Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Điệu Ru Mùa Hạ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3 -
C
ửa không đóng, Hương Phi thấy dưới gạch lổn ngổn những mảnh vụn của giấy. Bé Lam đứng trước mặt Vĩnh Tuyên, nước mắt giọt vắn giọt dài. Còn ông thì mặt đỏ bừng:
- Tại sao con xé hình dì Huyền, nói mau?
-...
- Con thật là cứng đầu, hỗn láo. Hôm nay ba phải đánh cho con bỏ tật hung dữ. Lên giường quỳ gối cho ba.
Vừa nói Vĩnh Tuyên vừa đứng dậy đến bàn lấy cây thước, ông đi trở lại phía nó:
- Lên giường quỳ gối mau!
Bé Lam vẫn đứng trơ một chỗ, môi nó bậm lại một cách lì lợm. Mặc cho ba nó lập lại câu đó đến năm lần, nó vẫn không nhúc nhích. Cuối cùng, Vĩnh Tuyên thẳng tay quất vào mông con bé, nó khóc thét lên, xoa chỗ đau, rồi ngồi bẹp xuống gạch giãy giụa.
Vĩnh Tuyên kéo nó lên, quát lớn:
- Quỳ gối lên, đồ lì lợm.
Con bé vẫn đạp hai chân loi choi. Và tiếp tục gào rống. Thế là những làn roi tới tấp quất vào nó. Chịu hết nổi, Hương Phi liều lĩnh xông vào che con bé lại:
- Ông đừng đánh nó.
- Cô tránh ra cho tôi dạy con, tôi không cho phép cô xen vào việc của tôi.
Hương Phi đứng dậy, nhưng rồi thấy con bé tiếp tục bị đòn, cô lại nhào vô kéo nó ra. Cây thước quất trúng tay cô, đau rát điếng người. Không biết ma hay quỷ nhập, Hương Phi chợt quay phắt lại, quắc mắt:
- Ông là một người vô lương tâm, không có cha nào đánh con như thế cả!
Vĩnh Tuyên có vẻ kinh ngạc trước phản ứng của cô. Ông nghiêm mặt:
- Cô vượt quá giới hạn rồi đó!
Nhưng Hương Phi đang mất bình tĩnh. Cô nói như thét:
- Ông thử bị một roi thôi, xem có chịu nổi không. Tôi là người lớn mà còn cảm thấy đau, huống gì là con nít. Ông thử vạch chân nó ra xem.
Vừa nói, cô vừa cúi xuống, vén áo đầm con bé lên. Mông và hai chân nó bị những lằn đỏ ngang dọc. Nhìn thấy như thế, Vĩnh Tuyên quăng cây thước vào góc phòng:
- Dẫn nó về phòng xoa dầu cho nó đi.
- Xoa rồi có hết đau không. Lần này đánh được thì chắc chắn sẽ xảy ra nhiều lần nữa. Ông cứ nghĩ như vậy sẽ làm nó sợ. Nhưng chính cách đó làm nó ghét chị ấy. Thế rồi ông quay lại đổ lỗi cho tôi, bảo tôi đầu độc con nít. Rồi lại đánh nó vì lí do đó. Ông chẳng hiểu gì cả!
Vĩnh Tuyên nhíu mày nhìn cô. Đây là lần đầu tiên cô gia sư dám đối đầu quát tháo với ông chủ. Cô ta liều thật.
Vĩnh Tuyên nghiêm mặt:
- Cô hãy biết cách ngừng lại, và đưa nó về phòng đi.
Nhưng Hương Phi vẫn đỏ mặt tía tai:
- Tôi biết rõ thân phận của tôi. Nhưng không phải vì thế mà tôi im lặng, để sau này ông tiếp tục đánh nó. Ông hãy nhìn lại mình đi, ông có thật sự là cha nó không?
- Cô nói cái gì đó, thật là quá lắm.
- Tôi cứ việc nói, rồi sau đó ông không đuổi tự tôi cũng sẽ nghỉ việc. Vì không nói thì chẳng bao giờ ông nhìn ra. Ông chỉ thương con bé bằng miệng thôi, còn thì chẳng bao giờ quan tâm đến ý thích của nó cả.
- Ý thích gì?
- Lấy một chuyện đơn giản thôi, ông hãy nhìn lại tủ đồ chơi của nó xem. Mỗi lần đi xa về, quà cho nó chỉ có mỗi loại búp bê, điều đó chứng tỏ ông chẳng chăm chút đến ý thích con gái ông.
Vĩnh Tuyên có vẻ bị bất ngờ:
- Còn chuyện đó nữa sao?
- Còn nữa, hôm nay tôi nói cho hết. Ông có biết vì sao bé Lam bỗng trở mặt ghét chị Huyền không, vì... vì...
Mặt Hương Phi chợt đỏ bừng lên, xấu hổ. Cô đang nhớ lần bé Lam bảo ba nó và dì Huyền hôn nhau. Nhưng không thể diễn đạt trần trụi như thế được. Cô cũng đang lúng túng thì Vĩnh Tuyên hỏi với vẻ chăm chú:
- Lý do gì? Cô nói đi!
Hương Phi buông thỏng:
- Vì nó phát hiện ông với chị ấy yêu nhau. Tôi chỉ nói thế thôi, chắc ông sẽ hiểu nhiều hơn.
Vĩnh Tuyên hình như bàng hoàng, ông ta nhíu mày. Hương Phi biết ông ta hiểu cô ám chỉ cái gì. Cô nói tiếp:
- Đó là lý do chính. Ông có hiểu tâm lý này không, con nít thơ ngây lắm. Nó cứ tưởng chị ấy thương nó. Nhưng khi biết chính vì ông mà chị ấy thích nó, thì nó đâm ra có cảm giác bị gạt, và đề phòng. Còn sau đó thì ông đã thấy.
