Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Gieo Gió Gặt Bão
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1
- U
ổng quá!
- Gì mà uổng quá? Hảo hỏi chồng và ngó theo hướng nhìn của ông Nho: người ta đông nghẹt trước rạp chiếu bóng hôm đó, không thể biết ông ấy đang nhìn cái gì.
- Gì mà uổng quá? Hảo lập lại câu hỏi.
- Cái áo.
- Áo nào?
- Cái áo đầm của con bé kia kìa.
Hảo chợt để ý đến chiếc áo đầm của một gái bé chừng mười hai tuổi, nhưng bà vẫn chưa hiểu nghĩa tiếng „uổng" của chồng.
Như đoán được ý vợ, ông Nho cắt-nghĩa rõ:
- Anh nói uổng là uổng cho con bé chớ không phải uổng cho chiếc áo. Con bé kháu-khỉnh, dễ thương như vậy mà mặc áo rất nhà quê.
- Ờ phải. Áo nầy đẹp nhưng lại là áo mua ở tiệm. Hồi mua chắc không đo, nên dài quá. Hoặc có đo nhưng cha mẹ đứa bé không sành, mua dài, nên xem nó quê đi.
- Anh thấy gái bé Tây chỉ mặc ngang đầu gối thôi.
- Đúng như vậy. Nhưng người mình ít hay để ý đến điều đó.
- Thành ra con bé ngộ quá, lại giống thiếm xẩm già.
Hai vợ chồng cười xòa.
Không bảo nhau mà cả hai người đều nhìn hết đứa bé nầy đến đứa bé khác.
Hảo thèm-thuồng cả đến những đứa trẻ gương mặt không dễ thương một chút xíu nào hết. Một chị vé cá kèo - bà đoán thế vì chị ta mặc áo bà ba - dắt một thằng con trai tròn như ốc mít. Hảo chợt khám-phá một điều cũ xì mà như là rất mới lạ: là hạnh-phúc không thể mua được. Chị nọ không biết có đủ tiền cho con ăn quà hay không. Nhưng tất cả sự-nghiệp của vợ chồng bà không giúp bà mua được một đứa con mà hai vợ chồng mong đợi trên mười năm rồi.
Một bà sang trọng đang túi-bụi với bầy con sáu đứa gần xấp xỉ tuổi nhau, ý chừng sanh năm một. Bà vừa mắng thằng lớn nó hốt đậu rang mà chọi vào con của người khác thì hai đứa giữa đánh nhau để giành kẹo, trong khi đứa bé hơn hết, trợt chơn ngã lăn cù. Trông bà ấy thật là khổ-sở vì bầy con. Nhưng Hảo chỉ mong được khổ-sở như thế.
Nhìn trẻ giây lâu, bà sực nhớ đến chồng, nhưng bà không dám ngó ông Nho. Hơn một lần, vào những trường-hợp như vầy, bà đã bắt gặp đôi mắt trách-móc của ông. Ý-nghĩ của chồng về sự hiếm-hoi của bà, bà thấy là bất-công. Mặc dầu vậy, bà vẫn nghe mình có lỗi, nên cứ sợ đôi mắt phàn-nàn kia. Nếu nó không phàn-nàn thì nó buồn buồn khiến bà nghe xót-xa làm sao!
Nhưng rốt cuộc rồi bà cũng ngó chồng.
Ông Nho đang nhìn một cô gái luống tuổi, dứng với nhiều bạn gái khác. Cô gái không đẹp gì cho lắm, nhưng tròn-trịa, có gương mặt dễ thương. Không hiểu vì sao Hảo cảm-giác cô ta là con gái. Bề ngoài có dấu hiệu gì rõ-rệt đâu để phân biệt một thiếu phụ và một cô gái?
Theo bản-năng sai-khiến, bà vội kéo tay chồng đi vào phòng chiếu bóng liền.
° ° °
Phiên chiếu đến đoạn cô đào hát ấy vừa diễn xong một màn kịch vội-vàng chạy vào buồng mình để cho con bú; đứa bé được người nhà bồng đến. Câu chuyện xưa, về thuở mà đào hát bên Âu-châu còn khổ không kém đào hát của ta.
Ông Nho nghiêng mình qua, giảng thầm cho vợ nghe:
- Em thấy nghệ-thuật của người ta khéo lắm không? Họ không chụp cô đào vạch vú ra cho con bú ngay trước mặt mình, không phải vì sợ lòi vú trước mặt thiên hạ, khó coi, mà vì cảnh ấy lạt phèo, không diễn-tả nổi tình ý gì hết.
