mạnh làm tôi giật mình trở xuống. Anh Cương đã đứng ở cửa mặt tím ngắt tay cầm thanh củi lớn. Chị Cương đang nằm ở giường với đứa nhỏ nhỏm người bế con vào lòng:
- À con đĩ... con đĩ, mày làm nhục ông...
Vừa nói, Cương vừa nhảy bổ về phía vợ giơ cao thanh củi quất xuống một cái bốp mạnh, vợ Cương tru lên:
- Trời ơi, nó giết tôi...
Chị bế con đứng lên định chạy nhưng một thanh củi nữa giáng xuống vai. Đứa nhỏ khóc chu chóe, Cương vứt thanh củi rồi túm lấy vợ xô vào tường, chiếc bàn con đổ làm vỡ hết ấm chén, chị Cương ngã theo, Cương xấn tới dằng lấy đứa con vứt lên giường làm cho nó khóc ngăn ngắt không ra tiếng. Tôi vội chạy xuống, Cương túm lấy tóc vợ bắt đứng. Hắn chừng mắt về phía tôi:
- Mày muốn bỏ mạng thì ra đây.
- Anh bỏ chị ấy ra.
- Câm, câm ngay mày muốn chịu đòn thế mạng hả? Nó làm nhục tao mà, để tao dạy nó.
Hắn vừa nói vừa dập vợ vào tường. Chị Cương hết kêu được rồi, chiếc áo rách hở cả ngực, Cương cầm tóc cuộn vào tay rồi lôi ra một góc, hắn giật sợi dây điện trói tay vợ lại.
- Anh định giết chị ấy sao?
- Tao làm thịt nó nhậu nhẹt chơi.
Hắn bỏ vợ nằm đó rồi tiến đến phía tôi, tôi lui vào, hắn đóng cửa lại. Đứa nhỏ ngồi trên giường vẫn khóc, ngoài cửa hàng xóm kéo đến đông kịt. Trẻ con chun nhau vào cửa. Cương đóng cửa lại và khóa một cách cẩn thận. Tôi muốn ra nhưng không còn đường. Tôi la lên:
- Bà con ơi cứu chị ta với...
Nhưng chẳng ai trả lời. Chị Cương lúc đó đã tỉnh, chị mở mắt và tay thì van lạy:
- Tôi lạy anh, tôi lạy anh.
- Không, không lạy gì cả. Mày làm nhục tao mà. Sao tao đang uống với anh em mà mày lại ra kêu với réo, mày không coi tao ra gì mà...
Chị Cương vùng vẫy la lối, ngoài cửa có người đập nhưng vô ích, Cương bắt vợ đứng trên một cái ghế thấp hắn lấy dây điện treo tay lên xà nhà. Hắn dùng hết sức buộc rồi hắn kéo chiếc ghế dưới chân. Chị vợ lủng lẳng như một con thịt không nói được nữa, cả thân chị giãy lên, càng giãy tay trói càng thít lại và thân càng bị kéo dài xuống, chị rên ư ử như một con vật bị chọc tiết. Đứa nhỏ vẫn khóc. Tôi đứng trong cửa sổ ngó ra:
- Anh định giết chị ấy thật sao?
Hắn lặng lẽ lấy que củi đánh vào mông, mỗi lần thanh củi phạt tới thân thể người đàn bà lại oằn lên, như một con giun đất bị dầm dưới ngón chân... Tiếng phía ngoài vang dội. Hắn cầm con dao ra la lớn:
- Đứa nào muốn bỏ mạng đây...
Tiếng động ở ngoài lại ngừng, những người đứng ngó nơi cửa sợ vội chạy rạp đi.
- Anh đánh chị ấy chết ra đó thì sao?
- Chết thì chôn, dễ tao khoái sống với nó hả? Mày đừng lo, tao chỉ đánh cho nó mang tật ra mà không làm nhục tao thôi. Mày yên trí, tao đánh cả hàng vạn đứa may mắn mới có một vài đứa chết thôi, cho nó đi "tàu bay" thế này là nhẹ lắm...
