Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Hai Đầu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2: Được Làm Người Chăn Bò Trong Mục Trường
T
rong Ngọc Môn Quan, trên bờ hồ Ha Lạp có tất cả ba mục trường, Lũng Tây mục trường là mục trường lớn nhất. Trường chủ là Lũng Tây nhất chưởng Tô Trị Toàn. Lão trường chủ này không những võ công cao siêu mà tài và thế cũng đều hơn người. Vì vậy y mới được bầu làm lãnh tụ của miền đó.
Còn hai mục trường nữa là Thạch Gia mục trường của Hồi Mã Thương Thạch Liên sáng lập và Vĩnh Xương của Tam Liên Kiếm Mã Vĩnh Xương.
Ba trường chủ kết giao với nhau rất thân, nên người trong võ lâm kêu họ là Lũng Tây Tam Bá.
Ba mục trường liên kết với nhau, mục trường nào cũng rộng hơn trăm dặm và nuôi hàng nghìn hàng vạn bò, ngựa và dê. Những mã sư với mục đồng cũng có hàng mấy trăm, nhất là mục trường Lũng Tây lại càng rộng lớn hơn và ở ngay trên một cánh đồng hoang, cạnh bên bờ hồ và còn trồng những cây gỗ lớn rào quanh trại.
Trong trại có rất nhiều nhà cửa, chuồng bò, chuồng ngựa, chuồng dê. Mã sư mục đồng với gia quyến của họ thì ở riêng một nơi như một thị trấn nhỏ, trong đó có cả tửu lầu, tiệm ăn và các cửa hiệu.
Chiều hôm đó mắt trời vừa bắt đầu lặn, mã sư và mục đồng đang dẫn từng đàn ngựa, dê và bò về trại. Hàng nghìn vạn súc vật chen chúc nhau đi vào cửa trại, bước chân chúng kêu như sấm động và khua cát bụi bay mù mịt như thiên quân vạn mã kéo tới trông thập phần rầm rộ uy nghi.
Từ xa, Thiên Tứ đã trông thấy đàn ngựa và bò trở về trại, những nhà cửa trong trại chi chít như một thị trấn nhỏ. Trong lòng rất phấn khởi, y biết đã sắp tới Lũng Tây mục trường rồi, liền thúc mạnh con bò già rảo cẳng tiến mau về phía trại.
Khi Thiên Tứ tới trước cửa trại thì những súc vật của mục trường đã bị dồn hết vào chuồng, nơi cổng trại chỉ còn có vài chục tên mục đồng quanh quẩn đi lại mà thôi.
Y vội tiến lên hỏi một người lớn tuổi đang cỡi ngựa rằng:
- Xin hỏi đại thúc, nơi đây có phải là mục trường Lũng Tây không?
Người cưỡi ngựa tay cầm roi, mình mắc võ trang, tuổi trạc bốn mươi, trông rất hiền lành. Y ngắm nhìn Thiên Tứ thấy thằng nhỏ nhà quê, đầu tóc bù rối, da dẻ bị phơi đen nhánh, cỡi một con bò già, trên sừng bò còn đeo một cái bọc áo. Y ngạc nhiên vô cùng nhưng vẫn vui vẻ trả lời:
- Phải! Cậu bé muốn kiếm ai thế.
Thiên Tứ cười lắc đầu đáp:
- Cha cháu bảo cháu tới đây học tài ba chứ không nói cháu tới đây kiếm ai hết… Xin hỏi đại thúc, nơi đây ai là người có tài giỏi nhất?
Người nọ nghe hỏi cả cười, nhưng thấy Thiên Tứ phấn khởi như vậy và có vẻ chờ đợi mình trả lời, liền đáp:
- Nếu nói về tài ba thì trường chủ của chúng tôi tài giỏi nhất, nhưng ông ta bận việc lắm, và cũng không khi nào nhận dạy một đồ đệ không rõ lai lịch như cậu đâu!
Nghe người đó nói như vậy, không khác gì bị một chậu nước lạnh đổ từ trên đầu xuống suýt nữa thì Thiên Tứ đã bật khóc thành tiếng. Y vội giơ tay lên gãi đầu và cứ ngẩn người ra, không biết ăn nói làm sao nữa!
Thấy thằng nhỏ có dáng điệu tội nghiệp như vậy người đó không nhẫn tâm chút nào, lại hỏi tiếp:
- Cậu bé, nhà cậu ở đâu thế? Tôi khuyên cậu nên về ngay thì hơn…
Thiên Tứ cương quyết lắc đầu, tỏ vẻ nhất định không về nữa. Y nghĩ bụng: “Ta đã cất công tới đây rồi, dù sao cũng không về nhà nữa. Vả lại...”
Y vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn người nọ thấy người ấy đang ngồi yên ở trên mình ngựa, hai mắt lóng lánh nhìn mình, trông rất oai nghi, liền nghĩ ngay được một kế buột miệng nói:
- Đại thúc dạy võ cho cháu trước nhé? Chẳng hay đại thúc có bằng lòng dạy cho cháu hay không?
Người nọ ngẩn người ra giây lát, mặt lộ vẻ hổ thẹn. Y tự biết võ học của y chỉ là nhân vật hạng hai, hạng ba của mục trường thôi, và hàng ngày lại bận điều khiển mười mấy tên mục đồng chăn ngựa chăn bò, còn thì giờ đâu mà dạy cho thằng nhỏ này nữa? Nhưng y thấy Thiên Tứ khẩn khoản nhìn mình với thái độ rất thành khẩn, đang có vẻ chờ đợi mình trả lời.
Người biết võ công bao giờ cũng thích làm thầy kẻ khác. Cũng vì cái tính đặc biệt ấy thúc đẩy, nên y thở dài một tiếng rồi đáp:
- Thôi được! Bây giờ cháu hãy tạm theo ta, sau này có dịp may ta sẽ giới thiệu cháu với trường chủ. Nhưng… cháu có chịu khổ hay không?
Thiên Tứ cả mừng, vội đáp:
- Được! Được! Cháu chịu được khổ!
Thế rồi người đó hỏi thăm gia cảnh của Thiên Tứ.
Thiên Tứ cứ theo đúng sự thật mà kể cho người đó biết, nhà mình ở Ngưu Gia Loan, cha tên là Lão Thực, làm nghề nông. Mấy ngày trước đây, cha với mẹ nó cùng chết một lúc. Trước khi chết, cha nó có trối trăn, dặn dò nó nên đến mục trường Lũng Tây để học tài ba, vân vân…
Khi kể xong y lại hỏi:
- Đại thúc quý danh là gì?
Người nọ thấy y là một thằng nhỏ con nhà nông, nên mới đoán chắc cha nó trối trăn như thế là bảo nó đổi nghề chứ không phải nhất định bảo nó tới học võ đâu nên nghĩ bụng:
“Việc này cũng không có khó khăn gì hết, quý hồ thằng nhỏ theo ta đôi ba năm, học được cách chăn bò, nuôi ngựa, rồi sau đó sống bằng nghề này, chả hơn làm nghề nông như cha nó hay sao?”
Nghĩ đoạn, y liền đáp:
- Ta họ Trần tên Tứ, làm mã sư ở trong mục trường này. Từ giờ trở đi, cháu cứ gọi ta là chú tư là được rồi.
Nói xong, y liền giật cương quay đầu ngựa đi vào trong trại ngay. Thiên Tứ thúc bò đi theo sau, vừa đi vừa nhìn ngược nhìn xuôi, thấy cái gì ở nơi đây cũng mới lạ hết. Y lại ngạc nhiên nhất là ở trong những cái chuồng bò chuồng ngựa liên miên ấy, sao lại có nhiều người đang bận rộn như vậy. Chính y cũng làm cho nhiều người phải ngừng tay chú ý nhìn. Có người lên tiếng hỏi Trần Tứ rằng:
- Lão tứ, thằng nhỏ này ở đâu tới thế?
Trần Tứ chỉ ậm ừ trả lời cho qua chứ không cho họ biết sự thật. Một lát sau y đã dẫn thằng nhỏ đi tới trước một căn nhà nhỏ.
