Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thư Gửi Bố
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
N
gày đó, những ngày đó, con đã luôn cần được động viên đến nhường nào. Thì chỉ riêng sức nặng cơ thể của bố thôi đã đủ khiến con bị đè nén rồi. Chẳng hạn, con nhớ mình thường cùng thay đồ trong một ca-bin. Con gầy gò, yếu ớt, mỏng manh; bố mạnh mẽ, cao to, tráng kiện. Ngay trong ca-bin, con đã thấy mình thật thảm hại, không chỉ thảm hại trước mặt bố, mà trước cả thiên hạ, bởi với con, bố là thước đo của mọi sự trên đời. Rồi chúng ta bước ra khỏi ca-bin, trước tất cả mọi người, con bám tay bố, một cái xương sườn nhỏ nhoi, run rẩy, chân trần dò dẫm trên sàn, sợ nước, bất lực làm theo những động tác bơi của bố, những động tác mà bố, vì muốn tốt cho con, đã liên tục làm mẫu đi làm mẫu lại, nhưng thực tế chỉ khiến con thấy nhục nhã. Con đã tuyệt vọng biết bao, và trong những khoảnh khắc ấy, tất cả kinh nghiệm tồi tệ nhất của contrên mọi lĩnh vực bỗng dưng kết hợp lại một cách huy hoàng. Đối với con, dễ chịu nhất là đôi lần bố thay đồ trước, con được ở một mình trong ca-bin để tránh nỗi nhục bước ra càng lâu càng tốt, cho tới khi bố quay lại kiểm tra và đẩy con ra ngoài. Con đã biết ơnbố lắm, vì hình như bố không hề nhận ra sự khốn khổ của con, và con cũng tự hào về cơ thể của bố mình. Có điều sự khác biệt này giữa hai ta vẫn còn nguyên cho đến hôm nay.
Tương tự là sự thống trị của bố vềmặt tinh thần. Bố đã tự mình làm nên từ hai bàn tay trắng, bởi vậy bố có niềm tin vô hạn vào quan điểm của mình. Hồi bé điều này đã không làm con hoa mắt chóng mặt như khi đã là một thiếu niên sắp trưởng thành. Tựa lưng vào chiếc ghế bành, bố cai trị cả thế giới. Quan điểm của bố là đúng, còn lại tất cả đều là hâm hấp, chập cheng, rác rưởi, không bình thường. Mà sự tự tin của bố lớn đến mức bố không thấy mình cần phải nhất quán, và bố không bao giờ chịu mình sai. Đôi khi bố hoàn toàn không có quan điểm về một việc nào đó, nhưng vì thế bố cho rằng tất cả những quan điểm khác mà người ta có thể có xoay quanh việc ấy đều sai, không có ngoại lệ. Chẳng hạn, bố có thể chửi dân Séc, chửi dân Đức, rồi quay ra chửi dân Do Thái, và, không chửi một việc nào cụ thể, mà chửi tất. Rốt cuộc chẳng còn ai, ngoài bố. Vậy là với con, bố trở thành một bí ẩn, bí ẩn của tất cả những tên bạo chúa, những kẻ xây dựng lí lẽ dựa trên con người của họ chứ không phải dựa trên lí trí. Ít nhất thì con cũng cảm thấy thế.
