Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Love In The Dark
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
S
usanna leo lên bậc tam cấp của số 96 đường Curzon, nàng thấy đấy là một tòa nhà cao có ấn tượng mạnh mẽ.
Người gia nhân đi theo nàng từ trang viên Lavenham rung chuông rồi lui lại.
“Đợi tôi ở ngoài nhé James,” Susanna dặn dò. “Tôi vào chỉ một phút hay có thể lâu hơn cũng không chừng, tôi không biết chắc lắm.”
“Vậy được cô à,” James đáp lại.
Anh ta là một thanh niên trẻ ở quê ra, và Susanna mừng rằng khi đến phiên anh trực thì nàng xuống lầu để thảo kế hoạch bỏ nhà trốn đi.
Mẹ nàng không bao giờ ngủ dậy sớm còn cha nàng thì đã ăn sáng xong và có lẽ đã ra ngoài rồi. Vì thế nguy hiểm độc nhất bao gồm bà Dawes, là người quản gia. Bà ấy sẽ lấy làm lạ nếu nàng rời nhà một mình và thế nào cũng mách mẹ nàng ngay lập tức.
Vậy nên Susanna quyết định cách duy nhất nàng trả lời tin quảng cáo là đi chung với một gia nhân. Nàng đã mong rằng James sẽ ra trực, và khi xuống tới hành lang nàng bảo anh ta.
“Tôi phải đem một bức thư đến đường Curzon và nhân tiện buổi sáng trời đẹp tôi cũng thích tản bộ. Anh đi cùng với tôi nhé?”
“Ồ được mà cô. Tôi sẽ nhắn George đứng gác cửa.”
Anh ta vội lao xuống phòng để thức ăn và quay lại với chiếc nón cao để đi chung với bộ sắc phục.
Màu hiệu của họ Lavenham là xanh đen và vàng, ở trên chiếc áo gilet kẻ sọc của anh ta và huy hiệu của Lavenham thì đóng trên những hột nút lớn của áo choàng. Susanna thầm nghĩ đi bên cạnh nàng anh ta trông rất lịch sự, và không có người bạn nào của mẹ sẽ lấy làm lạ là nàng lại đi chung với nam gia nhân thay vì một nữ hầu lớn tuổi.
Nếu thậm chí nàng đi một quãng ngắn đến đường Curzon một mình thì có điều tiếng gì đây, vì nàng cũng hay đi như vậy trước đây mà. Nàng thích ở quê hơn biết bao, chỗ đó nàng có thể khắp nơi tùy thích mà không cần có người tháp tùng.
Hôm nay trời trong, gió lùa ào ạt làm cho Susanna tay này thì giữ chặt áo choàng viền lông tay kia thì giữ nón. Không khí dường như thoáng hương vị phiêu lưu khiến cho nàng cảm thấy mình chẳng làm chuyện gì tầy đình cả nhưng chỉ khởi đầu một chuyến thám hiểm thôi.
Rồi nàng nhắc mình phải biết lý lẽ rằng biết đâu vị trí đó đã có người trám vào rồi. Suy cho cùng, tờ báo Times nàng đọc đã trễ mất một ngày và có lẽ hàng trăm người đã ùa tới nộp đơn cho một quảng cáo hấp dẫn như thế và trong số ấy đã có người được nhận.
“Ai mà không muốn ra nước ngoài cơ chứ?” Susanna lại tự hỏi mình.
Thuở trước nàng được đi Rome một lần với ba mẹ khi họ đến thăm hoàng tử và công chúa Borghese. Hai người này cũng có con trạc tuổi với Susanna. Đối với Susanna đó là một trải nghiệm hết sức vui thú, và con cái nhà Borghese đã chỉ cho các vị khách Anh quốc quang cảnh của Rome với thái độ tự hào có phần trịch thượng, ngầm bảo phong cảnh này còn đặc biệt hơn bất cứ cái nào mà bên Anh làm ra được. May không thích thái độ của họ nhưng Susanna không buồn để ý tới. Nàng bỏ ngoài tai mọi điều các vị chủ nhà Ý nói khi họ được đưa đi vòng quanh tàn tích của đấu trường, vì nàng từng hình dung đấu trường nhìn ra sao lúc mới xây.
Các hoàng đế La Mã đã từng ngự ở đấy vô cùng đường bệ để theo dõi các màn giao chiến của các đấu sỹ, và nàng hình dung ra họ trong các bộ áo thụng uyển chuyển, đầu đội vòng lá trường xuân được hộ tống bởi các binh sỹ mặc sắc phục oai vệ theo kiểu lính lê dương La Mã.
Nàng đã quá đỗi mơ mộng suốt thời gian ở Rome cho đến khi bị mẹ mắng là thứ ngớ ngẩn, tẻ nhạt.
“Con phải biết học cách ăn nói chứ Susanna,” mẹ nàng sắc giọng. “Không cần biết là con nói cái gì nhưng phải cố bắt chuyện đi. Ai cũng cho con là thứ dở hơi ngốc nghếch cả, còn mẹ thì đã nghĩ sẵn như thế rồi, cứ nhìn cái kiểu con ngồi đờ ngó quanh quất và chẳng mở miệng ra nói câu nào thì đủ biết.
Nàng đâu thể nào nói với mẹ là nàng đang chu du về qúa khứ, nhưng nàng đã tâm sự với cô Harding là Rome ảnh hưởng nàng rất sâu xa, và cô giáo nàng đã thấu hiểu.
Cánh cửa trước mặt nàng mở ra khiến Susanna thoáng giật mình.
Một người hầu đang đợi nàng lên tiếng và sau khi do dự một chút nàng nhỏ giọng nói hy vọng James sẽ không nghe trộm.
“Tôi... tôi đến theo... tin quảng cáo.”
Anh ta nhìn có vẻ ngạc nhiên, nàng nghĩ nguyên do ắt hẳn là chiếc áo choàng viền lông trông qúa sang trọng đối với người cần việc làm. Nhưng nàng chẳng có món nào khác để mặc, vì mẹ đã bắt nàng phải bỏ hết quần áo cũ trước khi đến London.
“Lối này thưa cô.”
Susanna đi theo anh ta vào tiền sảnh lớn sàn lát đá cẩm thạch rồi lên thang lầu uốn vòng dẫn đến lầu một. Người hầu mở cửa và nàng được đưa vào phòng khách tuyệt đẹp trông ra một vuông sân giữa nhỏ sau lưng của tòa nhà đã được chuyển thành vườn hoa dù giấc này hãy còn sớm mới tới mùa hoa nở.
