Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Buồn Như Thể Muốn Tan Ra
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tháng Chín
N
hững ngày cuối tháng Tám, Hà Nội còn chưa hết oi nồng. Chuyến bay khởi hành từ sân bay Nội Bài lúc mười một giờ mười lăm phút đêm hạ cánh xuống sân bay Frankfurt lúc sáu giờ sáng. Tôi men theo những bảng hiệu chỉ dẫn vào ga, mất gần nửa tiếng đồng hồ xếp hàng ở cửa hải quan trước khi được một nhân viên sân bay tư vấn rằng những hành khách ghé Frankfurt như một điểm quá cảnh trên hành trình sẽ không phải làm thủ tục nhập cảnh. Thay vào đó, tôi cần men theo lối thang cuốn để xuống tầng hầm, tìm đường tới ga B và liên hệ với quầy thông tin hãng máy bay của mình.
Nhân viên của hãng máy bay hỏi tôi đã in thẻ lên tàu bay? Đó không phải lần đầu tiên tôi xuất ngoại nhưng lại là lần đầu tiên tôi sử dụng dịch vụ quá cảnh ở một sân bay nước ngoài, tôi lẽ ra nên lấy thẻ lên tàu bay của cả hành trình ngay từ sân bay ở Việt Nam. Cô gái trẻ tóc vàng, đeo kính trắng dịu dàng trấn an tôi. Vé được in ra ngay sau đó, những thông tin về chuyến bay được in trên nền bức hình của một người đàn ông trung tuổi diện áo sơ mi trắng, gile đen và cà vạt màu cà rốt, gam màu đặc trưng của hãng máy bay lớn nhất nước Đức.
Chuyến bay tiếp theo sẽ khởi hành lúc mười giờ bốn mươi phút, nghĩa là tôi còn gần ba tiếng đồng hồ để lang thang. Ở nhà, bố mẹ tôi cứ lo sốt vó không biết bốn tiếng đồng hồ (từ sáu giờ đến mười giờ bốn mươi phút) có đủ để tôi xuống máy bay, di chuyển giữa các nhà ga, tìm kiếm thông tin, check in và tiếp tục lên máy bay. Sang đến nơi chỉ muốn thở dài khi không biết làm gì để giết đống thời gian khổng lồ ấy. Tôi bước vào một cửa hàng cà phê nhỏ, gọi một Latte(1) rồi đưa mắt ngắm nghía khoảng tường bao quanh những chiếc ghế ngồi của hành khách được chủ cửa hàng trang trí bằng cách cho in những câu trích dẫn mang tính mời gọi khách hàng dừng chân. “A morning without coffee is like sleep(2)”, “Given enough coffee, I could rule the world(3)”…
Tôi mở laptop ngồi bắt wifi nhưng ngay lập tức chán nản khi biết chúng tôi được yêu cầu trả tiền để có thể sử dụng dịch vụ. Trước khi laptop tắt hẳn, tôi kịp nhìn chiếc đồng hồ ở góc màn hình và nhận ra đã gần hai giờ chiều theo giờ Việt Nam. Chiếc đồng hồ điện tử đính trên trần của tầng hai sân bay vẫn chỉ tám giờ. Ban nãy, khi máy bay hạ cánh và nữ tiếp viên có giọng nói truyền cảm cho biết giờ địa phương bên ngoài là sáu giờ sáng, tôi lơ đễnh không để ý đến chữ “địa phương” mà cứ ngỡ mình chỉ vừa ngủ một giấc thật sâu tới sáng trong ghế mềm của máy bay, có biết đâu ở nhà, mặt trời đã dịch chuyển sang phía núi bên kia. Vài ngày trước, một người bạn của tôi bay từ Australia lúc mười một giờ bốn mươi lăm phút sáng và hạ cánh xuống sân bay của San Franciso lúc mười một giờ mười lăm phút buổi sáng cùng ngày. Điều này thật khó tin, nhưng nếu bạn tìm hiểu một chút về sự khác biệt múi giờ giữa các nước, bạn sẽ hiểu ra điều khó tin không hẳn là điều không thể xảy ra. Thật lạ lùng cái cách máy bay, phương tiện di chuyển nhanh nhất thế giới giúp chúng ta thay đổi thời điểm mình đang đứng, không phải bằng cách quay ngược chiều kim đồng hồ mà bằng cách gia tăng vận tốc bay, chạy đua với vị thần thời gian không bao giờ khoan nhượng.