Căn nhà này là của Trần Tứ. Năm nay y có bốn mươi rồi mà vẫn còn độc thân. Thế là từ đó trở đi Thiên Tứ theo Trần Tứ ở luôn nơi đó.
* * *
Thời gian trôi rất nhanh, Thiên Tứ đến mục trường Lũng Tây đã được một tháng. Trần Tứ cho y làm mục đồng, hàng tháng lãnh một lạng tiền ăn và tiền lương của trường chủ cho y.
Không bao lâu, y đã biết rành rẽ khá nhiều công việc của mục trường. Y biết trường chủ là Lũng Tây Nhất Chưởng Tô Trị Toàn. Dưới trướng trường chủ lại còn chia rất nhiều cấp bậc, Trị Toàn không hay hỏi han tới công việc của mục trường, tất cả việc to việc nhỏ đều do tổng quản Tô Chí Oai quản lí hết.
Chí Oai là em con cô con cậu với trường chủ tuổi trạc bốn mươi, suốt ngày mặc áo dài, trông vẻ rất văn nhân, trong tay lúc nào cũng cầm cái ống điếu, vẻ mặt rất tươi tỉnh, vừa cười vừa hút ống điếu phì phèo. Nhưng hai mắt của y rất lanh lợi, rất sáng và hình như trong suốt được lòng người vậy. Cho nên những người trong mục trường, từ trên chí dưới, ai ai cũng phải kính nể và sợ y lắm.
Dưới tổng quản lại còn có cả văn phòng, dưới văn phòng có vòng bò với vòng ngựa.
Tổng lãnh vòng bò tên là Hạ Võ, là một đại hán vạm vỡ, cao lớn lực lưỡng, tiếng nói vang như sấm động, tính tình lại nóng nảy, hơi tí là ra tay đánh người ngay.
Tổng lãnh vòng ngựa là Vương Anh, cũng giống như Hạ Võ nhưng tính nết hiền lành hơn một chút. Mỗi người tổng lãnh lại điều khiển một số đầu mục, mỗi đầu mục lại cai quản một số mã sư và mục đồng.
Trần Tứ là một đầu mục của vòng ngựa. Bây giờ Thiên Tứ đã trở nên một mục đồng của y.
Sáng nào cũng vậy, theo luật lệ đã quy định của mục trường thì mỗi tảng sáng là tất cả những người dưới ba mươi tuổi đều phải tập hợp trên quảng trường trong trại để luyện tập võ công và huấn luyện bò ngựa cùng luyện tập sức khỏe.
Ngày nào Chí Oai cũng có mặt tại quảng trường, tay cầm ống điếu chỉ huy mọi người, trông coi các tổng lãnh và đầu mục dạy bảo các thủ hạ luyện tập võ công cùng huấn luyện ngựa bò.
Thiên Tứ cũng theo tới đó để học võ. Ngày nào Trần Tứ cũng dạy y pho quyền căn bản, nhưng y rất đần, mỗi một thế thức phải dạy tới dăm ba lần mới biết. Tuy nhiên, y lại có một điểm tốt là không tham, thế võ nào cũng vậy, chưa thuộc hiểu thì y cứ chăm chỉ luyện đi luyện lại tới khi nào thuộc hiểu mới thôi, chứ không bao giờ học đòi thêm những thế võ khác. Vì vậy, bất cứ thế võ nào mà y đã học thuộc lòng rồi thì cũng vững chãi và đúng lề đúng lối hơn những người khác.
Ngoài việc tập võ ra thì suốt ngày y phải đi chăn ngựa và bò. Sinh hoạt này đối với y không khổ nhọc chút nào, nhưng phải một nỗi là y không thích ngựa thôi. Vì y cho rằng ngựa rất là khó huấn luyện, nhất là những con ngựa rừng chưa được huấn luyện qua, hễ tới gần chúng, thường bị chúng đá một cái té ngã ngay, nên y ưa thích bò hơn. Y cho bò thực thà ngoan ngoãn, chỉ hơi dạy bảo qua loa là chúng đã ngoan ngoãn nghe theo mình sai khiến liền. Nhưng sự thực đó là bởi y chăn bò từ thủa nhỏ tới giờ nên đã quen thuộc với tính nết của bò đấy thôi.
Vì vậy không bao lâu, y yêu cầu Trần Tứ đổi y sang vòng bò, và đảm nhiệm công việc chăn bò.
Những người quen biết với Trần Tứ thấy Thiên Tứ thật thà chăm chỉ như vậy nên ai cũng thương y hết, và nhất là y rất khiêm tốn, chịu học hỏi, bất cứ việc gì không biết là hỏi cho kì biết và học kì được mới thôi.
Tuy ngớ ngẩn và hơi đần độn một chút, nhưng y lại rất chịu khó và chăm chỉ, dù làm việc suốt ngày, hay công việc có nằng nề đến đâu, y cũng không ca thán, cho nên ai ai cũng thích và giúp đỡ y. Y muốn cầu điều gì cũng dễ được toại nguyện hơn người khác.
Lúc nào cũng vậy, Thiên Tứ cưới con bò già đi trước dẫn đầu, đàn bò lững thững theo sau chẳng cần phải có người đi cạnh hò hét như đối với những bò khác.
Khi đi tới cánh đồng cỏ đàn bò liền phân tán ra kiếm ăn mỗi tốp dăm ba con, khi nào Thiên Tứ cưỡi lên mình con bò già thúc con bò ấy và kêu “họ” một tiếng thật dài thế là những con bò khác dù tản ra xa ở đâu cũng phải vội vã trở về rồi đi theo con bò già đầu đàn trở về trại liền, chứ không cần có một người nào đến chăm sóc hết.
Nhờ vậy, những người chăn bò khác khỏi phải mất công phiền phức như trước, và cả Thiên Tứ cũng rảnh rỗi nhiều.
Trong lúc nhàn rỗi, không như những người khác tụm năm tụm ba lại trò chuyện hay nhâu nhẹt, mà Thiên Tứ chỉ lẳng lặng đi ra chỗ khác để luyện tập những miếng võ đã học hỏi được lúc sáng hay là luyện môn tọa công mà ông già hai đầu đã truyền thụ cho.
Không bao lâu, y đã tiến bộ hơn trước rất nhiều. Lúc này y cảm thấy không những hơi sức đã mạnh, có thể kéo ngược lại một con bò đang phóng chạy mà còn luyện được pho Lục Hợp chưởng pháp của Trần Tứ dạy cho tới mức xuất thần nhập hóa nữa.
Tại biên giới Trung Hoa, trên miền bắc, mùa đông trở về rất sớm. Mới cuối mùa thu mà trời đã rét mướt vô cùng, cây cỏ khô héo hết, gió lạnh như bị dao cắt, nên hễ cứ tới mùa thu, mục trường Lũng Tây không cho bò ngựa và dê ra ngoài ăn cỏ nữa. Ngày hai lần, mục đồng đem cỏ khô vào chuồng cho súc vật ăn có khi quá rét còn phải đốt lửa cho súc vật sưởi ấm để khỏi chết rét.
Thiên Tứ rất chăm chỉ bao giờ cũng làm tròn phận sự của mình mà còn làm nhanh hơn người khác, nhờ vậy mà y nhàn rỗi hơn các mục đồng kia. Trần Tứ thấy y siêng năng và chịu khó như vậy cũng phải khen ngợi và thương yêu. Mỗi sáng dạy võ công cho y mà tối nào cũng vậy, còn dạy cho y học văn nữa. Nhưng tiếc thay, cả văn lẫn võ, Trần Tứ chỉ hiểu biết có hạn thôi, nên dạy cho Thiên Tứ mới được có mấy tháng đã cảm thấy mình hết chữ nghĩa rồi, đành phải nghĩ cách giới thiệu thằng nhỏ cho một thầy đồ nào đó, có như vậy thằng nhỏ mới mong giỏi thêm được.
