Chương 2 -
i học về, Thùy Vi không dừng chân ở phòng khách, trêu chọc Trúc Chi vài câu như thường lệ. Đặt chiếc cặp lên bàn, con bé bước vào phòng riêng vội vã. Bởi trong cơ thể của nó vừa có biến chuyển lạ lùng, báo cho nó một tin mừng, rằng nó đang đứng giữa điểm giao thời của một đứa trẻ con và một nàng thiếu nữ.
Một thiếu nữ mười sáu tuổi với mái tóc dài buông óng mượt trên lưng, đôi mắt long lanh còn nguyên vẻ ngây thơ trong sáng, nụ cười e ấp như nụ hoa vừa hé trên gương mặt trái xoan mịn màng tinh khiết. Khiến người ta nghĩ ngay đến nét đẹp kiêu sa, thánh thiện của Đức Mẹ Maria mà các danh họa đã cố tâm tìm kiếm.
Đưa tay kẹp gọn mái tóc bằng cây kẹp nơ nho nhỏ, lòng con bé trĩu buồn. Nó đang có một niềm vui mà không biết chia sẻ cùng ai. Niềm vui của một cô nữ sinh vừa bước vào trường trung học. Ôi, giá mà cha còn sống, cha sẽ vui biết bao nhiêu. Cha sẽ chở nó trên chiếc môtô to, cho nó mặc sức nũng nịu, vòi vĩnh cha từ chiếc cặp da đến chiếc áo dài trắng bằng vải katê.
Con bé không dám để nổi buồn vương lên đôi mắt. Nó phải vui để các em trông vào mà nương tựa. Từ hơn sáu tháng, thùy Vi trở thành mẹ của hai em.
Bắc nồi cơm lên bếp, Thùy Vi bắt đầu thái thịt. Hôm nay, nó cho các em ăn thịt nướng. Hoàng Phú thích món này lắm, y như sở thích của cha.
Tiếng mỡ xèo xèo, cùng hơi thịt bốc lên thơm ngát, thùy Vi bồi hồi nhớ mẹ. Có mẹ, nó không phải mó tay vào bất cứ chuyện gì. Một tay mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà. Khác với nhiều gia đình giàu có khác, cha mẹ không thích mướn người làm, và có lẽ vì vậy mà không khí trong gia đình bao giờ cũng tràn ngập tiếng cười vui.
Thùy Vi thèm được sống những phút giây như vậy lắm. Ôi, còn gì sướng hơn khi công việc nhà đã làm xong, ru cho Trúc Chi an giấc, được nằm dài trên giường thả hồn về dĩ vãng, để được nghe cha kể chuyện tếu lâm, ngồi trong lòng mẹ ngửi mùi nước hoa thơm ngát mà ăn bánh của chú Hoàng Phong.
Nhắc đến Hoàng Phong, lòng thùy Vi bỗng yên ổn lạ lùng. Từ lúc cha mẹ mất đi, căn nhà này chỉ còn Hoàng Phong lui tới. Khi thì gói bánh, lúc chục xoài, trái mít. Tự bao giờ, con bé thấy mình kính chú như cha, trao tất cả niềm tin cậy.
Mà chú tốt thật đấy chứ. Bỏ hẳn cả việc gia đình để lo cho chúng nó. Nhìn chú tất bật, chạy lo bán giùm căn nhà bốn tầng hoang vu lạnh lẽo. Con bé thấy thương làm sao những giọt mồ hôi lấm tấm. Rồi giận Hoàng Phú, khi thấy em tỏ ra không thân thiện với chú. Chú ấy lớn, nói phải thì mình nghe. Chỉ có ba đứa trẻ con, lại ở trong toà nhà như vậy, không bị ma bắt thì cũng có ngày bị ăn trộm vặn cổ như chơi.
Đâu phải ai cũng sẵn lòng như chú, lặn lội tận hang cùng ngõ hẻm để tìm mua cho chúng căn nhà nhỏ thật dễ thương, rồi còn mướn thầu xây cất lại cho thật khang trang, xinh xắn.
Lòng con bé lại lo lo, không biết số gia tài của cha để lại đã xài hết bao nhiêu. Chỉ biết dạo này nó tiêu tiền quá đỗi. Cứ vài bữa, Hoàng Phong ghé lại đưa cho nó cả trăm ngàn.
Thùy Vi không hiểu sao cha mình lạ thiệt nợ nhiều như vậy, những con nợ cứ vây lấy chú Hoàng Phong, làm chú ấy phải cuống lên, trông thật là tội nghiệp. Nhiều lúc con bé cũng cảm thấy hoang mang, không biết cha nó còn nợ bao nhiêu và bao giờ người ta mới không tới làm khó dễ.
- Chị Thùy Vi ơi, cơm chín chưa? Em đói bụng quá rồi.
Tiếng Trúc Chi đưa con bé thoát khỏi vòng suy tưởng. Nó chợt nhăn mặt nhìn em
- Ờ, chín rồi. Nhưng nhìn em kìa, đầu cổ sao dính toàn lá chuối.
Trúc Chi đưa tay vuốt tóc, mỉm cười:
- À, em làm cô dâu đó mà, chị thấy em có đẹp không?
Thùy Vi ngồi xuống ôm em vào lòng:
- Đẹp lắm, để chị bế em ra rửa tay rồi vào ăn cơm nhé.
Trúc Chi gục gặc đầu:
- Dạ … nhưng mà … - con nhỏ phụng phịu – em hổng ăn đâu, em chờ anh Hoàng Phú.
- Ờ – Thùy Vi bế em đi ra sàn nước – chị em mình cùng chờ anh Phú.
Trúc Chi yêu kính Hoàng Phú vô cùng. Đang nhõng nhẽo, khóc nhè, nghe tiếng anh là trở nên ngoan ngoãn, dễ bảo ngay.
Reng … reng … reng
Tiếng chuông cửa vang dồn dập.
Trúc Chi vỗ tay reo lên.
- A, anh Phú về rồi. Anh Phú về rồi.
Thùy Vi lau nhẹ tay em.
- Ờ, chị em mình ra mở cửa cho anh Phú.
- Hông – Trúc Chi giật tay ra khỏi tay của chị chạy đi – Em mở cửa cho anh Phú
Thùy Vi nhìn theo em mỉm cười rồi quay qua lo dọn chén. Giờ này, các em đã đói bụng lắm rồi.
