Chương 2
ắng sớm đã âm thầm len qua cửa sổ mà vào phòng Song Lan, Nắng làm ấm áp cả gian phòng trống trải.
Song Lan dụi mắt, cô vẫn còn vẻ ngái ngủ. Hôm qua la cho, la no, mãi đến khuya cô mới chợp mắt được.
Với tay lấy chiếc đồng hồ đeo tay ben cạnh, cô nheo mắt nhìn giờ. Kim trên đồng hồ cho cô biết đã gần 8giờ sáng rồi.
Búi lại mớ tóc dài, cô mỉm cười. Có thể nói đây là lần đầu tiên cô ngủ dậy muộn như thê.
Khi còn ở nhà, dù ngọai rất thương yêu cô và chỉ sai bảo cô những việc vật vạnh, nhưng cô vẫn quen thức dậy sớm để pha trà cho ngọai. Bây giờ, với không khí xa lạ này, cô phải tập làm quen, phải tập thích ứng thôi, mong rằng bước đầu "chương trình" sống tự lập của cô không đến nổi khó khăn vướng mắc lắm.
Mở hành lý lấy khăn mat và bàn chải răng, cô đưa tay bóp nhẹ Ót cho đở mõi, lòng thầm nhủ chuyện cần làm trong ngày hôm nay là phải đi chợ mua cái gói, chứ nằm trên nền gạch như thế ê ẩm cả cổ và vai quá xà.
Ngang qua căn phòng kế, cô khỏi e dè bước chân. Căn phòng vẫn đóng im ỉm như không có người. Kẻ làm cô bất an đến cả đêm hôm qua có lẽ đã đi vắng rồi. Song Lan cảm thấy nhẹ nhỏm hơn.
Vệ sinh xong, cô thay đồ xuống nhà. Ở cái bàn trong khá rộng giữa nhà, bà Bính đang ngồi trước tô hủ tiếu bốc khối, chào cô:
- Ăn sáng đi cô, quán hủ tiếu cách mình vài căn bán ăn cũng được lắm. Cô ăn thử không, tôi bảo con Hà kêu cho cô một tô.
Liếc thấy cạnh bà, một phụ nữ tuổi khỏang gần 40, có dáng người khỏe mạnh đang bỏ dỉa bánh bèo chuẩn bị đứng dậy, Song Lan vội xua tay:
- Ấy thôi thôi, cảm ơn dì, dì cứ ăn đi.
Bà Bính ân cần:
- Nếu không thích hủ tiếu thì cô ăn món khác nhé, mì xào, bánh bèo, bánh cuốn, bún riêu... đủ cả, cô thích ăn món nào?
Song Lan cười:
- Dạ thôi dì ạ, cám ơn dì, thật ra con cũng hơi đói, nhưng cái bụng của con chỉ quen với cơm thôi.
Bà Bính vở lẻ cười xòa:
- Thì ra là vậy, đối diện với nhà mình cũng có tiệm bán cơm. Buổi sáng bán cơm tấm, buổi chiều bán cơm thường, cô ăn thử nhé.
Dứt lời, bà quay lại sai người phụ nữ kia ngay:
- Hà, gọi dùm cô này dĩa cơm sườn đi!
Song Lan lên tiếng trong ngại ngùng:
- Ý, dì Hà cứ ăn hết dĩa bánh đi, để con đi gọi được rồi.
Bà Bính khóat tay:
- Cứ để nó kêu cho, không sao đâu.
Người phụ nữ tên Hà vừa xỏ dép bước ra cửa, bà Bính cầm đủa vừa ăn vừa nói với cô:
- Cô có chuyện gì vất vát, có thể nhờ con Hà nếu thấy nó rảnh tay. Cô cứ gọi nó là chị Hà được rồi. Nó có họ xa với tôi.
Bà giải thích cho cô nghe:
- Tiền thuê nhà tôi tính cũng hơi cao, tôi biết, vì một phần là để tôi trả lương cho nó đó. Nó cũng giỏi giang chịu khó lắm. Cái đèn hành lang ở chổ cô bị hư, tôi sẽ sai nó sửa lại trong ngày hôm nay, cô đừng lo.
Song Lan dạ nhỏ. Bà Bính lại hỏi cô:
- Cô dậy sớm chắc tính đi ra ngòai?
Song Lan đáp:
- Dạ, con định đi chợ mua vài món lật vật.
Bà Bính gật gù:
- Thấy đồ đạc của cô cũng không nhiều lắm, chắc là cô ra ngòai mua thêm nệm drap mền mùng gì chứ gì?
