Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2 : Chiến Thuật Của Sự Tuyệt Vọng
M
ùa thu năm 1944, đa số những nhà lãnh đạo quân sự Nhật chịu trách nhiệm chỉ huy mặt trận đều hiểu rằng bóng dáng chiến thắng ngày một lùi xa và trở nên mịt mờ. Một trong số những người đó là đô đốc Onishi, một nhà chỉ huy quân sự rất kiêu hãnh, và sự kiêu hãnh của ông đã lây sang tất cả những binh sĩ chiến đấu dưới quyền ông. Họ coi ông như thần tượng. Nhưng mặt khác những sĩ quan ngang cấp hay hơn cấp ông, lại không ưa thái độ gây gổ, sắc nhọn và trịch thượng mà ông thường bày tỏ đối với những ai không đồng ý kiến với ông. Trong giới lãnh đạo quân sự đô đốc Onishi nổi tiếng là người tự tin và hay thuyết phục kẻ khác bằng những lời lẽ hùng hồn.
Vào năm 1941 Onishi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạch định trận đánh Trân Châu Cảng. Ngay sau trận này Onishi ra lệnh cho phi cơ Nhật đánh phá phi trường Clark vùng ngoại ô Manila để thanh toán không lực Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Hạ lệnh này Onishi đã bất kể đến ý kiến của Bộ tham mưu cho rằng thời tiết xấu không có lợi cho cuộc hành quân. Có sáng kiến là Onishi thi hành, miễn là tiêu diệt được địch quân. Sứ mạng đánh phá phi trường Clark được thi hành trong tình trạng thời tiết bất lợi. Sự táo bạo đó làm tăng thêm sự trung thành của binh sĩ đối với cá nhân Ông.
Vào tháng Mười 1941, một hạm đội Hoa Kỳ xuất hiện bờ biển phía đông Phi Luật Tân trong số có nhiều hàng không mẫu hạm.
Tình hình trở nên khẩn trương một cách tuyệt vọng. Nếu Phi Luật Tân bị thất thủ thì Đế Quốc Nhật sẽ bị cắt làm đôi và mọi đường tiếp tế sẽ bị phá vỡ tan tành. Từ Đông Kinh, đô đốc Onishi được cử tới Manila với nhiệm vụ chỉ huy Đệ nhất không đội Nhật Bản, nay chỉ còn khoảng trăm phi cơ có thể tác chiến được. Sứ mạng của Ông là phải củng cố tình hình chiến thuật bằng mọi phương tiện sẵn có.
Đối với giới lãnh đạo hải quân Nhật thì lực lượng hàng không mẫu hạm địch là mối đe dọa lớn lao nhất trong suốt cuộc chiến. Onishi dường như dồn hết tâm cơ vào vấn đề này. Như vậy Onishi đã trở thành nhân vật tượng trưng cho nhược điểm của hải quân Nhật. Nhược điểm đó đã được đô đốc Weneker, tùy viên quân sự và phải vô hiệu hóa chúng trong ít ra là một tuần lễ.
Sau những lời giáo đầu đó Onishi trình bày sáng kiến khủng khiếp của Ông. Theo ý tôi, chỉ có mỗi một cách là có thể bảo đảm hiệu lực tối đa bằng những lực lượng nghèo nàn chúng ta hiện có. Cách đó là tổ chức những đơn vị quyết tử gồm có những chiến đấu cơ Zéro trang bị bom hai tạ rưỡi, mỗi chiến đấu cơ lao xuống đánh phá một hàng không mẫu hạm địch, các Ông nghĩ sao?
Đó là kế hoạch tuyệt vọng, táo bạo, nhằm lật ngược chiều hướng cuộc chiến, nhằm thực hiện một phép lạ. Kế hoạch đó xứng đáng với Onishi, một con người hung hãn ưa thích những giải pháp liều mạng.
Onishi đã đánh trúng nhược điểm của hai sĩ quan trực thuộc. Bị choáng váng bởi tầm vóc phi thường của chiến thuật quyết tử trước sức mạnh vật chất của địch, họ cúi đầu phụng hành.
Thế rồi bốn đơn vị đặc công được thành lập ngay lập tức tại Lujon. Họ chờ đợi trong bốn ngày, rồi năm ngày để đánh địch. Cuối cùng cũng đến lúc một trinh sát cơ phát hiện một lực lượng hùng hậu hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.
Ngày 25 tháng Mười vào lúc 7 giờ 25 sáng, chín phi cơ đặc công cất cánh từ phi trường Mabalacat vượt biển Thái Bình Dương hướng về phía Đông.
