Chương 3 :Meetinghouse
ướng Ushijima hy vọng ông có thể tránh được cho đất nước những cảnh tàn phá của chiến tranh nếu ông tiêu diệt được Hoa Kỳ ở Okinawa. Nếu thật sự ông nuôi hy vọng đó thì cuộc chiến cực kỳ anh dũng của quân đoàn Hoàng Gia 32 đã trở thành vô ích.
Ngay trong thời gian Mặt trận Okinawa đang diễn tiến ác liệt, nhiều đô thị Nhật Bản đã ngùn ngụt bốc cháy. Trước những đống tro còn âm ỉ lửa của hàng ngàn căn nhà, đàn ông và đàn bà túm năm tụm ba kêu khóc những người thân yêu bị vùi xác dưới hoang tàn và lửa đỏ do lực lượng chiến đấu cơ B.29 của Hoa Kỳ để lại. Từng đoàn những chiếc phi cơ màu bạc loang loáng đó mỗi ngày một kéo tới thêm đông. Từ miền Nam chúng tới xâm nhập vòm trời nước Nhật và gieo rắc nỗi kinh hoàng chết chóc xuống dân Nhật. Mỗi lần chúng xuất hiện trên một đô thị, những giờ sau là những giờ đầy thống khổ đau thương cho đám người sống dưới mặt đất. Tình trạng đó kéo dài trong nhiều tháng liền, và bắt đầu vào tháng Ba 1945 nghĩa là kể từ khi tướng Curtis Lemay, tư lệnh không đoàn chiến đấu 21 căn cứ tại quần đảo Mariana phát minh ra chiến lược để san bằng đô thị Nhật Bản. Nhận chức tư lệnh không đoàn này vào tháng Giêng 1945, tướng Lemay phải đối diện với một tình trạng hầu như phi lý. Phi cơ B.29 là một thứ vũ khí tối tân, và Hoa-Kỳ có thừa để thực hiện những sứ mạng vũ bão vào đất Nhật. Tuy nhiên, trong thực tế B.29 vẫn chưa đạt được thành tích gì đáng kể như người ta có thể kỳ vọng ở nó. Dĩ nhiên là có cái gì không ổn trong cách sử dụng thứ võ khí này. Các chiến thuật gia không quên đề ra giả thuyết; những gì thành công bên trời Âu không nhất thiết phải thành công bên trời Á. Đó chỉ là giả thuyết, và tướng Lemay được kêu gọi đến để đối phó với tình trạng này. Với cái tuổi 38, Lemay là một chuyên gia về chiến lược dội bom, là một quân nhân tôn thờ niềm tin rằng: phóng pháo cơ hạng nặng là một vũ khí có thể tàn phá bất kỳ một quốc gia nào. Là một chiến binh trong không quân Hoa Kỳ, Lemay đã có mặt trong binh chủng này từ năm 1928, là thời mà không quân mới bắt đầuđược xây dựng. Sau khi tốt nghiệp tại Ohio, Lemay được trao cấp bậc trung úy. Lemay đã sống qua những ngày mở đường khai lối cho không quân, ngày mà mỗi khi bước lên một chiếc máy bay là người ta nơm nớp lo sợ cho thân mạng khó được vẹn toàn hạ cánh. Rồi Lemay phục vụ trong ngành không quân chiến đấu, và thâu thập được một mớ kiến thức đáng kể về kỹ thuật tác chiến bằng những máy bay đường dài. Khi Hoa Kỳ nhẩy vào cuộc thế chiến thứ hai, Lemay có dịp đem ra thi hành những kiến thức của ông. Từ Anh quốc ông lên máy bay xuất trận để chiến đấu chống lại không lực của Đức quốc xã. Chỉ trong một thời gian ngắn ông học hỏi được rất nhiều về chiến lược mới của không quân. Hàng ngày phải xuất trận đánh địch Lemay bắt buộc phải có sáng kiến chiến thuật, và ông đã trở nên một nhà chỉ huy hàng không lỗi lạc. Những phi đội của ông luôn luôn tiến sâu vào đất địch, và luôn luôn đánh trúng mục tiêu. Căn cứ vào những thành tích đó và nhiều thành tích lẫy lừng