Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Quyến Luyến Ân Tình
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
N
gày chủ nhật, Lam Huyên được nghỉ ở nhà. Qua vuông cửa sổ, cô nhìn thấy trời cao và trong xanh. Ánh nắng lung linh đáp trên ngàn cây ngọn cỏ.
Thỉnh thoảng một vài ngọn gió lướt qua và lá trong vườn xào xạc đùa nhau.
Lam Huyên nghe lòng xao động, cô quyết định ra vườn một mình. Trưa im ắng, phông khách không ai, thấy cây đàn ghi- ta treo ở góc tường, Lam Huyên nhón gót lấy xuống.
Ngồi trên xích đu, Lam Huyên vừa lướt nhẹ trên phím, vừa khe khẽ hát:
"Hôm nay trời vào Thu.
Trời mặc áo sương mù.
Em đi tà lụa phô.
Bay vờn bay trong gió.
Anh nghiêng mình song thưa.
Chiều về đứng trông chờ.
Yêu em rồi yêu Thu.
Nên ngập ngừng anh nói.
Yêu màa Thu...
Hai hôm rồi nghỉ học.
Thư viết làm sao đưa.
Thu không mặc áo lụa.
Chỉ có áo len sơ.
Áo len sơ cho người bệnh.
Mặc đỡ rét tương tư.
Ớ... Tương tư là tương tư...".
- Hay quá!
Tiếng vỗ tay đột ngột làm Lam Huyên im bặt. Cô bối rối nhận ra Văn đang ngồi trên thành cửa sổ.
- Không ngờ Lam Huyên có ngón đàn và giọng ca tuyệt quá:
Lam Huyên vẫn thấy chưa quen thân với Văn dù cô đã ở đây gần tháng, ngày chạm mặt nhau vào hai bữa cơm.
Cô cười nhẹ:
- Anh Văn quá lời đó thôi.
Văn nheo mắt:
- Nói thật mà. Giọng ca Lam Huyên có nhiều triển vọng lắm đó.
Lam Huyên lắc đầu làm đung đưa máy sợi tóc mai:
- Huyên chỉ hát cho riêng mình thôi.
- Người ta không thể chỉ sống một mình.
Nghe Văn lý sự, Lam Huyên ôm đàn vào ngực, cười buồn:
- Anh nói vậy bởi vì anh có một gia đình hạnh phúc.
Ánh mắt Văn bồi hồi:
- Thế nào là gia đình hạnh phúc hả, Lam Huyên?
Cô phóng mắt nhìn thật xa:
- Là có ba mẹ.... họ đều yêu thương con cái và yêu thương nhau.
Giọng Văn mang âm hưởng chia sẻ và cảm thông:
- Hãy cố gắng thích nghi với hoàn cảnh của mình, cô bé ạ. Anh tin là em sẽ dần quen với thực tại, quên đi nỗi bất hạnh bằng những công việc có ý nghĩa của mình.
Lam Huyên nghiêng đầu nhìn xuống phím đàn thỉnh thoảng bật lên một vài nốt rời rạc qua những ngón tay táy máy của mình.
- Cám ơn anh đã cho em những lời khuyên.
Khuôn mặt Văn sáng lên:
- Nghĩa là Lam Huyên sẽ không buồn nữa chứ.
Cô cười:
- Buồn là tình cảm tự nhiên vốn có của con người, người hạnh phúc đôi lúc cũng cảm thấy buồn, huống gì những kẻ bất hạnh. Chỉ có điều... mỗi người nên tự biết phải hạn chế cảm xúc ấy ra sao.
Văn gật gù, nụ cười hiện trên môi:
- Một cách nói rất người lớn. Anh nghĩ Lam Huyên phải là một nhân vật nổi bật ở viện mồ côi.
Lam Huyên giật mình, nhận ra bản thân sắp bị lộ diện trước Văn.
Cô lảng chuyện:
- Trưa, anh không nghĩ sao?
Văn lắc đầu:
- Cũng như Lam Huyên, anh thường trốn ngủ.
- Làm sao anh biết Huyên thường trốn ngủ?
Nhìn Huyên, cặp mắt Văn nhíu lại:
- Lam Huyên đã ở đây được ba lần chủ nhật rồi. Anh cứ thấy em ra vườn thơ thẩn.