Đàng nầy họ chụp cô đào đưa lưng về phía mình. Ta chỉ thấy cái lưng, và bên hông cô đào một bàn chơn trẻ ló ra. Bàn chơn ấy co quíu lại lần lần, diễn tả mãnh liệt nỗi sung-sướng của đứa bé đang đói, được bú vú mẹ.
- Kín-đáo dữ vậy à? Rồi làm sao khán-giả hiểu nổi.
- Xem phim quen là hiểu ngay. Người không quen mà thông minh, cũng hiểu ngay được.
- Nhưng bí-hiểm làm chi vậy?
- Không, người ta có cố bí-hiểm đâu. Tả bằng hình-thức khác thì xoàng quá, thì người ta phải tả bằng hình-thức tâm-lý. Rủi-ro hình thức nầy lại khó hiểu, chớ ai muốn thế làm chi.
Nhưng tại sao chánh-trị, khoa-học, em cần học để hiểu còn nghệ-thuật thì em đòi sanh ra là hiểu ngay?
- Vi nghệ-thuật phải phổ-thông.
- Nếu nó phổ-thông được thì càng tốt. Nhưng làm thế nào mà ai cũng hiểu được. Hồi anh mới cưới em, em cứ cho áo màu đọt chuối là đẹp. Bây giờ em thấy màu ấy quê, rồi lại cười những cô gái quê khác sao thích màu đó. Anh cho khiếu thẩm-mỹ của em bây giờ là đúng. Mà phải qua một thời-gian giáo-dục thẩm-mỹ. Hồi còn con gái, em có hiểu ngay rằng màu đọt chuối là quê đâu. Nếu hây giờ anh vẽ cô gái mặc áo màu đọt chuối, mấy cô gái quê thích ngay, vì họ thấy màu ấy đẹp. Nhưng em và phần đông lại không thích thì bảo sao?
Bà Nho không thèm nghe chồng nói nữa, chỉ thèm cái khổ của cô đào khổ trên màn bạc, và suốt phiên đầu bà chỉ nghĩ vơ vẩn về một cuộc đánh đổi đời bà với đời bất kỳ người phụ-nữ nghèo nàn nào, miễn là không tuyệt-tự như bà.
Phim sau dành riêng cho trẻ em, nên hôm đó các bậc cha mẹ dẫn trẻ theo rất đông.
Phim chiếu tích „Thằng út đi giày bảy dậm". Tích rằng: nhà tiều-phu kia có bảy đứa con, không đủ sức nuôi nên vợ chồng lén bàn mưu với nhau đem con lên rừng sâu rồi bỏ trốn về, mặc chúng ra sao thì ra. Trong bảy đứa con nhà thợ rừng ấy, thằng út là thông minh hơn cả, v.v...
Ông Nho chắc đã cố ý đưa bà đi xem phim hôm nay, tại rạp nầy. Toàn trẻ con là trẻ con: trẻ con trước rạp, trẻ con trong rạp, trẻ con trong phim sau.
Không rõ chồng nghĩ gì, chớ riêng bà, bà không vui. Yêu trẻ, bà vẫn yêu hơn ai hết. Nhưng mà nhắc-nhở trắng-trợn như thế nầy, sao mà nó đau lòng quá.
° ° °
Xem phim ra, hai vợ chồng còn đi một vòng vô Đất hộ ăn mì rồi mới về nhà.
Suốt vòng ấy, ông Nho chỉ ừ-hữ qua-loa với vợ. Lúc về, gần ngủ, ông thở ra:
- Sao bữa nay anh muốn con hơn bao giờ hết. Tại cái phim chăng?
Hảo luôn-luôn tránh câu chuyện con-cái nầy, nên không nói gì hết.
- À, ông Nho lại thêm, đây là kết quả của những lần khám bịnh của ta: anh thì rất có thể có con...
- Điều đó em đã biết rồi.
- … Còn em thì không có tật kín gì. Vậy tại làm sao ta không con thì khó biết. Bác-sĩ không dám quả-quyết tại em, nhưng...
- Biết đâu bác-sĩ ấy lại không lầm. Anh có thể không con được như thường.
- Trời, làm sao mà lầm được. Nè nghe đây, chức-tước của người ta: Bác-sĩ Bình, cựu nội-trú, chuyên về khoa sản-phụ, giáo-sư Y-khoa Đại-Học, ghê chưa?
- Ai lại không thể lầm được.
- Cho là như vậy đi. Nhưng bên họ anh lại sai con, còn bên em thì hiếm-hoi. Em là con một, em quên rồi sao? Thì hiếm-hoi là do em.