“Mời cô ngồi,” anh hầu mời mọc rồi để nàng lại ở đó.
Susanna nhìn quanh căn phòng. Phòng được bày biện theo kiểu phái mạnh, với những chiếc ghế bành thoải mái thay vì loại ghế mô phỏng theo kiểu Pháp thế kỷ thứ mười tám được thấy trong hầu hết các phòng khách ở London.
Susanna thấy một hai bức họa trên tường mang trường phái Ý vào thời kỳ đầu. Nàng muốn lại ngắm kỹ hơn nhưng lại sợ có người vào và thấy nàng đi lung tung trong phòng, họ sẽ nghĩ rằng nàng tò mò hoặc có lẽ thất thố cũng nên.
Cửa phòng mở và một người đàn ông lớn tuổi bước vào. Tóc ông ta có lẫn ánh xám và mắt lộ vẻ mệt mỏi như thể vừa làm việc vất vả xong.
Khi ông bước về phía nàng Susanna đứng dậy.
“Chào cô,” ông nói, “tôi hiểu cô đến theo lời quảng cáo trên báo Times.”
“Thưa đúng vậy,” Susanna trả lời. “Nhưng có lẽ ông đã tìm được người thích hợp rồi chăng?”
“Thực ra chúng tôi đã phỏng vấn một số nhân tuyển, nhưng họ không thông thạo cả hai thứ tiếng Pháp và Ý như chúng tôi đặc biệt yêu cầu.”
“Tôi nói được hai thứ tiếng.”
“Trước khi chúng ta mất thêm thời gian, có lẽ cô nên làm một trắc nghiệm nhỏ. Cô có đồng ý không?”
“Vâng được,” Susanna chấp thuận.
“Vậy cô làm ơn đi với tôi, tôi sẽ nhờ cô đọc vài trích đoạn cho người mà cô chưa được gặp, nhưng họ sẽ nghe cô nói.”
Susanna không đáp lại và sau một lúc người đàn ông nói.
“Tôi e là đã sơ xuất vì chưa tự giới thiệu. Tên tôi là Chambers và tôi là thư ký riêng cho qúy ông bị thương trong tai nạn xe hơi.”
Cái cách ông ta nói những chữ cuối khiến Susanna tự động buột miệng.
“Tôi rất tiếc.”
“Tôi hiểu đây là một thảm kịch với một thanh niên trẻ khi biết rằng mình có thể mất đi thị giác hoàn toàn.”
“Quảng cáo của ông đăng là ‘mù tạm thời’” Susanna nói khẽ.
“Chúng tôi hy vọng thế,” ông Chambers nói, “nhưng tôi sẽ thể giải thích tất cả mọi chuyện với cô sau. Cô có thể cho tôi biết tên không?”
“Vâng được,” Susanna đáp lại. “Tôi là...”
Thình lình nàng sực nghĩ trước khi nói tên mình là không nên tiết lộ thân phận thật sự của mình. Ông Chambers và chủ của ông có thể đã nghe đến ba nàng, và họ của nàng là Lavenham thì rất dễ để liên kết hai cái tên này lại.
“Tên... tôi,” nàng lên tiếng, “là Susanna... Brown.”
Đó chính là cái tên vừa hiện lên trong trí nàng và thậm chí khi nói ra nàng ước phải chi mình giàu óc tưởng tượng thêm tí nữa.
“Làm ơn đi theo tôi cô Brown.”
Ông Chambers mở cửa và họ đi một quãng ngắn dọc theo hành lang trước khi vào một căn phòng khác. Phòng này nhỏ và có một cánh cửa khác thông ra lối khác mà Susanna đoán ngay là dẫn vào phòng ngủ lớn hơn.
Nàng hoàn toàn khẳng định căn phòng họ đang đứng với tường được trang hoàng với giấy dán thật đẹp và màn cửa bằng vải màu in hoa, từng là phòng trang sức.
Còn giờ thì có một cái bàn và hai chiếc ghế êm ái, một chiếc thì kê rất gần cửa nối hai phòng. Nàng không lấy làm ngạc nhiên khi ông Chambers đưa tay chỉ và nói.
“Làm ơn ngồi ở đây cô Brown, và đợi một chút.”
Susanna ngồi xuống ghế và ông Chambers đi ngang qua cửa nối. Nàng nghe giọng ông nói nho nhỏ với ai đó trong phòng bên kia, nhưng nàng không nghe thấy tiếng trả lời.
Rồi ông ta quay lại và đưa cho nàng một bản sao của báo Morning Post.
“Cô làm ơn đọc phần xã luận,” ông nói, “cô không cần phải nói lớn hơn bình thường.”
Ông lại đi ngược lại vào căn phòng kia. Cảm thấy hơi lo lắng, Susanna mở tờ báo và tìm mục xã luận đăng ngay trang giữa.
Nàng không lo ngại là mình đọc lớn tiếng, chỉ là cái tình cảnh mà mình đang lâm vào.
Cô Harding luôn luôn nói là đọc lớn là cách tốt nhất để duyệt lại những bài văn nàng viết trên một số chủ đề khác nhau.
“Khi đọc lớn người ta sẽ cảm giác được nhịp điệu của cái mình viết.” Cô từng dạy Susanna như thế. Họ cũng hay đọc các vở kịch của Shakespeare cho nhau nghe, cô Harding đóng vai này trong khi Susanna lấy vai kia. Sau đó họ tiến đến Chuyến Hành Hương của Childe Harold, những bài này Susanna rất thích vì nàng cảm thấy những đoạn thơ của Byron đã cấy hình ảnh vào tâm trí nàng.
Bài xã luận nàng phải đọc là một bài cảnh giác về những nỗ lực liên tục của người Đức nhằm xây dựng hệ thống hải quân quy mô hơn của người Anh, và về một cuộc công kích vào tình trạng thờ ơ của những nhân vật trong thượng nghị viện, những người đang trì hoãn trong việc đặt làm những tàu chiến tân tiến mà hải quân đang cần.
Thật cám ơn cô Harding, Susanna mới phát âm hoàn chỉnh, và giọng nàng, dù nàng chưa bao giờ để ý thì trầm hơn hầu hết phụ nũ và nghe rất du dương.
Khi đọc xong bản xã luận, nàng gấp tờ báo lại như cũ trong lúc đó ông Chambers đi vào phòng.