Cô dừng lại, nói giọng ấm ức:
- Chính hai người làm cho nó bị ác cảm, rồi quay ra mắng tôi không biết dạy, hết người này đến người kia mắng. Tôi im lặng, nhịn vì không muốn mất chỗ làm, bây giờ thì tôi bất chấp tất cả. Ông đừng nghĩ người nghèo không biết tự ái. Tôi cũng là con người mà.
Cô đứng thẳng lên, đầy vẻ liều lĩnh:
- Hôm nay tôi dám nói thì dám nhận hậu quả, ông có thể đuổi việc tôi, cũng chẳng sao. Nước mạnh thì phải vỡ đê thôi.
Nói xong cô đứng im. Biết rằng mình đã tự hại mình. Nhưng khi nổi giận, cô bất chấp tất cả. Và bây giờ chuyển sang cảm giác lì lợm chờ hậu quả.
Vĩnh Tuyên không có phản ứng gay gắt nào, ngoài cử chỉ trầm lặng như suy nghĩ. Rồi ông quay lại, khoát tay:
- Đưa nó về phòng đi, và xoa dầu cho nó.
Hương Phi chỉ liếc nhìn ông một cái rồi dẫn bé Lam xuống phòng. Cô vạch áo đầm nó lên xem xét. May mà phần trên không có gì. Nhưng hai chân thì đầy những lằn đỏ. Không hiểu Vĩnh Tuyên có điên không mà đánh con kiểu như vậy. Cô không thể nào nghĩ được. Một người trầm tính, có lúc lại mất bình tĩnh như vậy.
Xoa dầu cho nó xong, Hương Phi dỗ nó nằm im. Rồi hỏi khẽ:
- Sao em xé hình dì Huyền vậy?
- Ai bảo bà ấy xúi ba không cho em đi chơi.
- Em nghĩ sai rồi, dì Huyền muốn em đi mà, tại em không chịu đi chớ.
- Nhưng em ghét đi với dì Huyền, chỉ muốn đi với ba thôi.
Hương Phi hiểu rồi. Thì ra lúc sáng nó làm ngúng làm nguẩy để bắt ba chiều chuộng, nhưng ông ta trừng phạt bằng cách cho nó ở nhà. Và nó trả thù Diễm Huyền bằng cách xé hình chị ta. Thật ra không thể trách nó hỗn hào được. Nếu con nít mà biết kềm chế cảm xúc như người lớn thì thật là nguy hiểm.
Nghĩ tới nghĩ lui, Hương Phi lại nghĩ sang chuyện của mình. Lúc nãy cô liều lĩnh đối đầu với Vĩnh Tuyên. Cô không hối hận vì lãnh hậu quả, nhưng vẫn không khỏi thấy buồn rầu.
Chợt có tiếng gõ cửa, Hương Phi bước ra mở. Vĩnh Tuyên không nhìn đến cô. Chỉ đẩy cửa bước vào phòng. Bé Lam đã ngủ. Ông ta vạch áo con bé lên xem. Hương Phi có cảm tưởng ông ta hối hận và nóng ruột, dù ông ta không bộc lộ chút cảm xúc nào.
Thấy Hương Phi chiếu cặp mắt ác cảm về phía mình, ông hơi thoáng cau mày. Rồi nói như ra lệnh:
- Cô tắm cho nó nhẹ tay một chút, chịu khó xoa dầu thường cho nó mau hết.
- Còn tôi, ông sẽ giải quyết thế nào?
- Cô muốn hỏi gì?
- Tôi muốn biết ông có đuổi việc tôi không?
Vĩnh Tuyên nhíu mày:
- Tôi không giải quyết tùy tiện theo ý muốn của tôi, mong là cô chịu khó dạy nó hơn.
Hương Phi bỗng thấy như trút một gánh nặng. Cô thở nhẹ:
- Trước đây tôi không hề xúi nó chống đối ông, thì bây giờ vẫn vậy.
- Tốt!
Vĩnh Tuyên nói một tiếng ngắn gọn. Không biết là lời khen hay lời châm biếm. Ông ta kéo áo bé Lam xuống, rồi đi ra ngoài.
Hương Phi ngồi phịch xuống giường, nhưng không phải chán nản. Cảm giác nhẹ bổng pha lẫn sung sướng làm cô thấy bao nhiêu chuyện dồn nén bỗng được giải toả. Cô có thể yên tâm là mình không bị mất việc.
Nhưng cô yên tâm không được lâu với Vĩnh Tường. Tối nay anh ta nhậu say về và lại tìm đến quậy cô. Lúc đó khá khuya. Dì Năm và bé Lam đã ngủ. Vĩnh Tuyên đi với Diễm Huyền cả ngày vẫn chưa về. Cô đang đọc sách thì nghe tiếng chuông dưới cổng. Tiếng dì Năm chạy xuống mở cửa, sau đó tiếng nói lè nhè vọng lên lầu.
Hương Phi buông quyển sách xuống, lo sợ. Mỗi lần Vĩnh Tường say sưa, y như rằng anh ta lại đòi hỏi cô phục vụ. Những lần đó không nhiều, và cô luôn thoát được anh ta. Tối nay nghĩ đến việc đó, cô lại chán ngán nhũn cả người.
Một lát không lâu, Hương Phi nghe tiếng đập cửa, sợ bé Lam thức, cô vội đi ra. Và đến đứng phía lan can nói nhỏ:
- Khuya rồi, xin anh đừng làm ồn, sợ bé Lam nó thức.
- Nếu sợ làm ồn thì cô hãy lên phòng tôi đi.
- Không thể được!
- Cô nói câu này mấy lần rồi, xem ra cô không hề biết sợ tôi là gì. Cái giá cho sự im lặng của tôi là vậy à?
