Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Khung Trời Của Lài
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
N
hạc để làm cho người ta vui chứ. Giải trí bằng âm nhạc đề đầu óc vui tươi, thảnh thơi. Cậu thấy đúng không? Nhạc Việt Nam bài nào bài nấy buồn cách gì đâu! Sao vậy cậu?
- Có lẽ người nhạc sĩ làm nhạc, tìm cảm hứng trong lúc buồn chăng? Với lại cậu nghĩ bản tính người mình như vậy chứ không sôi nổi ồ ạt như người ngoại quốc. Cháu nói vậy chứ đâu phải bài nào cũng buồn.
- Trời hỡi ơi! Cậu mà nghe cái băng ngâm thơ của mẹ cháu còn ngán nữa. Nghe chả ra làm sao. Khi nào khó ngủ cứ nghe mấy đồ đó là ngủ ngay cho coi, mẹ cháu lại cứ bảo con nít không biết thưởng thức!
- Mỗi một tuổi một khác cháu ơi! Ở những người lớn tuổi, bản nhạc xưa gợi nhớ đến thời còn trẻ, thích thú lắm.
- Cậu đâu đã già mà cháu cứ nghe cậu than, kỳ thiệt! Bên này Mỹ họ trẻ trung lắm cậu ơi.
- Thật à? Thế Diễm có biết ai làm mối cho cậu đi.
- Làm mối là sao cậu?
Vĩnh phì cười:
- Ơ! Con nhỏ này tiếng Việt gì mà xoàng thế! Làm mối là giới thiệu cho cậu một cô nào đó để cậu quen và nếu hợp thì sẽ đi xa hơn, hiểu chưa?
- Trời hỡi! Cậu lớn rồi cậu tìm lấy chứ. Cháu tìm sao được. Bạn Diễm nhỏ xíu đâu có được.
Vĩnh cười ngất:
- Thôi! Cậu cháu mình bắt đầu nói nhăng rồi.
Cả hai cậu cháu cùng cười vui vẻ. Nói lăng quăng một chút vậy mà làm Diễm tỉnh ngủ. Xe sắp rẽ vào trường, Diễm trông thấy Lài và April ở xa xa bèn chỉ trỏ.
- Cậu ngừng cho cháu xuống chỗ kia nhe. Cháu đi vào lớp cùng bạn cháu... Ngay đây được rồi cậu... Chào cậu cháu đi học.
Dứt lời Diễm hối hả xuống xe, đóng cửa vội và chạy theo gọi:
o O o
- Sao hôm nay April buồn vậy?
- Bắt đầu từ hôm nay nhà có thêm người.
Lài hỏi lại bằng một giọng ngạc nhiên:
- Ủa, ai vậy?
- Larry.
- Larry là ai?
- Chồng mới của mẹ.
Lài im sững không dám hỏi tiếp. April quay sang Lài:
- Lài thấy sao?
Lài lúng túng hỏi lại:
- Sao là sao?
- Nếu là Lài thì Lài nghĩ sao?
- Lài... không biết nữa... Ông đó ra sao?
- Chưa bao giờ thấy mặt.
- Sao kỳ vậy? Đột ngột quá!
April đưa chân đá những quả thông khô trên lề đường và nói:
- April không muốn về nhà.
- Làm vậy bác giận chết. – Lài nhỏ nhẹ nói.
- Bây giờ chắc mẹ chẳng để ý. Mẹ còn lo nhiều chuyện khác.
- Có nhiều loại tình cảm chứ. Tình cảm dành cho con cái khác, còn tình cảm dành cho vợ chồng khác. Lài vẫn hỏi ba Lài sao ba không lấy vợ? Chị biết ba em nói sao không? Ba bảo điều đó không cần thiết. Còn tụi mình, một hồi mình lớn nữa, mình có đời sống riêng thì cha mẹ mình cũng thế chứ?
April mất hẳn vẻ bướng bỉnh:
- Cũng muốn nghĩ như vậy, nhưng khó quá!
Rồi April nhìn Lài có vẻ ngần ngừ:
- Lài... về nhà với April bữa nay không?
Lài chần chừ định bảo không nhưng nhìn thấy vẻ khẩn khoản của April nàng đành gật đầu. Tuy trong bụng rất lo ngại sợ bác Wayne hiểu lầm con nít tò mò.
Cũng cây, cũng cỏ, cũng cùng một khoảng cách, cũng hít, cũng thở, cũng một ngày trôi qua. Nhưng ngày hôm nay sẽ không còn như mọi ngày với sự có mặt của một người thứ ba trong nhà. Sự tò mò về người lạ đó không át nổi nỗi lo lắng của những thay đổi sắp đến. Có thể một không khí vui tươi hơn sẽ đến với gia đình nàng nhưng cũng có thể ngược lại. Một điều chắc chắn mà April biết là cái chỗ của nàng ở trong ngôi nhà sẽ bị thu hẹp lại, thế giới riêng tư của mình sẽ bị dồn vào một góc nhỏ hơn nữa cho đến một ngày nào mà con chim đủ lông cánh sẽ bay đi về những chân trời xa lạ. April chưa bao giờ biết mặt Larry, người bồ hờ tương lai, người đem lại tuổi xuân cho mẹ nàng. Và khuông mặt xa lạ đó hiện đang ở nhà nàng ngày hôm nay, đang chiếm đoạt dần mọi thứ trong nhà nàng, từ đồ vật... đến mẹ nàng. April muốn có một cái gì đó thuộc hẳn về mình, không phải là một vật vô tri giác, mà là một người sao không bao giờ nàng nghĩ ra điều đó? - để đáp ứng lại, để yêu thương mình, để đón nhận, và cũng để thấy rằng mình thuộc về nhau, là một cần thiết hai chiều, không thể tách rời và vĩnh viễn gắn bó.
Khoảng cách giữa hai mẹ con chưa bao giờ được phá bỏ và có lẽ theo với thời gian April thấy mình càng trưởng thành bao nhiêu khoảng cách càng xa thêm bấy nhiêu. Những tình cảm dành cho mẹ chỉ nằm trong đầu mà không thể thoát ra thành lời được, ngượng ngập, xa lạ và sẽ trở thành trơ trẽn. Và bây giờ lại thêm một chướng ngại vật nằm ngay giữa khoảng cách vô hình đó. Con đường thế là bế tắc!
Mà con đường đó nghẽn thật khi April thấy trước nhà mình thêm một chiếc xe đậu. Đó hẳn là xe của Larry? Nàng có cảm giác như mình đi nhầm nhà cho dù cây maple vẫn sừng sững đứng bên hông nhà, bốn chiếc cửa sổ ở mặt tiền với những ổ cửa kính nhỏ xinh xắn như những đôi mắt đang quan sát nàng.
Lài thấy được vẻ ngần ngại và dùng dằng của April. Nàng nắm tay bạn bóp mạnh và kéo April vào nhà.
Lài hỏi nhỏ:
- Đưa chìa khóa đây Lài mở cửa cho hay... muốn nhận chuông?
April lặng lẽ đưa chìa khóa không trả lời. Hai đứa còn loay hoay chưa mở cửa thì cánh cửa đã chợt mở rộng. Một người đàn ông ngoài 40, cao lớn, gầy gò, với bộ râu quai nón, đứng chặn ở cửa. Mặt ông ta dịu lại khi nhìn thấy April.
- Đây là April phải không?
April nhìn chăm chăm vào người đối diện như thách thức và trả lời:
- Còn ông là Larry?
Lài đứng cạnh thấy nhột nhạt khó chịu trước sự gặp gỡ không mấy tốt đẹp này. Nàng thấy hối hận đã đi theo April về đây.
Người đàn ông trước mặt nhếch mép cười, nụ cười không đủ làm ấm lại cái không khí ngột ngạt này. May sau bác Wayne xuất hiện. Bác rất vui vẻ khi thấy Lài.
- Lài đấy à? Khỏe không cháu? April nữa. Đây là Larry, đây là April mà em thường nhắc đến với anh, còn đây là Lài, cháu của em.
Larry bắt tay Lài. Bàn tay cứng và lạnh làm Lài hơi rùng mình. Larry lại gần April, định giang tay ôm lấy những April lùi lại và nhạt nhẽo bắt tay người bố hờ.
Cái cảm tưởng đầu tiên mà Lài thấy ở Larry – có thể những cảm tưởng đầu tiên không đúng – là một sự sợ hãi. Không biết tại sao nhưng nhất định là Lài không thấy yên ổn khi ở cạnh một người như Larry. Có thể vì chùm râu rậm rạp đen nhánh hay vì cặp mắt nâu sắc và dữ dội hay cũng có thể vì nụ cười nhếch mép không trọn vẹn. Hay vì hơi nóng hùng hục từ người ông ta toát ra làm Lài thấy nhột nhạt. Tự dưng nàng thấy thương April lạ lùng. Lài quay sang ôm lấy bạn và thầm thì:
- Lài về đây. Đừng sợ, không có sao đâu. Có gì mai kể cho Lài nghe.
Quay sang bác Wayne và Larry, Lài chào:
- Cháu về bác.
Bác Wayne vui vẻ trả lời:
- Cho bác gởi lời thăm ba cháu. Lài càng lớn càng đẹp. Có bạn trai chưa?
Lài đỏ mặt trả lời:
- Dạ không có bác.
Nàng trả lời lễ phép nhưng trong bụng rất khó chịu vì câu hỏi. Cũng cùng một câu hỏi mà khác nhau. Câu hỏi đó ở ba của Lài có tính cách săn sóc, còn ở bác Wayne nhất là trong trường hợp này đây có vẻ châm chọc thế nào.
Lài gượng gạo và rút lui. Một cảnh đổi mới được dựng lên trong đó có April, cô bạn thân thiết của mình.
Lài lững thững quay ngược trở về con đường cũ. Nắng chiều chưa tắt hẳn, mặc dù mùa này mặt trời lặn sớm. Nàng không muốn nghĩ tới April và những cảnh vừa qua nữa. Sao không nghĩ mọi chuyện giản dị cho dễ thở? Lài phân chia rất nhiều ngăn để cất giữ những điều không muốn nhớ đến hay không muốn nghĩ đến. Nàng muốn khuyên April hãy như mình.
Lài rảo bước nhanh về nhà. Những ngọn đèn đường đã tự động bật sáng. Ánh sáng èo uột và mông lung vì trời chưa tối hẳn, chỉ đủ tỏa quanh một chu vi nhỏ hẹp. Cách xa hơn bắt đầu thấy bóng đêm đang ùa xuống. Chiếc áo trắng của Lài sáng lòa trong bóng tối chập chờn theo nhịp di động vội vã như cánh bướm đang bay lượn. Qua một quãng đường vòng vắng vẻ, tự dưng Lài nhớ đến ông bố Trí và cái chết thảm khốc của ông ta, và nàng đâm sợ. Lài cố bước nhanh hơn, nàng gần như chạy. Tiếng giầy nện xuống lề đường trong lúc trời chập choạng tối nghe rõ mồn một và cho Lài một cảm giác như đó là tiếng chân của một người lạ đang đuổi theo mình. Nàng càng hoảng sợ và chạy nhanh hơn. Lài đang chạy đua với tiếng tim đập loạng xạ trong lồng ngực.
Đến trước nhà, nàng thở phào và đi chậm lại. Ánh đèn trong phòng khách hắt ra ngoài khung cửa sổ thật ấm áp. Lài run rẩy mở cửa:
- Lài hả?
- Dạ.
- Sao hôm nay về muộn vậy?
- Con đưa chị April về nhà.
Lài vừa trả lời vừa thở hổn hển. James nhìn gương mặt bơ phờ của Lài và lo âu hỏi:
- Con có sao không vậy?
Lài thẹn thùng lắc đầu:
- Không ạ... Tại... tối đi về một mình con hơi sợ.
James nghiêm mặt trách:
- Đêm tối đi ra ngoài một mình không nên, lỡ có chuyện gì thì sao? Mà tại sao con phải đưa April về nhà? Nó vẫn đi về một mình được mà?
Lài bối rối tìm câu trả lời:
- Tại April... cần con.
- Tại sao? Lại dấu ba chuyện gì vậy?
- Không... thật mà ba. Hôm nay nhà bác Wayne có thêm người.
James nhíu mày hỏi lại:
- Larry hả?
À, thế ra ba biết. Người lớn biết hết chỉ có bọn mình là lúc cuối mới hay. Lài nghĩ thế và không dấu được vẻ bất mãn.
- Vâng.
- Thì có sao đâu.
Lài sững sờ nhìn ba. Nàng không ngờ mọi chuyện có thể giản dị như vậy. Có lẽ bậc làm cha mẹ có những lý lẽ riêng của họ, không cần chia sẻ với con cái. Nghĩ thế và nàng im lặng.
James ngạc nhiên nhìn Lài:
- Chuyện đó rất bình thường, tại sao các con lại... kỳ vậy nhỉ?
Lài cãi hộ cho April:
- Nhưng mà bác Wayne không bao giờ nói chuyện về ông đó trước mà cũng chẳng cho April gặp ông ta bao giờ hết.
- Bộ cha mẹ phải xin phép hay hỏi ý kiến con cái nữa à?
Lài nghẹn lời. Nàng thấy tức tối như mình đang ở trong cuộc. Nàng vững vàng nói:
- Như vậy thì cha mẹ chẳng nghĩ tới con cái nữa.
James ngạc nhiên trước thái độ của Lài:
- Có chứ. Nhưng con phải hiểu đó là hai thứ tình cảm khác nhau.
- Con đồng ý. Nhưng ít nhất đó cũng là một vấn đề nên chia sẻ để tìm sự thông cảm.
James nhún vai:
- Một đôi khi mổ xẻ một vấn đề chẳng đi tới đâu mà đặt trước một chuyện đã rồi lại giải quyết ổn thỏa hết.
- Con thấy người lớn độc tài. – Lài nói bằng một giọng hằn học.
James phá lên cười một cách thích thú:
- Sao Lài kỳ vậy? Đây là câu chuyện của người khác có dính gì tới cha con mình đâu?
Lài ngượng nghịu:
- Con xin lỗi ba nhưng tại con... thương chị April.
James nhìn Lài và thấy mềm lòng. Ở con bé này có một sự bao dung, một tình cảm sâu xa mạnh mẽ, một tấm lòng thiết tha thật đáng quý. Chàng nhỏ nhẹ khuyên Lài:
- Con làm gì được? Vả lại con và April có biết gi về Larry không? Nhiều khi anh ta là một người tốt thì sao? Sau này anh ta sẽ thương April như con ruột, chuyện đó cũng thường xảy ra chứ?
James nghĩ đến hoàn cảnh của mình và tự nhiên thấy hãnh diện ngầm là mình đã bao bọc, thương yêu Lài như con ruột của mình. Có thể không giống hẳn như tình cha con của những người khác nhưng tình yêu đó có. Mình đã chẳng thấy lo lắng khi Lài về muộn hay đau ốm sao?
James nói quả quyết:
- Rồi xem, đâu có sao đâu. Một hồi rồi quen hết.
- April không vậy đâu ba.
James hỏi lại:
- Như thế nghĩa là sao?
- April nó không giống như những đứa khác.
- Dĩ nhiên. Chẳng ai giống ai.
Lài cãi:
- Ba không hiểu. Nó khác lắm!
James cười xòa:
- Thì ba không hiểu. Mấy cô mới lớn lắm chuyện, lôi thôi quá! Thôi! Lài thay quần áo rồi ăn tối. Bữa nay Lài về muộn, ba làm biếng, chỉ có bánh mì, thịt nguội sẵn trong tủ lạnh thôi.
Lài vẫn băn khoăn nghĩ đến bạn. Lài sợ hãi những tình cảm thầm kín của April. Nó âm ỉ mà sôi noi. April không than khóc, vất vã mà có thể thầm lặng và cứ dồn ép để có thể một lúc nào đó ngọn lửa bùng lên thiêu đốt hết cả. Ba không thể hiểu được tuổi trẻ. Dưới mắt ba có lẽ Lài và April vẫn còn là những đứa con nít không biết gì.
Lài gượng gạo ăn và không nói năng gì cả. James chợt lên tiếng:
- Hồi chiều Vĩnh lại đây, mang sách cho con. Ba để ngoài phòng khách.
Lài nghe một cách lơ đễnh. James nhìn Lài và hơi lộ vẻ ngạc nhiên khi thấy Lài dửng dưng không hỏi lại. Chàng hỏi:
- Lài không thích đọc sách nữa à?
- Con cũng thích nhưng tuỳ loại. Cậu Vĩnh cho con mượn sách gì vậy ba?
- Chẳng biết nữa con ra mà xem.
Trên chiếc bàn nhỏ kê ở góc phòng, một chồng sách cũng đến 4, 5 cuốn nằm xếp lên nhau. Lài cầm lên ngắm: cuốn sách mới toanh như chưa có ai đọc và còn thơm mùi giấy. Ở ngay trang đầu có lời đề tặng: «Tặng Lài với tất cả – Vĩnh». Lài ngỡ ngàng nhìn vào hàng chữ viết tay thật đẹp. Hàng chữ như nhảy múa trước mặt Lài nhưng tuyệt nhiên không đem lại một chút xúc động hay vui sướng nào. Nàng hờ hững đặt quyển sách xuống làm như đây là lời đề tặng cho người khác. Diễm và April mà biết chắc chúng tha hồ chế diễu. Lài hơi thất vọng khi thấy mình là đối tượng của một người lớn tuổi. Dưới mắt Lài, Vĩnh ở một vị thế của một người cha, chú. Nay lại biến dạng thành một hình ảnh khác mà Lài chưa chấp nhận được.
- Sao Lài?
James hỏi một câu ngắn ngủi nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa và Lài cũng thừa thông minh để hiểu.
- Cậu Vĩnh tặng con chứ không phải cho mượn.
- Ba nói đúng chưa?
- Không lẽ con đem trả lại?
James ngạc nhiên hỏi Lài:
- Tại sao vậy?
Lài lúng túng không biết phải giải thích thế nào:
- Con có thích gì đâu, mà nhận rồi nghĩ sao?
- Việc gì mà phải nghĩ. Quà tặng là chuyện thông thường. Thái độ của con mới là câu trả lời.
- Con không thích nghĩ mấy cái chuyện này.
James nhìn Lài bằng cặp mắt tò mò. Con bé này quả hơi khác thường. Chàng nhìn lại Lài. Nó đã trưởng thành và nẩy nở thành một thiếu nữ. Mỗi lần nhận thấy điều đó, James lại cố tình tự bảo mình là Lài hãy còn nhỏ và chỉ là một đứa trẻ con. Nghĩ đến Lài như một đứa trẻ dễ dàng cho chàng hơn ở vị thế một người cha hờ. Nhìn Lài như một thiếu nữ, vị thế của chàng bị lung lay và mọi sự có vẻ giả tạo. Những lúc đó James mới chịu nhận giữa mình và Lài không có một chút liên hệ nào cả. Và chính vì cái dây thiêng liêng đó không có, nên điều gì cũng dễ trở thành... James không dám nghĩ tiếp. Đôi khi những ý tưởng ký dị ở ngay trong chính mình phản bội lại mình. Nhưng James tự nhủ: «Không bao giờ mình thay đổi».
Nhưng Vĩnh? Vĩnh và những tình cảm săn đón dành cho Lài lại là một nhắc nhở: Lài không còn là đứa trẻ nữa. James không muốn sự nhắc nhở đó, nhưng có lẽ chàng không cần đến sự nhắc nhở đó thì đúng hơn.
James lặng lẽ nhìn Lài thu dọn. Chàng nghĩ đến Vĩnh, anh chàng Việt Nam dễ thương và cởi mở, nói một thứ tiếng Anh bừa bãi và chắp nối, và gần bằng tuổi mình. Thế mà Vĩnh lại để ý Lài. Những săn đón ấy xem có vẻ lôi thôi. James tủm tỉm cười khi nghĩ đến điều đó. Thời buổi này cái gì cũng chớp nhoáng, cơ hội qua vùn vụt, nhanh tay thì được mà chậm thì vuột.
- Ba ơi!
Tiếng Lài nhỏ nhẹ như một tiếng chuông vang khe khẽ. James hỏi lại:
- Sao Lài?
- Ba nghĩ April không sao chứ?
James không bao giờ ngờ câu hỏi của Lài. Chàng đinh ninh Lài sẽ nói về Vĩnh. Chàng không hiểu tại sao Lài lại thắc mắc và lo âu cho April nhiều như vậy?
- Tại sao con hỏi lạ vậy? Cái cảnh dì ghẻ cha hờ xảy ra nhan nhản. Có ai chết đâu? Hợp thì ở mà không hợp thì thôi. Chắc Larry không đến nỗi nào thì bác Wayne mới chịu chứ. Con cái nhiều khi hẹp hòi và ích kỷ.
Lài nóng bừng mặt cãi:
- Con thấy chuyện chọn lựa và kết hợp đâu có giản dị như ba nói: hợp thì ở mà không thì thôi.
James ngạc nhiên nhìn Lài:
- Ba thấy giản dị như vậy thật. Ba thấy không có lý do gì để con phải lo âu cho April một cách thái quá như vậy.
- Con nghĩ ông Larry vẫn là một người lạ tự dưng đến ở trong nhà. Sống chung với một người lạ dưới cùng một mái nhà là một điều...
- Con muốn nói gì hả Lài?
Lài băn khoăn tìm câu trả lời:
- Con... thấy không an toàn.
James không ngờ Lài trưởng thành đến mức đó. Sự ngỡ ngàng làm chàng ngẩn người ra. Những cạm bẫy, nguy hiểm, bất trắc của cuộc đời té ra Lài thấy cả. Nó thực sự không còn là một đứa trẻ nữa. Thế giới này ô nhiễm đến độ làm đứa trẻ mới lớn nghi ngờ và e ngại. Chàng gật gù:
- Con có lý... Cứ giữ cái tinh thần đó vào đời con sẽ đỡ bị vấp ngã.
Thấy ba không phản đối nữa, Lài hăng say nói tiếp:
- Ba không biết April đâu. Nó đã nhiều lần...
Nói đến đây Lài chợt im bặt vì nhớ đến sự kín đáo và tin tưởng April đặt ở mình.
James không nói gì nhưng trong đầu chàng đặt nhiều câu hỏi. Điều mà Lài muốn nhắc về April có thể là một trong những khủng hoảng mà trẻ mới lớn gặp phải: bỏ nhà đi hoang, hút xách, nghiện rượu, tự tử... Chàng hy vọng April không thuộc trong những trường hợp đó... Tự dưng James nhớ đến Andy... ba của April. Thảm kịch từ đó ư? James không muốn nhớ đến nữa và có lẽ cũng chẳng ai muốn nhớ đến Andy. Chàng hy vọng Lài sẽ lớn và sống một cách bình thường, đừng gặp nhiều khó khăn và trắc trở.
Chàng không mong cho Lài trưởng thành nhanh, James không muốn thêm mối lo âu. Trách nhiệm là điều mình tự nguyện nhưng tránh phiền hà, lo âu được chừng nào hay chừng nấy. Nghĩ như thế nên James chỉ bảo với Lài:
- Con có tin vào định mệnh không Lài? Ba tin và ba phó mặc cho định mệnh.
Lài ngơ ngác một lúc, suy nghĩ và đáp:
- Con không biết nữa, chắc con cũng tin nhưng con không thụ động để mặc định mệnh định đoạt đời con được. Con không nghĩ người ta lại vô dụng và yếu đuối như vậy.
- Không ngờ thật...
Lài ngạc nhiên hỏi lại:
- Ba không ngờ sao ba?
- Ba không ngờ Lài lớn nhanh như vậy!
Lài phì cười:
- Con đang học làm người lớn mà.
- Con chẳng cần học nữa. Con đã thành người lớn rồi đấy.
Lài quay trở lại câu chuyện về April:
- Ba nghĩ ông Larry đàng hoàng không?
Đến lượt James cười phá lên:
- Sao ba biết được? Ba đã biết mặt anh ta đâu. Ba chỉ nghe bác Wayne nơi sơ sơ vậy thôi. Chắc anh ta phải được thì bác ấy mới chịu chứ. Con trông thấy anh ta rồi. Con thấy sao?
Lài phân vân:
- Khó nói lắm ba... tại con có ấn tượng không tốt về những người như vậy nên...
- Những người như vậy là những người ra sao?
- Con chẳng biết phải nói như thế nào...
