Chương 2 -
ôi ôm chiếc gối nằm nhìn ra cửa sổ. Trời đã về chiều, những đám mây xám lặng lờ bay trên bầu trời. Giờ này ở nhà chắc mẹ đang nấu cơm, không biết, ông ta có gây gỗ với mẹ chuyện gì nữa không. Từ hôm đi đến bây giờ ông ta có chịu để mẹ yên không?
Tôi nhìn đăm đăm một đám mây, buồn tê tái:
- Trân ơi, dậy ăn cơm, đến giờ rồi.
- Ta chưa muốn ăn.
Vân Hà leo lên giường, ngồi bó gối nhìn tôi đầy vẻ quan tâm:
- Sao mấy hôm nay mi buồn quá vậy? Từ lúc biết mi đến giờ chưa khi nào ta thấy mi buồn hết. Mi có chuyện gì vậy Trân?
- Không có gì đâu.
- Hay là mi với anh Phi giận nhau?
- Không có
- Vậy thì cái gì? Từ hôm mi về nhà lên ta thấy mi buồn lắm, tính mi có như vậy đâu.
- Tại ta bị nhức đầu.
Vân Hà nhìn tôi đăm đăm:
- Không phải, chắc chắn là không phải.
Tôi im lặng. Vân Hà rụt rè cầm tay tôi:
- Thấy mi buồn tự nhiên ta cũng buồn theo. Mi có tin là ta rất thương mi không Trân?
Tôi quay lại nhìn nó. Nó có vẻ ngượng vì cách bày tỏ tình cảm đối với tôi. Tôi cảm động, trong mười đứa phòng này tôi hay bực Vân Hà nhất, nhưng cũng không hiểu từ đâu tôi mến và gần gũi nó nhất.
Tôi ngồi dậy, hất mớ tóc ra phía sau:
- Trời chiều nay buồn quá há Hà?
Vân Hà khẽ đọc:
“Cảnh buồn cảnh cũng đeo sầu.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Đúng không Trân?
- Đúng
- Vậy thì mi buồn gì vậy?
- Chuyện gia đình.
Và tôi kể hết với nó những gì đã xảy ra với tôi, kể cả nỗi bất hạnh của mẹ con tôi. Vân Hà mở to mắt thốt lên:
- Thật là khó tưởng tượng. Vậy mà lâu nay ta cứ nghĩ gia đình mi khá giả, được gia đình cưng chiều, nhìn mi hồn nhiên vui tính thế kiạ.. thật là kỳ lạ, Trân ạ!
Tôi im lặng. Vân Hà cắn môi:
- Ta nghĩ những người sống nội tâm thường che giấu nỗi buồn của mình bằng bề ngoài vui vẻ, vô tư. Thì ra mi tạo lớp vỏ như vậy để sống hả Trân?
Tôi lắc đầu:
- Ta không tạo gì hết, ta luôn sống thực với bản chất của mình.
- Nhưng đâu là bản chất thật của mi?
- Ta không biết.
- Thậ là lạ. Lẽ nào trong mi tồn tại hai tính cách trái ngược nhau như vậy?
- Bây giờ thì ta phải kiếm việc làm. Thực tình ta cũng không biết phải làm gì nữa – Tôi thở dài.
- Mi có dám làm nhà hàng không Trân?
Tôi nhìn sững nhỏ Vân Hà:
- Cái gì, làm nhà hàng hả? Làm sao mi nghĩ nổi ra chuyện đó, ai dạy mi vậy?
Vân Hà điềm tĩnh:
- Tự ta đi tìm, tất nhiên là có người hướng dẫn.
Tôi mở lớn mắt nhìn nó, kinh ngạc:
- Vậy ra mi đã vào chỗ kinh khủng đó rồi à?
- Không lâu lắm, nhưng cũng đủ để ta hiểu về họ.
- Mi làm bao lâu rồi?
- Hơn một tuần.
- Vậy là chỉ mới đây thôi?
- Ừ.
Tôi lặng thinh. Thật là một khám phá kinh ngạc. Nhỏ Hà loắt choắt hay chọc phá bạn bè lại có một cuộc đời riêng phức tạp đến thế sao? Tôi thẫn thờ:
- Ta không làm việc đó được đâu, ta không dám.
Vân Hà buồn rầu:
- Ta cũng không xúi giục mi, vì chuyện đó cũng không mấy tốt đẹp gì.
- Sao mi không làm gì khác mà lại làm gnhề đó hở Hà?
- Làm gì bây giờ, ta không đủ kiên nhẫn dạy kèm mấy đứa con nít lóc chóc, cũng không khéo tay hay có sức khỏe tìm việc gì phù hợp với con gái. Ta đành lợi dụng cái phụ nữ của mình nếu muốn có tiền đi học.
Tôi lặng yên nhìn nó. Vân Hà ngước nhìn trần nhà:
- Mi biết đó, chỉ có làm ở nhà hàng là mau kiếm tiền nhất. Ta cần làm một thời gian để dành tiền học hết bốn năm. Sau đó sẽ xin đi làm như bao người trí thức lương thiện có gì xấu không hở Trân?
Tôi bâng khuâng:
- Chỉ sợ càng ngày mình càng lao theo đồng tiền, lúc đó mất hết Hà à.
Vân Hà thở dài:
- Chuyện đó sau hãy hay. Ta cũng đã đấu tranh với mình dữ lắm mới quyết định.
Nó bỗng đột ngột đổi giọng sốt sắng:
- Còn chuyện chủa mi thì rất dễ, mi có chịu dạy kèm tư gia không?
- Chịu chứ.
- Vậy để ta giới thiệu chỗ này cho mi.
- Làm sao mi biết mà giới thiệu?
Vân Hà lim dim mắt:
- chuyện đó đâu có lớn, mi cứ tin vào tài xoay sở của ta đi.
Tôi nhìn Vân Hà, bỗng nhiên tôi nghĩ về mấy nhỏ khác trong phòng, bọn nó cũng sống hồn nhiên vui vẻ, nhưng đằng sau bề mặt đó là cuộc đời ra sao?
Tôi đứng trước cổng một biệt thự lớn. Tiếp tôi là một cô gái hãy còn nhỏ, có vẻ là một người giúp việc. Cô bé đưa tôi vào phòng khách ngồi chờ.
Tôi quan sát khắp phòng. Đúng là một gia đình giàu có quá mức, cách bài trí lộng lẫy theo kiến trúc phương Tây. Tôi nhìn về phía chiếc dương cầm ở góc phòng, rồi bất giác đứng dậy đến ngồi vào bàn.
Đã lâu lắm rồi tôi mới thấy lại chiếc đàn dương cầm. Thưở nhỏ mẹ cũng mua cho tôi một chiếc và đích thân dạy tôi đàn. Khi tôi bắt đầu lớn mẹ nhờ hẳn một cô giáo đến dạy... Bây giờ thì những cái đó xa xôi rồi, xa thật rồi khi thôi phải gọi người đàn ông xa lạ ấy bằng ba.
Tôi mở nắp đàn, những kỷ niệm ngày xưa ùa về choáng ngợp hồn tôi, và tôi quên tất cả, thoát ly thực tại quanh mình để đắm chìm trong tiếng nhạc du dương.
Rồi tôi ngồi im, còn váng vất những ý nghĩ lan man. Chợt một giọng nói vang lên phía sau :
- Cô cũng biết đàn nữa à, cô đàn hay lắm.
Tôi quay lại, người đàn bà ngồi ở salon đang nhìn tôi với một nụ cười xã giao.
Tôi đứng dậy, bà ta vẫy tôi :
- Cô lại đây ngồi để tôi nói chuyện.
- Dạ, chị Là ...
- Tôi là mẹ của bé Vy, cô là Nghi Trân phải không, giống trong hình lắm. Nhìn hình tôi thấy cô có vẻ hiền hậu, tuy chưa gặp nhưng tôi thấy mến cô và nghĩ là cô có thể dạy con tôi được.
- Da.
- Cô thường đi học buổi nào.
- Dạ, buổi chiều.
- Tốt quá, vậy thì cô dạy buổi sáng nhé.
- Da.
Bà chợt quay vào trong, gọi lớn :
- Mi Mi, Mi Mi !
- Da.
Tiếng dạ của trẻ con vang lên, rồi từ nhà sau một cô bé chạy ra, thì ra cô bé này là Mi Mi, thế mà tôi cứ tưởng ...
Tôi nhìn cô bé, một mái tóc búp bê, một khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt to tròn, cô bé phúng phính trong chiếc áo đầm cũng xoe tròn giống mấy con búp bê rối ở Nga cũng hay hay. Tôi nhìn con bé mỉm cười.
Bé Vy (hay gọi là Mi Mi) cũng nhìn tôi, thấy tôi cười nó cũng cười nhe cả mấy chiếc răng sún, rồi nghiêng đầu làm điệu với tôi. Con bé này đáo để lắm, kèm một đứa trẻ như thế này không đơn giản đâu - Tôi nghĩ.
Người đàn bà nói với Mi Mi :
- Cô này sẽ dạy tiếng Anh cho con đó, mai mốt sáng phải ở nhà học với cô chứ không đi chơi nữa nghe không ?
Mi Mi chợt cau mặt vùng vằng :
- Con không thích đi học, mẹ nói cô giáo về đi, đã nói là không thích mà cứ bắt học hoài.
Tôi sững người nhìn cô bé. Có lẽ mẹ nó đã quen với tính nết ngang bướng và kém lễ độ của nó, bà ta cười :
- Không thích cũng phải học, mày mà cãi tao là mày ăn đòn đó.
Ôi trời, cả bà ta cũng nói năng với con như thế, thảo nào ...
Tôi chưa từng thấy mẹ con nào nói chuyện như vậy bao giờ. Người đàn bà quay lại tôi :
- Vậy nhé, ngày mai tám giờ cô đến dạy nó học, nó không chịu cứ đánh thẳng tay cho nó sợ.
- Vâng, thưa chị em về.
Tôi đứng dậy ra về, buồn nản và mệt mỏi vô cùng. Dạy kèm cho một đứa trẻ như vậy rồi sẽ ra sao ? Cứ lo đối phó với nó thì học gì được kia chứ, và nếu nó không học được thì mẹ nó sẽ bảo tôi không biết dạy.
Nhưng thôi, thà chấp nhận mọi cái đó còn hơn xin tiền mẹ.
