Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thời Sôi Nổi
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2 - Võ Sư Ki Ki Tô
T
oàn trung đội tập hợp nằm ngửa dưới gầm sàn. Thứ tự tiểu đội một, tiểu đội hai, tiểu đội ba!
- Khẩn trương lên! Nào nhanh!vút!vút!
Người trung đội trưởng thì hô to, còn người huấn luyện viên thì đứng ngoài thúc dục và cái roi cặc bò trong tay anh ta cứ kêu vút, vút trong không khí và thỉnh thoảng lại quật vào lưng vào chân người lính nào chậm chạp. Cả một trung đội đầu trọc lốc nhốc thay nhau lăn vào gầm cái sàn nứa được làm thay giường ngủ tập thể toàn trung đội.
- Nghiêm! Nhìn bên trái thẳng!
Trung đội trưởng thì đứng ở một đầu ngắm và điều chỉnh từng người lên xuống cho thẳng hàng, còn huấn luyện viên lại vung cái roi da quật vào chân những người nằm chưa được thẳng hàng. Sau khi chỉnh đốn lại đội hình xong, trung đội trưởng báo cáo huấn luyện viên.
- Báo cáo, trung đội tập hợp xong!
- Được - Huấn luyện viên đáp - rồi nói tiếp - Bây giờ trung đội trưởng đi đều trên sàn để bắt nhịp, còn tất cả hát bài hát "Bao chiến sỹ anh hùng", hát thật to, thật khoẻ, ai không hát sẽ bị quật roi. Nào trung đội trưởng cất giọng đi.
- Bao chiến sỹ anh hùng, hai ba!...
Toàn trung đội nằm ngửa dưới gầm giường hát, ai cũng hát và hát rất to, vì hát tập thể cũng là một môn học, được rèn luyện thường xuyên, hát trong hành quân, khi ra thao trường lúc về doanh trại, hát trong hội trường, khi chờ đợi, trước giờ khai mạc và sau khi kết thúc, hát để hoan hô, để tán thưởng những báo cáo, những diễn văn, đón chào khách, trao tặng phần thưởng. Hát trước khi ăn cơm, tập họp trước cửa nhà ăn, mọi người đều cầm bát đũa gõ thay nhạc cụ, có khi đang đói mà vẫn còn thi nhau hát tới ba bốn bài rồi mới được vào ăn cơm, có khi cả trong bữa ăn cũng còn dừng lại hát. Hát sau giờ điểm danh, trước giờ đi ngủ... Hát trước khi ra trận, trong lúc xung phong, hát mừng chiến thắng và hát để xua tan nỗi buồn khi thất bại. Hát mọi lúc mọi nơi, mọi người đều hát. Nguồn động viên duy nhất phổ biến lúc bấy giờ là hát và chỉ có hát. Bởi vì chỉ có hát mới đem lại được nguồn vui, tăng sức mạnh, chỉ có hát mới củng cố được lòng tin, tăng thêm nghị lực khí thế và tinh thần luôn luôn lạc quan phấn khởi yêu đời...
Nhưng hát hôm nay, ở đây, cái trung đội học viên này còn là kỷ luật, là một hình phạt trừng trị tập thể cả cái trung đội này.
Trong khi mọi người đang nằm ngửa mà hát, mà gào, mà cười khúc khích thì trung đội trưởng đi giầy xăng đá (một loại giầy da có đinh sắt ở đế của lính Pháp) dận chân theo nhịp đi đều trên sàn từ đầu này đến đầu kia. Sàn làm bằng tre nứa chôn xuống đất cố định, cao cách mặt đất khoảng ba mươi đến bốn mươi xăng ti, vốn đã đầy bụi bặm bẩn thỉu, lại thêm bị mọt toàn bộ, nên mỗi bước chân của người chỉ huy trung đội dận xuống là những mảnh bụi bẩn rơi xuống theo, từng mảng từng lớp bụi rơi xuống rào rào, bụi rơi vào mắt, vào mồm những chiến sỹ đang hát, làm họ bị mù mắt, bị tắc cả họng; vì thế nên bước chân của trung đội trưởng đi đến đâu thì ở chỗ đó tiếng hát bị ngừng lại hoặc chỉ còn ú ú ớ ớ, bởi lẽ các chiến sỹ phải nhắm mắt và ngậm mồm lại để tránh bụi.
- Hát to lên nào! - Tiếng hô như dặn ra theo nhịp hát. Chiếc roi da trong tay người huấn luyện viên cứ vung lên vun vút vào chân, vào người, những chiễn sỹ ngừng hát hoặc hát nhỏ và những tiếng kêu ối ối, có cả tiếng khóc xen vào những giọng hát xung quanh.
- Hát tiếp bài: "Trường Lục quân đang cần lính đánh Tây". Hai ba nào!
Mọi người lại hát theo nhịp dận giầy đinh của trung đội trưởng và tiếng vút roi da của huấn luyện viên thay cho bắt nhịp. Chỉ một lát sau, chưa hát hết bài thứ hai thì bụi đã bay mù mịt cả gian phòng, đến nỗi trung đội trưởng không nhìn rõ cả sàn nên đã bước hụt vào lỗ rách của sàn, dẫm giầy đinh lên cả bụng, cả đầu, cả mặt của người nằm hát ở dưới làm họ bị đau kêu lên oai oái. Bụi mù mịt làm cho cả huấn luyện viên cũng không nhìn thấy rõ người nằm hát, anh ta phải bỏ cả kính trắng ra cho khỏi bị mờ và phải lùi ra ngoài cửa vừa hét vào, vừa vụt roi bừa vào không khí để giữ nhịp.
Rồi bỗng nhiên những tiếng ho nổi lên, lúc đầu còn thưa hoà lẫn vào trong lời hát, nhưng rồi nhiều dần, to dần, đến nỗi tiếng hát bị mất hẳn mà chỉ còn lại những tiếng ho. Cả trung đội đều ho ầm ĩ cả gầm giường, cả trung đội trưởng cũng ho không bước đều được nữa, anh ta quỵ xuống trên sàn. Cả huấn luyện viên cũng ho xù xụ, anh ta phải chạy ra ngoài sân để ho để khạc và nhổ.
Dàn "đồng ca" trở thành dàn "đồng ho". Trong số đố có anh lính Đen, là người hát to nhất và cũng là người ho to nhất, nhiều nhất. Những năm sau này, nhiều người trong số họ bị ho lao, đó là hậu quả của những cuộc hành hình man rợ nói trên. Đó là sáng kiến của anh chàng huấn luyện viên đầu trọc mà lúc đó nhiều cán bộ, giáo viên nhà trường đều khâm phục và kính nể.
* * *
Từ năm 1939 - Ki Ki Tô, sau khi tốt nghiệp trường sỹ quan Đông Kinh và khoa ngoại ngữ tiếng Hoa và tiếng Việt, được đưa sang Việt Nam trong một toán quân tình báo đặc nhiệm. Toán quân này chỉ có hơn chục người, được trà trộn vào đám người Tàu lao động và buôn bán ở các thành phố lớn. Ki Ki Tô lúc đầu được sống trong đám phu khuân vác ở bến cảng Phà Đen - Hà Nội. Sau đó lúc thì bán "phát sang" lúc thì làm cu ly ở ga Hàng Cỏ, khi thì làm phu quét rác đổ thùng ở đường phố, hắn có thể đi vào tất cả các hang cùng ngõ hẽm, kể cả trong thành, nơi tập trung cơ quan đầu não quân sự của Pháp và toàn quyền Đông Dương.
