Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Án Tử Một Tình Yêu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3
T
rước mặt Du là một công an đang chuẩn bị giấy bút. Còn sau lưng là nhóm công an bắt giữ khi nãy. Có vẻ Du chưa nhận thức được rõ ràng tình hình hiện tại của bản thân.
Cái nhìn trống rỗng, gương mặt Du xanh xao, những giọt nước mưa chưa kịp khô chảy từng dòng xuống cằm. Mưa làm mái tóc ngắn bết sát vào cổ nhiễu nước tong tong xuống đôi vai xụi lơ. Chiếc áo Du mặc màu máu đỏ nhạt đi, loang ra một vùng vì ướt. Hai bàn tay với làn da trắng nhợt nhạt đặt trên đầu gối chụm lại, cổ tay để yên trong còng số tám kim loại, bị ướt nó càng thêm lạnh.
Trong đầu Du lởn vởn những điều sắp bị tra hỏi và cô biết chắc mình sẽ không thể trả lời câu nào cả. Du thấy tâm trạng hiện tại rất tệ, do chưa tĩnh tâm được. Âm thanh bấm viết kêu khẽ, người công an Trại giam thở mạnh yêu cầu nữ phạm nhân khai báo lí lịch.
Hàng mi ướt nước nặng trĩu chớp nhẹ, giọng Du rời rạc chỉ nói bằng hơi thở nên rất nhỏ. Người công an ngừng viết, khẽ lia ánh mắt về phía Du trong khi cô đang cố để từ ngữ thoát ra từ cổ họng mình qua đôi môi nứt nẻ.
- Hai mươi ba tuổi? Thanh niên bây giờ chẳng xem pháp luật ra gì.
Du lặng im, cố dằn xuống một tiếng thở nặng nề trong lồng ngực. Nó được tựu hình từ cảm xúc khó chịu dồn nén. Có chút thay đổi. Nét mặt Du tự dưng lạnh tanh, băng giá. Không rõ là do câu nói vừa rồi của người công an kia hay do nước mưa đã lấy hết sức sống trên từng mảng da mặt.
- Hãy nói số điện thoại nhà để chúng tôi gọi cho gia đình chị.
- Tôi chỉ sống với con gái sáu tuổi...
- Chị có con gái sáu tuổi?
Người công an tiếp tục nhìn Du, nhíu mày. Du hiểu trong đôi mắt đó đang ẩn chứa dòng suy nghĩ gì, về việc cô sinh con khi chưa thành niên. Tiếp, anh ta hỏi:
- Vậy chị không còn người thân nào sao?
- Tôi còn một người cha... Nhưng tôi chẳng còn quan hệ gì với ông ta.
- Số điện thoại của cha chị là gì?
- Đừng gọi ông ta đến đây, tôi rời khỏi nhà sáu năm rồi.
Người công an nhắm mắt chán chường trước sự cứng đầu của phạm nhân trẻ tuổi. Anh chống khuỷu tay lên bàn, đầu hơi nghiêng qua phải, cao giọng:
- Này, thế vì sao lại giết người? Tôi cần nói chuyện với cha chị, hiểu chứ? Việc chị gây ra là trọng tội, gia đình chị sẽ được báo.
Bản thân Du chẳng thể nói rõ nguyên nhân khiến mình đi đến bước đường cùng này khi ra tay giết hai mạng người. Mọi ngôn từ hay những hành động liên quan đến chuyện bào chữa cho mình, tất cả đều khó khăn đối với Du.
Mặc nhiên, Du muốn bỏ chạy. Không hẳn là trốn chạy trước hành vi phạm pháp mình vừa gây ra mà chính xác, cô muốn chạy trốn khỏi thứ cảm xúc đang đè nặng. Nó làm Du đau kinh khủng. Du gọi đó là sự ân hận, cắn rứt. Tiếp theo lại nghĩ đến Hoàng Oanh, đứa con gái đáng thương không thể sống nếu thiếu cô.
Để mặc ánh nhìn sốt ruột cùng mấy câu hỏi cứ tua đi tua lại từ người công an đối diện, Du lướt đôi mắt qua các vật dụng trên bàn. Du tìm kiếm một vật dù bản thân chưa hình dung kỹ thứ ấy, mãi đến khi đôi mắt mau chóng chớp lấy đường nét của con dao rọc giấy. Để rồi tích tắc, hành động đến nhanh hơn suy nghĩ, Du đột ngột bật dậy đẩy ngã chiếc ghế phía sau xuống đất làm vang lên âm thanh "rầm".
