Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bố Già Trở Lại!
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1
Mùa Xuân 1955
Vào một chiều xuân lạnh, thứ hai năm 1955, Michael Corleone gọi Nick Geraci về gặp ông ở Brooklyn. Khi Ông Trùm mới bước vào ngôi nhà của người cha quá cố ở Long Island để gọi điện thoại, hai thuộc hạ ăn mặc giống như những con khỉ dính đầy dầu mỡ đang ngồi xem sô múa rối trên truyền hình, chờ kẻ phản bội của Michael đến nộp mạng và thích thú ngắm hai đầu núm vú của cô gái tóc vàng diễn với các con rối.
Michael, đơn độc, đi vào căn phòng hơi cao hơn ở một góc mà người cha quá cố vẫn thường dùng làm văn phòng. Ông ngồi sau cái bàn xoay nhỏ trước đây là bàn làm việc của Tom Hagen. Bàn giấy của tay consigliere. Michael lẽ ra đã gọi điện thoại từ nhà riêng - Kay, vợ anh và mấy đứa nhỏ sáng nay đã rời nhà để về thăm bên ngoại ở New Hampshire - ngoại trừ chuyện điện thoại nhà của ông bị nghe lén. Đường dây khác trong nhà này cũng thế. Ông hành xử theo kiểu đó để đánh lạc hướng những thính giả sỗ sàng. Nhưng cách đấu dây sáng tạo dẫn đến điện thoại nơi văn phòng này - và dây chuyền hối lộ để bảo vệ nó - đủ sức cản trở cả một đạo binh cớm. Michael quay số. Ông không có sổ ghi địa chỉ và số điện thoại mà chỉ dựa vào sự khéo tay theo thói quen để nhớ các số cần liên lạc. Ngôi nhà lặng yên. Mẹ ông đang ở Las Vegas với em gái ông, Connie, Đến tiếng chuông reng lần thứ hai thì vợ Geraci trả lời. Ông chỉ biết sơ về cô ta nhưng vẫn gọi cô bằng tên (Charlotte) và hỏi thăm mấy con gái của cô. Thường thì Michael tránh dùng điện thoại và trước nay ông chưa từng gọi đến nhà cho Geraci. Theo thông lệ thì lệnh lạc đưa ra đều được đệm qua ba lớp người truyền để bảo đảm chẳng có cái gì bị lần dấu cho đến Ông Trùm. Charlotte trả lời giọng run run đối với những câu hỏi lịch sự của Michael và đi gặp chồng.
Nick Geraci đã có một ngày thật là dài. Hai con tàu chở đầy heroin, mà không chiếc nào được dự báo sẽ đến từ Sicily, cho đến tuần tới. Thế mà đêm rồi chúng lại lù lù xuất hiện, một chiếc ở New Jersey, chiếc kia ở Jacksonville. Một kẻ kém cỏi hơn có lẽ giờ này đã phải nằm hộp, nhưng Geraci đã biết cách làm cho mọi chuyện trơn tru bằng cách tự tay trao một món quà tặng tiền mặt cho Quĩ trợ cấp của Hội Hữu nghị Quốc tế Tài xế Xe tải với con số hội viên đông đảo ở Florida, và bằng cách đến thăm (với một cống phẩm tầm cỡ!) cho vị đầu lĩnh thuộc Gia đình Stracci, người kiểm soát các bến tàu ở Bắc Jersey. Đến năm giờ, Geraci mệt lữ nhưng đã về nhà ở East Islip, thảnh thơi ngồi ở vườn sau chơi trò móng ngựa với hai đứa con gái của mình. Một bộ lịch sử hai quyển về chiến tranh thời Đế chế La mã mà chàng ta vừa mới bắt đầu đọc được để gần cái ghế dựa nơi phòng riêng để nghiền ngẫm tối nay. Khi điện thoại reo, Geraci đã lai rai vài ngụm ở ly Chivas pha xô đa thứ nhì. Chàng ta đang có mấy miếng sườn kêu xèo xèo trên vĩ nướng và một cặp Dodgers/Phillies để trên chiếc radio. Charlotte, trước đó đang ở trong bếp thu gom phần còn lại của bữa ăn, đi ra đến sân trong, mang theo chiếc điện thoại với sợi dây dài, bộ mặt thất sắc.
“Hello, Fausto.” Người duy nhất gọi Nick Geraci bằng tên chính, là Vincent Forlenza, người đứng ra làm cha đỡ đầu cho Geraci ở Cleveland. “Bố muốn con tham dự vào chuyện mà Tessio dàn xếp. Bảy giờ tối nay tại địa điểm này gọi Hai Toms, con biết chứ?
Bầu trời xanh và không một vẩn mây, nhưng bất kỳ ai nhìn thấy Charlotte hối hả chạy ùa vào để chăn dắt hai con gái của nàng cũng nghĩ rằng chắc nàng vừa mới hay tin rằng một cơn bão đang đổ ập vào Long Island.
“Chắc chắn rồi”, Geraci đáp. “Con vẫn thường ăn ở đấy mà. Đó là một trắc nghiệm. Hoặc là anh được giả định sẽ hỏi về chuyện mà Tesssio dàn xếp hoặc là không. Geraci luôn luôn đạt điểm tốt ở những lần trắc nghiệm. Cảm nhận bản năng của chàng là cần phải thành thật. “Nhưng con chẳng có chút ý tưởng nào về chuyện bố đang nói. Chuyện gì vậy bố?”
“Một vài nhân vật quan trọng đang đến từ Staten Island để gạn lọc mọi chuyện”.
Staten Island nghĩa là đám Barzinis, đã dàn xếp chỗ ấy. Nhưng nếu Tessio đã dàn xếp những cuộc hiệp thương hòa bình với Michael và Don Barzini, thì tại sao Geraci lại nghe chuyện đó từ Michael chứ không phải từ Tessio? Geraci nhìn trừng trừng vào ngọn lửa nơi lò quay barbecue. Thế rồi chàng chợt ngộ ra điều gì hẳn là đã xảy đến. Chàng gục gặt đầu và thầm chửi thề.
Tessio đã đi đoong. Có lẽ với nhiều người khác.
Địa điểm gặp gỡ là một lời ám chỉ cảnh báo. Tessio thích chỗ ấy. Điều đó có nghĩa rằng hầu như chắc chắn là ông ta đã tiếp xúc với chính Barzini và rằng hoặc ông ta hoặc Barzini đã tính chơi khăm Michael một vố, điều mà Michael hẳn là đã tiên liệu.
Geraci chọc thủng miếng sườn với một cái bàn xẻng bằng thép dài. “Bố muốn con đến đó để bảo vệ, hay để có người chung bàn cho vui hay vì chuyện gì khác nữa?”, anh nói.