- Thấy chưa? Lài đâu có biết đâu. Nhiều khi những nhận xét đầu tiên chưa chắc đã đúng. Lài không nên xét đoán người khác một cách hồ đồ. Cứ chờ rồi sẽ thấy. Thôi! Khuya rồi, đi ngủ đi, hay có bài vở lo làm đi! Câu chuyện này nói đến nửa đêm chưa chắc đã xong. Ba nghĩ con nên lo cho chính con trước đã.
- Lài! Chờ Diễm với!
Lài ngừng bước, quay đầu lại tìm. Mầu áo đỏ tươi và mái tóc dài vàng bóng của nàng nổi bật trên nền trời xám đục của một sáng mùa Đông ủ dột. Hình ảnh Lài xinh đẹp, tươi mát, rực rỡ trong không gian mầu khói như một vết chấm phá mạnh bạo, sáng chói và buông thả của người họa sĩ trên khung vải làm lu mờ hết mọi vật chung quanh. Vĩnh nhìn thiếu nữ Tây phương trước mặt và ngỡ ngàng khi nghe Diễm gọi cô ta bằng một cái tên Việt Nam hiền lành, mộc mạc. Cái tên Lài vang nhẹ trong không gian theo gót chân của cô ta khuất dần trong đám học sinh và để lại mình Vĩnh với một rung động khác thường mà có lẽ lâu lắm chàng không biết tới. Vĩnh nhẹ lắc đầu và cười cho mình. Một ngày đầu tuần bắt đầu như thế mặc dù chỉ vu vơ nhưng cũng đỡ buồn tẻ hơn. Như một giọt rượu nhỏ vào ly cà phê thường ngày làm cho mùi vị thay đổi. Mình có cần sự thay đổi không nhỉ? Vĩnh vừa lái xe vừa nghĩ lan man đến các thứ chuyện lẩm cẩm nhưng kỳ lạ thay, thế nào rồi chàng cũng trở về với hình ảnh lúc nãy: Lài! Vĩnh ngạc nhiên với chính mình. Những xao xuyến, rung động chàng đã cho đi một lần, cho và mất luôn, không lấy lại được và cũng chẳng tiếc nuối, trách móc gì cả. Hay là nó còn rơi rớt lại chút ít chờ ngày nẩy mầm, đâm chồi trở lại! Vĩnh không muốn nhớ lại, chàng để nhạc thật to và hát theo người ca sĩ: «... rồi gặp nhau giữa giòng đời. Tìm nhau cuối trời...»
Một ngày lại bắt đầu như mọi ngày đã qua.
o O o
April hỏi Diễm:
- Sao bữa nay không đi bus vậy?
- Tại Diễm ngủ quên, phải nhờ ông cậu đưa đi.
Lài nói góp:
- Đi bus chán ghê hả? Đi lâu lắc, ngừng hàng bao nhiêu chỗ.
Diễm say sưa nói:
- Đến sang năm ba má Diễm cho Diễm lái xe đi học. Lúc đó muốn đi lúc nào là đi.
April chép miệng:
- Diễm sướng thiệt!
- Làm vậy đỡ phải ai đưa đón mà nhiều khi còn lo thêm việc nhà được nữa.
Lài và April không nói gì. Mọi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Diễm vô tư liếng thoắng nói tiếp:
- Cuối tuần này ở đây người Việt Nam tổ chức party vui lắm, Lài và April đi không? April đi xem thử sinh hoạt người Việt ở đây coi sao.
April trả lời:
- Lài đi thì April mới đi.
Ba Lài đi nữa không?
- Dĩ nhiên là được.
Lài tò mò hỏi:
- Họ tổ chức nhân dịp gì vậy Diễm?
- Nẫy Diễm nói là party thật ra không phải vậy. Ở đây số người Việt Nam cũng không đông lắm nếu so với mấy chỗ khác, nhưng họ tổ chức một buổi để gây quỹ giúp đỡ những trẻ em mồ coi bên các trại tỵ nạn. Diễm nghe đâu buổi đó văn nghệ hay lắm. Lài và April đi chơi cho biết vừa để giúp họ gây quỹ vừa để giải trí.
April nghe những điều Diễm nói với một vẻ lạ lùng. Trong thâm tâm rất háo hức muốn dự. Nàng rất thích tìm hiểu về xứ sở của Diễm. Đó là một thế giới xa lạ như những con người của nó thật dễ thương như Lài, như Diễm... April buột miệng nói:
- Đi nhe Lài?
Lài hơi tỏ vẻ ngạc nhiên khi trả lời:
- Ừ! Đi chứ. Để em nói ba đứa tụi mình đi.
Câu chuyện còn lào xào theo với những bước chân nhỏ bé, non dại đi vào khuôn viên trường học. Ở đó trí óc được mở ra với những quả tim ngây dại, thanh khiết và rạt rào niềm tin vào một cuộc đời trong sáng và đẹp đẽ. Bên ngoài nắng đã lên, châm sáng mọi ngõ ngách và hong khô ngọn cỏ vàng úa dưới cái lạnh của một ngày đầu đông.
o O o
Đã lâu lắm từ ngày sang đây Lài mới gặp nhiều người Việt Nam tụ tập đông đảo như hôm nay. Thấp thoáng vài tà áo dài thướt tha, vài vành khăn nhung cổ truyền lẫn lộn trong những kiểu quần áo hợp thời trang nhất hiện nay ở Mỹ. Trẻ con rất đông, chạy chơi đùa nghịch và la hét bằng... tiếng Anh. Chúng mặt những bộ quần áo đẹp và đùa dỡn một cách vô tư, nàng chợt nhớ đến những ngày Tết xa xưa...
Tiếng James nói trong bầu không khí này làm Lài giật mình:
- Lại kia xem đi!
April và Lài đi theo James về phía trái, bên ngoài hội trường. Ở một góc người ta treo những tấm hình đen trắng về trẻ mồ coi bên các trại tỵ nạn. Những tấm hình được phóng lớn với hai mầu đối chọi: đen, trắng, đập vào mắt người qua lại. Lài yên lặng đứng nhìn. Những hình ảnh này chẳng xa lạ gì với nàng. Với hình ảnh gắn lên tường nó chỉ là một thảm cảnh làm người nhìn thấy xúc động sâu xa. Cái tác dụng âm thầm trong yên lặng của một vật vô tri chuyển đạt đến người nhìn làm dấy lên những cảm xúc khó tả.
April nhìn chăm chú vào một bức hình nhỏ gắn ở phía dưới cùng, hơi nằm khuất vào một góc. Hình chụp hai đứa bé: một trai, một gái. Có lẽ đứa con gái vào khoảng 7-8 tuổi, thằng con trai bé hơn cỡ 4 đến 5 tuổi là cùng. Trong tấm ảnh đen trắng, thằng bé trông ngộ nghĩnh với khuôn mặt bụ bẫm, áo cài khuy không đúng nên một bên vạt áo hớt lên để lộ một khoảng bụng. Một ngón tay đút vào miệng. Chiếc mũi hơi hếch và thấp trên khuôn mặt tròn nên trông nó có vẻ nghịch ngợm. Ánh mắt April dừng lại ở những vệt nước mắt từ cặp mắt tròn ngơ ngác của nó kéo dài xuống đến gò má. Bên cạnh đứa con gái mà April đoán là chị nó đang choàng vai em trong một cử chỉ che chở, đùm bọc, mặc dù vòng tay nó hãy còn quá ngắn chưa đủ một vòng ôm. Một đứa con gái buồn rầu, xấu xí nhưng có vẻ cứng cỏi. April nghĩ thầm: Mình may mắn hơn những đứa trẻ này. Cuộc đời có biết bao cảnh ngộ như thế này nhỉ? Cái đẹp, cái xấu, sự sướng, khổ đan vào nhau, bịt kín hết những chỗ dư thừa, không để thừa một khoảng trống nào. April nhìn theo cậu James đang moi túi lấy tiền bỏ vào hộp người ta quyên cho cô nhi.
Lài lững thững đi về phía khung cửa kính ở gần đó. Nàng nhìn mông lung ra ngoài qua lần cửa kính có dán kính mầu. Ánh nắng bên ngoài dịu hơn qua lần cửa kính. Những trời, mây, cây cỏ, vật thể, bên ngoài đều bị đổi mầu. Một buổi chiều như hôm nay, trong một khung cảnh như hiện tại, Lài thấy cái phần thuộc về mẹ nàng, cái phần là Việt Nam sao nhiều hơn, nặng hơn. Nhìn những hình ảnh ở đằng kia, ba nàng và chị April có thể thấy thương xót và tội nghiệp cho những đứa trẻ mồ côi, còn mình? Lài thấy thương hơn nhiều, thương trong cái xót xa của người đồng chủng. Những cảnh tượng đó quá thương trong xóm nghèo của mình ở quê nhà. Có quá nhiều hình ảnh, kỷ niệm và bóng dáng thân thương để làm nên một quê nhà không sao phai nhạt được. Đây không phải là một quê nhà như đúng nghĩa của nó hay sao? Sự gắn liền Lài với nơi đây chính là ba nàng, James. Gần một năm đã qua, tình thương giữa hai cha con có đó: thương yêu, quý mến, nhưng thiếu một cái gì. Có lẽ thiếu giai đoạn khởi đầu nên sự tiếp nối có phần rời rạc. Bước khởi đầu của mình chỉ có bàn tay của Ngoại, không có cha mà cũng thiếu cả mẹ. Có khác gì mấy đứa trẻ trong tấm hình kia đâu nhỉ?
April đụng khẽ vào bờ vai Lài và nhắc:
- Vào đi chứ?
- Vé ba cầm mà. Chị hỏi lại ba xem.
James giơ vé lên thay cho câu trả lời. Trông James có vẻ tư lự, không được vui vẻ như lúc ở nhà đi. Cả 3 người theo người soát vé vào chỗ ngồi. Hội trường chưa đến giờ mà đã đông nghẹt người. Có lẽ ai cũng đến đây để tìm một chút hơi ấm của quê nhà. Lài đảo mắt nhìn quanh tìm Diễm. Nhiều người nhìn Lài bằng cặp mắt tò mò. Cái cảm giác khó chịu và mặc cảm về mình làm Lài không vui. Lâu nay nàng thấy thoải mái khi đứng trong một đám đông người Mỹ, nàng quên hết những cảm giác khổ sở cũ, nay lại bị khơi lại.
Diễm vừa đến, trông thấy 3 người vội tiến lại gần. Diễm đưa tay làm hiệu cho Lài và April thấy. April cũng giơ tay vẫy.
Diễm cười tươi trong bộ áo màu hồng đào.
- Tới lâu chưa Lài?
Diễm hỏi bằng tiếng Việt và ngạc nhiên khi thấy Lài đáp lại bằng tiếng Anh.
- Khá lâu.
Sự ngạc nhiên chỉ thoáng qua. Diễm quay sang giới thiệu người đàn ông đứng bên cạnh với mọi người.
- Đây là cậu Vĩnh. Đây ông James, ba Lài... đây Lài, April, bạn cháu...
Mọi người chào hỏi qua loa theo đúng phép xã giao rồi thôi. Qua cặp kính cận, cọng nâu nhạt, Vĩnh yên lặng ngắm Lài. Nàng rất hồn nhiên nhìn lại làm Vĩnh lao đao. Những giây phút ngắn ngủi đó qua rất nhanh giữa những tiếng ồn ào, xôn xao chung quanh nhưng để lại một dư vị say sưa khiến Vĩnh chợt mỉm cười bâng quơ không nghe Diễm đang nói và kéo tay mình đi.
- Thôi chút gặp lại nhe?
o O o
Chiếc màn nhung đỏ sậm đang từ từ được kéo ra để lộ sân khấu với lá cờ Việt Nam gắn trên tấm phông. Mọi tiếng ồn ào chợt im bặt, người giới thiệu chương trình yêu cầu khán giả đứng lên hết để chào quốc kỳ trước khi vào chương trình. Lúc còn ở bậc tiểu học, bài hát này được trẻ con hát một cách lộn xộn va uể oải. Chúng hát như máy, thuộc như cháo và hoàn toàn chẳng hiểu gì hay cũng chẳng chú ý gì đến lời bài hát. Còn ở đây, trong không khí này (và có lẽ ở tuổi này mới bắt đầu thấy điều đó) nó thấm một cách lạ thường. Thấm đẫm làm Lài rùng mình và thấy lòng nao nao. Nàng nghe quốc ca Mỹ hoài mà chẳng thấy xúc động vì trong thâm tâm vẫn cứ nhận hoàn toàn cái gốc Việt kia. Khi còn ở quê nhà thì cứ khắc khoải đi tìm cái gốc gác kia. Khi đã tìm thấy lại ơ hờ nhận nó. Sao vậy? Chắc tại mình nhận khi cây đang trổ lá chứ không phải từ lúc con nẩy mầm. Đây là một sự chấp vá chưa được hoàn hảo. Thời gian! Mình cần thêm thời gian nữa, chắc thế!
James quay sang Lài hỏi nhỏ:
- Con thích chứ phải không?
Lài gật đầu không nói gì. Riêng April có vẻ thích thú ra mặt. Cái gì cũng lạ, cũng hay. Thỉnh thoảng nàng lại nghiêng đầu hỏi Lài:
- Được qua hả Lài? Uổng quá phải chi mang máy hình.
James vỗ tay to nhất làm thỉnh thoảng nhiều người quay lại nhìn. Những hình ảnh buồn thảm ngoài kia tan biến mất. Lài ngồi xem nhưng không hoàn toàn chú ý. Trong lúc này nàng nhớ nhà quá!
- Ơ! Ông cậu của Diễm kìa!
Lài ngơ ngác hỏi lại:
- Chị nói gì vậy?
April chỉ lên sân khấu:
- Lài không thấy hả?
Lài nhìn theo và quả thực nhìn xa trông ai cũng giống nhau nếu không có gì đặc biệt lắm, nhưng Lài phải khen thầm April có trí nhớ tốt. Giọng ông ta ấm, nhẹ nhàng và tự nhiên. Giọng hát không chải chuốt mà dễ dàng. Giọng hát như hơi thở bay lượn trong hội trường đông kín người, len vào chỗ này một chút, ngừng kia một chút, thật quyến rũ và lời ca thật tha thiết về một quê hương xa lìa. Giọng ca hay quá!
April xuýt xoa:
- Hay quá! Chỉ tiếc một cái là April không hiểu lời của bài hát. Hồi nãy lúc gặp ông ta chỉ lí nhí, chả nghe ra làm sao, vậy mà bây giờ hát thật hay.
Lài ậm ừ đồng ý nhưng vẫn còn mãi nghĩ đâu đâu. April liến thoắng nói về giọng ca đó say sưa một cách kỳ lạ. Lài quan sát April với một vẻ ngạc nhiên không che dấu. Bình thường April rất ít nói, không bộc lộ mấy. Hôm nay thật khác thường.
Buổi văn nghệ cũng qua nhanh. Những tràng pháo tay kéo dài khi bài hát cuối cùng chấm dứt. Người ta lục tục đứng dậy, không khí trong hội trường đột nhiên náo động hẳn lên, những tiếng ghế sắt bị xô đẩy, tiếng người nói cười buông thả tự nhiên, không gian bị xáo lên với những hình ảnh di động hỗn độn. Biển người đó đang chen nhau tràn ra ngoài đường, khua khoắng cả cái tịch mịch bên ngoài của chiều Chủ Nhật đang ươn ái tan dần với bóng chiều trải dài trên khắp hè phố.
James dục hai đứa con gái:
- Đi về chưa?
April trả lời ngay không kịp xem Lài có phản ứng gì:
- Tụi cháu muốn chờ Diễm một chút. Hồi nãy có hẹn nó. Không lâu đâu ạ.
James nhún vai:
- Ờ! Không sao. Chờ thì chờ.
Lài định nói gì rồi lại thôi nhưng trong bụng chẳng hào hứng gì chuyện đứng đây chờ và tìm Diễm. Mai đi học gặp lại nó, có gì đâu. Hay là... Lài nhìn April rồi tủm tỉm cười, quay sang hỏi James:
- Ba thấy chương trình vừa rồi sao ba?
James gật gù:
- Được lắm. Ba không ngờ ở đây đông người Việt như vậy. Con có trông thấy ai quen không?
Lài buồn buồn trả lời:
- Không, Ba!
- Họ có thường tổ chức như vậy không?
- Con đâu có biết. Diễm nó chẳng kể gì mấy.
Quay sang April, Lài dục:
- Chờ Diễm biết đến bao giờ. Đông thế này tìm được nó cũng mệt. Đâu có cần gì đâu?
Trông April có vẻ thất vọng ra mặt, nàng trả lời lửng lơ:
- Ừ! Tại nãy hẹn nó.
- Mai đi học cũng gặp vậy.
- Đợi một chút nữa thôi.
- OK.
Lài bâng quơ nhìn những người đi qua lại. Những câu nói nghe thoáng qua và mất hút ở đằng xa. Người ta trao đổi câu chuyện qua một ngôn ngữ lẫn lộn Mỹ-Việt. Có thể gọi đó là một sự hòa hợp gượng ép không? Có giống mình không nhỉ? Trời đã xâm xẩm tối. Người ra về gần hết. James dục:
- Thôi về chứ! Còn ai nữa đâu.
Lài tán thành ngay, chỉ có April là miễn cưỡng đi theo.
o O o
April ngồi ở băng ghế sau. Bóng tối che một phần khuôn mặt con bé. April im lặng, cái im lặng cố hữu, nghe James và Lài nói chuyện.
- Ba...!
Một tiếng gọi không hẳn là trìu mến mà là một câu hỏi, hơi ngần ngại trong giọng nói nhưng như một chiếc chìa khóa được đút vào cửa nhưng người cầm nó mới có ý định chứ chưa xoay chìa khoá để mở, mở vào một thế giới nào đó.
James cảm nhận được điều này ngay, chàng hỏi lại:
- Sao hả Lài?
Lài yên lặng không trả lời một lúc lâu, nhưng cuối cùng cũng hỏi:
- Có bao giờ... ba nghĩ đến chuyện trở lại thăm Việt Nam ngày nào đó không ba?
Câu hỏi ngoài mức dự đoán của chàng. James lúng túng tìm câu trả lời:
- Tại sao Lài lại hỏi như vậy?
- Con nghĩ... nếu ba trở lại...
Nói đến đây Lài ngừng không nói hết, James ngạc nhiên hỏi:
- Nếu ba trở lại đó thì sao?
- Thì ba sẽ dễ chịu hơn... ba khỏi bị ám ảnh nữa.
Đó là câu trả lời mà chưa bao giờ James nghĩ đến. Mọi sự giản dị như vậy sao mình không biết nhỉ? Lài không còn bé như mình tưởng nữa. Sự trưởng thành trong câu nói đó làm James thấy Lài lớn hẳn lên. Nhưng chàng không trả lời được, chàng không chịu thừa nhận mọi ám ảnh đó.
Tự dưng Lài nói, giọng ướt sũng:
- Con nhớ nhà quá.
Lài thấy cần phải nói lên điều đó, cho đỡ nhớ. Nàng thấy mình tiến hơn khi bắt đầu chia sẽ nỗi niềm với James.
- Một ngày nào đó ba đưa Lài về nếu thời thế thay đổi và hoàn cảnh cho phép.
Câu trả lời của James làm Lài cảm động.
Hai cha con nói chuyện mà quên mất sự hiện diện của April ở băng ghế sau. Lài sực nhớ quay lại hỏi April:
- Cái ông Vĩnh nào đó hát hay quá hả?
April ậm ừ không trả lời hẳn. Nàng đang mải nghĩ không biết có bao giờ gặp lại Vĩnh, nghe Vĩnh hát... như ngày hôm nay, giọng hát và cái tên đó đã gieo những nốt nhạc vấn vương làm nàng bắt đầu thấy ngơ ngẩn và quên đi những suy tư về mình mà chỉ còn nhớ đến cái tên đó... April để óc tưởng tượng bay cao...
- Nhà tối om à, chắc bác chưa về, chị sợ không?
April choàng tỉnh, hỏi lại:
- Lài nói sao?
Lài lập lại ngỡ mình nói nhỏ April không nghe thấy:
- Chắc bác chưa về, không thấy bật đèn, chị ở một mình sợ không?
April thản nhiên trả lời:
- Gì mà sợ? Sao Lài nhát vậy?
James ngoái đầu lại hỏi:
- Sang nhà cậu không?
- Không sao đâu cậu, cháu ở nhà một mình hoài.
April trả lời như thế cho James yên lòng nhưng thực sự tuy hơi sờ sợ nhưng hôm nay April muốn ở một mình và mơ mộng như nãy giờ đang mơ mộng.
- Chắc chứ?
- Dạ.
James rùn vai:
- Tùy cháu. Cần gì cứ gọi nhé?
- Dạ, chào cậu. Bye Lài!
- Bye April.
James ngừng xe đợi khi April vào trong nhà, đóng cửa lại rồi mới đi.
o O o
April bật đèn khắp các phòng như một thói quen vừa cũng để khỏi sợ. Căn nhà im lặng, không một tiếng động, ngay cả đến tiếng tủ lạnh cũng không nghe thấy. Nghe thấy những âm thanh do tiếng chân mình đi lại trong phòng, April đâm sợ. Nàng mở Ti-Vi cho thấy đỡ lẻ loi và cho đầy căn nhà hoang vắng. Sao mẹ chưa về? Thực sự hai mẹ con cũng chẳng nói với nhau nhiều nhưng ít nhất có sự hiện diện của một người thân thuộc vẫn hơn. Những âm thanh từ chiếc Ti-Vi phát ra đều đặn làm nàng nhàm chán. April tắt Ti-Vi và vặn radio tìm đài nhạc êm dịu. Nàng nằm dài trên ghế salon, chẳng buồn đi thay quần áo, hưởng nốt buổi tối ngày Chủ Nhật. Cơ thể, đầu óc nàng như dãn ra, bềnh bồng trôi nơi đâu. Cái ươn ái thật dễ chịu cho cảm giác sung sướng và đầy đủ.
Đang mơ màng, tiếng chuông điện thoại reo làm April giật mình. Nàng ngồi dậy với lấy điện thoại:
- Hello!
- April hả?
- Dạ.
- Diễm đây. Sao nghe giọng lễ phép quá vậy?
- Trời đất! Tại tưởng là mẹ gọi về!
Tiếng Diễm cười trong trẻo trong điện thoại:
- Ừ, má đây!
- Quỷ! Sao đó Diễm?
- Ờ! Lúc nãy ra về sao không thấy mấy người đâu hết vậy?
- Bọn này chờ hoài mà có thấy Diễm với cái ông gì đâu?
- À! cậu Vĩnh. Tại ông ấy ở trong ban văn nghệ và tổ chức nên ra hơi muộn. Sao, April đi dự thấy thích không?
- Hay lắm.... ông... Vĩnh hát hay quá.
Diễm trả lời, giọng có vẻ chế diễu:
- Ông này độc thân nên làm đủ thứ cho đỡ buồn.
Có sự im lặng một lát làm hơi gián đoạn câu chuyện. April tự dưng nói một câu chẳng ăn nhập gì với câu chuyện bỏ dở:
- April thích học tiếng Việt.
- Chi vậy?
-...April... thích nghe nhạc Việt mà không hiểu lời.
- Thì để Diễm hay Lài dịch cho, chứ học tiếng Việt để nói với ai?
April lúng túng trả lời:
- Ờ... thì khi nào gặp người Việt Nam nào khác sẽ nói được.
- Thôi! Dẹp cho rồi. Những bọn Việt Nam cỡ mình có đứa nào không biết tiếng Anh, còn người già như ba má Diễm hay cậu Vĩnh, mình đâu nói chuyện làm chi, phải không?
April cãi một cách yếu ớt:
- Có chứ! Mình có dịp thì nói chuyện chứ.
- Ôi hơi đâu! Nói chuyện với người lớn chán lắm! Họ bắt bẻ mình đủ thứ. Ở nhà Diễm hễ mở miệng nói cái gì là bị sữa. Chán rồi nhiều khi đâm ít nói. April có bị như vậy không?
April buồn buồn trả lời:
- Cũng vậy... Nhưng mà tưởng ông cậu của Diễm khác chứ?
- Đỡ hơn một chút chứ cũng thế. Họ xem mình là con nít. Nói gì ra cũng bị cười.
April muốn hỏi nhiều về Vĩnh nhưng sợ Diễm thắc mắc nên thôi.
- Lúc chiều định ra gặp April và Lài rủ đi ăn tối. Cậu Vĩnh mời mà không gặp.
Nghe Diễm nói tự nhiên April thấy hụt hơi, nàng nhỏ nhẹ hỏi lại:
- Cậu Vĩnh mời hả?