Những phi công trên những chiếc phi cơ này đều bừng bừng ý chí quyết tử cho Tổ quốc, cho Nhật Hoàng, và cho đô đốc Onishi. Họ đều thắt khăn quàng màu trắng quanh cổ. Mũ sắt họ đội chụp khít nơi đầu, gần như che kín hẳn tấm khăn trắng họ quấn quanh trán-Đó là tấm khăn hachimaki, trải qua bao thế kỷ võ sĩ Samourai đã dùng đế thấm mồ hôi và để giữ cho tóc khỏi lòa xòa xuống mắt. Ở năm 1944 này tấm khăn trắng đó đã trở nên huy hiệu của đội phi công đặc công Thần Phong. Trong số chín phi cơ xuất trận ngày 25 tháng Mười có năm chiếc là phi cơ quyết tử. Bốn chiếc kia có nhiệm vụ bảo vệ những phi cơ quyết tử chống lại phi cơ Hoa Kỳ chặn đánh. Toàn đội được đặt dưới quyền chỉ huy của Trung úy Yukio Seki.
10 giờ 45 sáng, lực lượng Hoa Kỳ bị phát hiện trên mặt biển. Đây là một hạm đội có nhiệm vụ bảo vệ khu đầu cầu ở Leyte. Phi cơ Nhật quả đã đến đúng lúc. Sau khi bị đô đốc Kurita đánh bại, hạm đội Hoa Kỳ phải chạy dài trong nhiều tiếng đồng hồ liền.
Lực lượng của Kurita từ vùng eo biển San Bernardino xông ra và tiến về phía Nam để tiêu diệt hải lực Hoa Kỳ ở ngoài khơi Leyte. Những hàng không mẫu hạm và khu trục hạm Hoa Kỳ phải kéo dài cuộc giao phong chống lại lực lượng của Kurita. Cuối cùng Kurita cũng phải ra lệnh cho hạm đội của Ông trở về căn cứ để tránh trường hợp có thể bị một hạm đội nào đó của địch phục kích trên mặt biển.
Hạm đội Hoa Kỳ trong số có hàng không mẫu hạm St Lo dứt khỏi cuộc giao tranh, và lúc 10 giờ rưỡi đó các thủy thủ đoàn đang nghỉ ngơi sau một trận hút chết. Khi phi đội của Trung úy Seki phát hiện thì thủy quân Hoa Kỳ đã bỏ gác.
Phi cơ Nhật hạ cánh bay sát mặt biển.10 giờ 50 phút hạm đội Hoa Kỳ nhận được tài liệu: «Phi cơ địch đang tiến lại gần». 10 giờ 53 phút, một phi cơ Nhật bay vọt lên cao rồi nhắm chiếc hàng không mẫu hạm St Lo đâm bổ xuống và trúng ngay cầu gần giữa tầu.
10 giờ 56 nhiên liệu dưới cầu bốc cháy. Hai phút sau một tiếng nổ dữ dội phát ra làm rung chuyển cả tàu. Một mảng rất lớn gần cầu biến dưới lửa. Ngọn lửa bốc cao gần cây số. Vào lúc 11 giờ 5 phút cả hàng không mẫu hạm St Lo chỉ còn là một khối lửa khổng lồ. Hai mươi phút sau nó chìm xuống biển.
Trong khi chiếc St Lo bốc cháy, những phí cơ quyết tử khác của Nhật tìm mục tiêu. Họ đánh trúng phong phóc. Sắt thép đập vào sắt thép dưới một tốc lực gần ngàn cây số giờ đã làm cho những chiếc hàng không mẫu hạm Kitkun Bay, Kalinin Bay và White Plains phát nồ kinh hồn. Năm phi cơ quyết tử tấn công bốn chiến hạm. Một chiếc bị chìm, ba chiếc bị thương nặng. Sứ mạng của đội Thần Phong được thành công mỹ mãn. Đô đốc Onishi lập tức thành lập thêm nhiẽu đơn vị quyết tử khác.
Trong những tháng sau, Hải quân Hoa Kỳ còn có nhiều dịp thêm kinh nghiệm về chiến thuật quyết tử của Nhật. Vào tháng giêng 1945 khi Đại tướng MacArthur, cử một hạm đội tới đổ bộ ở Vịnh Lingayen, có tới gần 40 chiến hạm Hoa Kỳ bị phi cơ quyết tử Nhật đánh trọng thương. Cuộc đổ bộ dưới quyền chỉ huy của tưómg Krueger được thành công, tuy nhiên các đô đốc Hoa Kỳ đều hy vọng là chiến thuật đó Nhật chỉ dùng đến để giải nguy cấp thời,và sẽ không được xúc tiến trên một qui mô rộng lớn.
Họ quả không biết đến tên gọi, cũng như tổ chức các đơn vị đặc công của Onishi. Họ không biết rằng nhân lực và vật lực đang được khai thác kỹ, để đang gấp bội lực lượng Thần Phong.
Tháng Ba 1945 nguồn tin, tình báo Nhật cho biết Hoa Kỳ đang mở cuộc thăm dò quanh vùng Okinawa, cách chính quốc Nhật chừng 350 dặm. Nhận được tin này bộ chỉ huy Nhật liền thừa nhận lực lượng Thần Phong, là một thành phần trong hệ thống phòng thủ Okinawa. Điều này khiến cho đô đốc Onishi rất được hài lòng. Sự thật vào lúc đó giới chỉ huy quân sự cao cấp ở Đông Kinh cũng nuôi hy vọng rằng lực lượng quyết tử có khả năng lật ngược tình thế chiến cuộc.