Ông mỉm cười với nàng như thể trấn an và đưa cho nàng một quyển sách. Nàng đón lấy và thấy đó là bài Candide của Voltare mà nàng từng đọc với cô Harding. Nàng có cảm giác như gặp lại bạn cũ.
“Cứ đọc bất cứ đoạn nào cô thích,” ông Chambers nói rồi lại để nàng ngồi một mình ở đấy.
Nàng mở sách, chọn một đoạn luôn luôn làm cho nàng thấy thú vị, và đọc bằng giọng duyên dáng của người Paris mà mẹ nàng cho là rất thiết yếu.
Khi nàng đọc được nửa trang thì ông Chambers xuất hiện.
Susanna ngẩng lên nhìn ông, phân vân không biết ông ta đã nhận định rằng nàng không hữu dụng và không muốn phí thêm thời gian hay chăng. Trước khi nàng kịp lên tiếng thì ông lại chìa cho nàng một cuốn sách khác đoạn nói.
“Tiếng Pháp của cô thật đặc biệt! cô Brown, tôi nghĩ chắc người khác cũng từng nói với cô như vậy.”
“Tôi rất mừng là ông nghĩ thế,” Susanna mỉm cười nói.
“Và bây giờ chúng tôi muốn nghe tiếng Ý của cô.”
Ông Chambers đưa cho nàng cuốn sách nàng chưa từng đọc qua, nhưng khi mở ra nàng thất đấy là một bài phê bình các buổi ca kịch Ý, và so sánh một cách kém ưu ái với ca kịch Đức.
Susanna không đồng ý với bất kỳ điều gì tác giả nói và nàng không dằn được để cho giọng mình nghe có vẻ hơi phê phán và nghi vấn trong lúc đọc.
Rồi ông Chambers lại ngăn nàng trước khi nàng đọc đến cuối trang.
“Cám ơn cô Brown, thật là xuất sắc. Giờ thì ông Dunblane muốn gặp cô.”
Susanna đứng lên và theo ông Chambers đi ngang qua cửa nối vào căn phòng kế bên. Y như nàng nghĩ, đây là một phòng ngủ lớn. Hai cửa sổ treo màn nhung màu đỏ cặn rượu và giường cũng bọc vải cùng màu.
Trên giường, nằm tựa vào một chồng gối là một người đàn ông dường như bị băng toàn thân. Susanna nghĩ ông ta trông giống như xác ướp trong ngôi mộ Ai Cập, ngoại trừ vải băng còn mới trắng tinh.
Mớ băng đó tạo cho ông ta một dáng dấp lạ lùng có vẻ huyền bí hay giống như một sinh vật đến từ hành tinh khác trong tiểu thuyết của H.G.
Ông Chambers bước đến cạnh giường, và khi Susanna đi theo ông ta nói với người nằm trên giường.
“Tôi đã đưa cô Brown đến, là người ông muốn nghe giọng đấy.”
“Cô đọc hay lắm cô Brown,” ông Dunblane nói bằng giọng khàn khàn.
“Cám ơn,” Susanna đáp lại.
“Tôi cần người đọc cho tôi nghe vì tôi không tự đọc được, chẳng có khả năng thấy cái quái gì cả!”
Susanna thảng thốt trước cả câu chửi thề và vẻ âm điệu cay đắng trong giọng người đàn ông bị băng bó.
“Tôi... rất tiếc.”
“Tôi không cần lòng thương hại của cô!” ông Dunbland phản bác gần như thô bạo. “Tôi chỉ muốn người ta nói cho biết chuyện gì đang xảy ra ngoài cái bóng tối mà tôi đang bị giam hãm thôi.”
“Cô Brown hiểu mà,” cô Chambers xen vào một cách xoa dịu, “nhưng theo tự nhiên thì cô ấy muốn biết ông có sẵn sàng thuê cô ấy vào làm không.”
“Đương nhiên là tôi sẵn sàng thuê,” ông Dunblane gay gắt đáp lại. “Tôi không thể nào chịu nổi mấy thằng ngu chỉ có nói nổi tiếng Pháp của lũ du côn đầu đường xó chợ, còn tiếng Ý thì giống của cái đám đẩy xe bán cà rem.”
Dù ông ta nói năng một cách hằn học, Susanna không dằn được phải bật cười khúc khích.
“Tôi làm cho cô cảm thấy tếu lâm lắm phải không?” ông Dunbland hỏi. “Vậy là tôi mừng là có người thích thú đấy. Nếu cô muốn biết cái địa ngục này ra làm sao thì cứ thử mấy mớ băng này đi rồi hiểu được cái cảm giác ngồi trong bóng tối đen xì xì này ra làm sao.”
Susanna không biết phải trả lời ra sao, nàng nhìn ông Chambers cầu cứu.
“Ông Dunblane, bây giờ tôi phải đưa cô Brown đi và sắp xếp cho cô ấy đi cùng với chúng ta khi mình khởi hành ngày mai.”
Susanna nín thở.
“Ông tốt hơn là nói trước cho cô ấy biết tôi là người như thế nào và cô ấy phải tập chịu đựng tôi.” Ông Dunblane bắt bẻ.
“Tôi sẽ làm mà,” ông Chambers trả lời, và đi về phía cửa.
Khi Susanna sửa soạn đi theo ông ta, người đàn ông trên giường chợt nói.
“Tạm biệt cô Brown. Tôi thích giọng của cô, nhưng tôi nghi rằng cô chả ưa gì giọng của tôi đâu.”
“Tạm biệt, ông Dunblane, và cám ơn ông đã nhận tôi vào làm. Tôi sẽ cố gắng để khỏi phải nghe giống như mấy người đẩy xe bán cà rem!”
Nàng không biết là câu nói của mình có làm ông ta cảm thấy vui không, nhưng khi đi cùng ông Chambers qua phòng kế bên nàng có cảm giác ông ta hài lòng về nàng.
Họ trở ra phòng khách lúc nãy.
“Ngồi đi cô Brown.” Ông Chambers mời. “Tôi cảm thấy nên hỏi cô vài điều đặc biệt về cô, dù hiển nhiên là cô thích hợp với công việc này một cách xuất sắc.”
“Cám ơn ông,” Susanna nói. “Ông thực có định rời London... ngày mai không?”
“Tôi muốn thế,” ông Chambers nói, “vì bác sỹ đã ra lệnh cho ông Dunblane phải đến vùng khí hậu ấm.”
Ông thấy mắt Susanna ánh lên câu hỏi và nói thêm.