Giọng Hương Phi thật thấp như năn nỉ:
- Nhưng tôi đã nghỉ việc ở đó rồi, anh thừa biết chuyện đó mà.
- Tôi biết, tôi biết. Nhưng sau khi tôi đi, lấy gì bảo đảm cô sẽ không trở lại đó. Và lại tiếp tục bỏ bê cháu của tôi.
- Tôi xin hứa chuyện này, anh hãy yên tâm.
Vĩnh Tường đứng thật sát vào cô. Mùi rượu từ người anh ta tỏa ra làm Hương Phi thấy tởm. Cô nghiêng đầu qua một bên tránh né. Cử chỉ của cô làm Vĩnh Tường bị khiêu khích. Anh ta kéo mặt cô lại:
- Cô ghê tôi lắm phải không? Vậy còn để bọn khác ôm trong tay, chắc cô thích hơn chứ gì?
Cách nói của anh ta càng làm cho Hương Phi kinh sợ không chịu nổi. Cô mím môi làm thinh. Vĩnh Tường lè nhè:
- Ngày mai tôi đi rồi, tôi muốn có một đêm vui vẻ với cô. Lên phòng tôi đi, anh Tuyên không biết đâu.
- Không, tôi không thể.
- Cô biết điều này không, tôi rất thích cô. Cũng chẳng hiểu tại sao như vậy. Nhưng mà thích, làm nhân tình của tôi đi. Tôi sẽ mua nhà khác cho cô, cô chỉ việc chờ lâu lâu tôi về sống chung với tôi, không sướng hơn sao?
Hương Phi nhìn anh ta một cái, cô biết anh ta thích cô. Nhưng theo cách khác, lúc trước cô chỉ là một cô giáo dạy kèm, anh ta thích kiểu tôn trọng. Nhưng khi biết cô là vũ nữ, thì tình cảm đó chuyển sang khinh thường, bỡn cợt. Và anh ta muốn chiếm đoạt như một món đồ. Con người anh ta không có nền tảng nào cả. Điều này làm cô thấy ghét anh ta. Không kềm được, cô xẵng giọng:
- Anh tưởng tiền của anh có thể mua được tôi sao?
Vĩnh Tường cười lớn:
- Cô thật sự không thèm khát tiền không? Nếu vậy thì cuốn gói khỏi đây đi. Cô chọn đi, một là mua sự im lặng ở tôi, hai là ra khỏi nhà này.
Hương Phi chưa kịp trả lời thì có tiếng nói vang lên phía sau, trầm trầm và nghiêm khắc:
- Có chuyện gì vậy?
Hương Phi giật bắn mình quay lại. Cô thấy Vĩnh Tuyên đang đứng ở bậc thang cuối. Cô tái mặt nhìn Vĩnh Tường. Anh ta cười đắc thắng, đểu giả:
- Có ba người ở đây rồi, hay thật, sẵn đây cô có muốn tôi tuyên bố luôn không?
Hương Phi sợ nhói tim, cô đứng lặng câm. Cử chỉ của cô càng làm Vĩnh Tuyên chú ý. Ông hỏi một cách nghiêm khắc hơn:
- Tại sao hai người ở đây vào giờ này. Tôi vừa nghe cả hai nói chuyện gì đó, nói ra đi, tại sao cô phải mua sự im lặng?
Ánh mắt Vĩnh Tường đầy vẻ giễu cợt ác độc:
- Thế nào cô giáo, bằng lòng không? Trả giá đi!
Sự đểu giả của anh ta làm máu nóng trong người Hương Phi sôi lên. Cô quyết định không lùi bước nữa. Môi cô mím lại như một vẻ quyết tâm:
- Anh đừng tưởng như vậy sẽ ấn tôi vào tường. Tôi không dễ khuất phục đâu, không cần anh phải nói, tự tôi sẽ nói ra đây.
Cô quay lại Vĩnh Tuyên, nói một mạch:
- Vâng, tôi đã từng lừa gạt ông chủ. Ngoài công việc này ra, tôi còn là một cô vũ nữ. Đã từng làm việc về đêm, từng để con gái ông ở nhà một mình với dì bếp, tôi đã lặng lẽ lừa gạt ông suốt hai năm qua. Và bây giờ ông đã biết, tùy ông phán xét.
Vĩnh Tường chợt cười khẩy:
- Dũng cảm quá, đồ ngu!
Rồi anh ta bỏ đi.
Còn lại hai người, Hương Phi thu hết can đảm nhìn vào mặt Vĩnh Tuyên. Cô nhận ra một vẻ mặt tự chủ cao độ. Rõ ràng là Vĩnh Tuyên kinh ngạc và tức giận ghê gớm. Với cơn giận đó, người khác có lẽ đã quát mắng dữ dội, thậm chí có thể hành hung. Nhưng ông ta thì vẫn lặng thinh. Cuối cùng, ông ta nói một cách trầm tĩnh:
- Tôi không ngờ đã đưa loại người như cô vào nhà. Càng thấy sơ xuất khi giao con gái tôi cho cô. Tôi sẽ cho cô một tháng lương nghỉ việc. Và ngay sáng ngày mai cô phải rời khỏi đây, trước khi con gái tôi thức dậy.
Hương Phi nghe như một tiếng sấm nổ tung trong đầu. Vĩnh Tuyên nói chuyện nhẹ nhàng quá. Nhưng đó mới thật chết người. Cô vịn vào chấn song, nhìn cái dáng đĩnh đạc của ông ta khi đi lên tầng trên.
Bây giờ cô mới hiểu hết con người quyết đoán của Vĩnh Tuyên. Và càng kính nể lẫn sợ hãi.