Thầy đồ dạy ở trong mục trường cũng là họ hàng xa của trường chủ tên là Tô Trị Văn, tuổi đã ngoài sáu mươi, nhưng là một thông nho học nhiều biết rộng. Vì mục trường ở tại nơi biên cương xa lánh nên thầy đồ phải đem cả gia đình đên ở để chủ trì trường học tư của mục trường.
Trị Văn là một tú tài thi rớt, trường chủ Trị Toàn đón về dạy bảo con cháu mình đã lâu năm. Bây giờ thầy đồ thấy Trần Tứ xin cho một tên mục đồng vào học y không ngần ngại gì liền nhận lời ngay.
Trường chủ Tô Trị Toàn tuổi đã năm mươi, vợ là Trương thị rất hiền hậu. Hai vợ chồng có ba đứa con, hai trai, một gái. Con trai trưởng là Tô Loan, tuổi đã mười tám, ba năm trước đã vào trong quân đội làm môn hạ cho Thái Bạch Thần Tú.
Con trai thứ là Tô Hãn, tuổi mới mười bốn cùng em gái là Tô Xảo Yến ở nhà học văn luyện võ.
Trị Toàn còn hai tên đồ đệ là Châu Liêm Thương Thạch Lỗi, tuổi đã đôi mươi, cũng là con trai của Thạch trường chủ và Kim Vũ mới lên mười bằng tuổi với Xảo Yến.
Trong bọn trẻ đó chỉ có Thạch Lỗi là lớn hơn hết, võ công cũng cao hơn cả. Y ở trong mục trường của y, cứ cách ba ngày mới tới mục trường một lần thôi. Còn những đứa trẻ khác đều ở trong một căn nhà lớn tại hậu trại, ở cạnh bờ hồ.
Căn nhà này phía giáp hồ là không có tường quây thôi, còn những mặt kia thì tường đều xây bằng đá cao hơn trượng, cửa nhà sơn màu đỏ hồng, vừa to vừa rộng, trước cửa có một đôi sư tử đá trông rất hùng vĩ.
Trong nhà, lầu các, thủy tạ, cây cỏ sum xuê, kiến trúc rất tráng lệ.
Ba căn nhà ở nơi chính giữa thì căn ngoài cùng là khách sảnh và phòng ngang, căn thứ hai là thư phòng với tiểu hoa sảnh, ngoài ra còn có diễn võ sảnh để cho con cái luyện võ. Còn căn thứ ba kia là phòng ngủ, ngoài gia đình trường chủ ở trong đó ra thì Kim Vũ cũng được ở trong ấy.
Thầy đồ với vợ thì ở một căn nhà cách nhà của trường chủ không xa, nhưng trường học lại ở trong một căn phòng ngách thuộc căn nhà ngoài của trường chủ.
Nhà họ Tô này là võ lâm thế gia, tất nhiên cả nhà đều chú trọng việc học võ hơn là học văn. Vì thế ngày nào cũng vậy, buổi sáng với buổi tối là giờ học võ, chỉ có buổi trưa khoảng hai ba tiếng đồng hồ là học văn thôi.
Buổi sáng Thiên Tứ cũng bận rộn lắm, không có thì giờ học hành. Từ khi y được phép vào học trong tư thục ấy, Trị Văn chỉ cho phép khi nào con gái của nhà họ Tô học xong thì y mới được vào học, và mỗi ngày cũng chỉ được học có một tiếng thôi.
Do đó, ngày nào Thiên Tứ cũng được vào nhà riêng của trường chủ học hành. Mới hơn một tháng y đã thuộc lòng cuốn Tam Tự Kinh với Thiên Tự Văn rồi.
Miền tây bắc trời rét hơn nơi khác nên mới tháng mười đã có mưa tuyết. Khắp mục trường Lũng Tây đâu đâu cũng có tuyết phủ. Đã hai ngày liền trời cứ mưa tuyết hoài không ngớt. Thiên Tứ đã làm xong công việc. Y vừa đi vừa lẩm nhẩm đọc Thiên Tự Văn vội vàng về nhà thay quần áo sạch sẽ rồi tới tư thục học ngay.
Ngồi canh cổng là lão Vương nhận ra được y liền cho vào. Y đi qua hành lang, tiến thẳng vào trong phòng học. Chưa đi tới nơi, xa xa đã nghe thấy thầy đồ đang lớn tiếng đọc sách y liền nghĩ bụng:
“Có lẽ các vị công tử với tiểu thư chưa học xong?”
Tuy đã vào trong nhà này học rồi, nhưng y chưa bao giờ gặp các vị thiếu gia với tiểu thư hết, vì các thiếu gia với tiểu thư con của trường chủ chưa hề ra khỏi căn nhà này nửa bước, và ngày nào y tới nơi thì những người đó đã tan học và vào nhà trong rồi.
Hôm nay y tới sớm, lòng hiếu kì thúc đẩy muốn gặp để biết thiếu gia và tiểu thư, con của chủ nhân là người thế nào? Vì vậy y lo lắng tới dưới cửa sổ, ngó qua khe cửa nhìn trộm vào bên trong.
Ngờ đâu, y chưa kịp nhìn kĩ thì đã có tiếng kêu “bộp”, một hòn đá ở bên trong ném ra xuyên thủng giấy cửa sổ bắn trúng vào đầu y tức thì.
Thiên Tứ giật mình đánh thót một cái nghiến rắng chịu đau giớ tay lên rờ đầu, mới hay trán đã bị sưng vù và tay còn dính đầy mực. Y cuối xuống mặt đất để xem vật đó là vật gì, mới hay đó là cái nghiên mực.
- Ai đó?
Tiếng nói của thầy đồ Trị Văn, nghe thấy tiếng động liền hỏi như vậy. Tiếp theo lại còn có tiếng cưới khúc khích nữa.
Thiên Tứ bực mình vô cùng, nhưng vẫn phải cố nén lửa giận và khẽ đáp:
- Con! Thiên Tứ đây!
Trị Văn biết Thiên Tứ đã tới, liễn bảo bon trẻ kia rằng:
- Thôi! Các con đã học xong, vào nhà trong đi!
Mặt dính đầy mực, Thiên Tứ không tiện đi vào trong lớp, nhưng lại không có nước rửa, y trông thấy tuyết phủ trên mặt đất, liền nghĩ ngay được một cách, vội nhặt hai nắm tuyết xoa ngay lên mặt.
Tiếng cười khúc khích lại nổi lên ở phía sau. Y chưa kịp quay người lại nhìn, thì đã nghe có tiếng mắng chửi:
- Tiểu tử rồ dại này ở đâu vào thế?
Tiếng nói đó chưa dứt, y đã bị đá trúng một cái, loạng choạng về phía trước ba bước. Tuyết rơi trên mắt đất trơn làm y không sao giữ được thăng bằng liền trượt chân ngã xuống đất. Thế là người y dính đầy tuyết, cả sách vở cặp dưới nách cũng dính đầy tuyết núi.
Thiên Tứ tức giận khôn tả, quay người lại nhìn thấy một thằng nhỏ tuổi trạc mười hai, đứng ở trên hành lang, đầu đội mũ da che gió, mình mặc võ trang màu tía hồng, da trắng như ngọc, môi đỏ, răng đều đặn, trông rất tuấn tú, nhưng chỉ phải một nỗi môi hơi mỏng, và lúc này y đang bĩu môi, hai mắt trợn ngược, tỏ vẻ khinh thị và ghét Thiên Tứ vô cùng.
Thiên Tứ lại tưởng thằng nhỏ ấy là thiếu gia con của trường chủ, không biết có nên nổi khùng hay không, thì thằng nhỏ ấy lại chỉ tay chửi tiếp:
- Thằng nhỏ nhơ bẩn này! Ai cho phép mày vào trong này? Có mau nói rõ nguyên nhân bằng không, thiếu gia sẽ đánh gãy cái đùi chó của mi cho coi!
Một con nhỏ mặc áo đỏ, váy đỏ, nghe thấy tiếng nói ở trong nhà vội chạy tới xem. Con nhỏ đó rất xinh, ai trông thấy cũng phải mến yêu ngay.