“Đó là cả một câu chuyện dài”
“Xin lỗi. Con còn phải nướng cho xong mấy miếng bít tếch ở đây”
“Bố biết con đang lo lắng về chuyện gì, Fausto à, nhưng bố không biết lí do tại sao”
Phải chăng ông có ý cho rằng Geraci chẳng có gì mà phải lo lắng? Hay là ông ta đang thử hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Geraci có thủ diễn một vai trò nào đấy trong sự phản bội của Tessio? “À, thế này”, Geraci trả lời, bằng giọng của một chiến binh cứng cỏi ngoan cường kiểu John Wayne, “Tôi chẳng bối rối gì lắm đâu vì chuyện gì phải đến thì sẽ đến thôi”
“Ồ, xin lỗi?”
Geraci thở ra. “Dầu cho trong thời gian thuận lợi nhất tôi vẫn là người hay lo mà”.Anh cảm thấy một cơn hài hước độc địa trào dâng trong lòng, mặc dầu anh nói một cách tỉnh rụi: “Vậy thì xử tôi đi”.
“Đó là lí do khiến chú mày thành đấu sĩ cừ khôi,” Michael phán. “Biết lo xa. Điều ấy khiến ta chấm
chú mày”.
“Vậy là ông chủ sẽ thứ lỗi cho tôi nếu tôi chỉ ra điều hiển nhiên”, Geraci nói, “và gợi ý ông theo một con đường mà thường thì có lẽ ông không bao giờ theo”
“Tôi vẫn đang nghe đây”, Michael nói. “Và dĩ nhiên là anh được thứ lỗi” “Về chuyện gì?”
“Về chuyện chỉ ra điều hiển nhiên”
Geraci nhấc mấy miếng bít tếch khỏi vĩ nướng và đặt vào một đĩa to, nông. “Đó là món quà mà tôi sẵn có để hiến tặng ông chủ”
Một giờ sau Geraci đến nhà hàng Two Toms với bốn thuộc hạ và dặn bọn chúng ở bên ngoài. Anh chọn chỗ ngồi một mình và nhâm nhi ly cà phê espresso. Anh không sợ hãi. Michael Corleone, không giống như hai người anh của mình - Sonny cục cằn và Freddo đa cảm - đã thừa hưởng được cái bản chất chu đáo của ông già. Ông ta sẽ không ra lệnh xử một ai theo một thứ trực cảm mơ hồ. Ông ta muốn làm cái gì phải chắc cú, dầu cho có phải tốn nhiều thời gian. Dầu bất cứ loại trắc nghiệm nào xảy ra, dầu có phải bực mình hay bị xúc phạm đến mấy khi bị trắc nghiệm bởi những sở thích bốc đồng khó lường của Michael Corleone, Nick Geraci cũng sẽ đáp ứng với sự trọng danh dự đúng mức. Anh tự tin là mình sẽ vượt qua sóng gió bình an vô sự.
Mặc dầu chưa từng nghe Salvatore nói xấu một lời nào về Michael song Geraci không nghi ngờ rằng Sally đã ngầm cấu kết với Barzini. Ông ta hẳn là phải tức giận về thói độc tài gia đình trị đã đưa một tay sừng còn non tơ như Michael lên địa vị Ông Trùm. Ông đã phải chứng kiến sự điên rồ dại dột của việc cắt đứt tổ chức khỏi những rễ sâu gốc bền lân cận ở Bờ Đông để “Tây tiến” và trở thành - cái gì? Geraci đã chứng kiến bao nhiêu sản nghiệp từng một thời thịnh vượng do những ông bố di dân thất học nhưng cần cù xây dựng lên để rồi bị phá sản bởi những đứa con sinh ra ở Mỹ với đầy bằng cấp về kinh doanh và những giấc mộng bành trướng.
Geraci nhìn đồng hồ, một tặng phẩm của Tessio nhân dịp anh tốt nghiệp cao đẳng. Hẳn là Michael không thừa hưởng cái tính đúng giờ đã trở thành huyền thoại của Ông Trùm quá cố. Geraci kêu một cà phê espressio thứ nhì.
Đã bao nhiêu lần Geraci từng chứng minh là thành viên trung thành của tổ chức Corleone và mới bước vào sinh nhật thứ bốn mươi, song có lẽ là người làm ra lợi nhuận nhiều nhất cho tổ chức. Có thời anh ta từng là một tay đấm hạng nặng thuộc hàng cao thủ thượng thặng với hỗn danh Geraci Con Át Chủ Bài (Ace -Geraci) và dưới nhiều biệt danh khác nữa (anh ta là dân gốc Sicily nhưng tóc vàng nên có thể cho là dân Ái nhĩ lan hay dân Đức). Anh ta từng đứng vững sáu hiệp khi đối đầu với một tay đấm mà chỉ mấy năm sau sẽ hạ “nốc -ao” tay vô địch hạng nặng thế giới. Nhưng Geraci đã từng vòng quanh các sân tập và sàn đấu quyền Anh từ khi hãy còn là một chú nhóc. Chàng ta đã thề sẽ không bao giờ trở thành một trong những kẻ say đòn vì đánh đấm và người toát ra mùi long não để chộp lấy những đồng
tiền xương máu ít ỏi không xứng với tài sức của mình. Chàng chiến đấu vì tiền, không vì cái danh hão. Cha đỡ đầu của anh ở Cleveland (mà Geraci dần dần nhận ra, cũng là Bố già của lãnh địa Cleveland) đã gắn kết anh với Tessio, người điều hành hệ thống cờ bạc lớn nhất ở New York. Những trận đánh có qui định có nghĩa là ít phải nhận những cú đấm vào đầu hơn. Chẳng bao lâu sau đó Geraci được gọi thi hành mấy vụ đánh đấm ngõ sau (bắt đầu với vụ trị tội hai tên công tử côn đồ đã hiếp dâm con gái của Amerigo Bonasera, một tay nhà táng thuộc hàng bạn bè của Vito Corleone). Trận đó chàng đã “khoản đãi” hai tên khốn một chầu đáng kể khiến chúng mặt mày nát bét bầy nhầy nhìn hết ra! Và đã đem lại cho chàng đủ tiền để học lên Cao đẳng. Trước khi đến tuổi hai mươi lăm chàng đã tốt nghiệp, bỏ mọi việc khác để trở thành một... ngôi sao đang lên đầy hứa hẹn trong đế chế cờ bạc của Tessio. Anh chàng đã khởi nghiệp với một vài phẩm chất đáng ngờ - là kẻ duy nhất lui tới Câu lạc bộ Xã hội Patrick Henry mà không sinh ra ở Brooklyn hay ở Sicily; kẻ duy nhất có bằng Cao đẳng; một