Hương Phi trở vào phòng, lặng lẽ thu dọn đồ đạc. Vừa xếp đồ, cô vừa nghĩ về con người đầy đểu cáng của Vĩnh Tường. Giờ này chắc anh ta ngủ say rồi. Chẳng còn tỉnh táo để thưởng thức chiến thắng của mình đâu.
Anh ta từ nước ngoài về để quậy tung, làm đảo lộn cuộc sống của cô. Rồi thanh thản rũ áo ra đi. Còn cô thì rơi vào cuộc sống khốn đốn. Cô không hận ghét vì bị mất việc, mà ghét một con người vô liêm sỉ.
Sáng hôm sau khi trời còn tờ mờ, Hương Phi xách vali xuống phòng dì Năm lấy chìa khóa. Cô muốn đi sớm trước khi mọi người thức dậy, để tránh cuộc chia tay nặng nề.
Khi đi ra ngoài đường, khá lâu Hương Phi còn quay lại nhìn. Cô thấy dì Năm đứng trước cổng nhìn mãi theo cô. Hình ảnh đó thật buồn. Không biết khi thức dậy không có cô, bé Lam sẽ như thế nào. Và cả những ngày tới nữa sẽ ra sao?
Rồi nó cũng sẽ quên cô, và thương người có điều kiện chăm sóc nó. Chỉ có cô là không giữ được gì. Ngoài sự buồn tủi thất vọng.
oOo
Diệu Ly nghiêng người qua tắt đèn. Rồi ngã xuống gối một cách thoải mái. Bên cạnh cô, Hương Phi vẫn ngồi bó gối ủ rũ. Diệu Ly kéo mạnh tay cô:
- Ngủ đi, buồn thì được gì. Mất chỗ làm chứ có phải trời sập. Làm gì thê lương vậy?
Hương Phi trầm ngâm:
- Không biết giờ này bé Lam nó ngủ chưa?
Diệu Ly ngáp dài:
- Con nít không thức khuya thế đâu. Lo mày đi.
Nói rồi nó nhắm mắt, lim dim ngủ. Và chỉ lát sau đã thở đều đều, Hương Phi nằm xuống, nhưng cô trằn trọc mãi. Cuối cùng cô bước xuống giường, và ngồi dưới gạch mà nghĩ lan man.
Một tuần lễ từ khi ra khỏi nhà Vĩnh Tuyên, là một tuần cô sống với tâm trạng buồn nhớ quay quắt. Ban ngày chạy xuôi ngược tìm kiếm việc làm và chỗ ở. Ban đêm lại thao thức vì tình cảm ngổn ngang, cô cũng không ngờ mình có thể buồn rũ người như thế.
Mãi đến nửa đêm Hương Phi mới bắt đầu ngủ. Nhưng là giấc ngủ nặng nề, đầy mộng mị chiêm bao. Bé Lam và Vĩnh Tuyên thường xuyên có mặt trong giấc mơ của cô. Mà toàn là những hình ảnh buồn. Đến nỗi khi đã thức rồi, cô còn thấy ám ảnh chập chờn.
Trưa nay Hương Phi rời nhạc viện thì thấy dì Năm và bé Lam đứng ngay cổng. Ban đầu cô không tin vào mắt mình, nhưng bé Lam đã thấy cô và chạy ào đến ôm ngang người cô:
- Cô ơi, em và bà Năm đến thăm cô nè.
Khi ngồi trong quán nước, bé Lam dựa sát vào Hương Phi. Nó không nói gì, nhưng khóc thút thít kiểu tủi thân.
Hương Phi cũng im lặng ôm lấy nó. Cảnh đó nhìn có cái gì đó như tức cười. Nhưng người trong cuộc thì lại cảm động. Dì Năm như chỉ chờ có dịp để nói cho Hương Phi biết:
- Hôm sáng lúc cô đi, thức dậy nó chạy kiếm cô cùng nhà, ba nó mới nói cô nghỉ dạy nó, và cô không trở lại nữa, con nhỏ làm dữ lên, không chịu ăn, không chịu đi học luôn.
Hương Phi mở lớn mắt, kéo mặt bé Lam lên nhìn nó:
- Vậy em nghỉ học à?
Rồi cô quay sang dì Năm:
- Ông chủ chịu cho nó nghỉ à? Rồi có đánh nó không?
- Ổng chỉ dỗ chứ không đánh. Cậu Tường nói con nít dễ quên, ít ngày là nó không nhớ gì đâu.
- Anh ta đi chưa dì Năm?
- Đi rồi cô, cái hôm sáng cô đi là trưa cậu ta ra sân bay đó.
- Mấy hôm nay chị Huyền có đến không?
- Có, tội nghiệp cô Huyền, cổ dỗ đủ cách nhưng con nhỏ không chịu. Thấy ông chủ buồn lắm.
Hương Phi tò mò:
- Dì dẫn nó đi như vậy, ông chủ biết không?
- Không, tui dặn cậu tài xế đừng nói, chắc không sao đâu. Tội nghiệp con nhỏ lắm cô, tối ngày thơ thẩn chơi một mình, mặt mày buồn hiu, nó nhớ cô đó.
Hương Phi ôm đầu nó vào ngực:
- Sao em không chơi với dì Huyền, làm vậy ba buồn lắm, dì Huyền thương em thật mà.
Bé Lam giãy nảy:
- Không có thương, làm bộ đó.
Lại thế! Con bé cứ có ấn tượng Diễm Huyền giả vờ để lấy lòng nó. Như thế này sẽ khó xử cho Vĩnh Tuyên, mà cuối cùng nó sẽ chẳng được gì. Tự nhiên cô thở dài:
- Mai mốt em ở chung với dì Huyền, nếu em ghét dì ấy hoài, dì ấy sẽ hết thương em đó.