- Thùy Vi dọn cơm hả, cho chú ăn nhờ một chén – Một giọng nam trầm ấm vang lên.
Thùy Vi quay lại reo lên mừng rỡ:
- Ôi, chú Hoàng Phong, con mong chú quá.
Trúc Chi giậm chân phụng phịu:
- Chẳng phải là anh Hoàng Phú.
Hoàng Phong cười vang, chàng bế con bé lên tay, nựng khẽ mặt nó:
- Chú hông được sao? Trúc Chi không thích chú đến à?
Trúc Chi cười vui, phô nguyên hàm răng sữa:
- Con thích chứ, nhưng con thương anh Hoàng Phú của con hơn.
Hoàng Phong làm ra vẻ phật lòng, Trúc Chi vội ôm mặt chàng, hôn chụt một cái.
- Thôi thôi. Trúc Chi thích chú Hoàng Phong nhiều vậy
- Giỏi lắm, thưởng cho Trúc Chi đây – Hoàng Phong cho tay vào túi, lấy viên kẹo chanh trao cho nó, rồi khẽ khàng đặt con bé ngồi vào ghế, quay sang hỏi Thùy Vi.
- Cháu mong chú đến có việc gì không?
Con bé khẽ lắc đầu:
- Không có chị Con nhớ chú và buồn quá. Hôm nay chú ở lại ăn cơm với tụi con nhé.
Hoàng Phong xắn tay áo, ngồi vào ghế:
- Dĩ nhiên rồi
- Hông được – Trúc Chi lại kêu to – Còn phải chờ anh Phú nữa.
Hoàng Phú vừa đi học về tới, cậu trả lời em.
- Anh về rồi đây, Trúc Chi ơi.
Con bé quay nhanh người lại, làm chiếc ghế đổ mạnh về sau, hất nó té dài trên đất
Hoàng Phú hốt hoảng, vội bế nó lên tay.
- Trúc Chi em có đau không?
Dĩ nhiên là đau lắm, Trúc Chi không muốn anh lo lắng, nó lắc đầu nguầy nguậy:
- Hổng có đau. Anh phú này, anh há miệng ra đi.
Dù không biết con bé muốn gì, Hoàng Phú vẫn chìu em, há miệng thật tọ Trúc Chi móc nhanh viên kẹo trong miệng mình bỏ vào miệng anh:
- Cho anh nè, của chú Hoàng Phong cho đó.
Chưa kịp cảm nhận vị ngọt viên kẹo, Hoàng Phú đã nhăn mặt, nhổ toẹt. Viên kẹo văng xuống đất, Trúc Chi giãy lên khóc - Sao anh lại nhổ kẹo của em?
Hoàng Phú vội vã thanh minh:
- Đâu, anh đâu có nhổ kẹo của em. Đây là kẹo của chú Hoàng Phong mà.
Hoàng Phong tái mặt, Thùy Vi vội bảo em:
- Trúc Chi, để anh Phú rửa tay rồi ăn cơm. Hoàng Phú em không trông thấy ai sao?
Hoàng Phú ngẩng đầu, tia mắt lạc hẳn đi, giọng khàn khàn:
- Dạ, con chào chú.
- Chào cháu – Trông giọng nói của chàng như pha chút gì thương cảm – Vừa đi học về hả? Hôm nây trong trường của cháu có gì lạ không?
Hoàng Phú đã đi thẳng vào toileThạnh Tiếne, dường như nó không nghe lời chàng hỏi. Sao nó lại không có cảm tình với chàng nhỉ? Hoàng Phong thầm thắc mắc.
Bữa cơm diễn ra trong không khí chán chường, lạt lẽo. Đó là do lỗi của Hoàng Phú, cậu bé cứ làm lì, trả lời nhát một, trong lúc Hoàng Phong gần như chỉ muốn chuyện trò cùng cậu.
- Thùy Vi này – Đang ăn, chừng như sực nhớ ra, Phong nhìn Vi – Hôm nây chú đem bản thanh toán, chi phí trong sáu tháng qua cho cháu xem đây.
Thùy Vi vội xua tay:
- Kìa chú, sao chú làm như vậy, tụi con coi chú như cha.
Hoàng Phong cười vui:
- Phải rồi... nhưng tình cảm là tình cảm, tiền bạc là tiền bạc. Tính chú ưa sòng phẳng. đây cháu xem đi.
Trước mắt con bé là một bản giấy chi chít số. Tất cả những thứ chú Hoàng Phong đều ghi ra rành mạch, những con số đến hoa cả mắt. Thấy nó cứ ngẩn ngơ, chàng đưa tay chỉ vào những con số nói:
- Này, cái này là số tiền của cha để lại, số tiền bán cửa hàng, bán nhà. Tổng cộng là 240 cây. Bên đây – Hoàng Phong lật tờ giấy ra sau – Đây là phần chú chi ra, nhiều khoan có cả khoan mua quan tài, làm đám. Tiền ăn của các cháu trong sáu tháng. Tiền sửa lại căn nhà này, vì chỉ là hai trăm cây cả thẩy.
Thùy Vi giật mình, không ngờ chị em nó lại tiêu tiền nhiều như vậy. Như đoán được điêu lo ngai trong lòng nó, Hoàng Phong cất giọng bề trên:
- Giờ đây gia tài của các cháu chỉ còn bốn mươi cây. Chú thật lo ngại.
Thùy Vi cất giọng run run:
- Có lẽ từ này, chúng cháu phải dè xẻn từng đồng một.
Chàng mỉm cười:
- Chưa đến nỗi như vậy đâu cháu. Chú có quen với một người bạn. Anh ta đang huy động vốn với lãi suất cao để mở một dịch vụ kinh doanh. Chú nghĩ bốn mươi cây vàng này, nếu cho anh ta vây, mỗi tháng cháu sẽ lấy lời bốn cây. Dư sức cho các cháu sống phủ phê.
Mắt con bé sáng lên, Hoàng Phong lại lấy ra một tờ giấy khác:
- Đây là biên nhận của chú ấy ghi, hàng tháng cháu hãy đến đây nhận lãi.