Quả thực bố đã luôn giữ quan điểm bố đúng với con một cách kỳ lạ, trong lúc trò chuyện đã đành, mà giữa bố và con làm gì có trò chuyện, nhưng trên thực tế cũng vậy. Song điều này cũng chẳng có gì đặc biệt khó hiểu. Con luôn chịu áp lực nặng nề của bố trong mọi suy nghĩ, ngay cả - và đặc biệt là - trong những suy nghĩ không giống bố. Tất cả những suy nghĩ tưởng như độc lập với bố đều bị bóp nghẹt ngay từ đầu bởi sự phán xét miệt thị. Dưới áp lực ấy, để níu giữ và phát triển hết suy nghĩ đó là điều gần như không thể. Ở đây con không muốn nói tới suy nghĩ gì cao xa, mà chỉ là những chuyện nho nhỏ của trẻ con. Chỉ cần ta cảm thấy thích một cái gì đó, ta về nhà, hăm hở nói ra, thì câu trả lời luôn là một tiếng “Hừm!” mỉa mai, một cái lắc đầu, một cái gõ tay lên mặt bàn: “Có cái còn đẹp hơn nhiều!”, hoặc “Có thế mà cùng nói!”, hoặc “Rỗi hơi!", hoặc “Vớ vẩn!", hoặc “Thích thì mua về!”. Dĩ nhiên ta không thể đòi bố phải hào hứng với mỗi trò con trẻ, trong khi bố luôn phải tối mặt tối mũi làm lụng lo toan. Nhưng vấn đề không phải thế. Vấn đề đúng ra là, do thể tạng đối nghịch, bố gần như luôn luôn và triệt để phải làm cho đứa trẻ thất vọng, và còn hơn thế, do sự đối nghịch này được gia tăng không ngừng bởi sự lặp đi lặp lại của chất liệu, rốt cuộc đối nghịch trở thành thói quen, ngay cả nhũng khi bố có cùng quan điểm với con; cuối cùng, những nỗi thất vọng của đứa trẻ không còn là những nỗi thất vọng thông thường nữa, mà chúng ăn sâu vào tận tim gan con, bởi chúng liên quan đến bố - thước đo của mọi sự trên đời. Con không thể giữ được lòng cam đảm, sự quyết đoán, sự tự tin và niềm hứng khởi trong việc gì khi bị bố phản đối, hoặc chỉ cần nghĩ rằng bố sẽ phản đối. Mà con nghĩ, có lẽ hầu hết những việc con làm bố đều phản đối.
Không chỉ chuyện quan điểm mà chuyện con người cũng vậy. Chỉ cần con quan tâm tới một ai đó - điều này ít khi xảy ra do bản tính của con - là ngay lập tức, không cần quan tâm đến cảm giác của con, không cần để ý gì tới quan điểm của con, bố liền sấn vào chửi rủa, phỉ báng, hạ nhục. Những người vôi tội, trong sáng như anh diễn viên Do Thái Löwy [11] đã phải chịu trận. Không cần biết gì về anh ta, bố ví anh ta theo một cách khủng khiếp mà con đã quên, ví với sâu bọ. Và cũng vậy, với những người con yêu thích, bố luôn sẵn sàng ném ra những câu chửi họ là chó, là rệp. Con đặc biệt nhớ trường hợp anh diễn viên, bởi sau câu bố nói về anh ấy, con đã ghi trong nhật kí: “Bố mình nói về bạn mình như thế đấy (mà ông ấy có biết gì về anh ấy đâu), chỉ vì anh ấy là bạn mình. Sau này nếu ông ấy trách mình thiếu tình cảm hay vô ơn, mình sẽ lấy đó ra mà đáp lại”. Con luôn không thể nào hiểu nổi, tại sao bố có thể hoàn toàn vô cảm đến thế, vô cảm về việc những lời bố nói làm con đau đớn và nhục nhã thế nào, cứ như bố không biết gì về quyền uy của mình. Vâng, đúng là con cũng hay làm bố đau đớn với những lời nói của mình, nhưng con luôn nhận ra ngay, nó cũng làm con đau, nhưng con không thể làm chủ được, không thể ngăn lời nói lại, con đã luôn ân hận, ân hận ngay khi nói. Nhưng bố thì cứ bắn ra vô tư, chẳng ai làm bố đau đớn. Bố không đau đớn khi đang nói, sau đó cũng không. Đứng trước bố, người ta chỉ có nước giơ tay chịu thua.
[11] Jizchak Löwy (1887 - 1942): diễn viên kịch người Ba Lan gốc Do Thái, ông là một trong những người bạn thân có ảnh hưởng tới Franz Kafka. Các vở kịch do Jizchak Löwy thực hiện chủ yếu có chủ đề Do Thái, diễn bằng tiếng Jiddisch (tiếng Do Thái-Đức) - ND.