Đúng tám giờ hôm sau tôi lại đến, gặp mẹ của Mi Mi ở phòng khách, hình như bà chuẩn bị đi đâu đó, bà ta kéo tay tôi :
- Cô vào đây.
Tôi đi theo bà vào phòng bé Mi Mi, căn phòng nhỏ thật sang trọng. Cô bé đang nằm duỗi người ngáp dài, rồi lăn qua ôm chiếc gối kết ren xinh xắn. Mẹ cô bé đến ngồi cạnh giường.
- Mi Mi, dậy học nè con, dậy đi !
Cô bé hét toáng lên :
- Đã nói là không học mà.
- Để tao quất cho vài roi xem mầy thích học không ?
Vừa nói bà ta vừa đứng dậy gỡ cây chổi lông gà treo tường, tôi hoảng hồn :
- Đừng đánh, đừng đánh, chị Để em dỗ Mi Mi cho.
- Ừ, cô kêu nó dậy dùm tôi nhé, tôi gấp đi lắm.
Rồi bà đi nhanh ra ngoài. Tôi thở dài ngồi xuống giường, ngọt ngào :
- Bé Mi dậy đi chơi với cô không ?
Cô bé ngẩng đầu lên, hỏi tỉnh táo :
- Đi đâu ?
- Đi chơi, Mi Mi thích đi đâu cô sẽ đưa đến đó.
- Vậy là khỏi học phải không cô ?
Tôi lắc đầu :
- Sáng nay thì chưa học, cô sẽ dẫn em đi chơi thôi.
- Cô nói thật không, cô đừng nói láo nghe.
- Ừ - Tôi nhìn cô bé ngán ngẩm.
Cô bé ngồi bật dậy nhảy xuống giường rồi chạy ra cửa hét lớn :
- Đói bụng rồi.
Một lúc sau, tôi thấy cô gái hôm qua mang lên phòng đĩa hột gà, bánh mì, vài chiếc bánh tây và một ly sữa.
Mi Mi lấy chiếc bánh tây nhúng vào ly sữa, bột bánh tan nhanh. Tôi ngạc nhiên nhìn nó bẻ Tất cả chỗ bánh còn lại cho vào ly, rồi lấy muỗng múc ăn. Tôi lên tiếng :
- Sao em ăn gì kỳ vậy ? Phải ăn bánh mì với hột gà trước rồi mới được ăn bánh tây uống sữa.
Cô bé cong mỏ lên :
- Em thích ăn thế này hơn.
Tôi khẽ lắc đầu ngồi yên. Mi Mi ăn hết ly sữa, liếm muỗng :
- Đem hộp sữa lên đây.
Con bé đổ sữa vào hột gà chiên rồi nhón một miếng cho vào miệng. Hôm nay tôi mới phát hiện rằng trẻ Con có thể ăn hột gà với sữa. Không biết rồi tôi sẽ còn chứng kiến Mi Mi ăn những thứ kỳ cục gì nữa đây.
Cả một tuần tôi chỉ dẫn cô bé đi chơi rong ruổi mà thôi.
Hôm nay tôi đến sớm hơn, Mi Mi vẫn chưa rời khỏi giường, tôi dịu dàng :
- Bé Mi dậy đi, cô đến rồi nè.
Con bé còn buồn ngủ lắm, nhưng vẫn mở mắt :
- Hôm nay cô dẫn em đi nữa hả cô.
Tôi không hứa hẹn gì cả, chỉ bảo :
- Bây giờ em xuống nhà rửa mặt, rồi ăn sáng cô sẽ chờ em.
Cô bé phụng phịu :
- Bảo chị Lành mang vào đây em mới ăn.
Tôi cương quyết :
- Không nên như vậy. Sáng em phải đánh răng rồi mới được ăn.
- Em không thích đánh răng. Từ đó tới gời không đánh răng em vẫn ăn được mà cô.
Tôi kiên nhẫn :
- Nhưng vì em không đánh răng nên răng em mới bị nhức đấy. Hôm kia răng em đau em khóc suốt ngày, nhớ không ?
Cô bé bướng bỉnh :
- Nhưng bây giờ em hết đau rồi.
Tôi nghiêm mặt đến ngồi bên bàn :
- Thôi được, em không muốn rửa mặt cũng được nhưng chắc hôm nay cô không dám dẫn em đi chơi, vì cô thấy bạn bè em ai cũng sạch sẽ dễ thương chỉ có mình em là không dễ thương như bạn.
Rồi tôi mở sách ra đọc, không nhìn đến nó nữa. Bé Mi Mi đứng tần ngần sau lưng tôi, rồi lững thững đi xuống nhà dưới.
Khá lâu cô bé trở Lên, nó rụt rè đến đứng bên tôi :
- Cô ơi, em đánh răng rồi, em ăn sáng rồi.
Tôi mỉm cười :
- Đâu lại đây cho cô xem. Ừ, hôm nay cô mới thấy mặt Mi Mi sạch sẽ và đẹp hơn mặt bạn Ngân. Nếu Mi Mi chịu nghe lời cô, em sẽ dễ thương hơn bạn Ngân nhiều. Em thích dễ thương hơn bạn Ngân không ?
- Dạ Thích.
Tôi ngồi im, nhìn đăm đăm ra cửa sổ. Bé Mi níu tay tôi :
- Cô ơi, sao cô buồn quá vậy cô ?
- Hình như hôm trước bạn Ngân được phát thưởng phải không Mi Mi ?
- Da.
- Vậy em có muốn được lãnh thưởng không ?
Cô bé có vẻ mắc cở :
- Dạ Không.
- Nếu em chịu học thì chắc chắn em sẽ lãnh thưởng, nhiều hơn bạn Ngân nữa.
- Không được đâu, mẹ bảo em học dở và ngu.
- Không có đâu, em thông minh lắm. Bây giờ thử đếm theo cô mấy số này nghe.
Con bé nhìn tôi, căng thẳng, tôi đếm số bằng tiếng Anh rồi bảo nó lặp lại. Nó đếm một cách khó khăn, tôi vẫn tươi cười :
- Không ngờ em giỏi đến vậy, em hay quá Mi ạ. Cô chưa thấy đứa bé nào thông minh như em hết.
- Thật hả cô ?
Mi Mi có vẻ hớn hở, sung sướng kỳ lạ. Có lẽ đây là lần đầu tiên con bé được khen vì từ trước tới giờ nó chỉ nghe mẹ nó mắng thôi.
Thế là mỗi sáng tôi có thể bảo Mi Mi ngồi vào bàn học. Tôi không ngớt miệng khen nó giỏi và sau mỗi lời khen của tôi bé Mi lại học hăng hơn. Thực ra thì con bé rất dễ bảo và ngoan ngoãn. Không hiểu sao đến mẹ nó thì nó lại đâm ra ngang ngạnh và bướng bỉnh. Hầu như ngày nào nó cũng bị đòn, còn bà thì miệng cứ oang oác như con gà. Đôi lúc tôi phải ngồi chờ bà ấy mắng xong mới dạy. Những lúc ấy tôi rất khó chịu và bực bội.
Sáng nay cho Mi Mi làm bài tập, tôi rảnh rỗi ngồi chơi. Cô gái giúp việc quanh quẩn dọn dẹp trong phòng và lân la đến bên tôi :
- Em công nhận chị hay thật. Bé Mi mà chịu học thì mẹ nó đỡ vướng víu với nó lắm. Trước chị có mấy người đến nhận dạy nhưng nghỉ hết rồi.
- Sao vậy ?
- Tại bé Mi cứng đầu quá người ta không dạy được.
- Vậy hả ?
Cô bé nhìn tôi tấm tắc :
- Chị đẹp ghê hé, mà hiền nữa. Lúc trước có mấy người đến xin dạy, cũng là sinh viên như chị nhưng em thấy không ai đẹp bằng chị.
- Vậy hả ?
- Mẹ bé Mi cũng đẹp há chị Trân ?
- Ừ.
Cô ta hạ giọng :
- Nhưng bà ấy dữ lắm. Chị có thấy bà ấy dữ không ?
- Ờ ... Ờ ... chị Cũng không biết.
Cô ta để cây chổi một bên, ngồi xuống cạnh tôi :
- Tại thấy chị hiền em mới dám nói, chứ bà dữ lắm, ở bên chồng không được mới đem con về đây đó. Trước mặt chị bả Không nói gì, chứ chị mà làm gì con bả ấy hả, bả chửi toáng lên liền.
- Vậy à ?
- Ừ, dữ lắm.
Cô ta ghé sát tai tôi :
- Bà này buôn ... buôn gì nhỉ ? Em không biết bả buôn cái gì, nhưng nhiều tiền lắm. Mỗi lần người ta đưa tiền bà ấy hả, trời ơi, cả bao luôn mà toàn là giấy lớn không hà.
Tôi bắt đầu thấy tò mò :
- Vậy mẹ bé Mi không phải là chủ nhà hả ?
- Không, bả là con gái ông bà chủ.
- Thế sao tôi chưa gặp ông bà ấy lần nào ?
- Có đó chứ, tại chị không ở thường xuyên nên không thấy đó.
Hình như cô bé rất thích nhiều chuyện, cô ta nhích lại gần tôi, hăm hở :
- Nhà này kỳ lắm. Mạnh ai nấy sống, ít ai nói tới ai lắm, mà hễ gặp mặt nhau là gây. Mẹ bé Mi hay cãi cọ với cậu Út lắm. Mỗi lần cãi nhau là không vừa đâu, um sùm luôn.
- Cậu Út là ai ?
- Ờ, cậu ấy còn đi học, nhưng mà không chịu ở nhà, ít về nhà lắm, chừng nào xin tiền bà chủ mới về.
- Vậy hả ?
Mi Mi chợt lên tiếng :
- Cô ơi, em xong rồi nè.
Tôi đứng dậy, Lành dặn dò :
- Chuyện em kể chị đừng nói với ai nghe. Chị mà kể là bà chủ mắng em nhiều chuyện đấy. Thực tình em cũng không ưa mấy người nhiều chuyện đâu, chuyện của ai thì mặc người ta, nói tới nói lui tọc mạch chẳng hay gì. Thế nhé, chị đừng nói với ai nhé.
Tôi phì cười :
- Đừng lo, chị không nói gì với ai đâu.
