Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chú Bé Rắc Rối
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 2
T
háng đó, tôi không được xét phong sao chiến công.
Số là ở trường tôi, kể từ năm ngoái, mỗi học sinh đều phải đeo bản sao chiến công trước ngực. Đó là một bản giấy nhỏ hình chữ nhật, màu đỏ, đứa nào trong ban chỉ huy đội thì có thêm đường viền vàng chung quanh. Hằng tháng, từng phân đội họp lại xét phong sao. Học sinh nào được tập thể công nhận đã làm tốt năm mặt đạo đức, học tập, trật tự, lao động và công tác đội thì được phong một sao. Thế là trên bản đỏ được xuất hiện một ngôi sao vàng thật oách! Cô Nga bảo đến cuối năm em nào đạt được từ tám tới chín sao sẽ được xét chọn cháu ngoan Bác Hồ.
Thằng An thì chẳng nói làm gì, kể từ năm lớp sáu, tụi bạn đã gọi nó là cháu hư Bác Hồ. Còn tôi, ngay từ đầu năm, tôi đã hứa trước phân đội là sẽ phấn đấu đạt danh hiệu cao quý đó. Vậy mà mới bước vào tháng thứ ba của năm học, tôi đã "rụng" một sao, thiệt đau hơn bị bò đá!
Trăm sự cũng tại thằng An mà ra. Các mặt khác, tụi bạn đều công nhận tôi làm tốt nhưng về khoản công tác Đội thì tôi không hoàn thành.
Khi xét đến tôi, nhỏ Dạ Lan "nổ" trước:
- Việc gì bạn Nghi cũng làm tốt, chỉ riêng việc giúp bạn An học tập là chưa làm đến nơi đến chốn.
Tôi chưa kịp mở miệng, thằng Quyền đã bồi tiếp:
- Từ khi được bạn Nghi phụ trách, bạn An chưa lần nào được điểm trên trung bình, lại nhận liền tù tì hai con 2.
Bị phang hai đòn, tôi đỏ mặt tía tai, ngoác miệng cãi:
- Thì cũng phải từ từ chớ làm sao đạt điểm cao ngay được!
Thường thường trong những buổi họp như vậy, người được đóng góp phải đợi cho mọi người phát biểu xong, khi nào chủ tọa kêu mới được nói. Nhưng đang cơn sùng, tôi quên phắt mất luật lệ. Tệ hại hơn nữa là tôi đã vô tình dùng ngay những lý lẽ "dỏm" của thằng An để bào chữa cho mình. Và vì "dỏm" nên Dạ Lan quật lại ngay:
- Bạn nói vậy không đúng! Bạn An bị điểm 2 do không thuộc bài chớ đâu phải do làm bài tập không được. Học bài thì có gì đâu mà từ từ.
Tôi chưa biết đối đáp ra làm sao thì cái giọng éo éo của thằng Nhuận đã vang lên:
- Hôm trước cô Nga đã nói việc giúp các bạn học yếu nâng trình độ lên vừa là bổn phận của học sinh khá vừa là nhiệm vụ đội viên, bởi vì đó cũng là một mặt của công tác Đội trong nhà trường. Xét về mặt này thì bạn Nghi chưa hoàn thành tốt. Do đó tôi đề nghị tháng này bạn Nghi không được phong sao chiến công. Ai đồng ý với đề nghị này thì giơ tay lên.
Cả phân đội đều giơ tay, trừ tôi và An. Suốt cuộc thảo luận về khuyết điểm của tôi, An ngồi yên một cục, không bênh vực tôi lấy một tiếng. Mà thực ra, nếu muốn nó cũng chẳng biết bênh vực bằng cách nào.
Tôi nhìn những cánh tay giơ lên chưa kịp hạ xuống, cố vớt vát:
- Nhưng thiếu gì đứa bị điểm 2.
Nhuận lạnh lùng:
- Thì những đứa chịu trách nhiệm về chúng cũng không được xét phong sao!
Thế là hết! Chẳng còn thanh minh thanh nga gì được! Từ giây phút đó đến lúc tan họp, tôi ngồi câm như hến, chỉ có cánh tay đưa lên rụt xuống biểu quyết như cái máy.
o O o
- Thấy chưa?
Sau vụ đó, tôi vặc thằng An.
- Thấy cái gì? - Nó ngơ ngác.
Vẻ mặt ngây thơ của nó khiến tôi phát điên:
- Thôi đừng giả bộ nữa! Tại mày mà tao không được phong sao đó!