Nhưng đấy là tất cả môn giáo dục của bố. Con nghĩ, bố có tài sư phạm. Môn giáo dục ấy hẳn có ích với một đứa trẻ có thể tạng giống bố. Nó sẽ hiểu ra điều hợp lý mà bố dạy, không nghĩ ngợi gì khác, cứ lặng lẽ làm theo. Với con, khi còn bé, những điều bố giảng chẳng khác gì thánh chỉ, con không bao giờ quên, nó luôn là thước đo quan trọng nhất để con đánh giá thế giới, mà trước hết là đánh giá chính bố, và ở điểm này thì bố đã thất bại hoàn toàn. Bởi vì khi bé, con chủ yếu ngồi ăn với bố, nên phần lớn những bài giảng của bố là giảng về tác phong ăn uống. Đồ ăn đã dọn ra thì phải ăn cho hết, không được chê bai. Nhưng chính bố thường chê đồ ăn không ngửi được, là "cám lợn”, và “con súc vật” (bà bếp) nấu như cám. Vì bố có cái dạ dày háu đói và bố đặc biệt thích ăn nhanh, ăn nóng và ăn miếng lớn, nên con luôn phải cuống cuồng ăn đuổi. Không khí bàn ăn im phăng phắc, nặng nề, thỉnh thoảng bị ngắt bởi những câu nhắc nhở: “Ăn xong hãy nói!”, hoặc “Ăn nhanh lên!”, hoặc “Nhìn bố ăn xong từ bao giờ rồi!”. Xương không được nhai, bố nhai. Dấm không được húp, bố húp. Điều quan trọng khi cắt bánh là phải cắt thẳng, nhưng bố cưa bánh bằng con dao ăn dính đầy nước sốt thì chẳng sao. Ăn uống thì phải cẩn thận, không để vụn bánh rơi xuống đất, nhưng chỗ bố ngồi luôn có nhiều vụn bánh nhất. Đã ngồi vào bàn là ăn, không làm việc khác, nhưng bố thì kì cọ và cắt móng tay, gọt bút chì, dùng tăm xỉa răng ngoáy lỗ tai. Xin bố hiểu cho, những chi tiết nhỏ nhặt ấy tự nó chẳng có gì đáng nói, nó chỉ trở nên nặng nề khi mà bố, người là thước đo ghê gớm với con, lại không làm theo những chuẩn mực do chính mình đặt ra. Vậy là đối với con, thế giới bị chia làm ba phần: một là nơi con sống, con - kẻ nô lệ, trong thế giới của những luật lệ chỉ được đặt ra với mình, những luật lệ mà con không bao giờ có thể đáp ứng được thực sự, và không hiểu tại sao; thế giới thứ hai, cách xa vô tận thế giới của con, là thế giới nơi bố sống, nơi bố cai trị, nơi bố phát ra mệnh lệnh và nổi giận vì không được chấp hành; và thứ ba là thế giới của những người khác, những người sống hạnh phúc, không bị ràng buộc bởi mệnh lệnh hay chấp hành. Con đã luôn sống trong nhục nhã. Hoặc con tuân theo những mệnh lệnh của bố, đó là nhục nhã, bởi những mệnh lệnh đó chỉ áp dụng cho con. Hoặc con dằn dỗi, đó cũng là nhục nhã, bởi sao con lại được phép dằn dỗi bố cơ chứ? Hoặc con không thể tuân theo, vì chẳng hạn như con không có được sức lực của bố, không có được khả năng ăn uống của bố, không có được sự khéo léo của bố, trong khi bố lại đòi hỏi điều đó ở con như một lẽ đương nhiên. Đó là sự nhục nhã lớn nhất. Tất cả những điều nói trên không phải là những suy luận của đứa bé, mà là cảm giác của nó.
Có lẽ bố sẽ hiểu rõ hơn hoàn cảnh của con hồi đó khi so sánh với trường hợp cháu Felix. Bố cũng đối xử với cháu giống như với con, thậm chí bố còn áp dụng một phương pháp giáo dục đặc biệt khủng khiếp với cháu, chẳng hạn, khi ăn cháu có làm gì mà bố nghĩ là vây bẩn thì bố không chỉ nói “Đồ lợn!” với cháu như từng nói với con hồi đó mà còn chua thêm: “Một Hermann thứ thiệt!”, hoặc “Giống hệt như bố nó!”. Nhưng có lẽ điều đó đã không làm Felix tổn thương thực sự - vâng, chỉ “có lẽ” thôi - bởi vì đối với cháu Felix bây giờ, bố tuy là một người ông đặc biệt quan trọng, nhưng không phải là tất cả như bố đối với con hồi đó, ngoài ra Felix còn là một đứa bé trầm tĩnh, và ngay từ bây giờ đã bộc lộ những cá tính rất đàn ông, tiếng quát của bố có thể làm nó phát hoảng, nhưng không gây ảnh hưởng lâu dài, nhất là khi nó chỉ thỉnh thoảng mới ở cùng bố thôi, dù sao nó cũng còn có những nguồn ảnh hưởng khác, bố thực sự chỉ như một giỏ hàng đáng yêu mà nó có thể lựa ra món đồ nó thích. Nhưng với con, bố không phải là một giỏ hàng, con không được lựa chọn, con phải chấp nhận tất cả.