“Ông ấy có một biệt thự ở ngoại ô Florence. Ở đó ông ấy sẽ được yên tịnh và thoải mái, và mình chỉ còn cách cầu nguyện là ca giải phẫu đã tiến hành cách đây vài ngày sẽ thành công tốt đẹp.”
“Chuyện gì đã xảy ra thế?” Susanna hỏi.
“Ông Dunblane bị tai nạn xe hơi bên Mỹ.”
“Bên Mỹ!”
“Thật ra ông ấy là nguời Mỹ.”
“Thế mà tôi không biết. Ông ấy nói giống như dân Anh vậy.”
“Có lẽ tôi nên nói rằng ông Dunbland từng có một nền giáo dục quốc tế,” ông Chamber vừa cười vừa đáp lại. “Người Anh luôn nghĩ người Mỹ nói bằng giọng mũi, nhưng tình cờ ông Dunblane lại học ở Oxford và kể từ đó sống ở Âu châu còn nhiều hơn ở nước của ông ấy.”
“Tai nạn đó chắc nguy kịch lắm.”
“Phải,” ông Chambers tán thành, “tuy thân thể ông ấy bị thương tích trầm trọng và xương sườn bị nứt, cánh tay bị phỏng nhiều chỗ, nhưng chính cặp mắt ông ấy mới bị ảnh hưởng nhiều nhất.”
“Nghe thật kinh khủng!” Susanna thốt lên.
“Chúng tôi mang ông ấy tới Anh để được giải phẫu ở Moorfields,” ông Chambers giải thích, “nhưng các bác sỹ phẫu thuật nhất định bắt ông ấy phải ở tuyệt đối trong tối khoảng một tháng, có lẽ lâu hơn. Sau đó chúng ta mới biết là tốt nhất hay xấu nhất đây.”
“Ý ông là ông ấy có thể mù hoàn toàn!”
“Tôi nghĩ là tôi nói đúng,” ông Chambers đáp lại, “cơ hội là năm mươi – năm mươi!”
“Tôi thật hy vọng cuộc giải phẫu thành công!”
“Ông ấy được mổ bởi các bác sỹ mà chúng tôi tin là giỏi nhất trên thế giới,” ông Chambers nói. “Nhưng cô Brown, cô có thể hiểu rằng vì ông ấy đang đau khổ, vì ông ấy đang sợ hãi nên ông Dunblane không phải là nguời dễ dàng chung đụng.”
“Tôi hiểu rõ lời ông nói. Tôi nghĩ mọi người chúng ta đều khiếp sợ và tuyệt vọng nếu nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được sáng mắt nữa.”
“Nên tôi biết cô sẽ dung thứ ông ấy hết thảy mọi điều khi ông ấy xuống tinh thần hay bất đồng và đôi khi còn, tôi xin lỗi phải nói là thô lỗ nữa.”
“Tôi... hiểu được.”
“Giờ chúng ta phải bàn đến những chi tiết thực tế hơn,” ông Chambers nói một cách nhanh nhẹn, và rút ra một tập giấy trong túi. “Tôi muốn đưa ông Dunblane lên loại xe lửa cho khách đi tàu thủy từ ga Victoria vào mười giờ sáng mai. Thế nào ông ấy cũng cảm thấy chuyến đi đến Florence rất mệt mỏi, nhưng tôi đã cho gắn một cỗ xe tư nhân vào xe lửa, và dĩ nhiên là có cả gia nhân đi chung với ông ấy.”
“Tôi nghĩ là cần thêm một y tá nữa chứ?”
“Ông Dunblane nhất định muốn người hầu nam chăm sóc cho mình, anh ta đã được huấn luyện đôi chút. Ông ấy tuyệt đối từ chối để cho phụ nữ lăng xăng bên cạnh, và thành thật mà nói ông ấy sẽ thích hơn nếu tìm được đàn ông có trình độ tương đương như cô.”
“Vậy tôi phải cố không gây phiền hà theo kiểu nữ giới rồi.”
Đó là loại ý kiến mà Susanna có lẽ sẽ nói với cô Harding. Nàng nghĩ ông Chambers hơi ngạc nhiên, nhưng ông không đưa ra nhận xét nào và chỉ hỏi, bút chì trong tư thế sẵn sàng.
“Cô có hộ chiếu không?”
“K-không. Tôi e là không.”
“Vậy tôi phải làm ngay cho cô một cái. Tôi chắc chắn không có khó khăn gì đâu. Có lẽ cô nên nói cho tôi đủ cả tên họ.”
Susanna bắt đầu nghĩ nhanh chóng.
“Tên tôi là Susanna Brown.”
“Cha mẹ của cô?”
“Cả hai đều mất rồi.”
“Tôi cần tên của họ.”
“Walter và Elizabeth Brown,” nàng chế đại.
“Còn địa chỉ khi cha mẹ cô còn sống?”
Lại gặp khó khăn rồi, nhưng cuối cùng nàng nói ra, vì biết chỗ đó như trong lòng bàn tay.
“Old Rectory, làng Lavenham, Hampshire.”
“Còn địa chỉ hiện tại?” ông Chambers hỏi tiếp.
“Tôi vừa tới London tối qua sau khi thấy quảng cáo của ông,” Susanna nói, “tôi đang ở với bạn trong Kensington.”
“Còn trước đó thì sao?”
“Tôi từng ở với... bạn bè từ khi cha mẹ tôi... qua đời.”
Ông Chambers cúi xuống nhìn dòng chữ mình đang viết.
“Tôi e là cô cần có ngày sinh tháng đẻ, tôi thực sự có thể làm giấy khai sinh cho cô, nhưng tôi chắc chắn tôi có thể né được vấn đề khó khăn này.”
Thái độ ông ta nói cho Susanna biết ông ta hiển nhiên có ảnh hưởng trong phạm vi chính quyền.
Nàng cảm thấy nói tuổi thật của mình là một sai lầm, vì nếu nàng dưới hai mươi mốt ông ta sẽ cho là nàng phải có giám hộ và đang ở dưới quyền quyết định của họ.
Nàng nhanh chóng tăng thêm bốn tuổi cho mình.
“Tôi sinh vào mùng hai, tháng bảy... 1885.”
“Cám ơn cô Brown. Nào, cô có muốn tôi kêu xe cho cô sáng mai không hay cô muốn gặp chúng tôi ở nhà ga.”
“Tôi nghĩ tôi gặp ông ở nhà ga thì tiện hơn cho tôi.”