Ông khách ngồi ở bàn bên cạnh liếc nhìn đồng hồ trên cổ tay phải rồi vội vã đứng dậy, bỏ lại tờ báo trên mặt bàn. Tờ tin tiếng Anh của nước Đức. Bỏ qua những cập nhật chính trị, kinh tế, tôi lật mở đến trang tin về người trẻ. Tác giả một bài báo cho biết số lượng người trẻ Đức ra nước ngoài du học và làm việc đang dần tăng lên, điều này không khỏi khiến nước Đức lo ngại về hiện tượng chảy máu chất xám. Tôi tặc lưỡi, đâu phải cứ đi là đi mãi không về, ai chẳng có quê hương để mà thương mà nhớ. Nghĩ đến đây, tôi đột nhiên nhớ tới gia đình một em bé người Việt ngồi chung máy bay với tôi khi nãy. Trừ những lúc mệt quá ngủ thiếp đi, thằng bé khóc suốt không thôi. Hết mẹ tới bà của thằng bé ôm nó vỗ về.
- Nín đi, nín đi Cún! Sắp về đến nhà rồi con!
Có thể đó chỉ là những lời dỗ dành con trẻ, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn thấy buồn. Biết bao người Việt đang bay đi và không muốn trở về, biết bao người Việt gọi tên một mảnh đất khác là nhà, kêu tên một đất nước khác là quê hương.
Như Minh chẳng hạn.
Minh hơn tôi ba tuổi. Chúng tôi yêu nhau hồi Minh còn ở Việt Nam cày tiếng Pháp để thực hiện giấc mơ du học. Minh mê vẽ, muốn trở thành kiến trúc sư. Mọi người bảo Pháp là mảnh đất lý tưởng để Minh thực hiện hoài bão của mình. Tôi đã từng sung sướng ôm chầm lấy Minh ngày anh thông báo nhận được học bổng toàn phần để rồi sau đó thừ người suốt nhiều ngày trời khi nghe Minh thủ thỉ.
- Giáo sư nói với khả năng của mình, anh có thể ở lại Pháp làm việc sau khi tốt nghiệp. Anh nghĩ về điều ấy và thấy đó là một gợi ý không tồi.
Tôi sợ hãi tưởng tượng ra viễn cảnh Minh không trở về nữa và chuyện tình của chúng tôi phải kết thúc tại đó. Tôi cuống cuồng chuẩn bị hồ sơ, tìm kiếm học bổng từ mọi nguồn thông tin với hi vọng có thể bay sang châu Âu sớm nhất có thể. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp đại học, tôi nhận được học bổng thạc sĩ của một trường đại học ở Tây Nam Ireland, khóa học Creative Writing(4) đúng như nguyện vọng. Ireland và Pháp dẫu sao cũng nằm trong khối châu Âu, không gần nhưng cũng chẳng xa, tôi ít nhiều tin rằng mình đã đến gần hơn với Minh. Bố mẹ nhìn tôi lắc đầu, cuối cùng mày cũng bỏ xứ mà đi hả con. Tôi nhìn ra khoảng không chứa đầy hơi lạnh bên ngoài những ô cửa kính của sân bay, thấy mình chẳng khác nào những đứa đã hăm hở bỏ xứ ra đi dù không mấy tin rằng những điều mình nhận được sẽ tốt hơn môi trường trong nước. Chỉ là khi người ta đã để tình yêu dẫn lối, mọi lời phân bua cũng đều trở nên vô lý tột cùng...
