Không Dễ Gì Quên epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 2
iểu Nguyện ngước mắt, nghiêm giọng như ra lệnh:
- Ông có năm im cho người ta may lại vết thương hay không? Rên la, lăn lộn có hết đau đâu. Nếu sợ đau thì đừng lái ẩu, lạng lách, đánh vông ngoài phố.
Cô Mẫn đang soạn dụng cụ cho Tiểu Nguyện khâu lại vết thương, lên tiếng:
- Vết thương sâu không cô?
- Nhiều đấy, chị tiêm cho anh ta một ống thuốc tê đi.
- Mấy ngày Noel, ai vui đâu chứ ca trực của mình vất vả suốt. Mệt ghê đi cô há.
Tiểu Nguyệt liếc nhìn gương mặt nhăn nhó của gã, cô cao giọng:
- Có tiền mà, mua xe chạy bất kể sống chế. Chị không thấy từ sáng đến giờ mình có nghỉ tay đâu. Vậy mà còn rên la nữa. Làm nghề của mình khổ sở đâu ai biết.
- Cô mà khổ, bằng y tá tụi này sao?
- Mỗi người một trách nhiệm, vào nghề này phải vậy thôi. Nào, chúng ta bắt đầu nha!
- Ôi! Khoan đã cô ơi! Đau quá, để tôi lấy sức đã.
Vẻ đau đớn, xuýt xoa của người bệnh, khiến Tiểu Nguyên phì cười. Giọng cô ngọt ngào hơn, tay vỗ nhè nhẹ vào vai ông ta, khuyến khích:
- Nói vậy chứ không đau đớn gì đâu. Thấy dụng cụ soạn ra ông sợ thôi. Sau này, khi ra phố chạy xe cẩn thận lại nhá. May là vết thương ở chân tuy sâu, mất máu nhiều nhưng xương chẳng có gì. Nếu không, vào phòng giải phãu sắp xương lại, càng khổ hơn nữa à.
Nắm tay cô, gã thanh niên ấy kêu lên:
- Tôi sợ quá rồi! Ở đây, xe chạy không trật tự, chứ tôi đâu có chạy nhanh. Họ đấy, lạng lách đụng vào tôi rồi bỏ chạy, biết ai mà trách móc họ đây. May là bà con đưa tôi vào viện. Nếu không, chắc chết quá!
- Vậy thì nằm yên nhá!
- Ối! Đau lắm không cô?
- Vừa đủ để ông rên thôi. Hãy cắn chiếc khăn của tôi đi nhá. Nhắm mắt lại sẽ đỡ sợ hơn.
Anh ta vẫn kêu lên:
- Cô ơi! Tôi sợ lắm. Sợ thật đây. Làm sao giờ đẩy?
Tiểu Nguyện cười,vỗ về:
- Không đau đâu, đừng sợ nha. Rồi sẽ qua thôi mà. Ráng đi, có tôi bên cạnh ông lo gì chứ.
- Phải phải. Cô nhẹ tay nhá.
Vẻ sợ hãi in trên màu da tái xanh của gã khiến cô phì cười. Ngồi bên cạnh, cô dịu dàng bảo:
- Nhẹ tay hả? Ừ, nhẹ tay. Ông đau, tôi cũng xót xa vậy. Ráng đi nhá! Vết thương khá sâu, ông đừng giãy giụa sẽ khiến thời gian may lâu, đau hơn đấy.
Anh than van:
- Từ nào giờ có bị đâu. cô không biết chứ, đau khiếp lắm!
- Nhìn vết thương là biết đau lắm rồi, tai nạn mà. Tôi đâu muốn ông đau, xui xẻo phải chịu thôi. Bắt đầu nhé?
- Khoan cô ơi! Cho tôi xin chút nước đã.
