Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Khi Từ Thức Về Trần
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
C
ùng với năm, sáu du khách đờn ông, Sở nhảy từ tảng đá nầy qua tảng đá khác dưới dòng thác Bông-gua trên Đà Lạt. Còn nhớ rõ đó là một buổi sáng nắng ấm vào tháng tư năm 1946.
Bỗng không rõ vì sao chàng và một du khách nữa trật chân rơi vào dòng nước, chàng nhớ đã kêu lên một tiếng thất thanh và, kinh sợ đến cực độ, chàng quơ tay để cố bám níu vào một cạnh đá kia, nhưng đá trơn quá tay chàng tuột luôn. Chàng bị nước cuốn đi, rồi thì u u minh minh, chàng không còn biết gì nữa cả.
Khi chàng tỉnh lại thì thấy mình nằm trong một kẹt đá. Chỗ ấy không có nước, nhưng khuất lắm không thấy bờ và trên bờ cũng chẳng ai thấy chàng được.
Bấy giờ đã chạng vạng tối và rừng thông quanh đó hoang vu kỳ lạ. Chàng biết là đang nằm dưới thác Bông-gua, một cảnh quen mắt, nhưng không rõ mình tên gì, ở đâu đến và vì sao lại nằm đó.
Là người có học đến ban Tú tài, Sở biết mình mắc phải một chứng bịnh ghê gớm là bịnh kiện vong (amnésie), vì tai nạn trên thác nầy.
Ý thức về bịnh tật vừa thoáng qua trong trí chàng thì chàng kinh sợ vô cùng. Người kiện vong không còn nhớ gì về dĩ vãng của mình cả. Hắn đi lang thang như kẻ mất hồn, đau xót cho số phận của hắn, bơ vơ trên đời không biết người thân quyến ở đâu mà tìm về.
Tại sao mình lại mắc phải chứng kiện vong? Sờ sờ trên đầu, vì bấy giờ chàng mới chợt nghe đau nơi đó thì mới hay là chàng bị u đầu. Chắc là dầu chàng bị va chạm mạnh vào một tảng đá nào lúc chàng bị nước lôi đi.
Đó là nguyên nhân của chứng bịnh. Khi nào con người bị đụng chạm quá mạnh vào thần kinh thì con người đó rất có thể bị chứng kiện vong.
Sở nghe lạnh và rùng mình một cái. Chàng xem lại thì thấy mình cởi trần, dưới thân dưới chỉ mặc một chiếc quần để tắm biển.
Giờ đây chàng mới nhớ rằng chàng với người du khách cùng rơi với chàng đã cởi y phục ngoài để trên bờ, quyết chạy nhảy cho vui mà khỏi ướt quần áo. Chỉ bây giờ thôi, chàng mới nhớ lại điều ấy cũng như nhớ lại là mình trợt chân bị nước cuốn đi chớ thuở đó thì không nhớ một mảy may nào hết về dĩ vãng xa hay dĩ vãng gần nào cá.
Sở tìm đá để nhảy và lần mò mãi tới tối mịt mới vào được trong bờ.
Thuở ấy và cả giờ đây, chàng đoán rằng họ đã tìm kiếm để cứu chàng và người kia, nhưng có lẽ không kết quả và nhân trời sắp tối nên họ thôi.
Chàng đã tủi thân quá. Đời đã quên chàng trong kẹt đá, dưới dòng nước kia, và bấy giờ chàng tự lực lên được trên bờ, đời vẫn quên chàng, vì họ không biết chàng là ai mà chính chàng cũng không biết chàng là ai để mà nói cho họ biết.
Chàng đang lạnh và rất mừng mà bắt gặp trên bờ một bộ y phục. Bộ quần tây rất xấu cả vải lẫn lối cắt. Thuở ấy chàng đoán là của chàng và giờ đây mới định là của người kia vì giờ nhớ lại thì người kia có vẻ thợ.
Chàng mặc y phục vào, nghe cộm nơi túi áo trong, thò tay vào đó thì gặp một cái bóp phơi. Trời tối quá chàng không mong xem thấy gì được, nên đi bộ vào thành.