Tôi không có ý định gọi điện cho Minh trước khi tới sân bay của Cork, nhưng giây phút ấy, tôi chợt tha thiết muốn được nghe giọng anh, để có thêm chút niềm tin về điều mình đã chọn. Gom vài đồng xu lẻ trong túi, tôi bỏ vào bốt điện thoại công cộng, quay số của Minh.
- Đầu số của Đức, em đang chờ ở sân bay Frankfurt hả? Anh đang bận chút việc ở trường, lát về Skype(5) với em sau nhé. Nhớ đi đứng cẩn thận. Yêu em!
Minh cúp máy, không cho tôi cơ hội nói bất cứ điều gì. Tôi mỉm cười nghĩ đến gương mặt ngơ ngác và mái tóc rối bù không có thời gian chăm sóc của Minh. Chỉ vài tháng nữa thôi, khi kì nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới đến, tôi sẽ đặt vé máy bay sang thăm anh. Chúng tôi có thể gặp nhau, thực sự gặp nhau dưới bầu trời Paris, nơi ngày đầu tiên đặt chân đến Minh đã gọi điện phấn khích khoe.
- Góc phố nào cũng có thể bắt gặp người ta hôn nhau. Paris là thành phố của tình yêu hay sao ấy em ạ? Anh chỉ ước có em ở đây bây giờ...
***
Từ lúc rời sân bay Nội Bài, tôi chủ yếu di chuyển trong những khoang hộp, từ khoang hành khách đến đường ống dẫn vào ga rồi liên tục di chuyển giữa các cổng, nhiệt độ đều không thay đổi. Bởi thế, lúc nhận đủ hành lý và ra khỏi sân bay của Cork, tôi có cảm giác như mình vừa bị thả vào một khối không khí mới, se lạnh nhưng dễ chịu vô cùng. Ít nhất, cuối cùng tôi đã có thể hít thở dưới ánh nắng mặt trời.
Tháng Chín, đất trời đang thu. Ở quầy làm thủ tục nhập cảnh, nhân viên hải quan sau khi săm soi rất kĩ thư đống giấy tờ, hỏi tôi về mục đích cũng như thời gian dự định lưu lại Ireland, cuối cùng cũng gật đầu đồng ý cho tôi đi qua, không quên nhún vai giải thích.
- Xin lỗi vì cô đã phải đợi lâu! Cô biết đấy, chúng tôi cần phải kiểm tra kĩ lưỡng mọi đối tượng để đảm bảo không người nào, à hừm, đến nhầm địa điểm. Giờ thì chào mừng cô đến với đất nước của chúng tôi. Thời tiết ở Cork đang rất đẹp, tôi nghĩ cô sẽ muốn lang thang ở ngoài trời cả ngày không biết chán!
Có lẽ anh ta nói đúng, về chuyện một số người đến nhầm địa điểm. Như nhiều trường hợp người ta mượn cớ đi du lịch nhưng kì thực lại chốn chui chốn lủi ở lại làm thêm. Như nhiều phụ nữ tìm cách lấy chồng Tây để hợp pháp đổi quốc tịch. Như nhiều sinh viên mang danh ra nước ngoài du học song thực ra chỉ là chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Anh ta đã đúng, như tôi chẳng hạn.
Nhưng anh ta cũng đúng khi nói về thời tiết của Cork. Điện thoại báo ngoài trời đang là mười lăm độ, nắng vàng ươm và gió nhè nhẹ, kiểu thời tiết không thể tuyệt vời hơn. Những chiếc xe bus màu xanh lá cây chạy phía bên kia đường, tới điểm dừng trước cửa sân bay thì dừng lại, đám hành khách với đống vali hành lý lục tục kéo nhau xuống rồi theo vạch kẻ đường dành cho người đi bộ để sang đường. Luật giao thông của Ireland khá giống với Vương Quốc Anh, bao gồm cả việc lái xe phía bên tay trái. Dù đã biết trước điều này, nhưng khi ngồi trên xe bus vào trung tâm thành phố, tôi vẫn không khỏi thót tim khi chiếc xe vào cua ở những đoạn ngã ba, ngã tư hay thậm chí cả những đoạn vòng xuyến khổng lồ.
