Trang chủ
Đăng nhập
Nhật kỳ....
Trợ giúp
Truyện
Truyện Tranh
Sách Nói
Thơ
Lời Nhạc
Sưu Tầm
Chat
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Một Tỉ Sáu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Đàn Ông Đi Bán Hoang Vắng
N
gười đàn ông này là Trương Hiền Lượng - một nhà văn đương đại nổi tiếng của Trung Quốc mà độc giả Việt Nam chúng ta đã có dịp làm quen qua tiểu thuyết Một nửa đàn ông là đàn bà.
Người đàn ông này là Trương Hiền Lượng - một nhà văn đương đại nổi tiếng của Trung Quốc mà độc giả Việt Nam chúng ta đã có dịp làm quen qua tiểu thuyết Một nửa đàn ông là đàn bà.
Năm 1957, do cho ra đời bài thơ Khúc hát Đại Phong, ông bị liệt vào danh sách phần tử phái hữu phản động, bị đày đi lao động khổ sai suốt 22 năm trên một vùng đất xa xôi, hoang vắng. Đó là Trấn Bắc Bảo thuộc địa phận tỉnh Ninh Hạ, nằm ở hướng Tây-Bắc Trung Quốc.
“Ngẩng đầu lên ngó mênh mông – Chỉ nghe ngọn gió đầu đông thổi về!”. Đúng như câu hát dân gian, ở đây hoang vắng, hiu quạnh, chỉ có tiếng gió là còn sức sống. Gió như đoàn tàu tốc hành thổi ù ù suốt đêm ngày, xới tung bụi cát màu vàng vốn là màu sắc riêng biệt của vùng đất lưu vực sông Hoàng Hà, xới tung những dằn vặt, khổ đau của Trương Hiền Lượng và những người chung số phận với ông trong một thời kỳ cực kỳ buồn thảm của lịch sử Trung Quốc.
Ông đã đổ ra đến mức kiệt sức tâm huyết, mồ hôi và nước mắt của mình để viết Một nửa đàn ông là đàn bà và Cây Lục hóa ngay trên vùng đất màu vàng này giữa tiếng gió rầm rú đêm ngày.
Năm 1980, sau khi được phục hồi danh dự, không rõ do sức mạnh nào thôi thúc, Trương Hiền Lượng đã chối từ mọi cám dỗ của cuộc sống phồn hoa ở thành phố, mọi lời mời mọc đầy hứa hẹn của bầu bạn xa gần, ông quyết định trở lại sống lâu dài và có thể là vĩnh viễn ngay trên mảnh đất mà ông đã lao động khổ sai 22 năm trước.
Giữa mênh mông đất trời mà mịt mù cát bụi, ông tìm ra hai đoạn thành cổ, có từ triều đại Minh - Thanh, giờ đây đã đổ nát, gần như sắp mất dấu vết. Rồi, một dịp tình cờ đào bới trong cát, Trương Hiền Lượng phát hiện một đôi giày rách tơi tả, lấm láp bụi trần và một lọ nhỏ có nhét bên trong mảnh giấy, nổi lên mấy dòng chữ: “Nếu bộ phim này thất bại, tôi sẽ vĩnh viễn từ bỏ con đường điện ảnh! - Ký tên: Trương Nghệ Mưu”.
Trương Hiền Lượng thích thú reo lên khi nhận ra rằng: nơi đây chính là bối cảnh để đạo diễn tài ba Trương Nghệ Mưu làm ra phim Cao lương đỏ, một bộ phim tuyệt vời được giải thưởng lớn, đưa điện ảnh Trung Quốc đi vào thế giới.
Một ý nghĩ táo bạo đến với Trương Hiền Lượng: Phải biến vùng đất hoang vắng này thành một thành phố điện ảnh. Ông đã bỏ ra 780.000 nhân dân tệ vốn là tiền nhuận bút tích tụ bấy lâu nay của mình, xin lập công ty, bản thân giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, rồi bắt tay xây dựng phim trường, một hạng mục chính của thành phố điện ảnh tương lai. Kinh nghiệm lao động khổ sai suốt 22 năm cộng với tài trí thiên bẩm của một nhà văn lớn đã giúp Trương Hiền Lượng từng bước thực hiện mơ ước của mình.