Trước khi để nhóm công an kịp ngạc nhiên thì Du đã lập tức lao đến chụp lấy con dao rọc giấy. Việc tiếp theo, Du xoay qua đối diện với họ, quơ quơ con dao nhỏ sắc lẹm với kiểu đe dọa lẫn thách thức. Nhóm công an lùi ra sau vài bước, hai tay giơ lên đồng thời nói chậm rãi như trấn an nữ tội phạm đang kích động.
Thật chất, nỗi lo lắng từ nhóm công an hoàn toàn dư thừa bởi Du không có mục đích tấn công họ. Người mà cô nhắm đến, đáng ngạc nhiên thay, chính là mình! Tất cả chợt hiểu ra ý định tự sát khi thấy cô gái quay ngược mũi dao lại. Nhưng khi Du định dùng hết sức đâm dao vào cơ thể đang sống của mình thì thình lình một người công an chẳng rõ đã vòng ra sau lưng cô tự lúc nào, lao đến kịp thời chụp lấy tay đối phương.
Hai người công an khác cũng chạy lại kìm giữ Du. Họ đè cô nằm ngửa xuống mặt bàn, giật lấy con dao. Lúc ngã mạnh xuống cho đến lúc cảm nhận cú nhói ở sau lưng, đối với Du diễn ra chưa đầy một phút. Thở hổn hển, đầu ngoẹo sang bên, cô nhìn ra bên ngoài khung cửa sổ bị phủ ướt bởi màn mưa trắng xóa.
Đêm nay kỳ lạ quá đỗi, mưa cứ dai dẳng hệt như đã lâu lắm rồi Sài Gòn mới có mưa. Trùng hợp thay, cái ngày tàn khốc làm thay đổi cuộc đời Du cũng ướt át giống vậy. Như lẽ hiển nhiên, mỗi lần có mưa, đời cô lại rẽ bước ngoặt mới. Nhưng nó không hề tốt đẹp, chỉ là sự giày vò của số phận...
Kìm giữ được Du rồi, bấy giờ công an mới phát hiện lớp da dưới cánh tay phải cô bị đứt toạc một đường, máu chảy loang khắp mặt bàn. Ban nãy trong lúc giằng co, lưỡi dao bén nhọn kia đã kịp cắm vào da thịt lạnh lẽo ấy. Không còn cách nào khác, họ đành gọi bác sĩ đến băng bó vết thương cho Du.
Vị bác sĩ trung niên của trại tên Hiên với cặp kính xệ xuống cánh mũi, cẩn thận rửa vết thương trên tay Du. Dù trời mưa và không khí lạnh bao trùm, ấy thế ông vẫn toát mồ hôi liên tục. Nguyên nhân cũng bởi ông bắt gặp đôi mắt tối đen của Du, giống đáy hồ sâu phủ đầy lục bình, chẳng một tia sáng nhỏ nhoi nào tồn tại.
Một ánh mắt khiến người ta bất an.
Công việc băng bó cũng xong xuôi. Vị bác sĩ quệt mồ hôi, quay qua nhóm công an nói về tình hình vết thương. Chỉ trong một khoảnh khắc từ kẽ hở rất nhỏ, khi ánh mắt những người mặc quân phục rời khỏi mình, Du nhanh như cắt rút lấy cây kéo trong cặp của bác sĩ. Không muốn thất bại giống khi nãy, lần này Du giữ kéo rồi đâm vào bụng mình.
Kim loại xé rách da thịt để chui vào bên trong cơ thể, cảm giác đau kinh khủng. Đó là điều duy nhất Du nhận thấy khi ngã nhào xuống đất. Trước khi ngất lịm, những bóng dáng loáng thoáng lướt qua trước mặt nhưng Du vẫn nhìn về cửa sổ. Phản chiếu trong đôi mắt tăm tối hơn ao tù ấy, hình ảnh những giọt mưa rơi mãi. Rồi một đốm sáng vụt lóe lên qua cái nhìn khoắc khoải. Dẫu thế, tia sáng đã tắt rất nhanh, chẳng khác gì ngôi sao nhỏ giữa đêm tối mịt mùng bị màn mưa vùi lấp.
*****
Sáng hôm sau, Đồng Văn đến gặp Phó giám thị Dũng. Âm thanh xê dịch cửa kêu khẽ, Phó giám thị Dũng rời mắt khỏi đống giấy tờ, nhìn lên thấy chàng bác sĩ trẻ bước vào. Gương mặt nghiêm nghị biến mất thay vào đó là nụ cười nhẹ nhàng, anh rời bàn đi vòng lên trước đối diện với Văn:
- Có một phạm nhân nữ tinh thần không ổn định. Tôi đã yêu cầu vài bác sĩ đến kiểm tra nhưng tình hình khá tệ. Hết cách, tôi đành phải nhờ anh.