Con nhỏ đó thấy Thiên Tứ đứng dưới hành lang, mặt dính đầy mực, mặc áo vải mộc đầu tóc bù rối, hai mắt rất to lóng lánh như hai ngọn đèn tỏ. Thấy hình dáng của Thiên Tứ như vậy, thoạt tiên con nhỏ ngẩn người ra nhìn, rồi bỗng cười khúc khích hỏi:
- Vũ sư ca, y là ai thế?
Lúc ấy một thiếu niên tuổi trạc mười bốn mười lăm, bên trong bước ra, mặc áo bào mắt to, lông mày rậm, nom rất oai mãnh. Thấy Thiên Tứ nhem nhuốc như vậy y cũng phì phải cười và hỏi:
- Này, thằng nhỏ kia, mi có phải là Thiên Tứ đấy không?
- Phải đấy cháu Hãn ạ! Y chính là La Thiên Tứ mà chú đã nói cho các cháu biết đấy!
Trị Văn ở bên trong bước ra và trả lời hộ Thiên Tứ như thế. Ông ta thấy Thiên Tứ mặt mày bẩn thỉu như vậy cũng ngạc nhiên hỏi:
- Thiên Tứ, sao mặt con lại bẩn thiểu như thế này?
Thằng nhỏ vừa đá Thiên Tứ té ngã đã trợn mắt lên nhìn Thiên Tứ, mồm mép như muốn nói. Tuy y chưa nói ra tiếng nhưng Thiên Tứ cũng hiểu là y đang dọa nạt không cho mình lên tiếng nói.
Tuy Thiên Tứ không sợ uy hiếp ấy nhưng y không muốn mách người lớn như vậy, nên vừa thấy thầy đồ hỏi, y định nói dối, nhưng vì y chưa nói dối ai bao giờ nên không biết phải nói sao cho phải.
Ngờ đâu con bé áo đỏ đã nhanh nhẩu trả lời trước y:
- Vũ sư ca đánh y đấy! Đây, lão xem, cái nghiên mực này chẳng phải của Vũ sư ca là gì?
Lúc này Trị Văn mới chú ý đến cái nghiên mực dưới đất, và thấy cửa sổ bị ném thủng, liền nổi giận quát mắng Kim Vũ rằng:
- Kim Vũ, sao con táo gan như thế? Nhân lúc ta không để ý, con dám dùng nghiên mực này ném y như vậy? Thử hỏi con có còn coi sư trưởng vào đâu nữa không?
Mắng xong, ông ta nói với thiều niên kia rằng:
- Hãn nhi, con lấy cái thước kẻ lại đây cho thầy!
Thì ra thiếu niên ấy là Tô Hãn, con trai của trường chủ, còn con bé mặc đồ đỏ là Tô Xảo Yến, con gái cưng của trường chủ. Thằng nhỏ tinh nghịch đã ném Thiên Tứ chính là Kim Vũ, nhị đệ tử của trường chủ.
Tô Hãn thấy lão sư nổi giận định đánh sư đệ mà xưa nay vẫn hợp với mình, tuy trong lòng không muốn nhưng không dám trái lệnh, chỉ nói “Vâng” một tiếng rồi trợn mắt lên nhìn Thiên Tứ thôi, chứ không chịu đi. Xảo Yến thấy thầy đồ bảo đánh Vũ sư ca, lấy làm thích thú lắm, cười khì nhảy nhót vào trong thư phòng vừa đi vừa nói:
- Để con đi lấy cho! Con đi lấy cho…
Kim Vũ tức đến tái mét mặt, vì y nhận thấy đánh một thằng mục đồng như thế có nghĩa lí gì đâu, sao thầy đồ lại định đánh mình? Nhưng tính y rất kiêu ngạo, không thèm cãi lại, cứ đứng yên ra đó không cử động gì hết, hai mắt hậm hực giận dữ nhìn thẳng vào mặt Thiên Tứ.
Xảo Yến lại lấy cây thước lớn nhất ra, dài chừng hai tấc, dày năm phân, vừa ra tới nơi con nhỏ đã đưa ngay cây thước cho thầy đồ, rồi khoanh tay về phía sau lưng đứng sang một bên, trợn trừng hai mắt xem. Nó cho việc này là thích thú lắm, nên mặt nó cứ tươi cười hoài.
Trị Văn cầm lấy cây thước, một tay vén rây lên, mồm thì quát bảo:
- Kim Vũ, con chìa tay ra đây!
Tô Hãn thấy vậy ấp úng định nói, có ý khuyên thầy đồ, nhưng Trị Văn đã xua tay không cho y nói và quát bảo:
- Việc này không liên can gì đến con, con đừng có can thiệp vào! Kim Vũ…
Kim Vũ vẫn không trả lời đứng quay lưng về phía thầy đồ. Nó nghe thấy thầy đồ nói thế, biết phen này thầy đồ đã quyết tâm đánh nó một trận rồi, nên nó chỉ nghiến răng, mím môi chịu đựng thôi, và không chờ thầy đồ hỏii câu thứ hai, đã chìa ngược tay trái về phía sau luôn.
Trị Văn chỉ muốn đánh nhẹ thằng nhỏ vài cái để cảnh cáo nó về sau đừng có nghịch như thế nữa nhưng bây giờ thấy nó bướng bỉnh và vô lễ như vậy, ông ta càng giận thêm, giơ cao tay đánh mạnh xuống một hơi hai mươi thước.
Tuy Kim Vũ là người đã được học võ nhưng dù sao tuổi hãy còn nhỏ, sự luyện tập và kinh nghiệm còn non nớt, vẫn chưa biết cách vận công để giảm cơn đau. Hơn nữa cái thước ấy bằng gỗ trầm, vừa to vừa nặng mà ông ta lại đánh thật mạnh nên mới được mười roi chiếc tay nhỏ của Kim Vũ đã sưng húp, đau đến nỗi thằng nhỏ nước mắt nhỏ ròng, nhăn mặt nhe răng, nhưng nó vẫn bướng bỉnh và cững cỏi, tuy đau nhưng nó vẫn chịu chứ không kêu rên nửa lời.
Càng bị đánh bao nhiêu, y càng hậm hực lườm Thiên Tứ bấy nhiêu và nghĩ bụng:
“Thế nào rồi cũng có một ngày hiếu gia sẽ giết mi cho mà xem.”
Dù sao Trị Văn cũng lớn tuổi rồi, sức lại yếu, nên đánh được hai mươi roi đã thở hồng hộc, liền ngừng tay nghỉ vào hỏi tiếp:
- Kim Vũ, con đã biết tội chưa?
“Ta có tội lỗi gì đâu? Lão cẩu kia, ngươi tưởng ngươi làm thầy người ta thì tha hồ tác oai tác tác phúc phải không? Hừ! Thế nào cũng có một ngày thiếu gia này lớn lên rồi sẽ trả thù đánh lại lão cẩu bốn mươi roi cho mà coi!”
Kim Vũ vừa nghĩ vừa chửi thầm như vậy, nhưng mặt vẫn lầm lì, chẳng nói chẳng rằng, và cũng không dùng tay xuýt xoa bàn tay vừa bị đánh đòn đau và sưng vù kia.
Tô Hãn thấy vậy cũng thầm khen ngợi Kim Vũ là một kẻ gan dạ, còn Xảo Yến thì trông thấy sư ca bị đánh mà không chịu khuất phục như thế, trong lòng cảm thấy có một ý niệm khác lạ, chính tự nó cũng không biết nên cảm phục hay khinh bỉ sư ca nó.
Trị Văn thấy Kim Vũ bướng bỉnh và cứng cổ như vậy, lắc đầu mấy cái rồi nói:
- Kim Vũ, thầy không đánh oan cho con đâu! Con thử nghĩ lại xem, nếu con không chuyên tâm học hành chỉ thích chơi bời lêu lổng, trong khi thầy giảng bài, con đã không chịu nghe thì chớ, vừa thấy có người đi tới gần, nhân lúc thầy không để ý đã dùng nghiêng mực ném người ta như thế! Con có biết không? Hành vi này của con, một là không coi người trên vào đâu, hai là không chăm chú vào sự học hành, ba là dùng nghiên mực ném bừa người như thế, nhỡ ném thủng óc Thiên Tứ nó chết ngay tại chỗ thì sao?