Nhiệm vụ chủ yếu của toán gián điệp quân sự này là chuẩn bị chiến trường để quân đội phát xít Nhật đánh chiếm Đông Dương. Ngoài nhiệm vụ tình báo, chúng còn tổ chức những lớp dậy võ Ju-đô cho lớp thanh niên hăng hái, nhất là bọn con nhà giàu, học sinh, sinh viên trí thức công chức và bọn du côn, cà lơ thất thểu để chuẩn bị lực lượng và thực chất là đào tạo một lớp tay sai mới cho bọn phát xít Nhật thống trị Đông Dương.
Sau khi chiến tranh thế giới bùng nổ được ít lâu, ngày hai mươi hai tháng chín năm 1940 Ki Ki Tô cùng đồng bọn đã đón quân đội Thiên Hoàng vào đánh chiếm Lạng Sơn, bọn giặc Pháp bạc nhược phải bỏ chạy và đầu hàng. Rồi chưa đầy một năm sau, cuối tháng bảy năm 1941 quân đội Nhật đã đánh chiếm xong toàn Đông Dương.
Từ đó nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai chòng, cả giặc Pháp và giặc Nhật thi nhau vơ vét bóc lột, đàn áp tàn sát nhân dân ta. Ngày chín tháng ba năm 1945 Đại uý Ki Ki Tô vừa mới được phong, trực tiếp chỉ huy một mũi tấn công thành Hà Nội, để đảo chính Pháp, dành lấy toàn quyền thống trị về tay Nhật hoàng ở đất nước này, bọn quan quân giặc Pháp với lực lượng hàng ngàn quân, trang bị hùng mạnh đóng giữ thành mà chỉ sau mấy tiếng đồng hồ đã phải thua bỏ chạy, và đầu hàng bọn quân Nhật chỉ có vài chục người, mà tiếng la hét của chúng còn mạnh hơn gươm hơn súng, làm cho bọn giặc Pháp khiếp đảm.
Sau khi đảo chính hất cẳng được bọn thực dân Pháp, bọn phát xít Nhật mới lập nên một chính quyền mới thân Nhật do Trần Trọng Kim làm thủ tướng, để hòng đè đầu cưỡi cổ dân ta, cai trị đất nước này lâu dài. Và Ki Ki Tô hy vọng sẽ trở thành một tên quan thống trị có tầm cỡ ở thủ đô Hà Nội, một thành phố lớn và là một trung tâm văn hoá chính trị lớn ở vùng Đông Nam á lúc bấy giờ. Hắn hy vọng sẽ giầu có, sẽ đầy đủ mọi thứ, xe hơi nhà lầu, vợ đẹp con khôn, cho bõ những ngày phải lặn lội trong đám cu ly làm điệp viên. Và hắn sẽ lấy vợ Việt Nam, những cô gái Việt Nam thật đáng yêu, và hắn sẽ còn tiến nhanh trên con đường danh vọng và tiền tài ở cái xứ sở này.
Nhưng ước mơ của Ki Ki Tô chưa được thực hiện thì đến tháng năm năm 1945 chủ nghĩa phát xít đã bị thất bại hoàn toàn, bọn Đức quốc xã bị quân Liên Xô và quân đồng minh tiêu diệt, mấy tháng sau, ngày mười lăm tháng tám năm 1945 phát xít Nhật phải tuyên bố đầu hàng, bọn Ki Ki Tô hoang mang giao động, chưa kịp xoay sở gì thì ba ngày sau mười chín tháng tám 1945 Việt Minh khởi nghĩa cướp chính quyền Hà Nội, Ki Ki Tô bị bắt làm tù binh. Thế là mộng bá vương của hắn đã xụp đổ tan tành.
* * *
Những tù hàng binh người ngoại quốc, người Nhật, người Pháp, thời kỳ đầu Cách mạng và sau này cả người Châu âu, Châu Phi trong suốt thời gian kháng chiến, nếu làm đơn tình nguyện ở lại phục vụ cho Cách mạng Việt Nam, tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam thì những người đó được thừa nhận quốc tịch Việt Nam và được gọi là những "Người Việt Nam mới!"
Ki Ki Tô cũng là một "Người Việt Nam mới" trong số đó. Những sỹ quan Nhật gọi là nghĩa hiệp lúc bấy giờ chỉ có hai con đường: một là dũng cảm hy sinh liều mình lao vào "quân thù" để chết vì nước Nhật, hai là trở về nước Nhật, đến sân rồng nhà vua để tự tử, trọn đạo trung thành chết theo Thiên Hoàng. Ki Ki Tô không chọn theo con đường nghĩa hiệp, tức là không liều mình hy sinh một cách vô ích, cũng không trở về để tự sát trước Hoàng cung, kể cả việc tự sát giả mà nhiều sỹ quan cao cấp của quân đội Nhật đã làm, tức là họ viết một tờ di chúc thống thiết, đặt vào bên cạnh xác một người khác đã được băm nát mặt mũi và mặc bộ quân phục với đầy đủ lon gù của chính họ, cả thanh kiếm tự sát của họ nữa, rồi họ tìm cách loan tin trên đài báo hoặc trong dư luận nhân dân là họ đã "tử vì đạo", nhưng thực ra họ đã cải trang, đổi tên họ và trốn tránh đi nơi xa, thậm chí cả vợ con và những người thân cũng không biết và cứ tin rằng họ đã chết. Ki Ki Tô cho những hành động đó là lừa đảo là hèn hạ. Hắn chọn một con đường khác, theo hắn là khôn ngoan hơn, hãy đầu hàng đối phương, tạm thời tìm chỗ nương thân tương đối yên ổn để chờ thời phục thù chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Hắn còn trẻ, hắn có trí thức, và sức lực, hắn có bản lĩnh, chịu đựng và kiên trì bền bỉ, mấy năm làm tình báo, làm điệp viên đã rèn luyện cho hắn tính nhịn nhục, âm thầm nuôi chí lớn. Hắn không thể hy sinh, cũng không thể chết vì mù quáng một cách vô ích được. Hắn ở lại Việt Nam, tình nguyện phục vụ cho đối phương, để chờ thời tìm con đường tiến thân mới. Hắn vẫn còn hy vọng và tin vào sức lực và trí tuệ của mình.
Trường Lục quân, trường sỹ quan chính quy đầu tiên của quân đội ta, những năm đầu còn sơ khai, thiếu giáo viên quân sự nói chung, nhất là các giáo viên về binh khí kỹ thuật, về đội ngũ và cả về chiến thuật nữa. Những ông cai, ông đội và các sỹ quan là người Việt Nam đi lính cho Pháp lâu năm trước đây, đều được huy động về làm giáo viên, ngoài ra nhà trường còn được sử dụng thêm một số người Việt Nam mới là người Pháp, người Nhật để làm giáo viên nữa. Trong số những giáo viên người Nhật, Ki Ki Tô được coi là một huấn luyện viên có bản lĩnh nhất, có uy tín và được nhiều người khâm phục nhất. Bởi lẽ trước khi bị quân đội Liên Xô và quân đồng minh đánh bại thì quân phát xít nói chung là hùng mạnh nhất, ở Châu âu là quân Hít - Le, còn ở Châu á này, quân đội Nhật là quân đội Thiên Hoàng, quân đội nhà trời nên uy thế của quân đội Nhật đã đánh bại uy thế của quân các nước khác, nhất là quân đội Pháp, vì thế ở khắp nơi đều dấy lên một phong trào học võ Nhật, học kiếm Nhật, học tiếng Nhật và đòi hỏi tác phong của người Nhật, trên đường phố và cả nông thôn khắp nơi đều đua nhau mốt Nhật, mũ lưỡi chai có diềm che gáy, đeo kính trắng và đầu trọc lông lốc, ở đâu cũng có nhiều quân Nhật giả hơn là quân Nhật thật.