Diễm hồn nhiên trả lời:
- Ừ! Ông ấy thích đi với tụi mình để trẻ lại chắc!
Nói xong Diễm cười. Tiếng cười trong điện thoại lúc đó nghe thật dễ thương. April thấy tiếc ngẩn ngơ. Tiếc cho cơ hội vừa vụt qua.
April rụt rè hỏi:
- Ông ấy dễ thương không?
- Tùy lúc! Nhưng tương đối cũng được. Chỉ khi nào ông ấy bắt đầu nói kiểu coi mình là con nít là Diễm ghét. Thôi! Gọi hỏi thăm April thôi, để Diễm gọi Lài nữa. Mai gặp nhé? Bye!
April chưa kịp trả lời lại, điện thoại đã cúp. Nàng vẫn áp điện thoại vào cánh tai một lúc rồi mới đặt xuống.
Tự dưng nàng thấy vui vẻ một cách lạ thường, April mở tủ lạnh tìm thức ăn. Ngồi ăn một mình mà nàng không thấy buồn vì còn mãi nghĩ đến Vĩnh, đến câu chuyện với Diễm. Nàng thấy những người bạn cùng lứa tuổi sao con nít quá! Thế giới của người trưởng thành hẳn phải phong phú hơn nhiều. Thế giới đó như một vì sao ở trời cao kia, sáng rỡ và bí mật. Nàng muốn với đến vì sao đó. April muốn phiêu lưu trong thế giới huyền hoặc đó. Chắc sẽ có lãng mạn, mơ mộng hơn những đứa bạn cùng lứa tuổi với mình. Cùng lớp tuổi như mình thì mình biết quá rõ, từ sở thích đến tính tình, vậy có gì hấp dẫn đâu?
April nằm dài trên ghế salon và mơ màng nghĩ. Đó là mẫu người mình thích. Còn Vĩnh thì sao? Mình có phải là mẫu người chàng thích không? Nhiều khi Vĩnh chỉ thích đàn bà Việt Nam thì sao? Nếu phải đặt câu hỏi thì có hàng chục câu. Tại sao mình lại thắc mắc nhỉ? Chuyện gì đến nó sẽ đến. Hãy cứ mơ mộng cho vui. Tiếng mở cửa làm April ngồi nhổm dậy.
- April!
- Dạ, con đây.
- Đi chơi vui không? Ăn gì chưa?
- Dạ, vui lắm. Con ăn rồi, mẹ sao?
- Mẹ cũng đoán vậy nên ghé McDonald cho rồi.
Khi có mẹ ở trong nhà, April lại thấy mình nhỏ bé và nhút nhát. Lúc nào mẹ vui vẻ thì nàng thấy sung sướng, dễ chịu như được ban phát một ân huệ nào đó. Nàng sợ hãi khi thấy mẹ buồn phiền, giận dữ. Nhưng April đã quen che dấu những tình cảm của mình cũng chỉ vì sợ mẹ.
- Đi ngủ đi, mai còn đi học chứ.
- Dạ, con đi ngủ đây.
- Nhớ đóng cửa sổ kẻo lạnh.
April đi nhanh lên gác và dạ một tiếng thật lớn.
Nàng chỉ thấy hoàn toàn thoải mái khi ở trong phòng riêng hay khi ở nhà một mình. Sự hiện diện của mẹ nàng là một cái gì đe dọa và cho nàng cảm giác sợ hãi nhiều hơn là thương yêu. Vĩnh là một chân trời mới làm nàng quên đi những dằn vặt về chính mình, về gia đình. Cho dù Vĩnh không đáp lại nhưng cứ mơ mộng bâng quơ thế này cũng làm April thấy yêu đời hơn. Nàng tựa vào cửa sổ phòng nhìn ra ngoài và thầm thì:
- Cám ơn anh.
Thế là từ hôm nay bên cạnh những giấc mơ mà nàng thường nghĩ đến sẽ có thêm Vĩnh với cặp kính gọng nâu, với giọng hát tuyệt vời. Đó là một hình ảnh đẹp, sẽ xua đuổi bớt những ám ảnh đen tối và những sợ hãi không tên của mình. Nàng bắt đầu thấy mình có vẻ bình thường như những đứa bạn khắc chung quanh. Có phải tại Vĩnh?
Nàng ngồi trước gương ngắm mình. Trông mình cũng không tệ. Cặp mắt có lẽ cần phải vẽ một tí riềm nâu cho nổi bật hơn. Sao con nhỏ trong gương trông buồn vậy? Mình phải tươi hơn một chút mới dễ coi... Tóc xù quá trông hơi dữ! Không biết Vĩnh thích tóc đàn bà như thế nào?
Có tiếng đập cửa:
- April!
April hốt hoảng đứng lên, nàng luống cuống như một người bị bắt gặp đang làm chuyện gì xấu xa. Nàng vội mở cửa phòng:
- Dạ?
- Mẹ muốn nói chuyện với con... chưa buồn ngủ chứ?
- Không, con chưa ngủ đâu.
April trả lời mà lòng lo lắng. Tất cả những giận dữ hay bất thường của mẹ đều làm nàng sợ hãi. April ngồi trên giường, hai tay đặt trên đùi và chờ đợi.
- Con có thấy mình sống thế này buồn quá không?
April ngạc nhiên, nàng trả lời một cách vô thưởng vô phạt:
- Dạ...
Nàng trả lời nhưng nhìn mặt mẹ xem chừng phản ứng. Mẹ nàng trông có vẻ vui tươi hơn mọi ngày, đẹp hơn nữa. Có gì thay đổi?
- Không những mẹ cần con mà mẹ còn cần một người bạn, một người hiểu mẹ. Đến một cái tuổi nào đó người ta không chịu đựng nổi sự cô đơn. Con lớn rồi! Con sẽ đi học, con có cuộc đời của con. Với mẹ, sự cô đơn càng ngày càng lớn. Mẹ nghĩ đến ngày kia già nua, nằm xuống lòng đất... sao ghê rợn! Thời gian qua nhanh lắm, mẹ cần một người như ba con. Nhưng ba con sẽ không bao giờ trở lại, mẹ biết chắc như vậy. Con hiểu không April?
April muốn hỏi mẹ về cha nàng, về sự ra đi không trở lại... nhưng nàng thấy ngại ngùng. Nàng thấy thương mẹ và đây là lần đầu tiên April không thấy sợ sệt khi nhìn mẹ nàng. Tự dưng nàng thấy mình lớn hẳn lên.
- Con hiểu chứ. Con thương mẹ.
Mẹ nàng tươi nét mặt và bảo:
- Tuần sau Larry sẽ đến đây ở với chúng ta. Larry rất dễ thương. Anh ta đã lập gia đình một lần nhưng không có con cái. Vợ Larry chết trong một tai nạn xe hơi. Larry là một người đàn ông tốt. Mẹ hy vọng con và Larry sẽ hợp nhau. Thôi... con đi ngủ đi.
April yên lặng nghe. Mẹ nàng đi ra rồi mà nàng vẫn không hay.
Cửa khép lúc nào April cũng không biết. Có quá nhiều bất ngờ cho một ngày. Nàng tưởng mẹ mình đã lạnh như băng, không còn một khe hở nào cho hơi ấm lùa vào. Ngay như mình cầm ngọn nến đứng chực chờ ở xa mà mẹ cũng chẳng mở cửa cho vào. Có lẽ ngọn lửa của mình èo uột quá, chẳng đủ soi sáng, chẳng đủ làm ấm lòng mẹ. Nhưng nếu mẹ tìm được niềm vui, đó là điều tốt. Còn mình cứ mãi đứng ở vòng ngoài, chỉ để mẹ thấy là có con bé April ở trên cõi đời này. Thế thôi ư? Đốm lửa nhỏ vẫn chập chờn, không tắt mà cũng chẳng sáng nổi.
Niềm vui nghĩ về Vĩnh lại bị chặn ngang, nhường chỗ cho những cái buồn quen thuộc, lẻ loi mà sâu kín. Như một cọng tóc xòa xuống trước trán, hất lên rồi lại rơi xuống. April vào giường nằm, kéo chăn phủ kín đầu, tìm hơi ấm. Nằm một lúc lâu, chăn thì ấm, trán vã mồ hôi mà April vẫn thấy lạnh, nàng ôm gối và để mặc cho những giọt nước mắt lan chầm chậm xuống mặt kéo dài thành từng vệt rớt xuống cổ, thấm vào mặt gối. Nàng muốn khóc to, muốn gào lên mà không được. Nó cũng y như nỗi buồn cô quạnh của mình, cũng âm thầm, lặng lẽ chỉ mình mình hay, chỉ mình mình nhận.
Nàng miên man nghĩ đến mai này có thêm người thứ ba, một người lạ trong nhà. Đó là điều vui mừng hay ngược lại, April tự hỏi?
o O o
James kéo khẽ cái mành cửa cho ánh sáng lùa vào phòng. Căn phòng bỗng bừng lên. Những tia nắng rọi từng vệt dài, đổ trên từng chồng sách bầy la liệt trên bàn, trên kệ sách. Chàng nhìn bình hoa xinh xắn nằm lạc lõng trong khung cảnh bừa bộn và mỉm cười. Bông hoa cúc vàng do Lài cắm nằm rất khiêm nhường bên cạnh những chồng sách vắt bừa bãi. Đó là điều duy nhất chàng để Lài làm, ngoài ra James thấy rất thoải mái trong cái bề bộn và cẩu thả của mình. Nhất là trong một ngày thứ bẩy như hôm nay, không phải đi dạy học, bài vở đã chấm xong và không có việc gì để làm. James nghĩ đến việc nằm dài dưới gốc cây sau nhà, đọc một quyển sách hay nằm yên nhìn trời đất cây cỏ đang vào Đông cũng thú. Trước giờ chàng vẫn làm mọi việc theo ý mình, nay lại có thêm Lài. Đối với tuổi Lài, ngày nghỉ nằm nhà là một phung phí thì giờ và tuổi trẻ. Nghĩ đến đó James lại thôi. Tình thương dành cho Lài hình như cứ nẩy nở dần. Nó như một cây con được vun xới và tăng trưởng dần. James bắt đầu thấy sự hiện diện của Lài trong nhà này là một điều không thể thiếu. Sự có mặt đó làm ấm áp căn nhà mà không gây sự phiền hà, trói buộc gì như James thường nghĩ. Cái cảm giác mình là người rộng lượng, đùm bọc kẻ khác, mang lại sự yên ấm, hạnh phúc cho người khác làm James thấy tự mãn một cách thầm kín. Tình cảm dành cho Lài không biết đặt vào chỗ nào. Chàng vẫn xem Lài như đứa con ruột của mình nhưng đôi lúc James hơi băn khuân khi thấy tình cảm đó không rõ ràng lắm. Tất cả những điều mình đang làm là cho Lài hay cho chính mình? Đó là một câu hỏi tựa như một viên sỏi ném xuống hồ, không động mạnh lắm mà chỉ đủ cho mặt hồ gợn vài vòng lăn tăn, tan loãng, thế thôi! Mỗi lần câu hỏi đó được đặt ra là câu chuyện xưa lại trở về... Những tàng cây, những bụi cỏ cao nửa ngực, những cụm khói và thuốc súng nồng nặc xen lẫn mùi đất đỏ và máu tươi ở những thây người vừa ngã xuống. Những thây người non trẻ, da thịt còn ấm nóng mà chỉ trong giây phút đã trở thành vô tri... như cát bụi, như những điều vô nghĩa nhất trên cõi đời này. Và rồi Justin... sự sống đã vượt khỏi tay Justin... cái chết oan khiên... Đó có phải là định mệnh? Những khuông mặt xa xưa vẫn chập chờn quanh quẩn bên chàng như một trách móc, một tủi hờn... làm James rùng mình! Chàng nhắm mắt lại và cố xua đuổi những hình ảnh của quá khứ...
Chàng lật báo xem có mục gì, phim gì hay cho Lài đi chơi. Mắt chàng đảo nhanh nhìn các hàng chữ, hình ảnh trên báo. Chàng ngừng lại ở một bài viết về Andrew Wyeth và những tác phẩm hội họa đặc biệt của ông. Những họa phẩm sẽ được trưng bày tại The Metropolitan Museum of Art trong tuần lễ này. James nhìn ngày. Hôm nay đúng là ngày triển lãm đầu tiên. Không biết Lài có thích đi không?
Chàng ra phòng ngoài tìm Lài. Con bé đang ngồi yên lặng, chăm chú xem ti vi. James chờ trên màn ảnh đổi sang phần quảng cáo mới hỏi Lài:
- Sao? Hay không?
Lài quay lại đáp:
- Dạ cũng coi được. Ban ngày ít có show nào hay.
- Lài muốn đi museum không?
- Dạ đi. – Lài trả lời ngay không cần suy nghĩ.
- O.K. Sửa soạn rồi đi. Muốn rủ ai nữa không?
Lài ngần ngừ:
- Con không biết chị April có đi không... Hay thôi ba.
James nhún vai không trả lời. Lài nhanh nhẹn tắt ti vi và vội vàng thay quần áo. Đã 16 tuổi mà Lài chưa biết sửa soạn. So với những đứa bạn cùng lớp, nàng còn khờ khạo và đơn sơ lắm. Lài biết tính ba mau mắn cho nên cũng thay quần áo thật nhanh. Vừa thay quần áo Lài vừa nghĩ: đi bảo tàng viện không biết có thích không nhưng ít ra còn hơn ở nhà.
o O o
Lần đầu tiên Lài đến đây. Những cột trụ đá cẩm thạch cao nghễu nghện, bóng loáng. Sàn nhà bóng như gương, cách trang trí thật mỹ thuật. Người đi xem khá đông nhưng rất yên lặng và lịch sự. Khách thưởng ngoạn như những bóng ma chập chờn, đi lại rón rén. Ở góc bên trái có một bảng lớn kẻ chữ: The Helga Pictures – Andrew Wyeth. James kéo tay Lài đi về phía đó. Ngay ngoài cửa căn phòng có một bức tranh nhỏ về người đàn bà tóc vàng và vòng hoa trên đầu. Nền của bức tranh mầu đen. Ánh sáng ở ngọn đèn vàng gắn trên bức tranh rơi đúng vào gương mặt trong tranh làm những bông hoa trên đầu người đàn bà sáng rỡ như thật. Gương mặt thô kệch nhưng kỳ lạ, mái tóc bà ta vàng hơn dưới ánh đèn và nổi bật trên khung nền đen thẫm. Cặp mắt long lanh như người thật, cặp mắt u uẩn sao đâu.
James giải thích nho nhỏ:
- Ông Andrew Wyeth vẽ tất cả là 240 bức họa và chỉ có duy nhất một người mẫu trong suốt thời gian 15 năm. Helga Testorg là tên người đàn bà này. Đây là những bức họa nổi tiếng nhất của ông ta. Cái liên hệ bí mật giữa hai người: họa sĩ và người mẫu này cũng là một đề tài sôi nổi.
Với những lời giải thích của James, tự nhiên Lài nhìn bức tranh với một con mắt khác. Người đàn bà trong tranh dường như cũng đang nhìn Lài bằng con mắt khác thường. Lài thấy hình ảnh người đàn bà này khắp nơi trong phòng. Lúc đang ngủ, trên đồi, ngoài cánh đồng tuyết, trong bóng tối căn phòng, hình ảnh kín đáo cũng có mà lõa lồ cũng có. Nhưng tựu trung không một nụ cười. Nét vẽ tinh vi và chi tiết đến từng sợi tóc mai, sợi lông mi hoe vàng, những nếp nhăn trên mặt, đường may của áo... Càng nhìn kỹ càng thấy hấp dẫn. Hấp dẫn vì vẻ mặt lạ lùng trên khuôn mặt, không đẹp, không thanh tú, nhưng sao quyến rũ và mời mọc với rất nhiều bí ẩn, hứa hẹn.
Lài ngừng lại ở một bức họa với cảnh vào Đông. Gương mặt người đàn bà không thay đổi mấy, vẫn trầm tư và u uẩn. Bà ta đang tựa vào cành cây chỉ còn lơ thơ vài ba chiếc lá. Lài quên mất mình đang đứng trong phòng, tưởng đâu như đang đứng sau lưng người đàn bà trong tranh trong trời Đông rét mướt, mặt tuyết phủ đầy. Những vệt sơn trên thân cây nâu sậm hơi ngả sang đen, đầy ẩm ướt. Sự đối chọi giữa màu thân cây và nền tuyết trắng sao đẹp thế! Không như một bức ảnh chụp, những vết sơn dầy, mỏng, đậm, nhạt, cho một cảm giác rất thực, muốn sờ vào để thấy rung cảm hơn. Mùa Đông đang ở góc này thực rồi. Lài có cảm tưởng như mình ngửi thấy cả mùi củi đốt, mùi ẩm ướt và mùi khô đi vì lạnh. Nàng muốn giơ tay đụng vào bức tranh xem cảm giác sẽ thay đổi ra sao nhưng không dám. Chắc chẳng có ai đi xem tranh mà lại đưa tay sờ cả. Không biết những người khác xem tranh ra sao nhỉ?
- Đẹp quá phải không?
James khẽ đụng nhẹ vào vai Lài và hỏi như vậy. Lài gật đầu lí nhí:
- Dạ.
Nàng không dám nói lên những cảm tưởng của mình về bức họa. Lài sợ những xúc động bâng quơ của mình về bức tranh là sai lạc, chẳng đi đúng với lời phê bình nghệ thuật vì Lài có biết gì về hội họa đâu. Người ta đến đây để xem chứ có phải để nói hay nghe đâu. Vật tĩnh trở nên sống, không bằng cử động nhưng bằng cái hồn nằm trong bức họa. Vật thể trở nên sống động trong trí tưởng tượng của người xem, Lài thấy rõ ràng như vậy. Lài tin là người họa sĩ không chỉ đơn thuần ghi lại hình ảnh mà còn gói ghém một cái gì đó. Người xem mà bắt được điều đó thì thật là một gặp gỡ hiếm hoi. Người xem cũng thỏa mãn mà người sáng tạo cũng hả hê.
Lài nhìn xuống bản tóm tắt sơ lược về tác giả và tác phẩm. Nàng hơi ngỡ ngàng khi thấy ảnh của Andrew Weyth – tác giả các bức họa – ông ta trông phải đến 70 tuổi. Lài lại nhìn lên bức họa Helga ngay trước mặt với thời gian ghi rõ lúc hoàn tất, 1984. Nếu chỉ là tương quan giữa người vẽ và người mẫu thi tuổi tác có gì quan trọng? Nhưng nếu như Ba nàng nói thì mối liên hệ đặc biệt còn đi xa hơn... tuổi tác cách biệt quá nhỉ?
Những bức họa dưới mắt Lài lại càng thêm huyền bí!
- Sao? Đi chưa?
James vừa hỏi vừa quan sát Lài. Trông con bé lạ hẳn. Nó đứng ngớ ngẩn nhìn tranh.
Lài như choàng tỉnh:
- Dạ, đi ba. Tranh đẹp quá!
- Chờ mỗi lần có triển lãm thế này đi xem thú hơn. Còn những bức nằm vĩnh viễn ở đây, xem mãi thành chán! Lài muốn đi đâu nữa?
- Con không biết nữa... hay mình tìm đến khu Việt Nam không ba?
- Ba không biết ở chỗ nào. Chưa đến đó bao giờ cả.
- Diễm có cho con tên đường.
- Thế à? Tìm trong bản đồ là ra ngay.
Lài ngần ngừ:
- Ba à...
James nhìn Lài ngạc nhiên:
- Không muốn đi nữa hay sao?
- Không, không phải vậy... Hay ba thích đi chỗ khác? Ý con muốn nói là ba cho con đi như vậy đủ rồi... Ba không phải lo cho con...
- Lúc không có Lài ba cũng không hay đi đâu. Bạn bè như con thấy đó chỉ có vài người. Thôi! Đừng nghĩ ngợi lăng quăng. Đi chơi cho hết ngày thứ bẩy chứ!
Lài yên lặng đi theo không nói thêm câu nào. Dĩ nhiên Lài không mong có mẹ kế nhưng thấy ba lủi thủi một mình, nàng thấy thương.
o O o
Lài vui vẻ chỉ trỏ:
- Khu Việt Nam đây rồi ba. Cửa hàng tên Việt Nam kìa!
James cười:
- Thấy chưa, vậy mà nẫy định không đi. Bây giờ muốn mua gì?
- Con muốn vào tiệm sách kia kìa ba!
- O.k. xong rồi.
Sự hiện diện của hai người ngoại quốc trong khu này gây sự chú ý. Nhất là khi bước chân vào tiệm sách và băng nhạc, Lài như người đi lạc được trở về nhà. Mặt con bé rạng rỡ, ngấu nghiến nhìn hết thứ này đến thứ kia.
- Con mua một quyển sách được không?
- Đến đây để mua chứ đâu phải để nhìn suông?
Lài bẽn lẽn cười:
- Cám ơn ba.
Lài chọn một quyển sách và theo James ra quầy trả tiền. Nàng hỏi người bán hàng:
- Dạ thưa ông hết bao nhiêu?
Người đàn ông trung niên trố mắt nhìn Lài không giấu được vẻ ngạc nhiên. Cặp mắt xoi mói, tìm tòi làm Lài nhột nhạt. Nàng ngập ngừng hỏi lại:
- Tôi muốn mua quyển sách này. Ông tính tiền dùm.
Ông ta nhạt nhẽo trả lời:
- Mười lăm đồng!
Lài quay sang James. Chàng lặng lẽ lấy tiền ra trả và nói hai chữ «cám ơn» bằng tiếng Việt khi nhận tiền thối.
Người đàn ông cúi xuống chồng sổ sách, tiếp tục làm việc không nói thêm câu nào. Cái cảm giác bị khinh chê lại chập chờn đâu đó làm Lài khó chịu.
- Chào cô.
Lài giật mình nhìn lại. Nàng khẽ gật đầu chào Vĩnh:
- Chào cậu.
Quay sang James, Lài hỏi:
- Ba còn nhớ ông Vĩnh, cậu của Diễm? Mình gặp ông tuần trước.
James bắt tay Vĩnh, vui vẻ chào hỏi. Vĩnh nói chuyện với James mà cứ thỉnh thoảng lại nhìn Lài.
Vĩnh quay sang Lài bắt chuyện:
- Lài thích đọc sách lắm hả?
Lài cười rất tự nhiên:
- Dạ cháu đọc cả ngày cũng được.
- Vậy hôm nào khuân đến cả tủ sách cho Lài đọc.
- Cậu cũng thích đọc sách?
- Đó là một thứ tiêu khiển nhẹ nhàng.
Lài gật gù đồng ý. Nàng khen:
- Hôm trước cậu hát hay quá!
Trông Vĩnh có vẻ cảm động ra mặt:
- Cám ơn Lài.
James mời mọc:
- Hôm nào ghé nhà chúng tôi chơi. Tôi sẽ cho anh xem những kỷ vật của tôi hồi ở Việt Nam.
Vĩnh tươi nét mặt bắt tay từ giả và hẹn sẽ ghé thăm. Lài lễ phép cúi đầu chào:
- Chào cậu ạ.
Vĩnh không thấy khó chịu khi bị gọi bằng cậu. Chữ đó không có ý nghĩa gì cả. Ý nghĩa nằm ở ánh mắt nhìn, ở tâm hồn xao xuyến chứ ngôn từ đâu có đủ. Chờ Lài và James đi khuất, Vĩnh hỏi người chủ tiệm:
- Cô hồi nẫy mua sách gì vậy ông?
Người đàn ông kéo trễ kính xuống nhìn Vĩnh bằng cặp mắt khác thường:
- Tôi không nhớ.
Vĩnh cụt hứng, nhún vai và làm một vòng trong tiệm, lựa vài cuốn mua để hôm nào tặng Lài.
