Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1
G
iữa buổi sáng mùa hè nóng nực, nhịp sống trong bệnh viện Three Counties nhấp nhô trồi sụt như nhưng lớp thủy triều vỗ quanh bờ một hòn đảo xa tít ngoài khơi. Bên ngoài bệnh viện, dân cư của thành phố Burlington thuộc tiểu bang Pennsylvania ngột ngạt với cái nóng chín mươi độ ([1]) trong bóng râm chưa đến bảy mươi tám phần trăm độ ẩm.
Tại các nhà máy luyện thép và sân ga: nơi có ít bóng râm và không theo nhiệt kế, ắt hẳn còn nóng hơn nhiều. Bên trong bệnh viện không khí mát mẻ hơn, song chẳng hơn được là bao. Trong số các bệnh nhân và nhân viên: chỉ những người may mắn hoặc có thế lực mới được vào những căn phòng có máy điều hòa nhiệt độ để tránh cái nóng ghê người. Trong khu nhận bệnh nhân ở tầng chính không có máy điều hòa nhiệt độ. Cô Madge Reynolds lấy trong bàn giấy ra chiếc Kleenex thứ mười lăm trong ngày, lau mặt và quyết định lén ra ngoài để thấm khô mồ hôi một lần nữa.
Cô Reynolds, ba mươi tám tuổi, là trưởng ban tiếp đón bệnh nhân và là độc giả siêng năng của mục quảng cáo mỹ phẩm vệ sinh phụ nữ. Thành thử cô cảm thấy rất khổ sở vì không thể giữ được vệ sinh đầy đủ cho thân thể; trong giờ làm việc cô cứ chạy như con thoi giữa bàn giấy và phòng toa-lét nữ ở cuối hành lang. Chiều nay cô phải tiếp đón bốn bệnh nhân.
Mới mấy phút trước, tin đưa ra là sẽ có hai mươi sáu bệnh nhân xuất viện thay vì hai mươi bốn như cô Reynolds vẫn đinh ninh. Và đêm qua lại thêm hai người chết nữa. Như thế sẽ có bốn cái tên được tách ra khỏi bảng danh sách chờ đợi dài lê thê và cho nhập viện ngay. Do đó trong hoặc gần thành phố Burlington, bốn con người đã chờ đợi từ lâu dưới bốn mái nhà sẽ phấn khởi hoặc lo lắng gói ghém vài thứ đồ dùng cần thiết và phó thác con người mình cho nền y học của bệnh viện Three Counties. Cầm sẵn chiếc Kleenex thứ mười sáu, cô Reynolds mở một tập hồ sơ lớn, nhấc máy điện thoại trên bàn giấy và bắt đầu quay số.
o O o
May mắn hơn các nhân viên tiếp nhận bệnh nhân là đám người ốm đông đảo đang chờ đợi tại khu điều trị ngoại trú nằm đối diện với tầng chính của bệnh viện. Ít ra họ cũng sẽ được dễ chịu khi đến lượt bước vào một trong sáu phòng khám có gắn máy lạnh. Sáu vị bác sĩ chuyên khoa đang khám bệnh miễn phí cho những người không thể hoặc không muốn trả tiền khám tư tại Khu Chuyên khoa nằm ở trung tâm thành phố.
Ông già lao công Rudy Hermant ngồi yên thưởng thức bầu không khí mát lạnh dễ chịu trong khi bác sĩ Mc Evan, chuyên khoa tai mũi họng, chăm chú tìm tòi nguyên nhân vì sao càng ngày ông cụ càng lãng tai. Thật ra ông cụ không nghĩ ngợi gì về chuyện lãng tai cho lắm. Đôi khi không nghe thấy người ta sai bảo thì khỏi phải làm, thế mà hay! Nhưng anh con trai cả của cụ đã quyết định đưa cụ đến đây khám tai.
Rút ống soi ra khỏi tai ông già Rudy, bác sĩ Mc Evan càu nhàu:
- Cụ phải chịu khó rửa tai cho sạch chứ!
Chẳng mấy khi bác sĩ Mc Evan bẳn gắt như thế! Chả là sáng nay, lúc ăn điểm tâm, ông bị vợ cằn nhằn vì chuyện trang trải tiền bạc mua sắm trong nhà. Ông cáu tiết lùi mạnh chiếc xe Olds mới toanh ra khỏi ga-ra và làm bẹp dúm tấm chắn bên hông phải.