Sau khi Saipan thất thủ vào tháng Bảy 1944 trong nhiều tháng liền các chiến lược Hoa- Kỳ bàn tính nên đổ bộ nơi nào thuận lợi nhất về phương diện chiến lược, trên đường đánh chiếm Nhật Bản. Sau hội nghị Honolulu xuống MacArthur đã chiếm xong Leyte vào tháng Mười năm đó, và bây giờ Ông đã đứng vững ở Luzon. Đô đốc Nimitz ngỏ ý nên chiếm Đài Loan, nhưng các chiến lược gia không chú ý đến ý kiến này và chú ý đến Okinawa nhiều hơn. Chạy dài 60 dặm và là đảo lớn nhất thuộc quần đảo RyuKyu, Okinawa có thể được sử dụng làm đầu cầu xâm lăng đất Nhật, và làm căn cứ xuất phát dội bom nhiều mục tiêu chiến lược.
Quân đoàn 10 được trao nhiệm vụ tấn công Okinawa ngày 1 tháng tư 1945. Đặt dưới quyền chỉ huy của Tướng Buckner quân đoàn này gồm nhiều sư đoàn có kinh nghiệm tác chiến trên nhiều chiến trường Thái Bình Dương.
Tại mặt trận Iwo Jima trước đây, Bộ Tham Mưu Nhật áp dụng chiến thuật: «Để địch tới rồi hãy đánh». Chiến thuật này được thay thế cho chiến thuật «Tìm địch đề đánh», gây nên nhiều tổn hại về nhân mạng. Tại Iwo Jima, quân Nhật cố thủ trong hầm hố, hang hốc tuôn lửa đạn xuống đầu quân Hoa Kỳ và đã gây cho Hoa Kỳ phải trả một giá rất cao mỗi thước đất chiếm được.
Chiến thuật đó đang chờ đợi quân đoàn 10 Hoa Kỳ tại Okinawa. Tướng Ushijima, từng dự trận ở Miến Điện làm giám đốc trường quân sự ở Zama được trao cho nhiệm vụ bảo vệ Okinawa. Là người thực tế Ushijima ý thức được tầm vóc lực lượng địch mà Ông phải đương đầu. Không muốn phí phạm tài nguyên nghèo nàn, Ông bố trí trận giao tranh cuối cùng ở phía Nam Okinawa. Chiến lược tử thủ Okinawa bao gồm những đội phi cơ Thần Phong được sử dụng đến mức tối đa.
Ushijima dự tính chỉ cho sập bẫy sau khi lực lượng Thần Phong hoàn tất sứ mạng đối với hàng trăm chiến hạm địch đậu ngoài bờ biển. Với bộ binh địch bị cắt đứt đường tiếp tế và tăng viện, Ushijima sẽ khởi cuộc tấn công và hy vọng đem lại thắng lợi lớn lao về cho Nhật Bản.
Tướng Ushijima bình tĩnh trông chờ trong khi quân Hoa Kỳ khởi chiếm vùng đảo Kerama ở ngoài khơi Okinawa vào cuối tháng ba, Ông vẫn bình tĩnh chờ đợi khi quân Hoa Kỳ thực sự bước chân lên Okinawa vào ngày 1 tháng tư.
Bốn mươi lăm tiếng đồng hồ sau, sư đoàn 96 Hoa Kỳ cắt ngang lưng Okinawa và tới thẳng vùng bờ biển phía đông. Rồi, trong khi sư đoàn 6 thủy quân lục chiến vượt lên phía bắc, nhiều sư đoàn khác tiến về phía nam, trực chỉ thủ phủ Okinawa là thành phố Naha.
Ngày 5 tháng tư chủ lực quân đoàn 10 Đồng Minh tiến trên trận địa mà Tướng Ushijima đã bố trí sẵn sàng để tiếp họ. Ông tung đòn bất ngờ, ở đây là lực lượng trọng pháo khủng khiếp bậc nhất trong suốt trận Thái Bình Dương. 287 cỗ trọng pháo nhất loạt nhả đạn vào địch quân chặn đứng đường Nam tiến của họ. Đối với lính Hoa Kỳ cái chết lúc này mới bắt đầu.
Ngày 6 tháng Tư, các chiến sĩ Thần Phong của đô đốc Onishi kéo tới. Từ những phi trường ở Oita, Kanoya, Kyushu hàng trăm thanh niên lên máy bay để cất cánh lần cuối cùng trong đời. Trán họ quấn tấm khăn trắng Hachimaki. Những thư vĩnh biệt của họ lúc này đang được gửi tới tay người thân.
Những đơn vị hải quân đău tiên của Hoa Kỳ phát hiện sự có mặt tại Kamikaze là những chiến hạm đậu ở phía bắc đầu cầu đổ bộ. Trong khi làm nhiệm vụ báo động và bảo vệ cho những chiến hạm ở phía Nam đầu cầu, những chiến hạm này đã tự hiến làm con mồi cho các chiến sĩ quyết tử Nhật.