Cô bé có vẻ yên tâm, lại lo quét dọn, chắc là tính hay tò mò chuyện người khác lắm đây, nhưng những điều nghe được cũng gây cho tôi ấn tượng về gia đình này.
Mấy hôm nay nhà Mi Mi thật đông người, đặc biệt là thêm một bầy con nít không biết chui từ đâu ra, chúng nó đùa giỡn, cãi cọ ầm ĩ trong nhà. Đôi lúc tôi phải dắt Mi Mi ra vườn học để tránh chúng nó.
Sáng nay tôi đến thì Mi Mi đã ngồi vào bàn học, bên cạnh là bé Thy. Chúng nó chụm đầu cùng vẽ cái gì đó thật say sưa. Tôi ngồi ở góc phòng mở sách ra đọc chờ chúng nó.
Bỗng bé Thy hét lên một tiếng.Tôi ngẩng lên. Mặt nó lem luốc những lằn ngang dọc, có lẽ Mi Mi đã quẹt lên đó, tôi chưa kịp chạy đến thì bé Thy đã mở nắp mực, vẩy mạnh một cái. “Phựt!” Mấy giọt mực bắn lên, mặt bé Mi lấm tấm màu xanh. Nó đưa tay quệt ngang làm mấy vệt mực lem đầy cả mặt. Thế là hai đứa bé xô vào nhau, cào cấu, la hét điếc cả tai.
Tôi chạy đến giằng chúng nó ra, ngay lúc đó có một giọng quát lên:
- Mấy đứa nhãi này, cái gì mà ồn quá vậy?
Cánh cửa bị đẩy mạnh, tôi quay lại rồi đứng sững nhìn về phía cửa, người ấy là Thế Phi.
Thế Phi cũng ngạc nhiên nhìn tôi:
- Em đó hả, em làm gì ở đây vậy, sao em biết nhà anh?
- Đây là nhà của anh à?
Thế Phi gật đầu:
- Sao em biết anh ở đây mà tìm?
- Em không đi tìm anh, em đến đây để...
Anh quay qua hai đứa bé:
- Hai đứa ra ngoài chơi đi.
Bé Mi chạy đến níu áo tôi:
- Cô ơi, chừng nào học hả cô?
Thế Phi nhướng mắt nhìn tôi:
- Gì, con bé này mà chịu học à? Em dạy nó học à?
Nó nép vào tôi, trả lời anh:
- Cô dạy con học Anh văn.
- Em dạy nó học được hả Trân? Thật là ngạc nhiên.
Rồi anh xua chúng nó như xua đàn muỗi:
- Đi, đi ra ngoài chơi, hôm nay nghỉ học một buổi cũng được.
Bé Mi phụng phịu với tôi, rồi hai đứa ríu ríu đi ra. Sao chúng sợ Thế Phi thế.
Anh ngồi ngả người xuống ghế, nhíu mày nhìn tôi:
- Em dạy thế này bao lâu rồi Trân?
- Gần hai tháng.
- Ai giới thiệu em vào đây vậy?
- Vân Hà. Thật ra nó cũng không biết đây là nhà anh.
Thế Phi nhún vai:
- Anh không ở nhà thường, bạn bè anh cũng ít ai biết.
Anh nhìn tôi chăm chú:
- Mấy đứa này là con mấy bà chị anh đó. Đứa nào cũng khó dạy, nghịch ngợm không chịu được. Em làm thế nào mà dạy chúng nó được?
- Em có cách của em.
Giọng anh thật quan tâm:
- Bà chị của anh trả em mỗi tháng bao nhiêu?
Tôi né tránh:
- Cũng không đến nỗi tệ.
- Em khó khăn đến độ phải dạy thêm sao Trân? Sao em không nói với anh?
- Tại vì em không muốn anh... Nhưng đi dạy kèm thế này có gì là xấu đâu anh?
Thế Phi lắc đầu:
- Anh đâu có nói đi dạy là xấu, nhưng anh không ngờ em sống khó khăn như vậy. Anh cứ nghĩ gia đình em rất khá, cha mẹ cưng chiều em lắm.
- ...
- Bây giờ em phải nói thật với anh, nhà em gửi tiền em không đủ sống phải không?
- Đâu có, đủ chứ.
- Nếu vậy tại sao em phải đi dạy thêm, anh biết, em cố chịu đựng tụi nhỏ này tức là em không còn cách nào khác để kiếm tiền, đúng không?
Tôi xoắn tay:
- Anh hỏi em như người ta hỏi cung vậy.
- Cứ cho là như vậy, làm sao anh thờ ơ với chuyện này được, em là người yêu của anh mà.
- ...
- Nhà em làm gì vậy Trân?
- Mẹ em bán vải, em đã kể với anh rồi.
Thế Phi có vẻ suy nghĩ:
- Có nghĩa là không đến nỗi khó khăn, vậy thì tại sao em phải thiếu hụt? Em không kể với anh được à?
- Hôm nào em sẻ kể.
- Không, em phải nói ngay bâ 1``y giờ, anh không cókiên nhẫn chờ. Nói hết với anh về gia đình em. Cuộc sống của em...
- Em bình thường mả, anh biết rồi đó.
- Bây giờ anh mới biết anh không hiểu gì về em hết, thật là... sáng nay gặp em ở đây anh bị đảo lộn hết mọi thứ. Anh giận em ghê gớm.
Tôi nhỏ nhẹ:
- Em có làm gì đâu.
Thế Phi khoát tay:
- Em không xem anh là người yêu và lúc nào cũng đặt anh bên lề cuộc sống của em. Nếu thật sự xem anh là người thân thì em không giấu anh những việc làm của em.
Tôi nhìn vào mặt Thế Phi:
- Thế anh có xem em là người thân không? Anhcó cho em biết sự thật về anh không? Gia đình anh ở đây, thế mà anh vẫn sống ở ký túc xá mà cũng chưa bao giờ kể với em tại sao.
- Anh khác em, trước sau gì anh cũng sẽ nói, bởi vì anh không thích nhắc đến gia đình phức tạp của anh.
Giọng anh dứt khoát:
- Bắt đầu ngày mai em phải nghỉ dạy ngay. Không cần giải thích gì hết.
- Sao vậy anh Phi?
- Anh không muốn em làm mấy chuyện này, em cần gì anh sẽ giúp.
Tôi im lặng. Giá mà được sống nhởn nhơ trong sự bảo bọc của Thế Phi, nhẹ nhàng và sung sướng biết bao. Mất đi điểm tựa ở mẹ tôi đã có những ngày sống trong tâm trạng chơi vơi, được sống trong vòng tay che chở của anh là đã tìm được bóng râm cho cuộc sống. Ôi tôi thèm được như vậy lắm anh biết không?
Đến bây giờ tôi mới nhận thức trọn vẹn rằng những ngày qua tôi đã hụt hẫng, sợ hãi với ý thức tự mình phải vật lộn với cuộc sống.
Làm sao Thế Phi biết được rằng có những lúc ngồi giữa giảng đường, đầu óc tôi chỉ trĩu nặng nghĩ đến những khoản tiền phải có cho một tháng. Khi tôi miệt mài trong những lo toan là những lúc tâm hồn tôi chìm đắm trong nỗi cô đơn nghiệt ngã. Nỗi cô đơn ám ảnh cả từng giấc ngủ chơ vơ, tôi đã chạy trốn cảm giác đó mà nào có được.
- Em nghĩ gì vậy Trân?
Tôi chưa kịp trả lời thì ngoài sân có tiếng Mi Mi khóc thét lên, rồi giọng một phụ nữ giận dữ:
- Tại sao mày không học mà ra đây, tao đã cấm mày chơi với đám quỷ nhỏ này mà, chơi rồi đánh lộn mà cứ chơi hoài. Cô Trân đâu?
Bé Mi mếu máo:
- Cô ở trong phòng.
- Dạy học gì mà cô ở trong nhà, trò ở ngoài sân, dạy học kiểu gì vậy?
Tôi cắn môi ngồi yên. Thế Phi cũng cau mặt khó chịu. Anh đi ra cửa, tôi nghe tiếng anh bực dọc:
- Hễ mỗi lần về nhà là nghe tiếng chị la mắng. Chị nói chuyện bình thường được không? Emcho nó ra ngoài chơi đó.
- Nhưng giờ này là giờ nó học.
- Học thì nghỉ một lát cũng được. Bộ chị nghĩ có người dạy kèm là bắt người ta phải dạy suốt coh đủ giờ của chị à?
- Vậy bỏ tiền ra mướn người dạy làm gì? Nếu dạy kiểu đó thà cho nó dốt để khỏi mất tiền.
- Chị nói năng hồ đồ quá.
Mẹ bé Mi vẫn léo nhéo:
- Con nhỏ đang giờ học, mày bắt nó ra ngoài để nói chuyện với cô giáo phải không? Bộ tao bỏ tiền ra mướn người về cho mày nói chuyện hả?
Thế Phi nổi nóng:
- Cấm chị dùng những từ “bỏ tiền mướn người” nhé. Nghi Trân là người yêu của em. Bắt đầu từ ngày mai chị tìm người khác dạy bé Mi Mi. Em không cho cô ấy dạy nữa đâu.
- Bộ mày hết người yêu sao mà đi lựa con nhỏ dạy mướn vậy?
Tôi ngồi lặng người, tim nhói lên những nhịp đập hỗn loạn. Ngoài kia Thế Phi nạt ngang:
- Chị không được hạ thấp người khác nghe chưa.
Mẹ bé Mi cười khan:
- Thấy mày ngu quá tao lo giùm vậy thôi. Coi chừng bị nó xỏ mũi để moi tiền đó. Tụi sinh viên bây giờ ghê lắm.
- Chị có im đi không?
- Im thì im, nhà này mày có quyền mà, ai dám ...ng tới mày.
- Ngày mai chị tìm người khác dạy kèm đi. Nghi Trân nghỉ lập tức chứ không đợi đến cuối tháng đâu.
- Nghỉ thì nghỉ, tao sợ gì. Gì chứ chịu bỏ tiền ra thì ối người đến dạy ấy chứ.
- Chị cứ khư khư quan niệm như vậy đi rồi con chị dốt. Học hành gì ở trường thì bị mắng vốn, về nhà tìm người dạy kèm cũng không ai dám nhận. Chị nghĩ chỉ cần có tiền là mua được lòng tự trọng của người ta à?
