Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tình Hé Môi Sầu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
T
ôi công nhận lối phân tich của Lưu triết, vì không thấy lão Trần lạ lùng nữa, mà cũng chẳng có nhân vật thần bí nào đến thăm viếng lão, thậm chí cũng chẳng có cả thư từ qua lại với lão nữa. Và lão vẫn sớm đi tối về, đúng giờ như một chiếc đồng hồ mới vậy.
Ngày tháng trôi qua ở đây êm ả như mặt nước hồ thu, ngoại trừ tiếng phi cơ lên xuống nơi phi trường Khải Đức. Tôi cứ sống đều đều với ngòi bút trước tờ giấy trắng, say đắm trong khung trời ảo tưởng. Nhưng mỗi lần buông bút xuống, mắt nhìn lên trang giấy trắng không, hiu quạnh lại rón rén len vào tim tôi.
Cuộc sống của Lưu Triết khác hẳn, hắn bận rộn suốt ngày, nhởn nhơ như một con bướm trong nắng xuân. Buổi sáng còn tinh sương, hắn đã sửa soạn thật tề chỉnh để đi phố và mãi đến khuya mới trở về. Tuy cả hai chúng tôi đều sống bằng cây bút, nhưng Lưu Triết giữ mục khoa học xã hội, chỉ cần tìm tài liệu, ghi vào các tấm phiếu nhỏ rồi viết thật nhanh và chu đáo vô cùng, không như công việc sáng tác văn nghệ của tôi, bố cục và kết cấu của một quyển tiểu thuyết luôn luôn phí rất nhiều công phu. Có khi không vừa ý lại ném bỏ đi và viết đi viết lãi mãi chỉ một đoạn mà không xong.
Vào một hôm trời chạng vạng tối, mà hãy còn nóng bức, tôi ở trong phòng ngẫm nghĩ đến diễn tiến của một câu truyện như thường lệ. Và tôi định tìm một đề tài mới về xã hội hiện thực,ghi lại cuộc sống tình cảm của các thanh thiếu niên nam nữ ở thời đại này. Trước đây những quyển tiểu thuyết của tôi đều lấy những kinh nghiệm của tôi sống để làm đề tài sáng tác. Tôi nghĩ rằng lẽ đương nhiên, các độc giả trẻ của tôi đều hy vọng tìm thấy chính họ và đời sống quen thuộc của họ ở trong tác phẩm mới của tôi.
Nhận xét này xem ra thì thật giản dị, nhưng khi đặt bút xuống, tôi không thể nặn ra được một chữ. Trong đời viết văn của tôi chưa bao giờ tôi gặp phải trường hợp này.
Tôi đã sống tại Hương Cảng hơn mười năm trời, lẽ ra tôi đã có ít nhiều nhận thức về cái xã hội mà mình đang sống. Nhưng nói ra thật là ngượng, đối với cái thành phố hoa lệ tiếp nập này, ngoại trừ những màu sắc và hình ảnh bề ngoài, tôi còn xa lạ với nó tựa như người mới đặt chân đến đây chiều hôm qua vậy.
Đứng tựa khung của sổ ngắm thành phố hương Cảng, tôi thấy nó huyền ảo mê ly vô cùng và dường như mỗi ngày nó đều một thay đồi. Những nôi hoang vu trở thành phồn thịnh, và có những nơi từ rất thoáng đạt trở thành bẩn thỉu. Có người tìm hết cách hầu cao bay xa chạy, và cũng có người liều mạng cố gắng chui vào cho được.
Tôi chỉ có độc nhất một nhận xét về đời sống tình cảm của thanh niên nam nữ là bất cứ vào mùa mưa hay mùa nắng, phòng hộ tịch đều có người xếp hang ghi danh dài dài. Nhưng trên báo chí hôm nào cũng có đăng tin tức ly hôn và tự tử, mà không có một trang văn chương có tiêu chuẩn xây dựng nào.
Tôi nghĩ nếu tôi không thể ghi một cách tỉ mỉ mặt trái của thành phố Hương Cảng, thì tối thiểu cũng phải nắm vững một chủ đề giáo dục xã hội. Tôi phải nhìn nhận rằng mỗi xã hội đều có mặt phải và mặt trái của nó, mỗi con người có nỗi buồn bực và niềm hy vọng riêng tư. Mỗi câu chuyện tình có một số ca ngợi muôn đời, và cũng có một số trong nháy mắt đã tiêu tan, khóc hận….