Song Lan mỉm cười thầm phục bà chủ nhà có tài suy đóan dò hỏi... toc manh mot ty. Cô chưa kịp trả lời thì người phụ nữ tên Hà đã quay lại. Trên tay là dĩa cơm tấm sườn thật ngon mắt.
Bà Bính mời cô, Song Lan đang đói bụng, cô không còn khách sáo chi nữa, cô cầm muỗng nĩa bắt đầu "làm việc" liền. Miếng cơm đầu tiên vừa nuốt trôi. Bà chủ nhà nhìn cô cười hỏi:
- Sao cô? Ăn được không?
Song Lan gật đầu tắm tắc khen:
- Dạ ngon lắm dì ạ. Cơm tắm mà nấu dẻo hạt, thơm ghê.
Người phụ nữ có tên Hà cướp lời:
- Bà ấy pha chút tấm nếp đó cô.Mỗi người một phần ăn sáng, những câu nói vắn tắt giữa họ như làm không khí trong phòng vui vẻ hẳn lên.
Đặt đôi đủa xuống cạnh tô hủ tiếu chỉ còn nước lèo lóng bóng, bà Bính hỏi người phụ nữ tên Hà lấy cho bà ly nước lộc. Uống ngụm nước, bà bảo Song Lan:
- À, từ hôm đến giờ cứ mãi quên không nhớ hỏi cô tên là gì để tiện gọi?
Song Lan đáp:
- Con tên là Song Lan ạ. Dì và chị Hà cứ gọi con là Lan cũng được.
Chị Hà tò mò hỏi:
- Co Lan lên đây học nghề hay ôn thi đại học?
Song Lan cười:
- Dạ, em cũng muốn ở đây để trọ học, nhưng không phải thi đại học, mà em muốn thi vào trường Sân Khấu Điện Ảnh.
Bà Bính ngạc nhiên:
- Đó là trường gì vậy cô?
Chị Hà trả lời thay cô:
- Cái trường đó dạy ra làm diễn viên đó dì Năm.
- Diễn viên? - Bà Bính tròn mắt nhìn Song Lan.
Cô cười ngượng nghịu:
- Con chi đi thi thử thôi, mong rằng mình đậu để được học.
Có vẻ cũng rảnh re đôi chút, chị Hà hỏi cô thêm:
- Cô Lan tính học khoa nào vậy?
Song Lan ngập ngừng:
- Dạ... Ngọai em nói em có chút giọng hát cải lương, nên....
Bà Bính sáng mắt:
- Cải lương? Cô biết hát cải lương à? Hay quá vậy?
Chị Hà cười giải thích với cô:
- Dì Năm mê cải lương lắm, mỗi tuần đều dành ít nhất một hai tối đi coi cải lương đó cô.
Nhìn thật kỷ Song Lan, bà Bính trầm trồ:
- Cô Lan đã đẹp rồi, mà dáng vóc cũng thanh mãnh, chưa nói đến giọng ca thì cô cũng đã có dáng trên sân khấu rồi. Tôi tin là cô sẽ đậu mà. Chẳng những vậy, tôi cũng tin cô sẽ nổi tiếng sau này.
Đôi má Song Lan ửng hồng vì lời khen, cô nhoẻn cười:
- Cảm ơn dì, con cũng ước được như vậy.
- Quê cô ở đâu vậy cô Lan? - Bà Bính hỏi han.
- Dạ con quê ở Vĩnh Long.
Bà Bính cười:
- Tôi dân Châu Đốc. Nghe nói miệt Vĩnh Long Cần Thơ xưa đến giờ cũng là cái nơi của cải lương đó mà, phải không cô?
Như nhớ ra, bà lại cười:
- Hèn gì cái tên cô đặt là đã gần với cải lương rồi, chắc ba má cô cũng mê cải lương dữ lắm đấy.
Chị Hà thắc mắc:
- Cái tên cô Lan quan hệ gì với cải lương hả dì?
Phảy tay về phía chị, bà Bính nói:
- Mày không chuộng cải lương nên không biết đó thôi, chứ trong ban nhạc đờn cổ cải lương, có cái song lan dùng để gỏ đánh nhịp đó mà. Mỗi lần gõ lên nghe cái cóc rất rỏn rảng. Nói cái tên không cũng đủ cho biết ba má của cô Lan cũng chuộng cải lương lắm, không vậy sao cho con gái lên thành phố học? Tôi nói có phải không cô Lan?