Mà bố vốn chẳng thể đưa ra quan điểm nào đáp lại, bởi vì ngay từ đầu bố đã không có khả năng ăn nói nhỏ nhẹ về những việc mà bố không đồng ý (hoặc đơn giản không phải chủ ý của bố). Tính gia trưởng của bố không cho phép. Những năm gần đây, bố giải thích vì bố bị tim mạch, nhưng con không biết có khi nào bố thực sự không như thế không, cùng lắm tim mạch chỉ làm bố gia cố sự cai trị, bởi cứ nghĩ đến bố bị tim mạch là không ai dám cãi lại bố nữa. Dĩ nhiên đây không phải trách móc, chỉ là ghi nhận sự thật. Chẳng hạn với em Ottla [12], bố luôn nói: “Không thể nói gì với nó sất, nó cứ nhảy chồm chồm vào mặt”, nhưng thực ra ban đầu nó có nhảy chồm chồm gì đâu; bố luôn đánh tráo sự việc với con người; sự việc đập thẳng vào mặt bố và lập tức bố đưa ra quyết định mà không thèm đếm xỉa gì đến người nói; những gì được nói ra sau đó chỉ làm bố thêm điên tiết chứ không bao giờ làm bố thấy thuyết phục. Rồi chỉ còn thấy bố nói: “Ừ được rồi, cô thích thì cứ làm; cô tự do; cô lớn rồi; tôi không còn gì để dạy cô nữa!” và kèm theo luôn là một tiếng gằn khủng khiếp của cơn giận nén trong cổ họng và sự qui kết hết điều, sự qui kết hôm nay đã không còn làm con run bần bật như hồi bé nữa, bởi vì cái cảm giác tội lỗi trẻ thơ giờ đã bị thay thế phần nào bởi cái viễn cảnh vô phương cứu chữa của hai bố con mình.
[12] Ottla: tức Ottilie Kafka (1892-1943), em gái út của Franz Kafka. Trong số ba em gái, Ottla là người có quan hệ thân thiết nhất với Kafka - ND.
Việc không thể nói năng nhẹ nhàng với nhau còn cho một hệ quả thực ra rất tự nhiên nữa: Con đánh mất khả năng nói. Có lẽ bình thường con không thể trở thành một diễn giả lớn, nhưng hẳn con cũng có thể nói năng trôi chảy như người bình thường chứ. Nhưng ngay từ bé bố đã cấm con nói. Tiếng quát “Cấm cãi!” của bố kèm theo nắm đấm giơ lên đã theo con đến tận bây giờ. Bố - luôn là một diễn giả xuất sắc mỗi khi gặp chuyện bố thích - đã biến con thành một đứa lắp bắp, một đứa ngọng nghịu, mà như thế với bố vẫn còn là quá nhiều, đến nỗi rốt cuộc conim luôn, thoạt tiên chỉ vì dằn dỗi, nhưng rồi con im hẳn vì đứng trước bố, con không thể nghĩ hay nói được bất cứ điều gì. Và bởi vì bố là người quan trọng nhất nuôi dạy con, nên ảnh hưởng của bố đã theo con toàn diện suốt cuộc đời. Bố đã hoàn toàn sai, sai kì lạ khi nghĩ rằng con chưa bao giờ nghe lời bố. Thực ra, “chống đối tất” chưa bao giờ là nguyên tắc sống của con đối với bố, như bố luôn nghĩ và qui tội cho con. Ngược lại, giá như con ít nghe lời bố hơn, có lẽ bố đã hài lòng hơn. Thực tế, tất cả những phương pháp giáo dục của bố đều trúng đích, không chệch một li. Con trở thành người như bây giờ, đó là kết quả giáo dục của bố và của sự vâng phục nơi con (còn do tư chất cá nhân và do những tác động khác trong cuộc sống thì không nói). Mặc dù thế, kết quả đó vẫn làm bố xấu hổ, vâng, bố khước