Chương: 2 -
au dạ hội mấy hôm, chị Lục Bình bắt đầu đến sở.
Chuyện đến sở của chị thật ra chỉ có nghĩa tạm thời, vì chị đang chuẩn bị cho việc xuất ngoạị Học bổng với chị quá dễ lấy, chuyện thi text sinh ngữ cũng không đáng quan tâm. Nhưng chỉ còn chù chừ chưa đi chẳng qua vì mẹ. Mẹ muốn chị Bình ở lại thêm một năm. Đó là lý do thứ nhất, lý do thứ hai hình như có liên hệ đến chuyện trăm năm của chị, mà tôi đoán tám phần mười là dính dấp đến tên Sở Liêm đáng ghét.
Tại sao Sở Liêm đáng ghét! Tôi cũng không biết? Một buổi sáng, mẹ nói với tôị
- Mẹ đã nói với bác Sở và thằng Liêm xong, bắt đầu tuần sau, thứ hai, tư và sáu Liêm sẽ đến đây giúp con luyện thêm toán lý hóa và sinh ngữ để sang năm con thi lại Đại Học, gắng nhe con!
Tôi châu mày:
- Thôi con không muốn thi nữa đâụ
Mẹ ngạc nhiên:
- Con nói gì? Không thi vô đại học con làm được gì? Sợ lấy chồng còn không được chỗ khá nữa là ...
Tôi khó chịu:
- Ngoài chuyện thi vào Đại Học và lấy chồng ra bộ con gái không còn làm được gì nữa sao mẹ?
Mẹ trừng mắt:
- Con thấy bây giờ có sở nào nhận nhân viên tú tài không? Vả lại gia đình chúng ta thế này mà ...
- Thôi được rồị
Tôi cắt ngang:
- Vậy thì sang năm con lại thi Đại Học. Được chứ?
Mẹ cười ngay:
- Ờ, thế mới là con gái ngoan của mẹ.
Tôi ngập ngừng:
- Nhưng nếu sang năm không đậu thì saỏ
- Thì năm tới nữạ
Mẹ cương quyết:
- Vậy thì mẹ đi mua thuốc nhuộm tóc cho con đị
- Chi vậỷ
Mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Thì phòng hờ vậy mà, nếu hai mươi năm nữa mà con vẫn không chịu đậu thì phải dùng nó, chớ không lẽ để đầu bạc đi thi Đại Học à?
Nụ cười tắt ngay trên môi mẹ, người thở dài:
- Con lúc nào cũng vậy, tại sao con không giống chị con, mẹ đỡ phải lo biết chừng nàọ
Tôi buồn buồn:
- Đó chính là lỗi ở mẹ.
Mẹ tôi nhăn mặt:
- Sao con lại nói thế?
- Sanh chị Lục Bình hoàn toàn như vậy là đủ lắm rồi, ai biểu mẹ tham lam sinh thêm con nữa làm gì?
Mẹ ngỡ ngàng, mắt mở to, thật lâu người mới nói:
- Lúc nào con cũng cay đắng với mẹ.
Người bỏ đi về phía cửa, tôi nhìn hàng sáo nơi khung cửa buồn. Bây giờ mới thấy hối hận.
- Mẹ!
Mẹ đứng lạị
- Con xin lỗi mẹ, con không cố tình muốn nói như vậỵ
Tôi nói, mẹ trở vào vuốt lấy mái tóc ngắn của tôị
- Mẹ biết, con thi rớt buồn bực nên mẹ không chấp đâụ Sang năm con gắng đậu nhé? Con thông minh chẳng kém chị Bình con. Chỉ cần cố gắng một chút, đừng thơ thẩn nữa thì mẹ chắc con sẽ đậu ngaỵ Mẹ sẽ bảo Sở Liêm chăm sóc bài vỡ con cẩn thận.
Tôi cắn nhẹ môi, nhưng vẫn không ngăn được sự bực dọc.
- Chẳng qua anh ấy muốn lấy lòng chị Bình thôị
Mẹ phì cười:
- Con lộn xộn quá, nó đến đây với mục đích gì mặc nó, miển nó vui lòng kèm con học là tốt rồị
Tôi nói nhỏ:
- Sức mấy mà anh Liêm vui lòng làm chuyện đó.
Hôm nay thứ hai, thế là tối nay Sở Liêm sẽ đến kèm tôị Để quyển Anh văn dày cộm lên bàn, nhưng chẳng học được chữ nào, tôi nhìn chuổi sáo nơi khung cửa mà lòng vẩn vơ.
Ngồi như thế mấy tiếng đồng hồ, tuổi nhỏ như những chuổi sáo tròn đan trong đầụ Nó khiến tôi nhớ lại những viên bi ngày cũ. Xưa kia tôi cũng là một tay chơi bi có hạng. Người lớn bảo con gái không nên chơi bi vì chơi bi sẽ lấm bẩn cả quần áọ Nhưng mặc, vì Đào Kiếm Ba và cả Sở Liêm lúc ấy cũng không chơi lạị
Với thân tác nhỏ nhắn, tôi hay rủ.
- Anh Liêm, bắn bi với em đi!
Sở Liêm bấy giờ rất hách, chàng tưởng lớn hơn tôi những năm tuổi là to lắm rồị
- Thôi, Lăng còn nhỏ quá!
Tôi không chịu, lắc mạnh đôi bính nhỏ:
- Em lớn rồi, nếu anh không chơi, em khóc ngay cho xem.