“Vậy hay lắm,” ông Chambers nói. “Người hầu sẽ đón cô ở lối vào tại Victoria. Nếu lỡ như cô không thấy anh ta thì hãy hỏi xe riêng của ông Fyfe Dunblane được nối với xe lửa thường. Tôi bảo đảm bất cứ người gác cổng nào cũng biết đưa cô đến đúng chỗ.”
Nàng có cảm tưởng như mình đang bị cuốn đi và tương lai nàng đã được quyết định cho mình theo cái kiểu làm cho nàng ngạt thở vì bây giờ mọi chuyện đang thực sự xảy ra.
Nàng thực có thể làm chuyện này sao? Nàng thực có thể rời khỏi ba mẹ nàng và tự mình bắt đầu một cuộc đời mới hay sao?
“Nào, cô đã quên chuyện hết sức quan trọng!” ông Chamber nói.
“Chuyện gì thế?” Susanna lo ngại hỏi.
“Cô vẫn chưa hỏi tôi về tiền lương!”
“Chưa, tôi e là tôi quên mất rồi!”
“Cô không giống người làm ăn mấy,” ông mỉm cười nói, “vì sau hết thảy mọi chuyện, tôi đoan chắc cô sẽ đồng ý rằng ‘công nhân xứng đáng hưởng tiền công’ chứ’.”
“Vâng, đúng thế.”
“Tôi đã đề nghị ông Dunblane trả cho người nào có điều kiện thích hợp mức lương là hai mươi bảng một tháng, đương nhiên là mọi thứ được chu cấp rồi.”
“Tiền lương dường như... rất hậu,” Susanna nói.
Nàng biết con số đó gần gấp đôi số tiền mẹ nàng trả cho cô Harding và nàng ngạc nhiên rằng mình kiếm được khá nhiều.
“Nào, mọi chuyện đã được thỏa thuận, tôi chỉ có thể hy vọng rằng cô sẽ thích sống ở Florence.”
“Đó là nơi tôi lúc nào cũng muốn ghé thăm,” Susanna nói rất thật tình.
“Tôi có thể cam đoan với cô một điều, cô sẽ không bị thất vọng với Florence đâu,” ông Chambers đáp lại.
Ông đưa nàng xuống lầu và bắt tay nàng, một người hầu đến đưa nàng ra cửa chỗ James đang đợi.
“Tôi xin lỗi để anh chờ khá lâu, James,” Susanna nói trong lúc họ bước đi.
“Không sao đâu cô, hít thở không khí trong lành cũng tốt.”
“James à, tôi rất biết ơn nếu anh làm ơn đừng đề cập chuyện mình đi đâu với bất cứ người nào. Tôi muốn đi thăm bạn, nhưng lại sợ phu nhân không chấp thuận.”
Nàng nhận thức rõ gợi cho người hầu chống lại mẹ nàng là sai, nhưng nàng phải bảo đảm không có nghi vấn nào xảy ra về việc nàng đang làm. Nếu nữ hầu của mẹ nàng biết được sự tình, họ sẽ đi báo lại ngay lập tức.
Trong lúc đi trên đường Susanna tự bảo mình là nàng đang sống trong mơ và những cái vừa xảy ra chỉ là phần nào trong giấc mộng ấy và chẳng có điều gì là đúng, là thật cả.
Sao nàng lại có thể nhận công việc đọc sách cho một người đàn ông xa lạ cơ chứ?
Sao nàng lại có thể rời khỏi tổ ấm của nàng và đến Florence, hay bất cứ nơi nào khác, mà chẳng nói năng gì với ba mẹ và lẽ đương nhiên là kéo theo một trận giông tố phản đối và giận dữ trút lên đầu nàng?
Nhưng nàng còn đường để chọn sao? Là phải ở lại và lấy quận công Southampton sao?
Nàng biết mẹ mình không nói xuông khi bà bảo là đã chọn quận công làm con rể tương lai, và dù có gặp trở ngại nào đi nữa bà cũng san bằng để đạt được cái bà muốn.
“Mẹ lúc nào cũng vậy,” Susanna thở dài, “nếu mẹ có một tia nghi ngờ nào là mình đang làm chuyện như thế này, bà sẽ ra tay ngăn cản, cho dù có phải nhốt mình trong phòng cho đến khi mình vào nhà thờ mới thôi.”
“Chống đối mẹ cũng vô ích,” Henry em trai nàng từng nói khi nó bị cấm làm chuyện nó rất ao ước. “Mẹ lúc nào cũng thắng. Mẹ giống như chiếc xe tải sẽ nghiến nát mình đấy!”
Qủa thật là một sự mô tả sống động, Susanna thầm nghĩ, và nàng biết mình đã bị mẹ nghiến nát cả đời và giờ đây nàng đành bó tay không thể nào đứng dậy chống lại mẹ.
“Tuy là vậy, nhưng làm thế nào mình có thể tự ý bỏ đi đây? Thật là ý nghĩ điên rồ!”
Nhưng lựa chọn để trở thành giống như May, bị đè bẹp, đau khổ, là vật sở hữu của người đàn ông ít ra cũng thấy chị ấy đẹp, còn quận công thì...
Susanna không cần phải suy đoán thêm nữa. Nàng hiểu rõ quận công sẽ có cảm tưởng nào về nàng – mập, xấu, là người cuối cùng trên qủa đất để trở thành nữ quận công.
Nàng biết ngoài quận công, những người thích tiền của nàng sẽ cười khẩy sau lưng nàng cho dù trước mặt nàng thì giả vờ xun xoe nịnh hót.
Trong số bạn bè của mẹ làm gì có ai trung thành ngoại trừ trên nguyên tắc bảo tồn nhan sắc.
Trong lĩnh vực đó họ liên kết thành một chiến tuyến chống lại những đả kích từ thế giới bên ngoài vòng sinh hoạt đặc biệt của họ.
“Sao mà mình có thể làm được chuyện như thế? Làm sao mình có thể chứ?”
Bước chân Susanna dường như cứ vang vọng câu hỏi đó hết lần này đến lần khác. Nhưng đến lúc nàng tiến đến cửa trước của biệt thự Lavenham thì điệp khúc đó đã thay đổi.
“Mình nhất định làm! Mình nhất định làm! Mình nhất định làm!
-o0o-
Sau chín giờ sáng là Susanna đã đến ngay ga Victoria. Nàng biết là mình đến sớm, như nàng đoán biết người hầu vẫn chưa ra đợi nàng bên ngoài. Tuy vậy, người gác cổng đã đưa nàng đến chỗ đoàn xe tư nhân gắn vào xe lửa.