Nó rụt cổ:
- Chớ tao cũng đâu có được sao nào?
- Nhưng mày khác! Mày làm thì mày chịu! Còn đằng này tao phải chịu lây với mày!
Thấy tôi nói gay gắt, An nhìn đi chỗ khác:
- Nếu mày thấy dính vào tao rắc rối quá thì thôi, đừng nhận lời với cô Nga nữa!
Nếu hôm đầu tiên nó nói với tôi cái giọng đó thì tôi nghỉ chơi với nó liền. Nhưng bây giờ thì quan hệ giữa tôi và nó đã thay đổi khá nhiều. Chơi thân với nó một thời gian, tôi nhận thấy nó hay nói năng tửng tửng, ưa chọc cười và mặc dù lơ là học tập nhưng chơi với bạn lại rất tốt. Nó là đứa sẵn sàng nhường nhịn và hy sinh vì bạn. Từ khi khám phá ra những điềi đó, tôi càng mến An và biết rằng mình khó có thể nghỉ chơi nó ra được.
Vì vậy, thấy nó giận lẫy, tôi đâm hối hận. Tôi ấp úng:
- Ai lại làm vậy! Ý tao muốn nói là từ nay mình phải tổ chức học tập cho đàng hoàng...
Tôi vừa nói vừa dòm An. Thấy nó ngồi im, không tỏ ý gì phản đối, tôi yên tâm nói tiếp:
- Học đàng hoàng tức là học ngay tuần này chớ không có "từ từ" hay "chuẩn bị" gì nữa! Mày đồng ý không?
- Được rồi! -An đáp và quay hẳn người lại - Tao sẽ học, vì mày tao sẽ học!
- Sao lại vì tao? Thằng này nói lạ! - Tôi kêu lên.
An lại tiếp tục nói một cách kỳ quặc:
- Vì mày thôi! Chứ tao thì tao cóc cần học!
- Trời ơi! - Tôi đưa hai tay lên trời - Học mà không cần chứ mày cần cái gì? Mày có điên không?
Nó tỉnh khô:
- Sức mấy mà điên! Má tao nói vậy đó!
Tôi trố mắt:
- Má mày nói?
- Ừ.
- Nói với mày?
- Không nói với tao nhưng nói với một dì bán hàng ngoài chợ, tao nghe lỏm.
Tôi không nén được tò mò:
- Má mày nói sao?
- Thì nói vậy đó.
- Vậy đó là sao?
- Thì đi học làm quái gì cho mệt óc! Má tao nói, như anh Vĩnh tao, ăn học cho cố, tốn cơm tốn gạo mà chẳng được tích sự gì. Thi đại học rớt bịch một cái, bây giờ đi thanh niên xung phong chẳng có một xu dính túi. Má tao so sánh anh Vĩnh với anh Dự...
- Anh Dự nào?
- Thì anh Dự chứ anh Dự nào! Anh Dự là anh hai tao, còn anh Vĩnh là anh ba. Anh Dự hồi trước cũng học dốt như tao. Ảnh học chưa hết cấp hai, liền bỏ ngang. Vậy mà bây giờ ảnh làm ra khối tiền.
Tôi khịt mũi:
- Mày là không chịu học chứ không phải học dốt! Mày mà chịu học thì đâu có thua ai!
An tặc lưỡi:
- Học làm quái gì! Như anh Dự tao vậy mà sướng!
- Anh Dự mày làm gì mà có nhiều tiền vậy?
- Tao cũng chẳng biết! Hồi trước có một thời gian ảnh làm trong xí nghiệp gì gì đó. Nhưng ảnh nghỉ lâu rồi. Bây giờ không biết ảnh làm gì, khi thì ảnh nói làm ở tổ hợp bao bì, lúc thì ảnh bảo làm ở tổ hợp nhựa, thôi thì lung tung!
Tới đây, hai đứa im lặng một hồi lâu.
Lát sau tôi hỏi:
- Chắc mày thích anh Dự hơn anh Vĩnh?
An khoát tay:
- Dĩ nhiên rồi! Anh Dự thường cho tiền tao, còn anh Vĩnh thì không bao giờ. Cả má tao, cả anh Dự cũng không ưa anh Vĩnh. Hồi anh Vĩnh đăng ký đi thanh niên xung phong, má tao can không được, đòi từ luôn. Còn anh Dự thì bảo: thằng đó khùng!
