Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thằng Luyến
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
T
háng 11, 1950, gia đình Khoa vào thị xã. Mùa đông năm nay ít mưa dầm kéo dài dưới nửa tháng. Cái lạnh nó chẳng thương kiếp nghèo. Gió chướng tự do xoáy vào da thịt con người trong thế trống tung của chống đỡ rét buốt. Dân ch1ng đã về đông. Sự sinh hoạt có phần tấp nập.
Tuần lễ đầu tiên, Khoa phải giúp cha mẹ ổn định nơi ăn chốn ở, chưa đi tới đâu xem bạn bè Vũ hồi cư chưa. Đến nay, cha mẹ Khoa đã tìm được thợ làm nhà nên Khoa rảnh rỗi, muốn ghé thăm Luyến. Vì, nghe nói, Luyến đã trở lại thị xã. Bạn bè thân thiết với Vũ có ba người thôi. Côn thì đang theo học lớp sĩ quan Trần Quốc Tuấn, trên Sơn Tây. Vọng thì mải lo huấn luyện bộ đội tân binh, tại Tường An. Chỉ còn Luyến, chả biết đi kháng chiến hay ở Đống Năm học hành.
Đống Năm vui lắm. Nằm bên đường số 10, quy tụ dân tản cư của những thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương. Người ta buôn bán đủ các thứ hàng, ăn diện sang trọng. Lịch duyệt hơn thủ đô Hà Nội. Nhà cửa đua nhau mọc san sát. Dù không mái ngói và tường đúc xi măng. Ngôi trường trung học của giáo sư Hà Nội mọc lên. Đông nghít học trò. Đống Năm lừng danh như Cống Thần, Chợ Đại, một thị trấn ăn chơi khét tiếng của Liên Khu 3. Pháp ghét Đống Năm khủng khiếp, dọa dẫm từ mấy măm trước, sẽ cho Đống Năm ăn no đạn đồng. Chả hiểu tại sao? Hôm Pháp trải quân đầy mười hai phủ huyện, chắc Đống Năm bị đốt phá, giết chóc không gớm tay. Khoa lo sợ giùm Luyến.
Đằng xa, trông về phía cửa nhà Luyến, Khoa thấy một người chống nạng gỗ, quay lưng lại. Khoa bước nhanh tới:
- Làm ơn cho tôi hỏi thăm...
Người chống nạng xoay mặt.
- Anh Luyến. Trời ơi!
Khoa ôm lấy Luyến, khóc nức nở:
- Anh bị thương hả? Pháp bắn anh, hả?
Luyến mỉm cười thân ái, đưa tay vuốt tóc Khoa:
- Em Khoa, sao lại khóc? Anh vẫn cười mà. Em đã đọc truyện Tái ông thất mã chưa?
Khoa rút khăn, thấm nước mắt:
- Thưa anh, rồi ạ!
Luyến vui vẻ:
- Anh theo triết lý Tái ông thất mã. Mà, đứng ngoài lạnh lắm, vào trong nhà, anh em mình nói chuyện.
Luyến chống nạng đi trước, Khoa theo sau. Phòng khách của nhà Luyến, bây giờ, đơn sơ lắm. Mấy chiếc ghế đẩu cho khách, bàn xa lông đóng lấy để bầy ấm tích và chén uống nước. Luyến và Khoa cùng ngồi xuống.
- Bố anh đi làm ở Lục lộ. Pháp nó gọi thế. Cách mạng biến thành Sở cầu đường. Bảo Hoàng chuyển sang Ty công chính. Còn đổi nữa. Mình là dân, cứ để thời đại nó đổi thay mà theo thời đại. Tội gì nghĩ vẩn vơ cho mệt óc. Mẹ anh đi ăn giỗ ông ngoại. Chị Nhi theo chồng về Hưng Yên. Anh Lưu theo vợ sang Hải Phòng.
Luyến rót chén nước nóng mời Khoa:
- Uống cho ấm bụng, em.
Khoa hỏi:
- Còn anh Ái đâu?
Luyến đáp:
- Nó vào bộ đội, lâu lắm rồi không về.