Kim Vũ lại nghĩ tiếp:
“Cái gì mà bề trên với chả bề trên nào! Thiếu gia nào trông thấy rõ tiểu tử man dại ấy mới dùng nghiên mực ném nó đấy chứ! Dù thiếu gia có ném chết thì cũng tại số nó chết yểu, ai bảo nó đến gần xem trộm như thế?”
Thầy đồ lại nói tiếp:
- Cho nên thầy chỉ phạt nhẹ con như vậy để con biết lỗi mà hối cải.
Nói tới đó, ông ta lại thở một hơi mới nói tiếp:
- Thôi được! Ba con đi vào nhà trong đi!
Kim Vũ nghe nói, chẳng nói chẳng rằng bước chân ra khỏi phòng học chạy thẳng vào bên trong liền. Anh em Tô Hãn vái thầy đồ một lạy rồi thủng thẳng đi ra.
Xảo Yến đi được vài bước, quay đầu lại nhìn Thiên Tứ thấy y đang đứng ngẩn người ra ở đó liền cười khì một tiếng, tiếng cười của con nhỏ trong như tiếng chuông bạc, rồi con nhỏ uốn lưng xoay người chạy thẳng vào nhà trong, như một con chim én lướt vào nội trạch vậy.
Trị Văn bảo Thiên Tứ đi rửa mắt trước rồi mới vào học sau.
Từ khi học ngoại công đến giờ đầu óc của Thiên Tứ sáng suốt hẳn, nên y học sách dễ nhớ hơn trước nhiều, thầy đồ chỉ dạy đến lần thứ hai là y đã hiểu ngay.
Hôm đó thầy đồ chưa nguôi cơn giận nên chỉ dạy qua loa rồi cho nghỉ luôn.
Thiên Tứ vái chào thầy đồ xong, cũng như ngày thường đi ra ngoài của để đi thẳng về nhà. Ngờ đâu y mới đi được một quãng bỗng nghe thấy phía sau có tiếng người gọi. Y vội quay đầu lại nhìn, mới hay Kim Vũ tay trái dùng vải trắng quấn chặt, đang hậm hực chạy tới. Y ngẩn người chẳng hiểu đối phương kiếm mình làm chi? Ngờ đâu Kim Vũ vừa tới gần, chẳng nói chẳng rằng, liền nhắm mặt y tấn công luôn một quyền.
Vì không đề phòng, suýt chút nữa thì Thiên Tứ đã bị Kim Vũ đánh trúng. Cũng may, trong nửa năm nay ngày nào y cũng chịu khó luyện tập quyền cước và nội công nên thân pháp của y rất nhanh nhẹn, quyền của đối phương vừa sắp tấn công trúng đầu mũi thì đã ưỡn người tránh ngay thế quyền ấy, mồm thì quát hỏi:
- Này! Anh làm gì thế? Tôi có điều gì thất lễ với anh đâu? Sao vừa gặp mặt chưa chi anh đã đánh tôi như vậy rồi?
Kim Vũ không thèm trả lời, thấy quyền thứ nhất đánh hụt lại ra tay tấn công luôn quyền thứ hai. Lần này y nhằm bụng Thiên Tứ tấn công tới.
Thiên Tứ nhảy lùi về phía sau hai bước tránh khỏi thế quyền thứ hai, và đang định nói thêm thì Kim Vũ đã giận dữ mằng chửi:
- Tiểu tử vô lại kia! Thế nào thiếu gia cũng phải đánh mi chí chết mới thôi!
Y vừa ngồi sụp xuống, giơ hai tay lên, xoay người tiến tới gần Thiên Tứ, tay trái đưa lên tấn công hờ một thế để làm rối loạn mắt của địch, còn tay phải nhắm ngực của đối thủ đấm luôn.
Năm đó Kim Vũ tuy mới có mười một tuổi, nhưng đã theo Trị Toàn học võ năm năm rồi, nên nội ngoại công của y đều tiến bộ rất nhanh chóng.
Y là một thằng nhỏ rất khôn khéo, biết lấy lòng người lớn nên vợ chồng Trị Toàn rất thương yêu y, coi y như là con đẻ vậy, từ cái ăn cái mặc đều cho y được hưởng ngang với Tô Hãn. Vì y lớn tuổi hơn, lại được theo danh sư luyện tập lâu năm như vậy, tất nhiên cả sức khỏe lẫn võ công của y phải mạnh gấp đôi Thiên Tứ.
Thấy tấn công hai quyền mà đối phương đều tránh được hết, y vội giở Địa Sát chưởng pháp của lão trường chủ truyền thụ cho tấn công tiếp.
Địa Sát chưởng pháp là một tuyệt học của Lũng Tây nhất chưởng, nhờ pho chưởng này pháp này mà y lừng danh thiên hạ. Pho chưởng này gồm tất cả mười lăm thức.
Thức thứ nhất là Song Sát Lượng Ấn, giơ hai cánh tay lên rẽ sang hai bên, trông như thế Bạch Hạc Lượng Kí của phái Võ Đang vậy. Nếu không có Địa Sát thần công phò trợ thì đó chỉ là một thế hư. Nếu Địa Sát thần công luyện tới mức hỏa hầu, hai gan bàn tay sẽ đỏ như san hô, thần công chân lực dồn ra hai luồng nhu kình nóng hổi nhắm kẻ địch tấn công, thì dù kẻ địch đứng ở đâu, cứ trong vòng hơn một trượng thế nào cũng bị nhu kình ấy thấu qua yếu huyệt mà xâm nhập tận trong người.
Nhu kình ấy sẽ quạt tam muội chân hỏa ở trong người địch lên, thế là kẻ địch sẽ bị tự thêu mà chết. Nếu không đánh trúng yếu huyệt của kẻ địch, chỉ trúng ngoài da thịt thôi, nơi bị chưởng lực quét trúng sẽ bị cháy xém như là bị miếng sắt nung đỏ dí vào vậy.
Kim Vũ hãy còn ít tuổi, tất nhiên chưa luyện tới mức độ đó, cho nên y vừa ra tay đã giở một thế tấn công hờ trước.
Thiên Tứ thấy đối phương múa chưởng xông tới gần, tuy y không biết kẻ địch sử dụng pho chưởng gì nhưng y cũng đoán biết đó là một pho chưởng pháp lợi hại. Cho nên y không dám khinh thường, vội chăm chú nhìn vào hai bàn tay của đối phương luôn.
Tới khi tả chưởng của Kim Vũ đưa lên, tiếp theo đó y lại thấy trước ngực nóng hổi và có một luồng kình lực lấn át tới.
Y giật mình đến thót một cái, không kịp cuối đầu xuống để vội đưa chân lùi ngay bước nữa, và giơ hữu chưởng lên nhằm mặt Kim Vũ phản công lại một thế, còn tả chưởng thì giơ lên như năm cái móc nhằm cổ tay phải của địch chộp luôn. Đó là thế Cổn Thủ Hổ Tọa và cũng là thế thứ nhất của pho Lục Hợp chưởng pháp.
Kim Vũ chỉ liếc nhìn là biết đối phương sử dụng Lục Hợp quyền rồi, nên y bĩu môi và nghĩ thầm:
“Môn võ tầm thường quê mùa này mà cũng đòi giở ra ở trước mặt thiếu gia, thực không biết tự lượng chút nào…”
Y vừa nghĩ vừa định nhấn sức tấn công tiếp. Ngờ đâu y bỗng kinh hoảng vì thấy Lục Hợp chưởng pháp rất tầm thường, không ngờ trong tay của đối phương lại trở nên mạnh mẽ đến thế? Không những chưởng lực của mình bị chưởng lực của đối phương đẩy ngược lại, và nếu không rụt tay lại cấp kì thì thế nào cũng bị đối phương bắt trúng chứ không sai, nên y hoảng sợ vô cùng, vội xoay sang thế Sát Thần Cử Hỏa, tả chưởng nhanh như điện chớp đẩy mạnh vào khuỷu tay của đối phương.