Cụ Rudy ngơ ngác nhìn lên:
- Sao cơ?
- Tôi bảo cụ phải... à mà thôi - Mc Evan chưa quyết định được bệnh trạng của ông cụ là do sự lão hóa hay vì một khối u nhỏ. Đây là một ca khá hay, tính tò mò nghề nghiệp đã lấn át nỗi bực dọc trong lòng bác sĩ.
- Tôi không nghe rõ - ông cụ nhắc lại.
Mc Evan nói lớn:
- Không sao! Tôi bảo cụ cứ quên nó đi!
Bác sĩ cảm thấy hơi xấu hổ vì cơn nóng giận của mình. Cũng may là ông cụ đã không nghe thấy hết.
Trong phòng khám đa khoa, bác sĩ thực tập nội trú Toynbee, người mập mạp, đang đốt nối một điếu thuốc nữa và nhìn bệnh nhân ngồi trước bàn giấy. Trong lúc ngẫm nghĩ để ra toa, bác sĩ cảm thấy hơi cáu kỉnh và tự nhủ sẽ kiêng ăn món cơm Tàu khoảng một hoặc hai tuần lễ; dù sao tuần này sẽ có hai bữa tiệc và buổi họp mặt của Câu lạc bộ Thực khách, thành thử việc kiêng ăn cơm Tàu có lẽ không khó khăn lắm. Chẩn đoán xong, bác sĩ nhìn chằm chằm vào bệnh nhân và nói sẵng giọng:
- Ông béo phì rồi đấy. Tôi sẽ cho ông chế độ ăn uống mới. Lại phải cai thuốc lá mới được.
o O o
Cách đó khoảng một trăm bước, Miss Mildred, trưởng ban văn thư lưu trữ của bệnh viện Three Counties đang hối hả bước qua dãy hành lang bận rộn của tầng chính, mồ hôi toát ra đầm đìa. Quên cả nóng bức, bà cố đuổi kịp một người vừa khuất dạng ở chỗ góc rẽ.
- Bác sĩ Pearson! Bác sĩ Pearson!
Nhà bệnh lý học già nua dừng lại đẩy điếu xì gà lệch qua một bên mép và cầu nhàu:
- Gì thế? Gì thế?
Miss Mildred, năm mươi hai tuổi, độc thân, cao khoảng một thước năm mươi ba, đi guốc loại cao nhất và trông vẫn nhỏ choắt. Bà cảm thấy nao núng trước cái nhìn cau có của vị bác sĩ. Nhưng hồ sơ, đơn từ, bệnh án là cả cuộc đời bà. Bà thu hết can đảm rồi nói:
- Thưa bác sĩ, cần phải ký biên bản mổ khám nghiệm tử thi. Sở y tế đòi mấy bản sao.
- Để lúc khác. Tôi đương bận - Joe Pearson gắt gỏng.
Mildred cố nài:
- Xin bác sĩ giúp cho. Chỉ nhoáng một cái là xong. Tôi cố tìm bác sĩ ba hôm nay mới được đấy.
Pearson càu nhàu nhượng bộ. Đón lây cây bút bi và mấy tờ biên bản, ông bước đến một chiếc bàn rồi vừa ký vừa lầm bầm:
- Tôi chẳng biết mình đang ký cái quái gì đây.
- Thưa bác sĩ, ca mổ ông Howden đấy ạ.
Pearson cau có:
- Cả trăm nghìn ca. Nhớ làm sao được.
Miss Mildred nhẫn nại:
- Đó là ca chết vì ngã xuống từ giàn giáo cao. Chắc bác sĩ còn nhớ, nhà thầu bảo rằng ông ta ngã vì bị suy tim chứ không phải vì thiếu an toàn lao động.
Pearson lẩm bẩm:
- À.
Trong khi bác sĩ tiếp tục ký biên bản, Miss Mildred cũng tiếp tục câu chuyện. Bà đã nói thì phải nói cho trót mới hả:
- Nhưng giải phẫu tử thi cho thấy trái tim nạn nhân hoàn toàn lành mạnh và không có bệnh tật nào khác khiến ông ta ngã xuống.
- Biết rồi- Pearson ngắt lời.
- Xin bác sĩ thứ lỗi, tôi thiết nghĩ...