Thế là Sở Liêm chịu thuạ
- Thôi được rồi, tôi sợ cô lắm!
Chúng tôi bắt đầu, Liêm bị cuốn hút, và cuộc chơi thường kéo dài cả tiếng đồng hồ, mãi đến khi áo quần lem luốt vẫn chưa thôị Chị Bình và Sở Kỳ đứng gần theo dõi một cách khó tính.
- Thế này có gì hay đâu mà mê dữ vậỷ
Sở Liêm tuy mê như chết, nhưng vẫn cố chống chế.
- Tại Tử Lăng đấy, nếu không chơi nó giận thì saọ
- Đúng là nhỏ mít ướt.
Sở Kỳ nóị Tôi có phải là đứa mít ướt hay không? Điều đó có lẽ chỉ có tôi hiểụ Thật ra tôi cũng khá kỳ cục, trừ lúc tôi muốn chơi mà chẳng ai chịu chơi thì tôi mới khóc, chứ đôi lúc tôi cũng rất lỳ. Có lần, khi tôi vừa mười tuổi và Liêm mười lăm, chàng đã tập tôi lái xe, chúng tôi mượn sân trường sư phạm làm bãi tập, Liêm bảọ
- Cứ giữ vững tay lái đi, có anh vịn phía sau chọ
Một vòng rồi lại một vòng, tay lái tôi bắt đầu vững, cưỡi xe đạp thú thật, tôi cứ mê mẩn đạp, mãi đến lúc Liêm nóị
- Em lái khá lắm rồi, đã năm vòng qua anh chẳng hề vịn em tí nào cả!
Tôi mới giật mình quay lạị Quả thật chàng cách tôi một quảng khá xa, đột nhiên tôi luýnh quýnh, và chuyện phải đến đã đến. Theo tiếng hét của Liêm, cả xe lẫn người tôi ngã nhoài xuống đất, chân nhói đau, tôi không làm sao đứng lên được, ống quần bị rách một đường dài, máu nhuộm đỏ đầu gốị Tuy đau, nhưng tôi vẫn không khóc.
- Đừng khóc, đừng khóc Lăng nhé!
Sợ tôi khóc, Liêm tái mặt van xin, tôi cảm động.
- Không sao đâu, em chẳng đau tí nào cả.
Tuổi trẻ đã trôi quạ Nó đi thật nhanh, bây giờ tôi đã lớn, tôi không còn ba gai như trước, và chàng, chàng đã trở thành một kiến trúc sư trẻ tuổi, tài cao, như mẹ đã nói với cha hôm qua mà tôi lén nghe được.
- Sở Liêm có tương lai, gia đình ta và nó thân nhau từ lâu, em nghĩ nó rất xứng với Lục Bình, nếu chúng thành hôn nhau, thì em không mong gì hơn.
Lục Bình và Sở Liêm? Tôi thẩn thờ nhìn lên hàng sáo, từng chuỗi từng chuỗi hạt, lớn có nhỏ có đẹp như những hòn bị Những hòn bi mà sự trưởng thành đã đánh mất cũng như tuổi trẻ đã xa vờị
Có tiếng chuông cửa reo, tôi giật mình lắng nghẹ Cổng đã mở và tiếng nổ xe gắn máỵ Sở Liêm đến kèm tôi học? Tôi ngồi yên trong phòng, cửa đóng kín không nghe được lời đối thoại trong phòng khách, nhưng tôi biết chị Bình đang bận rộn trong ấỵ Vì chuyện “học” của tôi, chị đã thay hết ba bộ áo trong một ngàỵ Tháo chiếc đồng hồ tay xuống, đặt trên quyển văn phạm Anh Văn, tôi yên lặng nhìn sự di động của từng cây kim đồng hồ. Năm phút, mười phút, hai mươi phút ...Thời gian trôi qua thật chậm đến hơn bốn mươi lăm phút sau, mới nghe có tiếng chân di động ở cầu thang.
- Ai đó? Vào đi!
Cửa mở, Sở Liêm bước vào, sau khi khép cửa chàng quay lại nhìn tôi cườị
- Lăng hôm nay có vẻ siêng thế?
Tôi chậm rãi mang đồng hồ vào tay, yên lặng nhìn nét rạng rỡ trên gương mặt chàng. Bốn mươi lăm phút ngồi dưới lầu đã đủ để cho mắt kia vui, đủ để cho lòng ai phơi phớị
- Sao anh biết tôi siêng?
Chàng kéo ghế ngồi xuống cạnh:
- Thì thấy em học Văn phạm Anh văn đó.
Tôi nháy mắt:
- Nhìn một người, bao giờ người ta cũng thích nhìn bề ngoài của người rồi nhận xét, phải không anh? Cũng như anh, anh nhìn thấy quyển Anh văn trên bàn là anh cứ cả quyết tôi đang học.
Chàng yên lặng nhìn tôi, mắt thật bén:
- Tử Lăng, em đang buồn chuyện gì à?
Tôi gây sự:
- Sao anh lại biết tôi buồn?
Liêm nhìn một lúc, rồi vuốt nhẹ mũi tôị
- Đừng điên Lăng. Chúng ta sống cạnh nhau từ bé, không lẽ bao nhiêu đó chưa đủ để anh hiểu em hay saỏ Hờn giận vui buồn gì em cũng để rõ cả trên mặt.
Tôi nhíu mày:
- Thế có nghĩa là anh rất hiểu tôỉ
- Vâng.