Tuy lúc ấy Thiên Tứ đã trả đũa phản công lại, nhưng sự thực y không muốn đả thương Kim Vũ. Vì y sống nơi đây nửa năm nay, đã biết thân phận địa vị của mình chỉ là một tên mục đồng thôi, còn Kim Vũ là đệ tử cưng của trường chủ, địa vị của y trong mục trường này không khác gì kim chi ngọc điệp. Nếu mình đả thương y, dù có mất việc làm cũng không sao, nhưng từ nay trở đi không được ở lại nơi đây tiếp tục học văn học võ nữa, như vậy thì thực là oan uổng.
Vì thế khi thấy Kim Vũ đổi thế tấn công, y vội lùi ngay về phía sau năm bước, giơ hai tay lên xua lia lịa và nói:
- Này này! Có chuyện gì anh cứ nói đi? Tôi có điều gì thất lỗi với anh đâu mà anh…
Kim Vũ thấy mình giở ba thế tuyệt học ra một lúc mà không đánh trúng thằng nhỏ hèn hạ này cái nào, y cảm thấy mất sĩ diện vô cùng. Hổ thẹn quá hóa ra tức giận, y nghiến răng mím môi, hậm hực quát:
- Thằng con hoang kia, mày chạy đi đâu nào?
Nói xong, y vẫn dùng tuyệt học Địa Sát chưởng mà xông lên, nhằm các nơi yếu huyệt của Thiên Tứ tấn công tới tấp.
Thấy đối phương vô lí như vậy, bất đắc dĩ Thiên Tứ phải giở hai mươi bốn thức Lục Hợp chưởng pháp ra phản công luôn.
Chỉ trong thoáng cái, đôi bên đã đấu được mưới hiệp. Thiên Tứ nhờ có thân pháp linh hoạt, nội lực sung túc, và pho chưởng pháp luyện tập một cách rất thuần thục, nên y có vẻ thạo thuộc và lanh lẹ lắm.
Kim Vũ tuy có chưởng pháp rất tinh diệu và ác độc nhưng vì nội lực kém hơn đối phương một mức nên nhất thời không làm gì nổi. Vì thế, tuy đấu lâu như vậy nhưng đôi bên vẫn ngang tay nhau.
Đấu được trên mưới hiệp, phần vì Kim Vũ cũng thuộc Lục Hợp quyền nên đối phương định giở thế gì ra thì y đã biết trước, hơn nữa y lại biết tâm sự của đối phương không dám đả thương mình, cho nên y không dè dặt gì nữa, càng đấu càng hăng, càng đấu càng liều. Vì vậy đấu thêm dăm ba hiệp nữa, Thiên Tứ đã cuống cả chân tay lên, lùi bước liên tiếp.
Thiên Tứ thấy đối phương không biết điều chút nào, tức giận khôn tả, không sao nhịn được nữa đang suy nghĩ không biết có nên trả đũa thực sự không, thì bỗng nghe đằng xa có tiếng người quát bảo:
- Vũ nhi mau ngừng tay lại!
Thiên Tứ nghe tiếng nói đã nhận ra là tiếng của Tô Chí Oai, tổng quản của mục trường. Vì trong lòng hơi hoảng sợ, chỉ sơ suất một chút, hông bên phải bị trúng một chưởng đau như lửa thiêu loạng choạng lui về phía sau mấy bước ngã lăn ra đất, bên tai còn nghe thấy tiếng kêu “ối chà” của Xảo Yến nữa. Y chưa kịp nhìn kĩ con nhỏ thì đã chết giấc rồi.
* * *
Thiên Tứ từ từ tỉnh lại, thấy chỗ bị đánh ở dưới hông không những đã hết nóng hổi mà còn mát mẻ dễ chịu vô cùng. Y chưa mở mắt ra nhìn đã cảm thấy hình như mình đang nằm ở trên đống bông gòn, quần áo của mình đã được cởi hết và trên người đang có một cái chăn gấm mềm nhũn trơn tuột mà mình chưa bao giờ đắp qua đang phủ kín. Đồng thời bên tai y nghe thấy tiếng người ồn ào, có cả già trẻ lẫn nam nữ. Sau cùng, y lại nghe thấy một giọng nói tuy đã hạ thấp mà vẫn còn kêu như chuông, rằng:
- Cốt cách của thằng nhỏ này khá lắm! Tại sao từ trước tới nay ta chưa thấy y bao giờ? Có phải y mới tới làm đấy không? Sao y lại đánh nhau với Vũ nhi như thế?
Thiên Tứ không biết người đó là ai, nhưng tiếp theo đó y lại nghe Xảo Yến nói:
- Thưa cha, thằng nhỏ này làm công việc chăn bò đấy. Chiều nào nó cũng vào nhà ta theo lão sư học sách. Nghe lão sư nói nó chịu khó lắm, nhưng nó cũng rất dốt. Hôm nay nó tới hơi sớm một chút, đại ca và Vũ sư ca với con chưa học xong, Vũ sư ca thấy nó đi tới cửa sổ ngó nhìn, nhân lúc lão sư không để ý liền dùng nghiên mực ném vào đầu y. Hà hà! Mặt y mới nhem nhuốc như vậy. Sau lão sư biết, ông ta nổi giận liền đánh sư ca hai mươi roi. Chính con đã đi lấy thước cho lão sư đây!
Lúc này Thiên Tứ mới biết người lên tiếng chính là trường chủ. Y hé mắt nhìn trộm, thấy mình nằm ở trong một cái phòng ngủ rất lịch sự, một ông già trạc ngũ tuần đang ngồi trên cái ghế thái sư ở cạnh cửa sổ.
Ông già mặt áo dài màu tía, đầu đội khăn vuông, thân hình vạm vỡ, mặt tròn như trăng, râu dài hơn thước, hai mắt sáng như điện, mày rậm và xếch ngược, mũi quặp vào như mỏ chim ưng, trông thần thái của ông ta rất là oai nghiêm.
Tổng quản Chí Oai tay vẫn cầm ống điếu, mắt nhìn thẳng vào giường của Thiên Tứ đang nằm. Xảo Yến như một con chim nhỏ đang đứng dựa vào lòng của Trị Toàn, một tay cứ đưa cao lên, lôi râu của người cha, miệng thì cất tiếng nói kêu như tiếng chim oanh vậy.
Trị Toàn cuối đầu nhìn con gái cưng, vừa cười vừa hỏi tiếp:
- Xảo Yến, năm nay con bao nhiêu tuổi mà lại gọi người ta là thằng nhỏ như thế? Hà! Thảo nào mà Vũ nhi lại chả tức giận! Ai bảo con đi lấy thước kẻ để lão sư đánh nó làm chi?
Xảo Yến nũng nịu đáp:
- Lão sư bảo con đi lấy chứ! Ai bảo sư ca tự dưng hà hiếp người ta như vậy? Chả là anh ấy ko đáng bị đòn hay sao mà cha còn bênh cho anh ấy? Cha thiên vị lắm, con không chịu đâu!…
Trị Toàn cười ha hả, tiếng cười vang như tiếng chuông ngân. Cười xong, y nói tiếp:
- Vũ nhi bậy thực, hơi tí là hà hiếp người! Hơn nữa dù có đánh nhau cũng không nên sử dụng Địa Sát chưởng như thế!
Nói xong, y lại quay lại hỏi người tổng quản:
- Lão nhị có biết lại lịch của thằng nhỏ này không? Cốt cách và trí tuệ của thằng nhỏ này nếu để nó luyện võ thì thuộc hàng thượng tuyển, nhưng không biết nhân phẩm của y có khá không?
Chí Oai bè kể qua loa lại lịch của Thiên Tứ cho trường chủ nghe và nói tiếp:
- Nó rất chăm chỉ, chịu khó và thật thà, nhưng phải cái hơi tối dạ một chút, bằng không tiểu đệ đã giới thiệu nó cho đại ca rồi!
