Để Gió Cuốn Đi epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 2 -
ứt cây cọ vào lon sơn rồi để cả hai lên bậc tam cấp, Mỹ Xuyên đứng dậy, vươn vai cho đỡ mỏi. Suốt mấy tiếng đồng hồ vật lộn với tấm pa-nô quảng cáo cao gấp đôi mình, cô thật sự thấm mệt. Nhưng dầu mệt cỡ nào, cô cũng phải.. dứt điểm tấm pano này trong ngày hôm nay.
Ngọc Trâm bước vào với hai hộp cơm và hai chai nước suối:
- Đúng là ngán như cơm sườn. Nhưng ráng đi em. Có cơm sườn hộp ăn cũng là sướng rồi.
Đỡ lấy phần của mình, Mỹ Xuyên nói:
- Tao có kêu ca gì đâu.
Trâm bĩu môi:
- Cần gì... kêu. Nhìn mặt mày đủ thấy đau khổ.
Mỹ Xuyên hỏi:
- Anh Ẩn đâu?
Trâm chép miệng:
- Ổng đi tìm... mánh cho mày. Không biết được không nữa.
Xuyên tò mò:
- Mánh gì vậy?
Ngọc Trâm chưa kịp trả lời, Xuyên đã thấy Ẩn hấp tấp đi vào với một người đàn ông. Xuyên nuốt vội miếng cơm khô khốc trong mồm khi Ẩn gọi mình.
Ẩn giới thiệu với ông ta:
- Mỹ Xuyên. Người anh đang cần đó.
Người đàn ông nheo nheo mắt:
- Tôi cần thanh niên mạnh mẽ, xốc vác, chớ con gái... Chậc! Oải lắm.
Giọng Ẩn dẻo nhẹo:
- Nhưng anh tin tôi đi. Xuyên đã từng làm việc cho chuyên gia nước ngoài đấy.
Liếc nhìn tấm pano còn dang dở, người đàn ông có vẻ không tin lắm vào những gì Ẩn nói. Anh ta hỏi trỏng:
- Làm được những gì? kể thử xem?
Mỹ Xuyên trả lời nhát gừng:
- Tất cả những gì anh yêu cầu.
Ẩn xoa hai tay vào nhau:
- Mỹ Xuyên, chuyên về trang trí nộ thất, món độc chiêu của Xuyên là phục chế những ngôi nhà cổ và sơn lên gỗ để giả các loại đá. Đúng người rồi, anh Thạnh ơi.
Thạnh hất hàm:
- Em từng làm cho bà Ái Xuân à?
Xuyên gật đầu. Thạnh hỏi tiếp:
- Được bao lâu?
- Hai năm.
Thạnh gật gù:
- Chịu đựng khá. Bà ta có bộ mặt tử thần, vậy mà em không ngán.
Mỹ Xuyên nói:
- Tôi ngán, nên mới nghỉ ngang đó chứ.
Thạnh cao giọng:
-Tôi cần một người có chuyên môn như em. Nhưng công việc không ở đây.
Mỹ Xuyên thản nhiên:
- Tôi chấp nhận đi xa.
Thạnh búng tay đánh chóc:
- Vậy là tốt. Đây là danh thiếp của tôi. Ngày mai, tám giờ đến gặp tôi, chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết.
Ẩn đưa Thạnh đi ra trong tiếng xầm xì khó chịu của Trâm:
- Thằng cha bố láo. Hắn chỉ biết có mỗi mày, còn tao chắc là đống đất chắc. Nhận lời làm việc cho dân không biết ga lăng phụ nữ chua lắm Xuyên ơi. Mày suy nghĩ cho kỹ đi.
Xuyên chép miệng:
- Chua hay chát thì thấm tháp gì với việc túi không tiền.
Trâm nhún vai:
- Chỉ sợ may tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Nghe đồn tay Thạnh này... ác không thua bà Ái Xuân đâu.
Mỹ Xuyên ngập ngừng:
- Chả lẽ tốt nghiệp mỹ thuật công nghiệp để đi vẽ quảng cáo à? Tao muốn làm đúng chuyên môn của mình.
Dứt lời Xuyên bưng hộp cơm của mình lên ăn tiếp. Ẩn bước vào với vẻ hồ hởi:
- Thạnh đồng ý nhận em rồi đó. Tay này quan hệ rộng nên có nhiều công trình làm lắm. Hắn chuyên nhận sửa chữa, phục chế, trang trí nội thất. Hắn rất cần chuyên môn như em. Ngày mai gặp hắn, em phải đòi lương thật cao vào.
Xuyên hỏi:
- Lần này công trình ở đâu, anh biết không?
- Ở Đà Lạt. Người ta đang tu sửa một biệt thự xây từ thời Pháp thành một khách sạn. Thạnh trúng thầu phần trang trí nội thất. Em nhớ hỏi trước công việc phải làm cho thật kỹ trước khi nói tới tiền bạc.
Mỹ Xuyên gật đầu:
- Em nhớ rồi. Cám ơn anh đã tìm việc cho em.
Ngập ngừng, Xuyên hỏi:
- Anh và Trâm thì sao?
Ẩn cười:
- Tiếp tục công việc ở phòng vẽ tranh và vẽ quảng cáo này chớ sao? Đó là nghề của chàng mà.
Bước đến bàn làm việc, Ẩn kêu lên:
- À! Em có thơ của Mỹ Tú nè.
Mỹ Xuyên chạy vội đến lấy. Săm soi lá thư trên tay, Xuyên ngạc nhiên khi thấy dấu bưu điện đóng vào tem không phải ở Sóc Trăng mà ở Đà Lạt.
Quái! Con bé này làm gì ở Đà Lạt nhỉ?
Vội vàng xé thư, Xuyên ngấu nghiến nhai cơm và ngấu nghiến đọc:
Đà Lạt.. ngày... tháng... năm
Chị Hai thương,
Thế là em cũng như chị, đã bay khỏi căn nhà rêu phong cũ kỹ, tăm tối như nhà tù dường ấy rồi. Em mừng hết lớn luôn chị biết không? Bắt đầu cuộc sống mới em có cảm giác mình vừa được phục sinh, cảm giác này chắc chị cũng từng có như em. Thật tuyệt vời, đúng không?
Chẳng thèm dài dòng nữa, em biết chị đang sốt ruột muốn biết tại sao em lại đến tận xứ sở sương mù này chứ gì? Tất cả nhờ vận maỵ Chính căn nhà rách nát sắp sập ấy đã đem tới cho em. Chị tin không? Nếu không, chị cố mà đọc tiếp nhé.
Chuyện là có một đoàn làm phim xuống tận Sóc Trăng đóng phim. Họ mượn ngôi nhà có cả trăm tuổi của mình để làm nhà ông Hương Cả gì đó, em quên mất tên rồi.
Chẳng hiểu sao, em gái chị lại lọt vào mắt xanh của ông đạo diễn. Thế là ông ta mời em vào tham gia một vai phụ. Em diễn xuất sắc đến mức ông ta mời em nhận vai cho một phim khác. Hà! Chị đang rủa em chứ gì? Em không nghe được đâu. Chị đừng có chớp chép miệng mỏi lắm. Em viết thư này cho chị biết tin trước khi chị nhận được tin em bỏ nhà đi bụi từ má Năm.
Em sẽ là một diễn viên, ngôi sao chớ không thể là một cô giáo như chị muốn. Em đã quyết định rồi và không ai cản em được đâu. Từ giờ trở đi, em tự lo lấy thân, chị khỏi gởi tiền cho em nữa. Đã tới lúc em.. nuôi lại chị rồi, chị Hai à. Chị sẽ hãnh diện khi được làm chị một người nổi tiếng như em.
Thôi nhé, em phải ra trường quaỵ Em sẽ viết tiếp cho chị sau, nếu có thời gian
Mỹ Tú.
TB: Chị đừng trông thư,vì với em thời gian quý hiếm lắm.
Mỹ Xuyên lật tới lật lui lá thư và rủa:
- Quỷ thật không hề có địa chỉ. Con yêu này lộng hành quá rồi.
Ngọc Trâm ngạc nhiên:
- Chuyện gì vậy?
Không trả lời, Xuyên thảy lá thư cho Trâm. Cô đọc một mạch và kêu lên:
- Chà! Con nhỏ gặp thời rồi.
Mỹ Xuyên chống cằm:
- Mỹ Tú là đứa thích hào nhoáng, tao không biết chuyên gì sẽ xảy ra cho nó đây. Diễn viên ngôi sao, một người nổi tiếng. Những mỹ từ ấy sẽ giết nó mất.
Trâm không đồng ý:
- Đẹp như nó mà mày bắt ở ẩn trong xứ khỉ ho cò gáy, thiếu thốn mọi nhu cầu về tinh thần làm sao con bé chịu nổi. Chị em tụi bây phải sống ở thành phố mới có điều kiện phát huy tài năng.
Xuyên bật cười:
- Tài năng à? Nghe nói mà ham.
Ngọc Trâm nhấn mạnh:
- Nếu hai bác không gặp tai nạn thì hai chị em tụi bây đâu có như thế này.
Mỹ Xuyên mím môi lại, cô nhớ tới quá khư mà cay đắng trong lòng.
Nếu cuộc đời đừng có chữ "nếu" thì hay biết mấy. Ngày xưa, cô từng là con nhà giàu, chi em cô đã được nuôi nấng như tiểu thư, trong cái kén lụa, chung quanh người hầu hạ. Mỹ Xuyên không bao giờ nghĩ tới lúc mình phải sống cảnh nghèo nàn lo chạy ăn từng bữa.