trong số ít không muốn mang vũ khí cũng không mặn các em gái đĩ - mà nghĩ rằng con đường tốt nhất để thăng tiến là làm ra nhiều tiền để dâng lên các cấp trên, và Geraci là một tay kiếm tiền có năng khiếu đến độ chẳng bao lâu những tì vết ngoại lai của chàng ta được bỏ qua. Chiến thuật xuất sắc nhất của chàng ta là cường điệu số tiền thu được trên mọi vụ việc. Chàng ta cống nộp sáu mươi hoặc bảy mươi phần trăm thay vì năm mươi phần trăm như qui định. Chắc chắn là chàng ta chẳng khờ khạo hay chịu lép một cách vô ích mà chàng ta đã tính toán đâu vào đấy cả rồi. Số cống nạp vượt chỉ tiêu kia là một kiểu đầu tư khôn khéo cho hoạn lộ dễ thênh thang. Bởi càng mang về nhiều lợi nhuận hơn cho thượng cấp thì địa vị của chàng càng vững vàng hơn, càng an toàn hơn, và chàng càng thăng tiến nhanh hơn. Càng leo cao hơn trên nấc thang đẳng cấp thì càng có nhiều thuộc hạ dưới quyền hơn để cống nạp năm mươi phần trăm lợi nhuận kiếm được cho chàng. Và nếu có những kẻ khờ dại tham lam hở ra cơ hội cho chàng thì chàng luôn đủ khôn lanh nhạy bén để chộp lấy. Cả New York đều biết rõ rằng có sự khác biệt giữa việc lãnh đòn từ một tên cứng cựa nhất mà bạn chưa từng thử sức với việc hốc mắt bạn bị bẹt ra thành một đống bột nhão đầy máu me bởi cú đấm từ một tay cựu võ sĩ hạng nặng tiếng tăm. Sự đe dọa về những gì mà Geraci có thể làm đã trở thành một phần của huyền thoại đường phố. Chẳng bao lâu sau chàng ta ít khi phải động thủ để kiếm tiền mà chỉ cần mở miệng đòi hỏi. Nếu không, thì... làm gì nhau? Được. Sẽ biết ngay thôi! Hăm dọa là một vũ khí còn lợi hại hơn cả nắm đấm hoặc khẩu súng.
Trong thời chiến Geraci kiểm soát chợ đen tem phiếu và giữ một địa vị dân sự được miễn dịch với tư cách thanh tra bến tàu lên hàng. Tessio đã giới thiệu cho chàng làm thành viên của Gia đình Corleone, và trong lễ kết nạp thì một ngón tay của chàng được chính Bố già Vito chặt đứt. Sau chiến tranh, Geraci khởi nghiệp công cuộc kinh doanh cho vay nặng lãi của riêng mình. Chàng ta chuyên nhắm đến các nhà thầu, những kẻ lúc đầu chẳng bao giờ nhận định đúng chi phí họ phải trang trải, và thường đánh giá thấp khó khăn, vào lúc hoàn tất công trình, làm sao cho những kẻ nợ tiền bạn chịu thanh toán sòng phẳng, đúng hạn cho bạn chứ không chây lì đến mức bạn phát điên lên (về chuyện này thì Geraci cũng có thể phục vụ đắc lực đấy!). Chàng ta cũng nhắm đến những nghiệp chủ máu mê cờ bạc hoặc có những đam mê khác khiến họ dễ “đổ tường” chẳng hạn đam mê tửu sắc quen thói bốc rời, sẵn sàng ngàn vàng mua lấy trận cười như chơi, hay khoái “đi mây về gió”, thích dùng những loại hàng độc giá mắc hơn vàng. Chẳng ba lâu Geraci đã có thể sử dụng việc kinh doanh này để rửa tiền và giúp cho những kẻ giảo quyệt trong việc xin hoàn thuế lợi tức để giành lại những số tiền lẽ ra phải thuộc về ngân sách nhà nước. Để cho công việc trơn tru hẳn nhiên là phải có những phần quà đáng giá cho các bà vợ hay các nàng bồ nhí của quí vị quan chức, những giao dịch hữu hảo với các sếp cớm lớn nhỏ. Geraci không mấy thích chiến lược thô bạo nên chàng ta đã cố gắng theo học một khóa luật buổi tối,
kiếm được một mảnh bằng và thay thế những vụ thanh toán dao súng bằng những thủ tục phá sản hoàn toàn hợp pháp. Chàng ta móc nối với mọi doanh nghiệp có vấn đề, tìm cách che chắn cho những phần tài sản cá nhân của sở hữu chủ. Nếu sở hữu chủ sòng phẳng, mã thượng, Geraci sẽ bỏ túi mớ tiền kha khá và ít đất đai ở Florida hay Nevada. Khi Michael Corleone lợi dụng tình trạng bán hưu trí của bố mình và lén lút dính líu vào ngành kinh doanh mại dâm và ma túy, những ngành mà Vito tứ chối nhúng tay vào, ông đã giao Geraci phụ trách phần ma túy và cho phép chàng ta lấy một số quân từ cơ số của Tessio và số quân mà Sonny để lại. Trong vòng mấy tháng, Geraci làm được một số việc - với Ông Trùm Thống lĩnh ở Sicily, Cesare Indelicato, với các thế lực đương quyền nơi các bến cảng New Jersey và Jacksonville, với các sân bay New York và miền Trung Tây, nơi chàng ta điều hành một số máy bay nhỏ thuộc sở hữu các công ty do người nhà Corleone kiểm soát nhưng không sở hữu trên giấy tờ. Những thành viên gia đình Corleone, mà đại đa số người trong tổ chức đều không biết mặt biết tên, cũng kiếm tiền từ ma túy nhiều chẳng kém bất kỳ ai ở Mỹ. Không có số tiền đó, họ chẳng bao giờ có thể gom góp một ngân sách chiến tranh đủ lớn để giành giật lãnh địa với các đại gia Barzinis và Tattaglias.
Cuối cùng, đúng sau chín giờ, Peter Clemenza và ba cận vệ bước vào Two Toms và ngồi vào bàn Geraci. Geraci coi đó là một dấu hiệu xấu khi Michael không đích thân đến, mà lại ủy thác cho tay caporegime, người qua nhiều năm luôn giám sát những trận đụng độ quan trọng nhất của gia đình.
“Ăn chút gì không?” Clemenza hỏi, thở khò khè do phải cố gắng đi từ xe đến bàn. Geraci lắc đầu.