Phi cơ quyết tử Nhật tiến đến từng chiếc lẻ, hay từng đôi một,hay từng đoàn. Đa số tập trung vào những chiếm hạm đứng vòng ngoài. Một số tiến thẳng vào vùng đầu cầu đổ bộ. Trong buổi sáng nhiều chiến hạm Hoa kỳ bị thương nặng nề vì trận Thần Phong thổi qua. Bầu trời đen kịt khói, và nổi lên từng tràng đạn phòng không. Ít ra là có 15 chiến hạm bị phi cơ quyết tử Nhật đánh thủng.
Chiến hạm Bush sáng hôm đó không bị tấn công. Cho mãi đến buổi chiều chiếc Bush với thủy thủ đoàn gồm trên 300 người không hề bị thiệt hại chút gì về vật chất. Trong nhiều giờ liền ở trong tình trạng chiến đấu, họ chỉ bị mệt mỏi do thần kinh căng thẳng mà thôi.
Rồi đúng 3 giờ 13, thủy thủ Hoa kỳ trông thấy một phi cơ Nhật bay sát mặt nước tiến thẳng đến phía chiến hạm Bush.
Để tránh đạn phòng không, phi cơ Nhật bay ngược lên không, rồi lại nhào thấp mặt biển, có khi chỉ cách nước chừng hai thước tây. Đạn phòng không trở nên vô ích trước lối bay đó. Rồi phi cơ quyết tử Nhật nhắm thẳng chiến hạm Bush đánh xuống vào lúc 3 giờ 15 phút. Bush phát hỏa, chiến hạm Colhoun tiến lại gần, cấp cứu.
4 giờ 35 trong khi thủy thủ đoàn lo cứu thương, bố trí phòng thủ, dập cháy, sửa chữa hư hỏng, thì có trên mười phi cơ Nhật Bản từ phía Bắc bay tới rồi bỏ đi, chỉ còn một chiếc nhằm chiến hạm Bush đâm thẳng xuống: Chiếc Bush dường như bị cắt làm đôi rồi từ từ chìm xuống đáy biển với 87 thủy thủ thiệt mạng.
Nội trong ngày hôm đó, các phi cơ quyết tử đã đánh chìm hay bị thương nặng 24 chiến hạm Hoa Kỳ. Mặc dầu những phi cơ này không tiến được vào khu đầu cầu đổ bộ nhưng vẫn có thể nói họ đạt được thắng lớn và khiến cho Hoa Kỳ bị thiệt hại nặng. Ngày 6 tháng Tư này, vẫn chỉ là màn dạo đầu cho nhiều trận kinh hoàng sẽ xảy ra sau này cả trên biển lẫn trên bộ.
Lực lượng quyết tử của đô đốc Onishi không phải biện pháp độc nhất mà hải quân Nhật hy vọng sẽ biến Okinawa thành một thắng lợi dễ dàng lên Nhật Hoàng. Từ cảng Tokoyama, chiến hạm khổng lồ Yamato lên đường tiến về phía Bungo Suido ở vào giữa Kyushu và Shikoky cùng với hai tuần dương và sáu khu trục hạm. Mục tiêu của hạm đội này là Okinawa, sứ mạng của họ là phải đánh phá đường tiếp tế và khu đổ bộ của Đồng Minh. Với sứ mạng đó chiến hạm Yamato mang nhiên liệu đủ để đi đến Okinawa tác chiến, sau đó phải cập bờ. Vì thiếu nhiên liệu nên có thể nói chiến hạm Yamato trong trận này cũng là một chiến hạm quyết tử.
Khoảng năm giờ rưỡi chiều 6 tháng Tư, hai tiềm thủy đĩnh Hoa Kỳ kinh hoàng nhìn thấy con tầu địch khồng lồ hiện ra trước ống kính. Họ ghi nhận mọi chi tiết về chiếc Yamato và đoàn tầu hộ tống, rồi báo tin cho Bộ chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở Okinawa. Khi đêm xuống, lợi dụng bóng tối hạm đội Nhật đồi hướng đi về phía Tây để tránh đụng độ với phi cơ Hoa Kỳ, muộn chừng nào hay chừng đó, vì hạm đội Nhật không có một chiếc phi cơ nào đi yểm trợ.
Hửng sáng hôm sau chiến hạm Hoa Kỳ lên đường đi tìm để chặn đánh đoàn tàu Nhật. Trên chiếc Yamato trên ba ngàn thủy thủ Nhật cũng đang sẵn sàng tử chiến. 8 giờ 25 phút một phi cơ Hoa Kỳ cất cánh từ hàng không mẫu hạm Ess-ex phát hiện đoàn tàu Nhật. Bốn tiếng đồng hồ sau không lực Hoa Kỳ bay trên đầu đoàn tàu Nhật lúc đó đã chuyển hướng trực chỉ Okinawa. Trận thủy không chiến khởi sự vào lúc quá trưa. Vọt ra khỏi những đám mây thấp, máy bay Hoa Kỳ quần thảo với đoàn chiến hạm Nhật trong hai tiếng đồng hồ liền. Bom đạn tơi bời biến chiếc Yamato của Nhật chỉ còn là khối sắt nát. Nhưng nó vẫn đứng vững và không ngớt nổ súng vào máy bay địch.
