Chương 2
hìn Doanh Doanh ngồi ăn khế ngon lành, dì Năm rùng mình:
-Con nhỏ này! Thấy con nhai mà ê răng. Một lát đừng than xót ruột nhé!
-Ngọt chớ đâu có chua dì Năm! Ăn với con.
Lắc đầu quầy quậy, dì năm nuốt nước miếng:
-Thôi Thôi! Dì không thèm, Doanh nè. Con chọc phá gì cậu Út vậy? Hồi nãy dì nghe cậu ấy la om sòm với bà ngoại, may nhờ cậu có bạn nên con "tai qua nạn khỏi" đó!
So vai lại, Doanh cười khúc khích:
-Cậu Út chỉ giỏi la hét chớ có dám làm gì Doanh Doanh đâu!
-Lại nói phét. Chớ không phải mổi lần nghe cậu Út hét là con lo trốn.
Chun mũi, cắn thêm miếng khế, Doanh thản nhiên:
-Cháu.. nhịn.. cậu là có hiếu, đâu có gì gọi là xấu hổ. Tại cậu Út chưa nhìn ra vấn đề nên cậu Út tưởng Doanh Doanh theo chọc phá cậu ấy. Dì Năm đã từng đồng ý với con là chị Thu Thẻo... Ý quên Thu Thảo đâu tốt lành gì, đáng giá chi để cậu Út phải ôm khối tình si phải không?
Nhìn đôi mày tỏ vẻ nghi ngờ. Dì Năm ngần ngại:
-Ờ! Mà.. con nhắc lại, rồi "câu" dì vào vụ này nhằm mục đích gì? Tao không có tham gia mấy trò của mày đâu nhe!
-Con có "câu" gì đâu. Con chỉ hỏi để kiểm tra lại xem tư tưởng dì Năm có dao động không vậy mà!
Đĩ nhiên cái nhìn của dì luôn luôn chính xác, không hề dao động... Rồi sao?
-Thì "điệp viên" của con cho biết chị Thu "Thẻo" hẹn với bồ trong Kỳ Hòa, con bèn giả bộ nói vo8'i cậu Út là chị ấy hẹn cậu ấy sáng nay cũng trong công viên đó, ngay cânh chiếc đu quay tròn ba trăm sáu mươi độ. Hì! Hì! Chắc một bà, hai ông đụng độ ì đùng. Bây giờ rõ mặt đôi ta rồi không biết trút giận cho ai, cậu Út về nạt nộ con cho bớt tức chớ gì. Có vậy ổng mới tin bà Thảo là đồ dỏm, không thì ông còn làm thêm răm bài thơ con... chàng hiu nữa mà tặng bả, để bả đọc bả cười cho.
Dì Năm chắc lưỡi:
-Cậu Út nghĩ cũng buồn cười, vài năm nữa cũng ra bác sĩ như ai, sao trong chuyện bồ bịch, dì thấy cậu ấy khờ ghê! Nữa rồi chắc vợ xỏ mũi dắt đi khơi khơi qúa!
Doanh tinh qúai nheo mắt:
- Đó là truyền thống của dòng họ Nhiêm mà dì Năm.
Cô chớt nhỏ giọng lại:
-Này nhé! Ông ngoại hơi... nể bà ngoại, cậu Hai rất sợ mợ Hai, thì cậu Út dĩ nhiên phải tiếp bước cha, anh thôi!
- Đồ qủy! Con không tha bất cứ ai hết sao Doanh!
-Ôi! Sao lại rủa con! Sự thật phủ phàng! Con chỉ nói sự thật thôi mà!
Doanh bỗng nghiêm trang đầy cố ý:
-Nhưng mà con, Nguyễn Doanh doanh, cháu ngoại đích.. tôn duy nhất, người không trong họ Nghiêm, nguyện sẽ theo gương bà ngoại. Con sẽ xỏ mũi anh chàng nào.. mà... mà...
Dì Năm gắt lên:
- Đừng nói chuyện điên khùng nữa. DÌ vừa nghe một tin quan trong đây.
Doanh vểnh mặt cảnh giác:
-Chuyện hòc hành của con phải không? Dì Năm nè! Cậu Út tha về một anh thầy mặt búng ra sữa, trông vô duyên đến thế cớ chứ!
-Chuyện đó thì dì không biết.
-Ủa! Vậy chớ tin gì hả dì Năm?
Nhìn về phía cửa bếp để xem có ai không, dì Năm thì thầm bí mật:
-Cậu Hai có vợ bé.
Doanh trợn mắt muốn tét cả mí mắt có bờ mi cong vút:
-Th..ậ..t... kh.. Ông...? Cậu hai cả gan vậy sao?
Rồi gương mặt vớn lúc nào cũng lém lỉnh của Doanh chợt bừng lên chút gì hả hê, cô vỗ tay vào nhau:
-Vậy là cậu hai con dám vùng lên rồi, quá đã, quá đã!