Jan là tên cậu bạn được trường cử ra sân bay đón tôi. Không quá khó để chúng tôi nhận ra nhau, khi mà tôi đã được dặn trước rằng Jan sẽ đứng chờ ở bến xe bus. Anh ta là người Séc, đồng thời là thành viên CLB Sinh viên quốc tế của trường. Ngồi ghế bên cạnh, Jan chứng kiến toàn bộ sự hoảng hốt của tôi nhưng thật may mắn, anh ta đã không bật cười chế nhạo.
- Đáng sợ đúng không? Tôi đã mất gần một tháng trời để quen với việc bắt xe bus từ nhà tới trường và từ trường về nhà. Chỉ bởi, nơi tôi ở nằm phía bên trái cổng trường, theo lẽ thường sẽ đứng đợi xe bus ngay trước cổng. Nhưng do xe cộ nơi này di chuyển phía bên tay trái nên tôi phải đón xe ở bến đối diện. Người dân nơi này thật tài giỏi khi có thể đi ngược chiều với thế giới, không chỉ trong giới hạn của vấn đề luật lệ giao thông.
- Hả? Đi ngược chiều với thế giới sao? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại. Jan không trả lời ngay mà nháy mắt kêu tôi chờ một chút. Trên xe bus có wifi miễn phí nên tôi rút điện thoại, thay đổi giờ giấc rồi nhắn một tin cho Minh qua Skype, thông báo tôi đã đến nơi an toàn, và rằng mọi thứ thật sự rất lạ lẫm. “Những điều này, một năm trước anh đã trải qua đúng không Minh?”
- Đó, đó! Nhìn phía bên tay trái của em kìa! - tôi bị tiếng gọi của Jan làm cho giật mình, suýt chút nữa là đánh rơi điện thoại. Ngay lập tức, tôi phóng tầm mắt ra phía bên ngoài cửa sổ, và bắt gặp những chiếc cối xay gió màu nâu đang nhẹ nhàng đảo cánh.
- Là cối xay gió sao? Nhưng tôi tưởng ở đâu chẳng có những thứ này? Như thế đâu có nghĩa Ireland đi ngược chiều thế giới!? - Đó là lần đầu tiên tôi thực sự nhìn thấy cối xay gió chứ không phải qua phim ảnh hay sách báo. Nhưng tôi không nghĩ Ireland là đất nước duy nhất trên thế giới sở hữu loại hình biến đổi năng lượng tự nhiên thành các dạng hữu dụng hơn này, đặc biệt khi Hà Lan mới là quốc gia nổi tiếng với biểu tượng của những chiếc cối xay gió cổ. Tôi căng óc nghĩ nhưng không thể tìm ra câu trả lời khả dĩ nên quyết định đầu hàng.
- Nếu em để ý sẽ thấy cối xay gió trên thế giới thường quay ngược chiều kim đồng hồ trong khi ở đây, chúng lại quay theo chiều ngược lại, nghĩa là xuôi theo chiều kim đồng hồ.
Phát hiện ra điều đó, tôi thích thú vô cùng nhưng khi quay người sang trái để tiếp tục ngắm những cỗ máy biến đổi năng lượng gió đặc biệt thì tất cả đã trôi tuột về phía sau. Tôi kéo ba lô, mở sổ để ghi chép lại vài thông tin thú vị Jan vừa chia sẻ. Jan không hiểu những dòng tôi viết bằng tiếng Việt, bèn tò mò hỏi tôi có đang kể xấu anh không.
- Dĩ nhiên là không. Nhưng chớ quên tôi học CW, nên nếu anh dám đắc tội với tôi, danh tính của anh sẽ ngay lập tức xuất hiện trong những tác phẩm sắp tới của tôi với những lời lẽ cực kì “tuyệt mĩ”. Tôi sẽ không hứa suông đâu, chắc chắn đấy! - Tôi gập sổ, bỏ vào túi, đột nhiên nghĩ tháng ngày ở đất nước này hẳn sẽ không quá tệ.
