Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mực Mài Nước Mắt
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
H
ết tiền nhà đến tiền gạo, giờ lại tiền thịt, và còn tám nhăm thứ tiền khác nữa thế này thì tôi cũng đến chết mất, chả sống được! - Kim, không chờ mụ hàng thịt xuống khỏi cái thang gỗ khấp khểnh, lập tức quay ngay vào kể lể bằng một giọng sũng nước mắt. Khải ngẩng đầu, tay đặt dần cái quản bút lên trang cuối cùng tập bản thảo chàng đang viết nốt:
- Khổ quá! Thì mợ cứ để mặc tôi có phải là nhẹ mình không... Sắc mặt khải biến từ vàng xỉn sang màu tái nhợt. Chàng tì hai khuỷu tay xuống mép bàn; sau lần kính cận thị, cặp mắt chàng mở to nhìn thẳng vào Kim với một vẻ bực dọc và chán nản: mợ cứ mặc tôi van khất người ta thế nào yên chuyện thì thôi.
- Nếu mặc được thì nó đã ra một nhẽ khác!
- Sao lại không? Ấy thà như thế còn hơn là cứ nay eo sèo, mai eo sèo mãi, không ai chịu nổi...
- Giá những người có nợ họ chịu để tôi yên thì cứ gọi là cạy răng, tôi cũng chẳng nói lấy nửa câu.
- Đã thế, mợ cứ nói. Mợ nói thế nào cho nó nảy ra tiền được thì còn gì hay bằng!...
- Cứ chết quách ngay đi là rảnh chuyện. - Kim dằn dỗi quay mặt vào vách. - Chết là thôi chẳng còn điều nọ tiếng kia rắc rối nữa!
- Chẳng ai bắt ép được ai hết... Mà chẳng ép thì sự cũng đã muộn rồi.
- Nào tôi có ngờ đâu đến nỗi chỉ vì đồng tiền mà mợ đâm ra oán hận tôi như thế, lấy chồng thì theo cảnh ngộ của chồng. Ở đời này ai chẳng muốn phấn giồi mặt, nhưng cái đời tôi chẳng may đã như vậy, tôi còn biết làm thế nào? Đối với công việc bổn phận một người chủ gia đình, tôi tưởng tôi cũng đã làm đầy đủ lắm rồi thì phải. Mợ thử xem: ốm thở chẳng được thế này, tôi cũng cố ngồi dậy để viết... (Khải nhìn xuống trang bản thảo). Với lại chỉ còn một đoạn cuối nữa là có tiền ngay, chứ phải chờ đợi lâu la gì cho cam...
- Đã chắc bán được ngay chưa! Hay là tết nhất đến nơi, các nhà xuất bản người ta còn để tiền chi món khác...
- Hãy thử xem; chẳng nhà này thì nhà kia, lo gì!
- Thế mới rõ đương yên đương lành đọc canh chịu tội - Giọng Kim trở nên đay nghiến và chế giễu. Giá chịu viết cho nhà Nghệ thuật, có phải giao sách ăn tiền, nhẹ mình bao nhiêu? Đâu đến nỗi phải chạy ngược chạy xuôi để chỗ này nó rìm giá, chỗ kia nó bắt chẹt...
Khải xô ghế đứng dậy, chàng không thể chịu được nữa những lời quá thiết thực mà Kim đay đi đay lại đã hàng trăm lượt về cái việc Khải đòi tăng tiền nhuận bút, nó đã khiến cho nhà Nghệ thuật tuyệt giao với chàng.
- Gớm, có mỗi việc tầm thường ấy mà mợ cứ làm như tôi đã phạm một tội đại phản nghịch không bằng. Sự thực, ai ở vào địa vị tôi, người ấy cũng phải tức. Tại sao những sách tôi đã viết bán cũng chạy tay như của mấy văn sĩ khác, mà số tiền nhuận bút của tôi lại chỉ bằng nửa những người kia? Chẳng qua lão Nghệ thuật nhận thấy tôi vợ con một đàn một lũ, cho rằng dù bắt chẹt thế nào tôi cũng phải chịu. Người ta đã xử với mình theo lối con buôn, mình cũng phải biết cho người rằng còn có quyền lợi của mình nữa chứ. Không làm thế, thiên hạ nó cũng cười cho là ngốc...