- Đó là tai nạn. Người ta phải trợ cấp cho bà quả phụ - Pearson nói văng ra lời nhận xét, chỉnh lại điếu xì gà trên môi và nguệch thêm một chữ ký gần như làm toạc giấy. Bữa nay trên ca vát của ông dính nhiều trứng hơn mọi ngày, Miss Mildred thầm nhận xét, và không biết đã bao lâu rồi ông chưa chải lại mái tóc muối tiêu rối bù kia. Cách ăn mặc của Joe Pearson nửa như trò hề, nửa như điều tai tiếng tại bệnh viện Three Counties này. Từ ngày vợ chết cách đây khoảng mười năm, ông sống một mình và việc ăn mặc ngày càng nhếch nhác. Nhìn bề ngoài của ông ở tuổi sáu mươi sáu, đôi khi người ta có cảm tưởng rằng đó là một lão già ma cà bông hơn là vi bác sĩ chủ nhiệm khoa của một bệnh viện lớn. Dưới lớp áo bờ lu trắng, Miss Mildred thấy rõ một chiếc gilê bằng len đan, các lỗ khuy đã bong sờn với hai lỗ thủng có lẽ vì chất a xít. Chiếc quần dài màu xám không đường ly buông chùng phủ lên đôi giày mòn vẹt đang cần đánh bóng.
Ký xong tờ biên bản cuối cùng, Joe Pearson cục cằn đẩy trả xấp giấy cho Mis Mildred.
- Hết chuyện vớ vẩn chưa, tôi đi làm việc tiếp được rồi chứ hả?
Điếu xì gà gật lên gật xuống làm rơi tàn thuốc trên người ông và sàn gạch bóng lộn. Làm việc ở bệnh bện Three Counties quá lâu năm, Pearson có thái độ thô lỗ rất tự nhiên thật khó chấp nhận được ở những người trẻ tuổi hơn. Tuổi nghề chồng chất cũng khiến ông phớt lờ được những tấm biển: “Cấm hút thuốc” nằm soi mói rải rác trên mọi hành lang bệnh viện.
- Cám ơn bác sĩ. Cảm ơn nhiều lắm.
Ông gật đầu lãnh đạm rồi bước về phía tầng chính bệnh viện để đi thang máy xuống tầng trệt. Nhưng cả hai chiếc thang máy đều đang bận ở những tầng trên. Bực mình, ông càu nhàu rồi bước xuống cầu thang dẫn đến khoa Xét nghiệm.
o O o
Lên cao ba tầng lầu nữa là khu phẫu thuật. Bầu không khí ở đây dễ chịu hơn. Với nhiệt độ và độ ẩm được điều chỉnh cẩn thận, các bác sĩ phẫu thuật, nội trú sinh, y tá chỉ mặc cái lót dưới lớp đồng phục màu xanh lá cây - có thể làm việc thoải mái. Một vài bác sĩ đã hoàn tất ca mổ đầu tiên của buổi sáng đang rảo bước về phòng nghỉ để nhấm nháp một tách cà phê trước khi tiếp tục vào những ca mổ mới. Từ những căn phòng vô trùng nằm dọc theo hành lang và cách ly hẳn với mọi khu vực khác của bệnh viện, các cô y tá đang đẩy xe lăn chuyển các bệnh nhân còn nằm hôn mê sang phòng hồi sức để được chăm sóc kỹ lưỡng trước khi trở về giường bệnh.
Nữ bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Lucy Grainger vừa nhấm nháp cà phê nóng bỏng vừa bênh vực giá cả của chiếc xe hơi Volkswagen mà cô mới mua ngày hôm trước.
- Nói xin lỗi, Lucy ạ - Bác sĩ Bartlett đang nói - Tôi e rằng có lúc sẽ dẫm phải nó trên bãi đậu.
- Lo gì, Gil - Cô trả đũa - Nếu cần thực tập thì anh cứ việc bước quanh con quái vật Detroit của anh là được.
Gil Bartlett, bác sĩ phẫu thuật đa khoa, nổi tiếng trong bệnh viện nhờ có chiếc xe hơi Cadillac lúc nào cũng bóng lộn không một hạt bụi nhỏ. Chiếc xe phản ánh cái thói bảnh bao của chủ nó, một trong những bác sĩ diện kẻng nhất của bệnh viện Three Counties. Bartlett cũng là người duy nhất nuôi một bộ râu kiểu họa sĩ Van Dyke, luôn luôn được tỉa tót cẩn thận. Lucy rất thích nhìn bộ râu ấy rung rinh trong lúc Bartlett nói chuyện.