Tới nơi chàng móc bóp ra xem giấy tờ mới hay mình tên là Nguyễn Văn Phi, thợ điện, sanh đẻ tại làng Tân Trụ, tổng Cửu Cư Hạ, tỉnh Tân An. Trong bóp còn ba trăm năm mươi đồng.
Sở - bấy giờ là Phi - đứng ngẩn ngơ một hồi. Làng Tân Trụ? Lạ quá chàng không biết làng đó ra sao cả. Mà chàng là thợ điện à? Khó tin lắm, vì chàng nghe trong trí chàng là chàng hiểu biết rất nhiều và chàng có học, và là con nhà khá giả.
Chắc là chàng không phải là Phi, nhưng sao y phục và giấy tờ của Phi nào lại nằm đó? Bây giờ thì chàng nhớ ra tai nạn, nhưng thuở ấy thì thật mù tịt.
Chàng biết đây là Đà Lạt, và biết Đà Lạt là nơi nghỉ mát của người tứ xứ. Chàng ở đâu mà đến? Nếu như chàng là anh thợ điện Nguyễn Văn Phi, chàng cũng không thể biết được chỗ ở của chàng, vì trong giấy "Thông hành tạm" không có ghi địa chỉ.
Đêm càng khuya càng lạnh, mà bộ y phục của anh thợ điện lại may bằng bố thường thôi, nên chàng phát run lên. May là chàng đã dằn bụng bằng hai tô hủ tiếu và một tách cà phê lúc mới vô tới chợ.
Chàng quyết định chương trình sau đây: tìm chỗ nghỉ đỡ trong đêm ấy rồi sáng ra, về Sài Gòn. Nơi đó, chàng sẽ đến bác sĩ khám bịnh; nhờ họ chạy chữa cho và có lẽ sẽ khỏi, sẽ chun ra khỏi đường hầm đen tối của trí não nầy.
Nằm co ở xó chợ đêm đó, chàng nghĩ đến căn bịnh của mình chừng nào thì càng kinh sợ chừng ấy. Chàng bị cắt đứt lìa khỏi cuộc đời và có muốn chun trở vào cũng không biết ngõ nào mà chun. Thân thể chàng đang có, tâm trí chàng đang có nghĩa là rõ ràng chàng có trên đời nhưng có từ bao giờ, có tại đâu, và tên họ gì, dính líu với những ai?
Trẻ sơ sinh còn u u minh minh hơn chàng gấp bội, nhưng chúng nhờ không mảy may ý thức, nên khỏi băn khoăn sợ hãi, chàng thì khác. Chàng biết suy tưởng, biết cảm nghĩ, nhưng tâm trí lại không có việc làm. Tưởng về gì, nghĩ về gì?
Người hấp hối kia còn được bận bịu vợ con, quyến luyến sự nghiệp. Nhưng chàng, thú thật là không dính líu với cái gì hết trên đời nầy.
Chàng có cũng như không, hay có cũng như một con vật, tệ hơn con vật nữa vì con vật vẫn có đàn. Chàng có cũng như cái cây, cọng cỏ, tệ hơn cái cây cọng cỏ, vì cây cỏ vẫn có cội rễ.
Xóa bỏ dĩ vãng? Đó là mộng hão của kẻ bị thất vọng nhiều trên đường đời. Họ chỉ nói lớn lối thế thôi, chớ họ không xóa bỏ được khi nào cả! Nếu họ xóa bỏ cuộc đời qua được, họ sẽ ân hận biết bao nhiêu như chàng bây giờ đây.
Làm lại cuộc đời? Ừ, chỉ còn có mỗi một con đường đó. Nhưng ngôi nhà sập cũng còn nền, con người hư hỏng vẫn còn một đống tro tàn để bươi vào đó mà tìm nghị lực mới. Chàng, chàng phải bắt đầu đi từ con số không, con số không thật sự với đầy đủ nghĩa đen của nó, chớ không phải dùng theo nghĩa bóng trong vài trường hợp của người khác.
Chàng còn cha mẹ anh chị hay không? Chàng có vợ con hay chưa? Thắc mắc ấy làm cho lòng chàng quặn thắt lại. Những người thân yêu ấy chắc ngỡ chàng đã chết. Tre già phải khóc măng và ở một góc trời kia, có một người góa phụ không nguôi sầu, có đám con dại hỏi về người cha biệt tích mãi mà không ai biết thế nào để trả lời với chúng.