- Phạm nhân nữ ấy gặp vấn đề gì?
Phó giám thị Dũng chậm rãi cầm lấy xấp giấy A4 bấm kim nằm ngay ngắn trên mặt bàn. Hẳn ai cũng đoán được, đây là tài liệu thông tin về nữ phạm nhân trẻ tuổi kia. Lướt sơ qua dòng chữ đánh máy chi chít, anh đọc cho Văn nghe:
- Phạm nhân tên Vân Du, hai mươi ba tuổi, khoảng tuần trước đã sát hại hai người trong bệnh viện. Du không bằng cấp, nghề nghiệp không ổn định, công việc chủ yếu là làm bán thời gian trong một siêu thị. Du sống với con gái tên Hoàng Oanh sáu tuổi. Có một người cha và mẹ kế...
Phó giám thị Dũng ngưng lại, tiếp tục hướng mắt vào Văn. Đó không phải cái nhìn lưỡng lự chỉ là việc sắp tiết lộ về một điều bất ngờ. Lông mày đang chau lại chợt dãn ra nhẹ nhàng, nét mặt bình thường hơn khi anh thở dài:
- Người phụ nữ bị giết là mẹ kế của phạm nhân.
Văn khó hiểu trước hành động giết người tàn nhẫn của cô gái tên Vân Du. Mẹ kế, tuy không phải ruột thịt nhưng cũng là vợ của cha, chưa kể lại sống chung một nhà, tại sao cô ta có thể thẳng tay giết bà ấy? Phía sau chuyện này liệu có uẩn khúc hay chỉ đơn thuần Du là kẻ điên loạn? Văn hỏi tiếp về nạn nhân thứ hai. Phó giám thị Dũng hạ giọng:
- Đó là một bác sĩ trẻ tên Dương, ở khoa nhi của bệnh viện đó. Anh ấy chết ngay tại chỗ với một vết đâm chí mạng ngay tim.
- Vân Du, cái tên rất hay, nghĩa là rong chơi cùng mây. - Văn nhìn những đám mây vô hại trôi lãng đãng qua bầu trời, nói câu chẳng ăn nhập gì với nội dung cuộc đối thoại nãy giờ - Vậy vấn đề phạm nhân đó gặp là gì?
- Ngay trong đêm vừa vào Trại giam, Du đã tự đâm mình. Trước, là con dao rọc giấy, sau đó đến kéo của bác sĩ. Suốt mấy ngày nằm điều trị ở khu bệnh xá, phạm nhân này tinh thần khá bất ổn và thường gọi tên con gái Oanh.
Phó giám thị Dũng quay trở lại bàn đặt xấp giấy xuống. Âm thanh kéo ghế kêu kít, anh lồng hai bàn tay vào nhau, nói tiếp vấn đề kia:
- Tóm lại, chúng ta cần củng cố tinh thần cho phạm nhân Vân Du.
Văn xem câu nói nghiêm túc phát ra từ vị Phó giám thị này là một yêu cầu ngầm dành cho mình: "Hi vọng bác sĩ sẽ giúp đỡ phạm nhân".
Đây vốn dĩ là công việc của Văn nhưng có một điều thầm kín nào đó đã biến thành sự cản trở. Thật sự Văn mang ác cảm với những kẻ sát nhân. Dù thế, Văn hiểu bản thân cần gạt nó qua một bên. Anh là bác sĩ tâm lí, nhiệm vụ hàng đầu là điều trị cho bệnh nhân chứ không phải thi hành pháp luật. Với một lương y, phán xét con người là điều tối kị.
- Tôi biết phải làm gì. Liệu, cái án mà phạm nhân đó gánh lấy là tử hình?
- Có thể, căn cứ theo điều 93 Bộ Luật hình sự.
Văn nở nụ cười kỳ lạ, có lẽ mang hàm ý về một điều hoang đường nào đấy:
- Đã là tử tù, nếu muốn tự tử thì vì sao chúng ta phải ngăn cản? Bởi dù gì đi nữa trước sau gì họ cũng chết.
- Họ sẽ chết nhưng không được bằng cách tự tử. Chính luật pháp mới có quyền kết thúc cuộc đời họ. Phạm tội thì sẽ bị trừng phạt. Trước khi lãnh án của tòa, họ buộc phải sống. Họ cần biết, mình là kẻ có tội.
- Đó là sự nhân từ trong pháp luật?