Thùy Vi ngước mặt lên:
- Vậy chú cứ giữ giấy nầy rồi tới tháng lãnh giùm con, chớ con nhỏ thế này….
Chàng trầm ngâm suy nghĩ:
- Chú muốn lắm, kẹt nỗi đầu tháng này, chú phải sang Úc làm một chuyến du lịch dài sáu tháng. Thằng cháu bảo lảnh
Thấy mắt con bé chợt buồn, chàng dỗ dành:
- Đừng buồn, khi về chú sẽ có quà, còn bây giờ chú về đây– Hoàng Phong vo tròn viên giấy, quăng xuống gầm bàn, quay nhìn Hoàng Phú nói thương yêu.
- Chú về đây, ráng học giỏi nghe con
Thấy Hoàng Phú vẫn lặng yên, Thùy Vi khẽ nhắc em
- Kìa Phú em có nghe chú nói gì không?
Hoàng Phú quắc mắt nhìn lên, tự dưng Hoàng Phong nghe toàn thân nổi đầy gai óc, chàng xoa hai tay vào nhau, lúng túng.
- Thôi chú về nghe
Thùy Vi tiễn Hoàng Phong ra tận cửa. Hoàng Phú ngồi sụp xuống bàn lượm viên giấy nhỏ. Trúc Chi khom người xuống nhìn anh
- Anh Phú ơi, anh lượm gì vậy?
Đôi mắt cậu bé liếc nhanh qua dòng chữ chi chít trên tờ giấy trắng, rồi bỏ nhanh vào túi. Hôn lên mái tóc ngắn của em, Hoàng Phú thản nhiên
- Không có gì đâu em
Trúc Chi nhìn anh, môi nở nụ cười rạng ngời hạnh phúc. Đôi mắt Hoàng Phú đăm đăm nhìn về điểm vô hình như suy nghĩ điều gì quan trọng lắm.
Dắt chiếc Chally vào bãi gởi xe, khóa cẩn thận, Thùy Vi bước ung dung vào căn nhà sang trọng với bốn tầng lầu. Đây là văn phòng giao dịch của cơ sở sản xuất giầy da Thạnh Tiến.
Con bé đi phăng phăng lên lầu, chẳng chút ngại ngần. Hơn một năm nay rồi, chị em nó được no ấm là nhờ số tiền lời bốn mươi cây vàng mà cơ sở sản xuất giầy vây mượn
Đưa tay đẩy cánh cửa kiếng một căn phòng sang trọng, Thùy Vi chợt dừng lại, người tiếp nó không phải là cô thư ký dễ thương, có giọng nói ngọt ngào, mà lại là một thanh niên vẽ mặt khó đăm đăm.
- Dạ thưa chú… - nó rụt rè – chẳng hay chị Lan Thanh…
Người thanh niên mãi mê bên máy vi tính, giờ mới ngẫng đầu lên, giọng lạnh lùng:
- Lan Thanh nghĩ việc rồi. Cô tìm chi ấy để làm gì?
Thùy Vi rụt rè, đạt quyển sổ xuống bàn:
- Dạ cháu đến để nhận tiền lời tháng này.
Người thanh niên cầm quyển sổ lật xem, nheo mắt nhìn con bé rồi hỏi
- Cha mẹ của cô đâu không đi lảnh chứ?
Giọng Thùy Vi chợt buồn:
- Dạ cha mẹ cháu mất cả rồi.
- Mất cả rồi? – Chàng trai hỏi lại như chưa tin. Nhìn chầm chầm vào người con bé một lúc lâu anh thở dài, khoát tay – Tiếc là tôi không giải quyết tiền lời cho bé được. Bé về đi vài ngày nữa hãy đến đây.
- Dạ – Thùy Vi thấy hoang mang, không biết nói sao. Nó nhận lại quyển sổ từ tay người đàn ông lạ – cháu về đây.
Nó chầm chậm bước đi trước ánh mắt nửa giễu cợt, nửa thương hại của người thanh niên mới gặp.
Chị Lan Thanh đi đâu nhỉ? Con bé tự hỏi lòng khi cho xe chạy về nhạ Việc này phải hỏi lại chú Hoàng Phong mới được. Nghĩ thế, nó nhấn ga mạnh thêm chút nữa.
Hoàng Phong đến tự bao giờ, đang ngồi ở ghế salon đợi nó với vẽ mặt buồn buồn. Trong lòng chàng, Trúc Chi nghịch ngợm cây bút tuyệt đẹp.
- Thùy Vi, cháu vừa đi lên văn phòng giầy Thạnh Tiến phải không?
Vừa gặp mặt nó, Hoàng Phong đứng bật dậy hỏi nhanh.
Thùy Vi khẽ gật đầu:
- Dạ.
- Họ trả lời sao?
Con bé kể lại câu chuyện mà lòng hoang mang. Nghe xong, Hoàng Phong đặt tờ báo vào tay nó.
- Cháu đọc đi.
Thùy Vi cúi xuống tờ báo đọc ngấu nghiến. Càng đọc, nó càng thấy lạ lùng không hiểu. Tại sao họ bảo cơ sở giầy Thạnh Tiến mượn đầu heo nấu cháo? Việc huy động vốn để sản xuất chỉ là cái cớ để họ thu gom tiền của mọi người
- Như vậy là sao hả chú Phong? – Thùy Vi ngơ ngác – Cháu không hiểu.
Hoàng Phong đưa tay sờ cằm:
- Cháu nghe chú nói đay, cơ sở sản xuất giầy chỉ là một cái mặc ngụy trang để họ vây tiền của những người ham lãi suất cao như chúng tạ Sau khi đã thu gom được một số lớn, họ đã cao chạy xa bay rồi.
Thùy Vi điếng hồn:
- Vậy có nghĩa là…
Hoàng Phong gật đầu, nói luôn:
- Nghĩa là họ giật của chúng ta.
- Vậy là…. vậy là mình mất hết tiền sao?
Con bé bật khóc. Trúc Chi thấy vậy nhào qua tay chỉ:
- Sao chị hai khóc vậy, chị hai?
Thùy Vi ôm em vào lòng, viễn cãnh đời nghèo càng làm cho nó khóc nhiều hơn, Hoàng Phong đưa tay vuốt tóc vỗ về:
- Nín đi cháu, đâu phải một mình cháu mà cả chú, nhiều người cũng bị giật thế nầy. Nhà nước đang thanh lý cơ sở, tìm bắt ông giám đóc cơ sở Thạnh Tiến. Yên tâm đi, không mất đâu mà cháu sợ.