- Tao nghĩ gì mặc tao, không can hệ gì đến ai hết.
Bà ấy mát mẻ:
- Nói ...ng đến người yêu là sẵn sàng bênh vực để gây gổ với chị em trong nhà. Người ta bảo khôn nhà dại chợ đâu có sai.
Thế Phi quát lên:
- Chị biết điều thì im đi, nói chuyện với một người thiếu hiểu biết như chị hoài công lắm. Chính bản thân chị không ra gì thì làm sao dạy con được. Bé Mi lớn lên mà giống tính chị thì không ai chịu nổi đâu.
Ngay lúc đó, tôi nghe tiếng chân từ nhà sau đi lên, rồi một giọng nói bực bội, mệt mỏi:
- Chuyện gì nữa đó, chị em gì mà đến gần nhau là cãi cọ um sùm. Nhà này loại hết rồi.
- Mẹ xem, bé Mi đang học thì nó đuổi ra ngoài để nói chuyện với cô giáo, bảo con đừng nói sao được.
- Nhưng cách nói của chị không ai chịu nổi cả, chị thấy nhà có ai nói năng hồ đồ thế không? Chị đâu còn trẻ nữa.
- Chứ không phải mày bênh con bồ mày hả?
- Chị im đi.
Tôi nhắm mắt, không muốn nghe gì nữa hết. Cảm giác bị xúc phạm làm tôi quay quắt. Chẳng lẽ bây giờ ngồi mãi ở đây để nghe họ cãi nhau và không biết rồi sẽ còn bị mỉa mai điều gì. Tôi đứng dậy gom sách vở vào giỏ rồi lặng lẽ đi ra.
Thấy tôi, mọi người chợt im lặng. Tôi nhìn thoáng mẹ của Thế Phi. Đó là một người đàn bà lớn tuổi, đẫy đà và hơi sắc sảo với mái tóc uốn quăn. Tôi nhận ra ngay mẹ bé Mi rất giống bà ấy.
Tôi gật đầu:
- Thưa bác con về.
Thế Phi lên tiếng:
- Em nói với chị Mỹ luôn đi, bắt đầu ngày mai em sẽ không đến nữa.
- Em chưa quyết định, thôi em về, chào.
Tôi đi nhanh ra cửa. Thế Phi chạy theo tôi:
- Để anh đưa em về.
Tôi nghe loáng thoáng tiếng chị Mỹ:
- Bồ thằng Phi đó mẹ, tới bây giờ nó mới chịu nói đó, con nhỏ này chắc cũng ghê gớm lắm.
Thế Phi đi cạnh tôi, chúng tôi cứ im lặng bên nhau. Rồi anh lên tiếng:
- Em nghĩ gì vậy Trân?
Tôi lắc đầu không nói. Anh thở dài:
- Em đừng quan tâm những gì chị ấy nói. Anh chỉ mong em quên những gì xảy ra lúc nãy, không ai cố ý xúc phạm em đâu.
- ...
- Nghe lời anh, đừng bao giờ em đến nhà anh nữa nghe.
- Đừng nói nữa anh Phi, em nhứ đầu lắm, bây giờ thần kinh em căng thẳng lắm.
Thế Phi im lặng đi bên tôi. Tôi nghĩ về chuyện vừa xảy ra, rùng mình. Gia đình Thế Phi là vậy đó, ai cũng hung dữ cả, dữ từ người lớn đến con nít. Thế mà bây giờ tôi mới biết.
Liệu anh có giống như họ không?
Một tuần trôi qua tôi không đến dạy Mi Mi. Thỉnh thoảng tôi thấy nhớ cô bé và có cảm giác đánh mất một thứ gì đó, giống như nỗi buồn đánh mất con búp bê khi tôi còn bé.
Thật bất ngờ, trưa nay Lành dẫn Mi Mi đến tìm tôi.
Tôi đứng ở cửa, ngạc nhiên nhìn cô bé Lành giải thích:
- Mi Mi nó nhớ chị, nó bắt em dắt đến đây. Trời ơi, em hỏi thăm gần chết mới kiếm được đó.
Tôi mở rộng cửa:
- Làm vô đây chơi.
- Không, bây giờ em đi ra ngoài kia mua đồ, để Mi Mi ở đây đi, lát nữa em trở lại dắt nó về.
Tôi bồng Mi Mi lên giường mình, nó nói líu lo:
- Em nhớ cô lắm. Trưa nay em nhớ cô quá. Cô không đến nhà là em buồn lắm, tối ngày em ngồi trong bàn học rồi nhớ cô, có bữa em khóc nữa.
Tôi mân mê tóc con bé:
- Em đi thế này mẹ có mắng không?
Nó nhỏ giọng:
- Mẹ không biết, trưa nay mẹ không có nhà em trốn đi đó.
Và nó giở áo đầm lên, lôi ra một túi nilon đưa tôi, mặt nó có vẻ sung sướng:
- Em cho cô nè.
Tôi lấy từng thứ trong túi ra, một cây son thật đẹp, một lọ nước hoa đã vơi, vài cây kẹp sặc sỡ và hộp vẽ mắt cũng đã vơi phân nửa. Tôi ngạc nhiên:
- Ở đâu em có cái này vậy?
Nó cười hớn hở:
- Em lấy của mẹ, không có mẹ Ở nhà em lén lấy.
Tôi mở lớn mắt:
- Em không sợ mẹ mắng sao?
- Mẹ không biết đâu, tại vì em giấu kín lắm. Lúc nãy em nhét vào áo chị Lành còn không biết nữa đó.
Thật là dở khóc dở cười, Mi Mi trẻ con quá làm tôi khó xử. Tôi chưa biết nói gì thì nó nhìn vào mặt tôi náo nức:
- Cô ơi, cô có thích ăn kẹo không, hôm nào em đem kẹo đến cho cô nha.
Tôi nghiêng mặt nhìn con bé:
- Nhưng kẹo ở đâu em có?
Nó liến thoắng:
- Em lấy trong tủ. Em đợi lúc ở nhà ngủ hết rồi chạy xuống tủ lấy, em nhét vào áo thế này này. – Nó giở áo đầm lên – Lúc nãy em cũng làm vậy đó.
- ...
- Nhà em có nhiều kẹo lắm, hôm qua người ta cho dì em một hộp kẹo thiệt lớn như vầy nè – nó dang tay ra so sánh, rồi đếm từng ngón một – có kẹo cam, kẹo nho, kẹo gì màu xanh nữa, em chỉ thích ăn kẹo bon bon thôi. Cô ơi, cô có thích kẹo bon bon không?
- À... ừ... cô chưa biết.
Nó ngả vào lòng tôi nũng nịu:
- Kẹo mà cô không thích ăn hả, vậy cô có thích sôcôla không?
- ...
Nó ngẩng mặt nhìn tôi:
- Vậy lần sau em đem sôcôla đến cho cô nha.
- Ở đâu em có vậy?
- Ở trong tủ ấy. Trong tủ có nhiều lắm, lần sau em cũng nhét vô áo đem cho cô.
- ...
- Hôm qua mẹ mới mua cho em con búp bê đẹp lắm, đẹp hơn mấy con trước nữa cô, có cả một tủ đồ chơi cho nó nữa. Mỗi ngày em thay cho nó một bộ đồ, em hay cho nó ngồi xe lửa của bé Thy nữa, em cho nó...
Tôi ngồi im nhìn bé Mi Mi, con bé vẫn huyên thuyên khoe với tôi đủ thứ. Nếu bé Mi Mi cứ đến đây hoài chắc tôi sẽ gặp nhiều phiền toái nữa. Không bao giờ tôi quên được những câu nói chua ngoa của mẹ cô bé. Nhưng bảo Mi Mi đừng đến thì tôi không nỡ. Và thật tình tôi cũng thấy nhớ con bé. Tôi thở dài. Thật khó xử!
Khi Lành trở lại đón Mi Mi, tôi kéo cô bé ra hành lang:
- Lành nè, mang cái gói này về cất lại chỗ cũ cho bà chủ giùm chị, và mai mốt đừng để bé Mi lấy cái gì hết nhé.
- Gì vậy chị?
- Mấy thứ này bé Mi lén lấy của mẹ nó mang đến cho chị đó.
Lành ngơ ngẩn:
- Ủa, lấy hồi nào sao em không biết, lúc nãy em có thấy nó cái gì đâu. Nhưng mà... nó cho chị thì chị cứ lấy đi, nó thích chị lắm đó.
- Không được, chị không làm vậy được, mai mốt nhớ đừng cho bé Mi lấy cái gì hết nhé.
Mi Mi chợt đi đến, níu tay tôi thì thào:
- Cô ơi, lần sau em đem sôcôla cho cô nha.
- Mi Mi này, nếu em mang kẹo hay thứ gì đến nữa là cô buồn lắm đó, tại vì cô không có chỗ để, hiểu không?
Mặt con bé buồn thiu:
- Nhưng Mi Mi thích cho cô kẹo.
Tôi cười:
- Ăn kẹo hoài cô bị nhức răng, bộ Mi Mi muốn cô bị đau răng hả ?
- Dạ đâu có, em đâu có muốn.
- Thôi, bây giờ Mi Mi về đi, nhớ đừng có cãi mẹ để bị đòn nghe.
Con bé đứng yên suy nghĩ điều gì đó, rồi hớn hở :
- Vậy thì mai mốt em mang búp bê đến cho cô chơi, thôi em về nha cô.
Tôi đứng yên nhìn Lành dắt Mi Mi đi hút ở hành lang, trong chiếc áo đầm xòe tròn nhìn dáng cô bé dễ thương lạ lùng.
Sáng nay chủ nhật, Thế Phi đến gõ cửa phòng tôi thật sớm. Tôi mở cửa và đứng yên nhìn anh. Hôm nay anh không giống một Thế Phi mà tôi quen nhìn thấy. Chiếc quần Jean bạc bạc và chiếc sơ mi sờn cũ được thay bằng bộ đồ sang trọng, có một tí ngang tàng trong cách ăn mặc ấy. Anh nghiêng đầu nhìn tôi, lại cái giọng ra lệnh :
- Thay đồ nhanh lên nào, hôm nay tụi mình sẽ đi biển chơi.
Tôi hỏi một câu hết sức ngớ ngẩn :
- Chi vậy anh ?