- Em học CW, nên tôi tưởng lằng nhằng em sẽ tống tôi vô WC, chứ vô tác phẩm của em thì tôi sẵn lòng thôi. Dẫu sao tôi cũng muốn nổi tiếng haha! - Cách chơi chữ của Jan khiến tôi đỏ mặt mà không biết đối đáp thế nào mới phải. Vừa hay, xe bus giảm dần tốc độ rồi dừng hẳn ở St. Patrick’s Quay. Jan hướng dẫn tôi cách bắt xe vào nhà Patricia, khu Bishoptown, nơi tôi sẽ ở homestay(6) trong bốn tháng đầu. Sau đó, tôi có thể lựa chọn ở tiếp hoặc dọn vào kí túc xá hoặc ra ngoài tìm phòng thuê riêng. Brendan, thầy phụ trách sinh viên quốc tế khuyên tôi nên sống cùng gia đình bản xứ, nơi sẽ giúp tôi có nhiều trải nghiệm hơn, nhiều cơ hội tiếp xúc với văn hóa bản địa hơn so với việc chia sẻ phòng ốc với những người bạn đến từ phương xa, những người có thể chẳng hiểu chút nào về Ireland. Homestay có lẽ không phải một lựa chọn tiết ikiệm đối với những bạn du học tự túc, nhưng trong trường hợp của tôi, khi học phí và tất cả các khoản chi phí ăn ở, sinh hoạt đều được được cấp trong phạm vi của học bổng, homestay được đưa vào danh sách những điều nhất định phải thử nghiệm khi đi du học.
Patricia là một người phụ nữ dễ mến. Bà sống một mình trong căn nhà nhỏ một tầng gồm ba phòng ngủ, một phòng ăn kiêm phòng khách, một phòng tắm và một căn phòng nhỏ ba mặt tường được ốp kính, nơi bà thường nằm trên chiếc ghế mây để đọc sách những ngày trời nắng đẹp. Chồng bà mất trong một tai nạn nhiều năm trước, bà sống một mình nên đã quyết định dành riêng hai phòng để đăng ký chương trình tiếp đón sinh viên của UCC(7). Ở cùng nhà với tôi là Maria, một chị bạn người Pháp đang học thạc sĩ Marketing. Tất cả các khóa học thạc sĩ đều bắt đầu vào tuần thứ hai của tháng Chín, nhưng vì muốn làm quen với môi trường sống nên Maria đã bay sang trước một tuần.
- Em sẽ thích thành phố này ngay trong ngày đầu tiên lượn lờ ở trung tâm thành phố. Những cửa hàng mua sắm, những con phố nhộn nhịp... Nhưng em sẽ lập tức thấy nó nhàm chán ngay khi kết thúc tuần đầu tiên ở đây. Chị đang băn khoăn không biết sẽ làm gì trong những ngày sắp tới, nếu lịch học ở trường không quá căng!- Maria ngán ngẩm nói. Tôi không một chút nghi ngờ, bởi có thể với những người đến từ một đất nước lớn như Pháp, đến từ một thành phố hiện đại như Lyon, thì Cork là một điểm dừng chân quá bé nhỏ và không xứng tầm. Nhưng với một người bước ra từ một đất nước đang phát triển, những gì khắc sâu trong kí ức chỉ là hình ảnh của những thôn làng nghèo khó, những con đường chưa được xây dựng xong, những thành phố ngổn ngang ô nhiễm... thành phố nửa hiện đại nửa yên bình này là điểm đến lý tưởng của tôi.
- Cháu không nên tiêm nhiễm vào đầu con bé những định kiến của riêng mình. Hãy để con bé được tự mình khám phá và có đánh giá riêng. Giờ thì sắp xếp đồ đạc rồi ra ăn tối nhé. Bác đã chuẩn bị thịt nướng và khoai tây nghiền, nhất định hai đứa sẽ rất thích!