từ nó một cách vô thức, bố không chấp nhận nó là kết quả giáo dục của mình - nguyên nhân có lẽ là do bàn tay nhào nặn của bố và chất bột là con khác biệt nhau quá xa. Bố nói “Cấm cãi!” và muốn chặn đứng sự phản kháng khiến bố khó chịu, nhưng lệnh cấm đó lại tác động lên con mạnh quá, con quá vâng phục, đến độ con chỉ dám cựa quậy khi đã đứng xa hẳn bố, nơi mà quyền lực của bố, ít nhất là quyền lực trực tiếp, không còn vươn tới nữa. Nhưngbố lại cho rằng, đó cũng là một biểu hiện “chống đối”, trong khi đó thực ra chỉ là hệ quả tự nhiên của sức mạnh nơi bố và sự yếu đuối nơi con mà thôi. Phương pháp giáo dục bằng lời vô cùng hiệu quả của bố, ít nhất nó chưa bao giờ thất bại khi áp dụng với con, là: chửi rủa, dọa nạt, nói mỉa, cười gằn, và than thân (lạ thật). Con không nhớ đã có lần nào bố chửi thẳng con bằng những câu chửi trực tiếp chưa. Mà bố cũng đâu cần làm thế, bởi bố có quá nhiều cách khác, ở nhà, và đặc biệt ở cửa hàng, những tràng chửi rủa như thác trút lên đầu người khác xung quanh làm cho con khi bé nhiều lúc thấy tối tăm mặt mũi và không có lí do gì để không tin rằng, chúng cũng dành cho con, bởi những người bị bố chửi chắc chắn không tồi tệ hơn con, và họ thì không thể làm bố khó chịu hơn con làm bố khó chịu. Và đây lại là sự vô tội và sự không thể làm tổn thương đến khó hiểu của bố. Bố chửi mà không hề lăn tăn gì vẻ hậu quả mình gây ra, vâng, bố trách móc người khác khi họ chửi, và bố cấm người khác chửi.
Chửi rủa gia tăng cùng với dọa nạt, và hồi đó nó cũng đã được áp dụng với con. Chẳng hạn, thật khủng khiếp, như: “Tao xé xác mày ra bây giờ!”, mặc dù con biết sẽ không có gì ghê gớm xảy ra (khi bé con không hiểu được thế), nhưng nó lại gần như đúng với hình dung của con về sức mạnh của bố, rằng bố hoàn toàn có thể làm như thế lắm chứ. Thật khủng khiếp nữa là khi bố vừa la hét vừa chạy quanh bàn để bắt con, mà thực ra không phải bắt thật, nhưng bố làm thế để rốt cuộc mẹ có thể đứng ra giả vờ giải cứu. Thế là con được cứu mạng nhờ ơn huệ của bố và phải mang mãi cái ơn này như một thứ của bố thí không đáng. Ít nhất thì khi bé con cũng cảm thấy thế. Và cả những lần dọa nạt vì con không nghe lời. Hễ con bắt tay vào việc gì mà bố không thích là y như rằng bố dọa con thất bại, thế là sự khiếp hãi vì ý kiến của bố lớn đến nỗi, rốt cuộc thất bại là không thể tránh khỏi, dù nó xảy ra mãi sau đó. Con trở nên mất tự tin vào việc mình làm. Con trở nên nao núng, hoang mang. Cứ như thế, con càng lớn thì bố càng có nhiều chất liệu để chứng minh sự vô dụng của con, và dần dà, bố hóa ra lại có lí ở những phương diện nhất định. Một lần nữa, con không nói rằng, con trở thành người như bây giờ là tất cả do bố. Không, bố chỉ thúc đẩy cái đã có sẵn trong con, nhưng bố thúc đẩy mạnh quá, bởi bố là một quyền uy quá lớn đối với con, và bố đã sử dụng tất cả quyền uy ấy.