Ở đó có hai cỗ xe, còn các tiếp viên thì hình như nhộn nhịp tất bật đến nỗi nghĩ rằng nàng nên đến đó sớm hơn tất cả mọi người khác. Nhưng khi nàng xin lỗi họ tìm cho nàng một chỗ ngồi thoải mái và đem cho nàng một tách café và một đĩa bánh quy ngọt.
Nàng cần một thứ gì đó để trấn an nỗi bồn chồn trong ngực.
Đối với nàng dường như bỏ đi dễ dàng như thế là một chuyện không tưởng, nhưng nàng biết mình chưa thực tình an toàn cho đến khi xe lửa thực sự rời khỏi nhà ga.
Sáng hôm qua khi về nhà với James, nàng chạy lên lên phòng mình, và như nàng hy vọng, nàng thấy cái bảng đề “đừng làm phiền” vẫn treo ngoài cửa phòng. Điều đó có nghĩa là không có ai gọi nàng ngoại trừ James đã biết nàng ra khỏi nhà.
Nàng thay nhanh chóng thay quần áo, leo lên giường, rồi rung chuông.
“Tôi không hiểu cái gì làm cô ngủ dậy trễ vậy,” người gia nhân đi vào kéo màn lên tiếng.
“Tôi ngủ dậy bị nhức đầu, Mary,” Susanna đáp lại, “nên tôi nghĩ tốt nhất là ngủ cho qua luôn.”
“Hoàn toàn đúng đấy cô, không có ai gọi cô cả, ấy là nói như vậy. Phu nhân vẫn chưa dùng bữa sáng và tôi sẽ đem phần của cô lên.”
“Chị tử tế qúa Mary,” Susanna trả lời. “Tôi không vội dậy đâu.”
Khi nàng mặc áo, nàng được biết là mẹ nàng định lái xe trong công viên một mình và không muốn nàng đi chung.
“Mẹ ra ngoài dùng bữa trưa luôn,” phu nhân Lavenham nói, “nếu con phải thử áo thì tốt hơn là đi với bà Dawes. Cứ nghĩ đến áo sống của con là mẹ chán muốn chết, mẹ cũng không biết là có cái áo nào làm cho con nên hồn không!”
Bà vừa nói vừa nhìn con gái mình ra điều chê bai, Susanna đáp lại tỏ ý xin lỗi.
“Con e là đúng như thế, mẹ ạ, cùng một cái áo nhưng trên người mẹ thì trông giống như mẹ vừa từ Olympus hạ phàm vậy!”
Nghe lời khen lady Lavenham tỏ vẻ hài lòng nhưng đôi mày xinh đẹp nhíu lại khi bà nhìn cô con gái.
“Mẹ không hiểu được là con giống ai nữa,” bà nói. “Bà nội con là người phụ nữ xuất sắc nhất, còn bà ngoại con thì con biết rõ rồi đấy từng là một mỹ nhân!”
“Có lẽ con là con ranh con lộn.” Susanna trả lời.
“Mẹ thấy chả có gì đáng ngạc nhiên cả,” lady Lavenham quát tháo. “Nhưng vấn đề vẫn còn sờ sờ ra đấy là mẹ cũng chẳng biết phải làm thế nào để khiến cho con nhìn tươm tất hơn.”
“Không có cách nào đâu mẹ, nên con phải quên chuyện đó thôi.”
“Mẹ ước là mẹ quên được đấy chứ!” lady Lavenham nói. “Nhưng bỏ đi, mẹ đã có kế hoạch rồi – con cứ để đấy cho mẹ.”
Susanna biết không sai một li cái kế hoạch đó của mẹ là gì, và ý tưởng đó khiến lòng nàng rắn đanh khi nàng viết thư để lại cho mẹ mình.
Nàng mất chút thời gian để quyết định viết như thế nào trước khi đặt bút.
Mẹ à, con đã quyết định rồi là con không thích hợp với sinh hoạt xã hội hay là con muốn kết hôn với bất cứ người nào. Vì thế con ra đi sống với bạn và tự định đoạt tương lai của con.
Con tuyệt đối an toàn và không muốn ba mẹ phải lo lắng cho con, và con hứa con sẽ tự chăm sóc mình.
Xin hãy tha thứ cho con vì những lo lắng, băn khoăn con đem đến cho ba mẹ, và xin đừng đi tìm con, vì con không có ý định trở về nhà cho đến khi lễ hội kết thúc.
Susanna nghĩ đến nhiều điều khác nàng muốn nói, nhưng biết mẹ mình ghét đọc những lá thư dài dòng, nàng chỉ thêm vào.
Gửi tình thương yêu của con đến cho ba mẹ, con vẫn là đứa con gái yêu thương của ba mẹ.
Susanna.
Nàng đã nghĩ đến việc viết rằng “đứa con gái yêu thương và ngỗ nghịch của ba mẹ” nhưng rồi cho rằng mẹ nàng sẽ không thấy thế là thú vị. Lady Lavenham không hề có chút xíu khiếu hài hước nào!
Vì mẹ nàng ra ngoài dùng bữa trưa và nàng ở một mình, nên Susanna dễ dàng thực hiện bước kế tiếp mà có lẽ có nhiều khó khăn hơn.
Nàng biết ngay khi nàng dùng bữa trong phòng ăn xong người hầu sẽ thảnh thơi rút xuống tầng hầm để dùng bữa của họ, và đây là cơ hội để đem rương từ gác thượng xuống, chỗ đó đã bị người hầu gác cửa lấy sau khi họ tới London.
Thật khó cho nàng khi phải mang những chiếc rương lớn nắp bằng da trọng lượng cũng đáng kể, nhưng nàng xoay sở với hai cái nhỏ hơn bằng cách trượt chúng xuống thang. Nàng đem mấy cái rương vào phòng ngủ mình và bí mật bỏ y phục vào, hy vọng Mary sẽ không phát hiện nàng đã đem áo buổi chiều ra mặc vào giờ uống trà nhưng sau đó lại đổi thành dạ phục.
Thêm một lần nữa nàng gặp may, vì ba và mẹ ra ngoài dùng cơm tối, và Susanna thuyết phục Mary mang một khay đựng thức ăn nhẹ lên cho nàng lúc bảy giờ.
“Tôi hãy còn chút nhức đầu, Mary, nên đừng làm phiền tôi. Tôi sẽ để khay ở ngoài cửa rồi cố dỗ giấc.”
“Ý kiến hay đấy cô, tôi mong là cô không bệnh vì mấy thứ khác, nếu cô bị sởi hay cái gì giống vậy ngay khi đi diện kiến nhà vua và hoàng hậu thì khủng khiếp lắm.”
