Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trên Đường Băng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2:Tiểu Sử Của Tony
Ông Maslow đã vẽ ra cái tháp nhu cầu (Hierarchy of Need) của loài người. Đầu tiên là nhu cầu sinh lý ( ăn- ngủ - x - y), và cao nhất là nhu cầu tự thể hiện (Self Actualisation), tức nhu cầu khoe. Ông bà ta nói, tốt khoe, xấu che. Khoe chỉ diễn ra khi mình có mà xung quanh không có. Ai cũng đi xe đạp thì có chiếc Dream thì phải dựng trước nhà. Ai cũng rách rưới thì khi có chiếc áo mới, Tony sẽ mặc ra đứng đầu xóm cho cả làng bu lại coi. Xe hơi đắt đỏ như bây giờ thì nhiều cậu choai choai gọi là vợ hai, 4h sáng đã ngủ dậy lau chùi đứng nhìn vô đó miết. Trong từng giai đoạn thì người ta sẽ khoe khác nhau, mấy năm sau khi nhìn lại thấy buồn cười không chịu được. Nếu bạn để ý báo chí trong những năm đầu thập niên 90, thì phần quảng cáo xí nghiệp nào cũng có ông giám đốc ngồi trên bàn làm việc, đeo cà vạt, tay cầm cái điện thoại bàn. Tony còn giữ cái ảnh chụp lúc 10 tuổi, mang dép nhựa và 1 tay mở cái tủ lạnh nhà người bạn để chụp hình, ngồi coi sướng miết cả ngày.
Thật ra, đi nước ngoài mới thấy mấy ông Tây cũng khoe dã man. Họ khoe những hầm rượu mấy trăm năm. Họ khoe những cuốn sách quý họ đọc được trong thư viện. Họ khoe về những vùng đất họ đã đi qua, về những con người ở xứ sở tít mù nào đó họ đã đến khám chữa bệnh, dạy học hay cứu trợ. Dân Á thì lại khoe tiền bạc và danh vọng.
Trừ Nhật Bản là ít khoe, mấy nước nghèo mới nổi lên khoe ác chiến lắm. Dân Trung Quốc, Indo, Thái Lan...., ở đâu người ta cũng khoe xe Ben Lây Lé Xệt Lam Bo Ghi Ni. Ở Hà Nội, gặp đại gia là trước sau gì cũng nghe “con xe” này con xe kia, biệt thự Trung Hòa Nhân Chính, đơn lập Hồ Tây. Đại gia miền Tây thì thôi đeo vàng từ trên xuống dưới, nhà có nhiêu vàng lôi ra phủ hết trên người. Rồi nhiều buổi họp lớp thực chất là dịp gặp nhau để khoe. Ai có gì khoe nấy, chủ yếu là của cải tài sản hay con cái học trường điểm trường chuyên hay 1 trường danh tiếng nào đó ở bển. Chân dài + đại gia => đám cưới siêu xe, rước dâu dài cả phố, càng dài càng được xã hội nể.
Hòa trong không khí ấy, tối qua Tony thức cả đêm để quyết định khoe gì. Biệt thự chăng. Xe hơi chăng. Thường quá. Hay khoe cái quần lót 2 tỷ? Cũng thường quá. Thôi mình khoe bằng cấp đi, những tấm bằng mà mình đã sưu tập, mua bán, năn nỉ, đạo văn, quay cóp...tức hẻm có cái liêm sỉ nào mà mình không từ bỏ để có được.
Thế là cả đêm thực hiện chiến dịch truy tìm bằng cấp. Đầu tiên là bằng bé khỏe bé ngoan, rồi bằng tiểu học, bằng cấp 2 cấp 3 đại học thạc sĩ tiến sĩ...ồ ạt được lau bụi ép nhựa, ngày mai sẽ photo dán đầy nhà, đầy công ty, tặng các đối tác. Trường cấp 3 bình thường sẽ được sửa thành trường chuyên nghe cho oách, nhưng đừng hỏi chuyên gì nghen. Bằng đại học tại chức chuyên tu liên thông sẽ sửa thành hệ
chính quy tập trung dài hạn, lớp cử nhân tài năng. Các bằng thạc sĩ tiến sĩ mua mấy ngàn đô từ nước ngoài nữa. Cũng đừng có nói nước ta không ai là doanh nhân nhé vì Tony đã nộp mấy triệu đăng ký vào câu lạc bộ doanh nhân rồi.
Hôm bữa đi từ thiện cho trại mồ côi nọ, sợ mấy bà sơ và các cháu ấy quên ơn nên Tony có bắt ký xác nhận, và có bằng khen của xã nè. Đi từ thiện là phải có báo chí truyền hình đi theo quay lên mới đi, thay vì tiền quảng cáo mấy chục triệu mà lên sóng được có mấy giây, tính ra thông qua chương trình từ thiện vẫn hiệu quả. Có lần Tony đưa tiền mà mấy “ hoàn cảnh đáng thương” cứ thấy máy quay phim lia tới mặt là cười, thế là cậu quay phim tới tát 2 bạt tai, thế là “hoàn cảnh đáng thương” ấy khóc liền. Lúc đó chụp hình quay phim lật đật nhào vô, ghi rõ “ cảnh xúc động của người nghèo khi nhận tiền từ thiện từ doanh nhân Tony Trần Văn Tèo”. Thấy tụi nó khóc mà Tony vui sướng gì đâu. Vô thăm bệnh nhân cũng giả đò ngồi xuống nắm tay nắm chân, mắt không rời ống kính quay phim, xức dầu nước mắt ràn rụa. Nó mà hết quay là phủi tay đứng dậy liền, sợ lây bệnh thấy mẹ.
Đang hý hửng “chương trình khoe xin được phép tiếp tục” thì đọc tin sét đánh. Người ta nói mày học vậy thì có giàu có là bình thường. Phải ngược lại. Không học gì mà làm được người ta mới nể. Bắt
chước ông gì xuất bản cuốn " Từ cậu bé chăn trâu mồ côi thành tổng giám đốc" hem? Nghe đồn bữa ra mắt cuốn sách này, ông ấy đã nhốt cha mẹ trong nhà trước đó mấy ngày liền. Không phải bất hiếu mà là sợ báo chí phát hiện có cha có mẹ, hết nể. Hoặc phải nói bỏ học nửa chừng, bỏ càng sớm càng tốt.
Bèn đốt hết bằng cấp. Lý lịch cuối cùng của Tony: lớp 3 nghỉ học ở nhà chăn trâu, chăn được 2 năm thì đi ở đợ, 2 năm sau bị chủ nhà quánh dữ quá, sợ bị quánh chết nên đi lên Sài gòn bốc vác, được mấy năm thì bốc không nổi nữa nên đi biên giới Lạng Sơn làm đấm bóp, sau đó đi Mỹ diện con nai (con lai), thành Việt Kiều. Về nước mở hãng phân Phượng Tím, chuẩn bị mua lại chợ Bến Thành sơn sửa lại thành trung tâm thương mại Tony Plaza chỉ để bán phân và cá mắm giải trí cho vui. Nói thêm, Phượng Tím là tập đoàn đa quốc gia khổng lồ có tới....2 nhân viên, trình độ như chủ. Trụ sở đặt đâu ta? Thôi quận 1 đi cho nó trung tâm.
Lao tâm khổ trí, vật vã mãi chỉ để người đời nó nể, để được nổi tiếng chút thôi mà.
Nể giùm tui cái....
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trên Đường Băng
Tony Buổi Sáng
Trên Đường Băng - Tony Buổi Sáng
https://isach.info/story.php?story=tren_duong_bang__tony_buoi_sang