Lời chàng nói đã làm an lòng con bé. Dù sao nó cũng chỉ là một đứa trẻ con, chưa tùng trải việc đời, nói gì mà nó chẳng nghe.
- Chú ơi – Thùy Vi lau nước mắt – Thế chú cũng gửi tiền cho ông Thạnh Tiến nửa à?
Hoàng Phong gật đầu, móc túi lấy sổ gởi tiền, lật cho Thùy Vi xem.
- Đây, chú có nói dối đâu. Cả trăm cây chứ ít ỏi gì.
- Bị mất nhiều tiền, chú hỏng tiếc sao?
Hoàng Phong cười gượng gạo:
- Sao cháu bảo là chú không tiếc?
Trúc Chi xen vào:
- Vì chú không khóc như chị của cháu
Chàng nựng cằm đứa tre?
- Chú lớn rồi, không khóc được
Đưa mắt xem đồng hồ, Hoàng Phong nói nhanh:
- Chú phải về nha đây. An tâm, chú sẽ theo dõi, có gì chú báo lại
Hoàng Phong bước đi vội vã. Trúc Chi quay lại hỏi:
- Sao chị khóc vậy, chị Thùy Vi?
Nước mắt lại lăn dài, Thùy Vi đặt cằm lên tóc em:
- Chị làm mất hết tiền rồi
Trúc Chi nói tỉnh:
- Thi thôi, ít bửa nửa ba về, ba lại cho chị nhiều hơn
Ba về ư? Thùy Vi thầm kêu trong dạ: Phải, có ba thì nói làm gì. Tội nghiệp cho Trúc Chi, nó cứ tin vào lời chị và chú Hoàng Phong, ngỡ ba đi tìm mẹ chưa về.
- Chị Thùy Vi nè – nó lây mạnh vai chị – bao giờ thì ba mới tìm ra mẹ? Em nhớ ba, nhớ mẹ quá rồi, chị dắt em đi tìm ba mẹ lẹ lên.
Lòng đau như cắt, Thùy Vi cố nén tiếng nấc dỗ em:
- Ừ, ngày mai thì ba về rồi, tìm chi nửa. Bây giờ thì chí đi nấu cơm cho em ăn nhé.
- Hong – Trúc Chi bỏng khóc òa lên – Em hỏng ăn cơm, chị nói gạt em. Chị nói mai ba về, mai ba về hoài mà hỏng thấy ba đâu. Chị phải dắt em đi tìm ba liền cơ
Nói xong, con bé lăn đùng ra đất, khóc ầm ĩ. Thùy Vi ngồi xuống bên em, nài nĩ?
- Để chị dắt em đi tìm ba, nhưng phải để mưa tạnh đã, bộ em muốn chi em mình ướt như chuột hết sao?
Vừa chống tay ngồi dạy, Trúc Chi lại lăn ra đất, khóc lớn hơn
- Hong, đi liền bây giờ em mới chịu. Chị lấy dù đi
Thương em, Thùy Vi đành phải chiều em:
- Em chờ chị một chút
Trúc Chi chạy lon ton theo chị, miệng cười vui khi trên má trên môi còn đẫm nước mẳt:
- Mình đem áo mưa theo nữa nghe chị. Cho ba với mẹ đội chung, còn hai chị em mình đã có cây dù
Cầm áo mưa trên tay, lòng quặn thắt, Thùy Vi dắt em đi chầm chậm trên đường. Mưa gió tơi bời như xót thương cho đôi chim nhỏ?
Đi về đâu? Thùy Vi dừng lại, nhìn xuyên qua lớp mưa giăng trắng xóa. Làm sao có thể về miền vô định tìm gặp mẹ chả Hỡi trời cao đất dày, có ai hiểu lòng con giữa lúc này?
- Chị Thùy Vi, sao mình không đi nữa đi?
Trúc Chi nắm tay chị kéo kéo. Thùy Vi chợt tỉnh, cúi nhìn em, lòng nhói đau thương xót. Hai chị em đã ướt hết, da mặt xanh tái đi vì lạnh. Thương em quá! Con bé cúi xuống ẳm em lên, năn nỉ?
- Trúc Chi ơi, em lạnh lắm rồi, sẽ bị bệnh mất thôi. Chị dẫn em về, mai mình đi tìm tiếp
- Hong – nó khăng khăng – Em không chịu đâu. Chị phải dẫn em đi tìm ba mẹ.
Thùy Vi gạt nước mắt đi tiếp. Mưa mỗi lúc một tọ Chân mỏi rã rời, tay đã tê dại mà con bé vẫn không dám đặt em xuống đất. Nó muốn hơi ấm trong thân thể mình xua đi bớt cái lạnh của đất trời đang phủ giăng hài hình hài bé nhỏ.
Nó đi, đi mãi …..
Hình như lúc này nó cũng tin như em nó. Cứ đi đi rồi sẽ được gặp mẹ chạ Bao lần rồi, nó gặp cả cha lẫn mẹ trong giấc ngủ. Mẹ lo cho chị em nó từng chiếc áo đầm đến cây kẹp nơ cài tóc. Cha nó ôm nó vào lòng hôn lên má thật kêu, dặn dò bảo nó phải thương em, lo cho em ăn học thành người. Cha mẹ Ơi, cha mẹ Ở đâu? Sao con tìm hoài không thấy?
- Chị Thùy Vi! Chị Thùy Vi! Chị Thùy Vi!
Tiếng gọi lập lại lần thứ ba, con bé mới bàng hoàng sực tỉnh. Trước mặt nó là Hoàng Phú, khắp người sũng nước đang lây gọi:
- Chị Thùy Vi chị đi đâu vậy?
Thùy Vi mấp máy môi, những lời nói lại là của Trúc Chi:
- Em bắt chị Thùy Vi dắt em đi tìm ba mẹ.
Hoàng Phú bế Trúc Chi cả ba chị em quay về nhà. Vừa mệt vừa lạnh, vừa đói, nên vừa về đến cổng nhà, Thùy Vi chợt thấy hai chân lảo đảo ắat hoa lên quay cuồng rồi té nhào lên bậc tam cấp. Không còn biết gì nữa.