Một tia buồn thóang qua ánh mắt Song Lan, cô cười gượng:
- Dạ, ba mẹ con mất từ khi con còn nhỏ. Cho con lên thành phố học là ý của ngọai, ngọai xưa nay thương con lắm.
Bà Bính tròn mắt ái ngại:
- Chà, tội quá, vậy mà tôi lại không biết, cứ nói lung tung.
Ngẫm nghĩ một chút, bà Bính hắng giọng:
- Cô Lan nè, cô cứ cố gắng thi đi nghen, tôi ủng hô cô. Thân phận một mình cô lên đây học cũng nhiều khó khắn. Cô cần tôi giúp đỡ cái gì thì cứ nói với tôi hoặc nhắn con Hà. Tôi thật tình mong cho cô thi đậu vào cái trường đó.
Song Lan thấy vẻ cởi mở của bà, cô hơi ngằn ngừ:
- Cám ơn dì! Thật ra... con cũng có một chút bân khoăn, nếu dì giúp được cho con thì con cám ơn dì rất nhiều.
Bà Bính gật đầu khuyến khích:
- Cô Lan cứ nói đi, xem tôi có giúp được không?
Song Lan ngập ngừng:
- Con lên đây quyết chỉ học hành và lập thân. Ngọai con có cho con một số tiền để lo đến chuyện học hành bước đầu, nhưng con cũng muốn kiếm việc làm thêm ngòai giờ học để có thêm chút đỉnh tiền.
Bà Bính cười dể dải:
- Tưởng gì, chứ chuyện đó để tôi để ý hỏi giùm cô. Việc lớn lao tiền nhiều thì hơi khó, chứ việc có thêm tiền thu nhập tàm tạm thì thiếu gì. Chừng nào hỏi được tôi báo cho cô.
Song Lan mừng rở:
- Vậy, cho con cám ơn dì trước.
Bà Bính khóat tay nói vui:
- Ơn nghĩa gì, nếu có nhớ đến tôi thì may mốt có nổi tiếng, thỉnh thỏang cô tặng hình mới cô ký tên, hoặc tặng vé xem cải lương có cô diễn cho tôi là được rồi.
Rồi bà cười lớn, giọng cười sảng khóai của bà lây từ chị Hà sang Song Lan.
Cô cười tươi, nhẹ nhỏm vì biết mình may mắn trọ trong nhà một bà chủ tốt bụng tuy bề ngòai có hơi khó tính, nhưng ân cần và dễ thông cảm biết bao. Nỗi ngại ngùng và lo lắng từ khi đặt chân một mình lên thành phố này không còn nữa.
Giờ đây trong cô chỉ còn một điều cần phải cố vượt qua, đó là thi đậu vào trường Sân Khấu Điện Ảnh, như mơ ước của cô của ngọai, và như sự ủng họ nhiệt tình của bà chủ nhà nữa.
Song Lan vừa từ ngoài về, đi ngang phòng khách, thấy bà Bính đang có khách, cô định gật đầu chào bà rồi lên phòng thì bà đã cất tiếng vui vẻ gọi cô lại, bảo cô ngồi cạnh.
Chỉ cho cô người đàn ông đứng tuổi đối diện, bà nói:
- Cô Lan vào đây trọ đã gần một tuần rồi, nhưng chưa biết người hàng xóm của mình phải không? Thôi, nhân đây tôi giới thiệu để cô biết luôn. Đây là chú Ánh, ở chung tầng với cô đó.
Quay sang nhìn người đàn ông có vẻ mặt khắc khổ, Song Lan thầm nhủ đây có lẽ là người hàng xóm sát vách của cô, người mà hôm dọn vào, cô suýt mất hồn vì những âm thanh ồn ào của ông ta. Cũng hơi lạ, vì trong vẻ ngoài, ông ta cũng không kỳ quái hắc ám lắm.
Cô cười với cái gật nhẹ:
- Chào chú!
Bà Bính nói với người kia:
- Cô Lan đây ở trọ để học cải lương đó, cổ ở chung tầng với anh.
Ông Ánh chào lại cô:
- Vậy à, vậy ta là hàng xóm của nhau rồi. Mai mốt nếu có chuyện nhờ vả nhau, mong cháu đừng phiền.
Song Lan mỉm cười bình tĩnh nói:
- Đạ không có gì. Nhân gặp chú ở đây, cháu cũng xin phép chú trước, vì mai mốt nếu có học trường Sân Khấu, cháu thỉnh thoảng sẽ phải học hát, có lẽ chú sẽ thấy ớn.
