Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nhóc Nicolas Phiền Muộn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2: Bức Thư
T
ôi lo cho bố kinh lên được, bởi vì bố chả còn tí trí nhờ nào.
Tối hôm nọ, ông bưu tá mang đến cho tôi một cái gói to, và tôi
rất là vui bởi vì tôi quá là thích khi ông bưu tá mang các thứ gói cho
tôi, và đấy luôn là các món quà mà bà, tức là mẹ của mẹ, gửi cho tôi,
và bố còn nói rằng người ta chẳng hiểu như thế là chỉ có làm hư trẻ
con, và nói như vậy thì lại sinh chuyện với mẹ, nhưng mà hôm đó
đã không sinh chuyện gì và bố còn rất hài lòng bởi vì gói quà không
phải của bà, mà là của ông Moucheboume, chính là sếp của bố. Đấy
là một bộ cờ ngỗng - tôi đã có một bộ rồi - và bên trong có một bức
thư gửi cho tôi:
"Thân gửi tới cháu Nicolas, cậu bé có một ông bố chăm chỉ hết
sức. - Thật chẳng ra cái kiểu gì! mẹ nói.
- Đấy là tại vì có hôm, anh làm hộ cho ông ấy một việc riêng, bố
giải thích. Anh đi ra ga xếp hàng hộ để mua vé cho ông ấy đi du
lịch. Anh thấy ông ấy nghĩ ra việc tặng quà cho Nicolas là hay đấy
chứ.
- Giá tăng lương cho anh thì còn hay hơn, mẹ nói.
- Được lắm! Được lắm! bố nói. Sao lại có kiểu ám chỉ này nọ
trước mặt thằng bé thế! Với lại ý em là gì vậy? Hay là thằng Nicolas
sẽ gửi trả ông Moucheboume món quà và bảo rằng nó thích tăng
lương cho bố nó hơn?
- Ồ! Không đâu, tôi nói.
Bởi vì đúng là vậy đấy: kể cả là tôi đã có một bộ cờ ngỗng rồi, thì
cái bộ kia tôi cũng có thể đổi cho một thằng bạn để lấy một cái gì đó
hay hơn ở trường.
- Ồ! mẹ nói, nói tóm lại, nếu anh thích thú việc người ta làm hư
con anh thì em chả còn gì để nói nữa.
Bố ngẩng lên nhìn trần nhà và vừa lắc lư đầu vừa mím môi,
thế rồi sau đó bố bảo tôi rằng cần phải gọi điện thoại cho ông
Moucheboume để cám ơn.
- Không được, mẹ nói. Trong trường hợp như thế này thì chỉ nên
viết một bức thư ngắn.
- Em nói đúng, bố nói. Viết thư thì hay hơn.
- Con thích gọi điện thoại cơ, tôi nói.
Bởi vì đúng vậy đấy, viết thì chán lắm, chứ còn gọi điện thoại rất
thích, mà ở nhà thi tôi chẳng bao giờ được gọi điện thoại cảm chỉ
trừ khi bà gọi điện và bà muốn tôi đến thơm bà trên máy. Bà ấy à,
bà thích cái trò tôi đến thơm bà trên máy điện thoại kinh lên được.
- Con ấy à, bố bảo tôi, không ai mượn con ý kiến. Nếu bố bảo
con viết thì con sẽ phải viết!
Ồ thế thì thật là không công bằng! Và tôi liền nói rằng tôi không
muốn viết đâu, và rằng nếu không để tôi gọi điện thoại thì tôi thèm
vào cái bộ cờ ngỗng bẩn thỉu này, rằng dù sao đi nữa tôi cũng có
một bộ khác rất là đỉnh rồi và rằng nếu đã như thế thì tôi thích ông
Moucheboume cứ tăng lương cho bố còn hơn. Mà thật vậy đấy, nói
cho cùng, đừng có mà đùa!
- Con muốn ăn một cái tát rồi đi ngủ luôn không ăn tối hả? bố
quát lên.