Không ngờ bị Văn phát hiện, Lam Huyên bối rối chống chế:
- Bởi vì ngoài vườn luôn có sức hấp dẫn Huyên.
Văn gật gù:
- Thế còn bên trong ngôi nhà, có sức lôi cuốn nào không?
- Cũng có chứ.
Lam Huyên bật lên tiếng cười nhưng Văn chưa chịu buông tha:
- Vậy những người trong ngôi nhà thì thế nào?
Cô từ tốn bộc bạch:
- Tất cả mọi người đều rất tốt, rất nhân hậu.
Văn tấn công thêm:
- Một nhận xét khá cụ thể về anh xem nào.
Ngầm nghĩ một lúc, Lam Huyên nói:
- Một người... lịch sự và tốt bụng.
Không biết Văn có hài lòng về câu trả lời này không, nhưng anh cười:
- Cám ơn cô bé.
Rồi Văn lại hỏi:
- Công việc ở bệnh viện từ thiện chắc vất vả lắm hả?
- Thật ra cũng không vất vả lắm. Nhưng nó đòi hỏi rất cao về sự tận tụy và kiên nhẫn.
- Nghe anh Thái bảo, lũ trẻ rất thích Lam Huyên. Anh nghĩ em đã hết lòng đối với chúng nó.
Huyên cười, có chút nắng lung linh trong mắt:
- Chắc tại em hay kể chuyện cổ tích cho tụi nó nghe.
- Chuyện cỗ tích gì yậy?
Từ Công chúa Lọ Lem, nàng Da Mèo, Cô bé quàng khăn đỏ, Bạch Tuyết và Bảy chú lùn đến các câu chuyện về Tề Thiên, Hồng Hài Nhi...
Văn có vẻ thích thú:
- Anh cũng... khoái nghe chuyện cổ tích lắm. Hôm nào kể cho anh nghe với, đi.
Lam Huyên thẹn thùng:
- Chuyện cổ tích đâu có dành cho người lớn.
Văn phì cười:
- Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mà nghe em nói vậy... ổng kiện em đó:
Lam Huyên cũng cười theo:
- Nếu đã có sách hẳn hỏi, anh có thể đọc cần gì nghe kể.
Văn lắc đầu:
- Đọc đâu có thú vị bằng nghe kể, nhất là với giọng kể thu hút như Lam Huyên.
Cô nhăn mặt:
- Đừng ngạo em chứ. Anh chưa nghe lần nào mà.
- Sao biết chưa nghe lần nào. Có một hôm chỉ tình cờ thôi...
- Thật ư?
Văn đã có lần ghé qua bệnh viện, sao cô lại không hay biết?
Có lẽ Vãn sẽ còn ngồi lâu hơn nếu như Niên Thư không xuất hiện đột ngột.
Từ xa, Lam Huyên đã nhận ra ánh mắt đố kỵ của Thư, vậy mà khi đến cạnh Văn, giọng cô ngọt như mía lùi:
- Anh Văn ơi! Vào nhà chỉ giùm em mấy bài tập này đi.
Lam Huyên biết buối tối Niên Thư đang theo học lớp quản trị kinh doanh nên thỉnh thoảng cô hay nhờ Văn giải giúp một số bài tập.
Văn quay lại không có vẻ gì khẩn trương:
- Trưa, em không ngủ sao?
Gương mặt Niên Thư phụng phịu:
- Còn khối bài tập, làm sao em ngủ được.
- Thôi được rồi, vào lấy bài ra anh xem thử.
Văn phóng khỏi thành cửa sổ, Niên Thư mỉm cười níu cánh tay anh. Cô còn quay lại nhìn Lam Huyên một cái. Ánh nhìn không phải thay cho lời tạm biệt mà như muốn bày tỏ sự chiến thắng.
Từ phòng khám bước ra, Thái ỉu xìu nói với Lam Huyên:
- Lại phải họp nữa rồi, chán thật!
Nghĩ là Thái áy náy vì không đưa được cô về nhà như đã nói, nên Lam Huyên cười:
- Không sao, anh cứ ở lại. Em tự về được mà.