- Anh cho là tôi lúc nào cũng siêng năng?
Tôi hỏị Liêm không đáp ngay, tựa người vào ghế, lấy bút chì đặt lên môi ra chiều suy tư. Cái nhìn của chàng khiến tôi không trốn được.
- Như thế có nghĩa là em không có xem sách? Thế nãy giờ em làm gì? Dệt mộng ư?
Tôi bối rốị
- Có lẽ.
- Thế trong mộng có thấy anh không?
Chàng nghiêng tới trước. Một nụ cười đáng ghét!
Tôi sẵn giọng:
- Có, tôi mơ thấy anh biến thành con Ểnh Ương nằm trong ao, vây quanh có đám lục bình. Anh nhảy nhót, kêu gào trong đó, khó nghe quá!
- Thế à?
Chàng cười hỏi, tôi vẫn bướng:
- Vâng.
Chàng ném bút chì lên bàn, nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Anh không tin, vì nếu em có mơ thì em phải thấy anh là chàng Nhái chớ không phải là chú Ểnh Ương được.
- Nhưng nhái với Ểnh Ương có khác nhau chỗ nàỏ
- Thế thì em lầm rồị Ểnh Ương là Ểnh Ương, Nhái là Nháị Nhái là do một hoàng tử trẻ biến rạ
Tôi nhăn mặt:
- Hứ? Thế anh cho anh là hoàng tử à? Vậy công chúa ở đâu chứ?
Chàng cườị
- Công chúa trong tim em đang nghĩ đó!
Trong tim tôi đang nghĩ? Vâng, nàng Công Chúa kia đang ngồi trong phòng khách chờ Hoàng Tử kìạ Chàng Nhái và lục bình! Tôi lắc đầu xua đuổị Những hòn bi ngày nào đã mất cũng như cả một dĩ vãng thơ ngây ngày nào cũng bay xạ Tôi thở dàị Niềm vui đã mất. Có tiếng ho nhẹ của Sở Liêm.
- Lăng làm gì mà như người mất hồn thế? Có chuyện gì buồn cho biết với coị
Tôi nhìn thẳng vào mắt chàng:
- Anh Liêm.
- Hử?
- Em bắt buộc phải thi vào đại học saỏ
Liêm nhìn tôi, lắc đầu:
- Anh không hề nghĩ như vậỵ
- Như thế có nghĩa là không nhất thiết em phải vào đại học?
Liêm yên lăng nhìn tôi lắc đầu:
- Chỉ có bác ở nhà mới nghĩ em bắt buộc phải vào đấy thôi, thật ra anh thấy, em có khiếu về âm nhạc, thích văn chương hơn, những điều này không cần vào đại học ta vẫn có thể học được. Tuổi trẻ chúng ta mãi khỗ vì thế, giống như chuyện xuất ngoại của tôi, cha mẹ thường khó cảm thông với con cáị
- Chuyện xuất ngoại của anh thế nàỏ
- Mẹ tôi muốn tôi phải xuất ngoại, nhưng ra đấy làm gì chứ? Tôi thấy đó chẳng qua chỉ là hư danh thôi, cha mẹ cứ nghĩ rằng có con cái qua Mỹ là một vinh dự lớn, họ đâu biết rằng đám sinh viên qua bên ấy có nhiều đứa phải lêu bêu khổ cực, phải đi rửa bát, làm chuyện nhọc nhằn, phục vụ cho mấy tên mũi lỏ. Nếu các bậc cha mẹ mà biết được con cái mình khổ sở như vậy, không hiểu họ có còn coi chuyện du học của con cái như một danh dự nữa không.
- Anh nói thế nghĩa là anh không muốn xuất ngoạỉ
- Có chứ.
Sở Liêm hạ giọng.
- Có điều đó là chuyện tương lai chớ không phải ngay bây giờ. Bao giờ tôi kiếm được một số tiền lớn, tôi sẽ xuất ngoại du lịch, đi chơi chớ không phải để chịu khổ.
- Nghĩa là anh không có ý định du học?
- Vâng, thà mang tiếng bất hiếu còn hơn.
- Vậy thì.
Tôi thở rạ
- Tư tưởng anh cũng hoàn toàn trái ngược với ý định của cha mẹ tôi rồị Người định cho chị Lục Bình xuất ngoại, nếu anh không đi thì chuyện giữa anh với chị Bình tính saỏ
Sở Liêm có vẻ khó chịu, chàng nhìn thẳng vào mắt tôị
- Cô bé, xin cô đừng quan tâm đến chuyện giữa tôi với chị cô, được không?
Nhưng tôi vẫn tiếp tục.
- Như thế có nghĩa là anh và chị Bình đã hội ý với nhau rồi chứ?
- Trời đất!
Sở Liêm kêu lên.
- Tại sao cô lại thắc mắc kỳ cục vậỷ
- Tôi muốn nhờ anh giúp cho một việc.
- Sẵn sàng.
Tôi xếp quyển văn phạm anh văn lạị
- Tin anh giúp tôi bất hiếu luôn. Tôi không muốn thi vào đại học cũng như không có ý định học lên đấỵ
Chàng nhìn tôi thật lâụ
- Như thế mẹ em sẽ buồn.
- Vâng, thế còn anh, mẹ anh cũng thất vọng về chuyện du học của anh vậỷ Sự thật tôi thấy cha mẹ có công sinh thành chúng ta, nhưng không phải vì thế mà chúng ta bắt buộc phải sống theo khuôn đúc vạch sẵn của ngườị Đời chúng ta phải được ta làm chủ chứ?