- Ôi chào! Ở đời giả dại làm ngây, chứ khôn kia để bán dại này mà ăn! Biết thế nào cho cùng... Vả lại, cậu xoay xỏa lắm chỉ tổ mua thù chuốc oán vào mình, chứ đã được tích sự gì? Cứ lờ mờ như anh Ngọc thế mà lại hóa yên thân yên xác...
- Yên thân! Khải nhún vai và cười mũi: Thì ra khổ đau gì bà chẳng biết hãy yên thân cái đã! Và những thằng chồng chỉ biết sấp mặt xuống, đừng kể gì là tức khí, là nhục nhã hết.
- Nhục nhã nào chưa biết, hãy biết cái nhục nhà không có gạo đổ vào mồm, với các đứa không bằng đầy tớ mình nó nói cho như chửi vào tận mặt mà vẫn phải chịu đấy...
- Ở đời, ai không nợ? Và cái nghèo phải đâu là cái xấu...
- Ngồi mà cãi lý bây giờ thì ai theo kịp cậu được! Theo ý tôi, chẳng lôi thôi gì cả... Nếu người ta trả mình kém một chút, mình chịu khó viết gia thêm số trang thì đâu cũng vào đấy!...
- Chịu thôi! Mợ chẳng thấy vì chịu khó mà tôi thành ra đương vùi lấp cái tên tôi dưới một đống giấy lộn đấy ư? Viết văn có phải như đóng đồ gỗ đâu mà bảo cố gắng để lấy thêm tiền.
- Nghề văn đã không nuôi sống nổi người, cậu sao còn cứ đa mang nó mãi?
Khải giương to hai mắt nhìn vợ chàng ngây ra chẳng khác một kẻ mộ đạo chợt nghe ai xui hạ chính ngay cái thần tượng của mình xuống mà làm củi! Im lặng giây lâu chàng mới thủng thẳng nói bằng một giọng đầy xót xa:
- Thôi, tôi đã trót rồi; và mợ, tôi xin mợ đừng nói nữa...
Kim lảng:
- Cậu đừng tưởng cái việc đòi tiền nhuận bút đã được người ta khen đâu! Cậu không xem bao nhiêu đứa nó xúm lại công kích cậu, mỉa mai rằng đã là văn sĩ mà còn yêu sách tiền nong là không xứng đáng, là bẩn thỉu, là vật chất, là...
- Là đê tiện nữa chứ gì? Khải toan nói tiếp - Chẳng cứ những quân khốn nạn ấy, tôi dám chắc mợ cũng nghĩ như vậy. Chàng thấy Kim đáng bỉ hơn bao giờ hết. Chàng cho Kim mới là kẻ thủ phạm đã gây nên tất cả mọi đau đớn vật chất và tinh thần của chàng. Một ý tưởng chạy vụt qua óc chàng: giá Kim chết! Giá chàng có thể giết được vợ! Khải rùng mình tự ghê tởm và càng oán ghét Kim. Chàng đứng sững lại, nói chõ vào mặt thiếu phụ như khi người ta cảm thấy cần phải giảng cho vỡ cái ngu ngốc của kẻ đần độn: - Mợ phải biết chính những đứa công kích tôi, nếu ở vào địa vị tôi, chúng cũng làm như tôi đã làm. Chúng sở dĩ đã nói trái với lương tâm chúng, ấy chẳng qua vì chúng muốn mình nịnh hót chủ để hòng có được thêm miếng thịt miếng xôi nào đó thôi. Stefan Zweig đã bắt một hãng quay phim Mỹ phải trả bản quyền cuốn tiểu thuyết lịch sử Marie Antoinette của ông ta mười lăm triệu Mỹ kim, Léon Tolstoi đòi nổi trang tiểu thuyết Anne Karénine ba nghìn roubles thì không sao, một văn sĩ ở cái nước "nghìn năm văn hiến" này, trái lại, đã bị các bạn cùng nghề chửi là vật chất, và đã bị ngay vợ mình ngờ là hiếu sự, chỉ vì anh ta đã dám đòi những... tám hào một trang bản thảo gồm ba mươi ba dòng, mỗi dòng mười hai chữ. Bằng ở cái lý nào tôi hỏi mợ, người ta cứ ép buộc nhà văn phải cao thượng, nghĩa là phải uống nước lã, để rồi người ta lại bỉ báng nhà văn là phường kiết xác? - Khải ngừng lại, tự hồ để lắng nghe cả một quãng đê dài phẫn uất nó vỡ tung ra trong lòng chàng.