Susanna không trả lời và Mary lại nói thêm.
“Phu nhân sẽ giận ghê lắm nếu mấy cái áo đẹp bà mua sẽ bị phí hết!”
“Tôi bảo đảm là tôi không bị sởi đâu,” Susanna nói, “chỉ là cơn nhức đầu chán chết thôi. Có lẽ tôi ăn trúng cái gì đó không chừng.”
“Cô à, nhiều chocolate qúa làm cho người ta không tiêu và làm cho mình mập dễ sợ luôn.”
“Tôi biết chứ Mary, nhưng tôi không nhịn được. Cô Harding hay la tôi vì cái tật tham ăn.”
“Tôi đoán là cô nhớ cô Harding,” Mary nói.
“Phải, tôi nhớ cô ấy ghê lắm,” Susanna tán thành.
Khi nàng ở một mình nàng thường tự hỏi nếu nàng không sáng trí hơn để nghe theo cơn bốc đồng đầu tiên của mình và đi gặp cô Harding kể cho cô nghe kế hoạch của mẹ bắt nàng lấy quận công Southampton thì chuyện gì sẽ xảy ra.
Nhưng nếu nàng làm thế, cô Harding có thể làm gì được đây? Chất thêm một gánh nặng cho cô khi cô có học trò mới và nơi ở mới phải đương đầu thì thật không công bằng.
“Cô đã bảo mình phải tự đứng lên và chăm sóc cho mình, và đấy chính là chuyện mình đang làm!” nàng tự nhủ.
Nàng khóa cửa và bắt đầu xếp đồ vào rương, nàng thấy mình không có lý do nào phải bỏ lại nhưng thứ đã trả bằng chính tiền của mình. Ngoài ra, dù nàng chắc chắn có sẵn một số tiền, nhưng tiêu xài hoang phí sẽ là một sai lầm phòng trường hợp nàng định ở lại nước ngoài sau khi nghỉ việc với ông Dunblane.
Nàng đến gặp thư ký của mẹ và hỏi lấy ba mươi bảng khi lady Lavenham đã đi khỏi.
“Cô muốn nhiều tiền thế để làm gì?” cô McKay hỏi.
“Tôi muốn mua vài cuốn sách,” Susanna đáp lại, “và một món qùa tôi đặc biệt muốn tặng mẹ tôi, và tôi muốn vài đôi găng tay và một số những thứ khác đắt tiền trong một cửa hiệu trên đường Bond, chỗ đó tôi không có tài khoản.”
“Thôi được,” cô McKay nói. “Tôi không có ý chất vấn, nhưng hình như cô đem trong mình như thế là qúa nhiều tiền.”
“Tôi không mang đi lâu đâu!” Susanna nói. “Vậy thì ngày mai tôi trở lại lấy thêm!”
“Cô may mắn là có tiền ở đây để đưa cho cô,” cô thư ký nói. “Tiền bạc chi tiêu trong nhà này và tại trang viên Lavenham thỉnh thoảng làm tóc tôi dựng đứng!”
“Chúng tôi may mắn là có đủ khả năng,” Susanna nói.
“Điều đó thì chắc chắn rồi,” thư ký đáp lại.
Susanna có cảm tưởng rằng cô McKay có vẻ ganh tị, và nàng nghĩ khi tối ngày phải quản lý tiền bạc của người khác trong lúc bản thân mình lại eo hẹp thật đúng là đau khổ.”
“Cô McKay, tôi có đem theo một quyển sách trong phòng tôi mà tôi nghĩ cô sẽ thích, tôi muốn tặng cho cô.”
“Cô tử tế quá, nhưng tôi không có thời gian để đọc. Buổi tối khi về đến nhà tôi còn có mẹ già phải chăm sóc nữa. Thực tế bà ấy đã nằm liệt giường và tôi phải nấu nướng cho mẹ tôi, dọn dẹp nhà cửa, và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để trở lại đây vào sáng sớm.”
Đó là lần đầu tiên cô McKay nói năng thật lòng và Susanna cảm thấy áy náy vì luôn luôn nghĩ cô ấy như là một người máy chứ không phải thực sự là con người.
Khi nàng lên lầu để cất ba mươi bảng vào ví, nàng ngồi xuống bàn viết và viết một tờ ghi chú cho ba mình, nhờ ông lấy tiền của nàng cho cô McKay hai mươi lăm bảng.
Cô ấy rất cần số tiền này ba à, và con rất biết ơn ba làm dùm chuyện con mong muốn. Xin ba hãy tha thứ cho con vì đã làm ba mẹ phiền lòng, nhưng con cần phải đi xa để nghĩ kỹ mọi chuyện.
Nàng có cảm giác rằng ba mình sẽ thông cảm hơn là mẹ, nhưng nàng biết rằng cho dù nàng nói cho ba biết nàng ghét ý tưởng phải kết hôn với quận công đến dường nào, ông cũng không ủng hộ nàng.
Ông chỉ nghĩ rằng điều đó lạ thường là phụ nữ mà nàng không hăng hái và nguyện ý để có được mối hôn nhân sáng lạn.
Chỉ khi rương của nàng đã thu xếp xong xuôi và nàng phải nhét luôn đồ vào một cái hộp đựng nón lớn nàng mới đi ngủ. Nàng không chắc là mình sẽ ngủ được vì phải thức dậy sớm để trốn ra khỏi nhà khi không có ai lai vãng.
Trong London ba nàng thường ăn sáng dưới lầu vào lúc chín giờ, khi đó nàng sẽ ăn cùng với ông. Nếu nàng rời nhà lúc tám giờ rưỡi, nàng chỉ đối phó với gia nhân, và nếu James và George trực trong tiền sảnh như nàng dự đoán thì họ sẽ không thắc mắc bất cứ mệnh lệnh nào của nàng.
Mọi chuyện đều tiến hành rất hoàn hảo đến nỗi Susanna khó lòng tin được là mình lại may mắn đến thế.
George đã gọi một chiếc xe kéo, còn James thì mang rương của nàng xuống lầu, và nàng bỏ đi trước khi bất cứ ai kịp hỏi han nàng hay kinh ngạc trước hành động của nàng.
Nàng đủ sáng suốt để nói với James là mình muốn đến ga Waterloo, và chỉ đến lúc họ đi xa hẳn khỏi biệt thự Lavenham nàng mới bảo phu xe chở nàng đến ga Victoria.