Vĩnh cười nhạo mình. Không còn ở cái tuổi thanh xuân nữa mà sao... hay cái thanh xuân ở người thiếu nữ đang thì đang cấy những mầm non mới trong tâm hồn mình? Liệu có nở được đóa hoa nào không? Hay là chỉ được dăm ba ngọn lá rồi tàn? Tuổi mình đâu có phải là tuổi bắt đuổi nữa đâu? Một mái ấm vĩnh viễn thì hơi quá nặng nề và Vĩnh hơi sợ. Sợ những ràng buộc làm cho mình quên mất cả mình đi. Nhưng Lài đến một cách tình cờ, Vĩnh chấp nhận sự đưa đẩy của định mệnh. Lài có phải là định mệnh không? Câu trả lời vẫn là: Rồi sẽ biết.
o O o
Những hạt mưa nhỏ li ti thay phiên nhau rơi nhẹ trên mặt kính xe, chưa kịp kết tụ với nhau để rơi xuống thành từng vệt dài đã bị chiếc gạt nước quét sạch. Không gian ấm và đục. Những cửa hàng hai bên đường đã bắt đầu lên đèn. Đâu đây cũng thấy những đốm đen xanh đỏ chan hòa. Vĩnh nhìn đồng hồ trong xe: mới có 7 giờ. Hãy còn quá sớm để trở về nhà. Chàng nhìn bâng quơ hai bên đường và không ngạc nhien khi thấy mình quẹo vào đường Canyon Forest. Có những thói quen khó mà dứt bỏ được. Và Phượng là một trong những thói quen đó. Có khi đôi lần, có lẽ vào những lúc yếu mềm nhất, Vĩnh đã nghĩ đến chuyện lấy Phượng. Nhưng ý tưởng đó chỉ nhất thời và Vĩnh biết, biết mình, biết Phượng, chỉ là một gắn bó tạm bợ. Phượng cũng chấp nhận như vậy kia mà. Tuy tạm bợ thế mà không dễ dứt như chàng nghĩ. Điều đó hiển nhiên là ngày hôm nay Vĩnh đang dừng xe trước nhà Phượng... như mọi lần. Hôm nay có thể hơi khác hơn mọi lần. Vĩnh thấy mình chần chừ. Tại sao nhỉ? Không lẽ vì Lài? Đó chỉ là những tình cảm mơ hồ, một bắt gặp lại của tuổi trẻ hay một ảo tưởng về tuổi thanh xuân?
Phượng đang cầm dù bước ra ngoài đón chàng. Mà có lẽ cái ảo tưởng về tuổi thanh xuân tìm lại được qua hình ảnh Lài có thực thật. Vì bỗng dưng Vĩnh so sánh và thấy Phượng không còn trẻ trung và hấp dẫn như trước nữa. Ngay cái hành động săn sóc cầm dù che mưa đón mình cũng lạc lõng thế nào. Vĩnh cố nở một nụ cười tươi như mọi lần. Chàng nói đỡ:
- Em ra làm gì, lạnh. Mưa thế này ăn thua chi.
Phượng cười đáp:
- Em không ra anh đâu vào. Em thấy anh đậu xe mãi không vào, em hiểu ngay.
Vĩnh cười thầm nghĩ: Thôi cho qua một ngày! Khong ràng buộc, không đòi hỏi, làm phiền gì. Cũng được chán! Và cái thói quen lại thêm một lần nữa lấn lướt hết cả....Vĩnh ngồi yên để mặc Phượng săn sóc. Chàng xem như đó là một điều tất nhiên, một bổn phận mà Phượng phải làm. Lòng chàng chẳng một chút vấn vương thương mến hay cảm động gì. Hôm nay là lần đầu tiên sau hai năm dan díu với Phượng chàng mới để ý quan sát nàng. Những nếp nhăn ở dưới mắt, ở khóe miệng, ở hai vết trũng lơ mơ bên cạnh mũi làm Phượng già đi nhiều. Làn môi dầy và cong mà bình thường Vĩnh thấy gợi tình nay thấy sao thô lỗ và xấu xí thế! Tự dưng Vĩnh thấy chán chường và muốn dứt khoát hẳn. Cái ý tưởng dứt khoát chưa bao giờ mạnh bạo như ngày hôm nay. Có phải vì nhàm chán hay vì Lài, hay vì cả hai?
Cho dù bởi một lý do nào đi nữa, tự dưng Vĩnh nhìn thấy Phượng như một hình ảnh xa lạ, một kẻ qua đường xấu xí, không để lại một ấn tượng tốt đẹp gì. Vĩnh quên mất những ngày tháng say đắm nồng nhiệt cũ. Chàng nhìn Phượng bằng con mắt dửng dưng và thấy khó chịu khi Phượng đang mơn trớn lưng chàng. Vĩnh ngồi dậy và gắt gỏng nói:
- Thôi!
Phượng ngỡ ngàng hỏi lại:
- Sao vậy anh?
- Không thích, thế thôi.
- Giận gì em?
Nghe Phượng nhỏ nhẹ hỏi, Vĩnh thấy hơi áy náy:
- Không, không giận gì Phượng cả. Tại anh, tự nhiên vậy.
- Có chuyện gì không?
Phượng hỏi bằng một giọng hỏi xoi mói. Cặp mắt nàng đang tìm kiếm. Cái linh tính bén nhạy của người đàn bà cho nàng thấy mường tượng một cái gì không ổn. Trước cặp mắt dọ hỏi của Phượng làm Vĩnh càng khó chịu hơn. Chàng bắt đầu thấy mình bị làm phiền. Vĩnh vừa mặc áo vừa trả lời:
- Không có chuyện gì cả. Anh về đây.
Phượng yên lặng nhìn Vĩnh thay áo, nhìn nét mặt cau có của chàng và tự hỏi: «Tại sao?». Nàng run run hỏi:
- Có ai phải không?
Vĩnh đang cày khuy áo, nghe câu hỏi bất ngờ của Phượng, chàng lặng yên tìm câu trả lời. Không có câu trả lời nào rõ rệt. Phượng lập lại câu hỏi, giọng lạnh như băng:
- Phải không?
Vĩnh chán ngán đáp:
- Chẳng có ai cả. Anh chán đời. Trả lời thế đủ chưa?
Phượng chợt khóc oà. Tiếng khóc thổn thức lúc to lúc nhỏ trong căn phòng làm Vĩnh càng mệt mỏi và khó chịu. Chàng chẳng muốn lại gần dỗ dành Phượng mà cũng chẳng muốn nói gì cả. Chàng muốn ra khỏi đây.
Chàng nói nhỏ:
- Anh về.
Phượng bật đứng dậy. Những giọt nước mắt chưa kịp khô lại thi nhau tuôn xuống, nàng nói trong tiếng nghẹn ngào:
- Em có phải là một căn nhà trọ bên đường mà khi nào anh muốn đến thì đến đâu?
Vĩnh ngạc nhiên, hỏi lại:
- Giữa em và anh rất rõ ràng hàng bao năm nay. Có bao giờ em đặt câu hỏi đó đâu?
- Anh không biết tại sao à? Tại vì... em yêu anh.
Vĩnh cười hực lên:
- Làm gì có chuyện đó.
Phượng quệt nước mắt và yên lặng. Nàng đang chống trả với sự giận dữ và đau thương đang tràn ngập tâm hồn mình. Nhưng nàng vẫn không thấy oán ghét Vĩnh. Rồi Vĩnh sẽ trở lại. Đừng nói thêm một điều gì nữa cả.
Nàng lặng lẽ nhìn Vĩnh mở cửa. Vĩnh hơi tần ngần ở ngưỡng cửa rồi quay lại bảo Phượng:
- Nhớ khóa cửa.
Phượng mỉm cười. Nàng biết Vĩnh sẽ trở lại, có thể không phải ngày mai nhưng tuần tới, tháng tới. Nàng nghĩ đến chuyện ràng buộc Vĩnh bằng một thứ gì khác.
o O o
Vĩnh quay kiến xe cho gió mát lùa vào xe. Cơn mưa đã tạnh, để lại trên đường những vũng nước nhỏ không kịp lắng với những bánh xe vô tình nghiến lên bắn tung, trắng xóa trong đêm tối. Không khí thoáng ngợp và mát rượi bên ngoài làm Vĩnh dễ chịu hơn. Nghĩ đến Phượng, Vĩnh thấy hơi áy náy, nhưng chỉ thoáng qua. Không lẽ việc mình dứt khoát với Phượng chỉ giản dị thế thôi sao? Đã có những ngày tháng chàng say mê Phượng. Bây giờ có lẽ hết thật rồi! Cứ như trận mưa vừa qua. Đến ngày mai là chẳng con dấu tích gì. Tìm kiếm làm chi những ràng buộc? Ràng buộc tự nguyện hay không tự nguyện cũng vẫn là ràng buộc. Vĩnh nhớ lại mình đến với Phượng thật tình cờ.... Thời gian hình như hai hay ba năm trước. Chàng quen Phượng ở nhà một người bạn. Hai kẻ cô đơn tìm đến nhau như một lẽ tự nhiên, không có gì đặc biệt hay sôi nổi, không mơ mộng mà cũng chẳng tình tứ. Sự rung động về thể xác hẳn nhiên là có nhưng một chút giao động trong tâm hồn? Vĩnh nghĩ là không. Cả hai đều tạo một thói quen cần có nhau. Sự cần thiết xem như nhu cầu mà người này mang lại cho người kia. Vĩnh chẳng thấy ray rứt hay nợ nần gì Phượng cả. Sao Phượng lại làm khó lúc chia tay? Khó khăn có làm thay đổi được gì đâu? Nhàm chán soi rõ trong từng ánh mắt nhìn nhau, không thấy sao Phượng? Em chẳng mang bão tố đến cho tôi mà em cũng chẳng đưa nắng vàng lại ấp ủ lấy tôi. Em chỉ như một bình thường trong đời tôi, trôi qua, bình thản. Vĩnh không tìm thấy hạnh phúc trong cái bình thản đó. Chàng cần những ngày đẹp làm tươi cuộc đời. Hay, tệ lắm cũng là bão tố cho đỡ chán nản.
Vừa lái xe vừa nghĩ miên man, không ngờ về tới nhà lúc nào không biết. Đèn phòng khách còn sáng. Vĩnh hy vọng mọi người trong nhà đã quá quen thuộc với giờ giấc bất thường của chàng. Vĩnh tìm chìa khóa mở cửa.
Diễm đang nằm xem sách ở phòng khách vội vàng ngồi bật dậy, tay để lên ngực nói:
- Trời đất! Cậu mà cháu tưởng ai. Hết hồn!
- Chưa ngủ hả Diễm?
- Cháu học chưa xong cậu.
- Ráng học giỏi để được thưởng.
- Cậu thưởng đi.
Vĩnh nhìn cháu gái cười thương mến:
- Muốn gì nào?
- Cậu đãi tụi cháu một chầu gì đi.
- Tụi cháu là ai?
- Tụi cháu là cháu, là... là bạn cháu.
- Bạn cháu có học giỏi không mà bắt cậu thưởng?
- Lài nó học giỏi lắm, April cũng OK. Còn cháu cậu thì nhất rồi. Cháu chì lắm.
Vĩnh cười ngất. Chàng rất thích nói chuyện với Diễm. Con bé vui vẻ và cởi mở.
- Coi bộ cậu phải để dành một tháng lương đãi cháu và mấy cô bạn thật rồi.
- Thật nhé cậu? Tụi bạn cháu khoái cậu lắm. Nhất là con April.
Vĩnh cười láu lỉnh hỏi lại Diễm:
- Khoái là sao?
Diễm không ngờ bị hỏi như vậy. Con bé ngẩn mặt ra một chút rồi trả lời:
- Khoái là... thích! Bọn Mỹ là vậy đó cậu. Thích ai là nói thích, ghét là nói ghét.
Vĩnh định nói đùa lại là: «Thích thì ăn thua gì» nhưng sực nhớ vai vế cậu cháu và cô cháu hãy còn nhỏ tuổi, không nên đùa kiểu này nên thôi. Chàng chỉ đáp:
- Vui thật!
- Cậu hứa nhé?
- Ờ, hứa!
Diễm vênh mặt nói:
- Cậu có cái hân hạnh dẫn ba đứa con gái đẹp nhất trường James Monroe đi chơi.
- Ái chà! Ghê nhỉ? Chắc cậu phải thuê một bộ tuxedo bữa đó mới được.
- Trời đất! Cậu mặc vậy người ta tưởng là bồi!
Vĩnh nghiêm mặt không dám đùa nữa. Quân này đùa dỡn nó lờn, nó nói bậy. Cũng tại mình thích dỡn chứ tại ai.
- Thôi, không dỡn nữa!
Diễm không ngờ mình nói cậu giận nên thè lưỡi, cúi xuống học tiếp. Diễm nghĩ trong đầu: «Người lớn vẫn không thể hợp với tuổi mình được. Người lớn khó tính và hay bắt bẻ». Người lớn chẳng bao giờ có thể hiểu được tuổi trẻ cho dù người lớn đã đi qua thời đó. Diễm khẽ nhún vai một mình nghĩ đến điều đó và chăm chú học bài.
Tiếng hát nho nhỏ của Vĩnh ở trên gác vọng xuống làm Diễm chú ý. Trước đây chẳng bao giờ Diễm để ý nhưng từ khi April ca tụng giọng ca của cậu Vĩnh nàng mới lắng nghe. Diễm thấy cũng được thôi chứ đâu có gì ghê gớm như April nói. Không lẽ nó mê cậu Vĩnh? Nghĩ đến đây Diễm tủm tỉm cười. Cậu Vĩnh già quá sao mê được nhỉ? Chuyện đó chẳng thể xảy ra. Mấy đứa bạn mình dưới mắt cậu như con nít hết cả. Người lớn có thế giới của người lớn, làm sao hòa nhập được? Mình chỉ tưởng tượng! Chắc cậu Vĩnh sẽ sống cô độc như vậy tới già mất! Có tiếng nói chuyện ở trên gác. Diễm lắng tai nghe:
- Chị chưa ngủ à?
- Ăn cơm gi chưa?
- Em ăn rồi... ở nhà người bạn.
- Này Vĩnh! Có tính gì không?
Tiếng cậu Vĩnh cười với mẹ:
- Tính là tính sao chị?
- Lấy vợ đi chứ. Còn ba mẹ thì cậu chẳng trốn được. Ở đây chị lo cho cả nên không nghĩ tới người săn sóc cho mình. Thử ở một mình xem, có mà lồng lên đi kiếm vợ.
Cậu Vĩnh lại cười:
- Chị định đuổi em đấy à.
- Ai mà đuổi. Nhưng đến một tuổi nào cậu không lo rồi đến ở vậy mất.
- Để em lấy một cô thật trẻ cho chị xem.
Nghe giọng mẹ hỏi dồn dập:
- Ai đấy? Con nhà ai nào để chị đánh tiếng.
- Sang đến Mỹ mà chị còn nói chuyện đánh tiếng. Ở đây hễ ưng nhau là lấy.
- Ờ... thì biết thế nhưng cô ấy gia đình thế nào?
- Em đã có đâu?
Nói xong cậu Vĩnh cười sằng sặc:
Giọng mẹ trách móc:
- Cậu lúc nào cũng đùa cợt! Chị mong thật đấy mà.
- Giả dụ em sẽ lấy một cô... chỉ nhỏ bằng con bé Diễm thì chị nghĩ sao?
Diễm nghe lóm đến đây giật thót mình. Cậu này điên rồi chắc?
- Chị nói chuyện nghiêm trang mà cậu cứ đùa.
- Em nói thật. Nếu chị không ưng thì thôi, em ở góa mất.
- Không được đâu. Lấy về chiều có mà chết à? Cậu cần người săn sóc, hầu hạ chứ lại phải đi hầu nó thì lấy làm gì?
- Muốn lấy vợ trẻ thì phải hầu chứ?
- Không! Nghe chướng lắm. Cậu đâm lẩm cẩm rồi đấy. Ai lại đi lấy trẻ con.
- Thôi, em đùa đấy. Em chưa nghĩ đến chuyện lấy vợ đâu.
Diễm thở phào. Cậu Vĩnh hay dỡn thật. Sau đó tiếng nói chuyện nhỏ xuống và im bặt. Diễm cũng đồng ý với mẹ. Nếu như cậu Vĩnh định lấy cô nào đó bằng tuổi mình thì đúng là cậu điên rồi! Coi sao được? Kể ra ông cậu mình có những ý tưởng kỳ quặc thật! Bọn bạn mình mà nghe được không biết tụi nó nghĩ sao? Đúng là người lớn, không thể hiểu nổi!
o O o
Chiếc xe chạy với một tốc độ không nhanh lắm vì giờ này là giờ kẹt xe. Mỗi khi thẳng vội, chiếc xe lại giật lùi vài cái, đều đều như chiếc võng đu làm Lài buồn ngủ. Nàng giơ tay che miệng ngáp khẽ. James chăm chú lái xe, mắt không rời đám xe cộ nối đuôi trước mặt. Mặt trời vừa lặn ở cuối chân trời, những đám mây hồng, tím còn rải rác đó đây, ánh lên với vài tia nắng cuối ngày. Lài nghĩ bâng quơ đến người này, người kia và Vĩnh cũng dính chùm trong đám hỗn độn đó. Chỉ có Trí và tuổi thơ nghèo khổ là đứng riêng rẻ để thỉnh thoảng lại chập chờn hiện đến và để lại những hình ảnh ngày càng mờ nhạt và những cảm giác nao nao khó tả. Đó là cội nguồn khó quên. Ở đó có những con mắt đen, bàn tay gầy còm nhưng xiết chặt ân tình. Còn hơn những con mắt xanh lơ nhìn đâu cũng thấy cỏ hoa.
James quay kính xe cho gió lùa vào. Gió từ sông thổi lên cầu mát rượi. Thoang thoảng có mùi khói xe trộn lẫn trong không khí. Tiếng James huýt sáo nho nhỏ làm Lài chợt mỉm cười vu vơ.
- Lài có nhiều bạn không?
Lài ngạc nhiên hỏi lại:
- Ba nói con ấy hả?
Không chờ James trả lời, Lài nhún vai tiếp:
- Con ít bạn lắm. Chỉ có April và Diễm thôi.
- Con không có bạn trai à?
Lài đột nhiên đỏ mặt và lúng túng trả lời:
- Con không thích...
- Sao kỳ vậy?
- Con... đâu cần. Hai người bạn đủ rồi. Với lại bọn con trai trong lớp làm sao ấy.
- Con có bạn trai Việt Nam không?
Lài không nén được tiếng cười:
- Bạn con không có anh trai. Diễm có đứa em trai nhưng còn nhỏ và bị tật nguyền.
- Vĩnh thì sao?
Lài ngạc nhiên hỏi lại:
- Ba nói ai?
- Vĩnh... Vĩnh... mình mới gặp trong tiệm sách đó.
- Đó là ông cậu của Diễm chứ đâu phải bạn con.
James nghĩ thầm: «Con bé này còn khờ quá! Đàn ông nhìn nhau rõ quá mà!»
- Nhưng có vẻ như Vĩnh muốn làm bạn con đấy Lài.
- Không có đâu ba. Ông ấy coi con như Diễm thôi. Tại ông ấy chưa lập gia đình nên thích chơi với tụi con.
James cười phá lên:
- Cũng tại vì ông chưa có vợ nên mới thích chơi với con.
Lài nhún vai:
- Con đâu để ý làm chi.
James không nói nữa nhưng trong thâm tâm hơi ngạc nhiên khi thấy Lài còn vô tư quá. Ở tuổi này so với trẻ ở đây, thế là chậm. Chàng hơi băn khoăn khi nghĩ đến Lài. Nó cần một người mẹ để chăm sóc và chỉ bảo. Có những điều mà người bố không làm được. Sự xuất hiện đột ngột của Vĩnh làm James thấy Lài trưởng thành hơn. Lài không còn là một đứa trẻ đơn sơ nữa mà đã bắt đầu lột xác thành thiếu nữ. Đồng thời với sự nhận thức đó, mối liên hệ thiêng liêng mà chàng đang tạo ra cho James cái cảm giác Lài là con mình thực, thuộc về mình thực sự. James biết mình đang tự đánh lừa mình. Nhưng để làm gì? Có lẽ để sự có mặt của Lài trong ngôi nhà là một lý do chính đáng chăng? Càng ngày James càng thấy mình cố xây cái ảo tưởng đó nhiều hơn để nhìn Lài dưới cặp mặt khác hơn. Có một điều lạ là mỗi ngày hình ảnh của An trong Lài cứ nhạt dần. Chàng đã bắt đầu quen nhìn Lài như một thiếu nữ mang tên Lài. Những săn sóc, lo lắng cho Lài làm James quên bớt chuyện quá khứ. Chàng thấy mình đang sống rất thoải mái những ngày của phần đời sau.
Chiếc xe rẽ vào con đường nhỏ về nhà chầm chậm. Thế giới quen thuộc là ở đây. James tự nhủ và thấy mọi căng thẳng trên quãng đường vừa qua tan biến mất.
- Ba à!
James giật mình hỏi lại:
- Sao đó?
- Hôm nay hình như không có thư phải không ba?
- À! Có chứ. Hình như Lài có một cái thư thì phải. Lúc sáng ba mang vào... không nhớ để đâu nhỉ? Để vào xem.
Lài hỏi một cách nôn nóng:
- Thư gì của con hả ba?
- Hình như thư ở Việt Nam. Tại vì cái phong bì lạ lắm. Mà tệ thật, ba không nhớ ra để đâu?
- Chắc thư bà ngoại.
- Chắc vậy. Lài đâu có thư gì khác ngoài thư ở Việt Nam gửi sang phải không?
- Lâu lắm con không có thư của ngoại. Không biết ngoại có sao không? Nhiều khi gởi thư tốn tiền tem nên ngoại không gửi...
James im lặng không nói thêm. Những điều đó lại nhắc nhở đến An, mà có lẽ chàng không muốn nhớ tới An nữa.
Vào nhà, Lài vội vàng đi tìm thư từ. James cũng giúp nàng lục lọi.
- Có lẽ ba để ở ngoài bếp. Lài tìm thử coi.
Một xấp báo và thư từ đặt trên nóc tủ lạnh. Lài lục lọi tìm thư của mình. Lá thư rất mỏng và xấu xí về phẩm chất, để tên Lài. Con dấu ngoài bì thư đề ngày cách đây cả tháng. Thư của Ngoại!!!!«Cháu Lài thương,!!!Ngoại được thư con mà không trả lời được vì phải nhờ người viết. Ngoại dạo này cũng không khỏe như trước nên cũng chẳng đi đâu. Chú Năm vẫn hai bà ngày lại qua thăm ngoại. Ở nhà thỉnh thoảng mọi người vẫn hỏi thăm con. Xóm mình cũng thay đổi nhiều. Ông bà Dương được con bảo lãnh qua Pháp, bà Hội dọn đi đâu không biết, gia đình chú Hai cũng vậy. Chỉ có ba thằng Trí là tội! Ông tẩm xăng tự thiêu chết, bỏ thằng Trí côi cút, tội quá! Vậy mà đêm đêm nhiều khi Ngoại vẫn nghe tiếng ông chửi đổng như mọi khi. Chắc ông chết oan khiên nên cứ còn vướng vất cõi này. Có lần thằng Trí hỏi ngoại: Lài có còn nhớ con không bà? Ngoại cứ an ủi nó, tội nghiệp quá! Bây giờ nó về ở với nhà bà cô bên ba nó, không biết rồi nó sẽ ra sao?!!!Con còn nhớ thím Hiền không? Thím giờ lấy bộ đội sướng lắm. Ông già Nhiên chết rồi, mới chôn cách đây vài tuần. Người quen chết nhiều quá, mai mốt chừng cũng tới phiên ngoại. Con ở bên đó ráng học nhé. Có vậy ở đây ngoại cũng vui mà mẹ con cũng được yên ủi. Năm nay ngoại không làm giỗ mẹ con nữa, còn ai nữa đâu! Con ở với ba con cho đàng hoàng nhé. Ông ấy lo cho con như vậy là tốt lắm đấy. Máu mủ thi máu mủ chứ biết lo lắng cho con cái cũng tùy tính người. Năng viết thư cho ngoại nhé. Ngoại nghe tin con học giỏi, khỏe mạnh là ngoại mừng. Cho ngoại gởi lời thăm ba con.!!!Ngoại»
Lần nào đọc thư ngoại xong, Lài cũng khóc. Riêng lần này ngoại đem hình ảnh cả một xóm cũ ở quê nhà đến cho Lài. Những ràng buộc đó thật kỳ diệu, rất thân thiết mà cũng thật xa vời. Nó là một ngăn kéo của cả một tuổi thơ mà tất cả những khuôn mặt, hình ảnh của thời đó không thay đổi và không bao giờ già đi với thời gian vì nó bị đóng kín với tuổi thơ, bị vây hãm trong bốn bề của thời gian cố định: tuổi thơ. Tuổi thơ của Lài được một màn kín bên ngoài bao lại, giữ cho nó nguyên vẹn và đôi khi còn làm đẹp hơn nữa khi ta đứng ở bên này đời nhìn lại.