Thái nhăn nhó:
- Tuần chỉ có hai ngày là không trực đêm, mà Huyên thấy đó, anh đâu được nghỉ trọn.
Biết Thái là người làm việc rất có trách nhiệm, Lam Huyên động viên:
- Những cuộc họp đột xuất thường là quan trọng. Anh giữ vai trò chủ lực nên mới được mời họp chứ bộ.
Thái nhún vai:
- Nhưng anh rất bực những cuộc họp không báo trước như thế này.
Không biết phải nói sao, Lam Huyên chào:
- Thôi, anh về sau nha.
Thái gọi với theo:
- Huyên à! Đừng đi bộ, nhớ đón xe về nhà, trời sắp mưa đó.
Lam Huyên ''dạ" cho qua chuyện nhưng rồi cũng lội bộ về nhà. Cô thích những buổi chiều gõ nhịp trên phố với con đường rợp bóng me tây thế này. Ít nhất nó cũng quân bình cho cớ sự ồn ào bận rộn sau một ngày làm việc.
Một cơn gió thoảng qua, những chiếc lá khô rơi xuống rồi nghịch ngợm đuổi nhau trên mặt đường. Lam Huyên bước chầm chậm, cố tình đón những hạt mưa lất phất.
- Honda ôm không, cô bé ơi?
Chẳng buồn ngoái lại, Lam Huyên lắc đầu:
- Không.
Vậy mà chiếc xe vẫn rề rề bên cạnh:
- Giúp một cuốc xe đi, tính giá hữu nghị thôi mà.
Lam Huyên lại lắc đầu:
- Không.
Anh tài xế Honda ôm quả thật lì lợm:
- Nếu vậy khỏi cần trả tiền cũng được.
Lần này Lam Huyên đâm bực, cô quay lại:
- Đã bảo là không. Tôi sắp tới nhà rồi...
Nhưng cô bất ngờ khựng lại, đôi mắt căng tròn. Anh tài xế xe ôm đâu chẳng thấy, chỉ thấy nụ cười Văn thật ranh mãnh.
Mưa chợt nặng hạt, Văn giục:
- Lên xe mau!
Lam Huyên hết đường thoái thác, cô bước lên xe ngồi.
- Huyên có đem áo mưa theo không?
Nghe Văn hỏi, Huyên đáp gọn nhưng không cộc lốc:
- Không.
Thế là Văn lập tức tấp vào hàng hiên một ngói nhà.
- Ơ... Sao không về luôn hả anh Văn? Cũng gần tới rồi mà.
Văn trợn mắt:
- Mưa ướt hết làm sao?
- Ướt càng thích.
Văn lom lom nhìn cô:
- Bộ em hay dầm mưa lắm hả?
- Đương nhiên rồi.
- Dầm mưa dễ bị cảm lạnh. Bỏ thói quen đó đi. Em mà ngã bệnh thì tội nghiệp bọn trẻ lắm. Nên nhớ, em bây giờ không phải có một mình. À! Sao hôm nay anh Thái không về?
- Ảnh còn bận họp.
- Những lúc như thế, em phải tự biết đón xe về chứ.
- Đi bộ.... cho nó khỏe.
Văn phì cười:
- Anh chịu thua luận điệu của em rồi. Hay là thế này, mỗi chiều khi đi làm về, anh sẽ ghé chỗ Lam Huyên, rồi hai anh em mình cùng về luôn, khỏi phải quá giang anh Thái. Giờ giấc của anh ấy vô chừng lắm.
Lam Huyên khẽ cười trước lời đề nghị nhiệt tình:
- Dạ thôi, em quen về chung với anh Thái rồi. Hôm nào anh ấy bận, có cớ đi bộ cũng thích.
Văn bặm môi, dọa:
- Có bữa Honda ôm bắt cóc Huyên thật thì sao?
Lam Huyên lại cười:
- Thì cũng đâu có sao. Lam Huyên đã đến nhà anh bất ngờ, không ai chờ đợi, vì vậy nếu có ra đi đột ngột thì mọi việc cũng chẳng có gì thay đổi.
Văn xoa xoa cằm rồi lặng lẽ nhìn Lam Huyên. Hồi lâu anh nói:
- Thà rằng không gặp thì thôi. Anh nghĩ là gia đình anh bắt đầu quen với sự có mặt của em rồi.