Tiểu Nguyện bật cười trước gương mặt ỉu xìu ấy. Cô bắt gặp mồ hôi đọng trên trán và ánh mắt lo lắng của anh ta mà lòng thấy tội tội. Ngập ngừng một lúc, cô bảo:
- Đáng lý là không cho, nhưng chị Mẫn cho ông ấy ngậm chút đá đi há. Ông ráng chịu đau nhá, bên ngoài có nhiều người đợi đến lượt mình đấy.
- Xin lỗi nha, tôi đau quá nên làm phiền cô nhiều.
Tiểu Nguyện bất chợt lấy chiếc khăn nhỏ của mình lau gương mặt trắng trẻo ấy của ông. Cô cười, khẽ bảo:
- Hãy tỏ ra mình là nam nhi một cách oai phong đi há! Có gì phải lo lắng, đau đớn chứ. Vài phút thôi mà. tôi sẽ may thật nhẹ, dùng thuốc đúng liều, ông sẽ đỡ đau hơn há. Lấy phong độ đi... Bắt đầu!
Tay anh nắm chặt bàn, nhắm mắt như dặn lòng không kêu rên. Nhìn lớp da trắng của tay ông nổi lên những sợi gân, Tiểu Nguyện đưa mắt nheo lại, chị Mẫn cười theo:
- Nếu ngày nào bệnh nhân đều như ông, phòng tiểu phẫu này phải mua theo kẹo bánh để vỗ về, moi khi benh nhan keu đau qua.
Tiểu Nguyện ngắm anh ta cười theo:
Đáng công tử mà, đau một tí là kêu ca rồi.
Mồ hôi trên mặt anh đổ theo từng mũi kim xuyên qua thịt của Tiểu Nguyện. Thế mà một tiếng rên cũng không thoát ra từ đôi môi tím ấy của anh.
Tiểu Nguyện thở phào, buông "pince" rời khỏi tay. Cô lên tiếng:
- Chị xem lại, lau vết thương cho khô, thoa thuốc rồi băng lại cho ông ấy. Em mỏi tay quá rồi.
- Cô rửa tay rồi ghi toa thuốc đi, để đây tôi dọn cho. Vết may dài và nhiều quá. Chắc vận tốc xe mạnh lắm nên vết thương mới lớn như vậy.
Tiểu Nguyện dặn dò:
- Ông về nhà, mỗi ngày phải rửa và thay băng cho kỹ. Nếu vào đây thay được thì an toàn hơn. Nhớ uống thuốc đúng liều. Bằng không, vết thương nhiễm trùng, nguy lắm.
Chẳng hiểu động cơ nào thúc đẩy, Tiểu Nguyện thay nước cho khăn và lau mặt nhiều lần cho gã.
- Cảm ơn, cảm ơn cô. Tôi mệt quá! Đau quá!
- Ông can đảm quá chứ. Giờ xong rồi, ông còn lo gì nữa.
- Tôi hết lo, nhưng không quên nổi phút này đâu.
Tiểu Nguyện cười:
- Không quên thì ra đường phải cẩn thận hơn. Khi nào nghe đoàn xe rú lên là tụi ấy đua nhau đấy, phải tránh cho nhanh. Nếu không, chẳng bị nhẹ như vầy đâu. Ít nhất cũng bị biến chứng não hay gãy cả chân đó.
- Ghê vậy?
- Ừm. Vào nửa đêm, bọn công tử con nhà giàu hay tìm vui ở thú đua xe. Từng nhóm, động cơ rú lên khiến người ta mất ngủ. Còn bọn tôi thì chuẩn bị để cấp cứu họ.
Chắt lưỡi anh cười gật gù:
- Nghề Y cực quá há.
- Phải chịu thôi, ai kêu mình yêu thích áo blouse, mình chọn chi.
- Cô thích nghề này à?
- Nếu không, ai vào đây làm chi.
- Vậy sao cô nhăn nhó la rầy tôi, vậy là ghét nghề này rồi.