Ai xuôi vạn lý rồi chết ở ven trời góc bể nào thì khỏe trí, khỏe thân. Chàng, chàng còn sờ sờ đây, biết nơi xa đâu kia có người mong đợi chàng, phải đau xót vì cái đó, nhưng không làm sao để về được, hoặc để nhắn tin về.
Chàng không ở xa người thân yêu lắm đâu, chỉ ở một thế giới khác thôi, thế giới ngoại càn khôn, và thế giới của chàng cách biệt thế giới của gia đình chàng bằng một bức tường kiên cố, bức tường ấy tên là bức tường quên lãng. Chàng đã ăn phải tô cháo lú trước khi dầu thai vào kiếp bây giờ, cái kiếp anh thợ điện mà chưa chắc là anh thợ điện.
Có thầy phù thủy nào đánh đồng, đánh thiếp để giúp chàng đi về thế giới bên kia được hay không?
Trời ơi! - Chàng kêu thầm lên, rồi chạnh lòng thương nhớ ai ở một góc trời nào!
Quả thật là một giấc mơ dài mà chàng chưa ra thoát, nên chưa biết lúc chưa mơ, cuộc dời chàng như thế nào. Mà không! Không phải là mơ đâu. Chàng đã chết! Con người của chàng như trước thế nào, chàng không rõ, bây giờ chàng đầu thai vào một kiếp khác mà tương lai cũng vẫn còn lờ mờ.
Sáng hôm ấy chàng đáp xe lô về Sài Gòn. Nhưng các xe vận tải công cộng sao lại phải lên đường dưới sự bảo hộ của một đoàn xe hộ tống quân sự của Pháp? Chàng ngạc nhiên về điều đó lắm, và biết nếu hỏi thì người ta sẽ cười cho, vì có ai dè đâu rằng chàng mắc chứng bịnh quên, không biết chuyện gì xảy ra trong nước.
Khi sáng, vào ăn lót dạ trong một tiệm cà phê kia, anh chàng vừa tỉnh chiêm bao đã có dịp soi gương của hiệu. Chàng thấy chàng trạc độ ba mươi lăm tuổi, ăn khớp với cái tuổi của anh thợ điện ghi trong giấy thông hành tạm. Nhưng dung mạo chàng có vẻ trang nhã lắm, xem ra không vương hơi hướng thợ điện tí nào.
Thợ điện à? Cũng có thể chàng là thợ điện lắm, vì chàng nghe ra mình không dốt về điện. Chàng ngồi suy tưởng một hơi thì nhận ra mình biết đến cả lý thuyết điện học nữa, chớ chẳng phải chỉ biết đục tắc kê, kéo dây, gắn bóng không mà thôi đâu.
Điều đó càng khiến chàng tin chắc chàng là một người có học khá, cỡ trên bực trung học, chớ không thể nào là thợ điện thường. Nhưng nhỡ chàng là một anh thợ siêng năng và tự học, nên biết nhiều thì bảo sao? Chàng tự hỏi thế và càng rối loạn thêm trong lòng.
Mình là Phi, hay là ai?
Đoàn xe về tới Sài Gòn đúng hai giờ trưa. Cảnh cũ. Chàng quen với cảnh Đô thành nhiều lắm rồi, nên tin chắc chàng là người đã sống ở Sài Gòn. Chàng chỉ định về thành phố thôi, khi không biết phải về đâu. Nay thấy cảnh quen mắt, chàng mới hay là chàng đi trúng chỗ.
Trong túi chàng còn trăm bạc, có thể sống tạm mấy ngày. Chàng yên dạ về chỗ đó nên đi bách bộ trên vỉa hè các phố đông: mong gặp người quen nhìn ra mình chăng?
Chàng bật cười, hình dung ra cảnh gặp gỡ ấy. Chàng sẽ nhận bừa người bạn đó, trả lời rất úp mở những câu hỏi của hắn, rồi rốt cuộc sẽ kề miệng vào tai hắn mà hỏi:
- Nè anh, tôi là ai và ở đâu?
Thật là buồn cười. Người đó chắc sẽ trố mắt nhìn chàng, đoán chàng say rượu, hoặc mắc bịnh điên cũng nên.