Nhưng Clemenza vẫy một cái vuốt núc ních những thịt để chỉ mùi thơm tỏa ra từ nhà hàng. “Làm sao mà nhịn thèm được? Chúng ta dùng chút gì đi. Tí tỉnh thôi mà”. Clemenza gọi và ngốn ngấu món antipasto crudo, một đĩa caponata, hai giỏ bánh mì, một món tôm nướng chấm xốt. Là kẻ cuối cùng trong đám, Clemenza, hầu như theo sát nghĩa là thế - tay capo cuối cùng mà Michael thừa kế từ bố mình, khi giờ đây Tessio đã chết.
“Tessio chưa chết đâu”, Clemenza thì thầm với Geraci trên đường đi ra.
Bao tử của Geraci nhộn nhạo. Họ sắp bảo chàng ta tự tay lãy cò, để trắc nghiệm lòng trung thành. Lòng tin chắc của Geraci là mình sẽ qua được kỳ kiểm tra chẳng hề giúp chàng khuây khỏa chút nào.
Bóng đêm đã buông xuống. Chàng ta ngồi vào ghế sau với Clemenza. Trên đường đi, Clemenza đốt điếu xì gà và hỏi Geraci xem chàng ta đã biết gì và có đóan được gì không. Geraci nói ra sự thật. Chàng ta vẫn chưa biết, quả vậy, rằng sáng sớm ngày đó những cái đầu của các thành viên hai gia đình Barzini và Tattaglia đều đã bị bắn nát bét.
Chàng ta đã không thể biết rằng lí do mà Clemenza đến trễ là vì trước đó ông ta còn phải thắt cổ Carlo Rizzie, em rể của chính Michael Corleone. Mấy vụ này và nhiều vụ mưu sát chiến lược khác nữa tất cả đều được thực hiện làm sao để nhìn giống như là “công trình” của hoặc là bên Barzinis hoặc là bên Tattaglias. Geraci cũng không biết điều đó. Nhưng những chuyện mà Geraci đã có thể ngờ ngợ phỏng
đoán thì thực sự là đúng. Chàng ta cầm lấy điếu xì gà mà Clemenza mời nhưng không đốt. Chàng ta nói để dành đó hút sau.
Chiếc xe đi vào một trạm Sinclair đóng cửa, vừa qua khỏi Đại lộ Flatbush. Geraci bước ra ngoài, và mọi người trong hai chiếc xe, một chiếc chở người của Clemenza, chiếc kia chở thủ hạ của Geraci, cùng bước ra. Clemenza và tài xế của ông ta ở lại trong xe. Khi Geraci xoay đầu lại và thấy họ ở đó, một luồng điện kinh hoàng chạy ngang người chàng ta. Chàng ta tìm xem những ai sẽ thủ tiêu mình. Thử đoán xem chuyện đó sẽ xảy ra như thế nào. Cố gắng hình dung tại sao những thuộc hạ của mình lại đứng yên như phỗng, thụ động chờ đợi. Tại sao bọn chúng lại phản bội mình.
Clemenza quay cửa xe xuống. “Không phải như thế đâu, nhóc à”, ông nói. “Tình huống ở đây thật là quá ” Ông ta đặt hai bàn tay lên bộ mặt phì phị của mình và xoa mặt nhanh, theo kiểu bạn chùi một vết bẩn. Ông buông ra một hơi thở dài. “Ta và Sally, chúng ta đã bất hòa nhau ta không muốn nghĩ đã bao lâu. Những điều mà một người không muốn thấy. Chú mầy hiểu chứ?”
Geraci hiểu.
Lão mập khóc. Clemenza thút thít khe khẻ, rất ít gây ra tiếng động và hình như được giải tỏa nỗi lòng. Lão rời đi mà không nói thêm lời nào, phẩy tay ra hiệu cho tài xế, và vặn cửa xe lên, ngồi nhìn thẳng ra trước.
Geraci nhìn chừng đèn đuôi của xe Clemenza biến đi.
Bên trong, về phía sau của gian nhà dịch vụ đầu tiên, bẩn thỉu nhớp nháp, hai tử thi trong đồ lặn nằm thành một đống, máu thâm đen của họ hòa lẫn vào nhau trên sàn nhà. Trong gian bên cạnh, là Salvatore Tessio, chỉ bị kèm theo bởi Al Neri, sát thủ cưng mới thu nhận của Michael và là một cựu cớm mà Geraci từng có chuyện dây dưa. Lão già ngồi lom khom, co ro trên mấy thùng dầu, nhìn trừng trừng xuống đôi giày mình giống như một vận động viên rời khỏi cuộc đấu mà mình đã thất bại thảm hại. Đôi môi ông mấp máy nhưng Geraci chẳng hiểu được chuyện gì. Ông run run nhưng là do ông bị chứng gì đó khiến ông run từ cả năm rồi. Chỉ có âm thanh từ những bước chân của chính Geraci và, thoảng đến từ một phòng khác, tiếng cười the thé, bị biến dạng, tiếng cười chỉ có thể đến từ một chiếc Tivi.
Neri gật đầu chào. Tessio không ngước nhìn lên. Neri đặt một bàn tay lên vai người cựu chiến binh và bóp nhẹ, một cử chỉ trấn an theo kiểu nghịch dị. Tessio khụy gối xuống, vẫn không ngước nhìn lên, đôi môi tiếp tục mấp máy.
Neri trao một khẩu súng ngắn cho Geraci, chìa báng súng ra phía trước. Geraci không thiện nghệ mấy với súng đạn và cũng chẳng biết nhiều về chúng. Khẩu súng này nặng trịch và hơi dài - có vẻ quá mức cần thiết. Chàng ta cũng đã khá dạn dày trận mạc để biết rằng vũ khí thích hợp nhất trong chuyện này là một khẩu.22 với bộ hãm thanh - ba phát nhanh vào đầu (phát thứ nhì để cho chắc ăn, phát thứ ba để càng thêm chắc cú, và không có phát thứ tư bởi vì các bộ hãm thanh thường hóc khi bạn bắn quá nhiều và quá nhanh). Dầu đây là loại gì thì nó cũng lớn hơn một khẩu.22. Không hãm thanh. Chàng ta đang đứng trong cái garage tối tăm đó với Tessio, người chàng yêu quí, và Neri, kẻ từng có lần còng tay
chàng, xiềng chàng vào lò sưởi, đá vào hạ bộ chàng, và bỏ đi. Nick Geraci hít một hơi thở sâu. Chàng ta vẫn luôn là người làm theo cái đầu chứ không làm theo con tim. Con tim chính là một động cơ mạnh mẽ nhưng bất kham. Cái đầu nghĩa là điều khiển. Chàng ta vẫn luôn nghĩ rằng sẽ đến một thời, khi mình già và đã chán ganh đua, thì sẽ chuyển về thành phố biển Key West cùng Charlotte và đàn con và ung dung sống đời ngu si hưởng thái bình trong sự phong lưu dư dật.