Tiểu Nguyện nhướng mắt:
- Tôi thực tập ở đây 3 tháng, chỉ thấy phụ nữ khóc, họ kêu đau nghe thảm lắm. Chứ đâu có ai là thanh niên mà khóc lóc như ông. không la, không cau có, ông chịu im để cho may sao? Đàn ông phải cứng rắn, ai uỷ mị như con gái chứ.
Anh ta phân bua:
- Cô không ở trong tình cảnh như tôi, làm sao hiểu được sự khiếp sợ nó ra sao chứ?
- Sao ông biết tôi chưa từng lên chiêc bàn này?
- Thật à?
- Dĩ nhiên rồi. Vì từng đau, từng chứng kiến người thân yêu đau đớn vì bệnh hoạn, thương tật nên tôi mới vào nghành Y. Nếu không, ai đem cuộc đời vui vẻ, tươi trẻ vào khung trời đầy tiếng kêu la thảm thiết này chớ.
Tiểu Nguyện vừa tháo băng trên tay ra vừa nói. Anh ta nhìn cô trân trối với ánh mắt ngưỡng mộ.
- Ông nhìn gì? không tin tôi sao?
Khóat tay, anh gượng cười:
- không phải. Tôi không ngờ cô tâm lý như vậy.
- không cần khen như vậy. Chỉ cần ông đừng rên la gây khó khăn cho người làm phận sự là được rồi.
- Đau quá, không kêu lên hình như cái đau nó nhiều hơn vậy, nên dù biết cô không vui, nhưng biết sao giờ đây. Lần đầu ngã xe bị thương, ai chịu nổi.
- Lần đầu có nghĩa là còn lần sau nữa à?
Anh ta cười, dù gương mặt vẫn còn nhăn nhó vì đau.
- Nếu cầu nguyện để không có lần sau, tôi sẵn sàng.
- Có gì sợ. Không may gặp ông ở đây nữa, lúc ấy đã có kinh nghiệm, ông không làm tôi khó chịu đâu. Vì đã trải qua rồi đâu còn sợ nữa, đúng không?
- Không dám đúng đâu! Một lần tôi sợ đến già. Tôi biết nghề y là đáng qúy, giúp đời. Nhưng tôi rất sợ những cảnh đau đớn và chết chóc ở đây. Cho nên... chưa bao giờ tôi vào phòng cấp cứu cả.
Chị Mẫn cười liếc Tiểu Nguyện:
- Chưa vào thì bây giờ có cơ hội vào, ông không thích sao? Phải có vui, có buồn mới thấm thía tình đời chứ. Nếu không có đau đớn vì bệnh, vì tai nạn thì làm sao ông biết giá trị của niềm vui và sự bình yên thế nào, đúng không?
Anh ta gật gù cười. Chị Mẫn lên tiếng:
- Giờ có thể về nhà. Nếu thuận tiện, mỗi ngày ông nên đến để thay băng. Nhớ nhá!
Tỏ vẻ cảm kích, anh gật đầu nhỏ nhẹ đáp:
- Phải đến chứ. Đâu có nơi nào tốt bằng ở đây.
- Đến hay không thì cũng chả sao. Chưa hẳn đến đã gặp...
Mắt anh ta nhướng cao hỏi:
- Ồ! Sao vậy?
Chị Mẫn cười nhún vai:
- Mỗi nhóm trực một "ca", thay nhau mà.
- Vậy cô bao giờ mới tới "ca"? Cô và chị gì nhỉ?
Tiểu Nguyện nhướng mắt hỏi:
- Hỏi tên tuổi để làm gì. Bộ tính viết thư phản ảnh hả?
- Ồ! Không, không đâu. Đã làm phiền ai dám chê phán chứ.
- Vậy là được rồi. Ráng giữ vết thương không bị nhiễm trùng là chị em tôi mừng lắm rồi. Còn điều tra lý lịch làm gì?