Bà Nho tức giận nói:
- Biết em hiếm-hoi sao hồi đó anh còn cưới em làm chi?
- Là tại anh yêu em. Vả anh cũng mong có với em một đứa con một, như em là con một vậy. Nào ngờ...
- Thiếu gì người muộn con, mà rồi sau cũng đẻ.
- Nhưng ba má, ba má anh, lại già yếu lắm rồi, và tha-thiết ước-ao một đứa cháu nội để ẵm chơi lúc xế chiều đời, và để chắc ý việc hương-khói về sau.
- Thì em đã đề-nghị nuôi con nuôi. Con nuôi cũng an-ủi ta được phần nào. Nó lại đỡ đầu con ruột. Nhiều người nuôi con nuôi xong là đẻ ngay.
- Con người ta mình thương sao được mà nuôi. Lỡ trúng phải con của một anh cùi thì có phải khổ về sau hay không?
Bà Nho hỏi rằng:
- Bây giò anh muốn cái gì?
- Thì anh muốn con chớ muốn gì.
- Muốn chẳng được, còn nói lôi-thôi làm chi cho rầy nhà?
Ông Nho cười ngỏn-ngoẻn:
- Thì anh muốn con bằng đường khác.
Bà Nho mắng:
- Phong-kiến!
Ông Nho cười ngất, lấy ngón tay trỏ quẹt mũi vợ rồi nói:
- Lêu-lêu mắc-cỡ, mới học được một tiếng phong-kiến trong nhựt-trình là đã làm tàn rồi.
- Lảng xẹt hè, ai mà học trong nhựt-trình.
- Chớ học ở đâu?
- Học trong ra-dô.
Hai vợ chồng lại cười xòa.
Đoạn bà Nho lăn qua, cũng quẹt mũi chồng rồi nói:
- Nè, hồi đó đòi cưới người ta cho lấy được, rồi bây giờ lại đòi vợ bé. Hồi đó ai khóc lên khóc xuống đòi cưới em đó?
Rồi bà ngâm câu hát ru em:
"Chuối non giú ép chát ngầm"
"Trai tơ đòi vợ khóc thầm thâu đêm"
…xấu-hổ quá!
- Thì người ta thương người ta đòi cưới, có gì mà xấu hổ.
- Xấu hổ là ngày xưa đã vậy, bây giờ thì:
"Chuối non giú ép chát ngầm"
"Trai già đòi vợ bé khóc thầm thâu đêm"
- Ai khóc hồi nào đâu?
- Không khóc mà nói nhây như giẻ rách, thì có khó chịu cho người ta không? Mắc-cỡ quá, đòi vợ bé chèo-chẹo như trẻ đòi kẹo, mắc cỡ ơi là mắc cỡ!
Ông Nho tát yêu vào má vợ, rồi to nhỏ:
- Anh vẫn thưong yêu em như xưa, yêu hơn xưa nữa. Nhưng tình thế như vầy, thật khó lòng. Bất hiếu hữu tam …
- Hủ nho!
- Nữa! Hết phong-kiến đến hủ-nho. Không biết học danh-từ hồi nào mà giỏi dữ như vậy!
- Nè, bà Nho nhỏm ngồi dậy nhìn thẳng vào mặt chồng mà hỏi, nè, anh không phải là ông thánh, em biết thế. Nhưng anh khá lịch-sự, khá kín-đáo, nên em đã lơ cho trước nhiều cuộc phản-bội của anh. Vậy chưa đủ cho anh hay sao mà còn đòi vợ một vợ hai?
- Em quên là anh không vì tham sắc mà đòi việc ấy. Anh chỉ cần một đứa con. Đứa con của anh, phải là con của một bà mẹ hiền-đức do anh chọn lựa, như đã chọn lựa em, chớ không thể là con của một cô gái bá-vơ nào đó, chỉ có mã ngoài đẹp-đẽ mà tâm-địa thấp-hèn. Em nghe rõ chưa? Thành ra em có lơ cho trong mấy vụ đó, cũng chẳng giúp anh được gì.
Bà Nho không biết cải làm sao trước lý-luận đanh thép ấy, nên nằm xuống làm thinh. Lần nầy bà buồn không còn cà rỡn được như nãy giờ nữa.
Nho vuốt tóc vợ âu-yếm nói:
- Hảo ơi, Hảo đừng có buồn. Tôi thề với Hảo là còn thương Hảo y như xưa.