Tôi "hừ" một tiếng:
- Người ta đi thanh niên xung phong thiếu gì! Chẳng lẽ thiên hạ khùng hết ráo sao? Anh Tư con bác Sáu tao cũng đi thanh niên xung phong vậy!
An thở ra:
- Tao cũng chẳng biết nữa! Nhưng đi thanh niên xung phong thì không có tiền xài!
Tôi nhăn mặt:
- Mày thì lúc nào cũng tiền, tiền!
An nhìn thẳng vô mắt tôi:
- Bộ mày không khoái có tiền sao?
Cái thằng hỏi độc địa quá chừng! Tôi ngắc ngứ một lúc rồi đáp:
- Kể ra có tiền thì cũng khoái! Nhưng ba tao bảo còn nhỏ mà nghĩ đến tiền thì lớn lên thế nào cũng hư hỏng.
Tôi đem ba tôi ra dọa mà coi bộ thằng An cũng không lay chuyển. Nó tỉnh bơ:
- Ba mày nói là nói vậy thôi! Có tiền vẫn khoái hơn!
Cãi qua cãi lại một hồi, tôi hết biết trời trăng gì ráo. Trong bụng, tôi biết chắc chắn những suy nghĩ của thằng An là sai nhưng tìm ra lý lẽ xác đáng để bác bỏ nó thì tôi chịụ Tôi đành nói lảng:
- Nhưng nếu mày không chịu học thì làm sao lên lớp được?
An nhún vai:
- Lo gì! Má tao sẽ xin với thầy hiệu trưởng! Như năm học vừa rồi đó!
Tôi hồi hộp:
- Má mày hối lộ hả?
- Bậy! - Nó cười khì - Má tao chỉ xin miệng thôi. Lúc đầu thầy hiệu trưởng không chịu, sau má tao nhờ ông chủ tịch hội cha mẹ học sinh xin giùm.
Tôi há hốc miệng:
- Bác ấy có xin không?
- Xin chớ! Bởi vì năm nào hội cha mẹ học sinh đi quyên góp tiền cho nhà trường má tao cũng đều đóng nhiều nhất.
- Nhưng mà trường có vớt cũng chỉ vớt một lần thôi chứ chẳng lẽ năm nào cũng vớt?
- Tao cũng chẳng biết! Nhưng nếu không vớt thì tao nghỉ học. Anh Dự tao hồi trước cũng đâu có học hành đến nơi đến chốn mà bây giờ sống ngon lành. Nghỉ học, tao sẽ theo anh Dự đi làm.
Mới chỉ là chuyện ví dụ thôi mà nghe nó nói tôi bỗng đâm hoảng:
- Thôi, thôi đừng nghỉ! Cứ đi học đi!
Thấy bộ dạng cuống cuồng của tôi, nó phì cười:
- Đi thì đi!
Tôi giữ vẻ nghiêm trang:
- Tao nói thiệt đó! Mình phải ráng học cho đàng hoàng!
- Học thì học!
Tôi gắt:
- Đừng có giở trò hề ra nữa! Bắt đầu từ thứ bảy tuần này hai đứa mình sẽ học chung, chịu không?
- Chịu.
- Chịu thì ngoéo tay đi!
An vừa ngoéo tay vừa nói thêm:
- Nhưng mà trước giờ tao ít coi bài coi vở, khi học chung rủi tao có chậm hiểu mày cũng đừng nghỉ chơi với tao nghen!
Tôi đấm vào vai nó:
- Thôi mà! Giận hoài!
o O o
Khi chia tay với thằng An, tôi vẫn cảm thấy lo lo. Miệng thì nó i là học, nhưng bụng nó thì không có vẻ quyết tâm lắm. Nếu nó cứ mơ mơ màng màng, suốt ngày cứ định bắt chước anh Dự, thì dù tôi có giúp cách gì cũng đừng hòng nó nhích tới được. Mặt khác, câu chuyện tiền bạc của nó làm tôi bối rối tợn, chẳng biết đúng sai thế nào.
Tối đó, chờ cho cả nhà ăn cơm xong, tôi kéo ba tôi ra chiếc ghế xích đu trước hiên, phỏng vấn:
- Ba nè, hồi nhỏ ba có đi học không?
- Có chứ con.
- Ba học tất cả các lớp chứ?
- Tất cả các lớp.
Tôi nghĩ ngợi một lát, lại hỏi tiếp:
- Hồi nhỏ ba có tiền chứ?
- Làm gì mà có tiền! Ba đang còn là học trò kia mà!
- Vậy ba thích có tiền không?
- Tất nhiên là thích rồi! Con định cho tiền ba à?