Sở Liêm yên lặng một chút thở dàị
- Đó là điều tôi thường nghĩ đến Lăng ạ. Chúng ta sống cho aỉ Cha mẹ hay chính chúng tả Nhưng Lăng cũng không thể phủ nhận chuyện an bày của cha mẹ cho chúng ta chẳng qua chỉ vì yêu và lo lắng cho ta thôị Họ cứ nghĩ như thế là họ đang giúp đỡ ta đấỵ
- Nhưng nhiều khi vì yêu quá họ đã đưa chúng ta vào ngõ hẹp.
Sở Liêm nhìn tôị
- Tử Lăng, em không còn là con bé nghịch ngợm ngày nào nữa rồị
Nhưng tôi không chịu:
- Em vẫn nghịch, có điều sự nghịch đó chẳng cản trở gì đến tư tưởng của riêng em. Cho anh biết, tuy ở trong phòng, nhưng chẳng có một giây nào đầu em ngủ yên cả, lúc nào cũng như có hàng trăm điều vụt qua óc và nếu em nói những điều đó ra, chắc chắn có người không hiểu được em. Họ có thể cho rằng em điên, hay mơ mộng. Anh có thấy những chuổi sáo bên khung cửa không? Chị Bình cứ mãi khó chịu về nó, chị ấy đâu biết rằng, cứ mỗi một hạt gổ là một giấc mộng con của em.
- Có thể cho anh biết được không?
- Không được, vì không thể diễn ra bằng lờị
- Thôi được rồị
Sở Liêm nắm lấy tay tôi:
- Anh sẽ cố gắng giúp em, em sẽ khỏi phải học nữạ
- Thật hé?
- Thật.
Có tiếng động ở cửa, tôi rút vội tay lạị Chị Bình bước vào với nụ cười trên môị Tay chị bận mang mâm đầy thức ăn. Mùi thơm ngạt mũị
- Mẹ bảo tôi mang lên cho hai người dùng đâỵ Anh Liêm, anh gắng chăm nó cho kỷ, đừng để nó lười nhé.
Sở Liêm nhìn tôi với vẻ lúng túng:
- Em Lăng, em định sau này làm gì?
Tôi cười nhẹ:
- Em không mơ ước phải thế này thế nọ, em chỉ mong sao mình được sống đời bình thường, vui vẻ, hạnh phúc ...
Nói tới đây tôi ngưng lạị Chợt nhớ ra đó là lời của người bạn lạ lùng đêm dạ hộị Quý Văn Hoàn! Một ý tưởng bất thường nhen nhún tôi vội xua ngay và tiếp:
- Em muốn viết văn, làm thơ, học thêm một tí nhạc ...như đàn guitar hay đàn điện ...Và sống một đời sống bình thường.
Chị Bình đứng cạnh kêu lên:
- Trời ơi, mấy người học hành như vậy đó saỏ
Sở Liêm cười:
- Thì cô ấy đang nói đến sở học của cô ấy đấy chứ?
Chị Bình có vẻ không hài lòng:
- Anh Liêm, anh làm trò gì thế?
Liêm ngẩng đầu lên, đôi mắt đen nháy của chị Bình như một thứ nam châm, tôi thấy gương mặt anh Liêm đổi khác ngaỵ Hoàng Tử Nhái vừa gặp công chúa đã hiện nguyên hình.
- Tử Lăng không muốn học nữạ..
Sở Liêm lúng túng, chị Bình cắt ngang.
- Coi chừng mẹ em giận đấỵ
- Nhưng em không muốn học.
Tôi bực mình nói, chị Bình quay sang anh Liêm:
- Thôi được, nhưng hôm nay chẳng học, thế mấy người ở mãi trong này làm gì? Sao không xuống lầu nghe nhạc chứ?
Anh Liêm chưa phản ứng, chị Bình đã kéo lấy tay anh.
- Đi anh, xuống nghe nhạc.
Sở Liêm đứng dậy, nhưng không quên mời tôi:
- Xuống luôn nhé Lăng?
Nhưng tôi đã từ chối ngay:
- Không tôi còn bận nhiều chuyện lắm.
Hai người đã bước ra khỏi phòng, cửa lại khép, chỉ còn mình tôi với bức rèm thưạ Bên ngoài những ánh sao khuya lấp lánh, khung cảnh buồn như một áng mâỵ
Người ngồi mơ với mộng.
Duyên kia ai ơ thờ.
Buồn nghe từng giọt đọng
Ngỡ ngàng trong cơn mơ
Thiên thu, sương sầu rơi
Nghe lang thang tơ trời
Ơ hờ như giấc mộng
Mấy mùa thương người ơị
Đêm qua nghe gió thổi
Đêm nay hoa rụng rơi
Mùa xuân nào có đợị
Ai nghe chăng đôi lờị
Viết xong bài thơ, tôi ném bút, nhìn bức rèm thở ra, tất cả như giấc mộng rã rời.
Trời vừa sáng, không khí trong gia đình đã nặng trịch.
Không cần hỏi, tôi cũng biết nguyên nhân là bắt đầu ở tôi, tối qua chắc Sở Liêm đã có thưa chuyện với cha mẹ. Gương mặt mẹ nặng hơn chì, chị Lục Bình thì lúc nào cũng trầm lặng, có điều hôm nay không hiểu sao chị ấy lại nhìn tôi kỳ cục thế. Tôi là quái vật chăng? Chỉ có cha, vẫn cười nói bình thường, nhưng không khí ở bàn ăn vẫn nặng. Không khí của một lò thuốc súng, chỉ cần ngòi nổ được châm là ...”Bùm!”