Hảo nghe quặn đau trong tim. Lệ từ lâu rồi, không biết ẩn ở đâu, thình lình rưng rưng nơi khóe mắt nàng. Nàng ngậm-ngùi nhớ lại một đêm vào mười năm về trước, Nho cũng vuốt tay lên tóc nàng như bây giờ để nói những điều mới lạ, nàng nghe lần đầu trong đời nàng, nghe say mê. Cái phút thần-tiên mười năm trước, đêm nay như trở về, nhưng lại với chỉ phân nửa cái huyền ảo của nó thôi.
Nho đã nói: "Em ơi, anh muốn có phép mầu nhốt giây phút thần tiên nầy vào một chiếc lọ con, như lọ nước hoa, rồi mười năm sau, ta mở nút lọ ra. Chừng đó mùi vị của đêm tân-hôn nầy sẽ thoang-thoảng đưa lên, rồi ta sẽ tìm thấy lại hình ảnh, màu sắc, tiếng động của đêm hôm nay."
Đêm hôm nay, chiếc lọ tưởng-tượng ấy quả đã được mở nút ra. Nhưng người thợ đã vụng cất giữ lọ nước hoa huyền-diệu, nên hương đã phai mùi. Tệ hơn nữa, đây là một thứ hương bị không-khí thời-gian lọt vào, thấm lâu ngày quá, làm biến chất đi, không còn là hương nữa, mà là một thứ mùi chua như mùi nước bún đã vữa.
Đêm nay không phải là lần đầu mà Nho nói đến điều đó. Nhưng đây là lần đầu mà Nho nói ra với tất cả nghiêm-trọng của một người đứng-đắn trước một vấn-đề quan-trọng. Những lần trước Nho chỉ bông đùa như bất-lỳ người chồng nào khi vợ làm nũng quá, dọa cho vợ hoảng vậy thôi.
Nho đã đặt vấn-đề thực sự rồi đó. Mối nguy mà nàng thoáng thấy bấy lâu nay, bây giờ đã lù lù tiến đến, rõ-rệt quá. Nó tiến chậm chạp, hiền lành, nhưng vững bước, và chính vì cái bước trầm-tĩnh ấy mà Hảo lo sợ vô cùng. Những tai họa đến thình-lình chỉ làm ta khủng-khiếp dữ-dội, nhưng trong giây lát thôi. Đằng nầy, cái lo dài còn khổ gấp mười sự kinh hãi ngắn-ngủi kia.
Nho lấy khăn tay chặm nước mắt của Hảo bấy giờ đã ràn-rụa, nhưng không biết nói làm sao để an-ủi vợ.
Hảo tấm-tức tấm-tưởi nói:
- Em có hẹp với anh đâu. Anh không phải là ông thánh, em vẫn biết thế. Nhưng anh ưa đàn-bà một cách sạch-sẽ, nên em đã nhắm mắt cho nhiều lần... Nói tới đây là một tiếng nấc đứt ngang câu của nàng. Nho cải:
- Không phải như vậy. Đây là vấn-đề con kia mà!
Hảo cũng biết là chồng đặt vấn-đề con. Nhưng nàng lại còn biết rõ hơn cái thâm-tâm của chồng, của loài đờn-ông, nói chung: Họ thích đổi người, và vấn-đề con chỉ là một cái cớ; phương chi Nho năm nay đã băm bảy nghĩa là ở vào thời bắt đầu của tuổi quá-thì của con người, cái tuổi mà lòng xuân bỗng đột-ngột phục-sinh, cái tuổi mà nhu cầu-xác thịt bỗng tăng-gia mãnh-liệt. Nên chi nàng chỉ nhấn mạnh về lãnh-vực sâu thẳm của lòng chồng thôi. Nàng tiếp:
- Giả thử bây giờ anh có một đứa con rơi, em cũng vui lòng nuôi nó như con em.
- Anh đã nói với em là không thể như vậy được. Con của anh phải có một người mẹ hiền-đức. Cũng may là anh không có con rơi, chớ nếu có thì kết-quả của những cuộc ái-ân hời-hợt ấy chắc sẽ làm anh bối-rối lắm: không nhìn thì mang tội, mà nhìn thì ngày sau nó giống mẹ nó thì khổ cho nhà mình.
Hảo thôi khóc giây lâu rồi tho-thẻ nói:
- Anh muốn lấy vợ bé, nhưng nếu được toại-nguyện rồi thì mỗi khi nhìn người phương Tây, anh không thẹn mà thấy mình lạc-hậu sao?
- Anh không thấy lạc-hâu. Người phương Tây họ không lấy vợ bé, nhưng họ vẫn phản-bội vợ họ như thường. Giả-dối lắm! Đâu bằng ra cái mặt thật như người Á-đông ta.
