Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Xa Lạ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
K
hi thức dậy, tôi hiểu vì sao ông chủ của tôi có vẻ không bằng lòng khi tôi xin nghỉ làm hai ngày: vì hôm nay là thứ bảy. Lúc đó tôi không để ý, nhưng hôm nay khi ngủ dậy thì tôi nghĩ ra điều đó. Đương nhiên ông chủ tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ được nghỉ bốn ngày, và điều đó làm ông không vui. Nhưng, một mặt, việc người ta chôn cất mẹ tôi vào hôm qua thay vì hôm nay không phải lỗi của tôi, và mặt khác, dù thế nào thì tôi vẫn được nghỉ thứ bảy và chủ nhật. Tuy thế, điều đó cũng không cản trở tôi trong việc thông cảm với ông chủ.
Tôi cố gắng mãi mới dậy được vì mệt bởi chuyến đi hôm qua. Trong lúc cạo râu, tôi tự hỏi mình sẽ làm gì bây giờ và quyết định đi tắm. Tôi lên tàu điện đến khu vực tắm ở cảng. Tôi xuống tắm ở vũng. Tại đó có rất nhiều người trẻ. Khi bơi, tôi đụng Marie Cardona, cô gái từng đánh máy chữ ở văn phòng tôi mà tôi khao khát một thời gian. Cô ấy cũng thế, tôi nghĩ vậy. Nhưng ít lâu sau cô ấy chuyển đi, và chúng tôi không có lúc nào gặp được nhau. Tôi giúp cô ấy leo lên cái phao, và tay tôi chạm vào ngực cô. Khi đó, tôi vẫn ở dưới nước, còn cô ấy thì đã tì cái bụng thon thả lên phao. Cô ấy quay lại nhìn tôi. Một lọn tóc lọt vào mắt, và cô ấy cười. Tôi cũng trèo lên phao, sát bên cô ấy. Tôi thấy dễ chịu, và làm như đang đùa, tôi ngả đầu vào bụng cô ấy. Cô ấy không nói gì, và tôi cứ để yên như vậy. Tôi thu cả bầu trời chỗ vàng chỗ xanh vào tầm mắt. Phía dưới gáy, tôi cảm thấy bụng cô ấy đang khẽ phập phồng. Chúng tôi cứ tựa trên phao như thế một hồi lâu, đến mức hơi thiu thiu ngủ. Khi nắng đã gay gắt, cô ấy lặn xuống và tôi lặn theo. Tôi túm được cô ấy, quàng tay quanh eo lưng, và chúng tôi bơi bên nhau. Cô ấy cười suốt. Đến bờ kè, chúng tôi trèo lên nằm phơi mình, và cô ấy nói: “Em cháy nắng nhiều hơn anh.” Tôi hỏi cô ấy có thích đi xem phim vào tối nay không. Cô ấy vừa cười vừa nói cô ấy rất thích xem phim có Fernandel. Khi mặc quần áo, cô ấy có vẻ sửng sốt khi thấy tôi mang cà vạt đen, và cô ấy hỏi tôi đang để tang à. Tôi nói là mẹ tôi mới mất. Vì cô ấy muốn biết từ khi nào, tôi nói: “Từ hôm qua.” Cô ấy hơi chựng lại, nhưng không nói gì. Tôi rất muốn nói với cô ấy rằng đó không phải lỗi của tôi, nhưng tôi kịp dừng lại vì nhớ ra đã nói thế với ông chủ. Cái đó chẳng có nghĩa gì. Kiểu gì thì mỗi người đều ít nhiều có lỗi.
Đến tối, Marie đã quên hẳn việc đó. Bộ phim có vài pha khá thú vị, nhưng sau đó thì thực sự vớ vẩn. Cô ấy khoác tay tôi. Tôi mân mê ngực cô ấy. Đến cuối buổi chiếu, tôi ôm cô ấy, nhưng vướng. Ra khỏi rạp, cô ấy theo tôi về nhà.