Tuy rằng phát xít Nhật thất bại, nhưng ảnh hưởng của chúng vẫn còn nhiều, nhất là trong đám thanh niên - Và trường lục quân, thời kỳ đầu, cũng không thể không có một phần ảnh hưởng của phong trào chung sùng bái Nhật đó. Ngay trong trường, các giáo viên người Nhật được kính trọng "vì nể" hơn các giáo viên người Pháp và người Việt, ngay cả trong hàng ngũ cán bộ nhà trường và các học viên. Đại đội nào, trung đội nào có giáo viên Nhật đi theo cũng thấy oai hơn, tin tưởng hơn, học viên nào được học giáo viên Nhật cũng cảm thấy vinh dự tự hào, phấn khởi và vui vẻ hơn.
Bởi thế nên ngoài những kiến thức cơ bản về binh khí về kỹ thuật người ta đã sẵn sàng tiếp thu một cách tích cực, mà đến cả những tác phong những hành động dã man, ác độc, người ta cũng cứ tiếp thu một cách tự giác, phấn khởi nữa. Người ta còn sáng tác thêm, lồng những tính cách của cá nhân nham hiểm của mình, những ý thức ngông cuồng dã thú và man rợ vào và đổ cả cho cái tên bài võ Nhật hoặc kỷ luật sắt của quân đội Cách mạng nữa!.
Đã là kỷ luật sắt thì chỉ có quyền chấp hành một cách nghiêm túc, phải vui mừng phấn khởi mà chấp hành dù có dã man tàn ác đến đâu, dù có phải hy sinh, phải chết!.
Mặc dầu Ki-Ki-Tô đã có hàng chục cái tên đội lốt người Tàu, người Việt trong thời gian làm điệp viên, nhưng hắn không thích một cái tên nào nữa, mà để cho phù hợp với "Người Việt Nam mới", hắn đặt cho mình cái tên mới là Hồ Nhật Nam, với ý nghĩa: Hồ là tôn kính Cụ Hồ, xin được làm dòng dõi con cháu của Cụ Hồ Chí Minh, mà hắn thường khoe hắn là con nuôi của Bác Hồ, Nhật Nam là người Việt Nam gốc Nhật, nhưng cũng có nghĩa là tuy ở đất Nam nhưng vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc về nước Nhật, có lúc hắn quá chén tếu bừa, hắn nói với bọn đàn em, bọn môn đệ rằng: "Tao sẽ làm mặt trời mọc ở đất nước Việt Nam". Đó cũng là ước vọng sâu xa thầm kín của hắn.
Vì có năng khiếu và đã ở Việt Nam lâu năm, nên Hồ Nhật Nam nói tiếng Việt thạo như người Hà Nội và vóc dáng to khoẻ nhưng không lùn, lại có nước da hơi xạm đen nên trông có vẻ là một nông dân Việt Nam hơn là một sỹ quan Nhật, mọi sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày hắn đã thông thạo như một người Việt Nam hoàn toàn, kể cả việc nói chuyện tiếu lâm và tán gái hắn còn giỏi hơn cả nhiều chàng trai người Việt khác.
Ngoài nhiệm vụ làm giáo viên binh khí kỹ thuật, Hồ Nhật Nam còn dậy võ Ju-đô cho một số cán bộ học viên ham thích và có năng khiếu, học ngoài giờ, phần lớn là vào ban đêm. Trong số hơn một chục môn đệ theo học võ sư Juđô Nhật Nam có anh chàng Nguyễn Trung Hiếu (Tức Đen) cũng là học viên của đại đội hai mà Nhật Nam làm huấn luyện viên quân sự.
Ngay từ những tối đầu tiên theo học đạo, Đen đã chiếm được tình cảm của võ sư Nhật Nam, anh tỏ ra là người thông minh nhanh nhẹn và có năng khiếu học Juđô, mặc dầu anh vần không để lộ mình đã từng học ít nhiều môn võ Tàu một thời gian. Nhật Nam thấy Đen tuy nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và ham học nên cũng đã đặc biệt quan tâm dậy bảo cho Đen một cách nhiệt tình và hưng phấn hơn. Vì thế Đen đã hết sức tôn trọng kính nể Nhật Nam và Nhật Nam cũng thân mật với Đen, như tình anh em, tuy nhiên vai trò huấn luyện viên và học viên vẫn có một khoảng cách tình thầy trò nhất định mà Đen luôn luôn tôn trọng không cho phép mình tự vượt qua.
Nhưng chẳng bao lâu sau nữa, Đen đã phải xa người Võ sư của mình, và Nhật Nam cũng mến tiếc một võ sinh khá xuất sắc đang có nhiều triển vọng trong môn học Juđô và cả trong mối quan hệ mà Nhật Nam có ý định đào tạo thành tay chân đắc lực cho mình để sử dụng sau này.
Đen bị tai nạn trong một buổi tập phải đi cấp cứu.
* * *
Dũng sĩ vật cột
Nằm trên giường bệnh, Đen không khỏi rùng mình mỗi khi nhớ đến những buổi tập trên thao trường dã ngoại, những buổi chơi trong giờ nghỉ giải lao, mà những tin đồn lan truyền đến cả nhân dân quanh vùng...
- Hôm nay trung đội một tập đội ngũ "Đi đều bước" đã lập được một kỷ lục mới. Trung đội đang đi đều trên đường cái theo ba hàng dọc, khi huấn luyện viên hô: "Quay bên trái bước" toàn trung đội quay bên trái và đi đều bước xuống một ruộng lúa nước, các học viên nhìn thẳng không ai dám cúi xuống, chân lội trên bùn vẫn phải đi đều, giáo viên chỉ đứng trên bờ hô, hết quay sang phải, quay trái đến quay đằng sau, khi trung đội "đi đều" lên được trên đường thì toàn bộ ba sào lúa con gái của dân bị nát như trâu đằm và hầu hết bị mất dép. Trung độ trưởng phải cho nghỉ giải lao để đi mò dép dưới bùn.
- Kỷ lục của trung đội hai hôm nay còn hắc hơn, oai hơn trung đội một hôm qua. Khi huấn luyện viên hô: "Bên phải bước" toàn trung đội đã đi vào một bãi toàn cây gai và dong rào, kết quả là toàn bộ bãi gai bị dẫm nát, nhưng hầu hết chiến sỹ đều bị rách hết chân quần và bị chảy máu chân vì gai cào, có hai chiến sỹ phải khiêng vì bị què.
- Trung đội ba hôm nay lại vượt xa kỷ lục của trung đội hai hôm qua: Huấn luyện viên đã hô cho trung đội đi đều làm nát hết một vườn rau của dân, rồi đi đều vượt lên một quả đồi toàn cây gai xấu hổ, làm rách hết quần áo, mặt mũi, máu me đầy mặt, một phần ba bị thương nằm lại, còn lại vẫn tiến đi vượt qua một khe suối, làm hơn chục người bị ngã què chân gẫy tay phải khiêng nhau về bệnh viện băng bó cấp cứu, sau đó có một người bị chết do đập đầu vào đá. Máu ra nhiều quá không cấp cứu kịp.