Qua nhiều năm tháng phấn đấu cực lực, hiện nay vùng đất hoang vắng này đã được mang tên thành phố điện ảnh Trấn Bắc Bảo, với diện tích 900 mẫu Trung Quốc, trong đó gần 300 mẫu là thành quách, đền đài triều đại Minh - Thanh được tôn tạo và tái tạo y như thật. Để thu hút nhiều đoàn làm phim với các đề tài khác nhau, các thời kỳ lịch sử khác nhau từ cổ đại đến hiện đại, phim trường ở đây không xây cố định và kiên cố như ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An, Vô Tích, Khai Phong... mà cấu trúc đơn giản, tháo lắp linh hoạt, nhờ vậy, chi phí thấp, sức thu hút rất lớn.
Hiện nay, Trung Quốc có hơn 2.500 công trình văn hóa bao gồm các thành phố điện ảnh, thì 70% bị thua lỗ, 20% giữ mức vừa phải và 10% có lãi. Thành phố điện ảnh Trấn Bắc Bảo do Trương Hiền Lượng sáng lập và điều hành, từ số vốn ban đầu là 780.000 nhân dân tệ, nay đã lên đến hàng trăm triệu đồng tài sản hữu hình và ở con số hàng tỉ đồng tài sản vô hình.
Đã có 70 bộ phim được quay ở đây, được chiếu rộng rãi ở mọi nơi, có tiếng vang lớn ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Ngoài phim trường, Trấn Bắc Bảo còn là một điểm du lịch hấp dẫn, bình quân hàng năm có hơn 300.000 khách du lịch đến đây thưởng ngoạn thành phố điện ảnh, và lúc về bao giờ cũng mang theo những kỷ vật vô giá. Một trong những kỷ vật đó là nước sông Hoàng Hà, một biểu trưng của sức sống Trung Quốc và điềm lành!
Hiện nay, dư luận cả nước đang xôn xao về việc làm kinh thiên động địa này của Trương Hiền Lượng. Trả lời chất vấn của các nhà báo, ông nói: “Tôi là người đàn ông đi bán hoang vắng, đang biến hoang vắng thành hàng hóa lưu thông trên thị trường. Nhưng nên nhớ rằng: Đây không phải là hoang vắng nguyên bản, mà là hoang vắng đã được chỉnh trang và tôn tạo bằng sức sống văn hóa đích thực!”.
Có người nghĩ rằng: Một khi nhà văn đi làm kinh doanh, phải gác bút lại, nhưng với Trương Hiền Lượng thì trái lại. Quá trình xây dựng thành phố điện ảnh Trấn Bắc Bảo đồng thời cũng là quá trình thâm canh tác phẩm văn học của ông sau này. Chưa kể nhiều tác phẩm nổi tiếng, đã dịch ra gần 30 thứ tiếng khác nhau trước đây, mấy năm nay Trương Hiền Lượng liên tục cho ra mắt nhiều bộ tiểu thuyết lớn như: Cây Bồ đề, Thời thanh xuân, Phiền muộn, đó là trí tuệ...
Trương Hiền Lượng được xếp là một trong 100 nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Tiểu thuyết Một nửa đàn ông là đàn bà của ông cũng được xếp là một trong 100 tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất. Vinh dự này rất lớn, nhưng Trương Hiền Lượng vẫn có cách nghĩ và cách đánh giá riêng của mình.
Ông bộc bạch: “Người ta xếp Một nửa đàn ông là đàn bà là tác phẩm tiêu biểu của tôi, nhưng thực ra, cái mà tôi ưng ý nhất lại là tác phẩm Làm quen với cái chết, vì nó có tính đột phá. Nói vậy thôi, chớ tôi không quan tâm lắm đến việc có hay không có tác phẩm tiêu biểu, vì viết hoặc không viết nữa, không bao giờ gây áp lực lớn đối với tôi. Viết, tôi là Trương Hiền Lượng, không viết, tôi vẫn là Trương Hiền Lượng!”.
Năm nay, ở tuổi 67, Trương Hiền Lượng vẫn tự lái xe ô tô rong ruổi trên đường trường. Trước mắt ông, con đường lao động sáng tạo đem lại vẻ đẹp cho mặt đất và bầu trời luôn mênh mông, vô tận!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Một Tỉ Sáu
Trương Hiền Lượng
Một Tỉ Sáu - Trương Hiền Lượng
https://isach.info/story.php?story=mot_ti_sau__truong_hien_luong