Hắn tiếp tục đánh cho đến lúc chị vợ hết động đậy rồi mới cởi trói, hắn để người đàn bà rơi xuống như một bao gạo, hắn cởi dây đạp cho nằm ngửa ra rồi lấy chai nước đổ lên mặt, mớ tóc dài của người vợ xõa ra trên vũng nước, hắn đạp cho vợ một cái:
- Lần cuối tao tha chết cho.
Hắn vuốt mồ hôi trên mặt rồi mở cửa đi ra, người đứng phía ngoài bỏ chạy cả. Bà Nhâm bên cạnh nhà chạy sang, tôi kêu bà mở cửa giúp:
- Trời Phật, ba hồn chín vía con mẹ Cương.
Tôi tiến đến lắc chị ta, chị còn thở, và dần dần cử động cái đầu rồi mở mắt, chị ta bắt đầu rên lại, rồi khóc. Tôi bế đứa nhỏ ở giường lên dỗ nó, đứa bé khản đặc lại mắt đỏ hoe và ướt dẫm mồ hôi chua lòm. Chị Cương đã tỉnh lại. Chị bắt đầu than van.
- Sao nó không giết tôi cho xong...
Tôi giao đứa nhỏ lại cho chị rồi vào nhà mặc áo, tôi ra cửa người ta vẫn bu quanh lại bàn tàn, hỏi han, tôi nói:
- Không việc gì, không việc gì...
Vừa nói tôi vừa đưa tay lên khoát khoát, đám người nhìn tôi ngơ ngác, có tiếng nói một cách mai mỉa:
- Không việc gì, anh ngó hắn đánh chị anh như vậy mà lặng thinh được à.
- Sao thằng cha nó ác thế nhỉ... Có lúc hắn đánh chết vợ mà không ai làm gì được ta...
- Chuyện vợ chồng người ta, đèn nhà ai nhà đó rạng, chỏ mồm vào mang vạ... ngu, ngu...
Tôi rẽ đám người đi ra khỏi ngõ. Chuyến ô-tô-ray chạy qua trên đường rầy, tiếng bánh sắt đổ sầm sầm nhức nhối, một người đứng nơi đầu toa xe vẫy tay, đám trẻ chạy bên đường la thét đuổi theo xe một cách bất lực.
Tôi đi về phía lò heo rồi rẽ ra đường nhựa. Một người đàn bà ngồi nơi góc cất tiếng chào, tôi mỉm cười và cúi đầu, một chiếc xe lôi nổ máy inh ỏi phun khói đen đặc dừng lại, anh Tư Đen ngồi trên đó hỏi lớn: Lên phố đó a cậu Hai, trời nóng thế này mà ra bờ sông thì khoái lắm. Tôi nói: Nực quá mà, anh đi bỏ heo về đó à?
Tôi leo xe buýt nơi trạm người bán vé hỏi: Đi Sài Gòn anh, tôi gật đầu cầm tấm vé giắt vào tay áo. Đã nhiều lần tôi cứ leo xe buýt như thế này lên phố quanh quẩn một chút cho tới tối mịt mới trở về nhà. Tôi đã nhiều lần tính tìm một chỗ ở khác nhưng mẹ tôi không bằng lòng vì mẹ tôi muốn tôi ở nhà của người anh con nhà bác, đó là anh Cương, mẹ tôi bảo ở đó còn vài bà con nhờ nhau được rồi còn khi trái nắng trở giời, nhưng điều chính mẹ tôi không chịu nói là ở đây tiền bạc đỡ tốn, mỗi tháng mẹ tôi chỉ phải trả cho chị Cương sáu trăm đồng. Căn xóm tôi ở xưa kia là một bãi rác của đô thành, phía trong là một con rạch sình ngày nay đã đầy nhà cửa, căn nhà làm bằng ván, một bên là đường xe lửa đi miền Trung, một bên là lò thịt heo, để ra phía đường chính vào Sài Gòn có thể đi nhiêu lối: hoặc men đường tàu ra cổng xe lửa, hoặc đi ra cư xá hỏa hoạn, hoặc theo đường nhựa nơi lò heo. Ngược lại có con đường tắt qua phía ga xe lửa cùng với những ao cá có nhà cầu bắc phía trên như những nhà chòi. Những người ở trong xóm một phần lớn làm nghề hái rau muống hoặc hàng thịt, một ít người làm thợ hồ. Căn nhà tôi ở chỉ hẹp có bốn thước ngang được làm trên sình, phía sau thông ra ruộng, nhà đó không phải của anh Cương, anh ta thuê lại của bà Thạch, bà ta ở sát ngay bên chung phía sau với căn nhà này. Anh Cương hiện thất nghiệp, xưa kia làm Phòng nhì cho Pháp, vào Nam theo Bình Xuyên, sau hồi Bình Xuyên anh lấy vợ và sinh được đứa con gái ba tuổi đó.