Chị Mẫn đỡ anh ngồi dậy và nhỏ nhẹ trong nụ cười:
- Ra ngoài hành lang ngồi nghỉ cho nhiều bệnh nhân nữa. Ông không thấy người ta ngồi chờ sao?
Theo tay chị dìu, anh co chân lên, thật khó khăn mới ra khỏi phòng. Nguyện an ủi:
- Từ từ rồi sẽ hết đau. Nhớ đi đứng cấn thận, không bao lâu sẽ di chuyển bình thường thôi. Đừng lo sợ nhá. Chúc vui vẻ.
Anh quay mặt lại cười như mếu:
- Đau muốn chết luôn, ở đó mà vui vẻ.
Tiểu Nguyện phì cười:
- Bị tai nạn mà không chết, không chấn thương sọ não, không nằm viện, đó không phải là sự may mắn đáng được vui sao?
- Đau muốn chết đây nè, cô biết không?
Cô cười nhăn mũi:
- Làm gì cuống lên vậy? Đâu phải chị em tôi gây ra hậu qủa mà than van. Chị M, xem ông ấy kìa!
- Tại đau quá làm ông ấy cuống lên vậy mà, thông cảM đi. Nghề của mình, đâu có ai vui vẻ khi đến đây chứ. Ai kêu khóac áo blouse chi, phải chịu thôi.
Tiểu Nguyện mỉm cười, trao toa thuốc cho anh rồi căn dặn:
- Mua thuốc theo toa uống cho đúng liều nhá.
- Cảm ơn. Có thể cô cho tôi biết tên không?
- Để làm gì chứ. Ông đến đây khâu lại vết thương, hay đến để hỏi tên chị em tôi?
Anh cười, thẳng thắn đáp:
- Để nhớ. Nhớ lúc đau nhất, xui xẻo nhất có người an ủi.
- Ai cũng vậy thôi. Phòng tiểu phẫu này một ngày đón không biết bao nhiêu người, ai mà nhớ đến mình. Vả lại, chị em tôi cũng đâu thể nhớ hết người ta. Thôi nhá, về đi!
Anh đứng nhìn cô, ngập ngừng. Tiểu Nguyện ra lệnh:
- Chị Mẫn! Cho bệnh nhân vào tiếp đi. Nhanh lên, kẻo hết giờ mà người bệnh còn chờ mình đó.
Chị Mẫn ra hiệu bằng mắt cho anh rời khỏi phòng ấy. Gương mặt đầy vẻ áy náy, anh vẫy tay chào trong ngẩn ngừ, nuối tiếc.
oOo
Tiểu Nguyện bước vào phòng. Chị Mẫn cười rồi nói:
- Ông bệnh hay khóc ấy vừa trở lại đấy.
- Thay băng à?
- Ừm. Nhưng chủ ý là tìm cô bác sĩ xinh đẹp thôi.
Tiểu Nguyện vừa đội mũ, vừa hỏi:
- Chị cho rằng em xinh đẹp ấy ư?
- Còn ai nữa. Anh ta tặng nhiều trái cây lắm, cô Yến để trong tủ dành cho cô đó.
- Cho chị nữa chứ.
- Chị Mẫn này già rồi, đâu có "vé" ấy chứ?
Tiểu Nguyện cười nhún vai:
- Thay băng thôi mà, đâu cần già trẻ chứ, bà chị.
Chị Mẫn cười xoà:
- Vậy chứ trẻ người, xinh đẹp thay băng đâu có cậu nào rên la, bởi lo ngắm người đẹp nên quên đau. Còn già Mẫn này dù có nhẹ nhàng cách mấy, bệnh cũng kêu lên như sắp chết tới nơi vậy.
- Xem ra, đẹp cũng có sướng quá há. Tiếc rằng em không có phần phước đó.
Chị Mẫn nhìn ra cười, khều tay Nguyện:
- Mới nhắc Tào Tháo, thì Tào Tháo đến ngay, linh ghê chưa.