- Đại đội một lập một kỷ lục mới chưa từng có: Đại đội đang tập đi đều bước trên bờ sông Công. Huấn luyện viên hô: "Bên trái đi đều bước" toàn bộ đại đội quay bên trái và đi đều xuống sông, lúc đầu bãi sông còn thoải, nước nông, toài đại đội đi rất đẹp, trông oai ghê! Sông rộng gần một trăm mét, nước ngập dần ngập dần, lúc đầu chỉ ngập bàn chân, rồi ngập đến đầu gối, vẫn đi đều, ngập đến bẹn, huấn luyện viên hô: "một hai! một hai!", ngập đến ngực vẫn "một hai! một hai", mọi người phải bám vào nhau để chống lại với dòng nước chảy xiết, chỉ còn khoảng hai mươi mét nữa là qua bên bờ bên kia, chỗ sâu nhất chỉ ngập đến cổ, huấn luyện viên quyết tâm cho đại đội đi đều qua sông. Nhưng đến đoạn nước chảy xiết quá không có thể đứng vững được và thế là toàn đại đội bị nước cuốn trôi, người nọ đè lên người kia, ôm lấy nhau lục đục dưới lòng sông, trong khi đó chỉ huy vẫn đứng trên bờ hô: "một hai một hai!". Kết quả hai người bị chết đuối và hai người đi nằm viện, toàn đại đội phải nghỉ hàng tuần lễ mới hoàn hồn, lại sức.
- Vẫn chưa ghê!
Hôm qua tiểu đoàn hai thi nhau chơi trò vật cột. một cây cột bằng gỗ tròn đường kính từ hai mươi đến ba mươi xăng ti mét dài khoảng năm đến sáu mét, một đại đội có nhiệm vụ giữ cho cột đứng ngay thẳng, một đại đội khác có nhiệm vụ đè cho cột đổ xuống nằm ngang. Các cán bộ tiểu đoàn đứng làm trọng tài, các chỉ huy đại đội trực tiếp chỉ huy đại đội mình giành chiến thắng. Với tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng mõ cổ động và tiếng la hét của gần ba trăm con người xông vào nhau, xung quanh một cái cột. Họ đè lên nhau, dẫm đạp lên nhau, trèo lên đầu lên cổ nhau, chồng người này đến chồng người khác cứ cao lên cao lên mãi, rồi cây cột đổ vật ra hàng trăm người bị ngã, bị đè bẹp, và cây cột lại được nhanh chóng dựng lên...
Chỉ khi nào cả hai bên đều bị thương gần hết thì mới có thể phân thắng bại được. Không trận nào không có người chết hoặc bị thương nặng hàng chục hàng trăm người trong trận "vật cột" giành giải vô địch tiểu đoàn hôm đó, có hai người bị chết và năm mươi hai người bị thương nặng, còn hầu hết bị thương nhẹ không sứt đầu thì cũng mẻ tai, tay chân xây xát, quần áo tả tơi. Trong số đó có anh chàng Đen khốn khổ của chúng ta, cũng còn may là anh ta bị thương nặng ngay trong hiệp đầu, nên còn có người đưa đi cấp cứu và còn có chỗ nằm ở trạm xá quân y, còn những người bị thương ở các hiệp sau thì chỉ nằm tại trận vì nhiều quá, không còn ai cấp cứu cho ai nữa và trạm xá cũng đã chật ních không còn chỗ nằm, người ta phải điều một đơn vị khác đến khiêng những "Dũng sỹ vật cột" về điều trị tại doanh trại và nhà dân mà thôi.
Những người chủ xướng ra những trò chơi "vật cột" và những khoa mục "đi đều bước" vượt chướng ngại vật này phần lớn là những huấn luyện viên "Người Việt Nam mới" mà chủ yếu là người Nhật, trong đó có Ki Ki Tô - Nhật Nam. Anh ta là một trong những giáo viên dậy giỏi và có nhiều sáng kiến để rèn luyện học viên một cách dã man tàn bạo nhất.
ấy vậy mà cái thời đó, cái buổi sơ khai ban đầu, ấu trĩ đó, người ta lại hoan nghênh, lại ca ngợi những biện pháp đó, người ta còn khen ngợi và tự hào rằng trường lục quan Việt Nam còn nghiêm minh hơn, kỷ luật hơn, rèn luyện còn hắc búa hơn cả trường Xanh-Xia của Pháp nữa cơ đấy. Nếu quả đúng như thế thì phải chăng nguyên nhân chính là do trường của ta có một lớp huấn luyện viên xuất thân là những sỹ quan phát xít ác ôn thực thụ mà trường Xanh-Xia (XaintCya) đến nay vẫn không có?
* * *
Sau trận bị thương nằm điều trị hàng tháng trời mới khỏi, anh chàng "dũng sỹ vật cột" bị rời khỏi đội hình của đại đội học viên. Đây là lần thứ hai Đen bị loại khỏi danh sách học viên sỹ quan, sau những tháng rèn luyện thử thách. Người ta không trả anh về địa phương như lần trước nữa, mà điều anh về làm tiểu đội trưởng liên lạc cơ quan hiệu bộ nhà trường với lời động viên "Hãy cố gắng rèn luyện để đến khoá sau"! Thế là anh đã trượt hai khoá huấn luyện sỹ quan.
Đen rất buồn rầu, nhưng anh không nản chí. Anh hiểu rõ những yếu điểm của mình, nguyên nhân chủ yếu anh bị loại là vì sức khoẻ, anh đã không chịu đựng nổi những cuộc rèn luyện khốc liệt đó. Bởi lẽ anh chưa đủ mười tám tuổi, cái tuổi trưởng thành của cơ thể được phát triển đầy đủ, đã vậy anh lại bị những nỗi khổ đau do tù tội, tra tấn đánh đập hoành hành làm cơ thể anh đau ốm gầy còm. Anh cần phải có thời gian rèn luyện và chờ đợi. Phương châm sống của anh lúc này là chịu đựng, chịu đựng và chịu đựng; rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện! Bởi vậy cho nên dù công việc nặng nhọc vất vả đến đâu anh cũng vẫn phấn khởi vui vẻ yêu đời chấp hành, đều xác định đó là rèn luyện để đủ sức chịu đựng, kể cả việc bị kỷ luật bò năm mươi vòng sân của Phí Hải Đường bắt phạt, anh cũng kiên trì, nhịn nhục thực hiện và anh đã rèn luyện từng bước, từng bước dành được những thắng lợi trong việc khổ luyện của anh, để vươn lên bằng anh em bè bạn đồng đội.
Đã có những kẻ, gặp khó khăn và tủi nhục qúa, đã hoang mang giao động, đã không chịu đựng được xỉ nhục nên đã đảo ngũ, bỏ trốn, họ còn rủ Đen cùng trốn và đảo ngũ. Nhưng anh đã từ chối. Anh không bao giờ trốn chạy trước khó khăn. Anh sẽ chịu đựng và làm hết sức mình cho đến khi bị gục mới thôi; và khi khỏi lại tiếp tục chịu đựng và rèn luyện mình. Hơn nữa anh cũng chẳng có con đường nào khác. Đi đâu, về đâu? Quê hương đã bị giặc xâm chiếm hết, cha mẹ anh em đã bị giặc tàn sát? Còn ai mà về? Gia đình và làng xóm có chứa chấp một kẻ đảo ngũ trốn chạy không? ôi, cứ nghĩ đến những điều đó thì anh không thể chịu đựng được. Anh dằn vặt lương tâm mình, hành hạ trái tim mình nếu có một phút nào đó nản lòng, chợt đồng tình với những kẻ trốn chạy.
