Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tiếng Sóng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
áng hôm sau như thường lệ, Shinji lại cùng ông chủ thuyền ra khơi đánh cá suốt cả ngày. Bầu trời lúc mờ sáng có nhiều đợt mây mỏng phản ánh trên mặt biển. Phải đi trong khoảng một giờ mới tới nơi đánh cá thường ngày.
Shinji quấn một tấm áo che ngực bằng cao su màu đen, chân đi ghệt cao su chạy lên tới đầu gối, tay mang đôi găng dài cũng bằng cao su. Đứng trên mũi thuyền nhìn về hướng thuyền đi tới tại một góc Thái Bình Dương xa tít dưới bầu trời buổi sớm màu xám tro, Shinji đang nhớ lại khoảng thời gian đêm trước giữa lúc anh rồi ngọn hải đăng và lúc lên giường đi ngủ.... Trong căn phòng nhỏ, có ngọn đèn dầu leo lét sáng treo trên bếp lò, mẹ và em trai Shinji đang ngồi chờ anh trở về. Thằng em trai năm nay mới mười hai tuổi. Còn bà mẹ, kể từ năm cuối cùng của cuộc chiến - khi chồng bà bị máy bay bắn chết - cho đến lúc Shinji đủ lớn khôn để đi làm việc, trong suốt mấy năm dài, bà đã một mình làm nghề thợ lặn mò ngọc trai để nuôi nấng các con.
“Ông trưởng đài có hài lòng không, con?”
“Dạ có. Ông nói ‘Vào đây! Vào đây’ rồi mời con uống thứ nước gì ấy mà ông ta gọi là cocoa”.
“Cocoa là cái gì nhỉ?”
“Một thứ bột đậu của Âu Tây thì phải”.
Người mẹ chẳng biết nấu nướng gì hết. Khi làm cá, bà đem cá tươi hoặc chặt ra từng khúc, - đôi khi đem ngâm dấm - hoặc chỉ đem nướng hay luộc, cả đầu lẫn xương và tất cả... Vì chẳng bao giờ bà rửa cá cho thật sạch nên hai đứa con lắm khi nhai phải cả cát, sạn lẫn với cá.
Trong bữa ăn, Shinji hồi hộp ngóng chờ xem bà mẹ có nói chuyện gì về người con gái mới mặt ấy hay không. Nhưng nếu mẹ anh không phải là người đàn bà hay kể lể thở than thì bà cũng chẳng phải là người ưa những chuyện bàn tán lăng nhăng vớ vẩn.
Sau bữa tối, Shinji và thằng em đi đến nhà tắm công cộng. Ở đấy nữa, anh cũng hy vọng được nghe ngóng một chuyện gì về người con gái ấy. Vì đêm đã khuya, nơi ấy hầu như đã vắng tanh, còn nước tắm thì dơ bẩn. Ông chủ tịch Hợp tác xã Nông nghiệp và ông trưởng chi Bưu điện đang vừa bàn luận chính trị, vừa giầm mình trong bể nước, tiếng hai người cười nói oang oang vang ngân lanh lảnh lên tận trần nhà. Hai anh em Shinji lặng lẽ cúi đầu chào rồi kéo nhau ra tít một góc để tắm nước nóng.
Dù cho Shinji có đợi chờ và dỏng tai nghe ngóng đến đâu đi nữa, anh chàng cũng vẫn chỉ nghe thấy hai người kia nói mãi hết chuyện chính trị rồi sang chuyện đàn bà con gái. Trong lúc đó thằng em trai đã tắm xong và đã đi ra ngoài, vội vã một cách khác thường.
Shinji theo em đi ra ngoài và hỏi nó vì sao mà vội vàng đến thế. Thằng em, tên là Hiroshi, giải thích rằng hôm nay nó và lũ bạn đã chơi trò đánh trận và nó đã cầm thanh kiếm gỗ phang vào đầu đức con ông Chủ tịch Hợp tác xã làm thằng này khóc ầm cả lên nên bây giờ nó muốn tránh mặt.
Từ trước đến giờ, hễ đặt mình xuống giường là Shinji nhắm mắt ngủ ngay lập tức, nhưng lạ lùng thay đêm hôm qua, anh chàng cứ nằm thao thức mãi. Chẳng thể nhớ lại một ngày đau ốm nào từ khi ra đời cho đến nay, anh chàng cứ mơ mơ màng màng băn khoăn tự hỏi không biết đây có phải là điều mà người ta gọi là đau ốm hay không...