Huyên quay nhìn Văn:
- Đó chỉ là ý nghĩ của riêng anh thôi mà.
- Nếu vậy thì sao nào?
- Chẳng sao cả. Được anh an ủi cũng là điều tốt cho em.
Ánh mắt Văn có vẻ quan sát:
- Em không thích như vậy à?
Lam Huyên khoanh tay trước ngực nhìn ra ngoài mưa:
- Có thể là như vậy. Bản thân Huyên không thích sự thương hại... bởi đó là tình cảm không thật...
- Lại dễ chạm vào tự ái nữa phải không?
- Không phải vậy.
Văn khẽ cười:
- Không phải thì thôi. Nhưng sao anh thấy Lam Huyên có vẻ như nghiêm nghiêm, lành lạnh, chẳng buồn để ý tới ai.
- Huyên chỉ xử sự đúng như vị trí của mình trong gia đình.
- Vị trí thế nào?
- Thì anh cũng đã biết rồi mà.
Văn chặc lưỡi:
- Nhưng gia đình anh đã chấp nhận Huyên là một thành viên còn gì.
- Đồng ý! Cái khó là ở chỗ bản thân em đây nè. Em đâu dám quá trớn hay lợi dụng lòng tốt của gia đình anh.
Văn cau mày:
- Em khách sáo thật. Gia đình anh vốn rất giản dị, nhân hậu.
Lam Huyên cắn tóc, nhìn xa xôi. Cô thừa hiểu lòng tốt của bà Trần, Thái, Văn và nhất là dì Hạnh. Nhưng còn Niên Thư? Rõ ràng cô ta không giấu giếm sự lạnh nhạt của mình. Từ trước giờ, cô quen sống trong tình yêu thương nên một chút ánh mắt soi mói, đố kỵ của Niên Thư cũng khiến cô thấy buồn.
- Anh Văn à! - Cô nhẹ giọng - Chính vì hiểu mọi người đều tốt với Huyên, nên Huyên cần phải dè dặt hơn trong cách đối xử với gia đình anh.
- Ra là thế! Giờ thì anh hiểu vì sao em đã từ chối không tiếp tục đùng bữa ở nhà anh nữa mà lại ăn uống đơn sơ trong bệnh viện. Em không nên vậy, bởi mẹ anh từng làm việc thiện và không quen tính toán. Huống chi em giống như con mèo nhỏ, ăn uống có bao nhiêu.
Lam Huyên chỉ cười, không muốn tranh luận thêm với Văn, nhưng chắc chắn cô sẽ không thay đổi quyết định của mình. Bữa cơm ở căn- tin bệnh viện tuy đơn giản nhưng thoải mái tự do. Và điều quan trọng là cô không áy náy khi phải tiếp tục nhờ vả bà Trần. Một chỗ nghỉ ngơi yên ấm nơi nhà bà đã là điều quá tốt với cô.
Thình lình Văn chạm nhẹ vào tay Lam Huyên:
- Nghĩ gì vậy, cô bé?
Giật mình, Lam Huyên chối:
- Ồ không... em không nghĩ gì cả.
Rồi nhìn những hạt mưa rả rích bên ngoài, cô nói:
- Mình về thôi anh Văn, cả nhà chắc đang chờ anh về ăn cơm đó.
Văn vẫn đứng im, không có cử chỉ gì là chuẩn bị ra về.
Một lúc nhìn trời, Văn lại nói:
- Mưa vẫn chưa tạnh mà, về bây giờ ướt hết, lỡ em cảm lạnh thì sao?
Nghe vậy Lam Huyên xăng xái bước ra khỏi chỗ trú mưa:
- Không sao đâu anh, chỉ một đoạn ngắn nữa là tới nhà rồi. Dầm một chút mưa không ăn thua đâu.
Nhưng bất ngờ Văn níu tay Huyên, kéo cô trở lại. Mất thăng bằng, Lam Huyên ngã chúi vào anh.
- Í! Có sao không, Huyên?