Tôi vùng vằng:
- Ba cứ giỡn hoài! Con hỏi thiệt đó! Vậy ba thích có thật nhiều tiền không?
- Thích.
- Nhiều vô số chứ?
Ba tôi cười:
- Nhiều vừa vừa thôi! Đủ sống là được rồi!
- Nếu bây giờ con nghỉ học để đi làm kiếm tiền, ba có thích không?
Ba tôi trợn mắt:
- Con định như vậy à?
- Không đâu! Con chỉ giả dụ vậy thôi!
Ba tôi đưa tay xoa cằm, chậm rãi nói:
- Không nên con ạ! Nhiệm vụ của trẻ con là học hành, còn làm ra tiền là phần việc của người lớn. Khi nào trẻ con trở thành người lớn, lúc ấy hãy nghĩ đến tiền bạc. Vội gì!
- Nhưng cũng có những đứa trẻ đi làm, ba ạ!
- Thì có! Trước đây, thời đất nước bị nô lệ, việc đó là phổ biến. Bây giờ rải rác cũng còn, do hậu quả của chiến tranh. Nhưng chẳng ai muô"n như vậy, kể cả những đứa trẻ đó lẫn ba mẹ chúng, và cả xã hội nữa. Trẻ con thì phải được học hành, mọi thứ đã có người lớn chăm lo.
- Nhưng trẻ con mà có tiền vẫn thích hơn, ba ạ!
Thấy tôi bướng, ba tôi quay hẳn người lại, đối diện với tôi:
- Hôm nay sao con lạ vậy, lúc nào cũng nói đến tiền! Cái vốn quý nhất của con người là sự hiểu biết chứ không phải tiền bạc. Có một câu ngạn ngữ nói rằng tiền bạc là phương tiện của người khôn và là mục đích của người dại, con hiểu không?
Tôi lắc đầu, ngơ ngác. Ba tôi vỗ vai tôi:
- Thế này này! Con người ta ai cũng phải học để hiểu biết, để tích luỹ kiến thức, đến khi trưởng thành mới có đủ năng lực mà đóng góp cho xã hội, gọi nôm na là đi làm, con hiểu chưa?
Tôi gật đầu.
- Và khi ta làm tốt ta sẽ được lãnh một số tiền tương xứng với kết quả công việc. Đó là những phần thưởng cho những đóng góp của ta. Như vậy thì con thấy đấy, tiền bạc bao giờ cũng đến sau, cái chính vẫn là công việc. Và ta chỉ làm việc tốt khi nào ta học hành đến nơi đến chốn. Ngay cả người nông dân trên đồng ruộng cũng phải học bởi vì họ làm việc có kỹ thuật thì mới đạt được năng suất cao.
Tôi chợt nhớ đến anh Vĩnh, liền hỏi:
- Còn những người đi thanh niên xung phong thì sao?
- Thì họ vừa làm vừa học. Thời buổi bây giờ có nhiều cách học, ai cũng có điều kiện để học: học bổ túc, học tại chức, học hàm thụ, học ghi danh... Mà sao hôm nay con lại hỏi ba những chuyện này?
Thế là tôi kể cho ba tôi nghe về thằng An. Nghe xong, ba tôi ngồi trầm ngâm một hồi lâu.
- Gay đấy! - Cuối cùng ba tôi nói - Con phải cố gắng giúp bạn, nói cho bạn hiểu, có thể nhờ các bạn có trách nhiệm trong lớp cùng thuyết phục. Thậm chí có thể báo cho cô chủ nhiệm biết để cô quan tâm đến bạn đó hơn hoặc là trao đổi với gia đình bạn đó.
Bỗng ba tôi tặc lưỡi:
- Nhưng mà thôi, khoan nói với ai vội. Tự con gần gũi giúp đỡ bạn đó một thời gian xem sao đã!
Nghe ba tôi giảng giải một hồi, lòng tôi dần dần thanh thản. Chuyện đơn giản như vậy mà mình không nghĩ ra, thiệt dốt hết chỗ nói. Nhưng đêm đó, leo lên giường nằm rồi, tôi lại đâm lo. Lo là tuy ba tôi nói rõ ràng như vậy nhưng chẳng biết thằng An có chịu nghe hay không.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chú Bé Rắc Rối
Nguyễn Nhật Ánh
Chú Bé Rắc Rối - Nguyễn Nhật Ánh
https://isach.info/story.php?story=chu_be_rac_roi__nguyen_nhat_anh