- Kệ, kệ, em không cần, em chỉ cần cô thương thôi!
- Nhưng cô đâu có ở chung nhà với em, cô là người ngoài mà.
Bé Lam lặng thinh. Mắt nó mở to nhìn Hương Phi. Nó chợt méo miệng như sắp khóc:
- Nếu ba em đưa dì Huyền về nhà, em sẽ đi bụi đời.
- Cái gì?
Hương Phi sửng sốt nhìn nó, cô lặp lại:
- Em nói cái gì? Ai dạy cho em chuyện đó vậy?
- Trong phim chiếu như vậy mà! Có bạn đó bị ba thương dì ghẻ nên đánh bạn, thế là bạn xếp đồ bỏ vào giỏ đi bụi đời luôn, mai mốt ba đánh em, em sẽ làm như vậy.
Hương Phi bần thần nhìn nó. Dì Năm nói như rầy:
- Đừng nói bậy con. Con nít mà đi bậy người ta bắt chết.
Bé Lam có vẻ nổi loạn:
- Con đi cho vừa lòng ba, cho ba ở nhà thương dì Huyền đi.
Bà Năm nói qua chuyện khác:
- Từ lúc đi tới giờ, cô ở đâu?
- Con ở nhà nhỏ bạn, ít ngày nữa con chuyển qua nhà trọ.
- Rồi đủ tiền sống không cô?
- Dạ cũng đủ.
- Cô ở đâu nhớ gọi điện thoại chỉ nhà cho tôi, để tôi dẫn bé Lam đi thăm cô.
Hương Phi dè dặt:
- Thôi dì Năm à, lỡ lần này thôi, đi tới đi lui ông chủ biết thì phiền lắm. Coi chừng bé Lam bị đòn đấy.
Bé Lam hăng hái xen vào:
- Không sao đâu cô, đợi lúc ba em đi thì em chạy đến cô.
Hương Phi cảm động ngồi im. Một lát sau cô bảo dì Năm đưa nó về, rồi cô cũng một mình trở lại lấy xe.
Đêm đó cô lại thức với những vui buồn lẫn lộn. Cuộc gặp với bé Lam xoa dịu nỗi nhớ của cô, nhưng nó lại làm cô nhớ đến Vĩnh Tuyên hơn. Hình ảnh ông chủ trẻ ít nói, lạnh lùng cứ ám ảnh lấy cô. Bây giờ cô hiểu mình không còn hy vọng gì gặp ông nữa.
Chỉ mong thời gian giúp mình quên từ từ mà thôi.
Thế là cứ vài ngày, bé Lam lại đến thăm cô một lần. Thậm chí có lúc nó ngủ lại nhà trọ. Rồi sáng hôm sau Hương Phi đưa nó về sớm. Cả dì Năm và anh tài xế đều lén lút giúp cô trò gặp nhau kiểu đó. Ban đầu Hương Phi thấy hồi hộp. Nhưng dần dần cô đâm ra quen.
Chỉ một tháng sau, cô lại chuyển qua việc cũ. Đó là đàn dương cầm cho vũ trường, nơi mà mẹ Diệu Ly giới thiệu. Và một chỗ thứ hai là dạy kèm tư gia. Hương Phi thấy mình làm như có số làm gia sư, cho nên khi xin việc như thế, cô rất dễ được nhận.
Tối nay Hương Phi đi làm như mọi ngày. Cô thay đồ xong rồi trở ra, đến ngồi vào đàn. Nhưng vừa ngồi xuống thì cô đã thấy Vĩnh Tuyên ngồi ở bàn gần đó. Ngay trong tầm mắt của cô.
Vừa thấy ông ta, Hương Phi nghĩ ngay đến bé Lam. Mặt cô tái đi. Cô linh cảm Vĩnh Tuyên đã phát hiện ra những cuộc gặp gỡ lén lút của bé Lam, và ông ta tới đây để ngăn chặn việc đó.
Hương Phi cúi mặt nhìn xuống bàn phím. Cố trấn tĩnh mình. Cô xem như đó chỉ là một người khách bình thường. Nhưng cô vừa đàn xong một bản thì người chạy bàn đã đến gần cô:
- Có một ông yêu cầu được gặp cô, cái ông ngồi một mình ở bàn trước mặt đó, cô thấy chưa?
- Ông ta gặp tôi có chuyện gì không?
- Tôi không biết, nhưng khách yêu cầu thì cô ra đi để có chuyện lôi thôi đấy.
Hương Phi thở dài đứng lên. Cô đi về phía bàn mà hai chân run như đi không muốn vững. Còn tim thì đập như trống đánh. Chính tình yêu lặng câm và mãnh liệt làm cô có cảm giác đó. Nhưng Vĩnh Tuyên sẽ không khi nào nhận ra được.
Cô đến trước mặt ông, nhỏ nhẹ:
- Chào ông chủ, có phải ông yêu cầu tôi đến đây không?
Vĩnh Tuyên nhìn cô một thoáng, rồi gật đầu:
- Cô ngồi đi.
Hương Phi khép hai vạt áo, ngồi xuống phía đối diện. Cô ngồi thẳng lưng, hai tay đặt hờ trên bàn. Cô không dám nhìn Vĩnh Tuyên, chỉ dán mắt xuống tấm thảm trải bàn. Vĩnh Tuyên gọi chô cô ly nước, rồi hỏi một cách thẳng thắn:
- Cô mới chuyển qua làm việc này à?
- Không, trước giờ tôi vẫn đàn cho vũ trường. Thưa ông.
- Vĩnh Tường bảo với tôi cô làm vũ nữ.