- Trên mảnh đất này không có nơi dung thân cho kẻ hèn nhát, cậu sẽ trốn chạy đi đâu? Khi đất nước đã được độc lập? Anh đã nói với những kẻ yếu hèn, muốn rủ rê anh như thế và anh khuyên họ - Hãy bình tĩnh lại đi, kẻ nào chịu đựng được, kẻ ấy sẽ chiến thắng!.
Tuy nhiên đã có những người đồng đội đã không nghe lời anh, họ đã rời đội ngũ và trốn chạy một cách nhục nhã, mà mãi sau này khi gặp lại Đen, họ đều ân hận và vô cùng hối tiếc, vì đã không nghe lời anh.
Nhưng sự đời thật lắm éo le, khi anh chàng Đen của chúng ta đã tự xác định kiên trì chịu đựng và tích cực rèn luyện để phấn đấu vươn lên, chờ một thời cơ mới, hy vọng vào khoá huấn luyện sau, thì lại có những thế lực, những âm mưu hèn hạ xấu xa ở đâu cứ tới đè lên đầu lên cổ anh, muốn đẩy anh đi xa, đi mãi mãi rời khỏi những mục tiêu, những ước mong mà anh muốn vươn tới!.
* * *
Tai hoạ
Vào một buổi sáng đẹp trời, các cô gái nô nức rủ nhau đi hái chè trên nương. Họ đi qua bãi tập của các chàng "vệ trọc" đang tập và cười khúc khích với nhau. Cái cô gái có thân hình mập mạp, đôi mắt lúng liếng và nụ cười rất tươi đã lọt vào mắt anh chàng huấn luyện viên Nhật Nam Ki Ki Tô đang huấn luyện đơn vị ở thao trường. Từ hôm đó, anh ta cứ cho đơn vị ra tập sớm để đón đường các cô gái và nói bông đùa mấy câu. một buổi chiều sau đó, anh ta đứng đón các cô gái hái chè về và lững thững theo cô xinh đẹp nhất trong đám về đến tận nhà cô ta, đó chính là cô Thu.
Thế rồi anh chàng huấn luyện viên si tình ấy tuy ở xa mấy cây số nhưng chủ nhật nào cũng đi bộ mò đến chơi, lân la làm quen với Thu và gia đình cô, anh ta cũng gánh nước, cũng quét nhà, cũng giã gạo, bổ củi, làm công tác dân vận như các chiến sỹ và học viên vẫn thường làm. Anh ta tìm mọi cách để nói chuyện và bắt thân với cô Thu. Nhưng ngược lại cô Thu lại cố tìm cách lảng tránh anh ta, bất đắc dĩ lắm mới phải nói chuyện với anh ta giữa đám đông bộ đội và gia đình.
Ki Ki Tô năm ấy đã ngoài ba mươi tuổi, đã mấy năm nay kể từ khi bị bắt làm tù binh, bị giam giữ, rồi anh ta xin tình nguyện phục vụ Cách mạng Việt Nam và được sử dụng làm huấn luyện viên đến nay, anh ta đã phải chịu đựng và kìm hãm trong việc quan hệ trai gái, một sự chịu đựng rất kiên trì, để chấp hành nghiêm kỷ luật của quân đội ta. Chưa bao giờ anh ta phải khổ sở như lần này, kể cả những năm làm điệp viên anh ta cũng chỉ phải hạn chế chứ không chịu đựng tuyệt đối như bây giờ, dạo đó thỉnh thoảng anh ta lại bí mật đến một nhà thổ nào đó, hoặc gọi bọn con gái làng chơi đến làm tình trong chốc lát rồi thôi, anh ta không được phép lấy vợ hoặc đi lại với một người nào đó, dễ bị lộ bí mật.
Còn thời kỳ Nhật đã thống trị đất nước này, lúc đó anh ta đảm nhiệm một vị trí quan trọng ở cơ quan tình báo của Bộ tổng tham mưu quân Nhật ở ngay Hà Nội - Đó là một thời kỳ ăn chơi xả láng của anh ta. Tuy nhiên anh ta vẫn chưa muốn lấy vợ, vì có nhiều tham vọng trong cuộc đua chen dành danh vọng và phục vụ lý tưởng của Thiên Hoàng, vì thế anh ta cũng hạn chế chơi bời, dành thời gian, sức lực cho những mưu đồ to lớn hơn.
Trong mấy năm sống trong hàng ngũ quân đội Cách mạng Việt Nam, anh ta nghiêm khắc rèn luyện mình, kiềm chế mình chịu đựng mọi tình cảm và đòi hỏi cá nhân trong tình yêu và tình dục, tưởng chừng như anh ta đã là người đi tu, quên hẳn thói đời dung tục. Nhưng từ hôm bắt gặp cô gái có cái thân hình rất khêu gợi, với bộ mặt xinh đẹp, đôi mắt tình tứ và nụ cười duyên dáng thì trong lòng anh ta bỗng bừng tỉnh lại ngọn lửa tình yêu và dục vọng. Anh ta say mê cô gái đó, có lúc tưởng chừng như muốn phát điên lên. Có lần anh ta lần mò theo cô gái lên đồi lấy củi, anh ta tán tỉnh mãi không được, có lúc cuồng lên, anh ta đã định làm liều, dở trò thô bạo. Nhưng cô ta đã khôn khéo chạy thoát và anh ta cũng kịp trấn tĩnh kìm hãm được, anh ta đến xin lỗi Thu về những hành động không tốt của mình, mong Thu tha thứ. Chính hành động xin lỗi chân tình của anh ta đã làm cô gái mủi lòng và thôi không đi báo cáo với cấp chỉ huy nhà trường để tố cáo anh ta nữa. Và từ đó cô ta cũng chuyện trò quan hệ bình thường với anh ta ngày càng thân mật hơn như không có chuyện gì xảy ra. Thái độ đó của Thu làm anh ta vui mừng phấn khởi, tưởng chừng cô đã có cảm tình với mình và anh ta vẫn nuôi hy vọng được lấy Thu làm vợ.
Ki Ki Tô quyết định lấy vợ - Bởi hai lẽ - Trước hết anh ta thấy cần đàn bà, rất thèm muốn đàn bà, hình như từ ngày gặp Thu đến nay làm cho anh ta ngày càng đòi hỏi dục vọng hơn. Thứ hai là anh ta cần tỏ ra trung thành với Cách mạng Việt Nam, trung thành với quân đội và nhân dân Việt Nam, anh ta lấy vợ Việt Nam để chứng tỏ anh ta yên tâm ở Việt Nam lâu dài, để tăng thêm lòng tin cho các cấp chỉ huy lãnh đạo nhà trường và chính phủ ta, để anh ta dễ bề phấn đấu vươn lên cương vị cao hơn nữa trên mảnh đất này.
Ki Ki Tô liền báo cáo với chỉ huy lãnh đạo nhà trường và xin phép được lấy vợ, đề nghị nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ. ý định lấy vợ của Ki Ki Tô được chỉ huy lãnh đạo nhà trường hoan nghênh. Họ tin tưởng rằng Ki Ki Tô đã quyết tâm ở lại Việt Nam đến trọn đời và họ ủng hộ việc lấy vợ của anh ta vì cho rằng, đó cũng là biện pháp để cho anh ta gắn bó với nhà trường lâu dài, vì dễ gì mà giữ được một huấn luyện viên giỏi; nếu anh ta không về nước không bỏ đi thì nhà nước cũng điều anh ta đi nơi khác, chi bằng cứ cưới vợ cho anh ta để anh ta yên tâm phục vụ ở đây và nhà trường cũng có cớ để giữ anh ta lại cho gần với gia đình vợ con anh ta. Chỉ huy lãnh đạo nhà trường liền giao cho cơ quan chính trị chịu trách nhiệm đến địa phương và gia đình vận động để gia đình bằng lòng gả cô Thu cho Ki Ki Tô tức Nhật Nam và yêu cầu các đoàn thể thanh niên phụ nữ vận động cô Thu đồng ý lấy anh ta.