Trị Toàn ngẫm nghĩ giây lát rồi đứng dậy nói tiếp:
- Việc đó để sau này hẵng nói, hiện giờ thằng nhỏ trúng phải địa sát chưởng, phải đôi ba ngày mới khỏi được. Lão nhị hãy dặn bảo người nhà để y ở lại đây dưỡng thương.
Nói xong, y dắt tay Xảo Yến đi luôn. Xảo Yến vừa đi vừa hỏi:
- Thưa cha, sao thằng nhỏ này vẫn chưa tỉnh?
Trị Toàn đáp:
- Ta chả sớm nói cho con biết rồi là gì? Địa Sát chưởng rất lợi hại, tuy chân lực của Vũ nhi hãy còn non nớt, nhưng thằng nhỏ này vẫn bị thương rất nặng rồi. Dù bây giờ đã cho nó uống thuốc, nhưng nó chưa luyện được nội công gì hết, thì ít nhất nó cũng phải mê man bất tỉnh nửa ngày mới tỉnh lại được.
Tiếng nói của y càng lúc càng xa. Người tổng quản chờ cho trường chủ đi khỏi cũng lẳng lặng đi luôn. Lúc ấy trong phòng chỉ còn lại một mình Thiên Tứ thôi.
Chờ mọi người đi hết, Thiên Tứ cảm thấy hãy còn nhức đầu liền ngồi xếp bằng vận công điều tức. Y vận công được ba lần thì vết thương ở trên người đã lành mạnh hẳn. Y định xuống đất nhưng tìm không thấy quần áo, đành phải nằm xuống và đắp chăn như trước và ngẫm nghĩ về lời nói của trường chủ vừa rồi.
Lúc ấy trời đã tối. Thiên Tứ cảm thấy đói bụng thì bỗng thấy một thằng nhỏ tay cầm đèn, tay bưng một cái khay bước vào. Y nhận ra thằng nhỏ này chính là thằng nhỏ hầu cận trường chủ, họ Tô tên Thanh vội ngồi dậy chào hỏi:
- Thanh đại ca, thức cảm phiền đại ca quá.
Tô Thanh thấy Thiên Tứ đã ngồi dậy được, ngạc nhiên hỏi:
- Ủa! Sao anh đã khỏi rồi ư? Lạ thực, vừa rồi tôi nghe trường chủ nói anh bị Kim thiếu gia dùng Địa Sát chưởng đánh trúng, ít nhất cũng nằm năm ba ngày mới có thể cử động được. Sao bây giờ… anh lại lành nhanh chóng đến thế?
Thiên Tứ mỉm cười, nghĩ thầm:
“Có lẽ nhờ ta đả tọa vận công điều tức mấy lần nên mới khỏi một cách nhanh chóng như vậy chăng?”
Tuy vậy y không dám nói rõ, chỉ trả lời rằng:
- Cảm ơn anh đã có lòng hỏi thăm như vậy. Bây giờ em đã khỏe hẳn rồi. Quần áo em ở đâu, anh làm ơn cầm lại hộ em!
Tô Thanh để đèn và cái mâm xuống, ngắm nhìn Thiên Tứ hồi lâu rồi nói tiếp:
- Quần áo của anh bị đánh rách, vừa rồi lúc trường chủ cứu anh đã cởi ra và bảo người đi giặt và vá rồi. Có lẽ bây giờ chưa khô đâu. Theo chỗ em biết tuy trong người anh không thấy sao nữa, nhưng môn Địa sát chưởng này lợi hại lắm. Anh nên ngoan ngoãn nằm nghỉ ngơi trong hai ngày nữa thì hơn!
Nói xong, y đem mâm đựng thức ăn lại cho Thiên Tứ. Thấy những món ăn rất ngon lành, lại đang lúc đói bụng, Thiên Tứ không khách sáo gì cả chỉ cảm ơn một tiếng rồi ngồi dậy ăn lấy ăn để. Cơm và món ăn quá ít ỏi chưa đủ no, nhưng y không dám hỏi xin thêm. Chờ Tô Thanh dọn dẹp và đi ra khỏi phòng, y lại nằm xuống ngẫm nghĩ sự đời.
* * *
Sáng sớm hôm sau, Thiên Tứ lại vận công điều tức thêm một lần nữa, càng cảm thấy dễ chịu hơn và không còn đau đớn gì nữa. Tính hay cử động, khi nào y chịu nằm yên trên giường mãi như thế được, đang nóng lòng sốt ruột thì y đã nghe thấy tiếng cánh cửa kêu “Kẹt” một tiếng và có một đầu người nho nhỏ, với bộ mặt rất xinh đẹp ngó vào.
Thiên Tứ giật mình kinh hãi, vội nằm xuống lấy chăn trùm kín giả bộ đang nằm ngủ. Xảo Yến đi tới cạnh giường cười khì một tiếng, Thiên Tứ càng hổ thẹn thêm nhưng vẫn mở mắt ra nhìn. Xảo Yến thấy y đã tỉnh liền vừa cười vừa hỏi:
- Thế nào, anh này khỏi chưa?
Từ thuở lọt lòng đến giờ Thiên Tứ chỉ gặp có cô bé áo xanh một lần thôi, nhưng cũng chưa hề nói chuyện với một con nhỏ nào xinh đẹp như thế này cả. Bây giờ Xảo Yến đang ở cạnh và vẻ mặt tươi cười như thế, tuy y nằm ở trong chăn những vẫn nhận thấy mình đang trần truồng, nên y hổ thẹn đến hai má đỏ bừng, cứ ấp úng mãi không sao trả lời được câu hỏi ấy của cô gái nhỏ.
Xảo Yến được cha mẹ nuông chiều từ nhỏ tới giờ, và ai cũng phải tâng bốc nàng nên tính nết lại càng tinh nghịch và ương ngạnh thêm. Nó thấy Thiên Tứ xấu hổ như vậy lại cười khúc khích hoài.
Xảo Yến vừa cười vừa giơ tay ra bóp mũi Thiên Tứ và hỏi tiếp:
- Này! Sao không nói? Có phải anh câm đấy không?
Thiên Tứ quay mặt đi để tránh khỏi vị bóp mũi véo tai và lẩm bẩm đáp:
- Không! Tôi… cảm ơn tiểu thư có lòng đến hỏi thăm như vậy… tôi đã khỏi rồi.
Thấy bóp mũi y không được, Xảo Yến lại véo tai y lôi lại, giả bộ hờn giận:
- Hừ! Ai thèm để ý đến mình đâu mà cảm ơn như vậy! Khỏi rồi sao không xuống giường, lại cứ nằm ỳ trong chăn như thế làm chi?
Con nhỏ vừa véo tai Thiên Tứ vừa lôi kéo lên. Đau quá không chịu nổi nữa, Thiên Tứ biết nếu mình đứng dậy thì thân hình lõa lồ như thế có phải là hổ thẹn không? Nên y vội đưa tay ra nắm lấy cổ tay của Xảo Yến và nói:
- Tiểu thư, mau buông tay ra! Tôi… tôi không mặc quần áo đâu!
Xảo Yến nghe nói ngẩn người ra và buông tay luôn, rồi đảo ngược đôi ngươi một vòng hờn giận nói tiếp:
- Ta không tin! Vừa rồi anh chả dậy rồi là gì?
Nàng vừa nói vừa lôi mạnh cái chăn của Thiên Tứ đang đắp lên, quả thấy y trần truồng thật. Xảo Yến rú lên một tiếng rồi quay đầu ù té chạy luôn.
Thoạt tiên Thiên Tứ giật mình đến thót một cái, sau thấy Xảo Yến hoảng sợ bỏ chạy, không sao nhịn được cũng bật cười ha hả.
* * *
Năm hết tết đến, tuy mục trường Lũng Tây vẫn bị tuyết bao phủ nhưng đâu đâu cũng có treo đèn chăng hoa cảnh tượng vui đẹp không tả.