* * * * *
Đến sáng hôm nay anh chàng vẫn còn thấy khó chịu trong người. Nhưng nhìn biển cả mênh mông rải rộng trước mũi tầu nơi anh đang đứng, tới tít ngoài xa, anh lại dần dần cảm thấy hăng hái trong công việc hàng ngay. Và rồi tâm hồn anh bình lặng trở lại vào lúc nào anh cũng chẳng hay nữa. Con thuyền lắc lư nhè nhẹ theo nhip động cơ rung rung trong khi luồng gió ban mai lạnh buốt thấu xương quất mạnh vào đôi má anh chàng trẻ tuổi.
Ánh đèn trên ngọn hải đăng chót vót trên vách đá cao và dốc bên phải mạn thuyền đã tắt ngúm từ nãy. Dọc theo bờ biển, dưới những cành cây màu nâu xuân sớm, những đợt sóng cồn ở thủy đạo Irako dập dồn trắng xóa trong cảnh sắc buổi sớm trời đầy mây. Hai mỏm đá ngầm trong thủy đạo đã khiến nước biển luôn luôn xoáy ốc cuồn cuộn, sôi sục. Một con tầu lớn hẳn là sẽ phải dò dẫm đường đi rất cẩn thận khi chạy qua thủy đạo nhỏ hẹp nằm giữa hai mòm đá ngầm này; nhưng nhờ tài điều khiển khéo léo của viên thuyền trưởng, chiếc Taihei-maru nhẹ nhàng lướt qua dòng nước xoáy ốc cuồn cuộn. Mực nước tại thủy lộ sâu từ tám mươi đến một trăm tầm [1], nhưng ở phía trên hai mỏm đá ngầm thì chỉ từ mười ba đến hai mươi tầm mà thôi. Chính ở nơi đây có những cái phù tiêu đánh dấu đường ra lối vào Thái Bình Dương và cũng tại chỗ này người ta đã nhận chìm xuống đáy biển vô số những cái hũ để săn bạch tuộc.
Tám mươi phần trăm số thu hoạch hàng năm trên đảo Uta là về bạch tuộc. Mùa săn bạch tuộc bắt đầu từ tháng mười một tây, bây giờ đã sắp sửa nhường chỗ cho mùa săn cá mực sẽ bắt đầu vào dịp xuân phân. Bây giờ là lúc cuối mùa, lúc mà những cái hũ đang nằm chờ dịp may cuối cùng, chờ những con “lạc sao” hay những con “bạch tuộc lạc lõng” khi chúng về ẩn mình dưới đáy Thái Bình Dương để tránh những luồng nước giá lạnh trong vịnh Ise.
Đối với những tay ngư phủ lão luyện trong vùng biển nông bên ngoài hòn đảo phía Thái Bình Dương, địa hình dưới đáy bể thật cũng quen thuộc như là những luồng đất trồng rau trong vườn vậy. Họ vẫn thường nói:
“Chỉ có lũ mù mới bảo đáy bể tối mò chẳng thấy gì hết”.
Chỉ cần nhìn vào la bàn là họ biết rõ ngay phương giác và chỉ cần ngắm những viền núi đổi thay tại những mũi biển ngoài xa là họ biết liền vị trí thuyền mình. Và khi đã biết rõ vị trí của mình họ liền biết ngay địa hình dưới đáy bể. Người ta đã thả rất nhiều sợi dây thừng nhận chìm theo đúng khuôn phép xuống đáy biển, cứ mỗi sợi lại buộc từng nhóm hơn một trăm cái hũ săn bạch tuộc thường được gọi là “sao hồ”; những cái phao nổi buộc liền vào những sợi thừng ấy cứ nghiêng ngửa nhấp nhô theo mực thủy triều lên lên xuống xuống. Trên thuyền của họ, chỉ có ông chủ thuyền là tay lão luyện trong kỹ thuật săn bắt bạch tuộc; còn Shinji và người thanh niên khác tên là Ryuji chỉ có việc đem sút mạnh của mình ra đỡ đần trong những công việc nặng nhọc.