Hảo thở dài, lẩm-bẩm một mình:
- Xã-hội nầy khốn-nạn quá. Có đâu được như trong một thứ xã-hội kia...
Nghe lời ấy, Nho phá lên cười ngất:
- Nữa, em cũng vừa học được điều đó nữa à? Học ở đâu vậy? Em chỉ biết một mà không biết hai. Trong thứ xã-hội kia, người ta cấm lấy vợ bé, nhưng người ta lại cho phép ly dị. Thành ra anh nào muốn đổi món thì a-lê! Để vợ là sẽ được toại-nguyện. Có tội-nghiệp cho người vợ lớn không?
Họ vẫn lạc-hậu, nhưng dưới một hình-thức khác, có vẻ tốt đẹp hơn.
- Thà là như thế...
- Anh bỏ em, em vui lòng hơn hay sao?
- Không vui hơn, cũng chẳng khổ hơn. Nhưng ái-tình không thể chia xẻ được, thà là mất hết.
- Em tham lam quá như một người đờn-bà phương Tây.
Im-lặng giây lát, Hảo hỏi xẳng:
- Em hỏi thật anh, những đòi-hỏi của anh nãy giờ là thật hay giỡn?
Đó là một tối-hậu-thơ khiến Nho đâm hoảng. Chuyện ấy, từ thuở giờ, nói đến nó, chàng chỉ dám nói một cách bông-lơn thôi. Nghiêm-trang là nghiêm-trang về sau, lúc biện-luận với vợ; chớ khi khởi đầu thì bao giờ cũng pha giọng cà-rỡn, nửa đùa, nửa thật. Nay trước một câu hỏi rõ-rệt như vậy, chàng hoảng sợ, vội lùi trở về thái-độ giễu-cợt cũ. Chàng véo má bên kia của vợ, hun vào má bên nây mà rằng:
- Tùy cô, cô làm hiền thì tôi giỡn chơi; còn cô làm dữ thì tôi làm thật.
- Xí! Làm hiền để anh được nước mà đòi tới!
° ° °
Đêm hôm ấy Hảo đã được chồng yêu nồng-nàn như những đêm mới cưới. Nhưng không vì thế mà sáng ra nàng quên câu chuyện vợ bé được.
Lạ quá, nàng nghĩ, chồng mình rất đứng-đắn, rất nghiêm-trang. Thế sao mà tối lại, trong chốn thân-mật phòng trung, anh ta lại thố-lộ những mong-mỏi thầm kín rất là „băm-lăm"; Hảo nghĩ đến tiếng băm-lăm vì nhớ tới giọng chị bếp đùa anh tài. Chắc những người đờn ông đứng-đắn, đàng-hoàng khác cũng đều như vậy cả hay sao mà! Thì ra loài đờn-ông vẫn thế cả!
Mà anh ấy đã thầm chọn được người lý-tưởng nào hay chưa, hay chỉ đòi bâng-quơ được rồi hẵng hay?
Hảo cố theo-dõi chồng suốt một tuần-lễ, mà không bắt gặp chuyện gì lạ hết.
Ông Nho là một kỹ-nghệ gia nhỏ, chuyên chế-tạo các vật-dụng bằng nhựa. Ông hay đi đó đi đây. Nhưng quả thật là đi làm ăn, thăm mối hàng, thăm người bán nguyên-liệu, mua sắm nầy nọ, chỉ có thế thôi.
Cô thơ-ký đánh máy dẹp lắm. Nhưng quả Nho là người khôn-ngoan, không bao giờ để tâm đến cô ta.
Thì còn ai?
Suốt tháng đó, Nho không hề ra khỏi Sàigòn, cũng không đi chơi đêm, cứ sống một đời bình-lặng của công-chức nhỏ. Hai vợ chồng không ai nhắc tới chuyện vợ bé. Nhưng Hảo luôn luôn bị vấn-đề ấy ám-ảnh. Chắc Nho cũng vậy, nhưng ám ảnh nầy có hai bộ mặt khác nhau. Ám- ảnh phá-khuấy Hảo là nỗi lo sợ cho hạnh-phúc của mình. Còn ám-ảnh làm say mê trí Nho chắc lá gương mặt kiều-điễm của một cô gái nào.
Rình-mò trót tháng, Hảo biết chắc-chắn là chồng mình chưa có người đàn-bà nào ở chơn trời cả. Nàng nhẹ gánh lo, tuy chưa quẳng được, cũng nhẹ bớt nửa phần: bây giờ nàng chỉ còn phải đối phó với một ý muốn chớ không phải với một người. Ý muốn tuy cũng nguy-hiểm nhưng một khi nó chưa cụ-thể-hóa được, là tương-đối dễ đánh tan.