Chỉ có Trí và định mệnh khắc nghiệt! Trí và chiếc kẹp hình con bướm. Hai mươi năm nữa nhìn chiếc kẹp và nhớ đến Trí vẫn là nhớ đến Trí của ngày mới lớn, của ngăn kéo tuổi thơ.
James để yên Lài khóc và lặng lẽ vào phòng ngủ. Chàng đã quá quen thuộc với những bức thư, cả cảnh Lài khóc khi đọc thư. Đó chỉ là những giải tỏa ở con người kín đáo như Lài. Ngày mai con bé lại cười ngay.
Lài yên lặng về phòng riêng. James nhìn theo mái tóc vàng thẳng băng khuất sau cánh cửa. Chàng thầm nghĩ Lài là một trong những định mệnh của mình. Như chàng đã nói với Lài, chàng tin vào định mệnh một cách tuyệt đối. Định mệnh mang lại những hạnh phúc hay khổ đau, chàng chấp nhận cả. Và Lài nữa, nó sẽ là một hình ảnh tươi đẹp hay ngược lại, chàng đều nhận hết. Trái cây ngon ngọt lúc này về sau có thể trở thành đắng chát hoặc trái đắng lại mang vị thơm ngọt trên đầu lưỡi. Lúc nào James cũng sửa soạn tinh thần để đón nhận điều không may đến cho mình. Thành ra nếu không gặp chuyện gì xui xẻo lắm thì đó chính là hạnh phúc rồi, tìm kiếm hay khổ sở dành giật làm chi? James thấy mình rất bình an, thoải mái với triết lý sống đó. Đối với chàng hạnh phúc rất giản dị và vừa tầm tay. Nhưng có lẽ đi qua nửa đời rồi James mới khám phá ra điều đó. Chàng bây giờ là một cây cao cằn cỗi đang nhìn xuống Lài, chồi non xanh mướt đang vươn lên với cuộc đời, chưa đụng đến cuộc đời thực mà mới chỉ quấn quít bên ngoài cánh cửa đời và nhìn xuyên qua ô cửa hồng. Có những lúc như lúc này, James mong Lài chỉ đứng ở ngoài cánh cửa đó mãi, ngừng ở lứa tuổi đó và như một con búp bê xinh đẹp lộng kính cùng với thời gian ngừng đập ở ngay quãng đời đó. Thế có phải là đẹp mãi không? Như Lài, như April, những con búp bê xinh đẹp đừng bước vào giòng đời, đừng trưởng thành, hãy ở yên trong cái tuổi đẹp nhất đó. Và chàng già nua, cằn cỗi nhìn xuống đám chồi non mà tưởng nhớ lại một thời đã qua. Có tiếc nuối không? Không, nếu tiếc nuối là hết thấy hạnh phúc.
o O o
Lài đi về rồi, April chỉ biết đứng đó dùng sự cứng cỏi và vẻ mặt hỗn xược của mình để tỏ thái độ chống đối.
Bà Wayne cố nhịn và nói với con:
- Mẹ mong con sẽ xem Larry như một người thứ ba trong gia đình chúng ta. Chúng ta bây giờ là một gia đình.
Bà Wayne cố nhấn mạnh hai chữ «chúng ta» và tiếp:
- Larry, em rất tiếc anh chưa có dịp gặp April nhiều. Cháu rất ngoan, chỉ thỉnh thoảng hơi... khó khăn một chút.
Bà ta có vẻ hài lòng khi dùng chữ «khó khăn» để định nghĩa tính tình cô con gái duy nhất.
Người đàn ông cố cười gây thiện cảm. Giọng miền nam nghe quê kệch làm sao:
- April xinh xắn và dễ thương nữa.
April vẫn không nói năng gì chỉ nhìn trả lại người đàn ông đối diện bằng cặp mắt thách thức.
Bà Wayne nhắc khéo:
- Con đi thay quần áo rồi ăn tối.
Cho đến lúc này April mới mở miệng:
- Con no rồi mẹ. Mẹ cứ ăn, đừng chờ con.
Con bé vẫn cương quyết không nói gì đến Larry, mặc dù nó thấy ánh lửa giận dữ trong đôi mắt mẹ. April nghĩ thầm: «Mẹ đặt con trước sự bất ngờ để con phải chấp nhận, nhưng mẹ nhầm rồi, con không bao giờ chịu thua đâu». April bỏ lên phòng, không chờ xem phản ứng của mẹ thế nào.
Bà Wayne gượng cười quay sang người tình:
- Con bé này đôi lúc cũng khó chịu thật. Có lẽ tại em chiều nó quá!
Larry cười. Nụ cười làm cho nét mặt anh ta dịu hơn:
- Trẻ con mà em. Đừng trách nó. Kể ra em để anh gặp nó từ trước thì hay hơn.
Bà Wayne nhún vai:
- Ăn nhằm gì. Đừng để ý nữa anh. Em muốn buổi tối đầu tiên trong căn nhà này thật thơ mộng...
Larry chỉ yên lặng nắm lấy tay bà. Buổi tối đầu tiên dưới mái nhà này có lẽ không được suông sẻ như cả hai tưởng.
o O o
Vào phòng riêng, April khóa chặt cửa. Nàng ngồi yên nghe ngóng. Nếu mẹ gõ cửa phòng lúc này, April sẽ hết giận ngay và ôm lấy mẹ. Nhưng April chờ mãi và thất vọng. Nỗi giận hờn lại càng tăng thêm. Thường April khóc một lúc là dễ chịu ngay nhưng lần này sao mãi không khóc được. Cặp mắt nàng khô cứng và nhức nhối. Nàng muốn cào cấu, muốn đập phá cho vơi. Sự yên lặng này là một thách thức mà càng lúc càng làm April thêm khổ sở. Nàng nhìn quanh phòng, thấy ảnh mẹ đặt trên bàn, April vội gỡ xuống và ngồi xé vụn. Nàng cứ im lìm xé từng mảnh, từng mảnh nhỏ cho đến lúc không còn xé được nữa mới thôi. Nhưng cơn giận dữ vẫn chưa nguôi vì tất cả những điều April vừa làm mẹ không hề hay biết. Mà mẹ chưa biết thì April chưa thể hết bực dọc được. Nàng nhìn chăm bẳm mình trong gương. Đứa con gái nào trong đó sao xấu xí đến thế! April ghét mái tóc của nó. Nàng vớ ngay chiếc kéo và cắt một đoạn tóc bên trái, rồi bên phải. Trông đứa con gái này thật dị kỳ! Nhưng nó làm nàng hài lòng. Nàng thay áo và mở cửa xuống dưới nhà.
Có tiếng cười nho nhỏ. Chưa bao giờ April nghe giọng mẹ nhỏ nhẹ đến thế. Mẹ chưa hề nói với mình bằng một giọng âu yếm như vậy. Tại sao gã đàn ông này lại được mẹ dành cho những lời lẽ ngọt ngào như vậy? Ở hắn ta có điều gì mà April không có? Nàng giả vờ ho để hai người biết sự có mặt của mình. Mẹ nhìn lên và April thấy nụ cười của mẹ tắt ngúm. Vì sự có mặt của nàng hay vì mái tóc mới cắt của April? Thấy được phản ứng của mẹ như thế ít nhất cũng làm nàng hả hê đôi chút. Nhưng nàng không có gan hơn nữa nên chạy vội lên gác đóng cửa phòng lại. Nàng cũng không ngờ hôm nay nàng dám phản kháng lại mẹ. Cái gì làm April bạo dạn bày tỏ tình cảm mình như vậy nhỉ? Sự yêu thương hay lòng ghen tuông? Chắc phải cả hai thứ cộng lại mới đủ xúi dục mình làm như thế. April thấy mình cần phải được tỏ lộ. Trước giờ giữa nàng và mẹ không có đối thoại. Sự trao đổi giữa hai mẹ con chỉ đứng trên căn bản truyền thống một cách tối thiểu những gì cần thiết mà thôi. Chắc vậy nên mẹ chẳng bao giờ biết đến tình cảm trong nàng.
Những tình cảm xáo trộn làm April nóng bừng bừng. Càng nhìn mình trong gương nàng càng ghét mình, thấy mình xấu xí, đần độn, buồn thảm. Những thứ như mình chỉ làm xấu cho cuộc đời. Những thứ như vậy phải được đào thải để làm đẹp cho cuộc đời. Cánh cửa phòng nàng vẫn đóng im ỉm, mẹ nàng không lên phòng tìm April, tất cả im lìm như phụ họa với những điều April nghĩ về mình, về một con bé tên April buồn rầu, xấu xí và ngu dốt được sinh ra đời do một sự nhầm lẫn nào đó của Thượng Đế!
April ngồi cô đơn trong nỗi bực tức dằn vặt. Một lúc lâu khi không còn nghe tiếng động nào khác ở dưới nhà April mới cảm thấy nguôi ngoai. Nàng lạnh câm với nỗi buồn. Nàng thèm được ấp ủ, vuốt ve. Hình ảnh Vĩnh lúc này lại chợt đến. Vĩnh và tiếng hát trầm u uẩn. Nàng còn nhớ giọng ca phù thủy đó, vang lên trong hội trường như nắm bắt hết mọi chú ý. Giọng ca vượt lên, trồi lên cao ngất và cô động tung hoành trong khoảng không gian thu hẹp ấy. Ở trong không gian sững động đó, nhân dáng và tiếng hát Vĩnh nóng bỏng lôi kéo mọi tầm mắt. Khi dứt, cả hội trường bật choàng tỉnh và những tràng pháo tay không ngớt như những chùm hoa trao tặng cho người nghệ sĩ...
Mắt nàng vẫn mở căng trong đêm tối tìm tòi một hình ảnh. April thấy mình cô đọc quá! Nhớ đến Vĩnh, giọng hát... nàng thấy gần gũi hơn trong sự tưởng tượng. April thấy bạo dạn và cuồng nhiệt hơn cũng trong sự tưởng tượng đó. Má nàng nóng bừng trước những nụ hôn cuồng nhiệt... cũng trong tưởng tượng. Nhưng nàng thấy sung sướng hơn. Nàng đã tìm được một nơi trú ẩn an toàn và theo đúng như ý mình muốn. Nàng cứ mê mải với hình ảnh Vĩnh chập chờn, chín chắn, say đắm và si mê tôn thờ nàng. April thiếp vào giấc ngủ trong giấc mơ do chính nàng đạo diễn.
o O o
Một buổi sáng yên tĩnh hơn thường lệ, không có tiếng xe chạy ngoài đường, tiếng chim ríu rít ở sau nhà chừng như cũng im bặt và được thay thế bởi những âm thanh khác, dìu dặt và làm Lài càng không muốn dậy. Nàng nằm yên trong chăn ấm lắng nghe tiếng mưa đang mơn trớn những ô cửa sổ, lúc mạnh, lúc nhẹ, êm đêm và dào dạt.
Ngày nghỉ rồi trời mưa, chừng ấy thứ làm Lài càng lười biếng hơn. Nàng nắm nán thêm vài phút tận hưởng một ngày nghỉ học.
Tiếng gõ cửa nhè nhẹ làm Lài tung chăn ngồi bật dậy. James nói lớn:
- Lài có điện thoại!
- Dạ.
- Nàng mở cửa phòng chạy ra nghe điện thoại, trong lòng còn tiếc hơi ấm của giấc ngủ muộn.
- Hello!
- Gọi giờ này có làm mất giấc ngủ của Lài không?
Lài đứng yên ngỡ ngàng. Nàng không ngờ Vĩnh gọi. Nhận được sách Vĩnh gởi tặng nàng vẫn trốn không gọi cảm ơn. Tại sao mình trốn tránh, Lài không rõ lắm nhưng nàng sợ hãi trước những nồng nhiệt và săn đón của Vĩnh, của một người... lớn. Bên cạnh những đứa bạn cùng tuổi, Lài thấy mình trưởng thành hơn chúng. Còn những người như ba, như Vĩnh, như bác Wayne, Lài vẫn còn là một đứa trẻ con. Vậy Vĩnh tìm thấy gì ở mình? Vẻ sành sỏi ở Vĩnh càng làm Lài rụt rè hơn, mãi Lài mới ấp úng trả lời:
- Chào Cậu... Cậu khỏe?
- Cám ơn Lài, cũng bình thường.
Sự xưng hô với Vĩnh có lẽ không được dễ dàng lắm. Chàng đang muốn xé rào mà. Sau câu trả lời của Vĩnh cả hai đều im lặng.
- Mấy quyển sách không tệ quá chứ Lài?
- Dạ hay lắm... Cám ơn Cậu. Lài thích lắm.
- Thật sao?
Câu hỏi có mang một ngụ ý gì khác không Lài tự hỏi? Vĩnh muốn nhắc đến cuốn sách hay lời đề tặng? Mình phải trả lời rõ ràng mới được.
- Sách hay thật mà Cậu.
- Vậy Lài sẽ nhận được sách đều đều.
Lài nhăn nhó. Tưởng tránh được nay lại càng thêm chuyện phiền. Sao mình không thấy thích thú? Lẽ ra Lài phải sung sướng trước những săn đón đó mới phải chứ. Mặc dù không có gì với Vĩnh, nhưng đó là một niềm vui tự nhiên tựa như niềm vui khi thấy ánh mắt bạn trai trong lớp nhìn mình. Lài bối rối không biết phản ứng thế nào!
Qua điện thoại giọng Lài trong trẻo và dễ thương quá. Vĩnh thấy mình đang đi trở lại con đường cũ xa xưa, nhưng bồn chồn, háo hức và si dại của ngày mới lớn. Chàng tưởng như nghe được cả tiếng thở và hơi ấm của Lài toả sang qua điện thoại. Lài càng rụt rè Vĩnh lại càng si mê.
Đường dây điện thoại chợt có những tiếng bíp bíp của ai khác đang gọi đến. Lài mừng rỡ nói nhanh:
- Chắc cháu có điện thoại. Cám ơn Cậu.
Vĩnh trả lời nhẹ nhàng:
- Thôi nhé Lài.
- Dạ, chào Cậu.
Lài mừng rỡ chuyển sang đường dây bên kia:
- Hello!
Tiếng người đàn bà trả lời:
- Có James ở nhà không?
- Dạ có, xin chờ đầu máy.
Những người quen của James Lài biết cả. Lần này giọng người đàn bà hơi lạ. Vòng giao thiệp của ba nàng rất hạn chế. Số người quen chỉ đếm trên đầu ngón tay cũng đủ.
James nhìn nàng dọ hỏi:
- Anh chàng Vĩnh hả Lài?
- Dạ. Ba có điện thoại.
- Ai vậy?
- Con không biết. Nghe như người ngoại quốc.
James nhíu mày, rùn vai và nhấc điện thoại:
- James đây.
- Còn nhớ Ngọc Anh không hay quên rồi?
James nói to:
- Ngọc Anh hả? Sao quên được.
Người đàn bà cười ở đầu dây bên kia:
- Tưởng có vợ quên Ngọc Anh chứ.
- Đâu có gì thay đổi đâu? Anh có lấy vợ đâu? Ai bảo em là anh lập gia đình?
- Chứ không phải vừa rồi vợ anh trả lời à?
James bật cười:
- Con gái anh đấy.
Lài sang phòng bên cạnh nhưng không khỏi tò mò lắng nghe. Không biết bên kia người đàn bà nói gì mà chỉ nghe ba nàng cười nói vui vẻ:
- Được rồi. Anh ghé đón em và mình đi chơi... Tên gì hả? Lài. Dễ thương và ngoan lắm. Con bé cũng thèm nổi tiếng Việt... Tiếng Việt của anh không đủ xài!
Nói xong câu đó thấy ba nàng cười mãi. Tự dưng Lài thấy hơi khó chịu. Hay tại vì bà ta là người Việt Nam. Lài vẫn mong cho ba mình có thêm niềm vui, nhưng một cô gái Việt Nam? Điều đó phải xét lại. Tiếng James hỏi đằng sau lưng làm Lài giật mình:
- Sao đấy cô bé?
Lài cười ngượng nghịu tưởng như James bắt gặp được nàng đang nghĩ gì.
- Dạ không... ba.
- Tối nay mình đi ăn tiệm rồi đi chơi. Ba có cô bạn cũ người Việt Nam, tên Ngọc Anh. Lâu lắm mới gặp lại. Cô ta muốn biết mặt Lài lắm đó.
Lài nghĩ bụng: «Biết mặt để làm gì?», nhưng chỉ nhìn Ba chứ không dám nói gì. Thấy mặt Lài không tươi lắm, James chuyển đề tài ngay:
- Sao? Anh chàng Vĩnh có hy vọng gì không?
Lài đỏ mặt trả lời:
- Ổng là cậu của bạn con mà.
- Điều đó có gì ngăn trở để anh ta không được quyền thích con đâu?
Lài biết mình vô lý nhưng vẫn cố cãi:
- Ổng lớn hơn con nhiều mà.
- Không có gì cản trở được tình yêu và lòng con người ta cả.
Lài không đáp chỉ yên lặng nhìn vu vơ. James cũng không nói tiếp nữa. Chàng không nghĩ tới Ngọc Anh và cái hẹn buổi tối mà chỉ quan sát Lài một cách kín đáo và nghĩ tới Vĩnh. Cái đẹp của Lài rất đặc biệt. Sự pha trộn giữa hai giòng máu tạo nên cho Lài những nét đặc thù riêng. Cái e ấp, kín đáo ở Lài rất Đông Phương, rất quyến rũ, nó mời gọi một sự che chở dũng mãnh, một chiếm đoạt trọn vẹn và một kích thích trước cái đẹp rất nhiều nữ tính, nhiều lôi cuốn đó. Bên cạnh đó Lài lại có những đường nét nẩy nở, tươi thắm, bắt mắt của Tây Phương. Một sự hoà hợp giữa hai nền văn hóa chắc hẳn phải có một cái gì đặc biệt lắm. Lài thông minh, tế nhị, nhậy cảm. Chừng đó thứ quá đủ để một người đàn ông chết chìm trong đáy mắt nàng. Lài không còn là một đứa trẻ nữa. Tâm hồn, thể xác Lài đang trên đà phát triển toàn vẹn. Làm sao Vĩnh không điêu đứng cho được? Chàng vừa thích thú, cái thích thú của một người cha có con gái đẹp, khi thấy Lài được kẻ ngưỡng mộ nhưng đồng thời tự dưng cũng thấy hơi khó chịu, một khó chịu rất bình thường của những ông bố có con gái đẹp mà chung quanh có bao nhiêu kẻ trộm rình mò.
- Bà Ngoc Anh ở đây hả Ba?
Đang miên man với những nhận xét về Lài, James giật mình trả lời:
- Ngọc Anh?... Không, cô ấy ở Denver về đây chơi... Không, hình như đi việc của sở thì phải. Cô ta vừa là bạn vừa là học trò cũ của Ba.
James ngừng một chút để nhớ về Ngọc Anh rồi kể tiếp:
- Sau này Ngọc Anh chuyển sang học Luật và nay cô ấy là luật sư.
James lắc đầu nói tiếp:
- Ba không tưởng tượng cô ta là một luật sư được... Ba vẫn nhớ về Ngọc Anh như một cô học trò nhỏ.
Lài hỏi một cách gay gắt – Nàng cũng hơi ngạc nhiên trước thái độ của chính mình:
- Sao Ba không lấy cô ta?
James nhìn Lài ngạc nhiên rồi chợt hiểu và phì cười. Chàng nhìn nét mặt cau có của Lài rồi nghiêm trang đáp:
- Tên Anh không giống tên An. Người cũng không giống. Mẹ con bỏ lại cho Ba một khoảng trống quá sâu, chẳng ai lấp cho đầy được. Ngọc Anh chỉ là bạn, hơn tình bạn một chút, có thể phiêu lưu với Ngọc Anh nhưng không thể đi xa hơn. Con gặp Ngọc Anh con sẽ thích, cô ta rất khéo nói, duyên dáng và bặt thiệp. Đó là loại người mang niềm vui tới cho người khác mà không đòi hỏi một sự đáp lễ nào cả. Con người rất phóng khoáng... không được Việt Nam mấy. Tối nay Lài gặp sẽ biết.
- Con đi vào đó lại đâm thừa.
- Ba với cô ta có gì riêng tư đâu. Cô ta cũng thích gặp con mà ba cũng muốn con đi cho vui.
- Ý ba muốn vậy?
- Đi chơi một lúc, khi nào Lài chán, cha con mình về. Bằng lòng nhé?
- Vâng.
- Con không hẹn với ai cả chứ?
Lài hiểu ngay ba nàng muốn dọ hỏi về Vĩnh. Tại sao ba lại quan tâm đến Vĩnh như vậy?
- Không ạ. Con không đi đâu hết. Nhiều lúc ở nhà thích hơn. Ba đừng lo cho con.
- Ba vào trường lại. Nhiều việc phải làm. Ở nhà không làm được việc gì. Một mình ở nhà không buồn chứ Lài?
Lài nhoẻn miệng cười:
- Ba bảo con thành người lớn rồi mà?
James cười, định nói gì rồi lại thôi.
o O o
Ngoài trời mưa mỗi lúc một nặng hạt. Không gian ướt đẫm và ẩm. Mây đen giăng kín trời. Lài đọc sách, xem ti vi chán rồi lại chui vào phòng làm việc của James tìm sách báo. Thỉnh thoảng Lài chỉ phủi bụi và thay hoa tươi cho Ba trong phòng còn nàng biết ý không dám dọn dẹp gì. James là con mọt sách, ngồi đâu cũng vớ được sách, chỗ này vài cuốn, chỗ kia 1, 2 quyển. Rất nhiều cuốn đang đọc dở dang. Trên tường treo đầy những ảnh chụp kỷ niệm. Phần lớn là ảnh cũ, hình ảnh cũ của một thời son trẻ. Những huy chương, bằng cấp treo lẫn lộn. Chiếc thẻ bài sáng bạc dưới ánh đèn. Chắc Ba phải lau chùi thường xuyên nên chiếc thẻ sáng choang, không có màu xỉn cũ. Trong những tấm ảnh treo, có hình ông bạn Justin của Ba, người mà thỉnh thoảng Ba nàng rủ Lài đi thăm mộ, là đẹp nhất. Ảnh người thanh niên thật trẻ, đẹp trai, mắt xanh biếc và tóc vàng như tơ. Nụ cười tươi và nghịch ngợm. Tuyệt nhiên trong phòng không có hình một người đàn bà nào. Ảnh của mẹ nàng cũng không có. Có lẽ đó là một nhắc nhở không cần thiết. Bức ảnh duy nhất chụp cả gia đình lại đặt trong phòng Lài. Tự dưng Lài có ý tò mò đi xem xét từng thư trong phòng. Không lẽ vì bà Ngoc Anh nào đó gọi lại sáng nay? Nàng cũng không biết chắc nhưng tự nhiên sự tò mò thoi thúc một cách mãnh liệt. Để làm gì? Lài không biết. Nhưng nàng tò mò. Lài vừa tìm tòi vừa hồi hộp, phần vì sợ Ba về bất ngờ, phần vì biết hành động này xấu. Nhưng cái xấu bao giờ cũng lấn át cái tốt và Lài đang đi theo chiều hướng xấu! Lài chưa thấy một dấu vết riêng tư nào của Ba. Không lẽ James lại trung thành với mẹ nàng một cách tuyệt đối như vậy.
Những quyển sách, báo, xếp chồng lên nhau nằm xô lệch một cách vô trật tự. Có nhiều tờ báo mà ngày phát hành cách đây hàng 5, 7 năm. Lài vừa lục lọi vừa thỉnh thoảng nhăn mặt vì bụi bặm. Lài không biết tại sao mình lại muốn tìm kiếm những chuyện riêng tư của ba nàng? Bình thường Lài không phải là người tò mò, tọc mạch. Lý do có lẽ ít nhiều liên quan đến bà Ngọc Anh, một nhân vật mà chưa bao giờ nghe James nhắc đến cho tới ngày hôm nay... Đây là một sự tò mò hay ghen tuông?