Theo tay chị. Tiểu Nguyện cúi đầu cười nhỏ:
- Lần này bà Tào theo chân chắc ông Tháo không kêu đau nữa đâu. Chị yên tâm làm phận sự đi há.
Bước vào phòng, anh hướng về Tiểu Nguyện với ánh mắt đầy thiện cảm.
- Cô khoẻ chứ?
Tiểu Nguyện nhướng mắt, gật đầu chào:
- Vào ca trực rồi, làm sao mà khỏe được chứ. Có ông đấy, khoẻ không, vết thương còn hành đau không?
- Tiểu Nguyện! Nhờ cô và chị Mẫn khéo tay nên tôi mau khỏi. Thôi đau nhức là khoẻ rồi.
Tiểu Nguyện nhướng cao mắt cười chỉ vào mình:
- "Tiểu Nguyện"? Ông điều tra lý lịch của tôi khi nào vậy?
Nở một nụ cười, anh gỉa lả đáp:
- Làm sao tôi có thể quên người cực nhọc vì tôi chứ. Một khi muốn tìm hiểu ắt sẽ biết thôi.
Cánh tay anh đang được một cô gái rất đẹp ôm lấy, thầm cho Tiểu Nguyện biết quan hệ mật thiết của hai người. Nhận được ánh mắt thắc mắc của chị M, anh sượng sùng trả lời ngắn ngủn.
- Dạ phải.
Chị Mẫn cắc cớ hỏi:
- Phải gì mà dạ, rồi lại còn nhìn tôi nữa, ông Khang?
Vinh Khang cười cười, mắt hết nhìn Tiểu Nguyện đến nhìn sang cô gái bên cạnh. Cô gái hiểu ý, cất giọng thánh thót đáp thay anh:
- Anh Khang thấy ánh mắt dò hỏi của chị, ngầm hiểu chị muốn biết em là ai, có phải bạn gái của ảnh không, nên đáp vậy đó mà.
Chị Mẫn cười, trêu chọc:
- Vinh Khang muốn giới thiệu với tôi à?
- Dạ, nhưng em không là bạn gái...
Mẫn tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Thật à? Sao thấy thân thiết lắm?
Cô gái liếc Tiểu Nguyện, rồi đáp như ngầm thông báo:
- Em không là bạn gái, mà là vợ của VK, chị ạ.
- Ồ!
Cô gái nói tiếp, như để giải đáp sự bất ngờ vừa thốt trên môi chị M:
- Tụi em sắp làm cha mẹ rồi. Em theo cùng, để cảm ơn hai chị đã hết lòng giúp đỡ anh Khang và đã gọi điện về nhà báo tin cho em.
Tiểu Nguyện vẫn thản nhiên ngồi ở bàn trực ghi sổ. Chị Mẫn khách sáo đáp:
- Có gì đâu. Lúc ấy ông Khang đã ngất đi vì đau, bổn phận chúng tôi mà, ai cũng thế, không riêng gì ai cả. không cần phải tốn kém về số quà đó đâu, đây là nhiệm vụ mà.
Nguyện ngại vợ anh hiểu lầm, nên tế nhị nói:
- Phải lúc ấy có bà kế nên thì chị em tôi đâu tốn hơi nhiều chứ. Cho bà hay, khan cả cổ, ông nhà bà mới chịu nằm im cho chúng tôi khâu đấy.
- Dạ, lúc ấy em không có ở nhà. Chứ nếu không, nhận được điện là em tới ngay thôi. Đành lòng nào để anh ấy chịu đớn đau một mình và hai chị vất vả chứ.
Giọng vui vẻ, ngọt ngào và ánh mắt âu yếm tình tứ của cô ta, cho biết hai người khắng khít nhau lắm.
- Ông thật là hữu phúc. Lần này có bà nhà, thay băng đừng cau mày nhá.