Nhấp một ngụm nước trà nóng, Luyến nói:
- Nhà anh chia làm hai phe; Phe triệt để tích cực và phe thời cơ chủ nghĩa. Thằng Ái phe đầu. Anh và bố phe cuối. Thằng Ái tin bác Hồ Chí Minh như thánh sống, coi giai cấp vô sản như xứng đáng lãnh đạo dân tộc. Bố anh theo thời Bảo Đại, thời Pháp. Anh thì chỉ theo thời đại, mặc cho thời đại cuốn xoáy mình.
Khoa ngạc nhiên:
- Anh nói khác hẳn xưa.
Luyến cười:
- Anh khác hẳn xưa à? Cái cây còn biết lớn, hỏi chi con người. Ngày xưa còn bé của anh đã chết rồi, chết hẳn rồi. Năm năm cách mạng dạy ta nhiều thứ, khiến ta lớn khôn ra. Ngôn ngữ thay đổi, con người cũng đổi thay. Anh theo thời đại mà. Có gì lạ đâu? Em còn muốn bé nhỏ mãi, tốt thôi. Khó mà bé nhỏ mãi như ý ta mong muốn. Cuộc đời chia ra thành ba chu kỳ: Sinh, Lão. Tử. Ta bắt chước, chia cuộc đời làm ba giai đoạn: Ấu thơ, Thanh niên, Tuổi già. Có người bất hạnh không biết tuổi thơ của mình. Có người bất hạnh hơn, bị đốt cháy thuở thanh niên. Như anh chẳng hạn. Anh may mắn được làm tuổi thơ Monguillot, được làm Luyến mít sơ lanh. Dã đủ hạnh phúc rồi, em ạ! Người ta càng khôn ra, càng lớn lên, tâm hồn càng già nua, em nhỉ?
Khoa hối hận, khoanh tay lễ phép:
- Em xin lỗi anh.
Luyến xua tay:
- Can chi. À, sao lúc nãy em khóc?
- Em đau khổ với anh.
- Đau khổ vì anh mất chân phải à?
- Vâng.
- Đừng đau khổ. Anh không đau khổ mà. Nhờ mất chân mà gia đình anh về tề sớm nhất. Anh bị đạn trúng chân, nằn giẫy giụa trên sân. Ông đại úy nhẩy dù Pháp hỏi anh là ai, anh đáp là học sinh. Ông ta cho gia đình anh lên xe căm nhông vào thị xã, rồi chở anh đến Bệnh viện dã chiến của quân đội, cưa chân anh. Lành bệnh, họ cho anh đôi nạng gỗ, chở anh về nhà, và chúc anh cam đảm lên.
- Họ tốt nhỉ?
- Với anh, họ đầy tình người. Với những người khác, anh không biết. Họ đốt hết thị trấn Đống Năm, người ta xét đoán thế nào về họ?
- Họ chỉ làm theo cấp trên, Bộ tư lệnh tối cao của họ. Đống Năm, Trực Nội ăn no đạn đồng cơ mà.
- Em biết điều này lâu chưa?
- Mới đây, nghe anh bảo họ khuyên anh can đảm.
- Những người lính Pháp vừa qua Việt Nam, có thích viễn chinh, xâm lăng một nước nào. Pháp bị Đức đô hộ, họ vùng lên giải phóng nước họ. Người ta hân hoan niềm vui giải phóng muốn tắt thở. Họ lại đi xâm lăng một nước đã bị họ đô hộ, mới tự giải phóng, chẳng kịp sung sướng. Họ đóng vai phát xít Đức. Họ mâu thuẫn với họ. Họ bất mãn chính phủ họ. Biết làm sao? Là lính, họ cam đành tuân lệnh chính phủ của họ, đuổi theo một chính sách lỗi thời. Chúng ta chống Pháp là chống chính sách lỗi thời của tập đoàn thực dân Pháp. Lính Pháp vô tội. Lính Pháp ra trận mạc phải đánh nhau lấy thắng, không thắng thì chết. Và, chúng ta căm thù họ dã man, tàn bạo. Muốn sống lâu, sống có ngày về với vợ con, lính ở bất cứ nước nào cũng sợ chết. Lính cách mạng và lính xâm lăng đều giống nhau. Tổng thống Pháp có chết trận đâu? Thủ tướng Pháp có chết trận đâu? Tướng lãnh, sĩ quan, lính Pháp chết ở Việt Nam vô kể. Chủ tịch Hồ Chí Minh có chết trận đâu? Thủ tướng Phạm văm Đồng có chết trận đâu? Bộ đội ta đã phơi xương máu ngút ngàn. Các ông ấy đều mang cái anh hùng ra dụ lính giết nhau.