Thế là tôi bắt đầu khóc lóc, bố bèn hỏi bố đã làm gì để mà đáng
bị như thế này và mẹ bảo rằng nếu mà cứ ầm ĩ thế này thì chính mẹ
mới là người đi ngủ luôn không ăn tối, và rằng chúng tôi cứ tự đi
mà xoay xở không cần đến mẹ nữa.
- Nghe này, Nicolas, mẹ bảo tôi. Nếu con mà ngoan và nếu con
chịu viết thư, không sinh sự gì nữa, con sẽ được ăn tráng miệng hai
lần.
Tôi ấy à, tôi bảo vâng được (đó chính là món bánh mứt mơ đấy!)
và mẹ nói rằng mẹ sẽ chuẩn bị bữa tối rồi mẹ đi vào bếp.
- Được rồi, bố nói. Chúng ta viết nháp thư.
Bố lấy một tờ giấy từ trong ngăn kéo bàn làm việc của bố, một
cái bút chì, bố nhìn tôi, bố cắn bút và bố nói với tôi.
- Xem nào, con sẽ nói gì với ông già Moucheboume này nhỉ?
- Ờ thì, tôi nói, con biết đâu đấy. Con chắc là sẽ bảo ông ta rằng
cho dù con đã có một bộ cờ ngỗng rồi, con vẫn rất vui bởi vì bộ của
ông ta con sẽ đem đi đổi ở trường với bọn bạn; thằng Clotaire có
một cái ô tô xanh rất khủng, và...
- Thôi, được rồi, bố nói. Bố hiểu câu chuyện rồi. Xem
nào... Chúng ta sẽ bắt đầu thế nào đây?... Thưa ông... Không
được... Ông Moucheboume yêu quí... Không, suồng sã quá... Quí
ông kính mến của cháu... Hừm... Không được...
- Con thì sẽ viết là: "Ông Moucheboume à,"tôi nói.
Bố nhìn tôi, thế rồi bố đứng dậy rồi bố réo vào trong bếp:
- Em à! Thưa ông, Quý ông kính mến của cháu, hay Ông
Moucheboume yêu quý?
- Có chuyện gì thế? mẹ vừa bước ra khỏi nhà bếp vừa lau tay và
tạp dề mà hỏi.
Bố nhắc lại cho mẹ, và mẹ nói rằng mẹ sẽ viết là "Ông
Moucheboume yêu quý", nhưng bố nói rằng bố cảm giác như vậy
là suồng sã và bố tự hỏi phải chăng là "chỉ mỗi Thưa ông"thì hay
hơn. Mẹ nói rằng không đâu, rằng "chỉ mỗi Thưa ông"thì quá không
khan và không được quên rằng đây là thư do một đứa trẻ con viết.
Bố nói rằng "Ông Moucheboume yêu quý"thì thật chẳng hợp với trẻ con chút nào, rằng như thế mới là thiếu tôn trọng.
- Nếu anh đã quyết định thế, mẹ hỏi, thì còn làm phiền em làm
quái gì? Em đang bận nấu nướng chứ có rảnh đâu!
- Ồ! bố nói, vậy anh phải xin lỗi vì đã làm phiền trong khi em
bận nhỉ. Tóm lại thì đây chỉ là sếp của anh và việc của anh thôi chứ
gì!
- Vì việc của anh phụ thuộc rất nhiều vào cái lá thư của Nicolas
phải không? mẹ hỏi. Nói tóm lại là khi mẹ gửi quà thì đâu có sinh
ra lắm chuyện đến thế này!
Vậy là chuyện đã trở lên quá kinh khủng! Bố bắt đầu gào lên, mẹ
bắt đầu gào lên, rồi mẹ bỏ vào trong bếp và đóng của đánh rầm.
- Thôi được rồi, bố tôi bảo, cầm bút và viết đi.