Giờ đây, nhìn vào Tessio, chàng trực nhận rằng điều ấy sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Tessio lớn hơn Geraci khoảng chừng hai mươi tuổi, điều cho đến lúc này chừng như một khoảng thời gian khá dài. Tessio sinh ra trong thế kỉ trước. Và sẽ toi đời trong giây phút tới. Ông ta đã sống một đời được điều khiển bởi cái đầu chứ không bởi con tim, và điều đó đã đưa ông đến đâu.? Chỗ này đây! Một kẻ vốn yêu quí ông ta lại sắp sửa khử cái sọ dừa của ông ta thành một đống máu me bầy hầy.
“Tôi xin lỗi”, Tessio lẩm bẩm, vẫn cúi gầm mặt xuống.
Câu này có thể là nhằm gửi đến Gia đình Corleones hoặc đến Geraci hoặc đến Chúa. Geraci hẳn là không muốn biết gửi cho ai. Chàng ta cầm chặt khẩu súng và đi vòng đàng sau Tessio mà cái đầu hói, chỉ được chiếu sáng bởi đèn đường, lấp lánh trong bóng tối.
“Không”, Neri nói. “Không phải theo kiểu đó. Đứng trước mặt. Nhìn thẳng vào mắt lão ta.” “Chú mày đùa ta cái kiểu đéo gì vậy?”
Hắn ta đằng hắng. “Ta không nghĩ là trông ta có vẻ như đang đùa chú mày”
“Thế ai có ý tưởng đó?” Geraci nói. Neri không có vũ khí nào cầm tay, nhưng chắc chắn Geraci không thể rời cái ga-ra chết tiệt này mà còn sống sót nếu chàng ta bắn bất kỳ ai khác ngoài Tessio. Từ văn phòng phía sau, chiếc Tivi phun trào ra một tràng hoan hô loảng xoảng.
“Đây không biết, cũng đéo cần biết” Neri cộc lốc. Rồi lại chuyển ngay sang giọng trịnh trọng pha đậm chất đểu: “Đây chỉ là truyền lệnh sứ thôi, thưa Ngài”. Geraci động não quay cuồng. Cái tên đần này không có vẻ đủ thông minh để nói được một câu đùa về chuyện bắn truyền lệnh sứ. Nhưng hình như hắn đủ bạo dâm để làm cho cuộc giết chóc càng có vẻ tàn bạo thì càng thích thú. Còn Ngài? Hắn muốn ám chỉ gì đây? “Salvatore Tessio” Geraci lên tiếng, “cho dầu ông ấy đã phạm tội gì đi nữa, cũng đáng được tôn trọng hơn thế”.
“Đéo mẹ, cứ vẽ chuyện!” Tessio nói, lần này to tiếng, nhưng mắt vẫn nhìn xuống sàn nhà nhớp nháp. “Ngước mắt lên, tên phản bội!” Neri ra lệnh cho Tessio.
Run rẩy đến thảm hại, ông già làm theo lệnh, mắt ráo hoảnh nhìn trừng trừng vào mắt Geraci nhưng đôi mắt ông ta đã lạc thần. Ông mấp máy một tràng những cái tên chẳng có nghĩa gì với Nick Geraci.
Geraci nâng khẩu súng lên, vừa buồn bã vừa thấy tội nghiệp khi nhìn vào bàn tay cứng cỏi của chính
mình. Chàng ta ấn nòng súng chạm nhẹ vào cái trán mềm của lão già. Tessio bất động, không chớp mắt, ngay cả không còn run nữa. Da thịt ông lõm xuống quanh nòng súng. Trước đây Geraci chưa từng giết người nào bằng súng.
“Vì công việc thôi”, Tessio thì thầm.
Điều làm cho bố tôi trở thành vĩ đại, Michael Corleone đã trịnh trọng phát biểu trong bài điếu văn ca ngợi bố mình, đó là ông quan niệm không có gì chỉ là công việc thôi. Mọi chuyện đều mang tính riêng tư. Bố tôi là một con người, cũng phải mang thân phận tử vong như bất kỳ ai khác. Nhưng ông là một con người vĩ đại, và hôm nay tôi không phải là người duy nhất ở đây nghĩ về ông như một vị thần giữa đám người trần.
“Còn chờ gì nữa” Tessio thì thầm. “Thằng khốn! Bắn tao đi. Đồ mặt lồ...” Geraci bắn. Liền ba phát.
Thân người Tessio bật ngửa ra sau mạnh đến nỗi hai đầu gối ông ta đập vào nhau tạo nên một âm thanh kêu lách cách như ván ốp lợp trần vào một ngày nắng nóng nung người. Một làn sương mù xám hồng lan tỏa phủ đầy không khí. Một mảnh vỡ lớn từ sọ của Tessio bay văng ra trúng đốp vào mặt Neri rồi rớt bịch xuống sàn nhà. Mùi máu tanh nồng khi gặp không khí của Tessio hòa quyện với mùi cứt đái vãi ra từ người ông ta tạo nên hương vị đặc trưng của những cuộc” cạn chén li bôi” chốn giang hồ!
Nick Geraci xoa bóp vai mình - những phát súng như lời kinh chiêu hồn - và cảm nhận một luồng sóng phấn khích quét ngang người, xóa sạch tâm trạng do dự trước đây. Chàng ta không thấy hối hận, chẳng sợ hãi, chẳng ghê tởm, chẳng giận dữ gì cả. Ta là sát thủ, chàng ta nghĩ. Sát thủ thì phải giết người thôi. Chuyện đơn giản.