Lài đã không tìm được điều nàng muốn tìm. Có lẽ bà Ngoc Anh nào đó không nằm trong những kỷ niệm mà James nâng niu. Nhưng cũng rất tình cờ Lài khám phá ra một điều khác về ba nàng làm Lài đỏ mặt. Một cuốn báo với nhiều hình ảnh phụ nữ khỏa thân được nhét tận dưới đáy chồng sách báo. Từ trước đến giờ Lài vẫn nhìn ba nàng dưới một cặp mắt đặc biệt: James là sự tổng hợp của vai trò một người bố đồng thời là người mẹ vì mẹ Lài không còn. Sự phân biệt giữa nam nữ hầu như bị bỏ quên. Đây chính là một nhắc nhở về vị trí của ba nàng, hơn thế nữa về... đàn ông. Nghĩ đến điều này, Lài thấy nóng bừng cả mặt và tâm hồn xáo động một cách khác thường. Lài nhớ đến những cái nhìn nóng bỏng và hỗn xược của đám con trai cùng trường. Hẳn nhiên nó khác hẳn với cái nhìn si mê của Vĩnh. Nhưng trong ánh mắt si dại của Vĩnh vẫn mang một sức mạnh muốn chiếm đoạt làm Lài hoảng sợ. Những xao xuyến làm nàng thích thú nhưng đồng thời cũng làm Lài luống cuống và tránh né.
Lúc còn ở quê nhà Lài vẫn nghe bà ngoại răn dạy những hành vi luyến ái ở ngoài hôn nhân là một điều xấu xa và không thể chấp nhận được. Ở đây những điều đó nhan nhản khắp nơi. Những cặp uyên ương ở lứa tuổi Lài tỏ lộ sự âu yếm một cách tự nhiên và công khai, không ngượng ngập, che dấu. Bạn bè Lài bàn luận về tình dục một cách bình thường. Chúng nó phê bình, cười đùa và kể cho nhau nghe một cách tự nhiên, như chuyện trời nắng, trời mưa. Đôi lúc nàng thấy như mình không trưởng thành nổi với những xung đột đó. Tất cả những điều đó Lài không bao giờ tỏ lộ ra. Nàng sợ bạn chê cười, chế nhạo. Điều gì chúng bạn nói ra Lài cũng đưa đẩy để khỏi bị loại ra khỏi thế giới của bạn bè, thế giới của những người trẻ đang muốn đốt giai đoạn để trưởng thành.
Lài không quên những hình ảnh nàng vừa thấy. Nàng vội vàng đi ra khỏi phòng James. Nàng chỉ muốn biết đến những cái hay, cái đẹp, những điều lý tưởng ở ba nàng. Nghĩ đến đó Lài tự trách mình. Ở xã hội này, như Lài đang được dạy dỗ, vấn đề dục tính là một điều tự nhiên của con người. Người ta không né tránh khi nói đến vấn đề đó hay những gì liên hệ đến nó. Nhưng Lài vẫn không quen. Nằm sâu trong tiềm thức, ở một xã hội khác mà Lài đã lớn lên, người ta nhìn dục tính dưới một khía cạnh khác với cặp mắt nghiêm khắc và bảo thủ hơn nhiều. Sao xã hội này nhắc đến nó như những điều thông thường như ăn, như ngủ, như thở. Thực ra thế nào mới đúng? Nàng không còn mẹ để có thể hỏi và dĩ nhiên Lài không thể hỏi ba nàng câu hỏi đó. Lài chỉ có thể đứng ngập ngừng ở ngoài cả hai xã hội đó và hoang mang tự tìm cho mình một câu trả lời.
Những hình ảnh Lài vừa nhìn thấy, những cảnh tượng nàng thấy hàng ngày trong sân trường, mặc dù Lài tránh né nhưng nó vẫn cấy lên một mầm mống khác thường: những xao động, những cảm giác tội lỗi, những xao xuyến lạ lùng và có lẽ một chút háo hức kèm lẫn sợ sệt nào đó. Khó diễn tả nhưng dĩ nhiên Lài giữ tất cả những điều đó cho mình, không ai có thể biết được. Những điều đó chỉ thoáng qua, quậy lên một vài khắc khoải, xao động rồi lùi bước nhường cho một Lài ngây thơ, suốt ngày vùi đầu vào những chồng sách đủ loại. Lài đọc rất nhiều nhưng sao chẳng nhớ gì cả. Và Lài vẫn còn nhớ câu trả lời của James: «Cứ đọc, càng nhiều càng tốt, sẽ có lúc nó thấm vào lúc nào mà con chẳng biết. Tập thói quen đọc sách để thấy thích thú chứ không phải đọc để nhồi chữ vào đầu». Những điều lợi đâu Lài chưa thấy nhưng chắc chắn Lài thấy mình ham đọc sách, tiếng Anh tiến bộ rõ rệt.
o O o
Người đàn bà đối diện với mái tóc cắt ngắn, đen và bóng mượt ôm lấy khuôn mặt hơi bầu bĩnh. Cặp mắt đen, ướt át và sáng long lanh linh hoạt theo vành môi đỏ nhếch cười lộ cả hàm răng trắng muốt và đều đặn. Bên cạnh làn da trắng hồng, mái tóc đen đầy vẻ Á Đông lại càng nổi. Lài có cảm tình với Ngọc Anh ngay. Nàng chỉ ngồi yên lặng quan sát và nghe ba nàng cùng cô ta nói chuyện. Thỉnh thoảng cô ta giơ tay vuốt mái tóc và nhìn Lài với anh mắt lạ lùng, nửa như dọ hỏi nửa như mời mọc, rất quyến rũ. Lời nói chuyện của cô ta cũng thế. Rất tự tin – dĩ nhiên rồi. Trước quan toà và hàng trăm con mắt mà cô ta vẫn ung dung, thao thao bất tuyệt biện hộ cho thân chủ, sá gì có mình Lài – lôi cuốn người đối diện vào câu chuyện. Sức thu hút tự nhiên đó làm Lài cũng thấy mình không thoát ra được. Vậy sao ba thoát được? Người chết, người vắng mặt, lại có sức mạnh níu giữ đến thế sao? Khó hiểu! Và bây giờ Lài lắng nghe chăm chú hơn là ngồi quan sát cô ta.
Tiếng cô ta trong vắt và rõ ràng:
- Công việc mang lại cho em niềm vui. Dĩ nhiên niềm vui đó to lớn hơn những khó khăn mà em phải trải qua.
- Làm việc chết thôi hả Ngọc Anh?
Cô ta cười và bẻ lại:
- Làm việc để sống chứ. Càng làm việc hăng hái chừng nào chứng tỏ mình đang alive hơn bao giờ cả. Anh đồng ý không?
- Nói chuyện với em anh chỉ có thua và phải đồng ý theo em chứ cần gì Ngọc Anh phải hỏi câu đó.
Cả hai cùng phá lên cười sau câu nói của James. Lài cũng mỉm cười theo và càng thấy sức hấp dẫn lạ kỳ của cô ta. Theo với cô ta mọi thứ chung quanh như sinh động hẳn lên. Cũng quán ăn Việt Nam quen thuộc này, những món ăn cũng không đặc biệt hơn mọi khi thế mà dường như Lài ăn thấy ngon miệng hơn, cảnh vật chung quanh có hồn hơn, náo nức hơn. Lài không hiểu những điều mà cô Ngọc Anh đang có là bẩm sinh hay người ta phải tự tạo ra?
- Giờ giấc em thất thường lắm ư?
- Tùy theo công việc nhưng tựu trung em chọn ban đêm để làm việc, nhất là vào lúc 4, 5 giờ sáng. Giờ đó đầu óc minh mẫn lạ thường và mang lại hiệu quả nhiều cho công việc hơn, nhất là đối với công việc của em.
- Tại sao em chọn nghề đó?
- Tại vì em thích. Con người là một thế giới phức tạp và lạ lùng. Công việc em đòi hỏi những giao tiếp, tìm hiểu con người trong những hoàn cảnh đặc biệt. Em thích một đời sống phấn đấu và với công việc này cứ mỗi trường hợp là một phương cách phấn đấu mãnh liệt.
- Ngọc Anh khác xa những ngày còn học ở đây.
- Em vẫn vậy. Con người em có thay đổi đâu? Chỉ đến lúc này em mới đi đúng vào con đường em chọn thôi. Có thể công việc của em làm anh có cảm tưởng em thay đổi nhưng thực ra em vẫn thế.
Nói đến đây cô ta nheo mắt tinh nghịch nhìn James như trêu chọc và nói tiếp:
- Thật mà. Thử không?
James cười nhưng không quên liếc mắt nhìn Lài:
- Em không đổi thật! Nãy giờ anh mới gặp lại cô Ngọc Anh ngày nào.
Giọng cô ta chợt nhỏ hẳn đi:
- Chẳng bao giờ trở lại được ngày xưa nữa anh nhỉ?
James không trả lời nhưng có lẽ sự yên lặng của chàng cũng là một sự đồng ý gián tiếp. Chàng ngập ngừng hỏi:
- Có ai chưa Ngọc Anh?
- Nếu hiểu nghĩa «ai» như anh hỏi thì em chưa có những em đã lập gia đình để có một đời sống quân bình và đỡ lẻ loi.
- Sao không nghĩ một cách giản dị để sống giản dị?
- Câu hỏi của anh có giản dị đâu? Anh luôn luôn nói sống giản dị mà từ xưa đến giờ em thấy anh không như vậy. Chuyện quá khứ của anh đi vào dĩ vãng từ lâu mà anh có để yên đâu? Anh đâu muốn sống giản dị!
Lài hơi khó chịu khi nghe cô ta nói câu đó. Không biết cô ấy có ám chỉ dĩ vãng James với hình ảnh mẹ nàng chăng?
- Thôi, đừng nhắc đến nữa, Ngọc Anh. Mình đang vui trong một buổi tối hiếm có như hôm nay. Em có biết nãy giờ anh và em đều bất lịch sự khi không để Lài góp vào câu chuyện không?
Ngọc Anh trả lời ngay, nhanh và ngọt:
- Mình đang hâm nóng câu chuyện để mời cô con gái anh tham dự đấy chứ. Thời gian cũng làm thân thuộc hơn một chút, phải vậy không Lài?
Cô ta khéo thật, Lài thầm nghĩ và nhỏ nhẹ trả lời:
- Dạ.
Có lẽ chưa hài lòng với câu trả lời ngắn gọn của Lài nên Ngọc Anh gợi chuyện thêm:
- Ba Lài nổi tiếng là giáo sư dạy giỏi và hay, bây giờ lại thêm một cái hay nữa Lài biết là gì không?
Lài ngơ ngác lắc đầu. Ngọc Anh cười rất tươi và nói:
- Chắc chắn bây giờ trong trường, James là người có cô con gái đẹp nhất.
Hai má Lài đỏ au vì ngượng. Tuy đó là một lời khen nịnh nhưng Lài cũng tự biết mình trông cũng được lắm. Thế mới biết thu phục được cảm tình chưa thấy ai khéo bằng cô này. Tự dưng Lài cũng thấy cởi mở hơn. Ba nàng có vẻ thích thú ra mặt. Và từ đó câu chuyện nói tiếp một cách dễ dàng với sự khéo léo và chủ động của người đàn bà mang tên Ngọc Anh.
James hỏi:
- Còn ở lại đây lâu không Ngọc Anh?
Cô ta nghiêng đầu làm dáng và hỏi lại:
- Đây là một lời giữ chân hay chỉ là một câu hỏi xã giao?
- Bắt cóc em vài hôm.
Quay sang Lài, Ngọc Anh hỏi:
- Có chỗ cho cô ở lại vài hôm không?
- Có chứ.
- Vậy thì hai cha con anh nuôi Ngọc Anh vài bữa nhé? Không cần gì cả, cứ nói chuyện thoải mái như hôm nay là vui rồi.
Lài nhìn Ngọc Anh và thử tưởng tượng sự có mặt của cô ta trong nhà. Không đến nổi nào đâu, Lài đang có cảm tình với cô ấy và có lẽ mấy ngày sắp đến sẽ vui hơn mình nghĩ.
Đã lâu lắm Lài mới bị ngồi ở băng ghế sau như ngày hôm nay. Gió đêm lạnh thổi thốc ngược về phía sau, luồn vào mái tóc Lài xô đẩy. Nàng không buồn đưa tay giữ tóc, để mặc tóc phủ gần kín mặt. Trong tiếng gió lùa vào xe, tiếng máy xe, những lời đối thoại của James và Ngọc Anh nghe không rõ. Lài nhìn đăm đăm về phía trước, những ngọn đèn hai bên đường đang chạy lùi về phía sau, ánh sáng loang loáng nhảy múa trên người Lài, thoắt sáng một góc rồi bóng tối lại phủ tràn lên như một trò chơi úp mở. Tiếng nhạc bập bùng trong xe nghe không trọn vì bị át trong tiếng gió ào ào thổi. Dường như tất cả những tiếng động đó chỉ để trám vào nổi trống vắng mà Lài đang cảm thấy, đang bị bỏ quên ở băng ghế sau.
Sự hiện diện của Ngọc Anh như một cơn bão đến bất ngờ trong một ngày hè rực nắng, càn quét và thay đổi hẳn tất cả. Nàng không vui trong cái vui của ba như Lài vẫn tưởng. Những ngày sắp tới có vui như mình nghĩ không đây?
Xe ngừng trước nhà như thường lệ nhưng mọi sự không còn được như thường lệ. Ba đang mở cửa xe cho Ngọc Anh xuống trước rồi mới đến Lài. Sự có mặt của người đàn bà này làm Lài tuột xuống hàng thứ yếu. Đây là «không có gì cả» như lời Ba nói. Còn «nếu có gì» chắc Ba sẽ quên hẳn sự có mặt của mình. Đêm nay Lài thấy Ba trẻ hơn, vui hơn và khéo nói không thua gì Ngọc Anh. Mình ngược lại chỉ mang lại cho Ba thêm nhiều mối lo âu và băn khoăn.
Giọng Ngọc Anh trong vắt và như một lời thầm thì:
- Mọi sự vẫn vậy. Chẳng có gì thay đổi cả anh nhỉ?
- Khác chứ, Lài rất khéo tay và thu dọn gọn ghẽ. Em sẽ thấy khác nếu em còn nhớ căn nhà bừa bộn của anh ngày xưa.
- Cô bé này giỏi thật. Bắt anh vào khuôn phép, ngăn nắp. Vậy mà em cứ nghĩ anh muôn đời không đổi.
James cười. Nụ cười thay cho câu trả lời:
- Cho anh mươi phút để thu dọn phòng cho em nghỉ.
Ngọc Anh xua tay chỉ chiếc sofa ở phòng khách:
- Đừng thắc mắc. Cho em mượn một cái gối và chăn. Thế là đủ rồi. Để em tự nhiên. Em không muốn làm xáo trộn hay thay đổi nhà anh. Em thường ngủ trên chiếc sofa tương tự như thế này trong văn phòng em. Rất thoải mái, không phiền hà gì hết, Lài thấy không?
Lài giật mình cười gượng. Nàng không ngờ Ngọc Anh lại quàng mình vào trong câu chuyện. Thế là biên giới giữa cả ba người được phân định rõ ràng. Lài lí nhí nói và không tin lắm về câu nói mà nàng sắp nói ra đây:
- Cô ngủ trong phòng cháu?
Ngọc Anh lắc đầu và cười tươi như hoa:
- Cô quen nằm ngủ trên sofa. Cho cô ngủ ngay đây nếu điều đó không phiền quý vị chủ nhân.
Lài thấy dễ chịu hẳn. Căn phòng của nàng, thế giới riêng tư của mình không muốn chia sẻ với ai. Người đàn bà trước mặt cô thừa kinh nghiệm để thu phục cảm tình của người khác. Lài nói nhỏ nhẹ:
- Tùy cô. Cháu sợ cô nằm đây không thoải mái, khó ngủ.
- Không sao đâu, đừng lo cho cô.
James lên tiếng nhắc Lài:
- Ngủ sớm mai còn đi học chứ Lài.
Lài quay lưng đi vào phòng riêng, lòng tự hỏi: Liệu ba có yêu Ngọc Anh không?
o O o
Mùi chăn gối lạ, những tiếng động dị kỳ trong đêm cùng với dư hương của cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng là một trở về của những ngày tháng cũ mà bao giờ cũng thế khi đứng ở đầu đời này ngoái nhìn lại quãng đường bỏ lại sau lưng đều thấy tiếc nuối. Tiếc nuối vì đã không giữ lại cho mình một mảnh đời riêng tư, hay ngẩn ngơ về những quyết định đã qua không thay đổi được nữa. Những xôn xao hiện tại dường như có thật mà dường như không làm Ngọc Anh khó ngủ. Trong cùng một bóng tối này, không xa lắm, nếu lắng nghe không chừng có thể nghe thấy tiếng trằn trọc của người khác. James đã ngủ chưa? Có nhớ gì về một ngày đã qua? Riêng em vẫn thấy ánh mắt linh hoạt và mời mọc. Hơi ấm ở anh tỏa ra làm em lao đao. Và cũng thế, câu nói mà em chờ đợi anh vẫn không hề hé môi. Cứ thể để theo mãi mãi cho tới giờ phút cuối. Nụ cười ấm áp, mời mọc của anh là có ý gì? Em không tầm thường như anh nghĩ hay ít nhất em phải tạo cho mình một cách thế riêng biệt. Ngọc Anh ngày nào giờ đây trưởng thành, cứng cáp qua mọi xô đẩy của cuộc đời. Em là người chiến thắng trở lại thăm chốn cũ. Em không rụt rè nhìn anh như ngày xưa, em không chịu thua anh như ngày trước. Em có thể tự nguyện ngã vào vòng tay anh lúc này nhưng em không làm. Hay chỉ là dư hương để còn vương vấn mãi, anh có thấy đúng không?
James cười trong bóng tối một mình. Con bé Ngọc Anh vẫn yếu đuối nên phải vạch rõ biên giới. Nhìn quanh những người đàn bà Việt Nam mà chàng biết, họ đều giống nhau một điểm: không chịu sống cởi mở, thành thực và trọn vẹn cho mình. Tại sao vậy? James vẫn chưa tìm được câu trả lời. Nhưng Ngọc Anh là người mang lại vui và thích thú nhất. Cô sinh viên Việt Nam ngày nào đã gợi cho chàng rất nhiều về một quá khứ đã rời xa. Ngọc Anh với đôi mắt đen, ướt và sắc như dao, tấn công chàng bằng ánh mắt, bằng nụ cười và lời nói chuyện rất lôi cuốn. Môi trường xung quanh, không khí học đường, học trò, mơ mộng, chưa thực sự bước vào đời, vẫn là một cái gì rất ấm, rất ướt át để tình yêu có thể nẩy nở. Chàng chưa yêu Ngọc Anh chứ không phải không yêu. Ngày đó chưa đủ chín mùi để James nói câu yêu Ngọc Anh. Có lẽ nếu kéo dài thêm nữa chàng sẽ yêu Ngọc Anh. Nhưng nàng không đợi được và con chim đã vuột bay.
Chàng chẳng thấy tiếc. Đó không phải là cơ hội đã qua mà có lẽ vẫn chỉ là một khúc rẽ ngang của định mệnh. Gặp lại, Ngọc Anh vẫn sắc xảo, linh hoạt, lôi cuốn như một ngày xưa đã qua nhưng Ngọc Anh bây giờ không còn tấn công chàng bằng mắt, bằng nụ cười nữa. Nếu có chỉ là những câu hỏi rất thẳng thắn, khiêu khích như nàng đã hỏi: «Anh có muốn thử không?». Nàng đã lột xác để trưởng thành. Cô sinh viên ngày xưa của những giảng đường đầy mùi sách vở, của những lối đi rợp nắng, khuất dưới tàng cây, của một hôm nào mà bỗng dưng thấy mình ngu ngơ, trẻ dại như không khí học đường của một ngày đầu niên học.
Đêm nay Ngọc Anh đi vào giấc ngủ của chàng rất nhẹ nhàng, tình cờ và êm ả, không ray rứt như An, như một quá khứ không quên được.
o O o
Sớm mai ở đây mát rượi, không lạnh như ở Denver, nơi mình ở. Nơi đây mới là lập đông, trời đất dịu hơn một chút và thời gian kéo dài, chậm hơn với mặt trời lười lĩnh chưa chịu dậy và không gian ướt đẫm sương.
Ngọc Anh lơ đễnh quan sát căn phòng khách. Nàng chợt nghĩ đến đứa con gái của James. Trước đây chẳng bao giờ nghe James nói đến Lài. Câu chuyện của An nàng biết nhưng còn Lài? Chưa bao giờ James nhắc đến. Sao vậy nhỉ? Con bé mang nét Tây Phương hơn là Á Đông. Không biết James nói với Lài về mình như thế nào? Ngọc Anh thèm một ly cà phê nhưng ngại không dám. Nàng không quên vị trí của mình. Không có Lài, nàng sẽ pha cà phê cho James, cho nàng, nhưng với Lài trong căn nhà này, mình chỉ là khách.
Câu hỏi của Lài làm nàng giật mình, quay lại:
- Cô dậy sớm? Đêm cô ngủ được chứ?
Ngọc Anh cười và không ngờ mình nói dối một cách dễ dàng và nhanh như vậy:
- Cám ơn Lài cô ngủ ngon lắm. Ở đây không khí dễ chịu quá, không lạnh.
- Denver lạnh lắm sao ạ?
- Giờ này tuyết đã rơi đầy. Trời đất khô chứ không ấm như ở đây.
- Chắc cô trượt tuyết giỏi lắm?
Ngọc Anh phì cười:
- Ở xứ tuyết nhưng chưa bao giờ cô thử cả, Lài tin không?
Lài nhún vai cười theo không đáp:
- Mấy giờ Lài đi học?
- 7 giờ cháu đi. Trường cũng gần đây.
- Vậy lo sửa soạn đi kẻo muộn. Cứ để mặc cô. Ba đưa Lài đi học chứ?
Lài lắc đầu:
- Không, cháu đi bộ. Gần đây mà.
Dưới ánh sáng ban ngày, dù trời chưa sáng lắm nhưng Ngọc Anh nhìn kỹ Lài hơn. Con bé thật đẹp, tươi mát, trẻ trung. Tự dưng Ngọc Anh thấy mình già nua hẳn đi. Thời gian qua nhanh quá!
Lài nhìn trả lại ánh mắt tò mò của Ngọc Anh một cách bâng quơ và hồn nhiên. Sau một giấc ngủ ngon, một ngày mở rộng trước mắt, những ưu tư, thắc mắc về Ngọc Anh dường như chìm đâu mất. Dưới ánh sáng ban mai, một Ngọc Anh không son phấn không có gì hấp dẫn và lôi cuốn như Ngọc Anh của đêm qua. Nghĩ như thế và Lài rất thảnh thơi đi đến trường....
Ngọc Anh đưa tay chùi nhẹ mặt cửa kính mờ. Khung cảnh bên ngoài thu gọn sau ô cửa kính hiện ra rất êm ả. Một mảnh vườn quay lại với hàng rào gỗ chắn tầm mắt. Những chùm cây evergreen bò sát dưới đất và trườn lên nằm lững lơ trên những phiến đá xám, đỏ, nâu ở góc vườn như một điểm trang rất bí ẩn của khu vườn nhỏ. Một vài bụi hồng gai nằm sát hàng rào. Những đóa hồng đỏ rực vươn lên kiêu hãnh nhưng lạc lõng trong một biển màu xanh của cây lá, của cỏ chung quanh. Ngọc Anh liên tưởng mầu đỏ của những bông hồng đỏ như những giây phút đột ngột rực sáng, rạo rực và quyến rũ của những niềm vui chợt đến trong đời. Cũng thắp sáng, cũng nồng nàn, rực rỡ trong biển xanh đều đặn, buồn tẻ của cuộc đời. Nhưng không sáng mãi mà đổi màu tàn úa. Còn lại họa chăng chỉ còn trong trí nhớ một bông hồng đỏ thắm, của ngày hôm qua. Nàng so sánh một cách lãng mạn như thế và thấy vui sướng. Cái cảm giác như tình cờ trông thấy một bức ảnh cũ, một kỷ niệm xa xưa, bài ca của một đoạn đời nào đâu ấy, rất nhẹ nhàng mà... vui thích. Lâu lắm làm gì có những cảm giác như vậy. Đã hàng bao năm nay Ngọc Anh không cho phép mình ngồi mơ mộng một cách... mất thì giờ và vô ích như thế này. Mình đã vội vã sống thế có gọi là sống không? - cho đi rất nhiều năng lực. Một khoảnh khắc như hiện tại là một phung phí vô nghĩa. Để được điều gì, hay chỉ thấy mình đứng chót vót trên cao, cô quạnh và nhìn lại cả một thời gian đã qua và tiếc nuối vì vẫn chưa sao tìm được điều mình mong muốn. Bởi vì câu hỏi đôi lúc giản dị làm Ngọc Anh bật cười một mình: mình tìm kiếm điều gì mà chính mình cũng không hay! Đến đây Ngọc Anh lại nhớ câu nói của James tối qua: «Sao em không nghĩ giản dị để sống giản dị?» Mọi chuyện giản dị như thế nhưng sao mình không nhìn thấy như vậy?