- Đó là sự công bằng!
Phó giám thị Dũng nhấn mạnh năm từ cuối như muốn kết thúc cuộc tranh luận mặc cả về sinh mạng tù nhân. Gương mặt đăm chiêu, ánh nhìn đanh sắc, anh đang yêu cầu chàng bác sĩ trẻ ngừng việc chỉ trích tử tù. Anh kéo Văn về đúng với nhiệm vụ của mình, công việc của một bác sĩ điều trị tâm lí.
Hiển nhiên Văn nhận ra điều đó qua dáng vẻ nghiêm nghị từ vị Phó giám thị trung niên. Không nói gì thêm, Văn khẽ cúi đầu rồi bước ra khỏi phòng. Có lẽ một bác sĩ như anh sẽ khó mà hiểu được những lời đó.
Khi cánh cửa khép lại, Phó giám thị Dũng mới thở ra thật mạnh. Anh có phần ngạc nhiên trước phản ứng kỳ lạ của Văn, trong khi bình thường Văn vẫn là một bác sĩ thân thiện. Sự ác cảm vừa rồi là do Văn bất mãn trước tội ác của Du hay còn ẩn chứa bí mật gì? Khẽ khàng, Phó giám thị Dũng nhìn ra bên ngoài cửa sổ phòng, nơi những cành cây khẳng khiu phủ màu xanh lá. Lòng tự nhủ, một mùa hạ nữa lại đến ở Trại giam.
***
Vân Du không nghĩ mạng mình lại lớn đến vậy. Rõ ràng khi đó chiếc kéo đã đâm vào bụng, Du cảm nhận cái đau ghê gớm như thể đang cận kề cái chết, ấy vậy sau cùng vẫn được cứu sống. Du hiểu, ngay cả quyền được chết mà mình cũng không thể có. Tiếp theo là cô phải gặp một bác sĩ tâm lí để điều trị.
Đồng Văn mở cửa phòng bệnh xá bước vào, thấy người con gái ngồi ngay bàn khám như bừng tỉnh rồi chậm rãi ngước mặt lên. Ấn tượng đầu tiên của Văn đối với Du là một nỗi u uất bao phủ khắp người cô, da dẻ nhợt nhạt như mất hết sức sống. Mọi đường nét trên gương mặt đều cứng đơ chẳng khác gì tượng đá. Đặc biệt là đôi mắt. Tối đen, sâu hút không có lấy điểm sáng nào. Dẫu Du đang nhìn mình nhưng Văn cảm giác đôi mắt đó cứ treo lơ lửng ở một nơi nào rất xa xôi.
Văn đến bên bàn, kéo chiếc ghế ở phía đối diện ra và ngồi xuống. Du im lặng, không có biểu hiện của việc bắt đầu cuộc đối thoại. Nhẹ nhàng đặt hồ sơ bệnh lí cùng cuốn sổ nhật kí lên bàn, Văn làm nhưng vẫn kín đáo quan sát đối phương. Anh nhận ra Du thật sự không nhận thức về sự hiện diện của mình.
- Tôi tên Đồng Văn, bác sĩ tâm lí của Trại giam. Kể từ giờ, tôi sẽ điều trị cho phạm nhân Vân Du. Mong cô hợp tác với tôi để việc điều trị được thuận lợi.
Văn giới thiệu ngắn gọn, cốt chỉ để kéo sự chú ý của Du trở về thực tại. Nhưng có vẻ nó chẳng đạt được kết quả gì bởi Du tiếp tục im lặng đồng thời hướng đôi mắt tối tăm vào một điểm chơi vơi trên vai anh chàng bác sĩ.
Cuộc đối thoại chỉ mới bắt đầu mà lại có chiều hướng sắp đi vào ngõ cụt. Văn nhận ra Du đang mang nỗi u uất rất nặng nề. Chậm rãi kéo cuốn nhật kí ra giữa bàn, Văn đành nói tiếp những điều cần nói:
- Một tuần chúng ta sẽ gặp nhau vào ngày thứ ba, nếu bệnh tình cô trở nên nặng hơn thì sẽ hai ngày, thậm chí là ba ngày. Để dễ dàng cho việc trị liệu, tôi muốn cô viết nhật kí. Không cần quá nhiều, đơn giản là viết ra những cảm xúc và suy nghĩ trong lòng vào mỗi ngày. Tôi sẽ theo dõi tâm lí của cô...
- Không cần đâu bác sĩ.
Cuối cùng Du cũng đã chịu lên tiếng. Hành động cắt ngang đột ngột diễn ra nhanh chóng, ngắn gọn. Văn lại nhìn Du, ngạc nhiên như muốn hỏi câu nói vừa rồi là có ý gì.