Anh nheo mắt :
- Để anh nhấn chìm em xuống biển. Hỏi thế mà cũng hỏi đấy.
Tôi so vai tỉnh bơ :
- Nếu vậy em không dám đi đâu, nếu có chết thì xin chết trên bờ, chết dưới nước lạnh lắm.
Thế Phi bật cười, bẹo má tôi một cái, rồi hát khẽ :
“Tại sao anh muốn giết người anh yêu
Người yêu anh có lỗi lầm chi đâu ...”
- Em nghe không, để em sống cho anh yêu chứ, làm chết em thì anh biết thương ai.
Tôi nhăn mũi :
- Xí, làm ra vẻ tử Tế, chắc trên đời này con gái trốn hết rồi. Anh mà “hiền”.
- Đâu, ai đâu, chỉ cho anh một cô đi.
Tôi bĩu môi :
- Ra đường đấy, thiếu gì người qua lại tha hồ cho anh chọn.
Thế Phi cúi xuống, gõ nhẹ lên mũi tôi :
- Hôm nay em học ở đâu cách nói chua ngoa thế.
Tôi vênh mặt lên :
- Tự em nghĩ ra không được à ?
- Bóp mũi chết bây giờ.
Tôi giữ tay Thê Phi, cắn anh một cái thật đau :
- Sáng nay anh đến đây để đe doa. em đó hả ?
- Thì sao ?
- Đi về !
- Không về nếu chưa bắt được em.
- ...
- Bây giờ có thay đồ đi chơi với anh không ?
- Không đi, không thay đồ luôn.
- Hay là để anh thay cho em vậy.
Tôi la oai oái và thụt lùi sát tường. Thế Phi lừ lừ đi theo.
- Đi không ?
- Đi thì đi chứ, làm gì dữ vậy ? Anh là người độc tài, phát xít.
Thế Phi chỉ cười, và hất mặt về phía cửa. Tôi lườm anh rồi chạy vào thay đồ. Hôm nay tôi cũng diện thật chiến, nhưng thắt bím chứ không dám cột tóc cao lên nữa, tôi sợ kiểu tóc hôm sinh nhật Lan Anh lắm rồi.
Tôi đứng ở cửa, nhún chân chào Thế Phi, anh đứng yên ngắm nghía tôi, thán phục.
Tôi nghiêng đầu :
- Thế này có xinh không ?
- Xinh, xinh vô cùng.
Tôi cười hớn hở, rồi nhảy nhót chạy ra cửa, Thế Phi cũng chạy theo tôi.
Chúng tôi đang chạy ra cổng. Nhìn chiếc xe kềnh càng của Thế Phi, tôi hoảng sợ :
- Anh chạy xe này à ?
- Ừ, sao vậy em ?
- Nhưng xe này ... em sợ Lắm. Từ nhỏ đến giờ em chưa đi xe này bao giờ.
- Không sao đâu cô bé. Không lẽ anh không biết bảo vệ em à. Không có gì đâu đừng sợ.
Tôi ráng dằn nỗi sợ, ngồi phía sau Thế Phi nhưng vẫn phập phồng không yên. Ra đến xa lộ anh quay lại nhìn tôi.
- Em có thích không, còn sợ Không cưng ?
Tôi không biết mình đã thấy an tâm từ lúc nào, và tin tưởng tuyệt đối vào anh. Tôi nép đầu lên vai anh :
- Hết rồi, đi với anh em không sợ gì hết.
- Thật chứ ?
- Thật.
Anh hơi ngả đầu ra sau :
- Anh muốn tuần nào cũng đưa em ra biển, sống mãi ở thành phố ngột ngạt quá, em có thích đi chơi thế này không Trân ?
- Em thích.
Ngay lúc đó, hai chiếc xe phóng ào qua chúng tôi, một tên la to :
- Ê, đua không ?
Thế Phi im lặng, tên ngồi phía sau quay lại khiêu khích :
- Không dám đua hả ?
Tôi nhìn vào kính chiếu hậu, mặt Thế Phi nghiêm lại, anh cười nhếch miệng, bảo tôi :
- Em ôm anh chặt nghe, đừng sợ.
Rồi anh phóng vọt lên, chiếc xe lao như bay. Gió thổi ào ào vào mặt làm tôi không kịp thở. Ngang qua hai chiếc xe lúc nãy. Thế Phi chạy ép sát rồi lượn một cái chặn ngay đầu xe, tên kia bẻ ngoặt tay lái, thắng kít lại. Tôi nhắm kín mắt không dám nhìn cảnh tượng trước mặt nữa. Thế Phi vẫn lầm lì phóng xe như điên. Không chịu nổi tôi la lên :
- Anh chạy chậm lại đi, em năn nỉ mà, trời ơi em sợ muốn chết.
- ...
Tôi ghì áo anh :
- Anh nghe không, em sợ lắm mà.
Thế Phi chạy chậm lại, anh quay đầu nhìn tôi :
- Không sao đâu em, để anh trị mấy thằng nhóc láo xược này một trận.
- Nhưng em chịu không nổi.
- Em đừng lo, anh là một trong những người hay về nhất trong mấy cuộc đua này mà.
- Gì, anh mà cũng đua xe à - Tôi sửng sốt.
- Ừ.
- Đua với ai ?
- Với bạn anh, tụi anh có băng riêng mà.
Có chuyện đó nữa sao, tôi thấy bàng hoàng :
- Sao em thấy ... anh Duy với anh Dũng hiền lắm mà, mấy anh đó làm gì có xe mà đua.
Thế Phi nhún vai, ra vẻ Triết lý :
- Không phải tụi nó đâu, nhóm bạn ở trường anh chơi theo kiểu khác. Còn tụi kia anh chơi theo kiểu khác. Phải tùy theo người mà ứng xử chứ em.
- Tụi kia là ai vậy ?
- Toàn là mấy tụi “nhà báo” hôm bữa đó. Tụi nó là dân công tử, chẳng biết làm gì ngoài việc chơi bời và xài tiền. Chơi vậy chứ anh khi dễ tụi nó lắm.
- Sao em không hiểu nổi, thì ra anh ...
Tôi thở Dài :
- Càng ngày em càng thấy anh không đơn giản. Khi mới quen em nghĩ anh chỉ đi học và có cuộc sống bình thường như mấy bạn khác, rồi em phát hiện rằng anh giàu quá, đến mức em không tưởng tượng nổi.
- Vì vậy em thấy ngăn cách với anh phải không ?
- Em không biết, nhưng bây giờ ... em có cảm giác anh còn một cuộc sống riêng bừa bãi, phóng túng và sôi nổi, cuộc sống ấy không có em trong đó, đúng không anh ?
Thế Phi quay lại nhìn tôi, nhưng vẫn im lặng. Chúng tôi cứ im lặng như thế trên suốt đoạn đường dài. Tự nhiên tôi thấy anh xa lạ và khó hiểu vô cùng.
Rồi anh dựng xe ở bờ biển thật vắng người, anh ngồi trên một phiến đá chông chênh và kéo tôi vào lòng :
- Nói anh nghe đi, nãy giờ em nghĩ gì vậy ?
Tôi lắc đầu, Thế Phi hôn tôi một cách khao khát, say đắm. Tôi nhìn vào đôi mắt đầy yêu thương của anh, một nỗi xúc động ùa vào lòng. Tôi nhào vào lòng anh, ôm cổ anh, môi chúng tôi không rời nổi nhau bởi tình yêu chất ngất.
Tôi cảm nhận bàn tay luồn trong tóc tôi, vuốt ve một cách cuồng nhiệt lên cổ tôi. Anh thì thầm :
- Anh yêu em lắm, yêu nhất trên đời này, tin anh không Trân ?
- Em tin.
- Nhưng anh biết sau này em không còn hòa mình với anh nữa, lúc nào em cũng có một chút dè dặt, điều đó làm anh buồn lắm em biết không ?
- Tại anh đó, vì em thấy anh không chỉ sống trong môi trường sinh viên bình thường như em, mà anh còn có cuộc đời riêng dữ dội hơn, em thấy xa lạ với phần đời đó của anh.
- Nhưng dù anh có cách sống nào đi nữa thì em vẫn là người duy nhất anh yêu thương và muốn bảo bọc cho em.
Một ý nghĩ thoáng qua dầu tôi, tôi nhìn vào mắt Thế Phi :
- Anh Phi này, ngoài em ra, không, nghĩa là trước khi gặp em, anh có mối tình nào nữa không ?
Vẻ mặt điềm tĩnh :
- Có vài ba người.
Tim tôi nhói lên một cảm giác giận hờn kỳ lạ, tôi cắn môi quay đi.
Thế Phi xiết chặt tay tôi :
- Nhưng đối với những người đó thì không thể gọi là yêu được, chỉ là sự ham muốn thoáng qua thôi. Chỉ có em mới cho anh biết thế nào là tình yêu, và anh tôn thờ tình yêu đó em biết không ?
- Những người đó là ai vậy anh ?
- Không là ai hết, chỉ là mấy cô bạn chơi chung băng, họ cho anh hết mình nên cuối cùng anh không tìm thấy một điều gì đó sâu sắc mà anh muốn tìm, vậy là anh chán.
Tôi lẩm bẩm :
- Anh sống phóng túng đến vậy sao ?
- Em giận anh lắm phải không ?
- Em không có gì giận, đó là tự do của anh mà.
- Nhưng bây giờ anh đã đặt nó vào tay em rồi, em không thấy vậy sao ?
- Em sợ Không giữ nổi những gì đã đặt ở em, một ngày nào đó ...
Thế Phi chặn môi lên môi tôi, bờ môi thật đa tình dữ dội. Hôm nay anh không yêu tôi một cách dịu dàng như khi chúng tôi ở trường, mà có vẻ gì đó đam mê, cuồng nhiệt. Anh làm tôi chống chếnh trong cách tỏ tình vũ bão và tôi chỉ biết thả trôi mình theo những khát vọng yêu thương.
Tôi yêu một sinh viên có tâm hồn cao thượng, trí thức và yêu luôn gã con trai công tử với tính cách ngang ngược phóng túng, bạt mạng trong cuộc sống. Tâm hồn tôi đủ phong phú đê? đón nhận mọi nét cá tính của anh, dù đối với anh tôi chỉ là con bé khờ dại non nớt.