Chủ đề tôi đã nghĩ ra một cách không khó khăn lắm nhưng tôi vẫn không thể viết ra. Trước tiên là vấn đề cá tính của nhân vật. Tôi hiểu lắm, tính nết của nhân vật không được rõ rệt, thì tuyệt đối không thể phát sinh một tình tiết khiến cho độc giả chú ý. Nếu không có cá biệt thì nó sẽ bị liệt vào những tiểu thuyết đang lưu hành hiện nay, mà có lẽ khônh hấp dẫn bằng những tiểu thuyết đó nữa chứ!
Có lẽ điều mong ước của tôi quá cao. Chính ra tôi muốn đền bù những khuyết điểm trước nay nên tôi phải tạo dựng ra những nhân vật có thật và đặc sắc. Trước nhất là vấn đề vai chính nữ, tôi định mang nhân vật Anna Karenine của Tolstoy, Grazyna của Mickicwicz, và cá tính sớm chin mùi nhưng thơ ngây của một cô gái dưới ngòi bút của Sagan phối hợp lại và cho cô ta mang thêm những ý thức mới của thời đại hiện đại. Như vậy có thể làm thỏa mãn một phần nào những độc giả khó tính lắm, không đòi hỏi những vấn đề” nặng” trong tác phẩm. Còn về vain am chính, tôi nhớ đến Dimitri Roudine của Tourgueniev và Hamlet của Shakerspeare.
Nhưng tính nết những nhân vật này không bao giờ có trong xã hội hiện thực, tôi thấy lối sống của thanh niên nam nữ khác nhau rất nhiều, có lẽ phái nữ ít tiếp xúc với xã hội nên có thể giữ được ít nhiều tinh thần truyền thống. Còn phái nam mới chính là một vấn đề đáng kể ; chẳng những tôi không tìm ra được một chút khí chất hào hoa của những thi sĩ trẻ tuổi trong các thanh niên giữa thế kỷ hai mươi, mà cho đến tinh thần phản kháng sôi bỏng của thời đại cuộc vận động năm, bốn(*) họ cũng không có nốt.
Còn một lớp người nữa là hạng du đãng, xem tình yêu chỉ là một trò giải trí. Mặt khác chúng là những con sâu làm rầu nồi canh, đáng thương đang giẫy giụa trên con đường sinh sống, vì một ngày ba bữa, họ đã phải biến mình thành bộ cơ khí tiêu hóa thức ăn. Đương nhiên, ngoài hai hạng người cực đoan này ra, phần đông là những thanh niên chăm chỉ học hành, bị những bài học nặng nề ám ảnh cho đến ngợp thở cho dù có dành chút thì giờ để bỏ vào vấn đề luyến ái, thì cũng không ngoài việc đưa người yêu vào quán cà phê, rạp chiếu bóng, bãi biển, và những trò “ quỷ công thức hóa” kia mà thôi.
Nhưng thật ra tôi không nên xem tất cả mọi vấn đề thành quá giản dị như thế. Rất có thể ở sau lưng những hiện tượng tầm thường này, có rất nhiều tình tiết cảm động khác. Tôi phải công nhận Hương Cảng là một nơi rất kỳ diệu, bao nhiêu người không cùng màu da, huyết thống tụ họp tại đây chỉ bằng một chữ” duyên”. Họ có những thú vui khác hẳn nhau, và cũng có những đau khổ khác biệt nhau. Xã hôi này đầy dẫy những trò chơi hấp dẫn, mê ly, mặc dù cái mà tôi được tiếp xúc chỉ đơn thuần và nhỏ hẹp thế ấy.
Tôi đã không tìm được anh linh của câu chuyện, trái lại còn bị những vấn đề này làm cho đầu óc hoang mang thêm.
Chú thích:
Cuộc vận động năm bốn: Mồng bốn tháng năm năm dân Quốc thứ tám (1919), cuộc biểu tình của các nhà trí thức ở Bắc kinh ( Trung Hoa ) vì thất bại trên phương diện ngoại giao đối với Nhật bản.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tình Hé Môi Sầu
Từ Tốc
Tình Hé Môi Sầu - Từ Tốc
https://isach.info/story.php?story=tinh_he_moi_sau__tu_toc