Trước đây anh Cương làm cho một hãng xe đò chạy lục tỉnh nhưng sau một tai nạn, anh phải ra tòa và từ đó thất nghiệp luôn, ít lâu nay tôi thấy anh la cà với mấy tay anh chị ở ngoài đầu xóm, mỗi chiều tụm năm tụm ba nhậu đế, chị Cương trong một vài lần xô xát to tiếng đã nói ra rằng: anh Cương là một tên đầu trộm đuôi cướp, cách thức nói chừng như để ám chỉ đời sống anh Cương hiện nay, tôi mơ hồ hiểu về những tiền bạc lâu lâu anh Cương mang về cho vợ, những hôm ấy anh ta say sưa hơn bao giờ hết, mặt anh ta đã xám lại xám đi, môi đen ướt rãi và đôi mắt ngầu đỏ đã nhiều lần làm tôi kinh hoàng với những trận đánh vợ như đánh kẻ thù, tôi nghĩ chắc đó cũng là một thói quen của nghề nghiệp để lại. Đời sống và những thực tế kỳ cục vẫn làm tôi choáng váng liên hồi, chừng như không còn một trật tự nào nữa, những trật tự tôi được học hỏi như ở một thời nào đã xa lắm. Và còn lại đâu nơi cuộc sống một ít lương tâm riêng rẽ. Lê đã nhìn vào tôi rất lâu: - Chừng như lúc nào anh cũng đang đi tìm một cái gì. - Tìm một cái gì, em nói như tiểu thuyết. Đi tìm em đó. Câu nói đó tôi nhớ, nhớ vì lần Lê hỏi vào lúc Lê phải quyết định lập gia đình. Tôi có lý do muốn kéo dài, một là hoàn cảnh tôi chưa muốn bỏ ngang những dự định, sau là chừng như tôi còn muốn thử thách. Nhưng nếu người ta cũng thử thách mình thì sao? Sau này tôi mới hỏi tôi thế. Và Lê quyết định mau chóng tàn nhẫn. Con gái có thời đâu người ta cứ đợi mãi rồi mình không lấy người ta thì sao. À, phải rồi. Lê kể chuyện người chồng tương lai cho tôi nghe: một người vất vả từ nhỏ, phải nuôi mẹ già, mấy đứa em nhỏ, đã đi làm và cần có một người vợ để trông nom gia đình. Lê nói giọng chắc chắn ra vẻ người lớn: anh ấy tha thiết chuyện vợ con lắm. Câu chuyện đó mới đầu tôi cho là Lê làm cách thử tôi, nhưng rồi hóa thật. Lúc còn đó tôi chẳng tha thiết, nhưng mất nó đi rồi tôi thiếu một cái gì. Nhìn vào đời sống của vợ chồng anh Cương tôi lại thấy khác, nào có sung sướng gì. Mỗi kẻ riêng ra một số phận, và một cô đơn. Tôi bảo Lê: Mong cho chồng em là một người hiền lành.
- Anh làm như anh là người hiền lành lắm ấy. Chồng em là phải chiều nếu không em bỏ luôn.