Kent O’Donnell bước sang nhập bọn. O’Donnell là trưởng khoa phẫu thuật kiêm chủ tịch hội đồng y sĩ bệnh viện.
Bartlett đưa tay chào và nói:
- Kent, tôi đương tìm anh đây. Tuần tới tôi phải lên lớp cho các cô y tá về đề tài cắt amiđan người lớn. Anh có tấm ảnh nào về bệnh viêm khí quản và viêm màng phổi không?
O’Donnell cố nhớ ra mấy tấm ảnh màu trong bộ giáo cụ của anh. Anh hiểu ngay ý của Bartlett - đây là một trong những hậu chứng của việc cắt amiđan người lớn ít có ai biết đến. Như hầu hết mọi nhà phẫu thuật khác, O’Donnell biết rằng đôi khi một mảnh amiđan cực nhỏ trốn thoát được lưỡi dao vô cùng cẩn thận của bác sĩ và bị kéo vào phổi gây nên chứng áp-xe. Anh nhớ ra rằng mình có sẵn một loạt ảnh chụp khí quản và buồng phổi minh họa bệnh trạng này.
Anh nói với Bartlett:
- Có Tối nay tôi sẽ tìm cho anh.
Lucy Grainger nói:
- Nếu không có ảnh khí quản, anh cứ đưa ảnh một đoạn ruột thẳng cũng được, ông nội này không phân biệt được đâu. Mọi người cùng cười ồ lên.
O’ Donlell cũng mỉm cười. Anh và Lucy là bạn với nhau từ xưa. Đôi khi anh thầm nghĩ nếu có thời gian và hoàn cảnh thuận lợi, tình bạn giữa hai người có thể tiến xa hơn. Anh mến cô vì nhiều phương diện, ít ra là vì cô có thể đứng vững vàng trong cái lĩnh vực mà người ta thường cho rằng chỉ đành cho đàn ông, mà vẫn không mất đi nữ tính căn bản của mình. Bộ đồng phục xanh khiến cô có vẻ cứng cỏi như tất cả mọi người. Nhưng anh biết ẩn ở phía đưa làn vải là một thân hình mảnh mai, dịu dàng thường ăn mặc kín đáo nhưng rất hợp thời trang. Ý nghĩ của anh chợt bị cắt đứt vì tiếng gõ cửa. Một cô y tá bước vào báo với bác sĩ O’Donnell.
- Thưa bác sĩ O’Donnell, gia đình bệnh nhân của ông đang đợi ngoài kia.
- Bảo với họ tôi sẽ ra ngay.
Anh bước vào phòng thay đồ để cởi áo bờ-lu. Ngày hôm nay anh chỉ có một ca mổ. Trấn an các thân nhân xong (ca mổ gắp sỏi mật rất thành công) anh sang văn phòng ban quản trị.
o O o
Ở tầng sát bên trên, trong phòng bệnh số 48, bệnh nhân George Andrew Dunton đã mất hết phản ứng nóng lạnh và chỉ còn cách cái chết mười lăm giây nữa. Khi bác sĩ MacMahon cầm tay bệnh nhân đợi chờ mạch ngừng đập, cô y tá Penfield cho máy quạt quay hết tốc lực vì sự hiện diện của gia đình bệnh nhân làm cho bầu không khí trong phòng thêm phần oi ả. Đây là một gia đình tốt, cô nhận xét - bà vợ, cậu con trai lớn, cô con gái. Bà vợ đang khóc rưng rức, cô con gái lặng yên nhưng nước mắt cứ tuôn rơi trên gò má. Cậu cón trai quay đi nhưng đôi vai rung lên không ngớt. Khi tôi chết - Blaine Penfield thầm nghĩ - mong rằng sẽ có người đến nhỏ lệ cho tôi, đó là lời phúng điếu tốt đẹp nhất.