Đến khi nó mở mắt ra, thấy mình nằm trên tầm nệm bông dày, quần áo khô ráo, trên người được đắp tấm chăn lông ấm.
Gần đấy, Hoàng Phú đang lau mìinh, mặc đồ cho Trúc Chị Con bé đứng im thin thit, đôi mắt mở to sợ hãi. Mặc đồ xong, Hoàng Phú đẩy tay con bé, giọng giận dỗi:
- Thôi đi, anh Phú hông chơi với Trúc Chi nữa đâu. Trúc Chi hư quá.
Trúc Chi nhào tới ôm lấy anh, la to:
- Hông, anh Phú thương em, em ngoan lắm mà.
Hoàng Phú quay mặt lại:
- Ngoan mà bắt chị Thùy Vi dẫn đi ngoài mưa như vậy Chị bệnh rồi, chị bỏ em luôn, bộ em không thương chị hai sao?
- Hông mà – Trúc Chi bật khoc – Em thương chị hai mà. Anh Phú, anh đừng nghỉ chơi em.
Hoàng Phú cắn môi, vờ suy nghĩ:
- Ừ, thi anh không giận, nhưng em không được bắt chi Thùy Vi làm như vậy nữa, nghe không?
- Dạ nghe – Con be nói ngay, Phú mỉm cười.
- Nghe thì hôn anh hai cái.
Không lau nước mắt, nó nhón chân hôn anh hai cái thật kêu. Quay đầu nhìn lại, thấy Thùy Vi mở mắt, Trúc Chi mừng rỡ kêu lên:
- Kìa chị Thùy Vi hết bệnh rồi kìa.
No chạy nhanh vào vòng tay mở rộng của Thùy Vi hôn lên má chị nó thì thầm:
- Chị Thùy Vi ơi, chị đừng bỏ em đi nhé
Ôm em vào lòng, đôi dòng lệ lăn tròn trên má, Thùy Vi đáp:
- Chị không bao giờ bỏ em
Trúc Chi vén tóc cho chị:
- Em thương chị lắm mà em cũng thương anh Phú nữa.
Nói đến đây, con bé quay nhìn về phía anh cười rạng rỡ. Nhưng Hoàng Phú đã bỏ đi từ lúc nào.
Khu chợ Ồn ào, hòa lẫn cái không khí nóng hầm hập giữa buổi trưa nắng gắt, tạo nên một cảm giác lờ đờ, mệt mỏi, mọi cử động như chậm hẳn đi.
Len lỏi qua dòng người đông đảo, Thùy Vi ngơ ngác nhìn quanh, không biết phải hỏi ai. Chợt một thiếu phụ ngồi trong chợ đưa tay ngoắc:
- Này, em có gì bán không em?
Con bé lắc đầu rồi lại chợt gật đầu. Ngập ngừng bước lại người thiếu phụ, tay ôm kè kè chiếc túi.
- Đâu bán gì, mở cho chị xem – Giọng chị nghe đon đả.
Thùy Vi đưa tay kéo khóa chiếc túi đắt tiền. Mắt người thiếu phụ sáng lên khi nhìn thấy những món hàng. Toàn là đồ xịn, vải ngoại, may đúng modẹ Chị lôi nhanh tất cả ra ngoài.
Nhìn chị ngắm nghía, xoay qua, xoay lại từng chiếc áo đầm mà lòng Thùy Vi đau nhoi nhói. Đây là những chiếc áo mới nhất mà ba mẹ đã sắm cho nó hồi tết năm rồi. Nó thích những chiếc áo đầm này lắm, chỉ dám bận vào những dịp sinh nhật bạn bè, hoặc cùng theo cha mẹ đến nhà hàng thôi. Có chiếc nó mới bận một lần thôi.
Phải bán những thứ này, nó tiếc lắm, nhưng không còn cách nào khác hơn. Bây giờ thì nó không mong lấy lại bốn mươi cây vàng đã gởi. Bởi tiếp theo cơ sở Thạnh Tiến, các cơ sở sản xuất khác liên tiếp bị phá sản, tạo thành một cơn dịch. Đi đến đâu cũng nghe người ta than thở. Có nguoi tự vẫn vì đã quá tin bán hết gia tài, đem tiền đi gởi, mong hưởng lãi cao.
Chú Hpong cũng là một nạn nhân trong trận dịch này. Mới có mấy tháng mà trông chú ốm đi thấy rõ. Chú không còn đến nhà chi em nó thường như trước nữa. Nụ cười như biến mất trên gương mặt chú và nó không thể nhận tiền trợ giúp từ tay chú. Dù sao chú cũng còn vợ con của chú.
Nó phải âm thầm bán nữ trang, lấy tiền xoay sở trong nhà. Nhìn các em ăn cơm thua khi hồi mẹ còn sống, lòng nó không đành. Bữa nào cơm cũng phải đủ ba món canh, xào, kho.
Đêm đêm, nằm gác tay lên trán tới khuya, Thùy Vi trăn trở mãi, một con bé học lớp mười hai, mười tám tuổi, quen sống trong nhung lụa, biết làm gì tạo được đồng tiền để nuôi hai em ăn học. Buôn bán ư? Nhưng biết bán gì? Liệu Hoàng Phú có đồng ý cho chi nó nghỉ học, dầm thân ngoài nắng để mua tảo bán tần không?
Đi làm ư? Biết làm gì đây? Hoang mang quá, con bé chỉ biết ngủ thiếp đi với cơn mơ đầy ác mộng. Để rồi sáng ra, âm thầm đem đồ đi bán, lo cho hai em được yên ấm đến trường, không vướng bận.
Còn không quá một tháng nữa là tết rồi, lòng Thùy Vi thêm một lỗi lọ Hai tết qua không cha mẹ, nó vẫn mua cho hai em những bộ quần áo mới thật đẹp xinh, để hai em không tủi phận mình côi cút. Ba hôm nữa, đám giỗ mẹ, mười hôm nữa đám giỗ chạ Không có tiền, Thùy Vi cũng tự nhủ với lòng không thể làm thua hơn mọi lần, sợ linh hồn mẹ cha buồn tủi.