- Dậy sớm thế?
Ngọc Anh giật mình quay lại. Nàng cười khỏa lấp như sợ James đọc được ý nghĩ mình:
- Em quen giấc... Hôm nay anh đi làm chứ?
- Không. Hôm nay dành cho Ngọc Anh. Lâu lâu cho học trò đổi thầy mới. Nhìn ông thầy cũ mãi chán chết. Nghỉ vài ngày lúc trở lại được chúng nó quý hơn. Thế mới lạ chứ!
Ngọc Anh nghiêng đầu hóm hỉnh cười:
- Đâu có, mỗi lần anh nghỉ em nhớ.
Nghe Ngọc Anh nói như thế James vội vã đổi đề tài ngay:
- Em sửa soạn rồi mình đi ăn sáng. Em muốn kiểu Việt Nam hay kiểu của anh?
- Kiểu của anh?
- Một ly cà phê đen, vài cái bánh ngọt và lim dim chờ cà phê làm cho tỉnh ngủ hẳn.
Ngọc Anh nhìn James và thấy xúc động lạ thường. Những xúc động vu vơ mà nàng chối bỏ từ lâu tự dưng ào ạt trở về theo với ánh mắt đó. Ngay lúc này nàng không hiểu được đâu là hạnh phúc. Một bình lặng êm đềm như những ngày trước hay xôn xao, lao đao như lúc này? Và có lẽ James thấy điều đó, chàng nói nhanh không cho Ngọc Anh trả lời.
- Anh thay quần áo.
Ngọc Anh nhìn theo và tự hỏi: «Tại sao? Tại sao anh né tránh? Bao nhiêu năm trước anh không tránh mà anh cũng chẳng chịu thua. Sao bây giờ anh lại sợ? Nếu anh sợ, sao anh giữ em ở lại làm gì? Lại một trò chơi mới? Phiêu lưu táo tợn hay chỉ là lướt vòng ngoài? Chờ xem».
Thói quen mỗi sáng điểm trang một cách vội vã với những mầu sắc nhất định không thay đổi dường như thuộc hẳn vào thời khóa biểu cố định trong ngày, cũng như ăn, như ngủ. Hoàn toàn không một chút kích thích cần thiết nào để Ngọc Anh phải làm dáng hơn, làm đẹp hơn. Nhưng ngày hôm nay nhìn khuôn mặt không phấn son mình trong gương, Ngọc Anh của ngày hôm qua và hôm nay đã đi ra ngoài lần mức vạch định thông thường. Một chút hối hả, liều lĩnh đang nhen nhúm trong nàng, thúc dục, thách thức cái vỏ ngoài cao ngạo cố hữu thường vây bủa lấy nàng. Để làm gì vậy? Có thể đóm sáng đó khi bắt được cũng chỉ như muôn ngàn vạn đóm sáng khác, nhưng biết đâu đấy, chỉ thấy con đường từ đây đến đốm sáng lập lòe đó là cả một khơi dậy cực kỳ lôi cuốn.
Ngọc Anh ngắm mình trong gương và mỉm cười. Nàng xoa nhẹ hai gò má, tô một chút son hồng lên môi, kẻ viền mí mắt và chải bồng mái tóc lên. Không còn những lớp mascara khô cứng trên riềm mi. Nàng thấy mình tươi mát, trẻ trung hơn cho... một cuộc phiêu lưu.
- Trông em như mấy cô sinh viên trong trường ấy.
Ngọc Anh cười dù biết rằng đó chỉ là một lời nói nịnh.
- Giá gặp anh mỗi ngày để được nghe khen em sẽ trẻ ra thật.
James cười, hàng ria mép di động theo làn môi rung rung. Chàng không quên lập lại câu hỏi lúc nãy:
- Em muốn ăn sáng kiểu gì?
- Kiểu của anh.
- Thật chứ?
- Em đói lắm rồi, đừng hỏi thật hay không nữa.
Nàng định nói thêm: «Ngày hôm nay em hoàn toàn thuộc về anh, để anh quyết định», nhưng nàng kìm lại được. Làm dữ quá anh chàng lùi mất. Nghĩ như thế và Ngọc Anh tủm tỉm cười.
- Trông em tươi quá, chả có vẻ gì là đang đói bụng cả.
Ngọc Anh trả lời lại rất ngon lành:
- Tại vì em vốn thế, nếu không, không phải là Ngọc Anh.
James cười lắc đầu. Những câu chuyện với Ngọc Anh có thể kéo dài mãi mà không chán. Đó là điều mà James không quên ở nàng.... Sáng hãy còn lành lạnh. Mùi nước hoa thoang thoảng của Ngọc Anh như một loài hoa trân quý nở trong đêm còn sót lại, loáng thoáng trong xe. Trong cái lạnh của một sớm mai, hơi ấm từ người toát ra thật nồng nàn như một kêu gọi của sự gần gũi. Cả hai đều nhận thấy điều đó vì bỗng dưng khoảng cách trở nên hẹp một cách tình cờ. Ngọc Anh hồn nhiên để khỏa lấp:
- Anh đưa em đi đâu đây?
- Một quán cà phê ở chân đồi.
- Sao họ không làm ở trên đồi có phải hơn không nhỉ?
- Trên này là khu trường học và nhà ở, không được buôn bán.
- Anh đến đó thường không?
- Cũng khá thường đến đó không để ý nữa. Gần đây thôi.
Chiếc xe chạy vòng vòng xuống chân đồi, cây cỏ bắt đầu thưa dần, phố xá hiện ra, thấp thoáng. James quẹo xe vào một con đường nhỏ. Chàng đậu xe dọc theo lề đường. Hàng quán hai bên san sát, chật hẹp và cổ. Nhiều căn lại có gác và bao lơn ở mặt trước như những phố xá cổ xưa kiểu Âu Châu. Ngọc Anh rất tự nhiên khoác tay James. Lần này không thấy chàng né tránh nữa.
Nàng nhìn những bờ tường loang lổ, tróc sơn, những bảng hiệu nhỏ xíu gắn chồi ra ngoài đường. Từ những cửa hàng bán đồ cổ đến cửa hàng bán tạp hóa, tiệm bán sách cũ, tiệm bán hoa, cửa hàng nào cũng lạ, không như ở những nơi khác. Đây như một khu phố để người ta nhàn tản, mọi sự êm ả, người bán hàng cũng thế, uể oải, chậm rãi mở cửa hàng. Có lẽ hãy còn quá sớm cho một ngày. Người và vật hãy còn ươn ái chưa muốn thức dậy. Càng đi bộ sâu vào trong càng ngửi thấy mùi cà phê thơm sực nức. Mùi thơm làm dấy khứu giác và mở tung hết những cánh cửa còn đang say giấc.
- Em thấy sao?
James hỏi và mở cửa cho nàng vào trước. Tiếng chuông ở cửa vang lên khe khẽ. Một quán cà phê xinh xắn thu hẹp trong bốn bức tường phủ đầy tranh ảnh. Sàn gỗ nâu đánh xi bóng loáng rất sạch sẽ và ấm cúng. Những chiếc ghế bọc nệm màu xanh lục vây tròn từng chiếc bàn nhỏ. Trong tiệm chẳng có ai chỉ toàn mùi cà phê và mùi bánh ngọt.
- Khó mà tìm được những nơi như thế này.
James kéo ghế cho Ngọc Anh ngồi và có vẻ hài lòng khi nghe câu trả lời của nàng.
- Anh với Lài thường tới đây không?
- Không. Tuổi tụi nó đi chơi với bạn bè hợp hơn.
Ngọc Anh gật gù:
- Nhưng mà... sao không bao giờ em nghe anh kể về Lài vậy?
- Lài ở Việt Nam mới sang đây thôi.
Ngọc Anh cười:
- Hèn gì. Nhưng thôi nói chuyện khác đi. Em đâu có ở đây lâu đâu. Một vài ngày thôi.
James không nói gì. Chàng yên lặng nhấp từng ngụm cà phê thơm ngát. Cả hai đều yên lặng. Ngọc Anh hơi ân hận vì đã nhắc đến Lài. Những giây phút vừa qua dường như bị nghẽn lại một cách đột ngột. Ngọc Anh tự trách và không biết làm gì hơn là im lặng. Nàng nhìn xuống hai bên tay mình, những móng sơn đỏ bóng và có vẻ chải chuốt đang mân mê ly cà phê. Hơi ấm truyền vào bàn tay ấm áp. Một buổi sáng như hôm nay như một kẽ hở trong giòng đời liên tục. Một kẽ hở đủ cho ánh sáng ngoài kia lọt vào làm bừng lên một quãng đời tẻ nhạt.
- Em nghĩ gì vậy?
- Những lúc như thế này thật hiếm hoi! Em cứ tưởng tất cả những năng lực mà mình dồn vào để chạy theo công việc, mục đích em đặt ra thế là quá đầy đủ, nhưng, như lúc này, ngồi đây mới thấy còn nhiều thứ khác nữa.
- Anh thường đến đây và ngồi nhìn những bức tranh trên tường tưởng tượng mình đang ở đâu đó, Ý, Pháp, Hòa Lan... Đầu óc đỡ căng thẳng trong sự tưởng tượng hiền hòa đó.
- Tại sao anh không đi chơi xa? Đây có gì bó buộc đâu nhỉ?
- Tưởng tượng thú hơn.
Ngọc Anh lắc đầu:
- Có thể, nhưng sống thực mới thú vị. Em không thể sống bằng tưởng tượng được. Cuộc đời không nghĩa lý gì nếu anh chỉ có ngồi đó rồi tưởng tượng điều này điều kia. Anh có quay cuồng, lăn lộn thì mới thấy những lúc này là thần tiên.
- Em như cành cây đầy sức sống, còn anh như củi mục!
Ngọc Anh phá lên cười. Tiếng cười trong trẻo vang lên trong quán cà phê không bóng người, yên tĩnh gần như không tiếng động, vang lên như một mầm sống duy nhất đánh thức mọi vật.
- Tại anh chỉ muốn thành củi mục chứ. Em có thấy anh giống như vậy đâu. Em thấy... còn đáng yêu lắm.
James hơi luống cuống trước những tấn công dồn dập của Ngọc Anh. Ở một người con gái cùng màu da với chàng, điều đó bình thường nhưng đặt vào địa vị người đàn bà Á Đông, điều đó khác hẳn. James vẫn cho rằng mọi người đàn bà Đông Phương đều như An, như Lài, kín đáo một cách lôi cuốn chứ không vồn vã và cởi mở như... Ngọc Anh hiện tại. Nhưng Ngọc Anh có một vẻ quyến rũ riêng. Nàng như ngọn sóng trào đến, xô dạt mọi thứ rồi trải dài tan thành bọt nhỏ và mất hút dưới làn cát. Lâu lắm James không nghĩ đến những chuyện phiêu lưu, thay đổi. Chàng thấy mình già nua, lười biếng và mệt mỏi trước những xáo trộn và có thể phiền toái do một cuộc phiêu lưu mang đến. Sự vui tươi tự nhiên của người đàn bà đang có mặt đây đã mở những cánh cửa khép kín từ lâu. James bị cuốn hút trong câu chuyện với Ngọc Anh. Cặp môi đỏ liến thoắng và những câu chuyện, kỷ niệm của những năm trước đây được gợi đến như kéo lại gần quãng thời gian đã qua và khoảng cách ngại ngùng chợt tan biến tự bao giờ.
- Anh có tiền cắc không?
James ngạc nhiên hỏi Ngọc Anh:
- Làm gì vậy? Em định gọi điện thoại à?
Ngọc Anh nhoẻn miệng cười khẽ:
- Không. Em muốn nghe nhạc.
- Anh không biết cái máy đó có chạy không. Anh đến đây nhiều lần mà dường như không thấy ai mở nhạc cả. Em thử xem. Nếu không được, hỏi người chủ. Giờ này sớm quá họ còn trong bếp làm bánh.
- Nếu máy hỏng thì họ đã dẹp đi chứ còn bày đó làm gì. Để em coi.
Trông Ngọc Anh loay hoay trước cái máy với vẻ thích thú hệt như một đứa trẻ con trước món quà ngộ nghĩnh. Dưới bàn tay nàng quán cà phê chợt bừng lên linh hoạt hẳn trong tiếng nhạc. Những bài hát của thập niên 60. James nghe và tưởng như mình đang ngồi trên chuyến xe trở về quê cũ, chợt bắt gặp trên đường bụi Azaleas nở trái mùa, lộng lẫy và rực rỡ bên cạnh những đồi cỏ xanh ngát, hệt như một niềm vui đến bất ngờ, rộn rã đến ngộp thở. Tuổi trẻ nằm ở đó, nguyên khôi, không tỳ vết, như khơi dậy thêm nỗi nuối tiếc về một thời đã qua không níu kéo lại được nữa.
Ngọc Anh kéo ghế cạnh James. Nàng ngồi sát vào chàng và khẽ ngả đầu lên vai James. Một không gian tuyệt vời trong quán cà phê nhỏ, vắng vẻ, ấm áp và với ảo tưởng về một sự giật lùi của thời gian. Một biến hóa diệu kỳ, những mầm non đang nhú dậy và làm long lanh đôi mắt, tươi nhuận làn da và tràn trề sức sống. Tất cả những điều đó có giả tạo hay không James không rõ nhưng niềm vui có thật, cảm giác trẻ trung có thật và mùi hương dịu dàng thoang thoảng của mái tóc đang kề sát má chàng hoàn toàn không phải là tưởng tượng. Hơi ấm từ cơ thể nàng toát ra càng làm mùi thơm thêm nồng nàn quyến rũ. Còn gì để ngần ngại nữa? Tất cả đều chờ đợi và sẵn sàng cho một cuộc phiêu lưu mà James không còn thấy đắn đo hay ngại ngùng gì nữa. Chàng quàng tay ôm lấy bờ vai Ngọc Anh và kéo sát vào mình. Ngọc Anh không cưỡng lại mà còn ngoan ngoãn nép vào người James như tìm một sự che chở.
Ngọc Anh thấy mình đã đi đúng từng giai đoạn. Nàng đã chủ động, khơi dậy ngọn lửa và bây giờ nàng chỉ cần chờ. Ngọn lửa tự nó sẽ bùng lên để thắp sáng một vòm trời yên tĩnh đang ngóng chờ giông bão. Nàng thừa biết đó chỉ là một khao khát, ước mơ thầm kín mà ngày xưa không thành hình được. Với nàng, định mệnh chỉ đóng một vai trò phụ thuộc, tất cả do mình cả. Và nàng đang biến những ước mơ ngày nào thành sự thật, như Ngọc Anh muốn.
Tiếng leng keng của chiếc chuông nhỏ xíu treo ngoài cửa vang lên làm xáo trộn cái không gian êm đềm vừa qua. James nắm tay Ngọc Anh bóp nhẹ và bảo:
- Mình đi đi.
- Bây giờ đi đâu anh?
- Em thích nghe nhạc như vừa rồi không?
Ngọc Anh nhìn James, ánh mắt long lanh:
- Cho em được những giây phút như vừa qua.
- Mình tìm mua vài tape nhạc «lỗi thời» rồi về nhà nghe.
- Sau đó em sẽ làm một ăn trưa thịnh soạn để anh nhớ hoài.
James âu yếm nhìn Ngọc Anh, không nói thêm lời nào.
o O o
Ngọc Anh phụ James mang các thứ vào nhà. Thấy nàng lúi húi trong bếp, James nói:
- Khi nào đói anh sẽ phụ em làm bếp. Đừng quên mình vừa mua một lô nhạc về để nghe, để thưởng thức chứ không phải để em vừa làm bếp vừa nghe đâu.
- Em nhớ chứ nhưng để cất hết đồ vào tủ lạnh đã. Chờ em nghe cùng. Nghe nhạc một mình anh sẽ buồn lắm.
Tấm màn cửa dầy màu xanh đậm được kéo hết về một phía lộ làn kính trong suốt soi rõ vườn sau. Ánh sáng vàng và dịu của một sáng Thu đang len lẻn lùa vào căn phòng khách. Một buổi sáng khác thường! Cả hai đều có ý nghĩ đó! Cứ như bình thường James và Ngọc Anh đang phải làm việc. Như hôm nay, giờ khắc đảo lộn hết cả, một ngày buông thả và sống hết mình cho mình. Ngay những cây lá ngoài vườn dường như cũng mơn mởn hơn. James biết mình chỉ có thể đi xa hơn nữa chứ không thể ngừng hay thụt lùi được.
- Em muốn nghe bài hát nào trước?
- Anh quên là mình cùng ý thích à?
Ngọc Anh trả lời như thế và nghĩ thầm: «Bây giờ anh là người quyết định cả». James có vẻ hài lòng khi nghe Ngọc Anh trả lời. Chàng tự hỏi sao trước đây mình không yêu nàng?
Ngọc Anh nhìn James, đôi mắt long lanh chờ đợi:
- Nghe Nat King Cole hát mà anh không mời em nhảy à?
- Trên mặt thảm này sao?
- Tại sao không?
Ngọc Anh trả lời mà không khỏi trách thầm: «Anh khờ quá!»
James ôm trọn nàng trong vòng tay và đong đưa rất nhẹ theo điệu nhạc. Ngọc Anh thấy mình yếu đuối và run rẩy trong vòng tay James. Chàng thầm thì:
- Em lạnh sao?
- Không... em...
- Em sao?
Nàng ngửa cổ lên nhìn James. Bỏ giày ra nàng quá thấp, nhưng Ngọc Anh cố nhón chân lên cho trán đụng vào môi James và nói nhỏ:
- Anh biết em định nói gì mà.
- Anh đoán sai thì sao?
- Nhìn mặt anh là em biết anh đoán đâu có sai.
- Thật sao?
- Thật.
- Lời nói có đủ hết ý nghĩa không em?
Ngọc Anh dẫm chân lên hai chân James để cân bằng chiều cao hơn. Nàng nhìn sâu vào cặp mắt James. Cặp mắt nóng bỏng nhưng dịu dàng. Tất cả còn tuyệt vời hơn nàng tưởng tượng. Ngọc Anh nói khẽ:
- Không bao giờ đủ nếu em chưa nói ra được.
James nhếch môi cười chế diễu:
- Vậy tại sao không nói?
- Anh phải chứng tỏ một cái gì rồi em mới nói.
Chàng kéo sát Ngọc Anh vào mình, gần như nhấc bổng thân hình bé nhỏ của nàng lên. Hơi thở tìm nhau, nồng nàn. Môi tìm môi, ngọt ngào, đắm đuối. Dịu dàng rồi dữ dội như muốn hun nóng nàng tan thành nước. Sự cuồng nhiệt làm những giải nắng ở ngoài rọi vào ngượng ngập rút dần lên cao. Băng nhạc không người tắt cứ tự động chạy đi chạy lại. Trong không gian khép kín này, cả hai tâm hồn đang mở rộng, đón nhận nhau, cho nhau, không gian dối, câu nệ. Vũ trụ hình như ngừng quay, không gian như nín thở, cả đất trời sững lại cho một hòa nhập tưởng như bất tận. Có những ngôn ngữ thầm lặng mà kỳ diệu được tạo thành bằng những cảm xúc, những rung động tự nhiên, chân thật mà sâu xa...
James đưa tay thấm nhẹ những giọt mồ hôi rịn trên trán Ngọc Anh và thầm thì:
- Bây giờ em nói chưa?
Ngọc Anh ranh mãnh trả lời:
- Em nói rồi.
Gương mặt nàng đỏ hồng, xinh đẹp và tươi mát. Đôi mắt đen sáng rực và đầy vẻ nghịch ngợm. Nụ cười của nàng không nằm ở đôi môi mà chất chứa đầy trong ánh mắt.
- Em ăn gian.
- Đâu có. Em nói bằng ngôn ngữ của loài người.
- Em là phù thủy, em là yêu quái.
- Em là Ngọc Anh. Trần Thị Ngọc Anh. Quê hương em nằm bên kia bờ địa cầu, em...
James bịt miệng nàng và nói:
- Anh nói không lại em.
Ngọc Anh cười khúc khích:
- Anh thích em hiền dịu, ngoan ngoãn hay anh thích em... là yêu quái?
James ngẫm nghĩ:
- Anh thích cả hai.
- Anh! Ngày mai em về lại Denver.
James khựng lại. Cõi lòng chàng đang mở rộng, hân hoan, chợt khép lại. Tiếng hát của Nat King Cole ở góc phòng nghe sao rời rạc. Tại sao Ngọc Anh không ở lại? Tại sao nàng không chờ đến ngày mai hãy nói? Tại sao mình gặp toàn những con yêu quái xinh đẹp như An, như Ngọc Anh?
Ngọc Anh dụi đầu vào ngực chàng hỏi nhỏ:
- Sao vậy?
James không trả lời. Nàng hỏi tiếp:
- Giận em hả? Em còn công việc chứ? Em còn nhiều ràng buộc ở đó, anh quên sao?
- Tại sao em đột ngột trở lại rồi cùng vội vã bỏ đi.
Giọng James đầy vẻ khó chịu. Những phút giây tuyệt vời vừa qua lặn đâu mất. Ngọc Anh nghĩ thầm: anh luôn luôn qụy lụy vì những tình cảm.
- Em đâu có đi luôn đâu?
Nàng vừa nói vừa vuốt ve:
- Những tình cảm em trao cho anh rất trọn vẹn. Còn mỗi người chúng ta có một đời sống riêng. Đừng để những ràng buộc thường tình làm mất hết đi ý nghĩa đặc biệt của nó. Em ở lại đây thêm 5, 10 ngày, cả hai chúng mình sẽ thấy tầm thường đi. Anh chưa hề nói câu gì với em cả, em cũng thế. Tuy thầm lặng nhưng mình hiểu nhau. Anh không thấy sao?
James ôm chặt Ngọc Anh. Chàng thấy mình vô lý. James hôn nhẹ lên mặt, lên môi nàng để thay câu trả lời.
o O o
Nắng chiều đã dịu bớt và trời cũng lạnh hơn. Trong sân trường rải rác vài đôi tình nhân học trò non nớt đang kề vai thủ thỉ. Mỗi lần thấy thế Lài thường quay mặt đi nhưng trong lòng thấy xao xuyến khác thường. Đôi khi một vài mơ ước vu vơ nhưng Lài vẫn còn rụt rè lắm. Bọn con trai trong trường lại càng chọc ghẹo nàng. Bao giờ Lài cũng có bạn đi cạnh. Lài không chối cãi là tuy ngượng ngập nhưng vẫn có niềm thích thú riêng khi bị trêu chọc. Tất cả những vu vơ đó chỉ làm má Lài hồng hơn, môi thắm hơn mà thôi. Chợt nghe tiếng April gọi một cách khác thường:
- Lài!
Nàng giật mình nhìn bạn và hỏi:
- Sao đấy?
- Nhìn kìa!
April vừa nói vừa dùng khuỷu tay thúc nhẹ bạn. Lài nhìn về hướng April ra dấu. Má nàng đang hồng lại càng hồng hơn. Lài chợt đi chậm lại. Con đường trước mặt là con đường duy nhất ra khỏi khuôn viên trường. Vĩnh đứng ở cuối đường, tay cầm một cái hộp hay gối gì thật dài. Lài thừa biết mình là lý do cho sự có mặt của Vĩnh ngày hôm nay.