Tôi sợ nhất là những màn căng óc, vì vậy vừa lúc chị Bình đến sở là tôi tìm cách vù ra khỏi nhà ngay, với cớ là dự sinh nhật của người bạn thân không thể vắng.
Lang thang ngoài phố một ngày trời, nhìn người qua lại, đếm những viên gạch đỏ lót trên phố, ngắm những món hàng trưng trong tủ kính, những kiểu tóc mới thời trang ...Đói ghé hàng quán dọc đường quất một vắt mì một chén cá vò viên, ly đậu đỏ nước đá, thêm miếng khô mực, thời giờ còn lại tôi chui vào rạp hát xem một phim vỏ hiệp đấm đá gây cấn ...Và phải đuổi hai tên ăn không ngồi rồi tán tỉnh, đến năm giờ chiều khi tay chân mỏi rã rời, tôi mới chấm dứt một ngày lang thang. Đứng trước cổng, lúc đặt tay lên bấm chuông, tôi đã tự nhủ.
- Bây giờ là lúc phải đối diện với thực tế, ta không có quyền trốn chạy nữạ
Người mở cổng cho tôi là chị Tú. Chị giúp việc cho chúng tôi hơn năm năm và là một tai mắt trung thành của tôị
Vừa thấy tôi, chị đã cười nóị
- Nhà có khách, cô ạ.
Có khách! Thế thì nhất rồi, mẹ sẽ không bao giờ hài tội tôi trước mặt khách. Tôi bước nhanh qua sân chạy vào nhà.
Nhưng khi vừa bước vào phòng khách, tôi dội ngay vì khách đây chẳng phải ai khác hơn là chú Châu và chú Hoàn. Hình như họ đang nói chuyện vui lắm, thấy tôi bước vào, tất cả ngưng câu chuyện.
Mẹ hét:
- Giỏi chưa, thế mà mẹ tưởng con đã quên mất lối về nhà rồi chứ.
Nghe mẹ nói, tôi biết ngay điều mình đoán sai bét, mẹ chẳng ngại sự hiện diện của chú Châu, khai chiến ngay với tôị Tôi lúng túng, không thể trốn ngay lên lầu được nên quay sang.
- Chào chú Châu ạ.
Đến Quý Vân Hoàn, tôi bổng khựng lạị Anh chàng đang nhìn tôi với đôi mắt cởi mở.
- Saỏ Quên tôi rồi à? Hình như hôm dạ hội tôi có nói chuyện với cô nhiều lắm mà, không lẽ chóng quên thế?
Hoàn nói, tôi lắc đầụ
- Không phải thế, tôi không những không quên ông mà cũng không quên cả ngón đàn guitar của ông nữa, có điều tôi chẳng biết mình phải gọi ông là gì cho phải lẽ.
- Còn xưng hô gì nữạ Cha cắt ngang – Gọi là chú luôn chứ có gì thắc mắc.
Tôi thối thác.
- Cả hai đều là chú hết, không lẽ con phải gọi là chú lớn chú nhỏ sao, kỳ quá.
Chú Hoàn cười lớn, cha tôi trừng mắt.
- Lăng, cha thấy con càng lớn càng hư đấy nhé!
Chú Hoàn vội can.
- Có gì đâu, cô Lăng nói cũng phải dấy, thôi thì cứ gọi tôi bằng tên cũng được.
Nhưng cha tôi có vẻ khó chịụ
- Không được, gọi người vai lớn hơn mình ai lại gọi bằng tên bao giờ.
Vân Hoàn cườị
- Thôi mà, có gì mà quan trọng hóa thế, ở tây phương nhiều lúc con gọi cha mẹ bằng tên đó có sao đâu, tôi thấy con người quý là ở tấm lòng, chớ đâu phải ở danh xưng anh ạ.
Chú Châu chen vàọ
- Thôi được rồi, con bé nó muốn gọi thế nào thì gọi đi, vả lại thằng Hoàn cũng đã là thằng mất gốc rồị
- Hồi nàọ Vân Hoàn cải lại – Anh đừng võ đoán thế, tôi chẳng hề mất gốc đâu, vả lại tập tục thì có cái tốt cũng có cái xấu, tốt thì ta giữ còn xấu thì bỏ đi chứ có gì đâu mà phải nóị
- Thôi được rồị Cha tôi nhảy vào can – Gọi sao cũng được cả.
Không khí cởi mở trở lại, nhưng mẹ tôi đã bước tớị
- Này Tử Lăng, con lúc nào cũng pha trò được. Bây giờ chào hai chú xong thì theo mẹ lên lầu, đừng đứng đây làm rộn cha và hai chú. Mẹ có chuyện riêng muốn nói với con.
Nguy rồi! Mẹ không bỏ qua chuyện cũ, thế thì ...Tôi đưa mắt đảo một vòng trong phòng, gặp ngay ánh mắt thích thú của Vân Hoàn “Lăng không cần phải lên Đại Học, chỉ cần Lăng sống một cuộc đời hồn nhiên vui nhộn hạnh phúc là sung sướng lắm rồị” Lời của chàng chợt hiện qua tim.