Rồi cũng đến lúc đề đốc Suga ra lệnh cho thủy thủ bỏ tàu chạy tháo thân. Mặc dù bị các phụ tá phản đối Ariga nhất định không chịu rời tàu. Những người sống sót kể lại có một thủy thủ theo Suga ở lại chết với tàu. Thủy thủ này thò tay vào túi lấy vài chiếc bánh. Y bẻ một miếng đưa lên miệng Suga. Suga quay nhìn người thủy thủ, cầm nhìn chiếc bánh, mỉm cười rồi đưa bánh vào miệng. Chiếc Yamato bắt dầu chìm. Sống chết với tàu, đề đốc Ariga và viên thủy thủ chìm xuống biển vào lúc 2 giờ 23 phút trưa ngày 7 tháng Tư.
Trận giao phong cuối cùng của hải quân Nhật là một sự thất bại hoàn toàn. Cả một hạm đội chỉ còn có bốn khu trục hạm lết được về nước để báo cáo lên Bộ Tư Lệnh: Chiếc chiến hạm hùng mạnh nhất thế giới là chiếc Yamato đã bị đánh chìm xuống biển. Đứng về phương diện chiến lược tổng quát thì trận Okinawa — trận địa chiến cuối cùng trong chiến cuộc Thái Bình Dương, đã kết liễu từ lúc trước khi bắt đầu. Ưu thế của Hoa Kỳ ở Okinawa là điều mọi người đều biết trước. Dù thế, đối với thủy quân lục chiến và bộ binh Hoa Kỳ lâm trận Okinawa, họ có thể nói: Nhật Bản chưa bao giờ chiến đấu dữ dội và có hiệu quả bằng ở đây. Mặt trận Okinawa là một cuộc bắn giết kinh hồn diễn ra trên một chiến trường lợi thế cho Nhật, và bất lợi cho Hoa Kỳ. Trong suốt tháng tư, không ngày nào là không được chứng kiến sự hung bạo cùng cực của chiến tranh. Lính Hoa Kỳ vượt qua những con đường trũng để tiến lên ngọn đồi Wana Draw bị tấn công bên sườn bằng súng trường, súng sáu, súng cối, tấn công tới tấp cho đến lúc mọi sự chuyển động ngoài trời phải ngừng hẳn lại. Xe tăng của Hoa Kỳ tưới lửa vào sườn núi, đã thiêu sống hàng trăm lính Nhật lẩn trốn trong hang hốc. Những kẻ sống sót khỏi trận bão lửa, khi chạy được ra ngoài đều bị lính Hoa Kỳ chờ sẵn bắn gục. Suốt đêm ngày hỏa lực trọng pháo của Nhật không lúc nào ngưng hoạt động tạo nên một cảnh tượng chưa hề thấy trong cuộc chiến Thái Bình Dương.
Trong hàng ngũ quân đội Hoa Kỳ, tình trạng kiệt lực về thể chất và tinh thần lan tràn ngày càng thêm đáng lo ngại. Ở cao độ nhất của tình trạng này người ta ước lượng có tới 13 ngàn lính Hoa Kỳ thiếu chút nữa là mất hết khả năng chiến đấu. Okinawa trước đây là một vùng đất yên ổn của nông dân, ngày nay la liệt những xác chết mùi hôi thối xông lên sặc sụa. Đường xá chỉ còn là một dãy hầm hố, hoa mầu ngoài đồng chỉ còn là những bãi xác xơ hoang vắng. Ở cả hai bên chiến tuyến, các chiến sĩ đều phải ẩn nấp, chờ đợi địch quân nhô đầu là xông ra tấn công bằng súng đạn bằng lưỡi lê, dao găm. Họ phải sống trong hầm hố ngập nước mưa, quần áo của họ không lúc nào được khô, giầy và vớ là một gánh nặng cho đôi chân. Tinh thần của họ rã rời, và cõi lòng của họ bị thiêu đốt bởi mối căm thù, sự sợ hãi đối với kẻ địch ở phía bên kia cống rãnh hay bên kia rặng cây. Lính Nhật cũng như lính Hoa Kỳ cả hai bên đều ngập lụt trong bùn.
Trong khi đó ở ngoài khơi Okinawa, hạm đội Hoa Kỳ luôn luôn ở trong tình trạng ứng chiến. Ở đây dây thần kinh của thủy thủ cũng đã bị căng thẳng đến cực độ dưới những trận tấn công liên tiếp của đoàn phi công quyết tử Thần Phong. Trong suốt tháng tư, có tới trên trăm chiến hạm Hoa Kỳ bị đánh chìm và bị thương nặng, Đạt được thành tích đó Nhật đã phải mất tới gần một ngàn máy bay. Tuy vậy hy vọng của Tướng Ushijima là lực lượng Kamikazes có thể đánh tan hạm đội Hoa Kỳ, cắt đứt đường tiếp tế cho đảo Okinawa, cho đến hết tháng tư vẫn chưa thực hiện được.