khác trong Ịãnh vực tác chiến của không quân, tướng Hap Arnold coi ông là nhân vật đương nhiên được chỉ định để giải quyết vấn đề B.29, mới bắt đầu xuất hiện ở chiến trường Thái Bình Dương. Tháng Sáu 1944, Lemay được gọi về Hoa Kỳ. Sự thật B. 29 quả là một thứ khí giới khủng khiếp, có thể có hiệu năng gấp đôi loại phi cơ B.17 được dùng trong thời gian rất lâu lại chiến trường Âu Châu. Do công ty Boeing chế tạo, máy bay B.29 sơn mầu bạc có bốn ổ máy,dài 99 bộ, cao 28 bộ, sải ngang hai cánh 140 bộ. Kiểu máy bay này được trang bị 12 khẩu đại liên và một khẩu ca nông 20 li ở đuôi. Nó có thể hoạt động ở tầm cao 13 cây số và bay với tốc lực 350 dặm một giờ. Với trọng lượng 4 tấn bom, nó có thể bay liên tục 3.500 dặm. Nó là kết quả cuối cùng của cơ quan sáng chế máy bay đường dài. Từ xa nó có thể vượt biển Thái Binh Dương và đánh thẳng vào những trung tâm kỹ nghệ của Nhật. Nói tóm lại nó có thể làm lệch cán cân chiến tranh. Tuy nhiên cho đến nay mọi nỗ lực nhằm sử dụng nó một cách có hiệu quả tại chiến trường Thái Bình Dương đều chỉ đem lại sự thất vọng. Tướng Lemay, dành cả mùa hè 1944 để làm quen với phóng pháo cơ B.29. Sang mùa thu, ông lên đường đi Trung Hoa đế giữ chức Tư lệnh không đoàn B.29 của Hoa Kỳ tại căn cứ ở Trùng Khánh. Tại đây ông vướng vào một tình trạng bất lợi.
Trùng Khánh không phải căn cứ tốt để mở những trận đánh phá Nhật Bản. Vấn đề căn bản là một vấn đề tiếp vận. Hầu hết mọi đồ tiếp tế cho lực lượng B.29 đều được chuyên chở bằng cầu không vận qua rặng núi Hi Mã Lạp Sơn. Bình hơi, nhiên liệu, bom đạn, thực phẩm vân….vân…, đều do máy bay chở tới. Tuy trọng lượng tiếp tế mỗi tháng mỗi tăng đều nhưng vẫn không thể đủ để cho lực lượng B.29 mở những trận tấn công đại qui mô. Mỗi phi vụ ít khi vượt được con số một trăm phi cơ tham dự. Lemay bất mãn vì lực lượng của ông không thực hiện được những trận đánh phá như ông chờ đợi. Ngay chính cả Hoa Thịnh Đốn cũng bị thất vọng về tình trạng của không đoàn B.29 ở Trùng Khánh, và đến đầu năm sau Lemay và cả lực lượng không quân của ông đưọc lệnh di chuyển về Guam. Vị trí này thuộc quần đảo Mariana, đường tiếp tế ngắn hơn nên loại trừ được khó khăn tiếp vận suy giảm hiệu năng B.29 khi còn đóng căn cứ ở Trung Hoa.
Tuy nhiên căn cứ xây dựng ở Trùng Khánh không thể gọi là một sự thất bại. Tong Thống Roosevelt và thủ tướng Churchill đã trả một món nợ chính trị cho thống chế Tưởng giới Thạch bằng cách đặt căn cứ B.29 tại Trung Hoa. Nhà lãnh đạo kháng chiến Trung Hoa đã được khích lệ rất nhiều khi thấy Đồng Minh từ đất Trung Hoa đánh thẳng vào đất địch. Nhân dân Trung Hoa mệt mỏi vì chiến tranh cũng tỏ ra vui mừng khi trông thấy B.29 trên đường bay đi dội bom Nhật Bản. Đứng về phương diện thực tế. Kinh nghiệm những ngày ở Trung Hoa cũng tỏ ra rất có giá trị. Trùng Khánh là đất huấn luyện và thử thách cho cả phi công B.29 và các nhà chỉ huy không quân. Những bài học ở đây đều được ôn lại ở Guam. Khi đó, bộ chỉ huy không đoàn 21 bắt đầu khởi sự tiếp tục những trận xuất kích đánh phá Nhật Bản.