Văn lo lắng hỏi và hai ánh mắt chạm vào nhau. Lam Huyên nhận ra bàn tay của mình vẫn nằm gọn trong tay Văn. Bẽn lẽn, có rút nhẹ về.
Cả hai bỗng im lặng. Hình như họ vừa nhận ra điều gì đó khi nhìn vào mắt nhau.
Vừa về đến nhà, Lam Huyên đã thấy Niên Thư ngồi ở xa lông phòng khách nhìn ra.
Khuôn mặt cau có cô ta chẳng thèm nhìn Lam Huyên mà chỉ nói với Văn:
- Cô đã đợi cơm anh rất lâu.
Văn cười xòa:
Trời mưa mà. Mẹ anh đâu rồi?
- Cô về phòng rồi. Anh có áo mưa, sao lại phải trú mưa?
Văn nhướng mắt:
- Tại hôm nay anh không thích mặc áo mưa.
Rồi quay sang Huyên, Văn ngọt ngào:
- Em đi thay áo quần đi, kẻo lạnh đó.
Cặp mắt Niên Thư mở to nhưng cô không nói được gì.
Ấm ức, cô chạy lên phòng bà Trần, đưa tay gõ cửa:
- Cô ơi!
- Vào đi Thư!
Bà Trần đang ngồi bên máy vi tính, tay vẫn gõ phím khi hỏi Niên Thư:
- Văn đã về chưa?
Niên Thư ngồi xuống cạnh bà, khuôn mặt vẫn đầy ấm ức:
- Dạ về rồi, có lẽ hai người vừa đi chơi ở đâu đó.
Rời mắt khỏi màn hình, bà Trần tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Hai người? Vân với ai?
Niên Thư dấm dẳng:
- Dạ, với Lam Huyên. Khi về đến đây, họ bị ướt cả... vậy mà vẫn tỏ ra vui vẻ lắm.
Bà Trần nhíu mày:
- Cái thằng, trông cả buổi nào ngờ nó lại đi chơi.
- Con nghĩ không phải anh Văn mà lỗi ở Lam Huyên. Từ lúc có mặt ở nhà này, có ta luôn cố ý lôi kéo anh Văn.
Dù không vừa lòng nhưng bà Trần vẫn nhẹ giọng:
- Được rồi, con xuống nhà bảo Văn lên đây gặp cô.
Niên Thư lưỡng lự:
- Cô à! Cô hứa đừng rầy anh Văn nha.
Bà Trần chậc lưỡi:
- Cô biết phải làm sao mà.
Niên Thư lẳng lặng rút lui và chỉ ít phút sau Văn xuất hiện.
Vừa trông thấy con trai, bà Trần nghiêm giọng hỏi:
- Con biết giờ này là mấy giờ không?
Nghiêng tay nhìn đồng hồ, Văn cười xoa dịu:
- Mới có... sáu giờ mà mẹ.
Ánh mắt bà Trần vẫn nghiêm khắc:
- Trước giờ con đâu có đi trễ về muộn như thế này, để mẹ chờ cơm cả buổi.
Văn xoa xoa hai tay vào nhau:
- Hôm nay trời mưa, tụi con không thể về sớm mẹ à.
Bà Trần đã biết hai tiếng "tụi con" mà Văn vừa nói là ám chỉ ai, nhưng bà vẫn làm ra vẻ không hiểu:
- Thằng Thái đã điện cho mẹ, bảo là không về.
Thấy mẹ hiểu sai, Văn ngập ngừng:
- Dạ không... con muốn nói đến Lam Huyên đó mà. Chiều nay con tình cờ gặp Huyên trên đường về, rồi cả hai cùng trú mưa luôn.
Bà Trần hừ nhẹ:
- Từ chỗ bệnh viện về nhà đâu có xa xôi gì, nếu có cho Lam Huyên quá giang thì con cũng đã về đến nhà từ lâu rồi.
Không để ý đến vẻ bực bội của mẹ, Văn lại cười:
- Nhưng con đã bảo là hôm nay trời mưa, nếu về ngay sẽ bị ướt hết. Áo mưa thì con có nhưng chẳng lẽ hai đứa trùm chung một áo mưa.
Bà Trần lừ mắt:
- Mẹ không muốn chỉ vì mỗi mình Lam Huyên mà nề nếp nhà này có thể thay đổi.