Bác sĩ MacMahon buông rơi cổ tay bệnh nhân và đảo mắt nhìn tất cả mọi người. Ai cũng hiểu sự im lặng ấy. Như cái máy, cô Penfield ghi giờ chết: 10 giờ 52 phút.
o O o
Tại các khu khác và trong các phòng bệnh, đây là một trong những khoảng thời gian êm ả nhất trong ngày. Thuốc men đã phát xong, các phòng khám bệnh đã ngưng việc, khoảng thời gian êm ả kéo dài cho đến bữa ăn trưa để rồi lại bắt đầu một đợt sóng dâng trào lên tít cao. Mấy cô y tá chạy và quán uống cà phê, các cô khác ngồi lại ghi chép bệnh án. “Đau bụng liên tục”, nữ y tá Wilding đang viết vào hồ sơ của một nữ bệnh nhân. Bà định viết thêm một dòng nữa nhưng chợt ngừng tay.
Từ sáng đến giờ, đây là lần thứ hai bà Wilding, năm mươi sáu tuổi, tóc muối tiêu, thuộc lớp y tá lớn tuổi của bệnh viện đưa tay vào túi áo bờ-lu lấy ra bức thư mà bà đã đọc hai lần kể từ khi nó được đưa đến bàn giấy của bà cùng với thư từ của các bệnh nhân. Từ trong phong bì rơi ra tấm ảnh chụp một đại úy hải quân trẻ tuổi quàng vai một thiếu nữ xinh đẹp. Bà ngắm nghĩa tấm ảnh một lúc lâu rồi đọc lại bức thư: “Mẹ yêu dấu, chắc mẹ sẽ ngạc nhiên lắm, chúng con gặp nhau ở San Francisco đây và mới kết hôn ngày hôm qua. Con biết đã làm cho mẹ thất vọng mẹ luôn tỏ ý muốn có mặt trong ngày cưới của con, nhưng chắc mẹ sẽ hiểu cho con khi biết rằng...”
Bà Wilding rời mắt khỏi bức thư và nghĩ đến đứa con trai bà vẫn hằng nhớ nhưng mà chẳng mấy khi gặp lại. Sau khi ly hôn, bà nuôi Adam ăn học cho đến hết bậc cao đẳng, rồi Annaolis ([2]), rồi vài tuần nghỉ, rồi Hải quân, bây giờ nó nên người và thuộc về kẻ khác. Nội ngày hôm nay bà phải gởi điện chúc mừng hai đứa mới được. Trước đây bà luôn miệng bảo rằng một khi Adam sống tự lập được rồi, bà sẽ bỏ nghề y tá, nhưng rồi bà vẫn tiếp tục làm việc. Và chẳng cần phải thúc giục, cái ngày về hưu cũng gần kề rồi. Bà cất bức thư và tấm ảnh vào túi rồi cầmlấy cái bút, nắn nót viết thêm: tiêu chảy kèm ói mửa nhẹ. Bác sĩ khám bệnh: Reubens.
o O o
Tại khoa Phụ sản trên tầng bốn không thể đoán trước được vào lúc nào trong ngày sẽ yên tĩnh. Trong khi rửa tay chuẩn bị vào phòng sinh cùng với hai bác sỉ sản khoa khác, bác sĩ Charles Dornberger thầm nghĩ: bọn trẻ sơ sinh có cái thói quen làm khổ thiên hạ là rủ nhau đến ồ ạt cùng một lúc. Thường cả hàng mấy giờ, thậm chí mấy ngày liền bầu không khí rất êm ả, các cháu thong thả ra chào đời Và rồi đột nhiên cơn lốc ập tới, hàng chục đứa đòi lọt lòng mẹ cùng một lúc. Cảnh náo nhiệt ấy đang diễn ra ngay lúc này đây.
Bác sĩ Dornberger sẽ đỡ cho một bà da đen mập mạp lúc nào cũng tươi cười, sắp sinh đứa con thứ mười. Bà đến bệnh viện trễ và gần kíp giờ sinh, nên được phòng Cấp cứu chuyển ngay vào đây bằng băng ca. Trong khi rửa tay, bác sĩ Dornberger nghe được một mẩu đối thoại giữa bà và anh sinh viên thực tập nội trú hộ tống bà đến khoa Phụ sản.
Tất nhiên, như trong mọi ca cấp cứu khác, người hộ tống yêu cầu mọi người ra khỏi thang máy dưới tầng trệt.