Khi dạo phố, chàng ngạc nhiên hết sức mà thấy quân nhân Pháp đông quá. Không có quán rượu nào, đầu đường nào mà không có mặt những võ nhân nầy.
Chàng mua được một tờ báo đọc thử thì còn lấy làm lạ hơn nữa. Ai đánh nhau với ai ở Tầm Vu mà hàng trăm người chết và hàng trăm người khác bị bắt làm tù binh?
Chàng đi như vậy tới chiều mà không được ai nhận ra chàng cả. Lạ quá! Nếu chàng đi trốn nợ thì thế nào cũng có thằng nó bắt gặp chàng rồi, còn vô tội mà mong cho họ gặp thì khó mà toại nguyện quá.
Chàng đến góc Bô-na và Be-lơ-re thì thấy rạp chiếu bóng tuôn ra hằng mấy trăm khán giả. Bỗng không, một tiếng nổ kinh hồn vang dội lên và tiếng kêu la bài hãi nổi lên trong đám người đi xi nê vừa ra đó.
Chàng kinh sợ hết sức, nhứt là qua cơn rối loạn đầu tiên, thiên hạ có trật tự lại thì thấy ba người đờn bà và một trẻ con ngã gục trên bốn vũng máu.
Chàng toan bước lại xem để hỏi cho biết đó là chuyện gì thì một cậu bé đánh giày nói nhỏ với chàng: "Đi, đi cho mau, ở đây mắc lưới thì khổ!".
Thời sự đăng báo và thời sự trước mắt càng làm cho chàng rối trí thêm. Nước Việt Nam của chàng, chàng biết là yên ổn, cớ sao lại có không khí chiến tranh như thế nầy?
Từ lúc tỉnh dậy đến bây giờ có nhiều bận chàng nghĩ đến những vụ thay hồn đổi xác, một mê tín của nhân dân. Một người kia đang mạnh khỏe như thường, đang ăn cơm, hoặc đang hóng mát, bỗng dưng bị một hồn ma chết hoang nhập vào. Y ngã ra bất tỉnh và đến chừng hoàn hồn trở lại thì thấy mình là một người khác. Cái xác của y là của y nhưng hồn y là cái hồn ma oan kia, mà Diêm Vương lỡ tay bắt nhầm nên cho phép y mượn đỡ cái xác của một người vừa tới số chết.
Chàng nghĩ chàng cũng đã chết oan như vậy và hồn được cho nhập vào thân thể của anh thợ điện tên Phi nầy.
Nhưng thời sự đính chánh ngay ảo tưởng đó. Nếu như có cuộc thay hồn đổi xác, thì chàng là ai đi nữa, vẫn rõ biết thời cuộc chớ và nhứt là nhớ mình ở đâu.
Vậy chắc chắn là chàng mắc chứng kiện vong, không còn ngờ gì nữa.
Đêm ấy chàng ngủ ngoài trời lần thứ nhì, ngủ chung với người hành khất, trên một bực thang ở cửa lên nhà ga Sài Gòn.
Những ngày sau đó là những ngày hoảng hốt. Với số tiền còn lại chàng ăn nhín nhín nhưng cái bóp phơi vẫn cứ xẹp lần xuống. Lo sợ về bịnh tật, ưu tư về gia đình đều lui bước trước sự hăm dọa của đói rét.
Y phục của chàng đã nhầu nát cả và bẩn như quần áo của một anh chàng thất nghiệp ba tháng rồi. Tóc vừa tới kỳ hớt còn râu thì quá kỳ đã mấy ngày mà chưa cạo. Nhưng chàng phải tiết kiệm từng đồng một.
Một lời rao trong báo sáng hôm ấy giúp chàng ra khỏi tình trạng nguy ngập: hãng dầu Nhà Bè cần một người thợ điện, có cho nhà ở ngoài vòng rào của hãng.
Chàng đến văn phòng của hãng ở đại lộ Nô-rô-đôm và được nhận ngay, lương đủ sống!
Thế là chàng nhận luôn cá nhân của thợ điện Nguyễn Văn Phi nào đó.
Sống với vai tuồng Nguyễn Văn Phi, chàng ái ngại vô cùng. Luôn luôn chàng có cảm giác là đã cướp tên họ, địa vị của một người, vì chàng thấy rõ là mình không phải thợ diện Phi.