- Trước sau gì tôi cũng lãnh án tử, làm thế chỉ vô ích.
Ánh mắt Du vẫn tối lắm, nhưng không hiểu sao lại kiên quyết đến thế. Điều đó khiến Văn lấy làm lạ. Một khoảng lặng kéo đến lấp đầy cái không gian ngột ngạt chật chội ở nơi này. Những ngón tay gõ đều trên cuốn nhật kí, Văn tiếp lời:
- Dù muốn chết thì cô cũng phải đứng trước tòa để lãnh án. Mà phiên tòa sẽ không mở khi phạm nhân đang bất ổn, vậy nên hãy chấp nhận điều trị đi.
Du nghĩ, có lẽ đây là lần đầu tiên một bác sĩ lại khuyên nhủ phạm nhân bằng các lời lẽ thẳng thắn đến vậy. Không giáo điều hay sáo rỗng. Hẳn thế mà Du bấy giờ mới nhìn trực diện vào Văn, khi mà mấy phút qua cô đã lờ đi sự tồn tại của anh. Chàng bác sĩ trẻ mang gương mặt tĩnh lặng, điềm nhiên cùng với đôi mắt sâu thẳm mà vô cảm. Văn không né tránh Du, tự dưng đề cập đến vấn đề khác:
- Cô có con gái sáu tuổi tên Hoàng Oanh?
Du không đáp. Văn cũng chẳng cần câu trả lời vì sẽ hỏi câu thứ hai:
- Vậy cha đứa bé là ai? Hiện đang ở đâu? Anh ta có biết cô bị bắt?
Một sắc thái kỳ lạ lướt qua gương mặt tĩnh lặng đó. Văn dường như phát hiện có tia sáng sắc lẹm vụt lên trong đáy mắt Du. Hệt những điều Văn vừa hỏi đã vô tình chạm đến góc khuất sâu kín của người con gái bí ẩn này.
Và rồi dĩ nhiên, Văn không nhận được đáp án nào cả ngoài tiếng thở khô khốc phát ra từ phía đối diện. Vì phản ứng khác thường ấy nên bất giác, trong Văn xuất hiện sự tò mò. Giờ thì anh đã hiểu vì sao bản thân lại thấy Du thật u uất, là bởi cô mang những bí mật.
- Nếu cô điều trị cho tinh thần ổn định thì chí ít sẽ được gặp lại con gái.
Văn đẩy cuốn nhật kí đến trước mặt Du một cách chậm rãi nhưng kiên quyết. Và cuộc gặp gỡ chóng vánh giữa họ ngày hôm đó kết thúc vẫn là trong sự im lặng từ Du.
*****
Vân Du mặc áo tù nhân sọc đen trắng mang con số 3969, chậm rãi theo gót quản giáo Ngà đi đến buồng giam số 5 khu II. Du sẽ phải ở đây một thời gian cho việc điều trị tâm lí ổn định và chờ phiên tòa xét xử được mở. Dãy hành lang dài vắng lặng nửa tối nửa sáng do ánh đèn neon vàng vọt hắt ra. Trời bên ngoài đã về đêm. Du không biết điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước trong khoảng thời gian đợi chờ đằng đẵng sắp tới. Cô chỉ biết để mặc cho số phận dẫn lối, chẳng buồn kháng cự.
Quản giáo Ngà mở khóa buồng giam, nhẹ nhàng quay qua nhìn nữ phạm nhân trẻ với một cái gật đầu khẽ như yêu cầu cô hãy bước vào. Đôi môi bợt bạt của Du mở hé, nói lời cảm ơn cán bộ. Du vừa bước vào, cánh cửa sắt của buồng giam số 5 lạnh lùng đóng lại.
Du đưa mắt quan sát căn phòng khá rộng và thoáng với những ô cửa sổ nhỏ. Phòng xây hai bục cao lát gạch men sát tường, ở giữa là lối đi. Phía trên thêm hai tầng lửng. Những phạm nhân nữ trải chiếu nằm gần nhau và lúc này họ đang lần lượt ngồi dậy, mấy chục con mắt mở thao láo hướng về phía Du, phạm nhân mới vào buồng. Tia nhìn soi mói, hiếu kỳ, thản nhiên hay hăm dọa đều có.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Án Tử Một Tình Yêu
Võ Anh Thơ
Án Tử Một Tình Yêu - Võ Anh Thơ
https://isach.info/story.php?story=an_tu_mot_tinh_yeu__vo_anh_tho