- Mọi người sang trọng ở dưới kia phả i ra khỏi thang máy vì tôi - Bà ta nói - Ồ, suốt đời tôi chưa hề cảm thấy mình quan trọng như thế bao giờ...” Tới đây Dornberger nghe thấy anh sinh viên thực tập bảo bà nằm nghỉ thôi. Lập tức có tiếng đáp:
- Con bảo má nằm nghỉ hả con? Thì má đương nghỉ đây mà. Mỗi lần đến phòng sanh là má được nghỉ khỏe cả người. Chỉ có lúc này là thoát được cái nợ rửa chén đĩa, giặt giũ, nấu nướng. Ôi, má mong sao được đến đây hoài hoài, coi như được đi nghỉ mát vậy đó. Bà ngừng một lát vì cơn đau nhói lên, rồi vừa nghiến răng vừa thì thào: má đã có chín đứa rồi, đây là đứa thứ mười. Đứa lớn nhất bằng con rồi đó nghe. Con cứ đợi một năm nữa mà coi...thế nào má cũng trở lại đây.
Dornberger nghe thấy bàcười khúc khích. Nhóm y tá phòng sinh đã ra đón bệnh nhân. Anh sinh viên thực tập trở về nhiệm sở ở phòng Cấp cứu.
Bác sĩ Dornberger tẩy rửa xong, khoác áo, khử trùng, toát mồ hôi vì trời nóng và bước vào phòng sanh.
o O o
Trong khu nhà bếp của bệnh viện, thời tiết oi ả không thành vấn đề vì người làm ở đây đã quen với bầu khí nóng nực rồi. Hilds Straughan, trưởng ban cấp dưỡng, nhấm nháp chút nho khô và gật đầu tán tưởng với người đầu bếp. Bà e rằng chất bổ của thức ăn sẽ lộ ra trên bàn cân trọng lượng cơ thể bà vào tuần tới, nhưng rồi bà tự dối lòng mình rằng nhiệm vụ của người cấp dưỡng là phải kiểm tra thực phẩm của bệnh viện. Vả lại, bà có lo lắng về chuyện chất bổ và trọng lượng cơ thể thì cũng đã muộn mất rồi. Bao nhiêu lần kiểm tra thực phẩm từ trước tới nay đã đủ gắn lên người bà con số hai trăm cân Anh, mà một phần lớn nằm ở hai bầu vú vĩ đại như hai ngọn núi Gilbraltar lừng danh khắp cả bệnh viện và làm cho bà có dáng đi như chiếc phi cơ không vận khổng lồ được hộ tống bằng hai chiếc chiến hạm ở phía trước.
Nhưng bà Straughan say mê công việc chẳng kém gì chuyện ăn uống. Bà ngắm nhìn vương quốc của mình với vẻ hài lòng: bếp lò và bàn phục vụ bằng thép sáng ngời, nồi niêu xoong chảo bóng loáng, tạp dề trắng tinh trên người các nhân viên. Nhìn tất cả những thứ ấy, bà lâng lâng vui sướng.
Đang vào lúc bận rộn. Bữa ăn trưa là bữa nặng nhọc nhất vì ngoài các bệnh nhân nhà bếp còn phải phục vụ toàn thể nhân viên của bệnh viện. Chỉ còn hai mươi phút nữa là đến lúc đem cơm đến các khu bệnh, việc phục vụ sẽ kéo dài suốt hai tiếng đồng hồ. Sau đó vừa kịp lau rửa chén đĩa và sửa soạn ngay bữa chiều.
Nghĩ đến chén đĩa, bà Straughan chợt cau mày và vận động ngay sang khu sau của nhà bếp là nơi có đặt hai chiếc máy rửa chén đĩa tự động không lồ. So với các khu vực khác trong vương quốc của bà, chỗ rửa chén đĩa này thiếu vẻ sáng loáng và hiện đại. Đã nhiều lần bà mơ tưởng đến ngày các thiết bị của khu vực này được hiện đại hóa như các nơi khác. Cũng đành vậy thôi; không thể nào trong một sớm một chiều mà lo tròn tất cả mọi chuyện được. Phải thừa nhận rằng trong hai năm làm việc tại bệnh viện Three Counties bà đã nài nẵng được ban quản trị mua sắm nhiều máy móc đắt tiền. Dẫu sao đi nữa, trong khi đi lại kiểm tra bàn ăn cơm của các nhân viên bệnh viện, bà quyết định sẽ sớm thưa lại chuyện máy rửa chén đĩa với ông quản trị.
o O o
Không phải chỉ có bà trưởng ban cấp dưỡng mới suy nghĩ về chuyện cái ăn thức uống. Tại khoa X quang trên lầu hai, một bệnh nhân ngoại trú - ông Jim Bladwick phó quản trị một trong ba công ty mua bán xe hơi lớn của thành phố Burlington - đang đói bụng thấy mồ như như lời ông kêu ca.