° ° °
Lật-đật mà đã đến Tết. Một hôm Nho về nhà, mang về một bộ xe-lửa và một chiếc tàu-thủy. Chàng nói:
- Đồ chơi nầy bán hôm Nô-en còn lại, nay Tết đến họ lại đem ra bán nữa. Thấy người ta mua sắm cho con mà mình nôn-nao.
- Mà mình …
- Ừ, mà mình con đâu mà sắm! Nhưng anh không thể không mua các món nầy được. Bộ đồ xe-lửa để biếu con anh Kinh. Còn chiếc tàu, thì để em chơi.
Hảo cười như trẻ con, không phải vui được quà, mà là cười cái ngông của chồng.
Nhưng nàng bỗng im bặt, nhìn hai món đồ chơi, lòng chua xót như vừa ăn bữa me sống. Không, chồng nàng không có ẩn-ý gì đâu. Hắn thật tình đó. Chỉ vì nôn-nao quá mà mua sắm vậy thôi. Nhưng có tủi-hổ hay không, số phận của nàng? Không tròn sứ-mạng làm vợ, để cho chồng thiếu-thốn về đường nối dõi, phải mơ hảo đến đỗi mua quà cho đứa con chưa bao giờ có, thì có đáng ái ngại hay không?
Hảo nghe thương chồng hơn bao giờ hết, đưa tay nắm lấy tay người bạn đời; Nho ngỡ vợ cám ơn mình vì món quà, nên cũng siết chặt tay bạn, trong khi đó Hảo ngả vào mình chồng rồi khóc nức nở. Đó là những giọt lệ hối lỗi - mặc dầu không biết rõ nguyên-nhân hiếm-hoi, nàng cứ nghe mình có lỗi - và những giọt lệ tủi thân thua kém bạn-bè và biết đâu ngày kia không bị ruồng bỏ vì sự kém cỏi ấy.
Từ ngày Nho mua quà, Hảo lại bắt đầu lo nghĩ nhiều trở lại như lúc trước. Chính nàng, nàng cũng thèm con quýnh lên thì không trách gì Nho. Nhưng hắn lại muốn thứ khác nữa kia. Kiếm con chỉ là một cái cớ. Nhưng cớ ấy hữu lý quá, nàng không làm sao bác bỏ được.
Lạ quá, nàng nghĩ. Sao lại muốn vợ bé? Hắn đi chơi, hắn yêu trộm ai, mình cũng nhắm mắt cho cả. Mình lại cam kết sẽ nuôi con rơi của hắn. Vậy thì tại sao...? Có lẽ đó là thích-thú truyền-kiếp bao đời rồi, đờn-ông ta họ cứ nghe vợ bé êm-dịu hơn nhơn-tình, nhơn-ngãi?
Nhưng mà dầu sao cũng không thể được. Nàng chỉ có thể nhường ái-tình trong một tháng cho người đờn-bà nào đó thôi. Nhường đến bạc đầu thì quyết là không.
„Nhưng!" Nghĩ đến ý trái-ngược nầy, Hảo sợ-hãi chỉ dám nói thầm đến tiếng nhưng ấy thôi, không có gan nói thêm nữa.
Hảo cố xua ra nhiều ý nghĩ cho nó tao-loạn trí-óc nàng hầu cái lý đáng sợ kia tiêu-tan đi. Nàng chóng mặt lắm, khó chịu quá, đành phải để trật-tự lập lại trong đầu. À, nhưng nếu từ-chối hẳn, chồng nàng sẽ lén-lút thì có nguy to hay không. Có vợ bé công khai còn ít hại hơn là có vợ giấu đút nơi xó nào đó. Tiền bạc, mình không kiểm-soát được, không bao lâu thì sự-nghiệp nầy sẽ đổ nát. Sư-nghiệp của chồng mà công của vợ, mình đã khó-nhọc nhiều để giúp chồng thành-công, lẽ nào buông tay nửa chừng hay sao?
° ° °
Năm nay trời nóng sớm. Mới ăn rằm tháng giêng là Sàigòn đã gần thành lò lửa.
Tất cả những gia-đình có của, trong giới của vợ chồng Nho và trong các giới khác đều lần-lượt đào ngũ khỏi đô-thành. Nhà quê, Vũng-tàu, Đà-lạt, là những nơi lánh ẩn của cảc người trốn nóng bức nầy.
Nho, vì bận việc nên đi trễ. Tuy thế, Hảo, cũng đã sắp đặt đâu đó xong xuôi, đợi vài hôm nữa cho Nho ký xong bản giao-kèo thầu nút ve là lên đường.