Khi tôi tỉnh dậy, Marie bảo phải đi. Cô ấy giải thích là phải đến chỗ bà cô. Tôi nghĩ hôm nay là chủ nhật, và tôi sẽ buồn; tôi không thích chủ nhật. Thế là tôi quay vào giường, tìm trên chiếc gối đôi vị mặn mà tóc Marie để lại, rồi tôi ngủ đến mười giờ. Tôi thức giấc nhưng vẫn nằm trên giường hút thuốc đến tận giữa trưa. Tôi không muốn ăn trưa chỗ Céleste như mọi khi vì ngại mọi người sẽ hỏi han mọi chuyện, mà tôi thì không thích như vậy. Tôi đun mấy quả trứng trên đĩa và ăn ngay trên đó, ăn trứng không, vì bánh mỳ đã hết mà tôi thì không muốn xuống để đi mua.
Sau bữa trưa, tôi thấy hơi buồn và đi đi lại lại trong nhà. Thật ấm cúng khi còn mẹ ở đó. Bây giờ, căn hộ quá rộng đối với tôi, và tôi phải đem bàn từ phòng ăn vào phòng riêng. Tôi không còn thấy gì thêm trong ngăn này, ngoài cái tủ có kính màu vàng nhạt, một cái bàn nhỏ và một cái giường bằng đồng giữa hai chiếc ghế bện đã trũng. Những thứ còn lại đều bỏ đi. Một lúc sau, để có việc gì đó mà làm, tôi cầm một tờ báo cũ lên và đọc. Tôi cắt lấy mẩu quảng cáo của hãng Kruschen và dán nó vào một quyển vở cũ, nơi tôi để những thứ ngồ ngộ lấy từ báo chí. Rồi tôi rửa tay và đi ra ban công.
Phòng tôi ở nhìn ra con phố chính của vùng ngoại ô. Chiều hôm đó trời đẹp. Tuy thế, đường khá bẩn, người đi lại thưa thớt và dáng đi vội vàng. Có vài gia đình đi dạo, hai đứa bé trai mặc đồ lính thủy, quần cộc trên đầu gối, có vẻ thấy vướng víu trong bộ đồ dày và cứng, một bé gái buộc cái nơ màu hồng và đi giày đen bóng. Phía sau chúng, một bà mẹ to cao lừng lững mặc áo choàng bằng lụa màu nâu, và người cha, một người nhỏ bé quắt queo mà tôi quen mặt. Ông ta mang một chiếc mũ chỏm bằng, thắt nơ hình con bướm, tay cầm gậy. Nhìn ông ta với bà vợ, tôi hiểu tại sao trong khu phố người ta bảo ông ta lập dị. Một lúc sau, có mấy thanh niên vùng ngoại ô đi qua, tóc chải mượt, mang cà vạt đỏ, áo khoác kiểu kỳ quái, túi có hình thêu và giày mõm vuông. Tôi nghĩ rằng họ vào rạp chiếu bóng ở trung tâm thành phố. Chính vì thế mà họ đi sớm và vội vàng nhảy lên tàu điện trong tiếng cười rất to.
Khi đám thanh niên đi khỏi, đường phố vắng dần. Tôi nghĩ mọi nơi đều đã bắt đầu các buổi chiếu. Trên phố chỉ còn những người chủ các quầy hàng và mấy con mèo. Bầu trời quang đãng, nhưng phía trên hàng cây hai bên đường không còn ánh mặt trời. Trên lề đường phía bên kia, người bán thuốc lá vừa mang ra một cái ghế, đặt trước cửa nhà rồi ngồi lên đó, hai tay tựa vào lưng ghế. Những toa tàu điện vừa đầy chật người bỗng chốc trống không. Trong quán cà phê “Chez Pierrot” cạnh nhà bán thuốc lá, một chàng trai đang quét mạt cưa trong gian nhà trống. Đúng là chủ nhật.