Đầu đuôi thế này: theo lời khuyên của bác sĩ ông Jim Bladwick đã nhịn ăn từ nửa đêm và lúc này đang ở trong phòng X quang hạng nhất để kiểm tra dạ dày. Tia X sẽ xác định chỗ viêm ruột của ông có phải là loét tá tràng hay không. Jim Bladwick hy vọng rằng sự nghi ngờ của bác sĩ là vô căn cứ. Ông cầu mong bệnh tật đừng đẩy lui ông vì sự nghiệp của ông đang hé mở sau ba năm trời làm việc cần cù hơn tất cả mọi người trong Công ty.
Ông lo lắm. Chẳng lo làm sao được khi mà hàng tháng phải đạt chỉ tiêu mãi dịch. Nhất định không phải là loét tá tràng mà là một bệnh gì đó, nhè nhẹ, mau khỏi. Ông chỉ mới giữ chức phó quản trị được sáu tháng. Chức vị to đấy, nhưng hơn ai hết, ông hiểu rõ rằng chiếc ghế có đứng vững được hay không là tùy thuộc ở khả năng hoạt động liên tục và hiệu quả. Muốn được như vậy cần phải xông xáo, nhanh nhẹn và sáng suốt. Không một thứ bệnh tật gì có thể biện minh cho việc làm ăn sa sút.
Ông lần lữa mãi mới chịu cất bước đến đây. Khoảng hai tháng trước ông bắt đầu cảm thấy đau quặn ở vùng dạ dày, ợ chua nhiều, đôi khi ngay trước mặt khách hàng. Ông tự trấn an mình rằng,đó chỉ là hiện tượng bình thường.
Nhưng rốt cuộc vẫn phải đi khám bác sĩ và kết quả là sáng nay phải vào bệnh viện. Ông hy vọng chuyện sẽ mau qua. Việc mua bán sáu chiếc xe tải với công ty Fowler đang ở hồi khẩn trương. Trời đất quỷ thần ơi, sao mà đói bụng thế này!
Đối với bác sĩ Ralph Bell, chuyên khoa X quang (dân bệnh viện thường gọi ông là “Kính Coong”([3]), đây đúng là bệnh toét tá tràng, không khác những ca trước đây một chút nào. Thích thú với trò chơi trí thức, ông đám đánh cược là “có bệnh”. Cứ nhìn diện mạo bệnh nhân là đủ biết. Bác sĩ kín đáo quan sát Jim Bladwick qua tròng kính đầy cộm gọng sừng. Ông nhận thấy bệnh nhân có vẻ lo lắng hơn những người đồng bệnh mà ông đã từng gặp. Ngay lúc này đây ông ta đang lo lắng ra mặt.
Bác sĩ đặt Jim Bladwick vào sau màn huỳnh quang rồi đưa cho ông ta một ly barium.
- Khi nào tôi nói thì ông uống ngay cho nhé.
Sửa soạn xong, bác sĩ ra lệnh:
- Nào!
Bladwick uống cạn ly nước, bác sĩ Bell theo dõi chất barium trôi qua thực quản vào dạ dày rồi đi xuống tá tràng. Đường viền của từng bộ phận hiện ra rõ ràng. Thỉnh thoảng bác sĩ nhấn nút để ghi lại kết quả trên phim. Ông nhồi bụng của bệnh nhân để ép cho chất barium tỏa ra chung quanh.
Và rồi ông nhìn thấy rõ - một vết loét trên tá tràng! Một vết loét không sai vào đâu được. Ông cảm thấy thích thú vì đã thắng cuộc với chính mình.
- Xong rồi, ông Bladwick, cảm ơn - ông nói lớn.
- Thưa bác sĩ, thế nào ạ? Tôi sống chứ?
- Không chết đâu.