- Ấy đừng nói trước. - Anh đừng dọa em, rồi anh coi. Thoáng Lê đã có một đứa con, và đời sống êm đềm, tôi yên tâm. Với lời trách cũ: nếu em khổ em sẽ oán anh. Chắc chắn bây giờ Lê không còn oán tôi. Nàng đã lựa trúng một lô độc đắc, hoặc ít nhất là một lô an ủi.
Chuyến xe đã mang tôi tới trung tâm thành phố. Bây giờ làm gì. Tôi vẫn ngại phải chứng kiến những cảnh thương tâm. Ra khỏi nhà là tôi muốn bỏ chạy để khỏi phải nghe tiếng khóc tiếng kêu. Tại sao hắn có thể đánh vợ hoài như thế được. Bọn đàn ông có vẻ bần tiện. Có lần tôi hỏi đùa anh Cương - anh ta đã cười:
- Lâu phải đánh nếu không vợ nó cưỡi lên đầu ấy, mà cậu chưa có vợ làm sao hiểu được...
Rồi tôi cũng phải đánh vợ? Và tất cả mọi người đàn ông khác? Có vậy sao? Còn người đàn bà thì sao? Chẳng hạn: ai cũng ngoại tinh? Tôi tự mỉm cười nhạo mình. Tôi bước đi long rong ngó ngàng cái này cái khác. Người ta đi đi lại lại nói cười. Mình cũng như họ. Rồi mình cũng vô nghĩa như thế. Tôi chẳng còn thấy gì gọi là ý nghĩa nữa. Rồi lớn lên, ra đời, kiếm tiền, vợ con rồi lăn ra làm cục đất. Cũng hay hay. Tôi đi một lúc thấy mỏi chân liền ngồi xuống ở cổng một nhà băng, lúc sau đi nữa. Ngang qua một tiệm cà-rem, tôi mua một cái vừa đi vừa ăn rồi trở lại bến xe. Người ta như thác lũ. Chuyến xe chạy trong buổi chiều oi bức. Về tới đầu ngõ trời đã nhá nhem, tôi ngang qua lò heo và dừng lại nơi chỗ một đám đông người đang vây quanh một con trâu điên đứng sững như một khối đá, như một khối đá đen.
Buổi chiều đã mất hẳn ánh nắng, khu nhà ga, những mái nhà xi-măng với bốn chiếc cột sắt cao có gắn đèn đỏ đã bật, thân cột mỏng như một vệt bút chì tô trên một nền giấy hoen ố. Một khoảng sáng loang ở phía sân máy bay nhờ nhiều ngọn đèn được thắp ở đó. Nó đứng đó không nhúc nhích, lầm lì một vẻ thách đố. Xung quanh khoảng đất trống hai mặt của hai dãy nhà ngó ra, đèn sáng không đều phía trong những khuôn cửa, ở một đầu dãy có một ngọn đèn được thắp ngoài hiên nhưng một lùm cây che khuất ánh sáng. Căn nhà dài của lò heo chỉ có một ngọn đèn vàng treo lơ lửng soi trên lưng bốn con trâu, một con bò vàng già bụng lép kẹp với hai gò mông trơ bạnh xương lớn. Một con trâu nhỏ nằm, ba con kia chụm đầu vào chiếc cột xi-măng, chúng cùng bị buộc vào đó bằng những dây xích sắt. Nền xi-măng ướt phản chiếu ánh sáng không đều vì rác rưởi. Nhà biến điện máy chạy kêu o o, bên giếng nước có một đôi thùng sắt để đó và chiếc đòn gánh bỏ rơi dưới nền. Một thằng nhỏ tay bịt mũi kêu với đứa bạn đứng bên: về mày, hôi quá trời, đến điếc mũi mất. Chúng kéo nhau đi ra. Nó vẫn đứng không cục cựa, đầu cúi xuống, chân như chôn sâu xuống đất.