Tôi quay sang nhìn mẹ, rồi từ từ ngồi xuống ghế.
- Mẹ muốn nói gì con cũng biết hết rồị Vậy thì cứ nói ở đây đị
- Cái gì? Mẹ châu mày – Con dám đem chuyện đó ra nói trước mặt mọi người à?
- Có gì đâu mà phải ngạỉ Ai lại không biết chuyện con thi rớt đại học, nó đâu còn là chuyện bí mật nữa đâu mà mẹ sợ mắc cở. Đối với chuyện thi rớt thật ra con cũng rất tiếc, nhưng dù sao thì nó cũng xảy ra rồị..
Mẹ mở to mắt.
- Ở đây không phải là chuyện học tiếc hay không, mà mẹ muốn bàn với con là tương lai con sau này, chuyện củ mẹ bỏ qua hết, nhưng chuyện hôm nay đâỵ..Thật mẹ không hiểu con muốn gì nữạ Tại sao nhờ Sở Liêm đến kèm cho con, con lại khước từ? Nếu con chê Sở Liêm nó dạy không hay mẹ sẽ nhờ người khác hoặc cho tiền con đi đến mấy chỗ dạy luyện thị..
Tôi nhẫn nại không nổi, lên tiếng.
- Mẹ, cho con nói một câủ
Mẹ nhìn tôi chờ đợị
- Không phải con không muốn anh Liêm dạy mà là con không muốn học nữạ
Mẹ trợn mắt, quay sang cha tôị
- Nữa rồi, Triển Bằng, con gái anh như vậy đó, anh cũng nên nói vào mấy tiếng xem?
Tôi đứng dậy, thu hết can đảm.
- Đừng nói gì hết, chạ Mấy năm nay lúc nào cha với mẹ cũng muốn con phải thế này phải thế kia mãi, bây giờ con cảm thấy đã đến lúc cha mẹ phải cho phép con phát biểu ý kiến riêng của con chứ? Con không muốn học nữa!
Gian phòng trở nên nặng nề, tất cả mọi người đều đổ dồn về nhìn tôị
Mắt cha bén và nghiêm, trong khi mẹ có vẻ thật khó chịụ
- Được rồị Cha lên tiếng – Thế bây giờ con không muốn học, con muốn làm gì chứ?
Tôi nói nhanh.
- Lang thang chơi thôi!
- Cái gì! Mặt cha tái hẳn – Đừng có tưởng bấy lâu nay được dễ dãi nuông chìu rồi con muốn gì thì muốn. Lang thang? Sao con có ý tưởng kỳ cục như vậỷ
Tôi nhìn thẳng vào mắt chạ
- Đừng hiểu lầm hai tiếng đó cha ạ. Cha biết suốt ngày hôm nay con đã làm gì không, con thả rong hết đường này sang đường khác, nhìn khách bộ hành qua lại trên đường, đếm những tảng gạch đỏ lót trên lộ, nhưng óc con không yên nghĩ, con suy tưởng và quan sát. Con không biết sau này con sẽ làm gì, nhưng con là một người bình thường. Thưa cha, cha đừng ngó một đứa bình thường như con phải trở thành rồng thành phụng. Trên đường phố, nhìn hàng trăm hàng ngàn người qua lại, con nào thấy ai là rồng là phụng đâụ Cứ lấy gia đình chúng ta ra làm thí dụ đi, cha đã từng học qua đại học, môn học chính của cha là triết, nhưng cha có là một triết gia đâủ Bây giờ cha cũng chỉ là một thương gia bình thường như bao nhiêu người khác. Còn mẹ, mẹ cũng vậy, thuở xưa mẹ cũng đã từng tốt nghiệp ở đại học kinh tế, nhưng bây giờ mẹ cũng chỉ là một bà nội trợ bình thường. Xa hơn nữa chú Châu đây, chú cũng tốt nghiệp ban sử địa, nhưng cũng không khác gì cha với nghề xuất nhập cảng. Chỉ có ông Vân Hoàn đây là con không biết thôi, có điều con chắc chắn ông ấy cũng không hơn gì một người bình thường.
Vân Hoàn có vẻ thích thú với lời tôi, hắn cười lớn.
- Hay thật, tôi chưa hề nghe một ai dám phê bình một cách thành thật như thế.
Mẹ trợn mắt.
- Trời ơi, cái con nhỏ này nó điên rồi, anh Bằng! Anh còn ngồi yên đó để nó nói gì thì nói saọ Thứ gì mà không biết cha biết mẹ, biết lớn biết nhỏ gì hết.
Tôi thở dàị
- Mẹ chẳng hiểu con tí nào cả.
- Phải, tao làm sao hiểu được màỵ Mẹ đã nổi cơn thịnh nộ – Sinh con sinh những đứa như mày chỉ được cái buồn khổ thôị
Cha vội can.
- Thôi mà ...
Rồi người quay sang tôị
- Tử Lăng, đó là tất cả những gì con nhận thức được sau một ngày lang thang đó phải không?
- Vâng.
- Con nghĩ rằng sau này con sẽ ...
- Con sẽ giống cha mẹ hiện tại, có học đại học hay không con cũng chỉ là một người bình thường, lấy chồng sinh con như bao nhiêu người mẹ khác.
- Lấy chồng? Mẹ hét lên – Nhưng ai chọn lấy một đứa như mày chứ?
Tôi cười buồn.