***
Nếu như bầu không khí ấm cúng ở nhà Patricia giúp tôi dần quen với cuộc sống như một người bản địa, nếu như những cuộc chuyện trò với Maria trên đường từ nhà ra bến xe bus mỗi tháng giúp tôi hiểu hơn về những du học sinh quốc tế, nếu như những tin nhắn và cuộc điện thoại buổi tối với Minh xoa dịu cảm giác buồn chán và nhớ nhà trong tôi thì những nỗ lực hòa-nhập-cộng-đồng của tôi ở trường dường như chỉ mang lại thất bại. Khi nhận được thông báo lọt vào danh sách nhận học bổng của Chính phủ nước này, tôi đã vui mừng chạy khắp nơi để khoe với tất cả mọi người. Bố mẹ, dù đặt kì vọng ở một cô con gái, an phận thủ thường, tốt nghiệp sẽ ổn định công việc rồi kiếm một tấm chồng, nhưng cũng không giấu được niềm tự hào khi biết tin tôi là một trong số ít những người giành được học bổng này.
Tôi đã rất tự hào, thực sự rất tự hào về bản thân mình. Cho đến khi nhìn vào profile của những sinh viên còn lại trong lớp. Người là nhà thơ nổi tiếng của Đức, người là cây viết trẻ phụ trách chương trình radio của thủ đô Dublin, người từng in ít nhất vài ba đầu sách... Trong khi, tôi chỉ là một cộng tác viên làm việc tự do cho vài tờ báo lớn nhỏ ở Việt Nam. Tất cả những gì tôi có khi ấy là đam mê và một quyết tâm theo đuổi lĩnh vực này, bất kể chuyên ngành tôi được học ở trường là Tài chính ngân hàng. Tôi đã cho rằng mình tài giỏi, và rồi bất ngờ rơi vào trạng thái tự ti ngay từ những buổi học đầu tiên, khi thầy giáo giới thiệu tổng quan về khóa học. Bên cạnh những học phần bắt buộc là “The Business of Writing(8)”, “Writing and Experiment(9)” và “Dissertation(10)”, tôi phải lựa chọn thêm vài môn học tự chọn, chiếm tới ba mươi lăm tín chỉ trên tổng số chín mươi tín chỉ của toàn khóa. Ở Việt Nam, tôi là một cộng tác viên báo chí tự do, thảng hoặc đá vài bài ngắn ngủn sang các mảng cảm xúc hay truyện ngắn. Thế nên, ngay cả khi có dư tự tin vào khả năng tiếng Anh của bản thân, tôi vẫn không khỏi thở ngắn than dài nhìn vào danh sách những môn học tự chọn: Poetry(11), Fiction(12), Food Writing(13), Creative Industries(14), Advanced Short Story(15),...
- Tất cả những sinh viên còn lại của lớp đều rất xuất sắc. Họ đã sai lầm khi quyết định trao học bổng cho em. Rồi em sẽ bị bỏ lại, đúng không?
- Ngốc ạ, em không thể nghĩ lạc quan hơn một chút hả? Hội đồng xét duyệt học bổng hẳn đã cân nhắc rất kĩ, họ nhìn thấy tiềm năng của em. Nếu như các bạn sinh viên khác được đánh giá cao ở bảng thành tích nghề nghiệp dày dặn thì tấm bằng cử nhân chuyên ngành Ngân hàng chắc chắn đã mang đến cho em một vài điểm cộng. Dẫu sao, những người viết lách thường thiếu tư duy logic, điều này em đã có được nhờ những năm tháng rèn luyện trong trường kinh tế. - Minh tìm cách an ủi tôi lúc hai đứa chat video trên Skype. Thật tuyệt khi chúng tôi chỉ còn cách nhau một múi giờ đồng hồ, nhịp sinh hoạt gần giống nên có nhiều thời gian để chuyện trò hơn.
- Gấp sách vở, tắt laptop rồi ngủ sớm đi. Nếu sáng mai tỉnh giấc, em vẫn còn lăn tăn những điều vớ vẩn như thế này thì anh sẽ nghĩ... người ta chọn lầm thật đó!