Chàng an phận thủ thường, không dám mong địa vị cao hơn; chàng cũng không khinh rẻ giai cấp thợ thuyền nhưng không làm sao chàng thấy mình là người của giai cấp đó được. Bạn đồng nghề của chàng, chàng vẫn tới lui, giao thiệp, nhưng không cảm thông với họ được. Hai bên có những lối ăn nói, lối xử thế, và nhứt là lối cảm nghĩ khác xa nhau.
Vì thế chàng không về làng Tân Trụ để tìm xem coi chàng có phải là Phi, hay không. Nếu phải thì người trong làng thế nào cũng nhận ra chàng, cho dầu chàng có đi lâu mấy năm đi nữa. Nhưng không thế nào phải cả, chàng tin chắc như vậy.
Tới tối, Phi hay lên chợ Phú Xuân, nói chuyện khào với vài bạn thợ khác cho đỡ buồn và nơi đó, chàng đã gặp Dừa.
Dừa là con gái đầu lòng của ông chủ hiệu tạp hóa nhỏ ở quận lỵ ấy. Nàng đã hai mươi tám tuổi mà chưa chồng. Trông nàng cũng dễ coi, tính nết lại đoan trang.
Phi không nghe yêu Dừa, nhưng một là biết thân một anh thợ điện khó lòng mà tìm người yêu theo lý tưởng của một gã trí thức mất xác, hai là sinh lý thúc giục, chàng cưới cô gái lỡ thời ấy, và ở rể luôn tại hiệu tạp hóa của nhạc gia.
Dừa không cảm nghĩ như Phi, không hiểu được Phi, nhưng Phi vẫn hạnh phúc, đó là một người vợ đảm, một nữ công dân lương thiện, một bà mẹ hiền (họ đã có ba con với nhau) và nhứt là một người đờn bà yêu chồng với tất cả tấm lòng nàng.
Thành ra tình yêu ban đầu không có nơi lòng Phi, mà sau lại thì phát sinh ra trước khi vợ chàng hoài thai đứa con đầu lòng. Tình yêu ấy cứ càng ngày càng đậm đà ra và Phi thấy nếu chàng cứ phải làm Nguyễn Văn Phi mãi đến bạc đầu cũng chẳng hề gì.
Phi làm thợ điện để sống và nuôi vợ nuôi con, nhẫn nại chịu số phận tối tăm của chàng, cuộc đời trí thức và khá giả mà chàng đoán là của chàng ngày xưa, chỉ còn là một nỗi nhớ xa xôi thôi.
Chàng vui thú quê, vui sống với người vợ dốt, với mấy đứa con mặc quần áo may bằng vải đen, với những bạn đồng nghề không thanh nhã lắm nhưng vẫn có bụng tốt.
Kịp cho đến khi có xe tắc-xi ra đời. Phi mới nảy ra cái ý cựa quậy để cải thiện đời sống của chàng và gia đình chàng.
Một hôm bỗng nhiên chàng nghe như là mình biết lái xe. Không hiểu vì lý do gì mà chàng có cảm giác ấy, nhưng chàng tin như vậy ngay sau khi nghe trong người chàng.
Chàng o bế mấy bác tài để họ cho chàng lái thử các xe của hãng. Ai cũng công nhận rằng chàng lái giỏi. Chàng không ngạc nhiên về cái tài không học tập mà có của mình vì chàng biết rằng mình đã có một cuộc đời qua khá dài.
Thế là chàng lấy giấy thi dưới tên Nguyễn Văn Phi.
Từ ấy những nay, chàng cứ khá lần lần, dư ăn, dư để. Và định sắm xe riêng chớ không lái mướn nữa, nhưng chưa kịp thi hành dự tính ấy.
Phi tức Sở, lội ngược dòng đời của mình lên đến cái lúc trợt chân trên thác, rồi lại lội xuôi theo dòng cho đến bây giờ. Nhà vô địch bơi lội ấy chỉ tốn có mấy phút đồng hồ để đi hai chuyến kể trên.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Khi Từ Thức Về Trần
Bình Nguyên Lộc
Khi Từ Thức Về Trần - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=khi_tu_thuc_ve_tran__binh_nguyen_loc