Trưa hôm ấy, Hảo đang săm-soi bộ áo tắm biển hai mảnh rất đẹp mà nàng mới mua xong thì có khách đến.
Thấy mặt khách, Hảo tức lắm. Đây là con kỳ-đà sẽ làm chậm-trễ cuộc đi nghỉ mát của vợ chồng nàng không biết đến bao giờ.
Khách là cô Liên, cháu họ của Hảo, ở tỉnh lên.
Lần nào Liên đi Sài gòn cũng ở chơi hai ba tuần. Mà lần nầy Liên lên không phải lúc như vậy thì có khổ hay không? Tuy nhiên, Hảo phải làm mặt vui, vì thật ra người khách không có lỗi gi cả. Bà con thân đến chơi, không cần phải khách-sáo báo trước như người Âu-Châu. Họ đến nhà mình, rủi mình sắp đi đâu là tại cái xui xẻo của mình, chớ họ nào biết trước mà tránh.
Hảo bỏ áo tắm xuống, đon đả chạy ra cửa hỏi liền miệng:
- Sao em đi xe trưa làm chi cho mệt? Sao, ba, má, dưới nhà có mạnh không. Nữa, lại bài trò mang trái cây lên cho nặng. Đường xa mà bày vẽ làm gì.
Liên thật-thà lại kém giao-thiệp, nên chưa kịp nói nửa lời trong khi người cô họ đã liên-thinh đón hỏi.
Cô khách chỉ kém chủ nhà có ba tuổi. Hảo ngượng miệng lắm, chưa bao giờ dám kêu cháu cả. Thuở bé, họ kêu nhau bằng Hảo, bằng Liên, kêu như thế mãi cho đến khi Hảo lấy chồng, thì đứa cháu kêu nàng bằng cô còn nàng thì bợ-ngợ đến cả năm mới quyết định đùng tiếng em lộn ngôn đó để gọi nó.
Liên đứng nơi cửa, tay vịn miệng của chiếc cà-ròn đựng chuối và dừa, nhe răng ra cười, một phần vì không biết nói sao, một phần cười cái lắm lời của người cô họ.
Nàng vừa cúi xuống định kéo hai cái cà-ròn no-nóc quà nhà quê thì Hảo cản:
- Á đừng, để đó cho bọn nó. Dẹp, Vừa ơi, hai đứa lên khiêng cái nầy coi.
Liên không nài-nỉ, buông cà-ròn rồi vừa lấy khăn đội đầu xuống, vừa đi vào phòng khách.
Hảo níu tay cháu, kéo thẳng vào buồng ăn, rồi hỏi:
- Làm gì mà đi xe trưa cho mệt vậy?
- Mắc đợi tôm.
- Có tôm nữa à? Không nói, người ta không biết để biểu bọn nó làm, có phải ươn đi không! Sao, ba, má mạnh không?
Lần thứ nhì, Hảo nói điều đó, không phải vì lần đầu đứa cháu không đáp mà vì nàng hỏi để khỏi có thời gian trống-trải nào cả, im đi nàng chịu không được.
Liên chẫm-rãi quá sức, đáp chầm-chậm:
- Cũng chẳng có gì lạ.
- Lên chơi hay có chuyện gì?
- Cũng để đi chơi, với lại hỏi thăm máy cà-rem cây.
- Lập tiệm cà-rem cây?
- Ba cháu muốn như vậy. Nhà cũng túng bấn. Định kiếm tiền vô, tiền ra để ăn cơm vậy mà.
- Thôi lên lầu thay đồ!
Liên chưa kịp ừ-hữ gì thì người cô trẻ tuổi của nàng đã kéo nàng đi lại thang lầu, nàng phải trì lại để xách cái va-ly nhỏ đựng quấn áo theo.
Hảo cười dòn nói:
- Hối đi thay đồ mà không cho con ngưòi ta kịp xách va-ly. Tôi điên lắm! Nè Liên ơi, sao mà xưng cô cháu với Liên tôi mắc-cỡ miệng quá. Hay là ta kêu nhau như chị em? Được không em Liên?
- Ai lại kêu kỳ như vậy?
- Sao mà kỳ. Tôi đã quyết-định rồi đó. Thôi đi thay đồ rồi tắm, rồi điểm-trang lại, rồi chị dắt em đi ăn kem chơi, nghen không, cô chủ tương-lai của tiệm cà-rem cây ở Cái-bè?