Sang đầu tháng năm đoàn quyết tử Thần Phong thực hiện một nỗ lực cuối cùng, theo lệnh của Bộ chỉ huy mặt trận Okinawa. Chiến lược mới của Nhật thành hình do sự xung đột trong nội bộ tham mưụ của Tướng Ushijima. Tại tổng hành doanh hơn ba chục thước tây dưới mặt đất, và dưới tòa lâu đài Shuri, một nhóm sĩ quan ngày một thêm bất mãn vì lối đánh thế thủ kéo dài đã quá lâu. Họ chủ trương mở ngay một cuộc phản công đại qui mô. Cầm đầu nhóm sĩ quan này là đại tá tham mưu Naomichi Jin ra mặt chống lại những phần tử bảo thủ chung quanh Tướng Ushijima. Với con số thương vong ngày một tăng, và địch quân ngày một thêm lấn đất, đại tá Jin và các đồng nghiệp của ông công khai đe dọa sinh mạng đại tá Yahara là người cầm đầu nhóm chủ trương kéo dài lối đánh phòng thủ. Tướng Ushijima phải đối phó với một cuộc nổi loạn lại Tổng hành doanh của Ông.
Cuộc ăn thua đủ không thể tránh được giữa hai phe đã diễn ra tại một buổi họp quyết liệt. Trong buổi họp này Tướng Isamu Cho nổi tiếng khắp nước Nhật vì chuyên môn chủ trương chiến lược phòng thủ, đột nhiên đổi giọng. Isamu Cho lớn tiếng chủ trương cần phải mở ngay cuộc phản công đánh vào các công sự của địch. Trước sự tấn công tới tấp của Tướng Cho, Đại Tá Jin và đồng bọn, Tướng Ushijima đành phải nhượng bộ, miễn cưỡng quyết mở cuộc phản công đại qui mô vào ngày 4 tháng Năm. Mục tiêu cuộc phản công này là tiêu diệt quân đoàn 24 Hoa Kỳ, rồi từ đó đẩy lui toàn thể chiến tuyến địch. Tướng Ushijima liên lạc với đô đốc Onishi, và yêu cầu lực lượng quyết tử Thần Phong tấn công hạm đội địch ngoài khơi kể từ chiều 3 tháng Năm, để yểm trợ cho cuộc phản công trên bộ.
Từ những phi trường ở Kyushu, đội quyết tử Thần Phong của đô đốc Onishi cất cánh nhắm mục tiêu đánh chìm 18 chiến hạm Hoa Kỳ. Một trong số chiến hạm này là chiếc Aaron Ward được năm phi cơ quyết tử Nhật chiếu cố, bị 98 thương vong, nhưng Aaron Ward vẫn không bị chìm. Ngoài chiếc Aaron Ward, đa số chiến hạm Hoa Kỳ bị thiệt hại không đáng kể.
Trận phản công trên bộ của Nhật khởi sự từ tảng sáng 4 tháng Năm, đã diễn ra trong tình trạng rối loạn và đắt giá cho cả hai bên. Mở đầu lực lượng trọng pháo Nhật nổi trận mưa đạn tưới vào vị trí địch. Kế đó chiến tuyến hai bên không còn phân biệt được rõ rệt, trong những cuộc cận chiến, bạn và thù không nhận được ra nhau. Cả một tiểu đội lính Nhật lừng lững tiến thẳng vào tầm súng đại liên của sư đoàn 77 Bộ binh Hoa Kỳ, đã bị tiêu diệt trọn vẹn tại chỗ. Một đội lính Hoa Kỳ, súng cầm lỏng nơi tay, vừa hút thuốc vừa trò chuyện vừa đi ra mặt trận dưới những cặp mắt của lính Nhật, đã bị hạ sát hết trong vài giây đồng hồ. Một lực lượng Nhật vào buổi chiều đã chọc thủng được phòng tuyến địch và tiến sâu gần hai dặm, nhưng mấy tiếng đồng hồ sau lại phải rút lui trước hỏa lực hùng hậu của Hoa Kỳ.
Cuộc chiến trong hai ngày 4 và 5 tháng Năm có đủ yếu tố để được kể là trận tấn công cuối cùng của Nhật trong thế chiến thứ hai. Tài nguyên của Nhật không thể chịu đựng một trận tấn công thứ hai như vậy. Ngày 6 tháng Năm tướng Ushijima ra lệnh cho quân sĩ đã bị quần thảo nát nhừ, phải rút lui về hầm hố, hang hốc, địa đạo để trở lại với tình trạng thế thủ. Chủ trương của Tướng Cho và Đại Tá Jin đã vỡ tan tành khi phải va chạm với thực tế ác liệt.
