Trang chủ
Đăng nhập
Nhật kỳ....
Trợ giúp
Truyện
Truyện Tranh
Sách Nói
Thơ
Lời Nhạc
Sưu Tầm
Chat
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Mứt Không Còn Đắng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
B
a đón tôi ở trường về. Trẻ em học tiểu học, tức là cấp Một, như tôi, đi học khỏe lắm, vì trường ở rất gần nhà. Trừ khi cha mẹ có tiền nhiều thì chọn những trường sang cho con học, có khi phải đi xa, chứ bọn nhóc như tôi cha mẹ làm không đủ ăn, nên ở đâu thì đã có trường ở đó. Ba hay Má chỉ cần dẫn tôi đi bộ là được. Ba nói khi nào tôi lên trung học thì Ba mua xe đạp cho tôi tự đạp xe đi học. Nhưng không biết đến lúc đó tôi có bạo dạn thêm chút nào hay không, chứ tôi thấy mình hiện tại rất nhát. Không phải tôi không có “chí khí của thằng con trai” đâu, mà là do mỗi lần ra đường, tôi chẳng biết người ta đi theo luật lệ gì nữa. Ái chà, xe chạy ngang chạy dọc, không ai nhường ai, thậm chí có đèn xanh đèn đỏ người ta cũng muốn phá lệ, bên kia vừa mới đèn vàng thì bên này hàng đoàn xe đã vọt lên làm những người đang chạy xe phía kia hết hồn. Nhiều lần Má chở tôi đi chơi hoặc gia đình đi tắc-xi, tôi thấy cảnh đó và sợ lắm! Ba Má cũng đồng ý với tôi là “Sợ thật!”
Tôi nắm tay Ba đi trên lề đường và cảm thấy yên tâm lắm. “Chết rồi!”- tôi tự nghĩ, không lẽ phải có Ba thì tôi mới thấy yên tâm sao? Mai mốt tôi cũng sẽ lớn mà! Tôi len lén đưa mắt nhìn Ba. Tôi nghĩ đến câu chuyện Ba sớm mất cha mẹ, làm tôi rưng rưng. Má cũng vậy, Má mồ côi và sống ở trong chùa. Vậy thì tôi có cả Ba và Má, tôi thấy mình quá may mắn. Ba chắc không biết thằng nhóc đang suy nghĩ lung tung, nên Ba vẫn thản nhiên bước đều và chuẩn bị dắt tôi băng qua đường.
Bỗng có tiếng lao xao ở lề đường bên kia. Hai cha con tôi nhìn qua theo hướng đó. Ba tôi kêu lên một tiếng và dắt tôi bước đến. Một cảnh tượng tôi chưa từng thấy đang diễn ra trước mắt tôi. Một đám đông đang bu quanh một người đàn ông. Người này bị chứng bệnh gì tôi không biết, mà ông đang co giật lăn lộn dưới đất. Mười ngón tay ông nắm chặt lại, vai và cánh tay ông co rút. Chân ông rung thật mạnh. Hai con mắt của ông trợn ngược lên, giống như giận dữ. Nhưng cả gương mặt của ông thì trông như dại đi. Tôi hoảng hồn bấu lấy tay Ba.
Ba bước tới, nói với vài người đàn ông đang cố đè giữ người đang co giật:
- Xin các bạn đừng làm vậy, làm không đúng cách sẽ vô tình khiến cho ông ấy sái khớp hay gãy xương đó!
Và Ba nói với đám đông đang vây quanh:
- Xin bà con vui lòng vãn ra xa một chút, để cho ông ấy thở.
Cơn co giật của ông ấy chỉ có khoảng hai, ba phút mà sao tôi thấy quá lâu. Tôi nén sợ hãi. Nhưng sau đó ông ấy đã có vẻ êm. Ba ngồi xuống bên ông ấy, hỏi thăm vài câu và Ba cũng như yên tâm khi thấy ông ấy cố gắng trả lời được một vài tiếng. Ba cùng một thanh niên đỡ ông ấy ngồi lên, dựa lưng vào bờ rào. Ba hỏi thăm nhà ông ấy ở đâu, ông ấy có thuốc uống không, có cần đến bệnh viện không. Khi ông ấy nói rằng chỉ cần gọi giùm một chiếc xích lô để đưa ông về nhà, Ba hỏi ông có tiền không, ông nói có. Ba liếc nhìn thấy một vài tờ giấy bạc ló ra khỏi túi áo của ông, Ba liền nói:
- Anh hãy đợi, tôi có cái này cho anh.
Rồi Ba lấy trong túi của Ba ra một cái bịch vải nhỏ như cái phong bao lì xì, có dây rút, bảo ông:
- Tặng anh cái túi này, anh bỏ tiền vô đó, rút dây lại rồi cột cho chặt. Sợi dây này dài đủ để anh đeo lên cổ, rồi bỏ vào túi áo. Như vậy nếu anh có bị như hôm nay, anh cũng không lo bị văng tiền ra ngoài. Thời buổi phức tạp, nhiều người lợi dụng lấy tiền của anh thì khổ.
Người đàn ông lắp bắp nói cám ơn. Một người phụ nữ nhanh nhẩu gọi chiếc xích lô. Ba nhờ hai thanh niên đỡ ông ấy lên xe. Hai cha con tôi còn đứng nhìn theo chiếc xe đưa ông ấy đi.
Tôi thắc mắc:
- Sao Ba có cái túi vải đó hay quá vậy Ba? Con đâu có thấy Ba xài. Ai cho Ba cái túi đó vậy?
- À, của một cô bạn hồi Ba mười ba tuổi… tặng cho Ba. Cô bạn may cái túi ấy, may bằng tay con ạ.
- Để Ba đựng tiền hả Ba?
- Ừ.
- Sao bây giờ con không thấy Ba đựng tiền?
- Bây giờ Ba không có tiền.
Thấy tôi ngơ ngác, Ba cười giải thích:
- Tiền đã có Má giữ, Ba cũng đâu có đi làm ngoài đường mà cần giữ tiền. Mỗi ngày đều đã có Má lo rồi. Má phát tiền cho Ba đủ xài trong ngày, đâu có bao nhiêu!
Ba cười vui vẻ. Tôi cũng cười theo. Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc về “cô bạn nhỏ” của Ba, đúng ra là “cô bạn hồi Ba còn nhỏ”. Hồi Ba mười ba tuổi. Hồi đó…
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mứt Không Còn Đắng
Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Mứt Không Còn Đắng - Nguyễn Thị Mỹ Thanh
https://isach.info/story.php?story=mut_khong_con_dang__nguyen_thi_my_thanh