Trong khi April cố giữ vẻ thản nhiên cố hữu đi bên cạnh Lài, trong đầu April có hàng bao câu hỏi về Vĩnh. Một mong ước mơ hồ nhen nhúm. Vĩnh đến đây vì nàng? Vĩnh đi tìm Diễm? Hay Vĩnh đi tìm một ai khác? Không phải là Lài chứ? Nàng chọn Lài làm câu hỏi cuối cùng. Ai cũng được nhưng không phải Lài. Tự dưng April thấy khó chịu với Lài. Nó đến từ một nơi nào trên quả đất mà hoàn toàn xa lạ, rồi được yêu chiều, mọi người đều thích Lài. Lài học cũng giỏi, Lài gặp đủ mọi may mắn. Còn mình? Hai đứa sinh cùng một tháng, chỉ khác ngày. Tại sao Lài...? April không dám nghĩ tiếp nữa. Nàng không ngạc nhiên cho sự đố kỵ của mình, tuy ngấm ngầm nhưng không phải không có. April nhìn Vĩnh đứng ở cuối đường, lạc loài trong đám học trò trẻ tuổi. Có lẽ chẳng ai chú ý đến sự có mặt của Vĩnh, trừ mình. Dáng Vĩnh gầy, mái tóc đen bồng bềnh theo kiểu... xưa lắc. Nghĩ đến đó, April không giấu được nụ cười hóm hỉnh. Mình không chịu thấy là Vĩnh lạc hậu và... già. Nàng chỉ thấy vẻ nghệ sĩ và một cái gì cực kỳ quyến rũ toát ra ở Vĩnh. Nàng ước gì quãng đường này cứ giữ ở mức độ này để April tha hồ tưởng tượng. Nhưng quãng đường thu ngắn dần và chiếc hộp dài trong tay Vĩnh càng lúc càng rõ rệt. April không thể đếm được là bao nhiêu bông hoa hồng đỏ nhưng nhất định đó là hoa hồng. Vậy sự nghi ngờ Vĩnh đến tìm cô cháu Diễm là không đúng rồi.
Cả hai người con gái đều theo đuổi một ý nghĩ riêng về Vĩnh và đều cố tỏ ra tự nhiên. Lài nói trước như để khỏa lấp:
- Ông này đi tìm Diễm chắc?
April nhún vai không trả lời. Sự yên lặng lại càng nặng nề theo với khoảng cách thu ngắn lại. Vĩnh đang đi về phía hai cô bé.
Phần Vĩnh đâm khó xử. Sao lúc nào bên cạnh Lài cũng có cô bé April với nét mặt buồn hiu hắt? Vĩnh đâm ân hận! Lẽ ra chàng mang hoa lại thẳng nhà Lài có phải tiện hơn không? Chàng cũng chẳng phải là một đứa trẻ mới lớn, mới biết yêu lần đầu mà lóng ngóng, luống cuống trước mặt con gái. Chàng giữ vẻ thản nhiên đến gần Lài:
- Chào hai cô bé.
Lài thấy má mình nóng bừng bừng và hơi sợ hãi trước ánh mắt say đắm của Vĩnh. Lài không tìm ra lời để nói dù chỉ là một lời chào hỏi thông thường.
April tiến lại gần và chào Vĩnh một cách cởi mở:
- Chào cậu. Cậu khỏe chứ?... Hôm nọ cậu hát hay quá. April nhớ mãi không quên được.
Cô bé nói với Vĩnh một cách nhiệt thành và nhìn người đàn ông trước mặt với vẻ si mê không dấu diếm. Vĩnh ngỡ ngàng nhìn April và đâm lúng túng. Chàng ngập ngừng đáp:
- Cám ơn April...
- April còn có dịp nghe cậu hát nữa không? April sẽ học tiếng Việt và sẽ hiểu hết những lời ca. Cậu dạy April tiếng Việt không? Người Việt Nam đáng yêu lắm.
Những lời lẽ chân thật và ánh mắt trìu mến ở cô bé với mái tóc nâu và cặp mắt xanh lục của đá làm Vĩnh thấy khó xử. Chàng thấy rõ cảm tình April dành cho mình. Vài cánh hoa hồng nằm trong chiếc hộp để dành cho Lài đâm ra lạc lõng. Chàng đứng ngẩn người không biết xử như thế nào.
Lài nhỏ nhẹ hỏi:
- Cậu tìm Diễm?
Vĩnh bám vào ngay câu hỏi đó để gỡ mình ra khỏi hoàn cảnh khó xứ này. Chàng không biết mình có hối tiếc hay không nhưng nhìn ánh mắt của April và dáng dấp nhỏ bé của cô nhỏ chàng không nỡ. Vĩnh đáp:
- Lài có thấy Diễm đâu không? Có người nhờ tôi đưa cái này cho nó.
Ánh mắt Lài không giấu được vẻ thất vọng. Nàng nhìn April:
- Chị có thấy Diễm đâu không?
April rùn vai, lắc đầu. Vĩnh dịu dàng hỏi hai cô bé:
- Tôi đưa Lài và April về nhé.
Cả hai ngoan ngoãn trèo lên băng ghế sau để mặc Vĩnh và hộp hoa hồng đỏ nằm trơ trẻn ở ghế trước. Vĩnh nhìn mấy bông hoa và cười thầm cho mình. Kẻ già đầu mà vẫn còn dại! Mình sẽ làm gì với mấy bông hoa này? Có lẽ phải đưa cho Diễm thật. Nhưng con cháu lém lỉnh đâu có khờ khạo và dễ tin.
Cả ba người đều yên lặng. Vĩnh lái xe như máy. Chàng đã quá quen thuộc với con đường tới nhà Lài. Nhưng chàng vẫn còn bâng khuâng trước những lời lẽ thơ ngây và ánh mất nồng nhiệt ở cô gái Mỹ. Ánh mắt tuy say sưa nhưng vẫn có một vẻ gì buồn bã. Tuổi này là tuổi hoa mộng, có gì mà phải sầu bi?
Tiếng Lài trong vắt vang lên làm Vĩnh giật mình thắng gấp:
- Tới nhà cháu rồi cậu.
Vĩnh quay lại cười chống chế:
- Xin lỗi Lài nhé. Thuộc đường lắm đấy chứ những mải nghĩ đâu đâu... Hôm nào mang sách lại cho Lài nữa nhé?
Lài lí nhí nói:
- Cám ơn Cậu... Em về trước April.
- Bye Lài!
Vĩnh chờ Lài mở cửa vào trong nhà rồi mới phóng xe đi. Vĩnh nhìn April trong kính chiếu hậu và hỏi:
- Bây giờ April chỉ đường đi.
- Cậu cứ đi thẳng, chừng nào thấy đèn đỏ đầu tiên cậu quẹo phải. Nhà April ở ngay góc đường bên phải. Gần đây lắm.
Vĩnh chăm chú lái xe. Nắng chiều hầu như đã tắt hẳn nhưng trời vẫn còn sáng. Ánh đèn đỏ ở cuối đường sáng rực như một mặt trời thứ hai hiện ra và nhanh chóng đổi sang mầu xanh. Căn nhà nằm ngay góc đường, hình dạng không khác mấy so với những ngôi nhà vừa đi qua. Căn nhà nhỏ loại trung lưu. Cây cối chung quanh trơ trụi. Mùa Đông đã tước đi hết những lá xanh, những mầm sống của cây cỏ.
- Cậu đưa April vào nhà không?
- Cậu ngừng đây được rồi. April vẫn đi học về một mình đâu có sao. Cậu có nhận dạy tiếng Việt cho April không?
Vĩnh lúng túng trả lời:
- Tôi chưa bao giờ dạy học cả.
- Vậy để April là học trò đầu tiên nhé?
Vĩnh trả lời lấp lửng:
- Để xem đã nhé, không dám hứa.
- Cậu nói thế là hứa rồi. Bye...
Bước ra khỏi xe April còn ngoái cổ lại dặn Vĩnh:
- Cậu đừng quên đưa hoa cho Diễm nhé?
Vĩnh gật đầu và tủm tỉm cười. Kể ra tuổi thanh xuân dễ thương thật......
April vào nhà nhưng chưa muốn đóng cửa lại ngay, nàng còn nhìn theo xe Vĩnh đi khuất mới khép lại. Tiếng Larry hỏi sau lưng làm nàng giật mình quay lại:
- Ai vậy? Boyfriend hả?
Nghe giọng hỏi lạ lùng và khuôn mặt khó thương của y, April chợt giận dữ và hùng hổ hỏi lại:
- Nếu đúng thì sao?
- Đừng tưởng là con gái cưng của mẹ mà hỗn đấy nhé. Mẹ mày mà biết là chết.
- Mẹ đâu?
- Trong bếp, không sợ à?
April gườm gườm nhìn Larry rồi bĩu môi trả lời:
- Ai cũng có cuộc đời riêng. Tôi không phiền mẹ, tại sao mẹ lại phiền tôi. April cố ý nói to cho mẹ nghe thấy rồi lầm lũi bỏ lên phòng.
Căn nhà bé nhỏ mà dường như đang chịu bao sóng gió.
o O o
Ngọc Anh ngồi dưới sàn, ngả đầu vào chiếc gối tựa kê sát chân ghế sofa. Tiếng nhạc nhẹ nhàng từ trong chiếc máy đang khỏa kín bóng đêm. Chiếc đèn vàng ở góc phòng chỉ rọi đủ một khoảng sáng nhỏ hẹp chung quanh.
- Ngọc Anh!
- Sao anh?
- Ở lại thêm vài hôm nữa.
- Không được.
- Tại sao không được?
- Em còn công việc.
- Bỏ công việc.
Ngọc Anh ngồi choàng dậy nhìn James:
- Anh trẻ con. Công việc là công việc.
- Buổi sáng nay không có ý nghĩa gì cả đối với em hay sao?
Nàng cãi:
- Có chứ. Tại sao anh nói kỳ vậy? Mà em có ở lại thêm vài ngày thì cũng thế thôi.
James vẫn dai dẳng:
- Khác chứ.
- Khác làm sao? Anh nói em nghe coi.
James từ tốn nói, giọng chàng có vẻ xúc động:
- Biết đâu sau đó mình sẽ có những quyết định quan trọng.
- Chẳng hạn như?
James không trả lời hẳn mà nhại Ngọc Anh:
- Em biết rõ rồi đâu cần anh phải nói.
Ngọc Anh phì cười:
- Anh thật! Vậy tại sao anh không đặt câu hỏi đó với em hồi xưa?
James thật thà trả lời:
- Anh cũng không biết nữa. Anh không thể trả lời được.
- Không phải anh không thể trả lời được mà vì anh không chịu tìm câu trả lời. Em có ở đây thêm vài hôm nữa thì anh vẫn không thể trả lời được. Con đường em đang đi chỉ có một chiều, em không trở lại được nữa.
- Em xem công việc nặng hơn tình cảm.
- Đúng. Tình cảm đôi lúc hủy hoại con người. Số phần trăm mà tình cảm mang đến hạnh phúc rất ít ỏi. Công việc cho em nguồn sống, đó là một an ủi vô biên.
- Một hồi em sẽ khô cằn đi như sỏi đá.
Ngọc Anh cười ngất:
- Thật à? Anh mới nói hồi sáng là trông em tươi mát... v.v. và v.v... Sao bây giờ anh rủa em vậy?
James lắc đầu chịu thua:
- Nói chuyện với em tức lắm!
- Bởi thế anh không nên giữ em ở lại. Em nói thật. Mình chỉ gặp nhau ở một lúc nào đó thôi James.
James yên lặng không trả lời. Mình có yêu Ngọc Anh không? Không biết. Nhưng chắc chắn nàng như thỏi nam châm mà không vật gì có thể tránh né được.
Ngọc Anh nhìn James và cười bằng mắt. Đuôi mắt hơi nheo lại một cách tinh nghịch. Nàng nghĩ đến ngày mai và cuộc đời bên ấy, cuộc sống thường nhật. Chuyến trở về nào cũng nặng, nặng vì bị gián đoạn, nặng vì cưu mang thêm một nỗi u hoài, nặng vì những nuối tiếc, và trên hết cả, nặng vì những kỷ niệm vừa qua. Ước mơ thời con gái đã đến, dễ dàng hơn nàng tưởng. Những kỷ niệm này sẽ thay thế những ước mơ thời mới lớn. Hạnh phúc đến đột ngột và ngắn ngủi. Có lẽ nàng chưa sống, chưa thấm được cái hạnh phúc đó mấy. Mai này hay vài năm sau nữa, nhớ về James, nhớ đến buổi tối hôm nay, liệu cái dư vị ngọt ngào này có còn nguyên vẹn không? Nàng đột ngột hỏi James:
- Em về bên ấy anh nhớ em không?
- Em chưa đi anh đã nhớ rồi.
Ngọc Anh thấy lòng mình ướt đẫm. Tự dưng nàng muốn khóc, muốn yếu đuối, muốn bỏ hết cuộc đời bên kia và ở lại đây để xem giấc mơ ngày xưa biến thành sự thật và nẩy nở như thế nào. Nhưng hồn thì lao đao mà lệ chẳng rơi và James nữa. James vẫn cứng đầu không chịu nói yêu nàng.
Tiếng James vang lên mơ hồ làm Ngọc Anh giật mình. Nàng hỏi lại:
- Anh nói gì?
- Bên đó có gì ràng buộc em dữ vậy?
- Công việc... gia đình?
- Con cái không?
Ngọc Anh lắc đầu:
- Em không muốn có con với người mình không yêu. Sau ngày hôm nay, biết đâu... Nếu mình có gì với nhau em sẽ cho anh biết. Em tưởng tượng nó giống anh như hệt. Cặp mắt dịu dàng và thật thà. Cặp môi dầy, tham lam và... hà tiện lời nói.
James thấy rõ sự sung sướng trong lời nói của nàng. Khuôn mặt nàng tươi sáng rạng rỡ và đầy vẻ trìu mến trong sự tưởng tượng đó. Chàng không nở làm Ngọc Anh thất vọng. James không muốn ai biết điều bí ẩn của mình. Đối với chàng đó là một sự thua kém. Nhận Lài có lẽ là một trong những lý do chống đối lại mặc cảm đó.
- Anh nghĩ sao?
Không ngờ Ngọc Anh đặt câu hỏi đó nên mãi James mới trả lời:
- Anh sẽ thích lắm...
Ngọc Anh nói nhỏ, giọng đầy vẻ xúc động:
- Em không cần gì hơn.
Rồi đột nhiên nàng hỏi:
- Mấy giờ rồi anh?
James xem đồng hồ:
- Mới 10 g.
- Giờ này Lài ngủ chưa? Em muốn nói chuyện với nó một chút kẻo mai về rồi.
- Anh nghĩ là chưa. Em vào phòng Lài thử coi.
Ngọc Anh đứng lên, vuốt nhẹ lại mái tóc và đi về phía phòng riêng của Lài. Trong bóng tôi lờ mờ của hành lang, ánh đèn phòng Lài rọi một vệt nhỏ ở dưới chân cửa. Ngọc Anh gõ cửa và đợi. Căn phòng im lặng như con người Lài, rất lặng lẽ và khép kín.
Lài ra mở cửa và không dấu được vẻ ngạc nhiên khi thấy Ngọc Anh. Lài nhoẻn miệng cười, vẻ ngỡ ngàng. Ánh mắt nàng nhìn thay cho câu hỏi.
Ngọc Anh rất tự nhiên hỏi Lài:
- Lài chưa ngủ chứ?
- Dạ chưa, cháu ngủ trễ lắm.
- Đang bận học không?
- Cháu làm xong rồi cô.
- Ngày mai cô về, ngồi nói chuyện với Lài một lúc được không?
Thay vì trả lời, Lài lại hỏi Ngọc Anh:
- Thỉnh thoảng cô trở lại đây chơi chứ? Cô thích tiểu bang này không?
Ngọc Anh thấy ấm áp trước câu hỏi và vẻ mặt thành thực của Lài.
- Có dịp cô sẽ trở lại. Còn thành phố này đã quá thân quen làm sao mà không nhớ cho được. Đây là nơi cô đặt chân đầu tiên khi đến nước Mỹ.
- Ở Việt Nam cô ở đâu?
- Đoán thử coi.
- Chắc vùng biển nào đó ở Việt Nam.
- Gia đình cô người Huế nhưng vào Nam sinh sống lâu, bạn bè người Nam nên giọng nói đổi nhiều. Ba cô người Bắc. Pha trộn nhiều thứ quá phải không Lài?
Nói xong, Ngọc Anh hơi ân hận. Lài còn bị pha trộn nhiều hơn mình và con bé có vẻ mặc cảm vì điều đó. Nàng nói lảng sang chuyện khác:
- Có dịp ghé Denver chơi. Mùa thu ở đó đẹp lắm. Lá đổi màu vàng, đỏ, nâu ngợp trời. Chỉ ghét cái lạnh quá! Tháng 5 vẫn còn lạnh. Đôi khi tuyết còn rơi trong tháng 5. Mùa xuân chỉ có 2, 3 tuần.
- Gia đình cô ở trên đó hết không?
Ngọc Anh thản nhiên đáp:
- Không. Ba mẹ cô vẫn còn ở Việt Nam. Cô có một người chị ở Pháp.
Lài có vẻ chưa hài lòng với câu trả lời của Ngọc Anh. Nhìn mặt Lài, Ngọc Anh hiểu ngay, nàng nói tiếp:
- Gia đình cô ở Denver chỉ có hai người: cô và chồng cô. Tụi này không có con cái.
Lài hơi sững sờ nhưng không nói gì. Người đàn bà trước mặt nàng rất cởi mở và tự nhiên. Ngọc Anh cho người khác cái cảm giác thoải mái và thân thiện:
- Về thăm lại thành phố cũ, người quen cũ cho cô cái cảm giác như sống một đời sống khác.
- Cô yêu ba cháu không?
Ngọc Anh không ngờ Lài hỏi mình câu đó. Nàng đánh giá Lài nhẹ quá. Con bé mạnh dạn hơn mình tưởng. Nãy giờ nàng tưởng mình đóng vai chủ động và đặt câu hỏi nhưng đến lúc này thế cờ lại bị lật ngược.
- Có bắt buộc phải trả lời không?
Lài nhìn thẳng vào mặt Ngọc Anh và nói:
- Tình yêu đâu có gì là xấu phải không cô?
- Tùy cháu đặt đúng hay không đúng chỗ.
Lài lập lại câu hỏi:
- Cô có yêu ba cháu không?
Lần này Ngọc Anh hết đường trốn. Con bé này ghê thật!
- Câu trả lời đó có từ lâu, từ khi cô còn là học trò ngồi nhìn James đứng trên bục giảng bài. Nhưng chưa bao giờ được viết ra, nói ra cả.
- Tại sao vậy cô?
- Cháu lớn một chút nữa cháu sẽ biết. Có những điều không bao giờ nói ra được. Không biết bắt đầu từ đâu và nói như thế nào.
- Còn ba cháu thì sao cô?
Ngọc Anh cười, nụ cười không trọn lắm:
- Tại sao Lài không ra hỏi ba?
- Cô đừng hiểu lầm cháu. Cháu không có ý gì đâu.
Ngọc Anh thản nhiên nói:
- Không, cô chẳng hiểu lầm gì Lài cả. Cô nói thật vì chính cô cũng không biết câu trả lời của ba cháu nữa.
Nét mặt Lài dịu hẳn lại. Nàng lí nhí nói:
- Lẽ ra cháu không nên hỏi như vậy.
- Không sao cả. Lài có hỏi mới hiểu rõ cô hơn. Đôi khi không nên đặt vấn đề, cứ chấp nhận cái điều hiển nhiên đang đến. Đừng tìm hiểu tại sao nó đến, nó đến từ đâu làm gì cho mất công.
Ngọc Anh nói chuyện với Lài mà như nói cho chính mình nghe. Có lẽ nàng không bao giờ nên đặt câu hỏi là James có yêu nàng không. Những kỷ niệm vừa qua, những xúc động tràn trề ở James, đều có thật. Điều đó quá đủ, tại sao còn phải thắc mắc?
- Thỉnh thoảng Lài cần gì gọi cho cô.
Lài mím môi rồi trả lời gọn:
- Vâng.
Ngọc Anh đứng dậy vỗ vai Lài:
- Đi ngủ kẻo khuya quá rồi. Chúc Lài ngủ ngon và nhiều mộng đẹp.
- Cám ơn cô. Chúc có đi đường bình an... Cám ơn cô về gói quà.
Ngọc Anh liếc nhìn gói quà đặt trên bàn:
- Một kỷ niệm nhỏ. Mong Lài thích.
o O o
Sáng sớm mai đang ươm hồng ô cửa sổ được che bằng tấm màn mỏng và nhạt mầu. Ánh sáng tinh mơ là ánh sáng con gái, dịu dàng, khép nép và tươi mát. Một ngày mới bắt đầu ở đây và kết thúc ở bên ấy. Ngọc Anh nghĩ như thế và thấy buồn bã. Lúc trước khi đến đây nàng là một cành cây tràn đầy sức sống, bây giờ Ngọc Anh là nhánh hoa hết nhựa, chỉ chực lìa khỏi cây. Những vui sướng, mơ mộng của nàng hôm qua đi đâu mất chỉ còn nỗi cô đơn nặng và ứa đầy nước mắt.
- Anh đưa em ra phi trường.
Ngọc Anh quay lại nhìn James và nhẹ nhàng đáp:
- Đừng. Em đi một mình.
- Anh muốn đứa em đi.
- Anh còn công việc. Đừng đưa tiễn rồi em sẽ trở lại.
James lại gần cúi xuống kề sát mặt Ngọc Anh và hỏi. Mùi cà phê thơm ngát và hơi ấm nồng nàn làm Ngọc Anh choáng váng:
- Em nhất định đi?
Nàng gật đầu:
- Và cũng không chịu để anh đưa ra phi trường?
Ngọc Anh lại gật đầu. Lời nói trong lúc này sẽ mở tung những cảm xúc mà nàng đang cố che dấu. Mắt Ngọc Anh long lanh, lấp lánh như hai hạt kim cương. Môi nàng run và tay chân như tê dại đi.
James hôn nhẹ lên má nàng rồi quay đi:
- Khi đi nhớ để chìa khóa trong chậu cây trước cửa cho anh.
James nói dứt câu là quay lưng bỏ đi. Con bé cứng đầu nhất định làm khổ mình. Chàng còn dùng dằng tìm cái này, cái kia để đợi Ngọc Anh đổi ý nhưng nàng vẫn không chuyển.
Ra đến cửa, James hơi nghiêng đầu nhìn lại nhưng chỉ thoáng thấy Ngọc Anh đang tựa cửa sổ nhìn ra vườn và quay lưng lại. Phiến lưng mềm, mái tóc bồng dịu dàng trong một tâm hồn cứng và lạnh như thép nguội. Ngày hôm qua nàng như một tảng sáp bị nấu chảy nay đông lại và lạnh lùng. Chỉ mới ngày hôm qua mà nay đã khác huống gì...? Ngọc Anh là cơn gió chướng, trái mùa. Đột nhiên James có ý muốn thô bạo ghì chặt Ngọc Anh thật mạnh, thật đau để xem nàng vẫn kiêu hãnh bảo không hay ứa nước mắt nói lời yêu đương nhỏ nhẹ. Nhưng, ước muốn không kéo dài được bao lâu và James khép cửa lại thật nhẹ như vẫn còn một chút tần ngần không quyết.
Ngọc Anh đặt chiếc xắc nhỏ xuống đất và khóa cửa. Cửa đã khóa nhưng nàng vẫn chưa rút chìa khóa ra khỏi ổ. Ánh nắng ban mai rọi vào chiếc chìa khóa lấp lánh như nạm vàng. Chiếc chìa khóa đong đưa như một thách thức. Thách thức niềm đau của nàng, nỗi sầu ngậm tăm, thách thức trước sự kiêu hãnh và cứng cõi mà Ngọc Anh đã dựng lên. Nàng hoàn toàn không một chút ân hận hay mặc cảm phạm tội gì đối với người bên kia. Nàng nghĩ thầm mình không đến với James như một kẻ đi ăn trộm, nàng đến một cách đường hoàng, thản nhiên, không dấu diếm. Steven muốn biết ư? Nàng sẽ kể hết. Nàng và Steven chỉ là hai kẻ lẻ loi tựa vào nhau. Khi tựa như thế mọi người nhìn về một phía, chẳng đụng tầm mắt nhau, chẳng phiền hà gì nhau hết. Nàng và Steven chẳng bao giờ cãi vả vì không ai để ý đến công việc của người kia cả. Không người nào đòi hỏi người kia phải như thế này với mình, phải như thế kia mới được. Tệ nhất nhưng bình an. Một thứ roommate không hơn, không kém!
Nàng rút chìa khóa, mân mê một lúc rồi dấu dưới lần lá úa trong chiếc chậu cây đặt xéo bên hông nhà. Nàng đang có cảm giác mình đang chôn một kỷ niệm. Một giấc mơ nay đã trở thành kỷ niệm. Thế là hết! Một ước muốn, một giấc mộng đẹp sẽ ám ảnh mãi, triền miên, bất tận để đến khi thành, khi mộng biến thành thực thì chỉ còn một dấu chấm hết nhỏ nhoi, khép kín giấc mộng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Khung Trời Của Lài
Mặc Bích
Khung Trời Của Lài - Mặc Bích
https://isach.info/story.php?story=khung_troi_cua_lai__mac_bich