Tại căn hầm sâu dưới tòa lâu đài Shuri, Tướng Ushijima tìm hết cách để khuyến khích các sĩ quan tả hữu của ông. Trong khi đó ở bên kia chiến tuyến đối thủ của ông là Tướng Buckner ra lệnh cho lính Hoa Kỳ thừa thắng xúc tiến cuộc phản công. Sang đến ngày 8 tháng Năm, chủ động chiến trường đã hoàn toàn lọt vào tay bên phía Hoa Kỳ.
Trong suốt tháng Năm chiến tuyến Nhật ngày một thêm suy sụp. Sang đầu tháng Sáu quân đội Hoa Kỳ đã tiến đến vùng cực Nam Okinawa. Quân đội của Ushijima không còn sức nào đương cự với áp lực liên tiếp của một hỏa lực vượt họ nhiều lần. Khi lâu đài Shuri, thành trì chiến đấu cuối cùng bị thất thủ vào ngày 31 tháng Năm, trận Okinawa được coi như sắp kết liễu.
Bộ binh Hoa Kỳ khi đặt chân vào vùng đất Tổng hành doanh quân đoàn 32 của tướng Ushijima được chứng kiến một cảnh tàn phá chưa từng thấy. Đạn trọng pháo và bom đã san bằng thành phố bao quanh khu đất thuộc lâu đài Shuri. Chỉ còn độc có một ngôi nhà thờ và một căn nhà hai tầng lầu đúc là còn đứng trơ trọi. Cả tòa lâu đài Shuri cũng đã trở thành bình địa. Trong pháo lũy này, khi xưa là nơi các vị vua Okinawa thiết triều, không còn gì đáng gọi là sự sống. Quân đội Nhật đã rút hết về phía Nam và chỉ còn để lại những xác chết. Trung tâm cuối cùng của cuộc chiến đấu có tổ chức, có chỉ huy phối hợp đã tan rã.
Trong ba tuần lễ sau, viên Tướng bại trận Ushijima tìm hết cách để thực hiện một phép lạ dù nho nhỏ nào đó. Ông tổ chức một vùng phòng thủ thứ hai, nhưng Ông hiểu rằng vùng này cũng chỉ có thể cầm cự được trong một thời gian rất ngắn. Màn kết liễu đã kế cận.
Và toàn thể binh sĩ Nhật đến lúc này cũng hiểu rõ điều đó. Hàng triệu tờ truyền đơn Hoa Kỳ tưới xuống đã cam kết rằng: họ sẽ được đối xử tử tế. Họ nghĩ đến việc hạ khí giới. Nhưng đa số chống lại, và đã tự sát. Tuy nhiên người ta ghi nhận đây là lần đầu tiên trong chiến cuộc đã có hàng trăm lính Phù Tang áo quần tơi tả, da thịt bết bùn, nhô mình ra khỏi hang hốc. Họ chắp hai tay lên đầu đi về phía chiến tuyến Hoa Kỳ. Toàn thể mặt trận Okinawa đã có trên 7 ngàn lính Nhật ra đầu hàng.
Trong hang đá dưới đồi 89, Tướng Ushijima đọc truyền đơn của Hoa Kỳ kêu gọi Nhật đầu hàng. Đọc xong, ông phá lên cười. Phụ tá của ông là Tướng Cho ngồi xả hơi với chai Scotch. Ông vừa nhấm nháp chất men vừa nghe những báo cáo cuối cùng của những đơn vị chiến đấu rải rác khắp nơi gửi về. Chiến tuyến Nhật đã bị phá vỡ hoàn toàn. Binh sĩ Nhật lúc này chỉ còn là một đám người vô tổ chức, ẩn nấp trong hầm hố, lang thang khắp nơi tìm uống, tìm ăn. Họ lâm vào tình trạng tuyệt vọng. Tại vùng đất trống gần căn cứ không quân Kadena hơn 100 cái xác người phủ vải được đặt thành hàng rất ngay ngắn trên bãi cỏ. Đây là xác những thủy thủ Hoa Kỳ nhờ sóng đánh giạt vào bờ, sau khi những chiến hạm của họ đã bị những phi cơ quyết tử Thần Phong đánh chìm. Lính bộ binh khi đi qua những cái xác này đã dừng bước lại, đa số đến lúc này mới biết rằng: Hải quân đã phải trả một giá rất cao đề yểm trợ cho bộ binh mở cuộc tấn công lên Okinawa. Tại một căn hầm rất lớn nằm sâu trong chiến tuyến Nhật và được dùng làm bệnh xá, có trên ba trăm lính Nhật bị trọng thương đang được điều trị. Khu bệnh xá này thuộc quyền đô đốc Ota. Lo sợ địch quân sẽ tưới lửa và dầu vào bệnh xá, đô đốc Ota ra lệnh cho viên Bác sĩ Trưởng tìm cách tránh cho thương binh khỏi phải chịu thêm những sự đau đớn vô ích, và bảo đảm cho họ một cái chết danh dự. Viên bác sĩ và các phụ tá của ông tuân lệnh, sửa soạn kim chích rồi đi dọc theo hàng thương binh dài đằng đẵng. Với những hàng nước mắt chảy dài trên má, họ nghiêm cẩn chích mũi kim vào trên ba trăm