Nhưng chuyện ấy đã xảy ra. Hôm ba mẹ cô đi đám cưới ở Vũng Tàu, khi ba cô đã ngà ngà say, ông lái chiếc xe bốn chỗ ngồi bằng cảm giác nhiều hơn bằng mắt và rồi tai nạn xảy ra.
Hai người không chết ngay tại chỗ mà hôn mê vì chấn thương sọ não. Tiền bạc nữ trang bao nhiêu đều đổ vào chuyện thang thuốc. Chuyện làm ăn bị gián đoạn bất ngờ. Những người hùn hạp làm ăn trở măt, giật hết vốn. Mỹ Xuyên lúc ấy mới mười tám tuổi, chẳng biết gì về việc làm ăn của người lớn. Bỗng dưng phải ghé vai gánh vác mọi thứ từ chuyện ra vào nhà thương chăm lo cho ba mẹ đến việc coi sóc đứa em nhỏ hơn mình năm tuổi. Cô đã già nhanh hơn bao bạn bè khác.
Nằm hôn mê gần nửa năm trời, ba mẹ cô lần lượt qua đời. Ngay lúc đó, ngân hàng cũng đến phát mãi căn nhà của gia đình Xuyên để trả nợ ngân hàng và bao thư nợ khác trong kinh doanh của mẹ cô mà cô không biết gì hết.
Bơ vơ không nơi nương tựa, Xuyên đưa Tú về quê ở Sóc Trăng, nói có những địa danh Mỹ Xuyên, Mỹ Tú mà ba cô đã lấy để đặt tên cho hai cô con gái. Chị em ở trong ngôi từ đường xưa cũ và được bà dì họ bà con của ba mình chắm sóc. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Hết mấy tháng hè, Xuyên trở lên thành phố tiếp tục học. Cô vừa làm vừa học, với người thầy dạy trong trường đại học mỹ thuật cô đang học.
Nhờ có năng khiếu và phong cách thẩm mỹ khá vượt trội so với những học trò khác, nên thầy Tưởng rất quý. Xuyên vừa học vừa làm việc cho thầy suốt thời gian ở đại học. Cô học nghề rất nhanh và chứng tỏ được mình là cánh tay đắc lực cho ông thầy.
Thầy Tường là chuyên gia phục chế những ngôi nhà theo kiến trúc Pháp thế kỷ mười chín. Ông không chỉ giỏi thiết kế mà còn biết tất cả ngóc ngách, thủ thuật tinh vi của nghề này. Mỹ Xuyên học được ở ông đủ thứ. Hai thầy trò hợp tác hết sức ăn ý. Cho đến khi Xuyên tốt nghiệp đại học thì cũng là lúc thầy Tưởng xuất cảnh sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.
Trước khi đi, ông đã giới thiệu Mỹ Xuyên vào làm cho công ty Đại Hưng. Cô đã đi làm được hai năm dưới quyền sính sát của giám đốc Ái Xuân, một bà giám đốc giỏi nhưng rất khắc nghiệt.
Xuyên làm việc và tiện tằn từng đồng để gửi về Sóc Trăng cho Mỹ Tú ăn học. Con bé vừa thi đậu vào trường cao đẳng sư phạm dưới đó, Xuyên mừng lắm. Cô những tưởng đứa em mà từ hồi còn bé đã để lộ tính cách thích đua đòi đã yên thân làm cô giáo làng rồi. Ai ngờ nó lại nhất nhất đi theo con đường gian nan đầy ảo tưởng.
Bất giác Xuyên thở dài. Cô không thể nào yên tâm khi biết Mỹ Tú đã rời Sóc Trăng. Tú rất quậy. Bà dì Năm vẫn kêu ca mỗi khi Xuyên về. Con bé đẹp, nên con trai xếp hàng dài dài.
Thừi biết mình gây ấn tượng với bọn mày râu như thế nào, nên Mỹ Tú sớm biết dùng cái ma lực phụ nữ của mình để làm khổ những gã si tình, bù lại con bé chỉ nhận được một nỗi buồn vu vơ, chớ chưa bao giờ có được cái gọi là tình yêu thơ mộng. Mỹ Xuyên đã … lên lớp con nhỏ bao nhiêu lần về cái thói lẳng lơ đó, nhưng chẳng có kết quả, vì cô có ở gần Tú đâu mà nó sợ.
Lần này con bé vuột khỏi tay Xuyên thật rồi, cuộc đời đầy rẫy những bất trắc, cô biết tìm Mỹ Tú ở đâu ở cái đất Đà lạt chưa mấy thân thuộc đối với cô đó?
Ngước mắt nhìn tấm panô cao ngất còn dở dang, Mỹ Xuyên cầm cọ lên. Dẫu ngày mai thế nào, hôm nay cô cũng phải hạ quyết tâm xong công việc này.
Để Gió Cuốn Đi Để Gió Cuốn Đi - Trần Thị Bảo Châu