Thường khi, chú Hoàng Phong đem tiền đến rồi cùng phụ chị em nó nấu nướng, cúng kiếng thật tinh tươm. Lần này, Thùy Vi tham đoán chú Hoàng Phong sẽ không đến nữa, mà chú có đem tiền đến, nó cũng không có quyền nhận. Chú đã tốt với chị em nó quá nó không thể lợi dụng lòng tốt của người ta mãi. Hơn nữa, lúc này chú cũng đang gặp khó khăn như nó.
Trúc Chi còn quá nhỏ, không thể hiểu được nổi lo của chị. Hoàng Phú thì có thể, nhưng ích gì? Dù có hiểu, nó cũng không tìm ra hướng nào giải quyết, chỉ thương chị thêm lo lắng trong lòng, ảnh hưởng đến cuộc thị Năm nay Hoàng Phú thi tốt nghiệp cấp IỊ Nhiều đêm, nhìn em chống đèn học bài khuya, Thùy Vi đã cắn răng nén tiếng khóc khi không thể mua cho em ly sữa, như ngày xưa mẹ đã làm.
- Này bé, giá này được không sao chị hỏi hoài em không nói - Người mua hàng gay gắt. Thùy Vi giật mình.
- Dạ, dì nói bao nhiêu con nghe không rõ?
Chị xếp mấy cái áo lại cho gọn.
- Năm chục ngàn được không cưng?
Năm chục ngàn với năm cái áo? Thùy Vi sững sờ nhìn người thiếu phụ. Cách đây ba năm, nó còn nhớ mẹ nó đã mua một chiếc áo thôi cũng đã đến tám chục ngàn.
- Sao bé? - Chị lặp lại - Được không?
Nó lắc đầu, nói như năn nỉ.
- Dì trả thêm cho con, chỉ một cái áo này không đã ….
Chị hươ tay cắt ngang.
- Đồ cũ mà bì với đồ mới hả cưng? Thôi sáu chục chắc giá.
Đã có kinh nghiệm của những lần mua bán trước, Thùy Vi nói cứng:
- Hông được, một trăm thì cháu bán
- Một trăm? - Người thiếu phụ trợn mắt rồi hạ giọng - Bảy chục nghe cưng.
Con bé cương quyết bỏ tất cả áo quần vào trong túi, đứng dậy.
- Không phải một trăm.
Người thiếu phụ gọi lại:
- Thôi lại đây, thấy em tội nghiệp, chị mua giùm em vậy.
Cầm xấp tiền trên tay, con bé lủi thủi bước đi. Vậy là từ nay, nó hết còn dịp mặc những chiếc áo đẹp lượn vòng quanh phố cùng bè bạn. Nhưng lòng nó chợt ấm lên một cảm xúc rạt rào … Nó đã có tiền làm đám giỗ cho cha mẹ.
Tự dưng bàn chân nó bước nhanh hơn.
Cục len vàng lăn lóc dưới chân, Thùy Vi đều tay đan thoăn thoắt. Chả bù cho lúc mới tập, tay cứ quều quều trong thật buồn cười.
Hơn một tháng nay, nó lãnh đan cho một tổ hợp gia công xuất khẩu. Ăn lương sản phẩm, tuy không cao lắm, mà lòng nó lại thấy vui vui. Từ nay cảnh đói không còn đè nặng lên đôi vai của nó. Với hơn tám chục ngàn mỗi tháng, cộng với số tiền bán chiếc Chally ra, năm nay chị em nó có thể ăn cái tết khá đàng hoàng, tươm tất.
Cánh cửa khô dầu bật lên một tiếng kẹt khô khan. Thùy Vi giật mình ngẩng nhìn. Gương mặt nó tươi ngay khi thấy cậu em trai.
- Phú, kết quả thế nào? Em có đậu không?
Môi Phú hơi nhích động:
- Dạ em được mười tám điểm.
- Thủ khoa ư? - Thùy Vi reo như hét.
Phú khẽ gật đầu. Thùy Vi ôm em, hôn mạnh lên má - Ôi em của chị giỏi quá.
Gương mặt cậu bé lầm lì trước tình thương của chị. Thùy Vi chợt nhận ra, em của mình đã lớn lắm rồi. Giọng nó khàn khàn lạ lẫm:
- Mười giờ rồi, em đi nấu cơm chị nhé.
Thùy Vi giật mình:
- Mười giờ rồi ư? Thôi chết, em để đó chị nấu cơm cho em đi đón Trúc Chi đi.
- Dạ - Hoàng Phú đẩy chiếc xe đạp ra. Thùy Vi khép cửa rồi bước ra sau. Vừa nhen lửa nấu cơm, nó vừa lẩm bẩm hát bài hát thiếu nhị Lâu lắm rồi, nó mới được niềm vui lớn thế này. Hoàng Phú giỏi lắm, em lầm lì ít nói, không hề xin tiền chị học thêm, thế mà lại đậu thủ khoa. Ôi, giá như mà ba còn sống, chị em nó thế nào cũng được ba thưởng cho một bữa đi nhà hàng, no căng cả bụng.
Vui thì vui, nhưng trong lòng nó lại lọ Năm nay Trúc Chi vào lớp một tiền tập vở, áo quần, học phí … Bao nhiêu tiền phải lo mà chỉ còn trông vào số tiền lương ít ỏi.
- Thùy Vi củi rớt kìa, sao cháu không chụm vào lửa - Giọng Hoàng Phong vang lên làm con bé giật bắn cả người. Chú ấy bao giờ cũng vậy, xuất hiện âm thầm như một bóng ma.
Thấy con bé cứ tròn mắt nhìn mình, Hoàng Phong kéo ghế ngồi, cười thân mật
- Làm gì mà cháu nhìn chú ghê vậy?
Thùy Vi chớp mắt mỉm cười, đôi lúm đồng tiền lún sâu hơn trên má:
- Dạ lâu quá chú không ghé, cháu tưởng chú quên tụi cháu rồi.
Hoàng Phong vờ giận dỗi:
- Cháu nghĩ về chú vậy sao? Bấy lâu nay chú không ghé là chú mãi lo chạy chọt giấy tờ, đòi lãnh lại số tiền đã cho các cơ sở sản xuất vay mượn
Tim đập mạnh trong lồng ngực, con bé hỏi nhanh
- Thế có hy vọng gì không chú?