Hai tiếng đó làm mặt Hương Phi thấy nóng lên, ngượng ngùng. Cô gật đầu rất thẳng thắn, đúng như phong cách của ông:
- Vâng, có một thời gian tôi ra tiếp khách, vì lúc đó tôi nghỉ làm hoài, nên ông quản lý kiếm người khác thay, bây giờ người đó nghỉ nên tôi đàn trở lại.
- Ngoài chuyện này ra, cô còn làm ở đâu nữa không?
- Một chỗ khác, cũng là dạy kèm đàn dương cầm.
Vĩnh Tuyên lặng thinh. Và ông nhìn Hương Phi không hề giấu giếm. Cái nhìn như quan sát, đánh giá một món đồ mà mình sắp sử dụng.
Hương Phi hơi cúi mặt nhìn xuống, tránh cái nhìn của ông ta. Cô biết chắc chắn đó không phải là một kiểu người đàn ông nhìn say đắm một phụ nữ mà ông ta yêu. Nhưng vẫn không khỏi ngượng. Và tiếp tục im lặng chờ ông ta quan sát cho xong.
Vĩnh Tường chợt lên tiếng:
- Nhìn cô, tôi không đánh giá cô là người lừa lọc, và tôi nghĩ trước đây cô cũng không có ý lợi dụng sự tin tưởng của tôi.
Hương Phi ngước lên nhìn ông, mở to mắt im lặng. Cô chưa hiểu ý Vĩnh Tuyên, ông ta nói tiếp:
- Cô không thanh minh gì sao?
- Tôi nghĩ... những gì tôi làm, đứng về phía người chủ, thì khó mà tha thứ được. Nhưng xin thề với ông là tôi không muốn như thế. Làm việc lén lút như vậy không ai sung sướng gì đâu.
- Tôi nghĩ cô cần tiền cho cuộc sống của cô, điều đó tôi có thể thông cảm. Nhưng mỗi khi nhớ lại con gái tôi ở nhà một mình, tôi lại không còn tin tưởng cô.
Hương Phi làm thinh. Chuyện đó hiển nhiên quá rồi, cô còn có thể bào chữa gì được nữa. Cô nói một câu mà tự mình cũng cảm thấy thừa:
- Tôi không thể nói gì hơn là xin lỗi ông.
Vĩnh Tuyên nhếch môi một cái, không hiểu là cười hay châm biếm, nhưng Hương Phi không tin ông ta có thể châm biếm. Ông ta không phải loại người như vậy.
Cô liếm môi nói tiếp:
- Xin ông tin là... tôi không muốn lén lút như vậy. Những đêm đi làm, tôi rất khổ tâm khi giao bé Lam cho dì Năm, và... tôi luôn sống trong tâm trạng lo sợ, hối hận.
Vĩnh Tuyên cắt ngang:
- Lo sợ hối hận mà vẫn tiếp tục làm được à?
Hương Phi buông thõng:
- Tôi không được quyền chọn lựa, vì tôi cần tiền.
Nói xong câu đó, cô đột ngột im lặng. Vĩnh Tuyên cũng không nói gì. Hình như ông ta xem chuyện đó là hiển nhiên. Và ông ta không lên án cô.
Hương Phi chớp mắt, cố trấn tĩnh mình. Cô nhẹ nhàng uống ngụm nước, rồi hỏi thẳng:
- Nhưng tại sao ông chủ đến tìm tôi ạ?
- Theo cô thì tại sao?
"Ông ta có biết chuyện bé Lam đến mình không đây?" Hương Phi lo lắng nghĩ thầm. Cuối cùng cô quyết định nói thẳng:
- Tôi nghĩ ông đã biết chuyện con gái ông đến thăm tôi và ông muốn ngăn chặn.
- Tôi không ngờ cô lại tiếp tục lừa tôi lần thứ hai.
Hương Phi lập tức phản ứng:
- Không đúng vậy, thưa ông chủ, tình cảm không thể gọi là lừa lọc. Con gái ông có quyền tìm đến người nào nó quyến luyến. Và tôi thì không tìm cách dụ dỗ, nhưng không thể đuổi nó.
- Tôi không kết luận là cô dụ dỗ.
- Thế ông đến đây làm gì? - Hương Phi hỏi một cách hoang mang.
- Tôi không thể dùng quyền hành áp đặt con gái tôi. Vì vậy mà tôi tìm đến cô.
- Xin ông chủ nói rõ hơn.
Vĩnh Tuyên nói điềm đạm:
- Có thể cô là người thực dụng xảo quyệt. Đó là chuyện của cô. Nếu là tôi thì tôi không sử dụng những người như cô. Nhưng mặt khác, tôi vẫn thừa nhận cô là một nhà mô phạm đối với con gái tôi.
Hương Phi nhìn ông ta chăm chăm. Tự ái và bị xúc phạm. Dù ông ta nói chuyện lịch sự, nhưng không giấu được sự coi thường. Đó là cách coi thường theo bản năng của những người chủ đối với người làm thuê. Mà chính ông ta cũng không nhận ra.
Tự nhiên cô quay mặt đi nhìn chỗ khác. Lặng thinh.
Vĩnh Tuyên thấy cử chỉ bất mãn đó của cô, ông ta hơi ngạc nhiên:
- Cô đang nghĩ gì vậy?
Hương Phi quay mặt lại:
- Tôi không nghĩ gì hết, thưa ông, ông cứ tiếp đi.
- Chúng ta nói chuyện thẳng thắng với nhau nhé! Có thể những gì tôi nói đã làm cô mất lòng. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Dựa vào sự thật mà giải quyết vấn đề vẫn hay hơn không?
- Vâng, ông cứ nói.
- Khi phát hiện ra con gái tôi lén tôi đi gặp cô, tất nhiên là tôi không hài lòng. Nhưng tôi cũng không phải là nhà độc tài, điều đó chỉ làm khổ con tôi.