cánh tay duỗi thẳng. Cuối cùng cả căn hầm bệnh xá không còn một tiếng nào khác ngoài tiếng nấc nở của các nhân viên Y tế. Một bác sĩ Nhật khác tên là Machara không muốn chịu tai họa ghê gớm, nên đã lẩn trốn trong bọn dân Okinawa tìm đường thoát thân qua những trận địa. Machara trà trộn vào giữa đám người sống ẩn nấp trong một dãy hang bên sườn một trái đồi. Trong cuộc sống cá hộp đó, bác sĩ Machara thương một thiếu nữ bản địa, vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt trái soan với những nét thanh tú. Giữa sự chết chóc, họ ôm lấy nhau và thủ thỉ cùng nhau những câu chuyện ở vào một tương lai mờ mịt. Vào tuần lễ thứ ba của tháng Sáu, lực lượng Hoa-kỳ bao vây đồi. Bác sĩ Machara và người tình của anh tìm đường tẩu thoát do những đường hầm đào xuyên qua đồi, ăn ra vùng đất trống. Lo sợ chạy khó thoát nên đôi nhân tình vẫn chần chừ trong hang. Rồi lính Hoa Kỳ trên đường truy kích địch đã tới gần cửa hang. Họ đứng ngoài xa tung cốt mìn vào hang. Machara rút vào hang sâu, người thiếu nữ theo sau. Khi lính Hoa Kỳ dùng súng phun lửa thụt lửa vào hang, Machara kêu nàng theo anh tìm đường thoát ra khỏi hầm. Họ chống tay lết mình, và cuối cùng anh ra được ngoài trời. Phía sau anh không có gì động đậy. Hoảng hốt, anh chui trở lại hang tối và gặp phải một vật gì chắn ngang. Người yêu của anh đã bị sức nóng của súng phun lửa thiêu chết. Machara rút ra khỏi hầm. Chỉ còn là cái xác không hồn, anh lết mình giữa súng, đạn, và cuối cùng ra đầu hàng. Thương tích trên mình anh hết đường cứu chữa. Vào ngày 18 tháng Sáu, Tướng Buckner đi kinh lý mặt trận và xuất hiện tại một vị trí tiên phong. Đứng vào chỗ thuận tiện, Ông quan sát binh sĩ Ông đang đánh chiếm từng hang hốc một trên sườn đồi. Đột nhiên một phát súng Nhật nã trúng tảng đá phía trên. Những mảnh đá bật văng ra, và một tảng đập trúng ngực: Mấy phút sau Tướng Buckner từ trần. Vào buổi chiều ngày 21 tháng Sáu, Tướng Ushijima và Tướng Cho cùng ngồi dự một bữa tiệc linh đình trong căn hầm dưới ngọn đồi 89. Trên mặt đồi, lính Nhật vẫn tiếp tục tử thủ từng gốc cây từng mỏm đá. Lính Hoa Kỳ vẫn tiếp tục leo lên cố chiếm đồi cho kỳ được.
Hai viên Tướng bình thản ngồi ăn tiệc. Khi các Phụ tá của họ đều đã nâng ly, Ushijima và Cho cũng nâng ly rượu uýt-ki dành riêng cho bữa tiệc này, và cùng mỉm cười với nhau. Mãi khuya căn hầm vang dậy lên lời tung hô: «Thiên Hoàng vạn tuế», cuối cùng. Đó là lúc vừng trăng tròn đã rọi sáng sườn đồi 89. Vào lúc bốn giờ sáng ngày 22 tháng Sáu, Tướng Ushijima tay cầm quạt phe phẩy cùng với tướng Cho đi giữa những Phụ Tá không cầm được tiếng kêu khóc, tiến lên miệng hầm. Tướng Cho nhìn cấp chỉ huy nói: “Tôi xin dẫn đường!” Hai viên Tướng vượt cửa hầm ra tới ngoài trời còn đầy ánh trăng. Phía sau có nhiều sĩ quan tham mưu đi theo.
Nơi cửa hầm một tấm đệm được trải sẵn trên một tấm mền. Tiếng súng nổ vẫn vang rền quanh đồi; và bộ binh Hoa Kỳ chỉ cách cửa hầm chừng hai mươi thước tây, Tướng Ushijima quì vào tấm đệm và cầu nguyện. Tướng Cho quì phía sau. Để ngoài tai tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ, Ushijima cúi dập trán xuống đất. Rồi một phụ tá trao cho Ông một cây đoản kiếm. Ông đỡ lấy cây kiếm, quay ngược mũi về phía mình, lặng im, rồi đâm thẳng vào bụng. Lập tức viên phụ tá vung cây trường kiếm chém thẳng xuống đầu Ushijima lìa khỏi cổ. Máu tươi vọt ra tung toé bắn cả vào những người đứng bên. Mấy giây đồng hồ sau Tướng Cho cũng tự sát theo nghi thức cổ truyền này của Nhật Bản. Và chiến cuộc Okinawa đã kết liễu, khi trên 100 ngàn binh sĩ Nhật đã tử trận.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig