Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1 - Lên Đường
M
ùa xuân năm 1908, giữa lúc hàng ngàn nhân dân Huế nằm chắn ngang cầu Tràng Tiền và vay quanh tòa Khâm sứ để chống thuế, chống đi phu thì anh Nguyễn Tất Thành đang cắp sách đến trường Quốc học Huế. Cổng trường xây hình gác chuông đắp hai con rồng bằng mảnh sứ. Từ trong sân trường, các học sinh nghe vọng tới tiếng đồng bào kéo đi đấu tranh dọc bờ sông Hương. Anh Thành không thể không suy nghĩ về thời cuộc và anh nhìn rõ thêm kẻ thù của dân tộc.
Điều đó anh hiểu từ lúc anh còn ở quê làng Sen, tỉnh Nghệ An, sống giữa những người thân của anh. Nguyễn Tất Đạt, tức cả Khiêm, anh ruột, và Nguyễn Thị Thanh, tức Bạch Liên, chị ruột của anh, đều là những người hoạt động ủng hộ nghĩa quân Nghệ An lúc bấy giờ và bị tù nhiều năm. Cha anh là bạn của nhà yêu nước Phan Bội Châu. Những lần ông Phan Bội Châu đến chơi nhà, anh lắng nghe giọng nói đầy sức lôi cuốn của ông. Thơ văn của Phan Bội Châu để lại trong tâm hồn anh những cảm xúc mãnh liệt, dạt dào tình yêu Tổ quốc.
Anh Thành thích câu thơ của Tùy Viên mà ông Phan Bội Châu thường ngâm:
Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương
(Mỗi bữa không quên ghi sổ sách
Lập thân hèn nhất ấy văn chương)
Ông Phan mượn những câu thơ ấy để tỏ sự khinh ghét thứ văn chương trống rỗng và làm cầu bước tới ghế ông quan. Đối với anh Thành, những câu thơ ấy khêu gợi ở anh lòng ham muốn hành đông ích nước, lợi dân. Anh là một thanh niên sôi nổi nhưng có óc nghĩ sâu sắc. Anh nhận ra những bài học xuyên tạc lịch sử dân tộc, những ngày giờ tập dịch tiếng Pháp trong lớp chỉ nhằm đào tạo những người thừa ngoan ngoãn cho chế độ thống trị. Đấy không phải là con đường và lý tưởng của anh. Anh muốn cống hiến tuổi trẻ của anh cho việc thực hiện hoài bão mà anh và cả gia đình ấp ủ.
Dạo ấy trong các sĩ phu yêu nước Việt Nam có một chuyển biến mới. Họ muốn thoát ra một phần khỏi ý thức hệ phong kiến và hấp thụ một phần ý thức hệ từ giai cấp tư sản từ Âu, Mỹ truyền sang qua các sách dịch bằng tiếng Trung Hoa. Trào lưu tư tưởng mới ấy suất phát từ một nền kinh tế tư sản dân tộc đang hình thành và cố gắng ngoi lên chống sự chèn ép của chủ nghĩa thực dân. Các nhà văn thân chủ trương mở hội kinh doanh và mở trường học để truyền bá tinh thần yêu nước trong nhân dân. Hà Nội có những nhà hàng lớn như Đồng Lợi Tế, Hồng Tân Hưng, Quảng Hưng Long, Đông Thành Hưng. Nghệ An có Triệu Dương thương quán. Quảng Nam có Quảng Nam hiệp thương công ty. Sài Gòn và Cần Thơ có nhà Nam Đồng Hương và Minh Tân công nghệ xã. Phan Thiết có hội Liên Thành sản xuất và buôn nước mắm. Hội Liên Thành mở trường Dục Thanh dạy chữ quốc ngữ.
Trường cất bằng gạch, lợp ngói âm dương nhìn ra con sông Mương Máng. Một cây cổ thụ phía trước, một hồ sen phía sau trường tạo một khung cảnh thích hợp cho học tập và tư duy. Trường tổ chức rất quy củ, có cả chỗ nội trú và phòng ăn cho thầy giáo và học sinh. Đồng bào một số địa phương ủng hộ mục đích cao cả của trường, tự nguyện hiến ruộng cho trường để lấy hoa lợi làm học bổng cho học sinh.
Dục Thanh là một trường tư tưởng tiến bộ nhất thời bấy giờ ở miền Trung. Tiếng tăm của nó truyền đi khắp nơi, thu hút nhiều người yêu nước quan tâm đến vận mệnh của dân tộc. Anh Nguyễn Tất Thành bỏ học ở Huế vào thẳng Phan Thiết dạy lớp ba, lớp nhì ở trường Dục Thanh.
Người thầy giáo 21 tuổi ấy truyền cho học trò mình không chỉ những kiến thức văn hóa mà cả tư tưởng yêu nước nữa. Mỗi sáng, trong bộ bà ba trắng, thắt lưng màu hoa lý, chân đi guốc gỗ, thầy Thành vào lớp chọn bốn học sinh, hai trai, hai gái đứng lên bình mấy câu văn trong tập sách của Đông Kinh Nghĩa Thục. Trong Tiếng gió biển thổi qua song cửa gỗ là tiếng thầy Thành giảng văn:
… Trời đất hỡi! Dân ta khốn khổ!
Đủ các đường thuế nọ thuế kia
Lưới vây, chải quét trăm bề,
Róc xương róc thịt còn gì nữa đâu!
… Tiếng tiếng giỏ ra từng giọt máu
Đêm đêm khuya tỉnh giấc hồn mê!
Ai ơi, có mến non cùng nước
Nhớ tổ, mau mau ngoảnh cổ về.
Mỗi tháng một lần, thầy Thành dẫn học sinh lên chơi động Thành Đức. Thầy trò mang theo cơm nước, ăn uống, nghỉ ngơi, trò chuyện bên gốc những cây thị đến chiều tối mới về. Những dịp sáng trăng, thầy Thành đưa học sinh ra bãi biển ngồi trên những ghềnh đá ngắm trăng và ngâm hát những bài ca yêu nước:
Á tế á năm châu là bậc nhất.
Người nhiều hơn mà đất cũng rộng hơn…
Đứng làm trai trong vòng trời đất.
Phải làm sao cho rõ mặt non sông.
Kìa kìa, mấy bậc anh hùng.
Cũng vì thuở trước học không sai đường…
Thầy Thành giảng cho học sinh hiểu tư tưởng của Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ, Von-te…, những văn hào và triết gia Pháp đã xướng ra những thuyết nhân đạo, dân quyền tự do bình đẳng, bác ái trong khuôn khổ chế độ tư bản chủ nghĩa chống lại những học thuyết phong kiến cổ hủ. Những học thuyết ấy còn đè nặng xã hội Việt Nam gấp nhiều lần so với xã hội các nước châu Âu.
Thầy Thành còn chú ý rèn luyện thể lực cho học sinh. Cứ đúng 5 giờ sáng, thầy trò ra sân trường tập thể dục. Hàng tuần, vào ngày thứ năm, tập các môn điền kinh như nhảy sào, nhảy cao, xà đơn, kéo dây. Anh Thành đã chinh phục và cảm hóa được lớp trẻ của trường Dục Thanh, của thị xã Phan Thiết bằng sự nhiệt tình, sự tận tâm và cái đẹp của tâm hồn anh. Anh tiêu biểu cho một kiểu thầy giáo và người thanh niên mới nhất và có trí tuệ nhất. Vì anh sống có lý tưởng trong sáng, có lòng ham muốn học hỏi. Và nhất là có khả năng tổng kết kinh nghiệm để tìm ra lẽ phải.
Anh rất khâm phục tinh thần của các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhưng anh không hoàn toàn tán thành cách làm của họ. Một người dựa vào hoàng phái, quan lại và Nhật Bản, một người dựa vào chính ngay thực dân Pháp để mong giành lại độc lập cho nhân dân ta. Anh cảm thấy những chủ trương đó là không đúng. Các phong trào yêu nước liên tiếp thất bại. Trần Quý Cáp bị thực dân xử tử. Phan Chu Trinh bị đày đi Côn Đảo. Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội không thành công. Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa, và nhiều người lãnh đạo bị bắt. Phong trào Duy Tân bị đàn áp. Quân Pháp mở cuộc tiến công cuối cùng vào căn cứ của Hoàng Hoa Thám. Giai cấp phong kiến không còn đủ sức tập hợp lực lượng nhân dân chống lại quân thù. Cách mạng Việt Nam đang trải qua những năm tháng khủng hoảng cả về lý luận, đường lối và phương thức.
Anh Thành không bi quan trước tình hình ấy. Anh nhìn thấy ở đấy sức quật khởi của đồng bào, truyền thống buất khuất của dân tộc và thôi thúc tìm đường cứu nước. Trong thoái trào chung của cách mạng, hội Liên Thành phải thu hẹp hoạt động và trường Dục Thanh chuẩn bị đóng cửa.
o O o
Năm 1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành từ giã trường học thân yêu vào ở Sài Gòn. Lúc này đang là thời kì bọn thực dân Pháp, sau khi hoàn thành việc xâm lược nước ta, triệt để khai thác có hệ thống các nguồn tài nguyên phong phú và sức lao động rẻ mạt của nhân dân ta. Đường xá, cầu cống, nhà máy mọc lên cùng với sự hình thành đầu tiên của một giai cấp công nhân. Và cũng lần đầu tiên, anh Thành thấy lớp người mới ấy của Xã hội làm việc trong các nhà mấy xây, máy cưa, nấu rượu, làm nước đá, làm đường các xưởng đóng tàu và sửa chữa ô tô, khuân vác hàng trên các bến tàu. Bọn thực dan tự do cướp đất, mở nhiều đồn điền quanh Sài Gòn, trồng chè, cà phê, cao su và bắt đầu cho xuất cảng một khối lượng khá lớn nông sản, lâm sản. Cảng Sài Gòn mở thêm bến, xây thêm kho, mộ thêm công nhân tăng thêm xe vận tải. Các tàu Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Na Uy, Nhật Bản mỗi tháng vào cảng dăm ba chục chiếc.
Sài Gòn mới mờ một trường dạy nghề ba năm chuyên đào tạo công nhân hàng hải và công nhân cơ khí cho xưởng Ba Son. Trường chật hẹp, trên đầu các thợ học việc chằng chịt những dây cua-roa. Anh Nguyễn Tất Thành xin vào học ở trường này. Anh muốn trở thành một công nhân đứng máy. Người thanh niên ấy mang đến Sài Gòn bầu nhiệt huyết và cái mới trong cách nghĩ và cách sống. Giữa một xã hội phong kiến và thuộc địa coi khinh lao động chân tay, anh bỏ nghề dạy học, tự nguyện và hăm hở đi vào nghề thợ máy để có điều kiện tiếp xúc với kỹ thuật mới, đặc biệt là với lớp người mới đang điều khiển nó là giai cấp công nhân.
Anh đến trường học nghề, lòng canh cánh hoài bão giải phóng nhân dân. Cứu nước, cứu dân bằng con đường nào? Thời ấy khi Nhật Bản đánh thắng Nga hoàng, đứng vào hàng đầu các nước đế quốc trên thế giới, trong tầng lớp sĩ phu yêu nước Việt Nam có xu hướng phục và thân Nhật Bản. Đối với họ, Nhật Bản là một hình ảnh mới một kiểu mẫu mới đầy hấp dẫn. Họ náo nức tìm hiểu kinh nghiệm và lịch sữ của Nhật Bản. Việc đi sang Nhật Bản học tập và cầu viện trợ đã trở thành phong trào, quen gọi là phong trào Đông Du.
Anh Thành đã từng khước từ lời rủ anh sang Nhật Bản. Có tình thần suy nghĩ độc lập, có năng lực tư duy xuất chúng, anh đánh giá đúng chỗ được và chỗ không trong đướng lối cách mạng của các nhà yêu nước lúc đó. Anh cho rằng để cứu nước phải bắt đầu bằng việc xem xét, quan sát thật nhiều, tìm ra lý luận cách mạng đúng để có hành động cách mạng đúng. Và anh tự quyết định một hướng đi cho mình: sang châu Âu, nơi trào lưu tư tưởng tự do, dân quyền, dân chủ và khoa học kỹ thuật đang phát triển, xem xét các nước ở đấy làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào.
Một người bạn thân của anh Thành ở Sài Gòn biết ý định ấy hỏi anh lấy đâu ra tiền mà đi. Anh Thành giơ hai bàn tay, quả quyết: “Đây, tiền đây, tôi sẽ làm việc, tôi sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”. Anh Thành không dựa vào sự quyên góp của người giàu hay của bất cứ ai. Anh dựa vào nghị lực và sức lao động của chính anh. Anh vượt lên trên những người yêu nước cùng thời trên lĩnh vực tư tưởng xã hội bằng một phương thức chính xác để tìm chân lý, bằng tinh thần tự lực tự cường đến cao độ và một quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển được.
Sài Gòn là một thành phố có nhiều điều kiện giúp anh Thành thực hiện những ước mơ của mình. Anh thường thấy ngoài bến những con tàu rất to rúc còi chạy ra biển như gọi anh lên đường. Lúc đó ở Sài Gòn có hai công ty tàu biển lớn chạy dường Pháp-Đông Dương: hãng Mét-xa- giơ-ri Ma-ri-tim, còn gọi là hãng “Đầu ngựa” do ống khói các tàu của hãng sơn hình đầu con ngựa và hãng Sác-giơ Rê-uy-ni, còn là hãng “Năm Sao”, do các ống khói các tàu của hãng sơn hình năm ngôi sao. Hãng Năm Sao mới mở được ít năm chạy thường xuyên từ Pháp sang Đông Dương. Đường phố Sài Gòn dán nhiều quảng cáo của nó in bằng hai thứ tiếng Pháp và Hán với hình vẽ con tàu đang rẽ sóng kèm hành trình: Đoong-kéc, Lơ Ha-vrơ, Boóc-đô, Mác-xây, Po Xa-ít, Gi-bu-ti, Cô-lôm-bô, Xin-ga-po, Sài Gòn, Tua-ran, Hải Phòng. Hãng Năm Sao tuyển người Việt Nam xuống làm dưới tàu, phụ với công nhân Pháp các công việc: làm bếp, làm bánh, rửa bát đĩa, lau quét tàu, phục vụ hành khác, cạo sơn, đánh đồng… Tất cả mọi nghề ấy của người Việt Nam mang một tên gọi trên tàu: bồi.
Tiếng gọi của lý tưởng không cho anh Thành học hết ba năm ở trường dạy nghề. Mới học ba tháng, anh bỏ học. Trưa ngày 2-6-1911, anh ra bến Nhà Rồng (Sài Gòn). Vừa lúc một chiếc tàu của hãng Năm Sao từ Tua-ran (tức Đà Nẵng) cặp bến. Đấy là tàu “Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin”. Anh Thành lên thẳng tàu xin việc làm. Lúc đầu, chủ tàu ngần ngại vì thấy anh gầy gò, có vẻ một anh học trò hơn là một người lao động. Sau người đó cũng nhận và hẹn anh hôm sau đến. Anh Thành xuống tàu làm bắt đầu từ ngày 3-6-1911 với một tên mới: Văn Ba. Cùng xuống làm tàu hôm đó với anh còn có 4 thanh niên Việt Nam, nhũng nông dân nghèo khổ, mù chữ, bỏ làng và gia đình đi kiếm ăn: Lê Quang Chi, Nguyễn Văn Tri, Nguyễn Tuân và Đặng Quan Rao. Trên tàu có ba người Việt Nam làm cho hãng tàu từ trước. Đấy là các bác Nguyễn Văn Hùm, Bùi Văn Viên, Nguyễn Văn Ba, những người hôm trước đã đưa anh Thành đến gặp chủ tàu.
“Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin” là một trong những tàu lớn đầu thế kỷ, vừa chở hàng, vừa chở khách, dài 124 mét 10, rộng 15 mét 20, chạy máy hơi nước có 2800 sức ngựa, trọng tài 5572 tấn. Đáy tàu có hầm chứa 900 tấn nước ngọt và 15 tấn than để có thể chạy một mạch 12000 hải lý không phải ghé bến. Ở boong trên cùng có buồng sĩ quan, thủy thủ người Pháp, phòng ăn, phòng hút thuốc lá và một dãy buồng cho 40 khách đi vế hạng nhất. Khoang cuối cùng phía giữa tàu là nơi đặt các thứ náy móc, ba nồi hới lớn và chỗ ngủ cho các bồi tàu như anh Thành. Ở đây không khí ngột ngạt, tranh tối tranh sáng, suốt ngày đêm tiến máy chạy sình sịch rung chuyển vách hầm, nhứt tai nhứt óc, người không quen rất khó ngủ.
Viên thuyền trưởng Lu-i Ê-đu-a Mai-sen, 38 tuổi, quê ở Đoong-kéc, miền Bắc nước Pháp, giao anh Ba làm phụ bếp: nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cào lò, xúc than, dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn… Làm việc quần quật suốt từ sáng tinh mơ đến đêm,anh Ba mình đầy bụi than và mồ hôi. Có khi hai, ba giờ sáng, cai nhà bếp còn đến gọi dậy đi khuân thực phẩm dự trữ ướp lạnh ở kho đưa lên bếp. Lương anh Thành ghi trên sổ tàu là 45 phrăng một tháng (tức 4 đồng 5 hào tiền Đông Dương). Nhưng sau khi trả tiền ăn, tiền nộp cho cai bếp, góp vào quỹ bảo hiểm cho riêng thủy thủ người Pháp, trừ đầu trừ đuôi mọi khoản, thực tế anh chỉ còn được lĩnh 10 phrăng. Trong khi đó, viên thuyền trưởng Mai-sen lĩnh lương chính mỗi tháng 300 phrăng, chưa kể phụ cấp, và lớp “gác-xông” trên tàu, tức bồi người Pháp, làm cùng thứ việc như anh Thành thì hưởng lương nhiều gấp ba lương anh. Trong bộ quần áo xanh của bồi tàu, anh Thành khuân vác lên thang, xuống thang, khi xách nước, xúc than, lúc dọn chảo, gọt măng, anh phải đem hết sức ra mới làm xong hết việc. Bùi Quang Chiêu kỹ sư canh nông người Việt vào quốc tịch Pháp, đi vé tàu hạng nhất cùng với gia đình sang Pháp du lịch, trông thấy anh Thành liền gọi anh lại bảo: “Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này? Bỏ nghề này đi. Con nên chọn một nghề khác, danh giá hơn”.
Không, anh Thành đã chọn cách đi riêng của anh. Lao động đối với anh là phương tiện để đi tìm chân lý. Sự nghiệp của anh bắt đầu bằng đôi bàn tay trắng. Nhưng đôi tay sẽ làm nên tất cả, bất chấp gian nguy và khổ cực, bất chấp sóng dữ và những chân trời xa lạ không có người quen. Người thanh niên có chí lớn và sự táo bạo ấy cũng là người Việt Nam yêu nước đầu tiên tự dấn mình vào con đường “vô sản hóa”. Tuổi trẻ, khi tình yêu Tổ quốc đã bùng lên, bao giờ cũng đẹp, đầy dũng khí và niềm tin. Anh Thành lăn mình vào cuộc sống của quần chúng vô sản chính là đang tạo ra cho lòng anh mảnh đất thuận lợi cho giác ngộ giai cấp nẩy mầm.
Tàu “Đô đốc La-tu-sơ Tơ-lê-vin” điểm danh chuẩn bị nhổ neo rời Sài Gòn. Tổng số thủy thủ, nhân viên có mặt trên tàu là 72 người. Viên chánh sở đăng ký hảng hải Sài Gòn đóng dấu chứng nhận vào sổ tàu và cho phép chạy. Anh Văn Ba cùng con tàu rời bến Nhà Rồng đi Xin-ga-po trên đường sang Pháp. Sài Gòn thay mặt tổ quốc lưu luyến tiễn anh ra đi. Hôm đó là ngày mồng 5 tháng 6 năm 1911.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ
Hồng Hà
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ - Hồng Hà
https://isach.info/story.php?story=thoi_thanh_nien_cua_bac_ho__hong_ha