Jukichi Oyama, tay đánh cá bậc thầy, chủ nhân chiếc Taihei-maru, có lớp da mặt giống như da thú đã được gió biển thuộc thật kỹ lưỡng. Những nếp nhăn dơ bẩn trên tay ông đã chen lộn với những vết sẹo - có từ lâu ngày vì vết thương trong khi đánh cá - không làm sao phân biệt được nữa. Ngay cả những nếp nhăn sâu nhất cũng đã bị cháy nắng đen sạm. Ông là người ít khi cười ra tiếng nhưng lúc nào cũng giữ được bình tĩnh. Ngay trong những lúc lớn tiếng ra lệnh trên thuyền, ông cũng chẳng bao giờ cao giọng giận dữ. Trong lúc đánh lưới, ít khi ông rời chỗ của mình tại bục gắn mái chèo phía đầu thuyền, chỉ thỉnh thoảng buông một tay rời khỏi mái chèo để điều chỉnh động cơ.
Đến lúc tiến vào vùng đánh cá họ mới thấy đã có rất nhiều ngư thuyền khác tụ tập ở đó, họ trao đổi với những người kia lời chào hỏi buổi sáng. Lúc tới chỗ đánh cá riêng của mình, ông Jukichi giảm bớt mã lực của động cơ và ra hiệu cho Shinji quấn một vòng đai từ bộ động cơ tới cái trục xoay dài ở mạn thuyền phía trên.
Cái trục xoay này quay một cái ròng rọc chạy dài qua mạn thuyền phía trên. Một trong những sợi thừng buộc các chiếc hũ săn bạch tuộc sẽ được đặt vào cái ròng rọc và con thuyền sẽ từ từ trôi theo trong khi cái ròng rọc kéo một đầu thừng từ dưới nước lên đồng thời cũng thả đầu dây kia chìm lại xuống nước.
Hai người thanh niên sẽ thay phiên nhau mà kéo sợi dây thừng vì sợi dây khi ngấm nước biển thường trở nên nặng nề và hay tuột băng đi nếu không có người ghìm giữ cẩn thận.
Vầng dương nhạt mờ đang lấp ló đằng sau những đám mây phía chân trời trên mặt nước bằng phẳng. Vài con chim đề đang vươn cổ dài ra mà bơi trên mặt nước. Quay nhìn về phía đảo Uta, người ta có thể nom thấy những vách đá dựng đứng ở mặt nam hòn đảo, lấp lánh, trắng phau, phủ đầy phân của bầy chim đề.
Gió lạnh buốt xương nhưng trong khi kéo sợi dây thừng đầu tiên về phía cái ròng rọc, Shinji đưa mắt nhìn mặt biển màu lam sẫm, đồng thời cảm thấy sự hăng hái làm việc chẳng mấy chốc sẽ làm mình đổ mồ hôi thật nhiều. Cái ròng rọc bắt đầu quay và sợi dây thừng ướt sũng nặng nề ngoi lên trên mặt nước. Qua đôi bao tay mỏng manh, Shinji cảm thấy sợi thừng chắc chắn, giá băng đang cứa mạnh vào tay mình. Khi chạy qua chiếc ròng rọc, sợi dây thừng căng thẳng làm bụi nước biển bắn ra tung tóe trông như một con mưa tuyết.
Chẳng mấy chốc, những hũ bắt bạch tuộc tự chúng cũng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, phơi màu hũ như màu đất đỏ. Ryuji đang đứng đợi ở chỗ cái ròng rọc. Gặp hũ nào trống rỗng không có con bạch tuộc nào thì anh nhanh nhẹn đổ hết nước ra không để cho va vào ròng rọc rồi lại cẩn thận buộc hũ vào dây thừng mà thả lại xuống biển.
Shinji đứng giang hai chân, một chân đạp lên mũi thuyền, kéo bất kỳ thứ gì ở dưới biển mắc vào lưới. Hết sải tay này đến sải tay khác, sợi dây thừng lần lượt trồi lên. Shinji đang thắng thế. Tuy nhiên, biển cả chưa chịu đầu hàng: mặt biển cứ giễu cợt trả lại hết cái hũ nọ đến cái hũ kia, cái nào cái ấy đều rỗng không.