Hoàng Phong đốt một điếu thuốc, gật đầu
- Có nơi có, có nơi không. Nhưng lão Thạnh Tiến cơ sở sản xuất giày coi như vô phương đòi được.
Thùy Vi tái mặt, tương lai của ba chị em nằm trong tay ông Thạnh Tiến:
- À - Hoàng Phong đứng dậy đi đến bên bếp - Dạo này các cháu sống ra sao? - Vừa nói chàng vừa đưa tay mở nắp vung. Thùy Vi vội chạy đến định chặn tay Hoàng Phong.
- Dạ tụi cháu sống cũng không đến nỗi nào.
Hoàng Phong đã nhanh hơn, nắp vung bật mở. Trước mắt chàng là nồi rau luộc. Thùy Vi bối rối quay đi.
Hoàng Phong quay lại:
- Tụi cháu sống cực vậy sao?
Tủi thân, Thùy Vi bật khóc. Chàng rút khăn lau nước mắt cho nó, trầm ngâm.
- Chú thật vô tình, Thùy Vi ơi, tha lỗi cho chú.
Con bé ngước mắt lên, thầm hỏi. Sao trên đời này có người tốt thế này? Các bạn của ba ngày xưa, ai cũng giàu có hơn chú Hoàng Phong, sao chẳng ai ngó ngàng gì chúng.
- Nín đi cháu - Hoàng Phong lại rút ra một cọc tiền - Dạo này chú hơi kẹt, chỉ có bấy nhiêu, cháu cầm đỡ mà xài.
Không đếm Thùy Vi cũng biết số tiền đó trên một trăm ngàn. Số tiền đó giờ đối với nó quý như thế nào, nhưng nó không thể nhận tiền của chú Hongphong mãi.
Thùy Vi lắc đầu:
- Cháu cám ơn chú, cháu không thể nhận.
Hiểu lòng đứa bé, Hoàng Phong đặt tay lên tóc nó, thương yêu:
- Cháu đừng lo, chú chưa đến nỗi nào. À - đặt cọc tiền vào tay Thùy Vi, chàng lãng sang chuyện khác - Chú có ý kiến thế này, cháu nghe có được không nhé.
Thùy Vi chăm chú nhìn Hoàng Phong, lòng tràn ngập tin yêu, Hoàng Phong đã là người ân của nó, bảo gì mà nó không nghe:
- Chú tính như vầy, cháu thì nhỏ, lại còn đi học, làm sao nuôi hai đứa em cho nổi. Chú tính đem bớt một đứa về nhà nuôi, cháu thấy sao?
Con bé run lên vì cảm động, nghẹn ngào:
- Chú ….
Hoàng Phong gật đầu:
- Phải chú định đem Hoàng Phú về nuôi cho cháu nhẹ phần trách nhiệm. Chú hứa là sẽ thương nó như con, cho ăn học đến nơi đến chốn.
Tai con bé lùng bùng, điều chú Hoàng Phong vừa nói thật là quá bất ngờ. Hoàng Phú đi, nó sẽ được nhẹ phần trách nhiệm. Cuộc sống của nó và bé Trúc Chi sẽ được thoải mái hơn.
Nhưng để em về bên ấy xa lạ một mình, dù được chú thương yêu cũng đâu phải tình ruột thịt. Nó sẽ nhớ em nó từng đêm không ngủ được. Mười mấy năm trời sống bên nhau một bước không rời, ba năm hoạn nạn chị em lại càng thêm khăng khít. Không, nước mắt tuôn ràn rụa trên môi, Thùy Vi khẽ lắc đầu:
- Cháu cám ơn chú, cháu không thể để Hoàng Phú đi được
- Sao vậy? - Hoàng Phong cố dỗ dành - Như cháu cũng biết, chú chỉ có hai đứa con gái, từ bao lâu chú thèm đứa con trai biết bao nhiêu. Hoàng Phú về bên chú sẽ sung sướng. Cháu nghĩ kỹ lại đi, gia đình chú cũng khó khăn, không thể giúp cháu được lâu dài. Cháu không thương em của cháu sao? Để các em ăn thiếu thốn như vậy, cháu chịu nổi không? Rồi còn việc học hành, liệu cháu có lo cho em đến nơi đến chốn?
Lời Hoàng Phong đúng quá. Thùy Vi không cãi vào đâu được. Sức con người có hạn, nhu cầu càng cao, làm sao nó có thể chu toàn cho các em đến nơi đến chốn. Nhìn các em ốm yếu xanh xao, nó giận mình bất tài vô lực. Nhìn người ta ăn miếng ngon, nó lại thương em thiếu thốn. Thấy đứa bé nào mặc quần áo đẹp, nó lại xót đau khi thấy Trúc Chi thua kém hơn người
Dù biết em sang bên kia là một đời sung sướng, nhưng xót xa lắm khi nghe Trúc Chi hỏi anh đâu. Vào ra căn nhà này không có bóng đứa em trai, hiu quạnh lắm
- Không - Thùy Vi cương quyết - Chú ơi, chị em cháu rau cháo có nhau, không xa nhau được
Hoàng Phong nhìn sững đứa con gái mười tám tuổi, không thể tin được một đứa trẻ như vậy biết nói điều nhân nghĩa. Chàng cũng quyết dành Hoàng Phú về cho được. Thằng bé thông minh, kháu khỉnh đến lạ lùng.
Hoàng Phú về đã lâu, nép mình sau cánh cửa, lắng nghe chị mình và người đàn ông kia nói chuyện. Năm nay nó đã lớn rồi, mười sáu tuổi với nổi khổ tâm dằn vặt kéo dài đã khiến nó lớn lên trước tuổi. Nó hiểu vì sao người đàn ông kia thiết tha xin nhận nó về nuôi.
Ông ta hối hận hay không nỡ nhìn giọt máu rơi của mình lăn lóc trong cơ cực? Dù cho ông ta có đến bằng thái độ nào đi nữa, cậu cũng không cho phép lòng mình nhận kẻ đó là chạ Trong lòng cậu chỉ có một người cha duy nhất, người cha đó mất rồi. Song trong tâm khảm, người cha đó vẫn sống đời đời, giúp cậu vượt qua bao trở ngại.