Chàng ta nện gót đi lòng vòng, cười lớn thành tiếng, không phải vì hóa rồ, mà vì thấy sướng, sướng đến tê dại, mãnh liệt hơn, đã hơn cả những lần phi heroin. Chàng ta biết điều gì vừa diễn ra. Đây không phải là người đầu tiên chàng ta giết. Nhiều khi chàng ta giết người mà chẳng cảm thấy gì, chỉ dửng dưng, nhưng ngay cả điều ấy cũng có thể là lời dối trá, chàng tự nhủ. Bởi vì sự thật trần trụi đó là việc giết người đem lại khoái cảm. Bất kỳ ai đã từng làm chuyện đó đều có thể nói với bạn như thế, nhưng chắc là họ sẽ không. Họ sẽ không nói thế đâu! Một quyển sách mà Geraci đã đọc về Đệ nhất Thế chiến đã dành nguyên cả một chương về đề tài này. Hiếm có ai nói về chuyện đó bởi vì với phần lớn người ta cái cảm thức ray rứt đến sau khoái cảm lúc đầu, sẽ khiến họ câm miệng. Hơn nữa, bất kỳ kẻ khờ khạo nào cũng đoán được về mọi chuyện sẽ xảy ra sau khi một ai đó tuyên bố rằng thật là khoái khi giết người và sau khi anh ta thuyết phục được những người nghe rằng mình nghiêm túc khi phát biểu điều đó, thì mọi chuyện sẽ đâm ra rắc rối và lấn cấn ngay. Tuy thế. Khoái cảm là có thật. Thế mới chết người! Đúng là cái vòng lẩn quẩn trớ trêu, éo le và... chó đểu! Một khoái cảm gần như khoái cảm tính dục (lại thêm một điều mà bất kỳ đầu óc khờ khạo nào cũng có thể đoán non đoán già nhưng lại khó mà chấp nhận công khai. Vì sao ư? Vì con người vốn vẫn sống với sự ngụy tín - la mauvaise foi - như triết gia Sartre đã phân tích. Mà sống mãi trong trạng thái đó thì rồi ngụy tín lại trở thành chân tín
-la mauvaise foi est foi - Thỉnh thoảng triết lí vụn một tí cho vui, xin độc giả rộng lòng hỉ xả!). Bạn
giết và bạn thấy mình đầy quyền năng còn kẻ bị giết thì yếu xìu. Bạn nhởn nhơ sống còn hắn chết ngắt! Bạn đã làm điều mà mọi người trên trái đất này, vào một thời điểm nóng nào đó đều muốn làm nhưng phần lớn sẽ không bao giờ làm. Chứ làm thì... dễ ợt mà lại cho ta cảm giáchào hùng (It felt magnificent). Geraci thực tế là đã trượt qua cái sàn nhà có lớp váng căn bã của cái ga-ra chết tiệt kia, và tin chắc rằng, lần này cái cảm thức bứt rứt sẽ không đến sau đó. Sẽ chẳng còn có sau đó. Mọi sự sẽ luôn luôn là bi giờ. Mọi chuyện luôn luôn là bi giờ.
Mọi người khác đang ở đâu? Geraci muốn ôm chặt từng người và rót cho mỗi người một cốc rượu mạnh pha sô đa.
Nhưng chung quanh yên lặng.
Với Geraci, có vẻ như một yên lặng kéo dài, đáng sợ.
“Hey!” một người giọng the thé kêu lên, một trong những thuộc hạ của Geraci. “Tôi đã nhìn rõ cảnh đó”.
Neri vỗ nhẹ vào lưng Geraci. Geraci trao khẩu súng cho hắn. Rồi mọi người bắt tay vào việc.
Đám thuộc hạ của Clemenza sử dụng một cái cưa xương để cưa thi thể của hai kẻ được phái đi giết Michel Corleone. Geraci ngồi trên mấy cái thùng dầu và quan sát, bị tràn ngập chất adrenaline khiến mọi sự trông lờ mờ nhân ảnh như người đi đêm, cái gì trông cũng giống cái gì trong một vũ trụ tương đương không phân biệt.
Khi đám kia làm xong việc Neri trao cho Geraci cái cưa xương và chỉ vào đầu Tessio. Chung quanh vết thương, thịt của người chết đã lồi ra.
Tê cóng, chết điếng, Geraci cầm lấy cái cưa và khụy một chân xuống. Về sau chàng ta sẽ nhìn lại thời khắc đó lòng đầy giận dữ. Nhưng vào lúc đó Geraci có thể đã kiểm tra nồng độ pH trong mạch máu mình. Khi một người nhìn sự vật ở điểm cốt tủy nhất, để thấy việc cưa rời thủ cấp của ông bố đã chết khác xa thế nào với việc giật ra cái đùi gà béo ngậy từ thân con gà quay? Một khúc xương dày hơn, đúng vậy, nhưng một cái cưa xương vẫn là một công cụ được việc hơn là một con dao mà ông anh vợ tặng bạn như một món quà cưới.
Nick Geraci vuốt đôi mắt lồi ra của Tessio và rút cưa ra. Về sau đã đến - sớm hơn là chậm hơn - điều mà trong một thời điểm sáng suốt Geraci đã nhận ra như là con đường về sau.
Neri bấu vào cánh tay trước của Geraci và lấy lại cái cưa. “Đấy cũng là một mệnh lệnh”.
“Mệnh lệnh gì vậy?” Geraci hỏi.
“Xem chú mầy muốn làm việc đó như thế nào”
Geraci biết nhiều hơn là hỏi trông mình có hết lòng không hoặc, tệ hơn, ai đã ra lệnh đó. Chàng ta chỉ đứng bất động, không nói gì, mặt trắng bệch ra và không biểu lộ điều gì. Chàng ta tiến về cái túi của chiếc áo jacket vấy máu của mình. Neri gật đầu. Geraci lấy ra điếu xì -gà mà Clemenza đã mời anh, một điếu xì -gà Cuba màu sôcôla sẫm và ngối xuống trên mấy can dầu để thưởng thức đê mê những hơi khói thuốc thơm đậm.
Đám thuộc hạ của Clemenza lột trần truồng hai tên thích khách rồi nhồi quần áo cùng những phần thân thể bị cưa rời của chúng vào một chiếc vali to đùng. Riêng thi thể của Tessio bị bỏ lại.
Đúng lúc đó Geraci hình dung ra mọi việc.
Không cần gửi thông điệp đến cho nhà Barzini. Mọi kẻ dính líu đến sự phản bội của Tessio đều đã chết đứ đừ để còn có thể tìm thấy lợi ích nào từ những thông điệp. Và tất nhiên nhà Corleones muốn thân thể Tessio được tìm ra. Phần đất này của Brooklyn lâu nay vẫn được coi là lãnh địa của nhà Barzini. Bọn cớm sẽ giả định ai đã ra lệnh cuộc thanh toán. Các thám tử sẽ bối rối về những thi thể không nhận dạng được của hai thích khách, và không có kết luận nào họ rút ra lại liên quan đến nhà Corleones. Nhà Corleones cũng không cần làm phiền đến các vị thẩm phán hay người của họ ở Sở Cảnh sát New York. Cũng chẳng cần phải tốn gì để lôi đám báo chí vào cuộc. Họ diễn tuồng này đúng cái cách mà Michael Corleone muốn và diễn thật chỉn chu đến từng xăng -ti -mét!
Một cuộc dàn dựng xuất sắc, Geraci phải công nhận như thế.