Trong hai tháng đầu 1945 tướng Lemay hạ lệnh thực hiện nhiều phi vụ để trắc nghiệm lý thuyết là ông có thể san bằng mọi thành phố của địch. Qua đến tháng Ba, thật sự ông vẫn không đạt được công trạng gì. Không những đối phương không bị thiệt hại gì đáng kể, mà tinh thần dân chúng Nhật còn lên cao. Họ có rất nhiều yếu tố phối hợp để làm giảm hiệu năng của không quân Hoa Kỳ. Một số nhà lãnh đạo lấy lại được tin tưởng, vì bộ máy chiến tranh vẫn chuyển vận điều hòa, Lemay nghĩ rằng vũ khí B.29 vẫn chưa được sử dụng hết mức. Có rất nhiều yếu tố phối hợp để làm giảm sút hiệu năng của B.29. Trong số đó, yếu-tố thời tiết đứng hàng đầu. Giữa quần đảo Marianna và Nhật Bản, điều kiện thời tiết có thể nói là khủng khiếp. Gió thường thổi với tốc lực trên hai trăm dặm một giờ. Mây mù thường che phủ những mục tiêu. Từ trên 10 cây số dội xuống, bom thường bị gió đánh lạc mục tiêu. Trong sáu tuần lễ đầu ở căn cứ Guam, chỉ có một trường hợp phi công được nhìn thấy rõ thành phố dội bom. Tất cả mọi phi vụ dội bom khác đều được thực hiện bằng ra đa, thời đó vẫn chưa được chính xác nên thường hay lệch mục tiêu. Mặc dầu bị nhiều lần đánh phá, mười một mục tiêu ưu tiên ở đất Nhật vẫn hãy còn đứng trơ trơ. Trong số 11 mục tiêu đó có xưởng đóng máy bay Mushashino ở Đông Kinh vẫn đạt được mức sản xuất chín mươi sáu phần trăm, bất chấp nhiều trận đánh phá bằng B.29.
Ngay chính cả những chiếc B.29 đó cũng đã bắt đầu trục trặc đến mức độ đáng lo ngại. Những ổ động cơ có triệu chứng giảm hiệu năng vì phải thực hiện quá nhiều chuyến bay đường dài trên một độ cao hơn 10 cây số. Sự vất vả kinh khủng của động cơ phải vượt lên một mực độ quá cao đã có ảnh hưởng đến những phi vụ được báo cáo là máy bay không đủ sức tới được những mục tiêu trên đất Nhật. Sang đầu tháng Ba tướng Lemay kiểm điểm lại toàn bộ lực lượng của ông và suy tính cách để có thể thực hiện được một phép lạ. Trong nhiều tuần lễ Lemay có một chương trình táo bạo trong đầu óc. Chương trình đó thành hình một phần do sự quan sát của chính ông, và một phần do những cuộc trao đổi ý kiến với những chỉ huy trưởng B.29 ở Guam. Đây là một đòn khủng khiếp, một trò chơi ghê gớm mà phần thưởng là sự tiêu diệt toàn thể ngành sản xuất chiến tranh của Nhật. Lemay linh cảm ông có quá nửa phần trăm thành công. Không thể biết phản ứng của cấp trên sẽ ra sao nên ông không đệ trình chương trình của ông lên tướng Hap Arnold, tham mưu trưởng không quân. Ông thầm lặng thi hành chương trình của mình. Mọi chỉ thị được quyết định vào ngày 7 tháng Ba để đem thi hành vào ngày 9 tháng Ba. Ba phi đội, đội 73, đội 313 và đội 314 được lệnh đồng thực hiện phi vụ này. Mục tiêu của họ là khu Đông Bắc thành phố Đông Kinh, được gọi dưới mật danh “Meetinghouse”. Giờ dội