Ngưng một lát, Luyến tiếp:
- Để ý đến hiếp dâm, bắn giết dân chúng, đốt nhà cửa, ăn cướp gà vịt mỗi lần hành quân làm gì? Bọn lính da đem mọi rợ, bọn lính lê dương vô tổ quốc, tội ác đã kín người chúng. Thôi, anh không nói nữa.
Khoa van nài:
- Anh cứ nói cho em học.
Luyến lảng chuyện:
- Khoa ạ, còn bé hay khóc lắm, khóc cả những trận đá bóng thua An Tập. Lớn lên, phải tiết kiệm nước mắt, em nhé! Anh giờ, còn chút ít nước mắt thôi. Bố mẹ anh chết, anh không khóc đâu. Anh để dành khóc hai thằng bạn thân nhất trên đời là Vũ và Côn, nếu chúng nó bị cuộc đời xua đuổi. Còn thằng Vọng, anh khóc vì nó nữa.
Khoa rướn người lên:
- Anh Vọng chưa chết.
Luyên cuống quýt:
- Vọng còn sống, em gặp nó ở đâu?
Khoa sung sướng:
- Ở làng em, hồi tháng trước.
Khoa say sưa kể những tháng Vọng đóng quân ở làng Tường An. Nó không gặp Vọng sớm sủa nên để lòng nhớ tiếc bộ đội năm xưa cùng bài hát của họ, và ghét bộ đội mới với những ca khúc suy tôn Malenkov, Mao Trạch Đông. Nó và thằng bạn ra bãi tha ma làm đám tang cho Vệ quốc quân và chào mừng Quân đội nhân dân. Khi gặp Vọng rồi, Vọng giải thích cho Khoa những điều Khoa chưa biết, Khoa mới yên lòng.
Tháng ba, năm Ất Dậu, Vọng sắp chết đói được thầy Nguyễn Công Hoan cứu, đưa nó vào cách mạng, trước Luyến, Côn, Vũ mấy ngày đem cơm cứu đói tới nhà Vọng. Khoa nói ba người bạn thương Vọng nhất trên đời này là Vũ, Côn, Luyến. Vọng khóc.
Luyến cảm động:
- Thầy Hoan dẫn Vọng làm cách mạng đúng nhất. Nó cứ kháng chiến diệt Pháp, kẻ thù của giai cấp nó. Chúng ta không phê bình và vẫn yêu mến nó.
Khoa tròn đôi mắt:
- Anh Vọng thuộc giai cấp nào?
Luyến trả lời thẳng thắn:
- Giai cấp vô sản. Nhà Vọng nghèo, giá làm nông dân, Vọng sẽ là bần cố nông. Công nhân với nông dân hợp thành giai cấp vô sản. Công nhân Vọng nhiều ưu đãi hơn. Vọng cấp gì trong quân đội?
Khoa nói:
- Em quên hỏi, chỉ biết anh ấy là chính ủy trung đội, bí danh Kỳ Bá.
Luyến quả quyết:
- ít lâu nữa, chừng 32 tuổi, Vọng sẽ lên chính ủy sư đoàn.
Khoa bảo:
- Anh ấy phục Vệ quốc quân vô cùng, coi họ là lính tiểu tử sản lãng mạn cách mạng. Em nhớ anh ấy tâm sự với em: Còn anh, tim vẫn hé mở để lính tiểu tư sản đồn trú.
Luyến khen ngợi:
_ Vọng là người vô sản có tâm hồn. Em biết người cộng sản là người vô sản chứ?
Khoa lắc đầu. Và, tiếp tục:
- Anh ấy còn buồn bã: Một mai, em sẽ oán trách người này, bênh vực người nọ. Rồi, em sẽ ân hận, vì oán trách sai, bênh vực sai nốt. Con người này chống con người nọ không phải con người thích chống đối. Mà, hoàn cảnh nó dìu đi.