- Á, đến anh cũng nói với em như thế hả? Huhu - Tôi giả vờ khóc, nũng nịu Minh. Điều anh nói không hẳn không đúng, nhưng tôi muốn nghe Minh dỗ dành thêm nên cứ vờ chưa hiểu.
- Người Việt Nam mình cứ nghĩ giành được học bổng hẳn phải giỏi lắm, ghê gớm lắm. Trong khi giáo sư của anh nói rằng tiêu chí trao học bổng của họ, không phải là tìm người giỏi nhất mà là tìm người phù hợp nhất với chương trình, khóa học. Người ta không bao giờ tùy tiện trao mấy chục nghìn euro cho một người không xứng đáng. Nên một khi em được chọn, em hoàn toàn có thể tự hào về điều đó và tự tin vào bản thân mình, biết không hả?
Đột nhiên, tôi tha thiết muốn được nhìn thấy Minh bằng xương bằng thịt, muốn được Minh ôm vào lòng, muốn được hít hà mùi nước hoa nhè nhẹ trên ngực áo Minh, muốn được ở cạnh Minh và quên hết những rối ren này. Trong cuộc đời mình, người ta có thể dễ dàng ôm vào lòng nhiều điều lo lắng, muộn phiền nhưng lại dễ dàng quên hết khi nghe được những lời ủi an từ một người mình rất mực yêu thương và cũng hết lòng quan tâm mình. Với tôi, người ấy là Minh.
- Em học bài rồi ngủ sớm nhé. Anh ngủ trước đây, ngày mai anh có lịch hẹn gặp giáo sư ở trường. Yêu em!
Tôi muốn nói chuyện với Minh nhiều hơn, luôn muốn nói chuyện với Minh nhiều hơn. Dường như Minh rất bận, anh chỉ có thể dành cho tôi một chút thời gian buổi tối. Nhưng như thế cũng khá hơn nhiều những cuộc nói chuyện rời rạc hồi tôi ở Việt Nam, khi mà buổi tối tôi lên giường đi ngủ còn lớp học của Minh vẫn chưa kết thúc. Sang đây, mọi thứ đều mới mẻ, tôi như đứa trẻ phải học cách làm quen với tất cả từ đầu. Mỗi lần như thế, tôi đều nghĩ mình đang trải nghiệm những điều Minh đã đi qua, những điều đó sẽ giúp chúng tôi hiểu nhau hơn.
***
Phòng tôi ở có một chiếc cửa sổ rất lớn, được ngăn cách với bên ngoài bằng lớp kính dày. Tôi thích ngồi đó ngắm những đọt nắng ấm áp tràn xuống khu vườn nhỏ bé trước cửa nhà, nơi Patricia cần mẫn tạo một chiếc hồ với cây cầu gỗ nhỏ xíu bắc ngang. Những ngày mưa, tôi tự pha cho mình một cốc cà phê, ngồi đọc sách trên bệ cửa sổ. Tôi sẽ vội vã chạy ra mở cửa nhà cho Patricia ngay khi nhìn thấy bà chậm rãi đẩy nhẹ then cài để mở cánh cửa lớn bằng gỗ. Bishoptown là một thị trấn nhỏ nằm ở ngoại ô Cork. Từ nhà ra bến xe bus, tôi phải đi ngang qua rất nhiều dãy nhà thấp tầng có chung một màu mái ngói, ấy là màu xám. Patricia bảo đó là truyền thống của vùng này và từ trước tới giờ, không ai muốn thay đổi hoặc làm trái. Một buổi tối rảnh rỗi, Patricia lôi từ trong tủ kính ra bức ảnh chụp Bishoptown từ trên cao. Khung cảnh hoàn toàn khác biệt. Một vương quốc nhỏ với những lâu đài có mái ngói giống nhau được bao trọn bởi những cánh đồng cỏ mướt xanh, nằm yên bình dưới ánh nắng của mùa xuân.
- Đẹp quá! Cháu không nghĩ thị trấn của chúng ta lên ảnh lại lung linh thế này đâu ạ!