Đã kéo lên hơn hai chục cái hũ theo những khoảng cách từ bảy đến mười thước dọc sợi dây thừng, Shinji thì kéo dây còn Ryuji thì giốc nước. Một tay nắm mái chèo, sắc mặt không lúc nào thay đổi, ông Jukichi lặng nhìn hai người thanh niên lúi húi làm việc.
Mồ hôi dần dà chảy ướt đẫm lưng Shinji và bắt đầu lấp lánh rỏ giọt trên cái trán phơi trước ngọn gió sớm mai. Hai má anh đỏ rực. Cuối cùng mặt trời xuyên qua những đám mây, bắt những hình ảnh nhạt mờ ngay dưới chân hai chàng thanh niên đang thoăn thoắt chuyển động.
Ryuji quay lưng ra ngoài biển, quay mặt vào con thuyền. Anh ta giốc ngược chiếc hũ nào mới nổi lên trong khi ông Jukichi kéo một cái cần để gỡ rối cho con ròng rọc. Bấy giờ, Shinji mới quay nhìn về phía cái ròng rọc lần đầu tiên.
Ryuji cầm một thanh gỗ khoắng bên trong từng cái hũ. Giống như một người vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài, con bạch tuộc trườn mình ra khỏi cái hũ rồi rơi bạch xuống dưới ván thuyền. Tức thì người ta moi tấm vải bạt ra khỏi cái sọt tre to tướng đặt gần phòng máy - và mẻ lưới đầu tiên trong ngày trôi tuột vào sọt với những tiếng lịch bịch nghe như tiếng băng tuyết rơi đồm độp.
* * * * *
Chiếc Taihei-maru đi bắt bạch tuộc suốt buổi sáng. Số thu hoạch thực là nghèo nàn, chỉ có năm con. Gió đã ngừng hẳn, mặt trời chiếu rọi chói chang. Chạy qua thủy đạo Irako, chiếc Taihei-maru lại giong buồm trở về vịnh Ise để lén lút làm vài mẻ lưới cuối cùng trong những khu cấm không cho ai đánh cá.
Trước hết, mấy người trên thuyền buộc một số móc câu và dây câu thực lớn vào một gióng gỗ vuông, buộc chặt gióng gỗ này vào một sợi dây cáp to tướng rồi đem thả chìm dưới nước. Xong đâu đấy, họ cho thuyền chạy, kéo các khung gỗ này lết trên đáy bể như một cái bừa cao. Sau một lát, họ kéo lưới lên: bốn con cá lục và ba con cá lăng giãy giụa nhô đầu lên mặt nước.
Shinji đưa bàn tay trần móc cá ra khỏi lưỡi câu. Những con cá lục mình vấy đầy máu, rơi xuống ván thuyền, phơi những cái bụng trắng phau lấp lánh. Thân mình những con cá lăng thì ướt át, đen thui; cặp mắt chúng nhỏ xíu, thụt sâu vào bên trong phản ánh màu xanh của da trời.
Đã tới giờ ăn trưa, ông Jukichi đem những con cá vừa bắt được xếp lên nóc buồng máy rồi lấy dao cắt ra từng khoanh nhỏ mà làm đồ ăn. Ba người ai nấy đều xếp những khoanh cá lên nắp hộp đựng bữa ăn trưa bằng nhôm rồi lấy lọ nước tương mà rưới lên trên. Sau đó mỗi người cầm một hộp rồi xúc cơm gạo trộn lẫn với lúa mạch len vào một góc với một ít củ cải giầm dấm. Họ để mặc cho con thuyền bập bềnh theo sóng nước.
“Này, các chú nghĩ thế nào về việc lão Miyata Teru cho gọi đứa con gái về nhà?”, ông Jukichi đột nhiên hỏi vậy.
“Cháu không biết việc ấy”.
“Cháu cũng thế”.
Hai thanh cùng lắc đầu và ông Jukichi tiếp tục câu chuyện:
“Lão Teru có bốn đứa con gái và một thằng con trai. Tính ra là quá thừa con gái nên lão đem gả chồng cho ba đứa con đứa chót thì cho người khác làm con nuôi. Con bé út tên là Hatsue và một gia đình ở tận Oizaki thuộc miền Shima làm nghề thợ lặn dưới bể, đã đứng tên nuôi con bé. Thế nhưng, các chú có biết không, cái thằng con trai duy nhất của lão ta tên là Matsu, năm ngoái lại chết vì bệnh phổi. Vì đã góa vợ nên lão Teru cảm thấy đơn chiếc bèn cho gọi Hatsue về nhà. Lão ta lại ghi tên con bé vào sổ gia đình và có ý định kiếm một thằng chồng cho con bé bắt về ở rể để có con có cháu nối dõi tông đường. Từ ngày lớn lên, con Hatsue thực là đẹp ơi là đẹp. Thế nào cũng có ối thằng mò đến ngấp nghé xin làm rể cho mà xem. Thế còn hai chú thì sao, hả?”