Tôi ngồi vào bàn và bố bắt đầu đọc cho tôi chép:
- Thưa ông, phẩy xuống dòng... Thật là sung sướng... Không,
xóa đi... Đợi đã... Thật là vui... Phải rồi, cứ thế đi... Thật là vui khi
cháu bất ngờ hết sức... Không... Viết là bất ngờ ghê gớm... Hay
thôi, thôi vậy, không nên phóng đại làm gì... Cứ để bất ngờ hết sức
thôi... bất ngờ hết sức nhận được món quà rất đẹp của ông... Thôi,
chỗ này con có thể viết là món quà tuyệt vời của ông...Món quà
tuyệt vời của ông khiến cháu rất vui... A! không được...Mình đã
viết vui rồi mà... Con xóa vui đi... Thế là con viết Trân trọng... À
phải là Những lời chào trân trọng của cháu... Đợi đã...
Và bố đi vào bếp, tôi nghe thấy tiếng kêu la rồi bố quay trở lại mặt đỏ tía tai.
- Được rồi, bố bảo tôi, hãy cứ viết là: "Gửi tới ông những lời chào
trân trọng của cháu", thế rồi con kí vào. Được rồi.
Rồi bố cầm tờ giấy của tôi để đọc, bố trợn tròn mắt lên, bố xem
lại tờ giấy một lần nữa, bố thở một cái rõ dài và bố lấy một tờ giấy
khác để viết nháp tiếp.
- Bố tưởng là con có giấy viết thư chứ? bố hỏi. Tờ giấy có mấy
con chim nhỏ ở trên ấy, mà cô Dorothée đã tặng cho con vào hôm
sinh nhật ấy?
- Đấy là thỏ chứ, tôi nói.
- Thì đấy, bố nói. Đi tìm xem.
- Con không biết ở đây cả, tôi nói.
Thế là bố cùng với tôi lên phòng tôi và chúng tôi bắt đầu tìm
kiếm và các thứ trong tủ đều rơi xuống và mẹ đã chạy tới và mẹ hỏi
chúng tôi đang làm cái gì vậy.
- Thì là cái tờ giấy viết thư của Nicolas chứ gì nữa, em hãy nhớ
xem nào, bố kêu lên, mà cái nhà này lộn xộn kinh khủng khiếp! Thật
không thể nào hiểu nổi!
Mẹ nói rằng tờ giấy viết thư ở trong ngăn kéo của cái bàn nhỏ
trong phòng khách, rằng mẹ bắt đầu thấy chán ngấy cái vụ này và
rằng bữa tối đã xong rồi.
Tôi chép lại cái thư của bố và tôi phải chép lại rất nhiều lần bởi
vì nó cứ bị sai, thế rồi lại tại cái vết mực nữa. Mẹ bảo chúng tôi rằng bữa tối có bị cháy thì mẹ cũng cứ mặc
kệ, thế rồi tôi phải làm phong bì tới ba lần, và bố nói rằng chúng tôi
có thể đi ăn tối được rồi, rồi tôi hỏi bố có tem không, và bố nói: "À!
Phải rồi!"và bố đưa cho tôi một con tem, và tôi ăn tráng miệng hai
lần liền. Nhưng mẹ không hề nói gì với chúng tôi trong suốt bữa tối.
Rồi đến tối hôm sau thì tôi lo cho bố kinh lên được, bởi vì cái
điện thoại reo lên và bố đi nhắc máy và bố nói:
- Alô?... Vâng... A! Ông Moucheboume ạ!... Xin chào ông
Moucheboume... Vâng... Sao cơ ạ?
Thế là bố làm ra vẻ ngạc nhiên lắm và bố nói:
- Một bức thư ạ?... Ồ! Thảo nào cái thằng nhóc Nicolas chúa hay
giấu giếm nhà tôi tối hôm qua cứ bảo tôi cho nó một con tem, thì ra
là vậy!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nhóc Nicolas Phiền Muộn
René Goscinny
Nhóc Nicolas Phiền Muộn - René Goscinny
https://isach.info/story.php?story=nhoc_nicolas_phien_muon__rene_goscinny