Vốn là kẻ hay tò mò và dòm ngó vào việc của người khác, lại có thâm thù với Đen, anh chàng Phí Hải Đường luôn luôn đi rình mò nghe ngóng chờ thời cơ chộp được khuyết điểm của Đen để trị tội. Gần đây anh ta đã nghe mong manh về chuyện cô Thu phải lòng Đen; lúc đầu anh ta lấy làm ngạc nhiên: Tại sao một cô gái to khoẻ xinh đẹp như thế lại đi yêu cái anh chàng hạ sỹ quan quèn gầy nhom và xấu xí như vậy. ít ra thì mình cũng còn đáng để cô Thu yêu hơn chứ, chả gì thì mình cũng đã là sỹ quan, hơn nữa mình lại là cấp trên của thằng Đen, mình tuy nhỏ người nhưng còn trắng trẻo hơn thằng Đen chứ? Hay là tại thằng Đen tấn công cô ta, hoặc dùng bùa mê phép thuật gì đó để quyến rũ cô ta? Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ hắn cũng thấy thằng Đen có dáng người chững trạc hơn hắn và Đen lại có nhiều tài hoa, nhất là anh ta lại có năng khiếu đàn hát khá hay thì làm gì chả dễ quyến rũ tâm hồn các cô gái, về mặt này thì hắn chịu thua đứt Đen rồi. Vì thế máu ghen của anh chàng Đường càng nổi lên, ghen vì gái, ghen vì tài hoa, càng làm cho anh ta tức tối sôi sục, phen này quyết phải bắt quả tang trai trên gái dưới để trừng trị một cách đích đáng.
Thế là anh ta cứ đi rình rình mò mò, nghe nghe ngóng ngóng, hễ nghe hơi thấy Đen và Thu ở đâu là hắn lao đến liền, mặt khác hắn còn cử một vài chiến sỹ thân tín theo dõi Đen, lại còn cho tiền, rủ rê bọn trẻ con chăn trâu trong xóm rình mò Đen nữa. Nhưng rất tiếc là hắn cứ rình mò mãi mà hàng tháng nay, vẫn chưa bắt được Đen với Thu đi với nhau lần nào cả, hắn càng thêm thâm thù tức tối.
Một hôm tình cờ anh chàng Đường đi rình Đen, từ xa đã thấy rõ trên đường hai người đi chặt củi với nhau, yên trí chuyến này thì "mày chết với ông", nhưng khi đến nơi thì Đường bỗng tái mặt đi, trước mắt hắn không phải là Đen ngồi với Thu mà huấn luyện viên Nhật Nam đang ngồi với Thu. một linh tính báo cho hắn biết, anh chàng giáo viên người Nhật này cùng đang mê và đi theo tán tỉnh cô Thu. Tên Đường nham hiểm đã nghĩ ra một mưu kế khác, độc ác hơn, dùng bàn tay của Ki Ki Tô để trị Đen. Thằng Đường liền thay đổi chiến thuật, hắn làm thân với Ki Ki Tô và cũng đồng thời tỏ vẻ thân mật với Đen. Coi như những chuyện thâm thù không bao giờ có cả. Hắn tìm cách nói cho Ki Ki Tô biết là Đen đã yêu cô Thu và là đối thủ nguy hiểm của anh ta. Hắn cũng nói cho Đen biết:
- "Này, anh chàng người Nhật đang định nẫng tay trên người yêu của cậu đấy! "Thế là hắn ở giữa cứ đâm bị thóc chọc bị gạo, tìm cách kích cả hai bên, để họ gầm ghè nhau, lừa miếng nhau và âm thầm xung đột nhau ngày càng nặng nề gay gắt.
Lần đầu tiên, khi đến nhà Thu chơi, Ki Ki Tô tình cờ gặp Đen đóng quân ở đây. Thầy trò, võ sư và môn sinh lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng:
- Cậu trốn đi đâu mà lâu thế không gặp lại hả Đen?
- Em bị ốm, bị loại khỏi danh sách học viên, người ta đưa về đây làm liên lạc đấy anh Nam ạ!
- Ôi tiếc cho cậu quá, giá cứ được tiếp tục học thì môn Juđô đến bây giờ cậu cũng khá rồi đấy, thế lâu nay có ôn luyện gì không, chắc lại quên hết rồi hả?
- Em làm gì có điều kiện để ôn luyện, nhân tiện gặp võ sư ở đây, em muốn hàng tuần thầy đến chơi và giúp em một vài giờ được không?
- Được chứ, mình sẵn sàng giúp đỡ cậu, cậu vốn là võ sinh giỏi của mình cơ mà!
Nói như vậy thôi, chứ Ki Ki Tô còn thì giờ đâu mà luyện võ cho Đen được nữa, bao nhiêu thời gian, tâm tư khi đến đây anh ta đều dồn vào việc đi theo và tán tỉnh cô Thu rồi. Nhất là từ khi thằng Đường cho biết Đen là đối thủ tình địch của mình, thì Ki Ki Tô càng không muốn gặp Đen và tìm cách ngăn cản Đen quan hệ với Thu, anh ta còn không muốn cho Đen ở nhà Thu, kể cả không được ở khu vực này để gần Thu nữa. Từ đó tình cảm giữa giáo viên và học viên nhất là giữa thầy trò võ nghệ trước đây thân mật bao nhiêu thì bây giờ càng thù hận bấy nhiêu, chủ yếu là về phía Ki Ki Tô, nhiều lúc Đen muốn gặp Ki Ki Tô để thanh minh và nối lại quan hệ tình thày trò, nhưng không làm sao gặp được, họ cứ ngày càng xa nhau, không thể nào gặp lại nhau được nữa
Đối với Đen, anh cũng rất yêu Thu, người đã động viên an ủi và giúp đỡ anh nhiều trong thời gian này, nhưng anh cũng chưa hề hứa hẹn một điều gì với Thu, anh tôn trọng tình yêu của Thu, nhưng anh cũng chưa thể để mình giàng buộc với Thu và ngược lại. Bởi anh còn trẻ, quá trẻ so với tuổi lập gia đình và hơn nữa cuộc trường kỳ kháng chiến còn lâu dài gian khổ, chưa ai có thể biết trước được điều gì có thể sẽ xảy ra trong cuộc chiến tranh gay go ác liệt này. Vì thế anh hoàn toàn không có ý chiếm giữ lấy Thu, bắt Thu phải đợi chờ mình, hoặc bắt Thu phải hứa hẹn với mình. Anh cũng không thể như một số kẻ chỉ tranh thủ sống gấp, tranh thủ hưởng thụ, chiếm đoạt tình yêu của các cô gái trẻ ngây thơ, rồi cao chạy xa bay để mặc hậu quả cho những người tình ở lại, kể cả vợ con, rồi muốn đi đến đâu thì đi. Họ cũng dựa vào chiến tranh, đổ lỗi cho chiến tranh, chiến tranh là ly biệt, chiến tranh là hy sinh, để che dấu những tội ác xấu xa ích kỷ hẹp hòi và đê tiện của họ.
một buổi tối, anh ngồi sưởi trong bếp lửa, chỉ có hai người, anh bảo Thu:
- Em đi lấy chồng trước đi, đừng chờ đợi anh.