bom được định vị vào quá nửa đêm. Bom sẽ được trút xuống khu “Meetinghouse” từ trên độ cao khoảng hai cây số rưỡi. Tất cả mọi loại súng đều bị tháo gỡ và phi cơ B.29 trong phi vụ này sẽ chỉ mang bom lửa để dội xuống khu “Meetinghouse”, đặc kịt những căn nhà cây vò đầy nhóc dân cư. Đối với những quân nhân được lệnh thực hiện phi vụ này thì quả họ khó hiểu nổi cái việc phải bay thấp trên đất địch mà không có súng. Nhất là lại bay trên một vùng được phòng thủ giày dặn nhất của thành phố Đông Kinh. Tin tức tình báo ước lượng rằng Nhật đã tập trung 331 đại bác phòng không, 307 trọng liên, 417 chiến đấu cơ để phòng thủ Đông Kinh. Bất chấp hệ thống phòng thủ đó Lemay ra lệnh cho phi cơ B.29 tháo gỡ hết súng, bay thấp và bay về đêm để dội bom. Lý luận của Lemay nghe rất suôi tai. Hai yếu tổ trụ cột cho chương trình của ông là tấn công đêm và bay thấp. Cả hai yếu tố đó đã khai thác được những nhược điểm của Nhật. Cho đến lúc này Nhật chưa huấn luyện đầy đủ cho phi cơ đánh đêm, như vậy chiến đấu cơ Nhật sẽ không làm gì nổi B.29. Hệ thống phòng không của Nhật chưa hề được trang bị bằng máy ra đa, như vậy B.29 tấn công thấp sẽ gieo rắc rối loạn xuống những ổ súng phòng không quanh vùng “Meetinghouse”.
Nếu những giả thuyết đó đúng thì Lemay quả không cần đến súng ở máy bay của ông. Tháo gỡ hết súng, B.29 sẽ được nhẹ hơn, và do đó sẽ chở được nhiều bom hơn. Ngoài ra với độ bay thấp B.29 sẽ có đủ điều kiện về máy móc để bay tới mục tiêu và bay trở về căn cứ.
Với những yếu tố tích cực đó, tướng Lemay hy vọng sẽ dội được trên hai ngàn tấn bom lửa xuống dân chúng Đông-Kinh, và thiêu hủy một phần kỹ nghệ của Nhật khi đó đã được phân tán phần lớn vào các tư gia trong thành phố. Trong chương trình của Lemay, vẫn còn có một nguy cơ. Nhật Bản có thể ngay tức khắctìm được cách đối phó với chiến thuật mới cùa B.29, và như vậy có thể gây cho B.29 không võ trang những thất bại lớn lao. Nếu Nhật-Bản làm được vậy thì Guam sẽ là đất tang tóc và Lemay là một tên khùng. Phi vụ “Meetinghouse” được tiến hành như đã quyết định. Ngày 9 tháng Ba vào lúc hoàng hôn 1.300 ổ động cơ chuyên động rầm trời, rồi 325 chiếc B.29 khổng lồ di chuyển đến phi đạo. Từng chiếc một B.29 cất cánh bay lên vòm trời. Theo chương trình, chúng không cần phải lập thành hàng nên B. 29 sau khi cất cánh cứ thế thẳng đường hướng về phía Bắc.
Mười hai chiếc đầu tiên của mỗi phi đội lãnh sứ mạng đánh dấu vùng mục tiêu “Meetinghouse” bằng cách thả hai tràng bom xuống vùng này thành hình chữ X khồng lồ bằng lửa. Đó là những trái bom magnésium, na-pan, phốt-pho sẽ nổi lửa đốt cháy mục tiêu. Hàng dài phi cơ B.29 bay thẳng về hướng lục địa. Trên vùng đảo Chichi Tima, Nhật nổi súng phòng không bắn lên nhưng không trúng con mồi nào cả.