- Không chỉ trong ảnh mà Bishoptown ở ngoài vốn dĩ đã đẹp rồi, cháu gái ạ! Mười năm trước, khi Matthew còn sống, chúng ta đã thuê một chiếc trực thăng nhỏ có người lái để ngắm toàn thành phố từ trên cao. Bức ảnh này do Matthew chụp, đến tận lúc đó ta mới nhận ra tất cả những căn nhà trong khu phố này đều có chung một màu mái ngói và kiểu kiến trúc gần như không mấy khác biệt. Đôi khi, chúng ta phải đứng từ xa mới có thể xem xét toàn diện mọi vấn đề!
Maria đang ăn kẹo chocolate, rồi như nhớ ra điều gì đó, chị dừng lại rồi quay sang nói với chúng tôi.
- Cháu biết một chỗ nơi chúng ta có thể đứng từ xa và ngắm những thị trấn nhỏ với những ngôi nhà thấp lè lè và giống hệt nhau! Từ trung tâm thành phố, chỉ cần đi bộ một chút là tới, hai người có muốn đi không?
Hôm sau là Chủ nhật, ba chúng tôi quyết định ra khỏi nhà, bắt xe bus 208 để vào trung tâm thành phố. Dừng ở đường St Patrick Street, chúng tôi đi bộ qua cầu rồi lên dốc, rẽ trái rồi men theo con đường nhỏ nằm lọt thỏm giữa hai dãy nhà cao tầng nhiều màu sắc. Ở cuối con đường, phía bên tay phải hiện ra khung cảnh chúng tôi muốn được nhìn thấy. Những ngôi nhà nhỏ được sơn màu trắng, có cửa sổ và mái ngói màu xám nằm rải rác trên thảo nguyên. Thấp thoáng phía sau là những hàng cây sắp vào mùa lá rụng nhưng vẫn vươn mình mạnh mẽ, hân hoan đón từng đợt gió. Tôi kể với Patricia và Maria rằng người Việt Nam không thích xây nhà giống nhau, ai cũng thích chơi trội, càng nổi, càng khác người càng tốt. Hai người bọn họ cười khẽ rồi bảo, khi mà cả thế giới đang tiến dần đến sự hiện đại đơn giản thì người Việt Nam dường như lại chọn cách đi ngược, càng phức tạp càng hợp mốt. Sự thật về những điều “ngược chiều” này khiến tôi nhớ đến Jan. Ngoại trừ buổi chiều anh đón tôi ở sân bay và buổi học của tuần đầu tiên, anh dẫn tôi tới phòng quản lý sinh viên để làm thẻ rồi hướng dẫn cách làm vé tháng xe bus, chúng tôi hoàn toàn không giáp mặt thêm một lần nào nữa. Maria bảo UCC trông nhỏ mà lớn lắm, chiếm nguyên một khoảng trống to đùng trong bản đồ của thành phố nên khả năng tình cờ gặp một người rất khó xảy ra.
Tất cả những gì tôi biết về Jan chỉ là danh hiệu thành viên của CLB Sinh viên quốc tế. Thậm chí, tôi còn quên chưa hỏi Jan học khoa nào. Những ngày đầu tiên đặt chân đến Cork, tôi đã chỉ quan tâm đến vấn đề của riêng mình. Sau giờ học môn “Writing and Experiment” của ngày thứ Hai, tôi hỏi đường tới văn phòng CLB Sinh viên quốc tế, định bụng sẽ mời Jan đi uống chút gì đó để cảm ơn. Tất nhiên là, nếu anh chàng đó nhớ ra tôi là ai. Ai biết được? Thành viên của CLB Sinh viên quốc tế thường giúp đỡ phòng Quốc tế để tiếp đón sinh viên, mỗi người được phân công hướng dẫn biết bao nhiêu người. Ai dám chắc anh ta còn nhớ?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Buồn Như Thể Muốn Tan Ra
Dora Nguyen
Buồn Như Thể Muốn Tan Ra - Dora Nguyen
https://isach.info/story.php?story=buon_nhu_the_muon_tan_ra__dora_nguyen