Tôi xoay cái ghế và ngồi giống như người bán thuốc lá, vì thấy như thế tiện hơn. Tôi rít liên tiếp hai điếu thuốc, rồi vào nhà lấy một mẩu chocolat và đứng ăn cạnh cửa sổ. Một lát sau, bầu trời tối đen, và tôi nghĩ sắp có dông. Tuy thế, cơn dông đến khá chậm. Nhưng bóng đen của những đám mây trên đường phố báo hiệu sẽ mưa, và trời sẽ tối mịt. Tôi đứng nhìn rất lâu lên bầu trời.
Đến 5 giờ, những toa tàu ồn ã trở về. Chúng chở về từ sân vận động ngoại ô những chùm khán giả chen chúc trên bậc lên xuống và đu đeo trên các tay vịn. Những chuyến tàu tiếp theo thì chở những cầu thủ mà tôi nhận ra qua những chiếc va-li nhỏ của họ. Họ giương cổ lên hò hét và hát rằng câu lạc bộ của họ sẽ trường tồn. Nhiều người ra hiệu cho tôi. Một người thậm chí còn la lên với tôi: “Làm được rồi!” Và tôi gật đầu hét: “Đúng!” Từ lúc đó, hàng đoàn xe ô-tô bắt đầu đổ đến.
Không khí cuối ngày lại khác đi thêm một ít. Phía trên những mái nhà, bầu trời nhuộm đỏ hồng, và khi bóng đêm đậm đặc dần thì đường phố càng náo nhiệt. Những người đi dạo đông dần. Tôi nhận ra cái ông lập dị giữa đám đông. Bọn con nít đứa thì khóc, đứa thì mặc kệ cho người lớn dắt đi. Gần như cùng lúc, các rạp chiếu bóng của khu phố cùng đổ khán giả ra đường. Đám thanh niên hoa chân múa tay mạnh hơn bình thường, và tôi nghĩ rằng họ vừa xem loại phim giật gân. Những người đi xem phim ở nội thành thì về muộn hơn. Họ có vẻ đăm chiêu hơn. Họ cũng cười, nhưng càng lúc càng tỏ ra mệt mỏi và tư lự. Họ ở lại trên phố, đi đi lại lại trên vệ đường đối diện. Các cô gái tóc dài trong khu phố thì khoác tray nhau. Các chàng trai dàn hàng ngang chặn họ lại và buông lời trêu chọc; các cô gái quay mặt đi và cười. Những cô mà tôi quen biết giơ tay ra hiệu cho tôi.
Đèn đường đồng loạt bật sáng, làm những ngôi sao vừa hiện ra trên nền trời đêm bỗng mờ đi. Tôi cảm thấy mỏi mắt khi nhìn lên lề đường với đám người và làn ánh sáng liên tục thay đổi. Ánh đèn làm vệ đường lát đá đang ướt bỗng sáng lên lấp loáng, và những toa tàu điện chốc chốc lại phản chiếu ánh sáng lên những mái tóc bóng mượt, soi rõ một nụ cười hoặc một chiếc vòng bạc. Một lúc sau, khi những chiếc tàu điện thưa dần và bóng đêm đã đen đặc phía trên những hàng cây và những bóng đèn, khu phố dần trở nên vắng vẻ, và sau khi có một con mèo nhẩn nha đi qua phố thì không còn thấy bóng một ai nữa. Tôi nghĩ đã đến lúc ăn tối. Tôi cảm thấy hơi mỏi cổ sau khi ngồi tựa khá lâu trên ghế. Tôi xuống dưới đi mua bánh mì và mứt, rồi đem lên và đứng ăn. Tôi muốn đứng tựa cửa sổ mà hút thuốc, nhưng không khí ẩm ướt và tôi cảm thấy hơi lạnh. Tôi khép cửa sổ lại, và trong khi quay vào, tôi nhìn thấy trong gương một đầu bàn với chiếc đèn cồn bên cạnh những mẩu bánh mì. Tôi nghĩ rằng chủ nhật này là một ngày mệt mỏi, rằng mẹ bây giờ nằm dưới đất, rằng tôi lại sắp phải đi làm, và tóm lại là chẳng có gì thay đổi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Xa Lạ
Albert Camus
Người Xa Lạ - Albert Camus
https://isach.info/story.php?story=nguoi_xa_la__albert_camus