Shinji và Ryuji nhìn nhau mà cười. Anh nào cũng có thể biết chắc là anh kia đang đỏ mặt nhưng da họ đã cháy nắng quá nhiều nên chẳng ai trông thấy sắc đỏ nữa.
* * * * *
Câu chuyện về cô gái và hình ảnh nàng anh thấy trên bãi biển hôm qua liền ràng buộc quấn quít lấy nhau trong lòng Shinji. Cùng lúc ấy, lòng nặng chĩu buồn, anh nghĩ đến sự thiếu thốn về tiền bạc của mình và thấy mất tự tin. Cô gái mà mới hôm qua anh lại tận nơi giương mắt nhìn, lúc này đây, anh thấy xa thực là xa. Vì bây giờ anh biết ông bố cô gái là Miyata Teru - một tay giàu có, làm chủ hai chiếc tàu máy cho công ty vận tải Yamagawa thuê dùng - chiếc Utajima-maru trọng tải một trăm tám mươi nhăm tấn và chiếc Harukaze-maru trọng tải chín mươi nhăm tấn - ông già này với mái tóc bạc phơ phe phẩy như bờm sư tử mỗi khi ông nổi giận, vốn là người bẳn tính có tiếng.
Từ trước đến nay Shinji vốn là người suy nghĩ chín chắn. Tự mình anh cũng thấy mới mười tám tuổi mà đã nghĩ đến chuyện đàn bà con gái thực là quá sớm. Khác hẳn hoàn cảnh những thanh niên nơi phồn hoa đô hội có rất nhiều trò kích thích giật gân, Uta-jima không có lấy một phòng bi-da, một cái quán rượu hay một cô gái chiêu đãi. Và người trẻ tuổi này chỉ có một ước mơ đơn giản là làm sao trong tương lai, tự mình có riêng được một chiếc thuyền máy để cùng đứa em trai bước vào ngành chuyên chở ven bờ.
Mặc dù xung quanh là biển cả mênh mông, Shinji không hề cảm thấy ước mơ vùng vẫy biển khơi. Quan niệm một ngư phủ như anh về biển cả thực giống hệt quan niệm của một nông dân về ruộng đất. Biển cả là nơi anh kiếm ăn, một cánh đồng thay vì có những bông lúa gạo hay lúa mạch rập rờn thì có những làn sóng trắng xóa nhấp nhô dâng cao trên lớp đất mềm mềm, nhạy cảm, một màu xanh xanh.
Tuy vậy khi buổi đánh cá sắp chấm dứt, hình ảnh một chiếc tàu chở hàng màu trắng nổi bật trên những đám mây chiều nơi chân trời xa đã khiến tâm hồn chàng thanh niên tràn ngập những cảm xúc lạ kỳ, từ trước tới giờ anh chưa bao giờ thấy. Anh thấy từ xa, thế giới đang ùa lại dồn ép anh trong một dáng vẻ vĩ đại từ xưa tới nay, anh chưa bao giờ nghĩ tới. Cái ấn tượng về thế giới chưa từng hay biết ấy đã đến với anh như một tiếng sấm rền ngoài xa lúc thì ầm ầm từ xa vang lại lúc thì tan biến chẳng để lại chút dấu vết gì.
Một con sao biển nằm khô cứng trên tấm ván đằng mũi tàu. Chàng thanh niên ngồi đằng mũi thuyền, quấn quanh đầu một chiếc khăn vải thô màu trắng, rồi ánh mắt khỏi những áng mây chiều và khe khẽ lắc đầu...
Chú thích:
[1] Đơn vị đo chiều sâu; mỗi tầm dài khoảng 1m829.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tiếng Sóng
Mishima Yukio
Tiếng Sóng - Mishima Yukio
https://isach.info/story.php?story=tieng_song__mishima_yukio