Nền trời màu chì đục úp xuống. Tiếng thở của nó nặng nhọc và dồn dập, đôi mắt đỏ đã bị bóng tối che khuất, nó đã thấy những cánh đồng cỏ xanh nào, những cánh rừng nào, những đồng ruộng bát ngát màu mạ xanh hay lúa vàng. Bây giờ nó đứng im, bóng tối vây quanh, căn nhà gạch chạy dài trống rỗng, ánh đèn yếu trong những khuôn cửa, đầu những cột đèn những bóng người thì thầm vây xa. Hai người đàn ông ngồi nơi bậc thềm vào cửa nhà biến điện, một người nhỏ cởi trần, chiếc quần lính cũ ngắn; người thứ hai đội một chiếc mũ ni-lông dúm dó, chiếc áo đen không đóng khuy phô ra lần da ngực đỏ vì rượu. Người cởi trần vẻ bực bội:
- Vậy bây giờ mình bó tay chịu chết à, mẹ cái thằng toét chẳng ra chó gì, buộc con trâu không xong làm mệt mình.
- Còn suýt bỏ mạng nữa chớ. Thật tao chưa thấy con nào dữ như con này, trâu Thái Lan đó, nó mà lồng lên chạy tứ tung nữa thì còn mệt, nó húc thằng Cương ra sao.
- E chết quá.
- Sượt vào mạng sườn thôi, nó mà nhạo lên thì chết rồi.
- Cái điệu đó chết đáng, nó say sưa đã vào. Mới đầu tao thấy nó ở trong quán đi ra, dáng lảo đảo đi về phía con trâu, tao kêu trâu điên đừng có vào nó húc chết, nó lè nhè tiến vào: mẹ trâu điên tao sợ à, bọn người tao còn đánh cho dập xương cả nữa là con trâu... Mẹ say có khác, coi trời như cục đất. Tao trông cảnh ấy mà muốn nghẹt thở, nó tiến lên nắm lấy hai sừng trâu, mới đầu con trâu nó im, rồi bỗng nó lạng một cái, thằng cha khuỵu luôn và con trâu chạy thêm một quãng nữa rồi mới đứng lại đó.
- Tháng này ngó bộ xui, nhất là từ hôm mình mổ con trâu có mang. Có tiền mà chẳng ăn thua mẹ gì. Cứ giết mãi nó oán cho đến xuống địa ngục. Mẹ cái nghề kỳ cục.
- Giết súc vật chứ giết người đâu. Giết người... chắc giết người khó hơn... Giờ có một khẩu súng thì nó cũng ngã ngay.
- Thì thằng ấy nó đi kêu cảnh sát rồi đó. Chút nữa thôi... Cứ đứng đó, cứ đứng đó con ạ...
Tôi đi vội về nhà, ánh sáng chập chờn nhòe nhoẹt. Chị Cương đang xếp một bộ quần áo vào cái giỏ, dưới ánh đèn, chị nhìn lên. Tôi hỏi:
- Anh ấy bị nạn sao?
Giọng chị Cương nghẹn ngào:
- Vâng, tôi phải vào nhà thương đây, cậu trông nhà giúp tôi, khổ tôi quá, nếu mệnh hệ nào thì...
Chị Cương khóc sụt sịt. Tôi nhận thấy những vết bầm và sưng ở mặt. Người ta đã chọn, người ta chịu đựng và thương yêu. Lúc sau chị nói tôi ra tiệm ăn gì tạm, chị không kịp nấu cơm, chị bế đứa nhỏ, rồi xách chiếc giỏ đi ra khỏi nhà. Một chiếc xích-lô, một chiếc xích-lô máy chẳng hạn sẽ đưa chị đến bệnh viện, chị sẽ nhìn thấy chồng còn sống hay đã chết... có điều tôi biết chắc chị sẽ khóc nhiều hơn, và đêm nay chị sẽ không ngủ được.
1963
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đôi Mắt Trêntrời
Dương Nghiễm Mậu
Đôi Mắt Trêntrời - Dương Nghiễm Mậu
https://isach.info/story.php?story=doi_mat_trentroi__duong_nghiem_mau