- Bé Lam may mắn khi có ba như ông, tôi nghĩ đó là hạnh phúc còn sót lại của nó.
- Cô lầm rồi, khi một đứa con nít mất mẹ, không có hạnh phúc nào đền nổi cho nó đâu.
- Tôi hiểu điều đó hơn những gì ông nói. Đó là bất hạnh lớn nhất của nó. Nhưng dù sao cũng đỡ tệ hại hơn là nó phải có thêm người cha cứng nhắc.
Vĩnh Tuyên có vẻ đồng tình với lập luận của cô. Nhưng có lẽ cô không phải là đối tượng xứng đáng, nên ông không hạ mình bộc lộ cử chỉ đó. Ông ta nói tiếp với vẻ quyền uy, dù không cố ý:
- Tôi sẽ nhận cô trở lại. Với điều kiện cô không làm gì khác, ngoài việc chăm sóc con gái tôi. Tôi vẫn đồng ý để cô học tới lúc ra trường. Và ngoài giờ đó ra, cô phải dành toàn bộ thời gian cho con gái tôi.
Hương Phi nhìn Vĩnh Tuyên một cách lặng lẽ. Trong cô, sự vui sướng pha lẫn tự ái thật khó tả. Cô yêu bé Lam và có nhu cầu được gần gũi nó. Nhưng bên cạnh đó, tình yêu thầm lặng với Vĩnh Tuyên vừa là hạnh phúc, vừa là đau khổ. Nửa muốn ở gần để được nhìn thấy. Nửa muốn đừng gặp để mà quên.
Mà trên hết là cô không chịu nổi là ông khi xem cô là người làm công.
Vĩnh Tuyên vẫn không hiểu những mâu thuẫn trong lòng Hương Phi, ông nói tiếp, có vẻ bao dung hơn:
- Tôi nghĩ cô có nhu cầu sống riêng, và tôi cũng không ích kỷ để bắt cô dành trọn thời gian cho con gái tôi mà không được đền bù. Cô cần bao nhiêu lương một tháng?
Thấy Hương Phi đăm đăm nhìn chỗ khác mà không nói, ông dịu giọng;
- Thôi được, tôi sẽ trả gấp ba số lương trước đây của cô, cô thấy đủ không?
Hương Phi vẫn không quay lại. Cô ngó đăm đăm ra ngoài. Hai hàng mi khẽ lay động, biểu hiện của một nội tâm xôn xao. Cuối cùng cô nói mà mắt vẫn nhìn chỗ khác:
- Tôi muốn suy nghĩ lại, tôi cần kiểm tra xem tôi muốn cái gì? Nếu tôi trở lại nhà ông, lúc đó ông có thể yên tâm hoàn toàn về tôi. Còn nếu một tuần sau tôi không đến, thì ông cũng không cần trao đổi hay nâng lương gì cả. Hãy dành mức lương đó cho người nào xứng đáng với con gái ông.
- Cô có thể nói lý do, nếu cô từ chối?
- Chỉ là những chuyện về tinh thần.
Cô chợt đứng lên như muốn chấm dứt câu chuyện:
- Nếu tuần sau tôi đến, thì ông sẽ có một người chăm sóc con gái ông hoàn mỹ. Xin chào ông.
Không đợi Vĩnh Tuyên trả lời, cô bước ra khỏi ghế và lầm lũi bước về phía chiếc đàn bắt đầu chơi nhạc.
Vĩnh Tuyên ngồi yên ở bàn khá lâu, ông ta nhìn Hương phi với ánh mắt khó hiểu. Thỉnh thoảng cô ngước lên và bắt gặp ánh mắt của ông ta. Cô lại cúi xuống nhìn phím đàn.
Trong lòng cô bây giờ, ngay giờ phút này, là một sự lãng mạn đầy vay mượn, tưởng tượng. Cô đang tưởng tượng ông chủ trẻ đẹp trai kia là của cô. Và tối nay ông ta đến đây để ngắm nhìn cô. Như một người si tình. Sự tưởng tượng đó dù là ảo vọng, nhưng nó làm cho cuộc sống vốn khô khan của cô được thi vị hơn.
Và cô không muốn phải trở lại thực tế, để đối diện với công việc đời thường.
Nhưng Vĩnh Tuyên không hiểu điều đó. Chắc chắn không bao giờ ông ta hình dung được có một tình yêu thiên thần như thế. Nếu đoán ra, hẳn ông ta đã tội nghiệp cô mà ngồi lại thêm chút nữa. Chính vì hoàn toàn vô tâm nên ông ta đứng lên ra về.
Hương Phi thất vọng nhìn theo. Thiên đường của cô bỗng vỡ tan tác. Mờ ảo như mây. Và cô trở lại thực tế với một tâm trạng ngao ngán. Đến nỗi cô thấy âm nhạc trở nên vô duyên lạc điệu. Bởi vì cuộc sống bao giờ cũng trần trụi.
Khuya ra về một mình, Hương Phi bỗng nhận ra những bước đi của mình thật lẻ loi. Và cô thấy mình thật sự sợ hãi, yếu đuối.
Lúc nãy cô đã nói lấp lửng với Vĩnh Tuyên. Bây giờ lại hối hận. Cô biết mình không đủ sức dứt khỏi gia đình đó. Và cô chấp nhận đau khổ để còn được bé Lam. Hơn là mất hết cả hai.
Một tuần sau, Hương Phi trở lại ngôi nhà quí tộc ấy. Cô đến vào buổi trưa. Khi trong nhà hoàn toàn vắng lặng. Chỉ có dì Năm là người đón cô một cách nhiệt tình. Không kể con chó trong nhà vốn đã quen với cô. Chỉ có hai sự nồng nhiệt đó dành cho cô. Còn thì tất cả đều yên ắng dửng dưng, không khí trong nhà vốn là thế nên Hương Phi không thấy hụt hẫng. Cô biết nếu có chủ nhân ở nhà, thì bản thân ông ta, cũng chẳng bao giờ vui mừng đón cô.