Trong đêm tối B.29 bay rất chính xác nhờ máy ra đa, và lấy cứ điểm là bán đảo Boso ở vào phía Đông Nam thủ đô Đông Kinh. Vào lúc nửa đêm hàng ngàn căn nhà chen chúc quanh sông Sumida phần lớn đã tắt đèn. Ánh trăng chiếu lạnh lùng trên mặt nước vịnh Đông Kinh. Gió lạnh với tốc độ 28 dậm một giờ,thổi tung bay giấy vụn trên đường phố. Theo tin của đài phát thanh nhiều công dân Nhật biết đêm nay có máy bay Hoa Kỳ tấn công. Tuy nhiên người ta thấy rõ ràng B.29 đang ở phía Đông Đông Kinh và đang thẳng đường rẽ về phía Bắc. Đột nhiên những máy bay tiên phong mở đường đổi hướng quay trở về hướng Tây, hạ thấp xuống và bay hết tốc lực. Chúng vượt qua khu thành phố tối om rồi thả hàng tràng bom loại E-46. Những trái bom này khi cách mặt đất chừng 800 thước tây liền phát nổ. Khi nổ rồi mỗi trái tung 38 bình nhiên liệu ra ngoài gió. Những bình này dài chừng 70 phân, rớt xuống giữa khu nhà phần lớn cất bằng cây và gây nên những đám cháy khủng khiếp. Trong khi dân chúng Nhật kinh hoàng bỏ nhà chạy ra ngoài đường thì B.29 đi mở đường đó tức tốc bay về phía Nam. Thi hành xong sứ mạng chúng để lại phía sau một đám cháy hình chữ X khổng lồ đánh dấu mục tiêu cho đoàn B.29 tới sau. Rồi chúng tới từngchiếc một, trút khối bom cháy xuống vùng biển lửa đỏ và trắng, mỗi lúc một thêm lan rộng. Trong vòng ba mươi phút sau, vùng biển lửa đó đã trở thành bất trị. Ngọn lửa bốc cao nửa cây số và lan tràn tứ phía. Gió thổi mạnh làm bắn tung những khối lửa giữa những tiếng nổ vang khắp nơi. B.29 vẫn hãy còn kéo tới, tiếp tục dội thêm nữa những chùm magnésium, phosphore, na-pan. Súng phòng không nhằm những phi cơ loang loáng ở bụng bắn lên. Cả một vòm trời diễn ra cảnh lửa đỏ với những tiếng nổ và sự hỗn loạn. Trong khi lửa bốc cháy mỗi lúc một thêm ác liệt, những chiếc B.29 hoạt động trên mục tiêu bắt đầu có triệu chứng trục trặc. Từ trận bão lửa ở dưới đã quạt những làn hơi cực kỳ dữ dội lên thân máy bay, và đe dọa có thể chặt chúng đứt thành hai khúc.
Chúng không sợ súng phòng không bằng sợ cho máy móc của mình. Để tránh những trận bão hơi đó chúng phải nhào lộn vói một tốc lực có thể làm cho chết ngất. Nhiều phi công quá sợ hãi phải nằm bò xuống sàn và hét lên: “Bước mau khỏi hỏa ngục này!”. Và bom nhiên liệu vẫn tiếp tục trút xuống biển lửa ở dưới. Trút hết bom là chúng rút một cách mau lẹ. Suốt thời gian chúng dội bom, trên một độ cao hơn nhiều, một chiếc máy bay vẫn tiếp tục bay quanh mục tiêu “Meetinghouse”. Đó là máy bay của tướng Tom Power, tham mưu trưởng của tướng Lemay. Muốn đích thân quan sát trận tấn công bằng B.29, Tom Power dừng lại rất lâu trên cảnh tượng hãi hùng này. Có một khu của thành phố Đông Kinh đang chết phía dưới! Như một họa sĩ phác họa một cảnh đẹp bằng vài nét, Tom Power báo tin cho Guam biết ván bạc đã thắng. Và thế là Lemay đã cách mạng kỹ thuật dội bom. Rồi máy bay của Power cũng trở về căn cứ. Chỉ còn có dân chúng khu bị dội bom là không biết chạy đi noi nào. Tinh trạng mê sảng mỗi lúc một tăng theo sức lửa. Người ta cuống cuồng chạy bừa, để rồi hết hơi thở, kiệt lực đè lên nhau, ngã gục xuống đất. Nhiều người chết