Với một cái liếc mắt cuối cùng vào thi thể của người từng đỡ đầu cho mình trong hàng bao nhiêu năm, Geraci bước vào phía sau xe với Al Neri. Geraci không sợ cũng chẳng hề giận dữ. Vì giờ đây chàng chỉ là một người đang nhìn trừng trừng thẳng về phía trước và sẵn sàng đương đầu với bất kỳ điều gì xảy đến tiếp theo.
Trong những tuần theo sau mấy cuộc chém giết kia, Geraci làm việc sát cánh với Michael Corleone. Trong khi chứng kiến và phụ tá quản trị mọi chi tiết của cuộc chiến hiện hành, Geraci nhận ra mình đã lầm biết bao khi đánh giá thấp Ông Chủ mới, còn quá trẻ của mình. Nhưng với tay tuấn kiệt thì bản lĩnh và giá trị đâu cần chờ tính theo con số năm tháng. Quạ già trăm tuổi cũng đâu sánh được đại bàng sơ sinh. Gia đình Corleones có những căn nhà an toàn tại mỗi quận nội thành và ở hàng chục huyện ngoại thành nên có thể ở xoay chuyển liên tục. Họ có những ga-ra ngầm đầy xe hơi và xe tải với đầy đủ giấy tờ nhưng hầu hết là giả. Một số được bọc thép và kính chống đạn và được trang bị những động cơ cực mạnh và cực tốt hoàn toàn có khả năng tham gia các cuộc đua ở tầm thế giới. Lại có những chiếc khác trông cà tàng một cách thảm hại có thể bị “pan” với một cú giật nhanh của một công -tắc ẩn nhằm cản trở lưu thông, chận đường những kẻ đuổi theo. Có những chiếc được dành để sẵn sàng cho banh xác hoặc đổ ùm xuống sông hay chui vào ao hồ sình lầy. Rất nhiều chiếc là những bản sao giống hệt những chiếc xe dành cho các thành viên cao cấp của gia đình, nhằm đánh lạc hướng nhân chứng, kẻ thù và... cả cảnh sát nữa chứ! Họ có những kho vũ khí trên khắp thành phố: ở đàng sau dãy quần áo của một tiệm giặt ủi ở Đại lộ Belmont, bên dưới những bao đường và bao bột nơi các phòng sau của một tiệm
làm bánh ở khu Carrol Gardens, bên trong những thùng gỗ tại một nhà kho quan tài ở Lindenhurst. Michael Corleone từng xuất ngoại để đạt sự kiểm soát chính trị hoàn toàn ở một bang (Nevada) và một xứ sở (Cuba), và Geraci càng tìm hiểu thì càng nhận thấy những chuyện ấy là khả thi, chứ không hề mơ hồ, hoang tưởng. Bởi nhà Corleones có trong tay nhiều nhân viên công lực ăn lương của họ hơn là FBI và họ nắm được những bức hình cho thấy vị giám đốc FBI đương nhiệm đang mút cu của tay phụ tá thân cận.
Kế hoạch tổng thể, nhưng khá rắc rối của Michael là thế này: bình định, phối hợp với bành trướng trên diện rộng và tái phân bố lãnh địa, tái tổ chức các gia đình tội ác xuyên suốt nước Mỹ sao cho có kỷ cương nghiêm túc hơn trước đây, trong khi đồng thời củng cố và mở rộng các mối quan hệ làm ăn với Sicily, tất cả đều trên con đường hướng đến tính hợp pháp, hoàn tất với việc kiểm soát toàn bộ Cuba rồi mon men đến Nhà Trắng và cả điện Vatican. Mọi công trình mới sẽ được xây dựng với tiền của người khác; “những khoản vay”, phần lớn từ các quỹ tương trợ của nhiều nghiệp đoàn. Đám tài xế xe tải, thợ điện, chủ các quán bar rẻ tiền và các nhà chứa sẽ nhận được phần lợi tức lớn hơn cả lợi tức khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Gia đình Corleones sẽ dựng lên nhiều lớp ngăn hơn giữa họ và bất kỳ cái gì giống như tội ác đường phố. Chẳng bao lâu nữa họ có thể ngưng sử dụng các vỏ bọc và hoạt đông công khai, không phân biệt với bất kỳ tội phạm bậc thầy nào được cả và bàng dân thiên hạ biết dưới tôn danh “Fortune 500”.
Kế hoạch tổng thể này không phải là bất khả thi, Geraci nghĩ. Chỉ là không cần thiết. Họ đã ở trong công cuộc kinh doanh độc nhất trong lịch sử thế giới mà hàng năm vẫn mang về lợi nhuận chứ chưa hề lỗ lã. Nhưng chàng ta suy nghĩ tiếp. Trước mắt chàng ta không có lựa chọn nào khác. Nhưng trong trường kỳ, chàng không thể để thua. Nếu mọi việc diễn ra suông sẻ, chàng sẽ có được cái chàng thực sự muốn, đó là điều hành chuyên ngành trước đây của Tessio: một hoạt động truyền thống với gốc rễ bò lan sang nhiều lãnh thổ láng giềng. Nếu gia đình Corleones tự mở rộng ra quá mỏng và dàn trải phân tán, Geraci có thể chộp lấy phần chính đáng của mình từ đó.
Chàng ta tự buộc mình đừng nghĩ gì nữa về Tessio. Một võ sĩ học cách nhanh chóng xua đuổi mọi chuyện ra khỏi đầu óc mình. Nếu không hắn chỉ là một cái túi đấm. Geraci từng rất ghét trò đánh đấm đá đạp trong suốt thời gian chàng ta bất đắc dĩ phải làm cái nghề “chịu đấm ăn xôi”, nhưng mười năm sau cuộc so găng cuối cùng chàng phải nhìn nhận rằng cái trò mạt hạng kia tuy thế cũng đã đem lại cho chàng lắm điều hay.
Xuyên suốt mùa hè năm ấy, Nick Geraci và Michael Corleone đã trở thành một thứ gì đó gần như là bạn bè. Giả sử có một vài việc diễn ra khác đi, có lẽ họ cũng vẫn như thế.
Chẳng hạn: Nếu phải chi Michael, vào hồi tháng tám, đã không quyết định phong cho anh mình, Fredo, làm phó tướng, một vị trí mà Gia đình Corleone chưa bao giờ đặt ra trước đó và Michael cũng định là chỉ có tính tượng trưng, một cách để phục hồi phẩm giá cho Fredo, một con người vụng về nhưng tốt tính. Nếu phải chi Michael đã hé lộ cho nhân vật chóp bu trong tổ chức của mình -cho riêng ngưới ấy thôi và không cho ai khác -biết rằng đây chỉ là chuyện biểu tượng thôi.