Bé Thụy Anh ngồi bên chiếc dương cầm, bàn tay mảnh mai của nó chật vật bấm từng phím đàn, nét mặt cau lại chăm chú nhìn vào từng nốt nhạc, tôi đứng dậy sửa lại dáng ngồi cho nó :
- Em phải thẳng lưng lên, đừng có rụt vai như thế không hay.
Cô bé ngừng đàn, ngước lên nhìn tôi, đôi mắt to đen và nụ cười rụt rè thật đáng yêu :
- Em đàn thế này có được không cô ?
- Có khá hơn rồi đó, nhưng em đừng cứng ngón tay như vậy và phải tập bấm đàn cho thoải mái hơn, bây giờ em tập lại đi.
- Dạ.
Thụy Anh lại chăm chú vào những nốt nhạc, tôi ngồi yên nhìn cô bé. Bỗng thấy nhớ bé Mi Mi. So với Mi Mi, Thụy Anh hiền lành nhút nhát và ngoan hơn rất nhiều. Dạy đàn cho cô bé tôi đỡ vất vả hơn dạy ngoại ngữ cho bé Mi Mi. Tôi mến cô bé bằng tình cảm đằm thắm chứ không sôi nổi như bé Mi Mi.
Tôi kèm bé Anh đến sáu giờ, khi tôi ra về, trời đã bắt đầu nhá nhem, những ngọn đèn đường cũng được cháy sáng. Tôi đạp xe nhanh về ký túc xá.
Tôi gặp Thế Phi đứng ở đầu cầu thang. Có lẽ anh đợi tôi từ lâu. Anh hỏi cụt ngủn :
- Đi đâu về vậy ?
- Em ... em đi chơi.
- Đi chơi gì mà cứ đều đặn một tuần ba buổi thế. Nói đi, em đi đâu ?
Tôi lúng túng cúi mặt đứng im. Thế Phi nâng mặt tôi lên :
- Nhìn anh nè.
Tôi miễn cưỡng ngước lên, mặt Thế Phi có vẻ giận, đôi lông mày cau lại. Tự nhiên tôi thấy sợ anh. Bình thường, tôi rất sợ những lúc anh nổi giận.
- Bây giờ nói thật đi, lúc nãy em đi đâu ?
Tôi liếm môi :
- Em đi dạy thêm, dạy đàn.
- Đàn gì ?
- Dương cầm.
Thế Phi nhướng mắt :
- Gì, em cũng dạy đàn dương cầm được à ? Em đa năng quá nhỉ !
Tôi đứng im, anh chợt kéo mạnh tay tôi.
Thế Phi lôi tôi về phía cuối hành lang, ở đây tối mờ mờ và không một bóng người, anh dằn tôi đứng sát tường, gằn giọng :
- Tại sao em làm chuyện đó, tại sao đi dạy mà không nói với anh ?
- ...
- Trả lời anh đi.
- Em ... anh muốn nói gì bây giờ ?
- Em dạy thế này bao lâu rồi ?
Tôi rụt rè :
- Gần hai tháng.
- Ai giới thiệu cho em vậy ?
- Em tự đi tìm.
- Hay lắm.
Tôi im lặng, không biết phải giải thích thế nào bây giờ. Tôi hiểu Thế Phi rất tự ái, nhưng không ngờ anh giận dữ như vậy. Có chuyện gì vậy nhỉ ?
- Anh theo dõi em hơn một tuần nay rồi và anh đoán không sai mà.
Thế Phi chợt quát lên :
- Em coi thường anh quá lắm.
- Đừng là lớn anh Phi, người ta nghe được bây giờ.
Anh như không quan tâm đến những gì tôi nói, vẫn giận dữ :
- Có khi nào anh giấu em chuyện gì không ? Còn em thì sao, em muốn làm gì thì làm bất kể Đến anh, em xem anh như anh không liên quan gì đến em, anh là con số không đối với em phải không, nói đi.
- Anh Phi, chẳng lẽ em không thể có cuộc sống riêng của em sao, chẳng lẽ anh muốn quản lý em tất cả sao, trong khi em có đòi hỏi anh chuyện đó đâu.
- Em không đòi hỏi, mà anh tự Nguyện như vậy. Và anh muốn em cũng phải như vậy.
Tôi vùng vằng :
- Anh độc tài lắm.
- Cái gì ? Anh độc tài à ? Em là người đầu tiên nói với anh như vậy. Anh muốn đây là lần cuối cùng em nói tiếng đó, nghe chưa, và không được có ý nghĩ như vậy nữa.
- ...
- Nếu em giấu được chuyện này thì em sẽ còn tiếp tục giấu giếm anh chuyện gì nữa. Anh không chấp nhận được yêu mà còn giấu giếm nhau, còn có cuộc sống riêng tư, em nghe chưa ?
Tôi mở lớn mắt nhìn Thế Phi. Trời ơi, anh độc tài kinh khủng.
Tôi bặm môi :
- Và em cũng không chấp nhận anh xem em như con búp bê, để Anh muốn làm gì thì làm, chảng lẽ em không có quyền tự do của em sao ?
- Em còn muốn quyền tự do nào nữa. Em không thấy là anh đã tự nguyện tước bỏ hết ý thích của mình vì em sao, và anh muốn em cũng vậy. Anh không muốn em làm gì mà không có sự tham gia của anh, em phải hiểu điều đó.
- Nhưng em có làm gì đâu, em đi dạy thì có gì xấu chứ. Và em cũng không chịu nổi cách nói độc đoán ra lệnh của anh. Này nhé, anh có thể dùng tiền để sai khiến mấy cô người yêu cũ của anh, nhưng với em thì không đâu - Tôi tức tối gào lên nho nhỏ.
- Im đi !
Thật là không ngờ, lần đầu tiên Thế Phi nạt tôi như vậy. Tôi đã quen nghe anh năn nỉ, dịu dàng, thế mà ... Tôi phát tức lên :
- Đừng có nạt tôi. Thế còn người yêu trước kia của anh, anh có nạt không, và anh cũng không có quyền xen vào đời tư của tôi bất cứ chuyện gì cả. Tôi thích làm gì thì mặc tôi, không liên hệ gì đến anh.
Thế Phi nhìn tôi, đôi mắt như tóe lửa. Anh chợt quay phắt đi. Tôi tự ái nói với theo :
- Anh về luôn đi, mai mốt đừng đến đây nữa, tôi không thèm tiếp anh đâu.
Anh quay lại, đi đến trước mặt tôi, tay thọc vào túi, dáng điêu. thật ngang ngược. Chúng tôi cứ im lặng quắc mắt nhìn nhau, rồi Thế Phi cười gằn :
- Khỏi cần đuổi. Tôi sẽ không đến tìm cô nữa đâu, đừng lo. Thế Phi này chưa bao giờ hạ mình với con gái đâu nhé. Chào !
Và anh bỏ đi thật, tôi đứng dựa vào tường nhìn dáng anh mất hút ở cửa. Tức run cả người. Vừa tức vừa tự Ái. Gía mà anh ở lại và năn nỉ, tôi sẽ giải thích và sẽ xin lỗi anh dù tôi biết tôi chẳng có lỗi gì cả. Tôi ghét nhất lúc đang cãi nhau lại bỏ Đi. Được rồi, vậy thì “xù” luôn, cắt đứt luôn, không việc gì tôi phải quan tâm đến một người khó ưa như vậy.
Tôi dậm chân bình bịch trên hành lang, vậy mà cũng không đỡ tức. Tự Nhiên nước mắt ứa ra, rồi chảy ròng ròng trên mặt. Tôi đứng khóc một mình thật lâu rồi bỏ Về phòng. Tôi nhảy ào lên giường, lôi kỳ hết mấy món quà anh tặng tôi nhét vào túi ni-lông. Ngày mai sẽ nhờ nhỏ Vân Hà đem trả anh. Cũng chưa hết tức, tôi cố hình dung trong đầu thái độ Thích hợp khi gặp anh trong sân trường. Tôi sẽ hất mặt nhìn lên cây me, để Thế Phi hiểu rằng thà tôi mỏi cổ nhìn trời còn hơn nhìn khuôn mặt đáng ghét của anh.
Hôm nay nhận được bưu phiếu của mẹ. Số tiền mẹ gửi quá ít ỏi so với khoản tiền tôi cần có. Đã mấy tháng tôi không về nhà mà mẹ chỉ cho bao nhiêu đó tiền, tôi hiểu mẹ gặp chuyện gì đó khó khăn lắm. Chuyện gì đã xảy ra với mẹ vậy ? Lòng tôi ray rứt không yên.
Thật tủi thân và buồn ghê gớm.
Mấy ngày hôm nay tâm trạng tôi không lúc nào yên ổn, cứ bồn chồn, buồn bã và lo sợ. Bây giờ tôi chẳng còn gì để an ủi cả, không biết ở nhà lúc này mẹ ra sao. Nghĩ đến “ba”, lòng tôi trào lên nỗi tức tối uất người. Sao lại có một con người như vậy nhỉ?
Được nghỉ giờ thầy Tạm, tôi rủ Vân Hà ra quán nước trước cửa trường. Tôi khựng lại khi thấy Thế Phi ngồi với mấy người bạn ở ngay bàn đầu. Anh Dũng huých tay Thế Phi:
- Nghi Trân kìa Phi.
- Thấy rồi.
- Sao không kêu Nghi Trân lại, thằng này hôm nay kỳ vậy?
Rồi anh kêu to:
- Trân, Trân! Lại đây ngồi với tụi anh nè.
- Dạ, thôi em bận lắm.
Anh ấy cười như đã hiểu chuyện, rồi nháy mắt với nhỏ Hà:
- Trân không thích thì Vân Hà đến đây ngồi chung cho vui.
Nhỏ Hà kéo tôi băng băng đi đến bàn của họ, ấn tôi ngồi đối diện với Thế Phi. Tôi miễn cưỡng ngồi xuống, mặt lầm lì.
Anh Duy nhìn Vân Hà:
- Lâu ghê không gặp hai cô.
Vân Hà liến thoắng:
- Em cũng vậy, lâu lắm rồi mới... gặp mấy anh hoài.
Mọi người bật cười vui vẻ, trừ tôi và Thế Phi. Mặ anh tỏ vẻ bất cần mọi thứ xung quanh. Thái độ thấy ghét. Xì! Người gì mà khó ưa.