Bệnh nhân nào cũng muốn biết bác sĩ đã thấy gì trên màn huỳnh quang. Gương thần hỡi cho ta biết, ai lành mạnh nhất trên đời? Thông báo kết quả xét nghiệm không phải là việc của ông.
- Phim sẽ được gởi cho bác sĩ của ông vào ngày mai.
Khổ rồi đó, ông bạn - Bác sĩ thầm nghĩ - Phải nghỉ ngơi nhiều và chịu khó dùng sữa với trứng chần nước sôi.
o O o
Cách dãy nhà chính của bệnh viện một trăm thước trong một khu nhà cũ kỹ trước kia là nhà máy sản xuất đồ gia dụng nay được đùng làm nhà ở cho các nữ y tá, y tá thực tập Vivian Laburton đang loay hoay với chiếc khóa kéo bị hóc.
- Đồ chết tiệt! - Cô gọi chiếc khóa kéo bằng danh từ mà bố cố rất ưa dùng. Ông làm ăn khấm khá bằng cái nghề đốn cây to và về nhà vẫn cứ quen miệng ăn nói y như trong rừng.
Nơi con người Vivian, mười chín tuổi đôi khi lộ ra sự tương phản giữa vẻ cường tráng của cha và nét thùy mị của mẹ, nét thùy mị bẩm sinh của người New England mà sự chung đụng với nghề gỗ ở Orgeon không làm thay đổi được. Theo học khóa đào tạo y tá đã được bốn tháng, Vivian nhận thấy trong phản ứng của mình đối với bệnh viện và nghề điều dưỡng có dấu vết của cha với mẹ. Cùng một lúc, nàng cảm thấy say mê và ghê tởm. Nàng hiểu rằng khi mới tiếp xúc gần gũi với thế giới bệnh hoạn, chẳng có ai không bị choáng. Biết thế, nhưng mỗi khi ruột gan đưa lên, nàng phải vận dụng hết ý chí để khỏi quay mặt đi và chạy trốn.
Sau nhưng giây phút ấy, nàng cảm thấy cần phải thay đổi không khí như vết thương cần thuốc tẩy trùng. Trong chừng mực nào đó, nàng tìm được điều ấy như một thú vui đã có từ lâu: âm nhạc. Kể cũng đáng ngạc nhiên khi một thành phố không lấy gì làm bề thế như Burlington mà có được một dàn nhạc giao hưởng hạng ưu. Khám phá ra dàn nhạc, Vivian liền trở thành một trong những người ủng hộ nó hết lòng. Bước đi dồn dập của nhịp phách và hương thơm của tiếng nhạc du dương giúp cho con người lấy lại được thăng bằng và thanh thản. Tiếc thay dàn nhạc đã tạm nghỉ hè khiến nhiều lúc nàng thấy cần phải có cái gì thay thế nó.
Thôi, thời gian đâu mà suy nghĩ vẩn vơ. Hết lớp sáng, chẳng mấy chốc nữa là đến buổi thực tập ban chiều. Cái khóa kéo này làm khổ ngươi ta!... Nàng lại giựt mạnh. May quá, răng bám rồi! Thở phào nhẹ nhõm, nàng chạy băng ra cửa rồi dừng lại lau mắt. Trời nóng ơi là nóng! Mấy phút loay hoay kéo khóa khiến mồ hôi nàng vã ra như tắm.
o O o
Nhịp đời trong bệnh viện cứ trôi qua như thế hết ngày này sang ngày khác. Lớp học, phòng điều dưỡng, phòng thí nghiệm, phòng mổ, khoa Thần kinh, khoa Phân tâm, khoa Nhi, khoa Da liễu, khoa Chỉnh hình, khoa Mắt, khoa Phụ Sản, khoa Tiết niệu, khu khám bệnh miễn phí, các dãy phòng bệnh nhân, phòng quản trị, phòng kế toán, phòng tài chính, nhà cấp dưỡng, phòng đợi, hành lang, hội trường, thang máy... suốt mấy tầng lầu, tầng trệt và tầng chìm của bệnh viện Three Counties, nhịp sống của con người chẳng khác chi con nước thăng trầm.
Lúc này là mười một giờ trưa ngày mười lăm tháng bảy.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng
Arthur Hailey
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng - Arthur Hailey
https://isach.info/story.php?story=loi_chan_doan_cuoi_cung__arthur_hailey