đứng ở những chỗ tránh đạn lửa, nhưng mất hết dưỡng khí. Trong hý viện Minh Trị, người chồng chất lên nhau cao cả ba thước tây. Họ đã đạp nhau cực kỳ hung hãn để xông ra ngoài, nhưng cũng không thoát khỏi cái chết. Người nào người nấy đều há hốc miệng, nhưng lửa đã đốt hết dưỡng khí. Người ta xéo lên cả cảnh sát và nhân viên cứu hỏa. Và tất cả dụng cụ cứu hỏa đều bị sức lửa ghê gớm hủy diệt hết. Đối với đám dân lâm nạn này chỉ còn có chỉ còn có một lối thoát là những cây cầu bắc qua sông Sumida bên kia sông là được an toàn, người ta có thể đứng xem lửa cháy ở bên này sông. Hàng ngàn người vừa đánh đá nhau vừa la hét chạy về phía cầu. Và cầu bây giờ đã trở thành bãi chiến trường mặc tình cho sự hốt hoảng tung hoành. Cầu và mặt sông đầy những ngưừời chết, và chỉ thiếu chút đường đất nữa sẽ được toàn mạng. Vào khoảng 8 giờ sáng chiếc B. 29 cuối cùng sau khi trút bẩy tấn bom xuống biển lửa đã tức tốc rời khỏi chiến trường, bay về hướng Nam. Trong số 325 chiếc B.29 tham dự trận này đãcó tới 279 chiếc đạt được mục tiêu. Trên đường trở về căn cứ và trên những chiếc B.29 cuối cùng nhiều người phải nôn ọe vì mũi họ ngửi phải cái mùi không thể quên được, là mùi thịt người cháy. Vào lúc sáu giờ sáng 10 tháng Ba, một nữ sinh viên Nhật đứng trên một mái bằng của một căn nhà cách khu “Meetinghouse” chừng 10 cây số. Trông thấy một vừng ánh sáng ở phía trời Đông, nàng liền đánh thức cả gia đình dậy để ngắm nhìn một buổi rạng đông đẹp chưa hề thấy. Nhưng đây không phải là lửa rạng đông mà là lửa thiêu sống trên 100.000 mạng người, trong một khung cảnh cực kỳ man rợ. Chừng 16 dậm vuông của thành phố Đông Kinh đã bị gần 2.000 tấn bom lửa biến thành tro than. Trên 250.000 căn nhà bị thiêu hủy đưa sức nóng lên tới trên hai ngàn độ. Đa số những người tử nạn, đều chết vì ngạt thở. Khi những chi tiết về đội bom này trở thành những bản báo cáo, nhân dân Đông Kinh hiểu rằng lực lượng B. 29 đang nắm giữ sinh mạng của họ. Tại Guam, những sĩ quan không quân cao cấp trong bộ chỉ huy không đoàn 21 chăm chú nghiên cứu những không ảnh. Tướng Lemay đem tất cả chức tước đặt vào sự thành công của phi vụ B.29, nay được biết: ông đã tìm ra chiến thuật để biến Nhật thành tro tàn. Lemay trong phi vụ này chỉ thiệt hại có 14 phi cơ và 140 người. Lập tức Lemay ra lệnh cho không đoàn 21 tăng cường những phi vụ, và trong những ngày sau lực lượng B.29 liên tiếp gieo lửa cháy và chết chóc xuống Nagoya, Osaka, Kobe và nhiều thành phố kỹ nghệ khác. Trong hai tháng Tư và Năm, trong khi quân đoàn 32 Nhật Bản đang hy sinh ở Okinawa, không quân của tướng Lemay dã giết chết hàng trăm ngàn thường dân Nhật. Sau trận ngày 9 tháng Ba, lực lượng B.29 còn trỏ- lại đánh phá Đông Kinh thêm ba lần nữa, Vào cuối tháng Năm quá nửa thành phố Đỏng Kinh chỉ còn là hoang tàn. Hàng triệu con người di tản khỏi đô thị. Nhật Hoàng Hirohito đi giữa những cảnh hoang tàn đó, và tìm cách lấy sự có mặt của mình để an ủi và khuyến khích thần dân ông. Họ kính cẩn cúi đầu, và tạm cầm nước mắt.
Đế Quốc Nhật Giãy Chết Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig Đế Quốc Nhật Giãy Chết