Hoặc là: Nếu phải chi Geraci đã từ New York chứ không phải từ Cleveland. Nếu phải chi chàng ta
không có những mối liên hệ như thế với Ông Trùm Forlenza. Nếu phải chi chàng ta ít tham vọng hơn. Nếu phải chi chàng ta đã không, khi nghe tin Michael bổ nhiệm Fredo làm sotto capo(phó tướng), cung kính hỏi Michael rằng ông chủ có điên không vậy. Nếu phải chi lời xin lỗi liền sau đó của chàng ta đã làm cho cái nhận xét hớ hênh của mình được xóa đi.
Nếu phải chi Fredo đã biết rằng cương vị mới của mình chỉ có tính tượng trưng, có lẽ anh ta đã không chơi ngông khi có một hành động hoàn toàn tự quyết. Có lẽ anh ta đã không thử tạo ra thành phố người chết của riêng mình trong những đầm lầy của khu New Jersey. Có lẽ anh ta đã còn sống để ăn mừng sinh nhật thứ bốn mươi tư của mình.
Nếu phải chi Tom Hagen dính líu nhiều hơn vào mọi phương diện kinh doanh của gia đình thay vì chỉ làm tư vấn pháp luật thôi, còn để dành tham vọng vào cái ghế Thống đốc bang Nevada.
Nếu phải chi, hai mươi năm trước ở Cleveland, sau khi Ông Trùm Forlenza bị đột quị tim lần thứ nhì nhưng trước lần đột quị đầu tiên, ông ta đã không phong cho một người bằng tuổi mình làm kẻ kế nhiệm. Nếu phải chi một trong những nỗi phiền muộn của Forlenza đã giết chết ông ta. Nếu phải chi Sal Narduci, một con người với tham vọng vừa phải, đã không phải tốn cả hai thập niên chuẩn bị sẵn sàng để bây giờ chộp lấy bất kỳ giây phút nào.
Nếu phải chi Vito Corleone không từng quan sát Narducci phục vụ trong tư cách consigliere trong hàng tá cuộc hội nghị Ủy ban. Nếu phải chi, không lâu trước khi Vito mất, ông đã không gợi ý cho con trai mình rằng nên đặt Narducci vào địa vị Ông Trùm, hơn là chờ diễn tiến tự nhiên của sự việc, sẽ loại trừ đồng minh lớn nhất của Gia đình Barzini ra khỏi New York.
Thay đổi một hay hai chuyện này, và - ai biết được? - có lẽ, Nick Geraci và Michael Corleone sẽ đi ra ngoài, một nơi nào đó, sánh bước bên nhau, hai lão già dê bên một hồ bơi ở Arizona, thưởng thức cuộc sống phong lưu đài các, lõ mắt dòm lom lom mấy em đào tơ hơ hớ, lồ lộ hở hang, đú đởn tung tăng trên đàng và thế là hai chàng bèn tọng vào mấy viên Viagra để chuẩn bị tư thế sẵn sàng...
Lịch sử là bao nhiêu thứ chuyện, là đủ thứ các cái trên đời, nhưng có một điều lịch sử không là, đó là nó không thể tránh.
Vito Corleone thường nói rằng mỗi người chỉ có một phần số, một định mệnh riêng. Song chính cuộc đời ông lại là một mâu thuẫn mạnh mẽ đối với chính lời châm ưa thích đó của ông. Đúng là ông đã vù khỏi Sicily khi có người tìm giết ông. Đúng là năm xưa khi anh chàng láng giềng tên là Pete Clemenza yêu cầu ông giấu hộ hòm súng, thì Vito không còn lựa chọn nào khác hơn là đồng lõa. Và đúng vậy, khi Vito phạm tội lần đầu ở Mỹ - trộm một cái thảm thêu đắt tiền - vào lúc đó ông đã nghĩ rằng mình chỉ giúp Clemenza dời nó đi. Tất cả những chuyện này đã tìm đến ông. Điều này chẳng có gì bất thường. Những chuyện xui xẻo vẫn tìm đến với mọi người. Vài người có thể gọi đấy là số mệnh. Những người khác có thể gọi đấy là cơ hội. Họa phúc khôn lường, hay chẳng bằng hên. Nhưng chuyện Vito dính líu vào những tội ác tiếp theo - cướp hàng trên các xe tải cùng với Clemenza và một tay đầu gấu trẻ khác tên là Tessio - đều là những hành động tự nguyện. Khi mấy tay kia rủ rê Vito nhập băng trộm của họ, ông ta có thể nói không. Còn nói vâng, chọn lựa trở thành tên tội phạm săn mồi, đã đẩy ông vào một
con đường. Nói không có lẽ đã đưa ông vào con đường khác, có lẽ là chuyện làm ăn gia đình mà ba con trai ông có lẽ đã có thể tham gia mà không phải trước tiên trở thành những tên sát nhân.
Vito là một nhà toán học tài ba, do trực cảm -chứ ông chẳng học hành bao nhiêu - một người đánh giá xuất sắc về tính xác suất, và là một con người có tầm nhìn xa. Tin vào một chuyện gì vừa ngoại lí vừa phi tưởng như số mệnh là ngoài tính cách của ông.
Tuy thế, có con người nào thoát khỏi việc hợp lí hóa điều tồi tệ nhất mà mình từng làm? Ai trong chúng ta, nếu trực tiếp hoặc gián tiếp chịu trách nhiệm về việc chém giết hàng trăm người, kể cả một trong những đứa con của chính mình, lại không tìm cách dối lòng, điều mà, nếu không xét kỹ, có thể còn có vẻ sâu xa nữa chứ?
Cả hai Nick Geraci và Michael Corleone đều còn trẻ, thông minh, sáng tạo, cẩn trọng và cứng cỏi. Ai cũng có năng khiếu tái phát minh bản thân, biết cách thiết kế để được đánh giá thấp và rồi lợi dụng chuyện đó. Người ta vẫn thường nói rằng chiến tranh được tiến hành là để tạo ra hòa bình. Người ta vẫn thường nói rằng trái đất phẳng và rằng ma quỉ nói dối kiểu đó. Khôn ngoan là điều ít khi được nói ra (Vito Corleone quá cố vẫn thường nói) và càng ít khi được nghe theo.
Michael Corleone và Nick Geraci hẳn là đã có thể quyết định những chọn lựa khác. Những điều tốt đẹp hơn có thể đã dễ dàng xảy ra. Không có lí do gì mà họ lại được sinh ra để hủy diệt nhau.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bố Già Trở Lại!
Mark Winegardner
Bố Già Trở Lại! - Mark Winegardner
https://isach.info/story.php?story=bo_gia_tro_lai__mark_winegardner