Ông Ánh cười:
- Ngoài giờ ngủ buổi tối ra, tôi không phiền gì đâu.
Song Lan cam đoan:
- Cháu không tập hát vào giờ nghỉ trưa hay buổi tối đâu ạ.
Ông Ánh gật đầu:
- Vậy thì càng không sao với tôi. Vì tôi ít về nhà trọ lắm, công việc của tôi phần lớn là ở ngoài đường, nên cô đừng ngại gì chuyện phiền nhiễu gì cho tôi.
Rồi ông cười:
- Có ngại, chỉ nên ngại người còn lại thôi.
Người còn lại? Giữa lúc Song Lan còn ngạc nhiên thì ông Ánh đã quay qua bà Bính:
- Sao rồi chị? Tôi đi vắng một hai tuần, dạo này nó ra sao rồi?
Bà Bính lắc đầu, vẻ ngán ngẩm:
- Ai mà biết anh ơi, đi về thất thường, mặt mũi lúc nào cũng như muốn gây sự với người ta. Anh cũng biết rồi đó, không có anh bảo đảm và nói vào, sức mấy mà tôi cho cái hạng người vô dụng ngông cuồng đó ở trọ lâu nhà tôi. Thấy là phát ghét rồi.
Ông Ánh cười xòa:
- Trẻ người non dạ mà chị, hơi đâu mình để bụng. Miễn là nó không quậy quọ, không cà chớn là được rồi.
Bà Bính trợn mắt:
- Không à? Mới hôm trước lúc cô Lan dọn vào ở, nó muốn giở quẻ, tôi phải lên tiếng cảnh báo mới thôi đó. Chắc cũng phải dặn trước với cô Lan, nếu thấy thằng ôn dịch đó có gì quá đáng, cứ nói với tôi, tôi đuổi ra khỏi đây không cho ở trọ nữa là yên chuyện.
Song Lan kinh ngạc:
- Đì với chú nói đến ai vậy ạ?
Bà Bính lẫn ông Ánh quay nhìn cô có vẻ lạ lùng. Bà nói:
- Thì tôi đang nói đến cái thằng ôn thần ở cạnh phòng cô đó.
Song Lan giật mình:
- Ủa, chứ không phải chú Ánh đây....
Hiểu ra, bà Bính giải thích:
- Chú Ánh ở cái phòng đầu tiên từ cầu thang lên đó, cô nhớ không? Phòng cô ở ngoài, còn cái thằng ôn dịch kia thì ở giữa. Nó chính là cái thằng hôm trước lúc cô dọn vào cứ kéo bàn kéo ghế rầm rầm đó.
Ông Ánh ngạc nhiên hỏi cô:
- Vậy từ trước đến nay cháu chưa gặp nó sao?
Song Lan ngơ ngác lắc đầu:
- Cháu chưa gặp. Khi nãy dì Bính giới thiệu, cháu cứ tưởng....
- Tưởng tôi là người ồn ào ở cạnh cháu à? - Ông Ánh cười.
Bà Bính bĩu môi:
- Không gặp càng tốt cô ơi. Mấy thứ đàn ông con trai như cái thằng đó không quen biết qua lại càng đỡ phiền phức.
Ông Ánh mỉm cười:
- Gì mà có ác cảm với nó quá vậy chị. Chị cũng biết gia đình nó cũng đàng hoàng, đâu đến nỗi.
Bà Bính hứ một cái:
- Đàng hoàng mà không khéo dạy con thì cũng thừa. Tôi không có con thật, nhưng có một đứa con hư như nó thì chắc cũng đã đăng báo từ lâu rồi.
Ông Ánh lắc đầu cười không cãi nữa. Ông quay qua biện giải với Song Lan:
- Nó tên là Huy, Trình Huy. Cũng không hẳn là đứa xấu xa lêu lổng gì, chỉ có hơi cộc lốc một tí thôi, cháu đừng có lo ngại. Nó cũng là thằng biết lý lẽ, nếu mai mốt có cần giúp đỡ mà làm biếng xuống nhà, cháu cứ sang nhờ chú hoặc nó là được rồi.
Bà Bính trề môi:
- Nhờ được nó thì có mà chết khô. Nói cho anh biết, trong khi anh đi công tác xa, cái đèn hành lang đứt bóng từ lúc nào mà nó cũng không thèm sửa, thậm chí cũng không nói với tôi một tiếng để tôi kêu con Hà sửa, cứ để mù tịt như vậy mà đi đi về về mấy ngày trời được, đàn ông đàn ang mà như vậy coi có bê biếng quá không?