Văn xoay người nhìn ra cửa sổ, bướng bỉnh lý luận:
- Máy tính còn có sự cố, con người làm sao mà rập khuôn được hở mẹ?
- Vậy à! Con cho rằng mẹ cứng nhắc và bảo thủ nữa phải không?
Văn im lặng. Nghe giọng của mẹ, Văn hiểu là bà đang giận. Tốt nhất là không nên tranh cãi làm gì lúc này. Có điều anh cũng thấy bức xúc, anh đã trưởng thành rồi mà không làm sao thoát ra khỏi vòng tay quá tròn của mẹ.
Trong phòng khách, bà Trần cùng Niên Thư đang ngồi đan những tấm màn treo cửa.
- Thư à! Còn ba tuần nữa là Tết rồi. Con thích sắm sửa gì thì cứ nói với cô.
Niên Thư từ chối không chút lưỡng lự:
- Dạ thôi. Ngày thường cô đã sắm cho con nhiều rồi, mọi thứ vẫn còn mới, cô ạ.
Bà Trần thân thương nhìn Niên Thư:
- Cũng phải sắm sửa chứ. Qua một ngày là mốt đã thay đổi rồi. Con đừng ngại gì hết, cô xem con như là thằng Văn vậy.
Đôi mắt Niên Thư chớp nhẹ. Trải qua, thời thơ ấu nghèo khổ, cô đã sớm khôn ngoan và biết cách lấy lòng người đàn bà nhân hậu này.
Bất giác bà Trần nghe giọng Niên Thư mềm hẳn:
- Cô à! Cả đời này con không bao giờ quên ơn cô đã cưu mang con, đối xử tốt với con. Mới đây mà mẹ con đã qua đời gần năm năm rồi.
- Ừ, thời gian trôi nhanh quá. Bây giờ cô nhận thấy mình già hẳn đi.
- Dạ không, cô trông còn trẻ lắm. Hôm cùng đi ăn tiệc với cô, ai cũng trầm trồ khen cô sang trọng, quý phái.
Môi bà Trần nở nụ cười:
- Con nhỏ này, thật là biết cách nói đó. À! Hôm nay thứ bảy hả Thư?
- Dạ phải.
Nhìn ra cửa, bà Trần nói:
- Vậy chắc thằng Văn về sớm. Hai năm nay giao việc cho nó, cô thấy hơi buồn nhưng có con phụ, cô cũng yên tâm lắm.
Văn và Thư cùng chăm lo công việc ở xưởng may, nhưng mỗi người trông coi mỗi khâu khác nhau. Thư vẫn muốn ngày ngày cùng Văn đi, về nhưng anh luôn tìm cách thoái thác. Bây giờ thấy Văn nhọc lòng đưa đón, chờ đợi Lam Huyên, cô ấm ức lắm. Vì vậy dù được biểu dương Niên Thư vẫn chưa hài lòng.
Phải làm sao nhổ được cái gai trong nhà cô mới an tâm.
Thấy ánh mắt Niên Thư đượm buồn, bà Trần dò hỏi:
- Nói cho cô biết, tình cảm giữa con với thằng Văn như thế nào rồi?
- Dạ.... không có gì đặc biệt đâu cô ạ.
Bà Trần chép miệng:
- Tết này, thằng Văn đã hai tám rồi. Cô cũng muốn cho nó lập gia đình để sớm có cháu nội hủ hỉ.
Niên Thư ngồi lại ngay ngắn, vẻ chú ý ngoan ngoãn.
Bà Trần nói tiếp:
- Cô định qua Tết sẽ cho hai đứa đính hôn. Con thấy thế nào?
Niên Thư giật mình. Cô biết từ ngày có mặt Lam Huyên ở đây, vị trí của mình trong lòng Văn ngày một phai mờ. Gần năm năm gần gũi Văn, có thấy anh thản nhiên và vô tư quá. Tuy anh đối xứ tốt với cô, nhưng hình như anh chỉ xem cô như một đứa em gái. Riêng bản thân Niên Thư, xét về mọi khía cạnh, cô chưa thấy ai lý tưởng hơn anh.
- Sao? Ý con thế nào mà mặt mày có vẻ căng thẳng vậy?