“Hoàng Phong, ông đừng hòng dùng lời mật ngọt mà mua được lòng ta” Cậu bé cắn chặt răng, phẫn hận. Nó thương chị biết bao khi thấy dòng nước mắt tuôn trào vì buồn xa nó.
Không chị kính yêu ơi, em sẽ không bao giờ xa chị, xa bé Trúc Chi yêu dấu. Dù ai đem bạc vàng ra mua chuộc lòng em, em vẫn muôn đời là em của chị. Đêm đêm nhìn chị thức khuya, cố đan thêm một phần chiếc áo, Hoàng Phú đã xót xa, đau khổ biết bao. Cậu tự nhủ với lòng phải làm một việc gì giúp chị. Ngồi trong lớp đôi mắt nó cứ mở to nhìn về một hướng. Cha ơi, con bất lực biết bao.
Đậu vào lớp mười chính là niềm mơ ước của cậu. Nhưng vào lớp mười là chồng thêm lên vai chị một gánh nặng. Nó chợt muốn bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, ngủ bờ ngủ bụi để không làm phiền đến chị. Nó đã làm như thế một lần, mà không được. Giữa công viên, nó đói meo, nằm cuộn tròn trên ghế. Một cụ già đến gần khuyên nó “ hãy trở về nhà, đừng đi hoang như vậy.” Nhìn lũ trẻ bụi đời mặt mày nhem nhuốc, tranh giành nhau từng mẩu rác, củ khoai, Hoàng Phú chợt rùng mình kinh sợ, cha sẽ buồn tới mức nào khi biết nó bê tha, mất dạy.
Nó trở về nhà khuya lơ, khuya lắc. Chị Thùy Vi đã ôm nó vào lòng, khóc như chưa từng được khóc. Làm chị phải lo, lòng nó hối hận vô cùng.
Hai giọt nước mắt tròn rơi ra khỏi bờ mi dài cong vút. Trúc Chi nhìn sững anh ngạc nhiên, ngơ ngác. Lần thứ nhất, kể từ lúc Thiện Nhân chết, Hoàng Phú không kiềm nổi lòng mình để rơi giọt lệ, lòng cậu bé vừa nảy ra một quyết định
Không thể ích kỷ như vậy được, không thể để chị Thùy Vi tiếp tục hy sinh. Cậu đã lớn rồi, phải chọn cho mình một đường đi. Đường đi đó đúng hay sai? Chưa rõ, ít ra cũng là tấm lòng của cậu đối với chị, với em.
Hoàng Phú bước hẳn ra sau, giọng nói thản nhiên đến lạ lùng
- Chị Thùy Vi à, em thấy chú Hoàng Phong nói đúng, em sẽ sang nhà chú ấy.
Thùy Vi và Hoàng Phong giật mình quay lại. Thùy Vi kêu lên như cầu cứu
- Phú em điên rồi, em phải ở nhà với chị, với em.
Đôi mắt Hoàng Phú thoáng chùng đi, sao cậu chẳng đau lòng khi phải xa chị xa em. Nhưng phải dứt khoát thôi, giọng cậu vang lên lạnh lùng, khô khốc.
- Không, em suy nghĩ rồi, em phải đi.
- Không Phú - Thùy Vi nắm vai em lắc mạnh - em không thương chị, thương Trúc Chi sao?
Hoàng Phú ôm vai chị, trong phút chốc, ánh mắt của cậu trao đến chị bao lời ân cần, thương mến. Vì thương chị, thương em nên cậu phải ra đi.
Thùy Vi ngừng tiếng khóc, nó cũng vừa đọc được trong đôi mắt sáng rực của em ý nghĩ hy sinh. Nó thều thào:
- Không em ở lại đây, chị còn lo được cho em. Em đừng đi.
Hoàng Phú vẫn khăng khăng:
- Em phải đi, chị đừng nói nữa.
Trúc Chi ngẩn người nhìn anh, chị lạ lùng, chợt chen vào:
- Anh Phú đi đâu vậy? Sao anh cãi lời chị Thùy Vi?
Hoàng Phú bế Trúc Chi, hôn thật lâu trên má em:
- Anh sang nhà chú Hoàng Phong. Trúc Chi ở nhà ngoan với chị, hông thôi anh giận.
Quay qua nhìn Hoàng Phong, giọng cậu bé lạnh lùng:
- Ta đi bây giờ chứ chú?
Hoàng Phong giật mình:
- Đi bây giờ ư?
Thật là bất ngờ, chàng chưa chuẩn bị tinh thần. Nhưng khi nhìn những giọt nước mắt của Thùy Vi, chàng lại gật đầu ngaỵ Chàng sợ thằng bé sẽ bị những giọt lệ làm thay đổi ý kiến.
- Ừ, mình đi thôi, chú về nhé Thùy Vị Thỉnh thoảng chú sẽ đến thăm hai cháu.
Hoàng Phú theo chân Hoàng Phong bước dần ra cửa. Thùy Vi ngây người nhìn theo, chợt nó chạy ào lên, khóc lớn.
- Không Hoàng Phú em đừng đi.
Hoàng Phú quay lại sóng mũi cay xè. Nó chớp mắt nhanh để ngăn dòng lệ thảm. Ôm chị trong tay, giọng nó hơi nghèn nghẹn:
- Chị an tâm, em sẽ cố gắng học. Em sẽ về thăm chị thường xuyên.
Tự dưng Thùy Vi cảm tưởng chị em sẽ không còn được gặp mặt. Nó lắc đầu, khóc như mưa:
- Không em đừng đi. Chừng như thấy khó thuyết phục được em, nó nài nỉ - Hay em ở lại ăn cơm rồi mai đi cũng được.
Hoàng Phú lắc đầu, cậu không muốn kéo dài phút giây chia biệt. Cậu không muốn nhìn thấy nước mắt đau thương. Khẽ gỡ tay chị, cậu quay lưng đi.
- Ngày mai, chị Ơi. Ngày mai chị em mình gặp lại.
Cắn chặt răng, bịt chặt hai tai, Hoàng Phú vẫn nghe tiếng Trúc Chi khóc xé lòng:
- Hoàng Phú, Hoàng Phú ơi, anh bỏ em sao?
Vẫn Nhớ Mong Hoài Vẫn Nhớ Mong Hoài - Hạ Thu Vẫn Nhớ Mong Hoài