- Thế mà cũng bảo yêu người ta, đồ giả dối! - Thu liếc mắt nguýt dài một cái với giọng nửa đùa, nửa giận hờn trách móc.
- Yêu, yêu lắm chứ, nhưng yêu mà chưa lấy được thì biết làm sao được?
- Thì người ta chờ!
- Chờ? Liệu có chờ được mười năm nữa không?
- ôi, thế thì già mất chứ còn gì nữa.
- Mà chắc đã chờ nổi ư? Hoa có lứa, gái có thì, một bông hoa xinh đẹp như em biết bao nhiêu ong bướm sẽ vờn xung quanh, sẽ có kẻ không được ăn thì đạp đổ, liệu đến lúc đó có được yên ổn mà chờ đợi được không?
Thu im lặng nhìn ngọn lửa bập bùng, lòng cô xốn xang lên giận hờn, yêu thương lẫn lộn, nước mắt cô bỗng chạy vòng quanh, Đen ngừng một lát rồi nói tiếp.
- Người ta ca ngợi lòng chung thuỷ, nhưng không ai khuyến khích phải hy sinh phải đau khổ? Có những người, những lứa đôi đã chờ đợi nhau hàng năm năm, mười năm, thậm chí vài chục năm, nhưng cuộc đời của họ khi gặp lại nhau thì chỉ là những bi kịch thê lương. Bi kịch, tình yêu và cuộc đời cứ để tự nhiên nó đến thì ta đành phải chấp nhận mà bi kịch tự nhiên cũng đã quá nhiều rồi, ta không nên tự mình tạo nên những bi kịch cuộc đời nữa. Chính vì yêu em nên anh muốn để cho em được hạnh phúc, chính vì yêu em nên anh mới giữ gìn cho em, để bảo vệ hạnh phúc của em sau này.
- ôi, thôi anh đừng nói nữa, anh không yêu em nữa rồi, em chẳng muốn nghe nữa đâu!
Rồi cô oà lên khóc, gục đầu vào vai Đen mà thổn thức. Đen vỗ về mãi vẫn không yên, anh buộc lòng phải đứng lên, đi ra sân, để mặc cho Thu cứ ngồi gục đầu xuống ấm ức một mình.
Đen ra ngoài sân, bầu trời tối đen như mực, xa xa phía chân trời thỉnh thoảng le lói một ánh sao khuya, cô đơn, gió rét từng cơn thổi lạnh lùng, xào xạc rừng đêm, người anh từ trong bếp ra, hơi lửa vẫn nóng bừng bừng mà trong lòng anh càng thêm tê tái.
* * *
Đêm cuối cùng
Phí Hải Đường lại được tin lãnh đạo nhà trường giao cho cơ quan chính trị vận động tổ chức và cưới vợ cho Ki Ki Tô. Đường liền xung phong nhận nhiệm vụ để có cớ một công đôi việc, xúc xiểm và hãm hại Đen, đồng thời cũng không muốn để người khác nhúng tay vào, e lộ bí mật về những ý định xấu xa của hắn.
Hôm sau hắn liền báo cáo với lãnh đạo phòng chính trị là:
- Nói chung địa phương và gia đình đều nhất trí gả cô Thu cho Nhật Nam, duy chỉ có cô Thu là còn lưỡng lự chưa đồng ý. Nguyên nhân chủ yếu là tại cậu Đen.
- Hả, tại sao lại tại cậu Đen, cái cậu tiểu đội trưởng liên lạc ấy à?
- Phải đấy, mọi sự là tại cậu ta cả. Đã từ lâu cậu ta đã tán tỉnh cô Thu và đi lại quan hệ bất chính với cô Thu, đáng lẽ ra chúng tôi đã phải báo cáo từ lâu để trên xử lý kỷ luật và giáo dục. Nhưng vì muốn để chúng tôi thuyết phục giáo dục tại chỗ để cậu ấy nhận thấy khuyết điểm và sửa chữa. Nhưng chứng nào tật ấy, cậu ta vẫn thì thụt đi lại quan hệ với cô ta, làm cho cô ta say mê, nên không muốn rời bỏ cậu ta để lấy Nhật Nam.
- Vậy bây giờ làm thế nào? Chỉ thị của cấp trên là phải cưới bằng được cô Thu cho đồng chí Nhật Nam; đồng chí có hiểu không?
- Rõ, việc này cũng rất đơn giản thôi, cứ kỷ luật cậu Đen rồi tống đi đơn vị khác là xong ngay thôi.
- Hả, kỷ luật hả, vậy đã có chứng cớ gì để kỷ luật chưa, các đồng chí đã bắt được chúng trai trên gái dưới chưa?
- Rất tiếc là chưa!
- Vậy thì không thể kỷ luật bừa bãi người ta được, mà cho dù chúng có yêu nhau chăng nữa, thì ta không nên làm rùm beng, to chuyện, đừng có để cô Thu chạm lòng tự ái, mất danh dự của cô ấy, nếu động đến cô ấy thì còn khó khăn hơn nhiều. Có lẽ tốt nhất là điều cậu Đen đi đơn vị khác một thời gian, với một cái cớ nào đó, nhẹ nhàng mà êm thấm là hơn cả.
- Phải đi xa, đi lâu và tung tin là cậu ấy không bao giờ trở lại nữa, chỉ khi nào cưới cô Thu cho Nhật Nam xong thì...
- Thì lúc đó không phải bàn nữa, tự tay võ sư cũng biết cách bảo vệ cô vợ xinh đẹp của mình, chẳng kẻ nào dám bén mảng đến.
Chỉ mấy hôm sau, Đen nhận được quyết định điều đến một đơn vị đi biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng chiến đấu với tàn quân. Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch để khai thông biên giới Việt - Trung, đón nhận chi viện của quốc tế, Liên Xô, Trung Quốc vào Việt Nam. Phí Hải Đường như mở cờ trong bụng vì đã đẩy đi được một đối thủ lợi hại, còn Ki Ki Tô thì vui sướng quá, cười chảy cả nước mắt.
Họ lại gặp nhau bên bờ suối, trong một đêm trăng lạnh. Sự thực Đen đã cố lẩn tránh Thu để rồi ra đi một cách thầm lặng. Nhưng Thu đã chủ động tìm gặp Đen và hẹn Đen:
- ít nhất thì chúng ta cũng phải chia tay nhau một lần cuối cùng chứ, sao mà anh tệ thế!
Và Đen đã không nỡ từ chối được nữa, trong thâm tâm anh cũng thấy không thể không gặp Thu lần cuối cùng để động viên an ủi Thu lấy chồng và quên anh đi.
Lúc ấy trời đã khuya, không còn bóng dáng ma tà lính kín nào theo dõi họ ra bờ suối nữa. ánh trăng cuối thu sáng vằng vặc, bao phủ lên núi đồi cây cỏ một màn sáng bàng bạc, và trăng lấp lánh dưới suối, những gợn sóng long lanh như hàng ngàn vì sao xa đang múa may quay cuồng thương sót cho đôi lứa họ sắp phải xa nhau.