- Thế, theo mẹ có học đại học mới lấy chồng được saỏ Nếu không có người muốn con, thì con nghĩ dù con có học đến thạc sĩ hay tiến sĩ cũng chẳng có ma nào tìm. Vả lại, đàn ông họ lấy vợ chớ đâu phải lấy bằng cấp đâu mẹ?
Mẹ đỏ mặt.
- Phải rồi, mày lúc nào cũng có lý, mấy cái lý lẽ khác đời của màỵ..
Cha tôi ngăn mẹ.
- Vũ Quyên, đừng hét nữa em.
Người quay sang tôi, thở rạ
- Cha nghĩ, cha hiểu con muốn gì rồi, lý lẽ của con đã khuất phục được chạ Ngừng lại một chút người tiếp – Nhưng đừng tưởng là con bình thường, con chẳng bình thường tí nào cả.
Mẹ giận dữ.
- Ông lại theo phe nó, làm cha như ông thật.
- Vũ Quyên! Cha cắt ngang – Em đừng nóng nảy thế, con lớn rồi nó biết tự lo cho thân nó. Rồi quay sang tôi người nói – Tử Lăng, cha đồng ý với con, con có quyền không thi vào đại học nữạ
- Con xin cảm ơn cha!
Tôi đáp. Trong một phút giây ngắn ngủi, tôi chợt thấy thương cha vô cùng, chỉ có người là hiểu tôị
- Tử Lăng, cho cha biết, ngoài việc suy tư và quan sát ra, hiện con có định làm gì nữa không?
Cha hỏị Tôi quay sang Vân Hoàn, tự nãy giờ anh chàng vẫn đưa mắt tò mò nhìn tôị
- Thưa cha, con định học một cái gì, trước hết có lẽ sẽ học đàn. Anh Hoàn, anh có sẵn lòng dạy tôi không.
Hoàn đáp nhanh.
- Sẵn sàng!
Nhưng chú Châu đã can Hoàn.
- Không được, cậu quên là cậu còn phải trở về Âu Châu nữa saỏ
Vân Hoàn nhún vaị
- Với đứa bốn bể là nhà như tôi thì bao giờ về Âu Châu chẳng được?
- Thế có nghĩa là anh Hoàn đã nhận lờỉ
Tôi hỏị Hoàn cười gật đầụ
- Vâng, nhưng cô phải mua đàn trước. Hay là bao giờ rảnh tôi đi với cô, có tôi mới chọn đàn tố được.
Cha nhìn tôi:
- Một nguyện vọng của con đã thành, bây giờ con còn muốn gì nữa không?
- Con định đọc sách, viết lách ...Cha biết không, con thích nhất là âm nhạc với văn chương.
- Thế à? Cha ngẫm nghĩ - Đến bây giờ cha mới biết, cha biết muộn quá.
- Nhưng còn hơn là không biết. Tôi nói – Có nhiều bậc làm cha mẹ chẳng bao giờ chịu tìm hiểu con.
- Trời ơi, phải tìm hiểu cả con à? Mẹ hét – Cha mày dung túng mày thế kia không biết rồi sau này đời mày sẽ đến đâụ
- Không có gì đâu mẹ. Tôi đáp – Con sẽ học, học thật nhiều cách sống.
- Trời ơi, sống mà cũng phải học saỏ
Mẹ lại kêu lên, tôi bước đến cạnh người:
- Vâng, thưa mẹ, mẹ làm ơn hiểu cho con một chút coị Con muốn sống theo con đường do chính con vạch ra, mẹ hãy giúp con sống. Vả lại với hoàn cảnh gia đình ta hiện tại, cha không cần con phải làm việc để phụ giúp gia đình, hãy để con được thoải mái ít lâu, mẹ đã có chị Bình rồi, không lẽ mẹ muốn có một Lục Bình thứ hai nữa thì cũng như mẹ chỉ có một đứa con thôị Con phải khác chị Bình như thế mẹ mới có đến hai đứa chứ?
Mẹ có vẻ khó chịụ
- Mày làm tao nhức đầu quá, thế bây giờ mày định làm gì chứ?
- Con làm gì xin mẹ đừng bận tâm. Bây giờ con chỉ cần mẹ đồng ý cho con miển chuyện thi lên đại học thôị
Mẹ bối rối nhìn tôi rồi lại nhìn cha, người thở dàị
- Thôi được rồi, con không phải con riêng của mẹ, cha con đã không cản thì con muốn làm gì thì làm, mẹ chỉ lo không biết rồi đời con sẽ đi về đâụ
Làm sao biết được chuyện đó khi chính tôi còn không biết? Có điều hãy vui trước đã. Tôi ôm mẹ, hôn dàị
- Cảm ơn mẹ quý!
Mẹ lắc đầu có vẻ dổị
- Có lẽ mẹ không đáng quý, vì mẹ chưa hiểu được con.
Vân Hoàn bước đến với nụ cười trên môị
- Chuyện đó không có gì lạ cả. Hiểu nhau đâu phải là chuyện dễ trên đời nàỵ
Chàng nhìn tôi cười:
- Chúc mừng cho cô đấy, cô bé bất đắc chí!