Hương Phi nhẹ nhàng lên phòng. Bé Lam đang ngủ. Cô đứng ở chân giường nhìn nó. Rồi nhìn quanh trong phòng. Mọi thứ vẫn không có gì thay đổi. Nó gợi cho cô cảm giác mình trở về nhà, nơi yên ổn của mình.
Hương Phi khom xuống sửa lại tư thế nằm cho bé Lam. Cô chợt thấy khung hình của cô ló ra, cô bước tới cầm lên. Thì ra con bé ôm hình cô mà ngủ. Bất giác cô xúc động chảy cả nước mắt.
Có lẽ hành động này của con bé đã làm Vĩnh Tuyên động lòng mà chấp nhận cô.
Hương Phi còn đang mủi lòng khóc, thì chợt có tiếng đẩy cửa. Rồi Vĩnh Tuyên bước vào. Cô vội lau mặt đứng lên:
- Tôi đã đến, xin chào ông.
Vĩnh Tuyên khựng lại bất ngờ. Ông ta thật sự ngạc nhiên. Nhưng chỉ biểu lộ một cách nhẹ nhàng:
- Tôi không biết cô đã đến. Tôi chỉ định vào thăm chừng con gái tôi. Dù sao tôi cũng hài lòng vì cô trở lại.
- Vâng!
Thấy khung hình còn nằm trên giường giọng Vĩnh Tuyên thoáng như đau lòng:
- Nó hay ôm khung hình đó ngủ, tôi không biết tình cảm của nó đối với cô nhiều như vậy. Mong là cô không bỏ bê nó như trước kia nữa.
Vĩnh Tuyên đi ra, Hương Phi thoáng thấy nét mặt thư thái của ông ta. Hình như ông ta thật sự yên tâm khi có cô. Điều đó cũng làm cô hiểu rằng ông ta đã tức giận thế nào khi biết việc làm của cô trước đây.
oOo
Tiếng nức nở từ trong phòng vẳng ra. Tiếp theo đó, giọng nói của Diễm Huyền ráo hoảnh, đầy vẻ khô khan:
- Em chịu đựng như thế là đủ rồi, nếu thấy không thể giải quyết được thì chia tay đi. Em không thể tiếp tục hạ mình nữa đâu.
- Em có ý nghĩ đó từ lúc nào vậy, Huyền?
- Từ lâu rồi, nhưng em cứ lần lựa mãi, nói ra tức là chọn cách đổ vỡ. Nhưng em hết cách rồi.
Giọng Vĩnh Tuyền trầm xuống, vẻ buồn day dứt:
- Anh không muốn mất em,trong đời có hai người mà anh cần nhất, em với con gái anh. Điều đau khổ nhất là anh không bao giờ kết hợp được cả hai.
- Anh muốn kết hợp em với con bé, mà lại đưa cô giáo của nó về. Trong khi anh thừa biết nó muốn cô giáo nó làm mẹ. Đó, anh kết hợp em với nó bằng hình thức đó đó.
- Thông cảm cho anh, Huyền. Nó quấn quýt với cô giáo, anh không nỡ cắt đứt tình cảm của nó.
- Thế còn em? Sao anh cắt đứt tình cảm của nó với em?
- Anh không hề làm chuyện đó, lúc trước anh làm hết sức để nó thương em. Nhưng cuối cùng lại như vậy, em có biết anh khổ tâm thế nào không?
Giọng Diễm Huyền chùng xuống, buồn rầu:
- Em không khẳng định cô giáo nó nói ra nói vào, nhưng biết đâu đấy, biết đâu cô ta gợi ý cho nó.
- Anh nghĩ cô ta không dám, nhìn cô ta không đến nỗi mưu mô, điều đó làm anh yên tâm giao bé Lam cho cô ta.
Diễm Huyền thở dài:
- Có lẽ đến lúc nào đó, em trở thành thừa thải đối với cha con anh. Và dần dần cô giáo của nó sẽ thay thế em trong lòng anh.
Tiếng Vĩnh Tuyên vang lên, nghiêm khắc:
- Em nói vậy là coi thường anh, hãy bỏ ý nghĩ nghi ngờ ấy đi, dù là chỉ thoáng qua trong đầu em.
Diễm Huyền vẫn khăng khăng ý nghĩ buồn rầu:
- Chuyện đó có thể xảy ra lắm chứ. Cô ta cũng xứng đáng làm mẹ bé Lam lắm, và cũng rất xinh đẹp, có học thức nghề nghiệp cũng hay.
Vĩnh Tuyên cắt ngang:
- Đối với anh, đó chỉ là cô giáo dạy kèm, không hơn không kém. Và anh chưa bao giờ quan tâm đến bản thân cô ta. Bé Lam đã sai lầm rồi, đến lượt em còn đẩy anh vào đường cùng nữa sao?
- Nhưng rồi chuyện sẽ đi về đâu, em mệt mỏi lắm rồi. Gần hai năm quen nhau, em chẳng được gì ngoài hy vọng hão huyền.
Diễm Huyền im lặng hơi lâu. Rồi giọng đầy trách móc:
- Lẽ ra anh không nên nhận cô ta trở lại, như thế em sẽ không còn cách nào lại gần con gái anh.
- Em có biết sự nhẫn nại đó làm anh thương em hơn không?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Điệu Ru Mùa Hạ
Hoàng Thu Dung
Điệu Ru Mùa Hạ - Hoàng Thu Dung
https://isach.info/story.php?story=dieu_ru_mua_ha__hoang_thu_dung