Họ có biết bao nhiêu chuyện vui buồn hờn giận cần phải nói với nhau, mà sao đến bây giờ bỗng quên hết. Họ chỉ biết ôm lấy nhau, nhũng cái hôn tha thiết, tưởng chừng không bao giờ có thể ngừng được.
Anh ơi! Kẻ nào đã ra một cái lệnh quái ác và bắt anh đi trong lúc này, em biết lấy ai mà hỏi han mà an ủi mà chia sẻ những nỗi đau buồn khổ sở này? Anh bảo em làm thế nào bây giờ? Em yêu anh nhưng lại không lấy được anh, vì anh còn đuổi theo những ước mơ, những ảo vọng, những lý tưởng cao xa ở mãi đâu đâu ấy, anh có thiết gì đến tình yêu của con bé khốn khổ này đâu?
Em sẽ phải lấy một người mà em không yêu ư? một người ngoại quốc, một tên giặc trước đây và bây giờ lại là một đồng chí của ta ư? ôi, sao đời em lại éo le làm vậy. Mọi người đều bắt em phải lấy; cả chính quyền, đoàn thể ở thôn ở xã, cả gia đình bố mẹ em cũng đồng ý. Họ bảo anh ta tài giỏi, em cần gì cái tài giỏi đấm đá ấy, họ bảo anh ta chức trọng quyền cao, em cần gì cái chức trọng quyền cao của cái người ngoại lai ấy, họ bảo anh ta giàu có, lấy anh ta sau này sẽ được đi khắp đó đây, em chẳng cần cái giàu có của anh ta, em chẳng cần đi đâu hết, em chỉ muốn ở đây, hạnh phúc ngay trên quê hương xứ sở này, ở ngay cái làng xóm chôn rau cắt rốn của em này mà thôi...
Họ cứ dụ dỗ em, quyến rũ em, hết đoàn thể này đến đoàn thể khác, chính quyền bảo sẽ tổ chức đám cưới cho em rất linh đình, từ trước tới nay ở đây chưa từng có, hội phụ nữ thì bảo sẽ đưa em vào Ban chấp hành, đoàn thanh niên thì bảo sẽ bầu em làm bí thư chi đoàn thanh niên Cứu Quốc, còn cả ông bí thư chi bộ cũng hứa, sau khi cưới, ông ta sẽ giới thiệu kết nạp em vào Đảng, rồi cử em đi học một lớp cán bộ Đảng để về lãnh đạo xã nhà, chả gì cô cũng là vợ của một đồng chí người Việt Nam mới, con nuôi của Cụ Hồ, một huấn luyện viên quân sự giỏi của trường sỹ quan... cũng phải làm sao cho cô được xứng đáng với đồng chí ấy chứ. Lại còn cánh công an, xã đội, thôn đội nữa chứ. Họ chẳng hứa hẹn một điều gì tốt đẹp cả, họ bảo cấp trên đã mệnh lệnh rồi, chính quyền đã chỉ thị rồi, chi bộ đã nghị quyết rồi, và các cơ quan đoàn thể cũng đã biểu quyết rồi, nhiệm vụ của cô là được lấy, phải lấy đồng chí Nhật Nam. Đây là nhiệm vụ cao cả, muốn hay không muốn cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, không được bàn đến chuyện yêu đương vớ vẫn ở đây; Cách mạng là phải thực hiện nhiệm vụ, đó là kỷ luật sắt. Nếu cô không chấp hành, thì sẽ coi như chống đối mệnh lệnh chỉ thị của cấp trên, phản lại nghị quyết của chi uỷ, chi bộ địa phương, cô sẽ bị kỷ luật, gia đình cũng sẽ bị kỷ luật, thậm chí có khi cả cán bộ Đảng và chính quyền xã cũng bị kỷ luật vì cô ấy chứ - Và nguy hiểm hơn, nếu sau vụ này không thành thì đời cô cũng chẳng ra gì, chỉ chết già mà thôi, ai dám ngó đến nữa, cho dù cô có xinh đẹp như tiên xa cũng thế thôi.
Ôi, em lo sợ quá, em đau đớn quá, biết làm thế nào bây giờ, đi đâu, về đâu? Liệu anh có thể đưa em đi cùng được không? Liệu anh có thể đưa em đi trốn ở đâu một thời gian được không?
- Em phải làm gì đây, anh hãy nói đi, em phải làm gì bây giờ...?
"Em ơi, anh không thể khuyên em được một điều gì cả, anh cũng không thể nhủ em một cách nào cả, lòng anh cũng đang rối như tờ vò đây. Không hiểu tại sao, vì đâu cuộc đời của anh cứ bị hết nỗi đau đớn này đến tủi cực khác; anh đã cố gắng để né tránh, để không đụng độ với bất cứ một ai, anh đã phải âm thầm cam chịu số phận mình, vậy mà những tai hoạ vẫn cứ đến, anh chẳng biết còn trốn chạy vào đâu được nữa - Mà em ơi, làm sao ta có thể trốn chạy được cuộc đời, trốn chạy được số phận, cái gì nó đến thì sẽ đến. Chúng ta chỉ còn biết tuân thủ định mệnh mà thôi. Trên đời này, mảnh đất này cả đất nước này và cả thế gian này không có chỗ cho những kẻ trốn chạy cuộc đời.
Hãy mặc kệ cho cuộc đời trôi theo dòng số phận. Nào chúng ta hãy vui lên, cười lên nào, đêm nay là đêm chia tay cuối cùng của chúng ta mà, thế, em cười đẹp lắm dẫu rằng trong nụ cười của em chứa đựng những nỗi buồn. Anh sẽ mang nụ cười của em đi suốt cuộc hành trình của cuộc đời anh!"
Khi đêm đã gần tàn, một lần nữa người con gái lại nài nỉ?
- Đằng nào thì em cũng sắp phải lấy chồng. Em muốn hiến dâng tấm lòng trinh bạch của em cho anh. Anh là người xứng đáng được hưởng. Nào, chiều em đi, em không muốn để niềm vinh dự này cho người khác. Chỉ có anh mà thôi. Và ước gì... Chúng ta có một đứa con thì... em cũng mãn nguyện. Người con gái cứ ghì chặt lấy người con trai, và người con trai cũng ôm ghì lấy người con gái như muốn ngấu muốn nghiến ra thành tro bụi. Nhưng người con trai vẫn phải hết sức kìm mình lại nói trong hơi thở đứt đoạn:
- Cảm ơn em, cảm ơn em!... Vì yêu em, nên anh không thể, sau này em sẽ hiểu!
Người con gái vẫn nằn nì và khêu gợi mãi. Nhưng người con trai vẫn cố gắng chịu đựng, họ cứ lúc đứng, lúc ngồi lúc nằm ôm lấy nhau, dùng dằng nửa muốn ở nửa muốn về, chia tay nhau mãi và vẫn không rời nhau được. Đã đến lúc người con trai không chịu được nữa, họ cùng đổ kềnh xuống bãi cỏ ven suối. Vừa lúc đó tiếng kèn báo thức nổi lên "Tò te tí te..." làm họ giật mình.
- Thôi để dành sức khoẻ cho anh còn về hành quân sớm! Người con gái tiu ngỉu đứng lên, họ hôn nhau một lần nữa rồi chia tay nhau trở về làng.
Lại một lần nữa, tiếng kèn đồng đã giúp Đen chặn đứng được dục vọng tầm thường trước của ngõ thiên thần.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thời Sôi Nổi
Nguyễn Lương Hiền
Thời Sôi Nổi - Nguyễn Lương Hiền
https://isach.info/story.php?story=thoi_soi_noi__nguyen_luong_hien