Bất đắc chí? Có thật tôi bất đắc chí không hay chẳng qua chỉ là một thứ tài chẳng gặp thờỉ Tôi cười với nụ cười e thẹn trên môị Giữa lúc đó, đột nhiên có tiếng xe gắn máy nổ ngoài cổng. Ồ chàng! Sở Liêm! Tôi thích thú. Phải cho chàng hay ngay mới được. Những kẻ phản kháng đồng minh. Ta đã thắng! Tôi xông về phía cửa kính, vừa lúc xe của Sở Liêm chạy vào cổng, nhưng niềm vui tôi chợt tắt ngay, trên xe không phải chỉ có một mình Sở Liêm, mà còn bà chị đẹp đẻ và cao quý của tôi nữạ
Xe đã ngừng lại, cả hai xuống xe, nắng chiều rọi trên người trên mặt họ, những khuôn mặt rạng rỡ vui sướng. Sở Liêm là kẻ đầu tiên bước vào nhà.
- Dạ chào hai bác ạ, con đã đưa Lục Bình về đâỵ Tưởng sở làm của Bình ở đâu xa không ngờ chỉ cách sở con có mấy bước, từ rày về sau, con sẵn xe sẽ rước Bình luôn, nhưng bác có sẵn cơm tối cho con ăn không chứ?
Gương mặt âu sầu của mẹ rực rỡ ngaỵ
- Ồ, cái gì chớ chuyện đó cậu khỏi lo, làm gì khách sáo thế, đến đi không bao giờ để cậu đói đâụ
Chị Bình chậm rãi bước vào, lúc nào cũng vậy, trông chị thật đài các. Mái tóc dài bị gió thổi rối, che lấy một phần khuôn mặt đỏ hồng của chị, không biết có phải vì gió hay vì một lý do gì khác. Trông thấy chú Châu và Hoàn, chị nhỏ nhẹ chào hỏị Sở Liêm hình như đến bây giờ mới biết nhà có khách và tôi, chàng bước tới với nụ cười thật tươị
- Ồ, quý vị ở đây mở hội nghị à?
Tim tôi thắt lại, tôi quên hết những điều định kể lại với chàng, đầu óc trống rổng, tôi bước về phía Vân Hoàn.
- Anh nói sẽ đưa tôi đi chọn guitar?
- Vâng.
- Thế đi ngay bây giờ được không?
Vân Hoàn nhìn tôi một lúc, mới gật đầụ
- Được chứ.
Chàng quay sang cha xin phép:
- Ông Bằng, xin phép ông cho tôi đưa cô Lăng đi mua guitar nhé?
Mẹ kêu lên:
- Làm gì đấỷ Đến giờ cơm rồi mà?
Vân Hoàn cười:
- Dạ không sao đâu, quý vị cứ dùng cơm tự nhiên đừng chờ.
Nhưng mẹ vẫn hét:
- Làm gì mới gió đó cái mưa liền vậỷ Cậu Hoàn cũng điên như nó nữa à?
- Sống ở đời mấy khi được điên mà chẳng điên. Thôi đi Lăng!
Tôi và Vân Hoàn bước nhanh ra cửa, tôi chẳng thèm nhìn ai hết, đến ngoài cổng, Hoàn mở cửa chiếc xe du lịch màu đỏ.
- Lên đi Lăng.
Tôi nhìn xe ngạc nhiên:
- Xe của anh đây à? Tôi không ngờ anh mà cũng có xe nhà.
Hoàn cười đóng cửa xe lạị
- Cô còn không biết nhiều thứ về tôi lắm Lăng ạ.
Yên lặng ngồi vào xe, đầu tôi quay cuồng quanh hình dáng Sở Liêm và bà chị đẹp đẽ. Tim tôi đau thắt, nước mắt muốn tràn ra mị Vân Hoàn không mở máy cho xe chạy ngay, chàng đưa cho tôi chiếc khăn taỵ
- Lau mắt cô đi!
Tôi cầm khăn lau những giọt nước mắt thừa lăn trên má.
- Xin lỗi anh.
- Đừng nói thế, tôi hiểu Lăng lắm.
Chàng nói, giọng ấm và nhẹ.
- Chúng tôi trưởng thành bên nhau, ngay từ khi còn bé dù đã biết Liêm và chị tôi mới là những người xứng nhaụ Anh Liêm giỏi, chị Bình đẹp và học hay, thế mà không hiểu sao tôi vẫn cứ ganh tức.
Vân Hoàn xiết lấy tay tôị
- Đừng nói nữa, bây giờ chúng ta đi mua guitar nhé, tôi bảo đảm với Lăng là chỉ trong vòng ba tháng Lăng sẽ đàn giỏi cho xem.
Chàng mở máy, xe bắt đầu chạỵ Tôi ngồi yên với hình bóng Liêm và Bình: Vâng, tôi đúng là con bé bất đắc chí!
Chạy một lúc, chàng quay sang nhìn tôi, rồi một tay giữ lái, một tay cho vào túi móc bao thuốc.
- Tôi có thể hút thuốc được chứ, Lăng?
Chàng vẫn tế nhị như hôm dạ hộị Tôi nhớ lại chuyện trên sân thượng hôm đó chợ phì cườị Không ngờ chỉ mới gặp nhau có hai lần mà chúng tôi lại thân nhau vô cùng. Đở lấy gói thuốc, lấy một điếu đặt vào môi Hoàn rồi châm lửạ Phà khói một lúc, Hoàn mới nói:
- Nếu Lăng biết mình cười đẹp đến độ nào, có lẽ Lăng sẽ thích cười hơn.
Tôi lại cười và vơi đi phần nào nỗi ấm ức.
Hãy Ngủ Yên Tình Yêu Hãy Ngủ Yên Tình Yêu - Quỳnh Dao Hãy Ngủ Yên Tình Yêu