Bố đặc biệt thích giáo dục bằng cách nói mỉa, mà đó cũng là phương pháp hợp với ưu thế vượt trội của bố đối với con hơn cả. Một câu cảnh cáo của bố thường có dạng thế này: “Cậu không thể làm thế này được à? Thế này đã là quá sức cậu rồi à? Tất nhiên cậu thì làm gì có thời gian cho việc đó?”, hay đại loại thế. Mà mỗi câu hỏi luôn đi kèm với cái cười gằn và vẻ mặt nặng trịch. Người ta bị kết tội, trước khi người ta kịp hiểu mình đã làm gì xấu xa. Điều ngán ngẩm nữa là trong những lời trách móc, con bị nói đến ở ngôi thứ ba, nghĩa là con còn không xứng đáng được trách thẳng nữa, khi đó bố làm như đang nói với mẹ, nhưng thực ra là nói với con, ví dụ: “Chuyện đó thì mong gì ông con trai cơ chứ!”, hay đại loại thế. (Điều này gây ra phản ứng trái ngược là, chẳng hạn, con không dám, và sau này, vì thói quen, không còn nghĩ đến việc hỏi bố trực tiếp nếu có mẹ cũng ở đấy. Sẽ ít nguy hiểm hơn với đứa trẻ khi nó hỏi mẹ ngồi cạnh về bố. Nó nói với mẹ: “Bố khỏe không ạ?”, và thế là nó tránh được những bất ngờ.) Tất nhiên, cũng có những trường hợp con cảm thấy thỏa thuê với sự mỉa mai cay độc nhất, đặc biệt khi nó dành cho kẻ khác, ví dụ em Elli - con với nó vốn đã giận nhau cả năm trời. Thật là một lễ hội của sự xấu tính và sự khoái trá trên nỗi đau của kẻ khác, khi mà bữa cơm nào con bé cũng bị nói: “Cái con hâm này, nó cứ phải ngồi xa bàn mười mét mới được!”, trong khi bố ngồi giận giữ trên ghế bành, không một dấu hiệu thư giãn, mặt nặng như đâm lê, bắt chước một cách phóng đại những động tác của Elli, tỏ ra bố kinh tởm kiểu ăn uống của nó như thế nào. Những chuyện như thế đã lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần, nhưng thực tế bố có đạt được gì đâu. Con nghĩ, sự cáu giận này tự nó hoàn toàn không tương xứng với bản chất sự việc. Cáu giận không phải vì cái chuyện vặt ngồi-xa-bàn-mười-mét, mà cáu giận đã luôn có đó với tất cả sức mạnh của nó, mà ngồi-xa-bàn-mười-mét chỉ ngẫu nhiên thành cái cớ để cáu giận bùng phát thôi. Bởi vì ta biết chắc rằng trước sau cũng có một cái cớ gì đó, nên cơn giận chẳng làm ta ngạc nhiên, ta cứ lì ra trong lúc bị dọa. Dần dà ta cũng gần như chắc chắn rằng mình sẽ không bị đánh. Ta trở thành một đứa trẻ rầu rĩ, lơ đễnh, không vâng lời, chỉ nghĩ cách chạy trốn, mà thường là chạy trốn vào nội tâm. Vậy là bố đau khổ, chúng con cũng đau khổ. Từ quan điểm của mình, bố hoàn toàn có lí khi vừa nghiến răng cười gằn - điều khiến đứa trẻ có hình dung đầu tiên về địa ngục - vừa cay đắng nói (như khi nhận được bức thư từ Constantinople mới đây): “Xã hội này là thế đấy!”.
Hoàn toàn trái ngược với vị thế của bố với chúng con -mà điều này lại xảy ra khá thường xuyên - là việc bố hay than vãn ra mặt. Con thừa nhận rằng, khi bé con đã hoàn toàn không cảm nhận được điều đó (sau này thì có thể) và không hiểu tại sao bố có thể chờ đợi sẽ nhận được sự chia sẻ. Bố thống trị mọi phương diện, vậy thì làm sao bố có thể chờ đợi lòng thương xót hay thậm chí sự giúp đỡ từ chúng con? Thực ra bố phải coi khinh điều đó mới đúng, cũng như bố hẳn vẫn coi thường chúng con. Bởi vậy con đã không tin những lời than vãn, mà con tìm một ẩn ý nào đó phía sau chúng. Phải mãi sau này con mới hiểu rằng, bố đã thực sự đau khổ vì con cái. Nhưng hồi đó, những lời than vãn của bố, dưới những hoàn cảnh khác bây giờ, đã được con tiếp nhận theo cách của một đứa trẻ ngây thơ, bộc trực, vô tư lự và luôn sẵn lòng giúp người. Vì vậy chúng lại chỉ được con hiểu như một liệu pháp giáo dục, một liệu pháp hạ nhục nâng cao - tự nó không phải là một liệu pháp mạnh, nhưng lại có tác dụng phụ tai hại, khiến đứa trẻ trở nên nhờn, không nghiêm túc trong những việc mà đáng ra nó phải nghiêm túc.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thư Gửi Bố
Franz Kafka
Thư Gửi Bố - Franz Kafka
https://isach.info/story.php?story=thu_gui_bo__franz_kafka