"Người Việt Nam thực là một giống quái gở! Họ nhất định ép văn nhân phải cao thượng bằng cách chịu nghèo suốt đời, thế rồi họ bỉ thử chính ngay sự nghèo túng ấy, và cho văn nhân bất quá là một hạng bất mãn bởi thi không đỗ, một hạng dở ông, dở thằng vô tích sự. Cùng một lúc, họ đã thờ phụng những Lý Thái Bạch, Tô Đông Pha, Hàn Dũ, Đỗ Phủ và hiện đang hết sức tán tụng những Shakespeare, Goethe, Tolstoi, v.v...
Khải sục sạo quanh trong gian gác, Kim gục xuống cánh tay và sụt sịt khóc, như bất cứ một người đàn bà nào ở vào một cảnh ngộ như nàng: "Ai lại hẳn mấy tết rồi mà vẫn mẹ một nơi con một nẻo. Trong nhà thì đồng xu không có... lấy gì mà trang trải công nợ, lấy gì mà mua sắm một tí gọi là đón tay cho trẻ lúc lên nhà!".
Khải buồn quá. Chàng đã cố quên mà sự thực cứ được phô bày ra truớc mắt chàng một cách sỗ sàng và tàn nhẫn. Khải ngồi bệt xuống chỗ cũ, mắt chàng vẩn vơ nhìn trang bản thảo trong khi trí chàng nghĩ bâng khuâng đến cha già, con dại: "Tội nghiệp quá! Cả Kim nữa... Kim, dù sao cũng chỉ là một người đàn bà ít học vấn và hiểu biết, thế thôi. Làm cách nào bây giờ? Chỉ còn độc một kế là viết cho xong quyển tiểu thuyết này". Khải cầm lấy bút. Trời, suốt đời chàng, Khải có lẽ không mong gì còn có lúc thoát ly được cái khổ đánh đĩ ngòi bút chăng? Nếu vậy thì đổi quách nghề như Kim đã nói.
Một giờ sau, Khải ném tạch quản bút xuống mặt bàn. Chàng xoa tay: "Thử lại thằng cha Hàn mặc xem nào. Hắn tăm mình mãi, may ra hắn sẽ trả mình được một giá phải chăng...".
Khải tiến đến trước gương dài mốc thủy, chàng thắt lại cái múi chiếc cravate màu huyết dụ đã hoen ố và sờn mép. Nhìn cái dung nhan gầy và xanh phản chiếu trong làn gương, Khải chép miệng: "Coi chừng lại theo Vũ Trọng Phụng sớm". Và lòng chàng nao nao hẳn lên, cũng chẳng rõ ấy là tình thương bạn hay thương thân. Chàng không muốn có thêm một đau đớn nữa, khi lòng chàng đã nhiều đau đớn, chàng mặc vội quần áo, với cầm một tập bản thảo; đoạn quay ra đầu thang gác:
- Mợ ở nhà nhé! Tôi đi một lúc xem thế nào rồi tôi về ngay.
- Kim nín lặng.