Anh Dũng nhìn tôi cười cười:
- Sao hôm nay Trân thùy mị và ít nói quá vậy. Trân giận mấy anh hả?
- Dạ đâu có gì.
- Hay là giận người hàng xóm?
- Em chả quan tâm đến láng giềng nhiều.
- Hôm nọ Vân Hà cho anh xem tấm thiệp nhạc có hình con thỏ trắng đẹp ghê vậy Trân.
Đó là tấm thiệp Thế Phi tặng tôi đây. Anh Dũng biết tôi trả lại Thế Phi nên muốn trêu tôi chứ gì. Anh này vô duyên.
- Trân thích thiệp có con thỏ lắm phải không?
Tôi nhăn mũi:
- Lúc trước thì thích, nhưng bây giờ thì hết rồi.
Anh Duy nói bâng quơ:
- Lạ thật nhỉ, cùng một con thỏ mà lúc thích lúc không, khó hiểu quá.
Rồi anh ấy ngâm:
“Khi thương thì thỏ cũng thương
Ghét nhau đến thỏ cũng không thèm nhìn.”
Tôi kêu lên:
- Anh này vô duyên quá chừng, không thèm nói chuyện với anh đâu.
- Ợ.. anh có nói gì đâu mà vô duyên. Tại anh muốn Trân đừng ghét ấy con thỏ kéo theo chủ nó buồn tội nghiệp đó mà.
Vân Hà xen vào:
- Em đã nói với anh nhỏ này trẻ con lắm mà anh không tin.
Anh Duy và anh Dũng cười rộ lên:
- Trời ơi tin chứ sao không tin. Lần đầu tiên gặp Trân là đã biết rồi. Vừa trẻ con vừa hay giận ai mà chịu nổi.
Rồi anh quay qua Thế Phi:
- Đúng không Phi?
Thế Phi chỉ cười nhếch miệng, không trả lời. Bởi vì anh xem thường tôi đấy, người đâu mà thấy ghét.
Tự ái kinh khủng, tôi kéo tay Vân Hà đứng dậy:
- Mấy anh ngồi chơi nghe, tụi em về.
- Chưa hết giờ mà Trân, ngồi đây chơi chút nữa đi.
- Thôi, em về trước.
Tôi kéo Vân Hà đi một mạch. Nó kêu lên:
- Mày làm gì vậy? Ít nhất cũng để tao thở với chứ. Đi đâu mà dữ vậy?
Thấy tôi im lặng nó hỏi nhỏ:
- Bộ mi với anh Phi định xù nhau luôn hở, cãi nhau có chút xíu mà giận lâu thế?
- Mi mà nhắc đến tên anh Phi là ta bóp mũi.
Vân Hà vẫn lải nhải:
- Lúc nãy thấy mặt anh Phi lầm lầm lì lì tao cũng ớn. Ông này dữ thật, hôm ta đưa trả đồ giùm mi ông ấy nhìn ta như muốn ăn tươi nuốt sống. Chắc ông ấy tức ghê lắm.
- ...
- Hòa đi Trân, mi có muốn hòa không, viết thư đi ta chuyển cho.
Tôi quay phắt lại nhìn nó:
- Gì? Mi nói gì thế? Ta mà viết thư làm hòa hả? Ta làm hòa trước ông ấy à, mi muốn như vậy hả? Ta ngắt mũi mi chết bây giờ.
- Làm gì mà xù lông lên như con nhím thế, thấy ghê.
- ...
- Hai người dữ như gấu, bởi vậy cứ cắn xé nhau tới bến, rốt cuộc hai bên đều lăn ra chết.
- Mi còn lép nhép cái miệng nữa là ta bẻ răng. Có im đi không?
- Lẽ ra mi không nên trả đồ như vậy, trẻ con lắm. Lửa đã cháy mà mi còn đổ đầu thêm, anh Phi tức là phải.
- ...
- Nhưng sao anh ấy giận lâu thế. Anh bản lĩnh thật, yêu thì yêu chứ không khuất phục, thật là...
Tôi loay hoay lôi chiếc khăn tay trong giỏ ra, nhét vào miệng Vân Hà rồi ngoe nguẩy bỏ đi. Đã giận Thế Phi rồi còn gặp nó nữa, bực mình gì đâu đấy!
Một tiếng kèn chói tai ngoài đường làm tôi giật mình mở mắt. Tôi nhìn đồng hồ - gần bốn giờ rồi – thôi chết, đến nhà Thụy Anh trễ mất.
Tôi vội vàng thay đồ, với lấy chiếc giỏ rồi chạy bay ra hành lang, tôi đụng đầu Thế Phi ở cổng. Anh ngồi dựa trên xe như chờ tôi đã lâu. Tôi định làm lơ bỏ đi thì anh chặn lại, nói cụt ngủn:
- Lên xe đi, anh có chuyện muốn nói.
Tôi phản đối:
- Em phải đi dạy. Trễ giờ rồi. Hôm naỵ..
Thế Phi không trả lời, chỉ lừ mắt nhìn tôi. Tự nhiên tôi cũng thấy sợ, lẳng lặng ngồi lên xe.
Giờ này xe cộ thật đông, thế mà Thế Phi cứ phóng xe như bay, luồn lách đến chóng mặt. Tôi sợ điếng người, nhưng vẫn im lặng. Anh quay lại nói lớn:
- Nếu sợ thì ôm anh đi.
- Không.
Anh gật gù:
- Cũng được. Thử xem em bướng đến đâu.
Và anh nhấn ga, chiếc xe vọt mạnh tới. Tôi bặm môi giữ chặt lấy yên xe, trân người chịu đựng.
Thế Phi chạy vào công viên, chọn một nơi hoàn toàn vắng lặng. Tôi ngồi phịch xuống thảm cỏ, tim đập như trống đánh. Thế Phi dựng xe đến bên tôi, anh nhẹ nắm tay tôi, áp mặt lên khuôn mặt tôi, cười khẽ:
- Tay em lạnh ngắt thế này. Sợ lắm phải không?
Tôi quay đầu đi:
- Kệ tôi.
- Em thật là bướng bỉnh.
Anh nhìn tôi đăm đăm rồi bất ngờ choàng người tôi ôm siết, ngấu nghiến hôn lên khắp mặt tôi.
- Cả tuần nay không gặp anh nhớ em muốn điên lên được.
Tôi im lặng chống đối... một giây, một phút hay bao nhiêu phút đi qua, cuối cùng tôi cũng chịu thua anh, bị cuốn theo dòng thác mê đắm của anh, tôi luồn tay trong tóc anh, thì thầm:
- Nhớ em mà hôm nọ gặp trong quán lại không thèm nhìn em.
Thế Phi ngẩng đầu lên nhìn tôi:
- Tại sao hôm ấy đuổi anh về hở? Lại còn trả đồ cho anh nữa, muốn chọc tức anh phải không?
- Không phải, tại vì yêu anh.
- Thật không? Vậy thì chứng minh với anh đi.
Tôi ngước lên, hôn anh thật lâu rồi nép vào ngực anh.
Thế Phi lim dim mắt, khuôn mặt như ngây ngất sung sướng. Chúng tôi ngồi im bên nhau, ngắm nhìn bầu trời cao vời vợi. Tôi để mặc Thế Phi mân mê ngón tay mình, cảm thấy hạnh phúc tuyệt vời khi được ở bên anh.
Thế Phi chợt đứng dậy, đỡ tôi lên:
- Đi em.
- Đi đâu kia?
- Bây giờ anh đưa em đến nhà cô học trò của em, nói với họ là em sẽ nghỉ dạy.
Tôi lắc đầu phản đối:
- Không, em không làm vậy đâu.
Anh nhíu mày:
- Tại sao?
- Em không muốn nghỉ dạy.
- Tại sao không muốn? Anh đã nói với em mấy lần rồi, và có bao giờ anh để em thiếu thốn không?
- Nhưng em không thể nhận tiền của anh hoài được.
- Em xem anh là gì của em vậy?
- Em biết, nhưng em còn lòng tự trọng của em nữa chứ. Nếu có lúc quẫn bách em sẽ dựa vào anh, nhưng qua lúc đó rồi em phải biết đứng vững và tự lo cho mình. Em không thể dựa vào anh mãi như vậy. Bởi vì anh vẫn còn sống nhờ gia đình kia mà.
- Em nói hết chưa?
- Còn nữa, em còn...
- Anh không muốn nghe nữa. Em nói gì cũng chạm vào tự ái của anh cả. Rõ ràng là em không tin vào khả năng của anh. Em nghe này, vài tháng nữa thi tối nghiệp, ra trường rồi, anh sẽ tìm được việc làm và sẽ lo cho em suốt thời gian em học. Em không phải làm gì hết. Đợi đến khi em ra trường mình sẽ làm đám cưới. Lúc đó em muốn làm gì cũng được.
- Nhưng em...
Thế Phi ngắt lời tôi:
- Anh muốn khi em bước ra xã hội, em phải làm một việc gì đó tương xứng với học vấn của em và phải được người ta coi trọng, anh không muốn em đến dạy kèm như một kẻ xin xỏ.
Tôi im lặng nhìn Thế Phi. Anh bỗng ôm chặt tôi, đôi mắt tối thẳm, giọng anh thật yếu đuối:
- Hôm ấy cãi nhau, em chỉ nghĩ anh độc đoán mà không hiểu được cái khổ tâm của anh, làm sao anh có thể yên ổn khi thấy em chịu đứng mấy đứa bé thiếu giáo dục ấy. Nhìn gia đình anh, anh biết, khi người ta bỏ tiền thuê mình dạy kèm thì họ đòi hỏi mình chiều chuột tính khí ngông nghênh của con em họ. Tính em rất dễ tự ái, tại sao em phải chịu đựng điều đó chứ?
Tôi cúi đầu nhìn xuống những cọng cỏ dưới chân, xúc động rưng rưng vì tình yêu sâu sắc anh dành cho tôi. Tôi muốn ngoan ngoãn như một con mèo được vuốt ve âu yếm. Nhưng trong tôi tiếng nói của lý trí lại mạnh hơn.
Tôi ngã vào lòng anh, nhỏ nhẹ:
- Em hiểu hết tình cảm anh dành cho em. Nhưng nếu yêu em anh hãy yêu luôn sự tự do và cá tính độc lập của em, đừng bắt em phải làm theo những gì em không muốn. Sống như vậy em không vui gì đâu.