Thiên Tứ vẫn ở với Trần Tứ, nhưng công việc của y bây giờ không phải suốt ngày chăn bò như trước nữa. Nhờ bị Kim Vũ đả thương, y đã được trường chủ để ý tới. Vì thấy cốt cách của y rất tốt nên lão trường chủ muốn thu y làm đồ đệ nhưng khi nghe nói đến Địa Sát chưởng pháp của trường chủ lợi hại và ác độc như vậy y lại không muốn học nữa.
Phần vì Trị Toàn không muốn cưỡng ép, phần vì muốn y làm việc ở mục trường này lâu ngày sẽ tâm phục khẩu phục, tự động xin học hỏi ngay, nên lão trường chủ không bắt y đi chăn bò như trước nữa, đổi y vào trong nhà riêng làm lụng, mỗi ngày chỉ phải quét dọn sân và lối đi, buổi sáng thì ở diễn võ trường hầu hạ nước nôi cho anh em Tô Hãn với Kim Vũ luyện võ.
Ngày nào cũng vậy, Trị Toàn đích thân dạy bảo con cái với đồ đệ, thỉnh thoảng cao hứng y lại dạy cho Thiên Tứ một vài miếng võ thưởng.
Bất cứ trường chủ dạy pho võ công nào, Thiên Tứ cũng chịu khó học và còn chăm chỉ hơn anh em họ Tô với Kim Vũ nhiều, nhưng y không chịu vái trường chủ làm sư phụ, và không muốn học hỏi pho Địa Sát chưởng pháp ác độc ấy.
Sự thật năm đó Thiên Tứ mới lên tám, có biết cái gì là ác độc hay không ác độc, và ý nghĩa của việc bái sư như thế nào đâu? Sở dĩ y khăn khăn không chịu học hỏi pho chưởng pháp ấy là vì y đã bị Kim Vũ đánh một chưởng, và đã biết pho chưởng pháp ấy rất lợi hại, chỉ lỡ tay tấn công một thế cũng có thể giết chết đối phương liền. Ngoài ra y còn được nghe Trần Tử với Tô Thanh các người nói thần công của trường chủ lợi hại như thế nào. Ông ta đứng cách xa hơn trượng, chỉ tấn công một chưởng thôi, cũng có thể đốt chết được kẻ địch liền.
Thiên Tứ không muốn sát sinh và cũng không muốn giết người, nên y nhận thấy pho võ công ấy quá lợi hại như thế, khi đã học hỏi được, chỉ hơi sao nhãng một chút là có thể giết người liền. Đồng thời ngày nào y cũng thấy anh em họ Tô với Kim Vũ học đi học lại chỉ có một môn chưởng pháp ấy thôi, nên y mới tưởng lầm nếu vái sư rồi thì thế nào lão trường chủ cũng bắt mình học hỏi pho võ công ấy. Vì thế mà y không chịu bái sư. Tuy thỉnh thoảng trường chủ dạy y một thế võ nhưng y không chịu gọi trường chủ là sư phụ.
Công việc buổi chiều của Thiên Tứ là vào trong phòng học đọc sách. Lúc nào y cũng được học chung một giờ với anh em Tô Hãn và y cũng học tới bộ Tứ Thư rồi.
Hai tháng nay Thiên Tứ với Xảo Yến gặp mặt nhau luôn, nên chơi với nhau rất thân mật. Tuy cũng có lúc Xảo Yến chọc tức y, nhưng lần nào cũng vậy, Xảo Yến lại ngấm ngầm tặng y những món quà hoặc thức ăn kì lạ. Hễ thấy Kim Vũ làm khó dễ y, Xảo Yến liền can thiệp và bênh vực ngay. Tô Hãn lớn tuổi nhất, tuy không coi Thiên Tứ là kẻ thâm thù, nhưng y vẫn coi rẻ thằng nhỏ, cho nó là xuất thân đê hèn, nên vẫn giở bộ mặt chủ nhân ra mà hà hiếp thằng nhỏ.
Càng bị hai người hà hiếp bao nhiêu, Thiên Tứ càng nhận thấy tấm lòng của Xảo Yến quí hóa bấy nhiêu. Vì vậy y rất thương cô bé, coi cô bé như là tri kỉ vậy, có điều gì không vui hay bất mãn, liền đi kiếm Xảo Yến mà kể lể hết cho con nhỏ nghe ngay. Cũng có đôi khi Xảo Yến nổi tính tiểu thơ lên, mắng chửi hoặc đánh đập y nhưng y vẫn vui lòng chịu nhịn.
Hôm đó là hai mươi chín tháng chạp, toàn thể nhân viên của mục trường đã làm xong phận sự ai nấy đều về nhà sớm để ăn tết.
Trong nhà riêng của Trị Toàn cảnh tượng lại càng vui vẻ hơn nhà của những người làm công khác, mọi sự học hành và luyện võ đều đình chỉ hết. Thiên Tứ vừa quét xong tuyết ngoài sân, đang định về nhà Trần Tứ thì đột nhiên thấy Xảo Yến xuất hiện. Con nhỏ hai tay chống nạnh mặt đỏ bừng, cứ ngẩn người ra nhìn vào mặt y hoài và giả bộ hờn giận hỏi:
- Nhìn cái gì? Không nhận ra bổn tiểu thư là ai hay sao?
Thiên Tứ vội đáp:
- Không phải thế! Vì hôm nay chị Xảo Yến mặc áo xanh trông rất đẹp nên tôi cứ tưởng là người khác.
Xảo Yến sầm nét mặt lại, hỏi tiếp:
- Người khác nào? Người đó là ai?
- Cô ta mặt bộ đồ màu xanh, tuổi trạc như chị vậy. Mắt rất to và tròn, chưa cười hai má đã lộ núm đồng tiền ngay. Thật đẹp…
Y chưa nói dứt lời đã bị Xảo Yến tát kêu đến “Bốp” một cái, và mắng luôn:
- Giỏi thật! Quân này lại quen biết cả em họ của ta! Sao ngươi không đi đến nhà nó mà ở…
Vừa bị mắng vừa bị đánh một cái tát. Thiên Tứ ngơ ngác không hiểu tại sao, lại thấy Xảo Yến giơ tay ra đánh tiếp, tuy không muốn trả đũa nhưng y vẫn giơ tay lên chống đỡ, mồm thì vội vã cãi:
- Chị Xảo Yến hãy nghe tôi nói…
Xảo Yến dậm chân xuống đất một cái:
- Hừ! Ai là chị Xảo Yến của ngươi? Thật không biết xấu hổ!
Kim Vũ đang ở trong phòng nghe thấy tiếng quát mắng của Xảo Yến vội chạy ra xem mới hay sư muội mình đang nổi giận, và thấy Thiên Tứ lại dám gọi sư muội mình là chị Xảo Yến, y càng tức giận thêm, liền nhảy xổ lại, vừa giơ chưởng tấn công vừa lớn tiếng mắng chửi:
- Đánh chết tên cho má vô lễ này! Mi không soi gương xem mình là hạng người như thế nào mà dám gọi Yến muội của ta là chị Xảo Yến như thế…
Xảo Yến đang nổi giận, không như những lần khác ngăn cản Kim Vũ, trái lại càng xúi giục thêm:
- Vũ sư ca cứ đánh mạnh vào! Đánh cho quân vô lương tâm này một trận thật đau đi!
Thiên Tứ bị Kim Vũ chửi như thế đã động lòng tự ái, đau đớn vô cùng giờ lại nghe thấy Xảo Yến nói như vậy, càng đau khổ thêm, biết còn ở lại nữa thế nào cũng bị Kim Vũ đả thương chứ không sai. Vì thế không đợi Kim Vũ tấn công chưởng thứ hai tới, y đã quay người chạy luôn. Y không chạy ra cửa lớn mà nhảy qua bờ tường đá chạy thẳng về nhà Trần Tứ. Ngờ đây Kim Vũ không chịu buông tha cứ đuổi theo tiếp. Thấy vây, Thiên Tứ không chạy về nhà Trần Tứ nữa mà chạy thẳng ra ngoài trại.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Hai Đầu
Trần Thanh Vân
Người Hai Đầu - Trần Thanh Vân
https://isach.info/story.php?story=nguoi_hai_dau__tran_thanh_van