Nói rồi, Nguyện đưa mắt ra hiệu cho chị Mẫn. Chị Mẫn hiểu ý nên sốt sắng:
- Cô xem lại hồ sơ và ký giùm đi, để tôi thay cho.
- Chị thay đi! Có bà nhà ở đây, dù có đau cách mấy, nhưng cảm giác đựơc san sẻ cũng sẽ làm bớt đau thôi.
Anh ngập ngừng thoáng nhìn Tiểu Nguyện rồi chầm chập nằm lên bàn cho chị Mẫn thay băng. Để giúp anh quên đi cái đau, chị hỏi đủ thứ chuyện. Anh ôm chân lầm lì không đáp. Còn cô vợ thì luôn miệng vừa khoe, vừa kể lể với Tiểu Nguyện, rằng anh về nhà cứ luôn nhắc đến cô bác sĩ trẻ và xinh đẹp.
Khi khập khiễng bước ra cửa, anh quay sang nói với cô, nhỏ giọng thật ấm, dịu dàng:
- Tiểu Nguyện! Tôi có quà tặng cho cô và chị M. Tuy không có gì đáng giá, nhưng đó là một tấm lòng, xin cô đừng từ chối.
Tiểu Nguyện cười đáp lại thật tự nhiên:
- Đừng có bày vẽ như thế không hay cho tôi đâu. Chưa ra trường, đã nhận quà của bệnh nhân rồi, làm sao tôi làm thầy thuốc giỏi được. Ông hại tôi rồi thì có đó! không có lần sau đâu nhá. Nhất định!
Giọng cô gái trong trẻo đáy thay cho anh:
- Anh ấy cứ soạn tới soạn lui không biết tặng gì cho hai chị. Bên ấy về, anh Khang mang nhiều quà lắm.
- Bên ấy? - Chị Mẫn vẻ không hiểu.
- Dạ phải. Mỗi năm, anh ấy về Viêt Nam thăm gia đình có một lần thôi.
Tiểu Nguyện biết cô vợ có ý khoe mê ông chồng Việt kiều. Cô thật sự không thích sự hợm hĩnh ấy nên cứ cắm cúi hoàn tất hồ sơ, cho đến khi vợ chồng họ ra về.
Về đến nhà, Tiểu Nguyện mớ gói quà ra. Đó là một chiếc đồng hồ báo thức nhỏ và xinh đẹp với hàng chữ:
"Khi nhìn vết thương, tôi nhớ cô. Hy vọng khi ngắm đồng hồ, cô không đành que6n chủ nhân của nó nhá, Tiểu Nguyện. Đó là lời nguyện nhỏ của lòng tôi đấy. Vĩnh Khang".
Tiểu Nguyện bật cười, làu bàu sau cái nhún vai:
- Có vợ, sắp làm cha, còn bày đặt "nhớ nhung, không quên", thiệt hết nói rồi! Chắc ông bệnh nhân này có đến hai trái tim chắc.
Ngắm chiếc đồng hồ trên tay, Tiểu Nguyện thấy vui vui, bởi hình ảnh về Vĩnh Khanh thấp thoáng trong mắt cô, Tiểu Nguyện cho món quà này vào ngăn tủ nhỏ, nhủ thầm:
- Mi vui lòng nằm nghỉ trong này nhé. Nếu không, chủ nhân của mi "bị" ta nhớ sẽ nhảy mũi mãi, phiền lắm! Ông ấy quá tham lam, mi biết không? Tạm biệt há.
Tiểu Nguyện đưa tấm ảnh nhỏ từ trong quyển sách lên vừa tầm nhìn. Cô phủi nhẹ lớp bụi bám trên ảnh, cho bóng người trong ấy rõ hơn, sáng hơn. Nguyện nghiêng mắt cười thật ấm và cúi đầu thật thấp hôn người trong ảnh...
Không Dễ Gì Quên Không Dễ Gì Quên - Nguyễn Thị Phi Oanh Không Dễ Gì Quên