Dì Năm xụ mặt:
-Ăn với nói! Chuyện người lớn con biết gì mà... qúa đã, với đã quá!
Doanh nhịp chân:
-Con biết một điều là con không ưa mợ hai. Và từ lâu rồi con cứ tức khi nghĩ tại sao cậu hai lại sợ, lại yêu bả dữ vây. Hí! Bây giờ thì... chân lý thuộc về con. Đáng thật!
Chẳng biết hôm rày mợ ấy lên mấy chục cơn đau tim giả nữa rồi!
Nhìn Doanh với đôi mắt không bằng lòng, dì Năm trách:
-Lúc nào con cũng độc miệng, nói toàn điều ác.
-Vì nói những lời khó nghe người ta sẽ nhớ dai... Mà mình lại dễ nói.
Tư nhiên Doanh đưa tay ngang miêng. Quái! Tại sao mình đi nhắc lại gần như nguyên văn lời hắn vậy kìa. Chẳng lẻ anh chàng đáng mặt làm sư phụ đến mức mới nói chuyện dăm ba câu mà Doanh Doanh đã học được "lời hay ý đẹp"
Cô còn đang mơ mơ thì dì Năm đã phán một câu:
-Nè! Ghét của nào trời trao của ấy. Dì nghe đâu nay mai gì đây mợ hai và con Ngọc Uyển về nhà nầy ở luôn.
Trời đất! Về nhà này làm gì?
Giọng dì Năm vẫn bình thản như Doanh đã nhạn ra chút mai mỉa ẩn bên trong:
-Về đặng làm bà chủ... Dầu gì mợ ấy cũng là dâu trưởng mà.
-Con vẫn chưa hiểu đầu đuôi gì cả! Bộ cậu hai bỏ mợ hai thật rồi sao?
-Ai mà biết. Hôm qua lúc ăn cơm, dì nghe ông đốc nói với bà đốc là mợ hai viết thơ vào méc cậu hai bồ bịch lăng nhăng, mợ ấy và con Uyển khổ qúa chịu không nổi cứ lên cơn đau tim hoài. hai mẹ con sẽ vào đây ở cho quên buồn, sẵn tiên ông đốc trị bệnh cho hai người luôn.
- Ý bà ngoại con thế nào?
- Bà đốc nói từ từ hẵng hay. Biết có phải cậu hai có mèo không, hay lâu lâu mợ hai lại kiếm chuyện.
Doanh lại hỏi tới:
-Rồi ông ngoại con bảo sao?
-im lạng chớ còn bảo sao nửa
Doanh nhún vai. Cô rầu rĩ khi nghĩ đến lúc mợ hai và cô tiểu thơ nhỏng nhanh Ngọc Uyển về ở chung nhà với mình. Doanh chép miệng:
-Không thể nào hợp được!
-Cùng phải ráng con à! ăn thì nhiều chớ ở bao nhiêu. Ai cũng có phòng riêng, cứ phận mình giữ. Lo gì?
Chớp đôi mi cong, Doanh bỗng chạnh lòng. Dầu được ông bà ngoại hết mức cưng chiều, cô cũng chỉ là cô bé mồ côi, chưa bao giờ biết thế nào là tình mẫu tử. Người mẹ cũng chính là bà ngoại cô, còn gần gũi và hiểu cô nhất có lẽ là dì 5, người giúp việc thân tín từ mây mươi năm trong gia đình nầy. Từ nhỏ Doanh đã nhận ra từ tia nhìn, câu nói của mợ hai luôn có sự ganh tỵ và ghen ghét dành cho cô. Nên mỗi lần cậu hai đưa vợ con về thăm ông bà là mỗi lần tự nhiên Doanh phải sống trong khó chịu. Cậu hai hiền lắm, Doanh thương cậu hai nên bao giờ cô cũng đối xử hết sức dịu dàng và ân cần với Ngọc Uyển, con gái cưng như vàng như ngọc của cậu.
Thở dài, Doanh tiết rẻ: "Sao Uyển không giống tính cậu hai nhỉ? Nếu giống tính cậu hai thì Uyển đã là một cô gái rất tuyệt"
Đoanh! Ra cậu bảo!
-Con bận rửa chén!
- Để chén đó chút rửa. Ra đây cái đã
Le lưỡi nhìn dì năm, doanh bước đến ghế đá ngoài sân chỗ Luân đang ngồi:
-Chuyện gì mà quan trọng hơn cả chuyện rửa chén vậy cậu Út?
không đùa nữa! Ngồi xuống
Mặt Luân cậu lại. Anh chờ Doanh Doanh ngồi kế bên mới bắt đầu lên tiếng:
-Con nghĩ thế nào mà không muốn cậu Viễn dạy kèm để thi đại học?
Doanh bướng bỉnh:
-Con không nghĩ gì ca?
-Hừ! Năm nay Doanh 19 tuổi rồi, lớn hay nho?
Đạ! Nhỏ... hơn cậu sáu tuổi...