Bây giờ tới phiên Liên ngượng miệng. Nàng đã khổ một lần để chuyển mầy, tao ra cô, cháu. Nhưng đó là chuyển xuôi nên rồi cũng trôi được. Bây giờ chuyển lộn ngược như vầy thật khó mà thốt ra hai tiếng: chị, em, quá.
Nhờ nàng cũng sẵn ít nói nên sự làm thinh của nàng không khiến Hảo ngạc-nhiên.
Trong khi Liên tắm, thì Hảo sai người ở ủi lại quần áo của nàng. Không rõ Liên thích mặc thứ nào, Hảo cho ủi cả va-ly. Cũng chẳng bao nhiêu y-phục và áo nào như áo nấy, đều cũ và may bằng lụa rất tầm thường. Màu sắc thì rụt-rè, sợ già mà cũng chẳng dám trẻ lắm.
Liên vừa ra khỏi buồng tắm thì Hảo hỏi liền:
- Em thích mặc áo nào?
- Đi chơi thật sao …
- … Ừ, cứ kêu chị bằng chị đi mà!
Liên bẽn-lẽn cúi đầu, cười ngỏn-ngoẻn như cô dâu mới, nói nho-nhỏ như để tập thử:
- Chị…
- Nói lớn coi nào!
Hảo quát như ông tướng ra lịnh, khiến Liên sợ-hãi vâng theo, không một chút phản-động:
- Chị!
Nói xong tiếng chị, nàng giựt mình, sợ bị quở-rầy, nhưng khi nhớ ra là chính cô nàng biểu như vậy, nàng bật cười lên.
- Nghe ngồ-ngộ phải không mà em cười?
Tuy không phải thế, Liên cũng đáp đùa:
- Phải.
- Em chưa trả lời coi em thích mặc áo nào.
- Áo xuyến Bắc trắng.
- Vậy là đúng y như ý chị.
Màu áo của Liên hơi quê. Hảo rất sợ đi với phụ nữ quê. Nghe Liên nói thích măc áo trắng, nàng ưa lắm vì đó là màu trung-lập, không chợ cũng chẳng quê.
Tuy thế, người của Liên còn vướng-vít mùi bùn ruộng. Hảo lấy son phấn ra toan chính tay mình hóa-trang cho cháu. Liên giẫy-nẩy chối từ:
- Em không dồi phấn đâu.
- Nhà quê! Đánh phấn chớ làm gì quá lắm hay sao mà sợ dữ vậy?
- Kệ nó, nhà quê mặc em.
- Em đẹp lắm, em biết hay không? Mà em không chịu điểm-trang nên nó lu-lờ đi, uổng biết bao nhiêu. Điểm trang cho nó đẹp ra rồi lấy chồng với người ta.
Nói điều đó, Hảo không có ác ý gì hết. Nhưng vô tình nàng đã làm tủi thân đứa cháu.
Liên năm nay đã hăm chín tuổi mà vẫn còn độc-thân, mặc dầu ở tỉnh nhà, nàng đã nổi tiếng về sắc đẹp và công, hạnh.
Từ ngày ông Thông Sang, người anh chú bác với Hảo và là thân phụ của Liên thôi làm việc để doanh-thương, thì nhà Iiên suy-sụp lần-lần. Thấp hơn, người ta không dám vói, cao hơn, họ chê Liên nghèo. Thành ra cô phải trễ hội mãi, và nay thì thật là khó. Làm gì có trai hăm chín ba mươi như cô.
Liên ngồi phệt xuống bộ đi-văng mà giận-dỗi, mặt bì-xị, Hảo phải lại dỗ nàng như dỗ em. Hảo lấy ngón tay trỏ chấm phấn rồi bệt hai vệt trên môi Liên. Đoạn nàng lấy kiến soi cho đứa cháu. Thấy mình mọc râu mép bạc trắng, Liên không nín cười được. Trận cười chung ấy đã hòa giải hai cô cháu, và Liên chịu để cho cô „sắm tuồng" cho nàng.
Khi hai cô cháu đã điểm-trang xong, Hảo ngắm cháu rồi nói:
- Mặc xuyến Bắc trắng coi nhu-nhã như nữ-sinh. Trông em giống con gái mới lớn lên quá. Chị lớn hơn em ba tuổi mà coi già hơn nhiều. Ra đường chắc ai cũng đoán chị là chi cả, có chồng đã lâu, nên ăn diện dữ, còn em mới ra trường nên áo trắng đơn sơ còn mộng thì trắng trong.
Liên cũng thuộc câu thơ đó, nên rầt thưởng-thửc lối dùng thơ thích-đáng của cô nàng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Gieo Gió Gặt Bão - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=gieo_gio_gat_bao__binh_nguyen_loc