Ông Ánh nín bặt như chịu thua. Ông lẫn trốn sự tranh cãi bằng cách nâng ly trà lên uống cạn.
Quay sang Song Lan, bà Bính lại nói:
- À, còn chuyện này báo cho cô Lan biết sớm để mừng. Tôi tìm được cho cô một việc làm tạm rồi, cô thu xếp để đi làm thử xem có hợp không. Hôm nào đi cũng được.
Song Lan kêu lên vui mừng:
- Thật hả dì? Con cám ơn dì quá. Là việc gì vậy dì?
- Chuyện là người em họ của chồng tôi có một tiệm cà phê, dạo này nghe nói bán cũng đông khách lắm, nó muốn kiếm thêm người phụ giúp, tiền lương thì 700, làm buổi chiều tối. Việc thường thôi, cô cứ làm đỡ, khi nào có việc khá hơn, cô đổi cũng không muộn.
Bà Bính cười nói thêm:
- Tôi có nói với nó cô là khách trọ của tôi, ở quê lên trọ học, tôi nài nó cho cô làm một tuần sáu buổi thôi, còn một buổi để thỉnh thoảng tôi rủ cô đi xem cải lương nữa chứ.
Song Lan cười long lanh ánh mắt:
- Đạ, cảm ơn dì quá, con thật cảm ơn dì! Con sẽ đi nhận việc hôm nay luôn.
Bà Bính gật đầu:
- Vậy cô chuẩn bị đi, chút xuống đây tôi đưa cô đi gặp nó. Cách mấy con đường thôi, không xa lắm đâu.
Song Lan dạ thật rõ. Chào ông Ánh, cô nhanh chân bước lên thang lầu.
Bóng cô khuất dạng, ông Ánh quay lại cười nói với bà Bính:
- Cha, chuyện lạ đây. Xưa nay chưa từng thấy chị tốt đặc biệt với ai đến như vậy. Tìm việc giùm, đã vậy còn đích thân mình dẫn đi giới thiệu nữa chứ. Bộ cô ấy là người quen biết với chị sao?
Bà Bính lắc đầu:
- Cô này với tôi chẳng có quan hệ quen biết trước gì đâu. Anh cho tôi là một bà già lẩm cẩm cũng được. Tôi xưa nay khó chịu nhưng không hiểu vì sao vừa thấy cô Lan này tôi đã hơi mến mến rồi, giờ nghe cổ học cải lương, tôi lại càng thích hơn. Cũng không biết tại sao lại thích giúp đỡ cổ như vậy.
Ông Ánh gật gù cười. Cái cười của ông làm bà Bính hơi ngượng, bà phân bua:
- Thì cũng như anh bênh ai không bênh, cứ suốt ngày bênh cho cái thằng ôn dịch kia đó.
Ông Ánh nhướng mắt:
- Đù gì tôi và ba thằng Huy cũng là bạn bè cũ mà, nó sống bên ngoài, tôi không bênh nó thì bênh ai.
Bà Bính bắt bẻ:
- Nhưng mà ông lựa để bênh sai người. Cô Lan dù không có dây mơ rễ má gì với tôi thật, nhưng ông cũng thấy rồi đó, tính tình cổ dễ thương, hiền lành. Người ta mồ côi cha mẹ mà còn có chí lên thành phố vừa học vừa làm thêm kiếm tiền, cảnh tình đó ai mà không thương. Còn cái thằng quỷ kia...
Ông Ánh xua tay cười:
- Ôi thôi thôi, tôi không dám cãi với chị nữa đâu. Ừ thì cái cô Lan đó giỏi hơn, đáng mến hơn cái thằng Huy, tôi cũng đành đồng ý với chị cho rồi.
Thấy chị Hà đi chợ đã về, ông Ánh kiếm cớ rút lui khỏi căn phòng khách, lấy lý do là lên phòng viết bài.
Còn lại một mình, bà Bính nhấp ngụm trà đã nguội mà ngẫm nghĩ rồi mỉm cười một mình.
Thật sự chính bà cũng không hiểu tại sao càng ngày bà càng thấy quý Song Lan như vậy. Vì bà cô độc không con mà cô là một đứa con gái dễ thương, hay là vì lòng ái mộ đặc biệt của bà với cải lương, cái nghe mà cô sẽ học?
Bà lắc đầu cười một mình. Chính bà cũng không biết nữa.
Khúc Hát Lúc Ban Mai Khúc Hát Lúc Ban Mai - Khánh Mỹ Khúc Hát Lúc Ban Mai