Thế Phi im lặng nhìn tôi thật lâu. Nhìn như quan sát, tìm tòi khám phá một tính cách nào đó trong tôi. Rồi anh thở nhẹ:
- Từ trước đến nay anh vẫn nghĩ nếu anh có vợ, thì người vợ phải thật ngoan, phải biết phục tùng theo mọi sở thích của anh. Còn em thì ngược lại, em thích sống độc lập theo ý muốn của mình. Anh sẽ chẳng bao giờ điều khiển được em cả... Em như vậy sao anh thấy vẫn yêu em và khao khát có em hơn bất cứ người con gái nào.
Tôi choàng tay ôm cổ Thế Phi, thì thầm:
- Em cũng vậy, em yêu anh nhất. Nếu mất anh em khổ lắm.
Chúng tôi không nói gì nữa. Anh vòng tay ôm siết người tôi, lắng nghe cái im vắng xung quanh. Ngoài kia dòng đời huyên náo, còn nơi đây, giữa màu xanh của cây cỏ, màu trắng của mây bay, đất trời của tôi thật thanh bình, thú vị. Bởi vì chỉ có tôi, Thế Phi, và thế giới của tình yêu.
Vừa bước vào thềm, tôi nghe tiếng đàn từ phòng khách vọng ra, tiếng đàn hòa với giọng hát trầm ấm tạo thành vùng âm thanh êm dịu. Tôi đứng yên một lát rồi đẩy cửa bước vào.
Một thanh niên đang ngồi ở góc phòng, đầu hơi cúi xuống như đang say sưa với âm nhạc. Nghe tiếng động, người ấy ngẩng lên, rồi gác cây đàn đứng dậy, giọng từ tốn:
- Em là cô giá dạy đàn cho bé Anh phải không?
- Dạ.
- Thụy Anh theo mẹ nó đi chợ, chắc sẽ về ngay, phiền em chờ một chút.
- Dạ.
Tôi đến ngối trước chiếc dương cầm, người thanh niên nọ mang đến một sấp báo, đặt trước mặt tôi:
- Em ngồi chơi nhé.
- Dạ, không dám phiền anh ạ.
Anh ấy lẳng lặng dọn dẹp rồi đi ra. Tôi mở nắp đàn, bấm vài phím rồi say sưa đàn một mình.
Khi ngước lên, tôi thoáng thấy bóng anh đứng tựa cây hoa sứ, như lắng nghe tiếng đàn của tôi. Khuôn mặt anh thật trầm ngâm.
Tôi lại cúi xuống với những nốt nhạc.
Bé Thụy Anh về từ lúc nào. Khi tôi ngừng đàn, nó đến bên tôi:
- Cô đàn hay ghê. Em thích mấy lúc cô thế này, nhìn cô hiền lắm.
- Em đi chơi về hả? Vui không? Bây giờ ngồi vào học nhé.
- Dạ.
Bé Thụy Anh ngồi xuống ghế, nhưng không để tâm đến chuyện học, nó thỏ thẻ:
- Cô ơi, nhà em có chú Nam về nè, mai mốt chú Nam sẽ đưa em đi chơi nữa.
- Vậy à?
Cô bé thơ ngây:
- Cô có thích đi chơi không, mai mốt em sẽ nói chú Nam dẫn cô đi nữa.
Tôi bật cười:
- Cô là người lớn, cô tự đi chơi một mình cũng được.
- Vậy hả, nhưng cô có thích đi chơi với chú Nam em không, đi vơi chú a thích lắm, đòi ăn gì cũng cho hết.
- Không, cô không thích ăn gì hết.
Thụy Anh khoe:
- Chú Nam em cũng biết đàn như cô vậy đó, đàn này là của chú ấy.
- Vậy à?
Tôi bắt đầu tò mò:
- Chú em là nhạc sĩ à?
Con bé lắc đầu:
- Không phải, chú là bác sĩ, lúc trước chú đi làm ở đâu đấy, bây giờ mới về.
- Vậy hả?
- Chú Nam về là mai mốt cô Linh cũng đến chơi nữa. Cô Linh hay cho em kẹo lắm, em thích cô ấy lắm.
- Em nói cô Linh là ai?
- Là... người à, em nhớ rồi, mẹ bảo cô Linh là vợ sắp cưới của chú Nam, mai mốt nhà em sẽ có đám cưới nữa.
- Vậy hả? Thôi bây giờ em tập trung học đi.
Cô bé vòi vĩnh:
- Cô ơi, chiều nay cô cho em nghỉ sớm nghe cô.
- Chi vậy?
- Để em đi chơi với chú Nam.
- Được rồi, nhưng bây giờ em phải học cái đã. Bây giờ em đàn lại bài hôm qua đi.
- Dạ.
Thụy Anh lại chăm chú vào bài. Tôi ngồi lơ đãng nhìn ra cữa sổ. Chú Nam của Thụy Anh vẫn đứng trầm mặc vơ vẩn trời mây, có vẻ mơ mộng. Nhìn anh, tôi nghĩ ngay đến mẫu người sống lãng mạn, xa vời và lúc nào cũng bay bổng trên mây.
Tôi nhìn đồng hồ, gần sáu giờ rồi. Hôm nay thứ bảy. Thế Phi sẽ đến đón tôi và chúng tôi sẽ đi chơi đến tối. Tôi chờ nôn nao cả người. Thật chẳng còn đầu óc nào mà dạy nữa.
Cả tôi cũng rất thích đi chơi, huống hồ gì là Thụy Anh. Chỉ có điều là tôi bắt buộc dạy cho hết giờ thôi.
Cô bé chợt ngừng đàn, ẹo người một cái:
- Cô ơi, cô cho em nghỉ bây giờ nghe cô?
Tôi gật đầu lập tức, em bé mừng rỡ cười hớn hở rồi chạy bay vào nhà gọi mẹ, còn tôi thì nôn nóng đi nhanh ra cổng. Thế Phi chắc là chờ tôi nãy giờ.
Anh dựng xe đứng bên kia đường, dáng điệu bồn chồn. Tôi chạy đến với anh, cười tươi tắn. Thế Phi nghiêng đầu nhìn tôi, nheo mắt:
- Chào cô giáo.
- Không dám, chào ông. Sao hôm nay ông hiền thế? Em muốn nhận không ra đó.
Và tôi nhìn uống chiếc cub khiêm tốn dựng cạnh anh, nhớ lại tướng tá thật ngầu với chiếc xe cồng kềnh lần trước, tôi lại le lưỡi. Thế Phi nhún vai cười:
- Lúc này anh tu rồi, đi với em anh phải hiền như con thỏ em mới không sợ.
Tôi hếch mũi lên:
- Em mà sợ Ông ấy hả? Còn lâu mới sợ.
- Thật không?
- Sao lại không?
Tôi ngồi lên phía sau Thế Phi, cắn vai anh:
- Anh mà phóng xe nhanh nữa là em sẽ nhéo anh một ngàn cái.
- ...
Thế Phi không trả lời, anh cười mím rồi nhấn ga. Tôi ngồi phía sau anh, ngắm nhìn hàng cây bên đường, rồi nhìn xe cộ tấp nập qua lại. Thỉnh thoảng Thế Phi quay lại nhìn tôi cười cười. Tôi không hiểu anh cười gì nhưng cũng cười lại với anh.
Hình như xe nào cũng qua mặt chúng tôi cả, kể cả những xe chậm nhất. Tôi phát hiện Thế Phi chạy chậm rì. Hình như anh muốn chọc tức tôi thì phải. Tôi giẫy nảy:
- Cái anh Phi này!
- Gì vậy em?
- Anh làm gì vậy?
- Đưa em đi chơi.
- Không phải, không phải. Anh muốn chọc em phải không?
- Chọc gì hả em?
- Anh chạy chậm như rùa vậy đó sao?
- Vậy hả?
- Không biết, nhưng anh phải nhanh hơn một chút.
Thế Phi làm ra vẻ sợ sệt:
- Anh không dám chạy nhanh.
- Sao vậy?
Anh tỉnh bơ:
- Anh sợ em bị mệt.
Tôi ngơ ngẩn:
- Sao lại mệt?
- Nhéo một ngàn cai mệt lắm chứ em.
Tôi đấm lưng anh thùm thụp, miệng rên:
- Trời ơi là trời, số em vô phước gặp phải một ông người yêu như anh. Khổ thân quá mà.
- Đừng đau khổ vậy em.
Tôi bặm môi nhéo Thế Phi một cái thật đau:
- Bây giờ anh có muốn em đếm số một ngày không?
- Thôi, thôi, anh chịu. Muôn ngày lần xin lỗi em, mai mốt anh không dám nữa.
Anh cười hạnh phúc rồi vọt xe nhanh hơn. Tôi nép đầu vào vai anh cười rúc rích:
- Anh biết không, chiều nay em với bé Thụy Anh ai cũng nôn đi chơi hết, bây giờ nghĩ lại thấy tức cười quá.
- Và em cho cô bé nghỉ sớm?
- Đâu có, tại nó đòi đấy chứ.
- Thật không đấy?
- Thật mà, em có tinh thần trách nhiệm lắm chứ bộ.
Tôi lại cười khúc khích:
- Buồn cười lắm, nó hỏi em có thích đi chơi với chú Nam của nó không. Đi chơi với chú Nam nó đòi ăn gì cũng được, con bé ngây thơ dễ sợ.
- Chú Nam là ai thế?
- Anh ấy là chú của Thụy Anh, hình như lúc trước anh ấy đi làm ở đâu đó, bây giờ mới chuyển về thành phố.
- Vậy à?
- Mà anh đó nhìn lạ lắm anh, có vẻ nghệ sĩ.
- Chắc anh ta là ca sĩ.
- Không phải, là bác sĩ. Bác sĩ mà có vẻ thư sinh lãng mạn lắm kìa.
- Vậy hả?
Thế Phi không nói gì nữa. Tôi cũng im lặng nhìn đường phố. Chú Nam của bé Thụy Anh đã bay ra khỏi đầu tôi từ lúc nào. Tôi nép sát vào Thế Phi, đi chơi với anh thật là tuyệt vời.
Bên Thềm Hoa Nắng Rơi Bên Thềm Hoa Nắng Rơi - Hoàng Thu Dung Bên Thềm Hoa Nắng Rơi