Phu xe chấp thuận đổi hướng đi mà không có ý kiến nào nên Susanna cho anh ta tiền hoa hồng thật hậu.
Giờ thì nàng đã ngồi an toàn trong xe lửa và nàng chỉ cầu mỗi một điều là nó lên đường trước khi có người phát hiện ra nàng đã đi khỏi biệt thự Lavenham.
Khi nàng dùng hết café và bánh quy thì một tiếp viên chạy vội ngang qua nàng và nói với một tiếp viên khác.”
“Họ đến rồi.”
Đột nhiên Susanna cảm thấy hoảng sợ và ngờ vực chính mình, nàng trỗi dậy.
Dù Susanna chỉ ngủ một chút tối hôm trước, nàng cảm thấy không vỗ giấc được khi xe lửa bắt đầu chuyến hành trình băng ngang qua Pháp.
Họ đi du lịch trong hoàn cảnh thật xa hoa mà đối với nàng dường như không thật cũng giống như mọi chuyện nàng đang làm. Ông Dunblane có người hầu riêng, những bốn người, ngoài người hầu cá nhân, ông Chambers và một người khá cao cấp hình như đảm trách nhiệm vụ của cả nhân viên giao dịch lẫn quản gia.
Susanna cảm tưởng mình như là người hoàng tộc đang đi du lịch trên xe lửa hoàng gia vậy.
Tại Dover viên chức điều hành cảng và một số các viên chứ khác đã hướng dẫn khênh ông Dunblane bằng cáng vào trong cabin riêng trên xe lửa chạy hơi nước băng qua kênh đào.
Nàng cũng có một phòng đơn, chắc chắn ông Chambers và có lẽ ngay cả các nhân viên khác cũng được như thế.
Nàng hầu như mỏi mệt khi cứ bị hỏi là có muốn bất cứ thứ gì không và nàng tự hỏi không hiểu ông Dunblan cảm thấy thế nào dù nàng chưa tiếp xúc ông ấy.
Susanna biết rằng dẫu có sự thay đổi nào với các toa xe đang kéo cỗ xe riêng của họ, họ cũng ở nguyên như trước cho đến khi họ đến Pháp.
Nàng thật sự hứng thú khi duyệt qua phòng khách tiện nghi nàng được sử dụng và phòng ngủ thông ra đấy. Nàng biết ông Dunblane cũng hưởng thụ cùng những tiện nghi xa hoa đó.
Có hai cỗ xe kéo dùng để chở họ đến Dover nhưng có đến ba chiếc cho chuyến hành trình đến Florence, và chắc chắn các viên chức tiễn họ đi vô cùng ấn tượng với toàn thể đoàn tùy tùng của nàng.
Susanna thầm nghĩ, “ông Dunblane chắc phải giàu lắm.”
Nàng biết ngoài nhà vua, không ai du lịch xa hoa như thế trong Âu châu cả, cho dù họ có làm gì đi nữa ở Anh. Nàng để ý một vài người bạn của mẹ nàng có xe lửa riêng ở Anh, như quận công Sutherland chẳng hạn, và một số thành viên qúy tộc khác.
Mẹ nàng hay diễn tả cho nàng nghe tiện nghi của xe lửa hoàng gia mà bà và ba nàng thường đi đến Sandringham hay lâu đài Warwick, khi đi cùng với nhà vua họ rất thưởng thức tính hiếu khách của nữ bá tước xinh đẹp Warwick.
Nhưng băng ngang châu Âu theo cung cách thế này, Susanna nghĩ, là một trải nghiệm nàng lúc nào cũng ghi nhớ, và nàng lưu ý mọi sự việc diễn biến, thậm chí cả việc đứng tại cửa sổ trong những ga nhỏ để ngắm những nét mặt há hốc ra ngạc nhiên của những người đứng trên sân ga.
Thật là thích thú biết bao, sau khi ăn tối với ông Chambers trong phòng khách nàng biết chiếc giường có khung bằng đồng bảo đảm sẽ rất thoải mái.
Nàng lên giường và cầm một quyển sách nàng mang theo để đọc, nhưng nàng thấy có chút khó khăn tập trung vì có rất nhiều chuyện để nghĩ ngợi.
“Mình đã bỏ nhà đi! Mình đã thực sự trốn thoát! Và giờ đây mẹ phải mất hàng tháng mới tìm mình được, và đến lúc đó có lẽ bà sẽ đành cam chịu là mình sẽ không lấy ai cả, và không muốn kết hôn!”
Nàng tự nhủ rằng điều đó chắc chắn có nghĩa là nàng sống hết đời là xử nữ.
Dẫu cho đấy là ý tưởng phiền muộn, nàng tự bảo mình rằng khi nàng đã ổn định sự độc lập của mình có lẽ nàng có thể làm những cái mình thích: du lịch hay sống một mình không có ai quấy nhiễu nàng.
Nàng có cảm tưởng chuyện sẽ không dễ dàng như thế, nhưng ít ra nàng đã đi một bước đúng hướng!
Nàng đã tỏ ra là mình có can đảm!
Cô Harding thường nói rằng can đảm là đức tính quan trọng nhất người ta cần có.
“Can đảm, không những để đương đầu với cuộc sống,” cô ấy nói, “mà là để tự thấu hiểu bản thân mình. Hầu hết mọi người qúa sợ hãi để nhìn thật sâu trong thâm tâm mình vì họ lo ngại về những cái họ sẽ tìm được. Đó là điều em cần phải làm, Susanna, và hãy cảm đảm để làm.”
“Mình sẽ đối mặt với sự việc một cách thẳng thắn, trung thực,” giờ Susanna thầm nghĩ. “Mình biết đích xác mình như thế nào – mập, xấu, không thu hút – và chắc chắc là không có người đàn ông nào hứng thú với mình chỉ vì mình. Thế nên, mình phải tạo dựng cuộc sống không cần đến đàn ông!
Nàng đặt quyển sách xuống và ngả đầu xuống gối.
“Mình gặp hên, rất là hên,” nàng nói với chính mình. “Mình có tiền, vì thế không sợ nghèo đói. Bằng cơ hội mỏng manh mà mình thấy được đoạn quảng cáo trong báo The Times, và ở đây mình đang tự bắt đầu một chuyến phiêu lưu thật sự, và không một ai, thậm chí là mẹ, có thể cản trở mình!”
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Love In The Dark
Barbara Cartland
Love In The Dark - Barbara Cartland
https://isach.info/story.php?story=love_in_the_dark__barbara_cartland