Luyến thở than:
- Trời ơi, thằng Vọng nó tiên tri thời đại. Nó tuyệt diệu, Vọng ghẻ tầu! Anh còn phải học nó, học người cộng sản có lòng như nó. Thầy anh dạy: Học hải, sự học như biển cả, biết đến khi nào mới tới đích. Cao Bá Quát nói: Trong thiên hạ có ba bồ chữ, ta chiếm hai bồ, anh ta bạn ta, Cao Bá Đạt Nguyễn Siêu, nửa bồ, còn nửa bồ phát cho thiên hạ. Cao Bá Quát đã hoàn toàn sai lầm. Trên đời, có những năm đại dương chứa đựng chữ nghĩa. Bao nhiêu bồ mới xuể? Hai bồ thì ít quá, tiểu học quá! Có lẽ, được sang Tân gia ba, Cao Bá Quát mới giật mình khi ở xó nhà, Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi. Anh thì đang đi trên đất Thái Bình, phải học mọi người, học thằng Vọng, mới có thể tiến xa nổi.
Khoa thắc mắc:
- Ông thầy nào đó, thưa anh?
Luyến gật gù:
- Thầy Trúc, dân Hưng Yên, dạy anh Việt văn ở Đống Năm. Anh đã tiêm nhiễm tư tưởng của thầy. Thầy bảo: Nếu mình đủ tài năng tạo ra một thời đại, hãy sống chết với thời đại đó, đi tới cùng sự thất bại hay thành công. Còn không đủ tài năng, mình nên sống yên ổn theo thời đại. Thầy Trúc phê bình kháng chiến: Chẳng phải kháng chiến chống Pháp mới giành được độc lập. Để cho chu kỳ của thời đại nó xoay vần. Rất mau, thực dân và đế quốc sẽ tàn lụi. Mình vẫn độc lập huy hoàng, có tình nghĩa. Dân không chết, bộ đội không chết và thành phố khỏi bị tiêu thổ như Thái Bình. Người ta chủ trương kháng chiến vì quyền bính thống trị nó làm hoa mắt mình và chỉ muốn nó độc quyền về tay mình. Còn nói kháng chiến cho dân tộc, bánh vẽ mà thôi.
Luyến lại lảng chuyện:
- Cách mạng bỏ lớp nhì 2, Khoa học đến đâu rồi?
- Em nghỉ học gần một năm, chứ không, niên học này, đệ tam.
- Anh đỗ Trung học phổ thông năm ngoái. Bây giờ, anh rảnh rỗi lắm, định xin làm giáo viên. Em lại đây, anh dạy em Toán, Lý, Hoá, Pháp văn, Việt văn cho hết đệ tam. Sang năm, em học đệ tứ, khỏi lãng phí một năm bị nghỉ. Em thông minh thế, thừa sức học hết cả chương trình đệ tứ, từ nay tới ngày khai trường.
- Cám ơn anh.
- Đừng khách sáo. Lâu nay, nhà có nhận được tin tức gì của Vũ không?
- Thưa anh, không.
- Chả sao. Mỗi người có một cuộc đời. Sự lo nghĩ của mình không giúp ích người khác đâu. Anh chỉ biết cầu cho Vũ mạnh khỏe.
Luyến rót ly trà mới mời Khoa uống. Khoa nghe Luyến nói Luyến đã đốt mất tuổi thanh niên; thoạt đầu, Khoa tưởng Luyến bị què quặt đâm ra yếm thế nói vậy. Ngồi lâu với Luyến, Khoa mới rõ, sự hiểu biết làm con người già đi. Côn đã già đi. Vũ đã già đi. Như Vọng và Luyến. Khoa đã sống trọn vẹn tuổi ngọc trong nhi đồng hậu phương bình an. Đó là những tháng năm đẹp nhất, một đời chỉ có một lần. Nó giã từ hồn đào vội vàng và nhanh lẹ quá, cứ ngỡ hồn đào còn lởn vởn đâu đây. Khoa quên không truy lùng bước chân hôm nay. Nó đã lớn mà chẳng biết. Thực ra, 16 tuổi, Khoa đã bị đuổi khỏi thế giới hoa mộng. Năm nay, cách mạng đẩy mạnh ta tới đoạn không tính toán. Mỗi người hiểu cách mạng một lối. Buồn xuống thấp hay vui lên cao. Luyến thì không vui không buồn. Cái triết lý sống theo thời đại của Luyến thế mà hợp với chính trị bây giờ. Khoa thì vui nhiều buồn ít. Nó có ba người đang kháng chiến ngoài xa: Vũ, Vọng, Côn.
- Anh em mình đi dạo thị xã đi!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thằng Luyến
Duyên Anh
Thằng Luyến - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=thang_luyen__duyen_anh