Niên Thư cúi đầu, giọng nhỏ rí:
- Dạ thưa cô, con nghĩ... vấn đề là ở chỗ anh Văn.
Bà Trần mỉm cười:
- Chuyện đó thì không lo. Xưa giờ con trai của cô là đứa ngoan ngoãn.
Chuyện vợ con nó, nó sẽ nghe theo sự sắp xếp của cô mà.
- Nhưng con ngại một điều...
Bà Trần quả quyết:
- Không ngại gì hết. Không có trở lực nào ngoại trừ sự từ chối của con.
- Dạ.... thật sự là... không còn hạnh phúc nào bằng nếu được làm dâu nhà cô ạ.
Bà Trần gật đầu hài lòng:
- Vậy là tốt rồi! Con biết không? Mẹ con với cô là đôi bạn thân nhất từ thuở bé. Nhưng số của mẹ con hẩm hiu gặp một người chồng không tốt, cô thương lắm. May mà hai người đã sớm chia tay nhau. Giờ mẹ con vắn số, cô đã tự hứa với lòng là sẽ chăm lo cho con, bù đắp cho con.
Niên Thư vẫn không quên hình ảnh người cha tối ngày bài bạc của mình. Vì phải cung phụng cho thú vui đen đỏ của ông, mẹ cô phải bán đến môn nữ trang cuối cùng. Sau đó, không còn gì nữa để bán, gia đình cô liên tục xảy ra những cuộc xung đột.
Hoàn cảnh của gia đình cô, có lẽ bà Trần là người chứng kiến tường tận nhất.
Có lần xem bói, họ đã nói tuổi của Niên Thư hợp với bà và cả với Văn. Một gia đình phối hợp những tuổi như thế sẽ luôn sung túc, yên ấm. Chính vì thế, từ lâu trong lòng bà đã cô sự sắp đặt.
Chiều hôm ấy, sau bữa cơm, bà bảo Văn:
- Ra phòng khách, mẹ nói chuyện một lát.
- Có chuyện gì hả mẹ?
Văn hỏi và hơi ngạc nhiên khi thấy gương mặt mẹ nghiêm trang.
- Năm nay, con bao nhiêu tuổi, hả Văn?
Anh bật cười:
- Mẹ thật không nhớ tuổi của con ư?
Bà nhìn Văn gườm gườm:
- Có bà mẹ vô tâm đến mức không nhớ tuổi của con mình sao? Mẹ chỉ muốn nhắc nhở cho con biết là trước đây ở tuổi này, ba con đã làm chủ một gia đình và con lúc ấy được ba tuổi rồi đó.
Văn lại nhe răng cười:
- Thời xưa khác thời nay mà mẹ. Thanh niên bây giờ khoảng ba mươi tuổi lập gia đình là tốt nhất.
Đến cạnh Văn, bà Trần lùa bàn tay vào mái tóc bồng của con. Gương mặt này là bản sao của ông Trần. Tiếc là ông đã từ giã cuộc đời quá sớm, chưa được hưởng sự an nhàn và chứng kiến con trai mình trưởng thành như thế nào.
Nhìn Văn, bà dịu dàng bảo:
- Mẹ chỉ có mỗi mình cơn. Mẹ muốn con lập gia đình, sinh nhiều cháu nội cho mẹ.
Văn nhíu mày:
- Nhiều là bao nhiêu hả mẹ? Dẫu sao cũng không thể vượt quá quy định.
Bà Trần bật cười:
- Nếu người ta quy định hai, thì mình chỉ cần bốn là được rồi.
- Í trời! Mẹ đình làm phép nhân hả mẹ?
Bà Trần âu yếm nhìn con trai:
- Mẹ nói thật chứ không phải đùa đâu nhé. Mẹ định sau Tết sẽ làm lễ đính hôn cho con.
Cặp mất Văn mở tròn:
- Đính hôn? Với ai?
- Thì Niên Thư chứ còn ai nữa.
Anh há hốc mồm:
- Niên Thư ư?
Đến lượt bà Trần tròn mắt:
- Có gì mà con ngạc nhiên dữ vậy?