Cái nó đến óc chàng trước hết, khi Khải xuống tới đường, ấy là một điều lo: Chủ nhân Hàn mặc thư xã vắng nhà thì sao? Lại nữa, hắn có thể có nhà, nhưng quyển văn của chàng cũng có thể không bán được, vì một lẽ gì đó - chẳng hạn, như Kim đã nói: "... Tết nhất đến nơi, các nhà xuất bản còn để tiền chi món khác". Khải thở dài: Cái hy vọng cuối cùng mà chàng cố níu lấy thế là tan mất, chẳng khác một bóng mây nhỏ đằng chân trời giữa khi đại hạn. Và ở đời, còn cái cô đơn nào mênh mông bằng cái cô đơn của một kẻ đã mất đến cả cái hy vọng sau cùng? Chàng cảm thấy nó trong hơi lạnh của cái nắng hanh vàng và trong như mật, trong cái tưng bừng của đám đông, của xe cộ, của các hàng rong, của tiếng còi xe hơi, của tiếng chuông xe đạp, tiếng kêu gọi, tiếng cười đùa quanh mình và nhất là trong cái thắm tươi, kiều diễm của các cô thiếu nữ. Khải cúi đầu, bước lủi thủi trên vỉa hè. Chàng ngạc nhiên sao ngay giữa nhân loại, một người lại có thể lẻ loi được đến như chàng. Chàng nhắc đến tên bạn, nhất là các bạn đã được chàng cho nhờ vả, để có cớ mà oán trách. Chàng có cảm tưởng như hết thảy đều tệ bạc với chàng, và chàng ôm ghì lấy cái buồn đơn chiếc, như người sắp tự tử vuốt ve khẩu súng lục. Ồ, nhưng mà buồn đã vậy: Người ta có thể sống với trăm nghìn buồn khổ nó chứa chất trong tim; người ta không thể nào sống được mà lại không có lấy ít ra là một tia hy vọng. Khải cũng thế. Mặc dầu sự thất vọng. Sư lo lắng, sự sầu muộn, Khải, rút lại, vẫn cố tìm lấy cho lòng chàng một ước mong. Chàng ước mong lẩn thẩn giá có người vô ý bỏ rơi một ví tiền. (Khải liếc nhìn nhanh một chỗ kín đáo - một gốc cây hay một nhóm cỏ nào đó - để cho cái ví rơi có thể còn được đến lúc chính chàng nhìn thấy). Chàng tưởng tượng cái cách khôn khéo chàng sẽ cúi xuống nhặt chiếc ví; chàng tự hỏi xem nên rẽ vào con đường vắng nào để có thể ung dung kiểm soát số tiền bắt được. Chấp chiếm của chẳng phải của mình, Khải cũng biết là một điều mà người ta không khen; nhưng... ồ, cần quái gì cái thứ luân lý đặt ra bởi những kẻ chưa từng bao giờ hiểu thế nào là đói, rét, nhất là chưa bao giờ hiểu nỗi đau đớn của một người cha khi thấy chính lũ con mình đói rét! Chàng lẩn thẩn đếm: "một... hai... ba... bốn, năm... năm tờ giấy hai chục... Một trăm đồng cả thảy!". Một trăm đồng, đủ chán! Khải có màng chi nghìn ấy, vạn khác, chàng chỉ cần một số tiền vừa vặn để dẹp tắt cho gia đình chàng những tiếng than khóc, những tiếng eo xèo. Khải thoắt lên một cái xe tay và giục túi bụi anh phu xe chạy ba chân bốn cẳng về phố Hàng Bún. Chàng nhảy bốn bậc thang một lên gác. Chàng ấn một trăm bạc vào tay Kim, sau khi đã hôn như tưới lên trán, lên mắt, lên má nàng: "Thôi, mình đừng khóc nữa... Tiền đây rồi!... Tất cả một trăm bạc đấy mình muốn tiêu gì tùy ý!" Khải phân vân, chẳng biết có nên làm như vậy chăng; hay là chàng sẽ quay về với một vẻ tuyệt vọng, và sẽ khoanh tay ngồi thừ ra ở trước bàn viết, sau khi đã ném tập bản thảo xuống mặt sàn gác và nguyền rủa một người bạn tưởng tượng nào đó đến hết lời. "Tấn bi kịch sẽ kéo dài cho đến lúc mẹ cu thật cuống, bấy giờ ta mới thủng thẳng đứng lên và trịnh trọng như một tay phù thủy hợm mình, ta sẽ đọc một câu thần chú bố vờ đoạn hô: một, hai, ba... biến!... Chị chàng cứ gọi là "lác mắt", khi thấy bố cu gí vào tận mũi một trăm bạc!". Khải bật cười, làm cho mấy thằng bé nhặt lá bàng phải ngơ ngẩn. Nhưng chàng vẫn say sưa trong giấc mộng: "Thấy chồng không bán tiểu thuyết mà tự nhiên có nhiều tiền, chị chàng tất nhiên tò mò hỏi... Ta sẽ nói thực cái may mắn phi thường của ta, và sẽ giơ cho Kim xem cái ví..." (hình ảnh cái ví da màu đen nhánh bày trong tủ kính nhà Gô đa thoáng hiện trước mắt Khải). Chàng nắc nỏm: "Cái ví đẹp quá!...", và nghĩ lo: "... Không biết nên giữ để dùng hay vứt bỏ?...".
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mực Mài Nước Mắt
Lan Khai
Mực Mài Nước Mắt - Lan Khai
https://isach.info/story.php?story=muc_mai_nuoc_mat__lan_khai