-Hừm! không đùa đâu nhe! Tại sao không muốn thi đại hoc! Doanh thấy đó. Mọi người ai cũng lo lắng, thương yêu con hết, nhưng tương lai và cuộc đời mình, mình phải có trách nhiệm chứ! Chẳng lẽ Doanh không tự quyết định tương lai mình.
Doanh thẳng thắn:
-HÌnh như Doanh chưa có quyền tự quyết định tương lai mình bao giờ
Luân hơi sững lại, anh nhăn mặt:
-Sao lại nói vẩy
-Tại vì người lớn giành hết mọi quyền quyết định rồi! Ngay cả quyền định quan trọng nhất đời là thi vào đại học để chọn nghề, con cũng phải tuân theo ý kiến của mọi người.
Luận ngạc nhiên, té ra lâu nay Doanh có những nỗi niềm riêng của nó, mà cả nhà ai cũng nghĩ nó còn bé bỏng nên cứ như áp đặt lo lắng, lựa chọn cả nghề nghiệp cho nó...
-Con không thích y khoa, con không thể làm bác sĩ dù là bác sĩ thẩm mỹ như dì Tu đã gợi ý:
Luận lộ vẻ bất bình:
-Trước chính con từng mơ như vậy chớ có ai bắt buộc đâu.
Giọng Doanh cay đắng:
-Phải! Doanh đã từng mơ như vậy, nhưng con chỉ mơ giấc mơ của người khác. Doanh nhớ, lâu lắm rồi, từ hồi còn học mẫu giáo kìa, ông ngoại, bà ngoại và cả cô giáo đều dỗ dành rằng ráng hoc, ráng ăn cho mau lớn, rồi làm bác sĩ cứu mọi người, lúc ấy Doanh thích lắm. Lớn lên một chút, biết mẹ chết vì ung thư, Doanh lại mơ mình sẽ là ng trị được bệnh này. Ở nhà mình ai cũng theo nghề y. Cậu hai là nha sĩ. Dì Tư bác sĩ, cậu Út cũng sẽ là bác sĩ nay mai. Có phải vì sống trong gia đình có sự hãnh diện về nghề nghiệp mà Doanh đã ép mình mơ thành bác sĩ không? để đến lúc vào lớp 10, Doanh bỗng ngán và thấy rõ mình không thể là bác sĩ được
-Vậy sao không chịu nói.
-Con sợ mọi người buồn, nhất là ông ngoại, dù con biết mình thi cũng chẳng đậu vào y nổi đâu.
Luận nhẹ nhàng:
-Tóm lại ý con ra sao. Không thi y thì thi vao đâu?
Doanh đắn đo, cô thở dài rồi lắc đầu:
-Con chưa biết cậu Út à!
Luân tằng hắng, anh hơi khó khăn khi nói tiếp:
-Bây giờ qua chuyện khác. Tại sao dám gạt cậu? Hừ! Mấy công cậu ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ mà chẳng thấy Thảo đâu cả. Cứ nhìn quay tròn đưa lên đưa xuống bao nhiêu vòng thời gian là cậu nóng gan bấy nhiêu.
Doanh bối rối:
-Ủa! chị Thảo không đến thật sao! Kỳ vậy kìa.
Luận nạt ngang:
-Kỳ cái gì mà kỳ. cấm xía vô chuyện người kh'ac. bao giờ Thảo có thơ tao mới tin, ranh con phá giỏi hơn học. Lo nghĩ cho kỹ rồi trả lời với ông ngoại sẽ thi vào trường nào. bây giờ vao rửa chén đi.
Doanh phì cười, chạy ùa vào nhà. Tới ngưỡng cửa, cô quay lại:
-Cậu Út!
-Gì!
-... Cậu Viễn cùng học chung với cậu ha?
- Ừ, nhưng chung hồi phổ thông. Hắn ta giống Doanh ở chỗ không thích làm bác sĩ.
-Á! vậy chắc ông ta là giáo sư!
-Không, Viễn đang học mỹ thuật. Ê! chê người ta chưa xứng làm sư phụ sao còn thắc mắc gì vậy nhỏ! Mà hai người có biết nhau rồi phải không?
Doanh ấp úng:
Đạ! lần con bị tông xe t'e lả đầu gối đó!
-Ủa, vậy thằng chậy ẩu là Viễn sao?
Doanh bặm môi gật đầu bừa cho xong. Cô nghe cậu Luân vỗ đùi:
-Hèn gì cậu bảo sao biết Doanh Doanh, nó cứ lảng sang chuyện khác mà không trả lời. Chắc nó quê.
Rút nhanh vào bết, Doanh xấu hổ với ý nghĩ "mình đã nói dối". Nhớ tới chiếc lúm đồng tiền rất dễ yêu của Viễn, cô lại nao lòng.
-mà thôi, nghĩ tới làm gì. Tự mình đã không muốn cơ mà.
Những Ngăn Tim Hồng Những Ngăn Tim Hồng - Trần Thị Bảo Châu Những Ngăn Tim Hồng