Sau cơn choáng, Văn điềm đạm trả lời:
- Thật sự là mẹ làm con hơi bất ngờ.
- Bất ngờ à? Mẹ nghĩ thời gian qua, tụi con đã hiểu nhau lắm rồi chứ.
Văn thở nhẹ:
- Đúng là tụi con hiểu nhau. Con nghĩ rằng Niên Thư cũng biết tình cảm của con là tình cảm của một người anh trai đối với em gái.
- Thì em gái rồi đến với tình yêu đâu mấy xa.
Văn cau mày:
- Mẹ à! Có yêu nhau mới có thể sống với nhau được. Đằng này, Niên Thư cũng chỉ xem con như một người anh thôi.
Bà Trần ngắt lời:
- Không. Niên Thư thương con và xem con như một thần tượng vậy.
- Sao mẹ biết?
- Mẹ gần gũi Niên Thư nhiều, đương nhiên là mẹ hiểu được chứ. Chỉ có con là vô tâm mà thôi.
Văn chớp mắt:
- Con vẫn quan tâm đến Niên Thư đó chứ, nhưng đó không phải là tình yêu.
Thấy Văn cứ bàn ra, bà Trần bực dọc:
- Thôi, ở đó mà lý sự. Con cũng biết mẹ và dì Thanh, mẹ của Niên Thư là bạn cố tri. Dì Thanh mất sớm, mẹ phải có trách nhiệm với Niên Thư, lo cả hạnh phúc lẫn tương lai của nó. Con hiểu ý mẹ chưa?
- Nhưng bây giờ con chưa...
- Chưa gì nữa chứ? Con muốn mẹ chết mà không thấy mặt cháu nội hay sao?
Mẹ chỉ có mình con thôi mà.
Văn trở nên lúng túng:
- Mẹ à... thật sự là con chưa thể tiếp nhận điều này... mẹ hãy cho con thêm thời gian nữa đi.
- Hay là con đã thương ai khác rồi?
Câu hỏi bất ngờ của mẹ khiến Văn càng thêm bối rối:
- Dạ.... vẫn chưa có ai... nhưng con nghĩ trước khi kết hôn thì hai người phải yêu nhau, hiểu nhau thì mới có cuộc sống chung hạnh phúc. Đặc biệt là...
- Là gì, con cứ nói ra đi?
Văn đưa tay gãi đầu:
- Đặc biệt là người bạn đời của con phải là người hiểu con, yêu con thật sự chứ không do sự xếp đặt miễn cưỡng nào.
Lần này bà Trần nổi giận:
- À! Nói tới nói lui, con vẫn cương quyết phản đối chuyện này phải không?
Con có xem mẹ gì nữa đâu?
Văn thở hơi ra:
- Con đâu có vậy, mẹ đừng hiểu lầm con. Con chỉ xin mẹ cho con suy nghĩ một ít lâu nữa.
Bà Trần dứt khoát - Mẹ chỉ có thể đợi con đến hết tháng giêng mà thôi.
Văn vẫn cố thuyết phục:
- Mẹ! Hôn nhân là chuyện quan trọng cả đời, mẹ đừng cả quyết như thế:
Không để cho Văn nói hết, bà Trần xoa tay giận dỗi:
- Thôi được rồi, kết thúc ở đây!
Văn lầm lũi đi về phòng mình rồi ngã lăn ra giường. Những lời mẹ nói với anh hôm nay quạ thật bất ngờ. Văn không thể hình dung người bạn trăm năm của mình lại là Niên Thư.
Chợt anh nghĩ tới Lam Huyên. Anh thầm gọi tên và thèm khát được nhìn thấy cô nói nói cười cười. Hình như lúc mẹ anh cố tình trói buộc anh với Niên Thư, anh đã hiểu hơn tình cảm của mình đối với Lam Huyên.
Giờ đây vây bủa Văn một cảm giác vừa dịu dàng vừa xao xuyến. Anh nhớ đến sự xuất hiện của cô bé trong một đêm đông rét buốt.
Có phải Chúa đã khiến xui như vậy?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Quyến Luyến Ân Tình
Hải Văn
Quyến Luyến Ân Tình - Hải Văn
https://isach.info/story.php?story=quyen_luyen_an_tinh__hai_van