Bão Lặng epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 2
rong buổi tiệc ấy, Flora mời toàn thể thị trấn Angoulême, nhiều vị khách từ Cognac, một số nhà văn từ Paris - trước sự ngạc nhiên của tất cả những vị khách địa phương, như thể dân Paris chẳng có ai ngoài những kẻ lang thang suy đồi - các nhà quý tộc trên cả nước và cả một vài vị khách người Anh. Nói một cách chính xác thì từ đầu buổi tiệc tôi bỗng có cảm giác mình như một kẻ phản bội mặc dù tôi không biết mình phản bội ai, phản bội cái gì. Đó là một cảm giác mà hiếm khi tôi trải qua và trong đời mình dường như tôi không hề có điều gì để làm như vậy cả.
Dĩ nhiên là Artermise và chồng, ông Honoré Anthelme d’Aubec cũng có mặt. Như tôi đã giới thiệu trước đây, ông Honoré Anthelme d’Aubec là Thị trưởng Angoulême. Tham vong của ông ta là dần dần chuyển về Lyon, rồi tiếp theo về Paris, một tham vọng dễ hiểu của các công chức tỉnh lẻ. Thỏa thuận ngầm giữa gia đình d’Aubec, Chính phủ Pháp và Thị trấn Anguoleme là khi kết thúc sự nghiệp của mình, ông Honoré d’Aubec sẽ trở thành một triệu phú có thế lực, và bà vợ sẽ làm cho cả Paris phải quy phục bằng giọng nói the thé của mình.
Như vậy sự xuất hiện của Flora là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với vị trí của Artermise. Tôi không phải là người duy nhất suy đoán một cách dễ dàng rằng thế nào Flora cũng thể hiện sự trung thành của mình đối với bà Thị trưởng phu nhân. Chi khi giữ được một vị trí đối với bà ta thì cô mới không đơn độc ở đây, trong chính ngôi nhà của cô. Thậm chí nếu thể hiện thái độ coi thường thì sớm muộn cô sẽ phải rời khỏi Angoulême. Chẳng khó khăn gì tôi cũng đoán được cô sẽ coi thường bà ta như thế nào. Đón giản đó chỉ là sự coi thường của một người ý thức được chân giá trị của con người, ý thức được giá trị của cái đẹp trong tâm hồn đối với những điệu bộ phô trương, kiểu cách phù phiếm. Nói thẳng ra, tôi có thể đoán trước điều tồi tệ nhất của vũ hội. Trong khi lo lắng, tôi nghĩ tới việc sẽ hy sinh danh dự, tiếng tăm của bản thân để bảo vệ một người phụ nữ bị đàn rắn độc tấn công. Tôi tưởng tượng ra cảnh mình đánh ông Honoré, hay cảnh tôi nắm lấy chóp mũ của bà Artermise một cách hỗn xược... Nếu ba ngày sau có tình cờ gặp ai đó thì tôi vẫn là một kẻ chưa bao giờ tỏ ra quyết đoán trong những trường hợp cần thiết. Khi cỗ xe của d’Aubec dừng trước cửa, tôi tưởng như hai thiên thể sắp sửa va vào nhau. Song hẳn các bạn cùng đoán ra, đó lại là cuộc gặp gỡ của hai người đàn bà được giáo dục dạy bảo tốt. Họ cư xử với phong thái như thế họ là những người bạn tốt nhất trên đời này.
Vì thế buổi dạ vũ đầu tiên diễn ra hoàn toàn tốt đẹp. Chính là bà Thị trưởng phu nhân chứ không phải ai khác đã phát biểu những lời khai mạc và nhìn chung, Flora được xem là người phụ nữ thú vị. Các phu nhân ở Angoulême sẽ dành cho cô một sự cư xử dễ chịu, và họ cảm thấy họ có nghĩa vụ phải giúp đỡ hết lòng để giảm bớt sự nặng nề trong cuộc sống của một góa phụ trẻ như cô. Chẳng nghi ngờ gì nữa, họ sẽ tìm được trong số các công chức Angoulême một người đàn ông duyên dáng xứng đáng cho cô làm chỗ nương tựa, hai người sẽ là một cặp hết sức đẹp đôi, và cũng rất rõ ràng, thị trấn cổ kính xinh đẹp của chúng tôi sẽ trở thành một cung điện Versailles thu nhỏ ở Charante này. Lúc bình minh, khi rời phòng khiêu vũ Margelasse, Artermise đã có một kế hoạch cụ thể cho cuộc hôn nhân thứ hai của Flora. Người ta có thể khám phá ra rằng ý nghĩ về việc mang lại hạnh phúc cho người khác luôn khiến bà ta vui thích, nhưng đồng thời ý nghĩ về nỗi bất hạnh của chính người đó cũng có thể mang lại cho bà ta một niềm vui tương tư! Dù sao thì bà ta cũng cứ ôm hôn Flora hàng chục lần trong khi Flora cố gắng chịu đựng. Và như vậy đương nhiên tôi hiểu ra rằng bà tôi, các cô tôi Elisa và cả Artermise đã đúng: Tôi chỉ là một gã thanh niên khù khờ có vẻ ngoài phong nhã mà chất phác tỉnh lẻ mà thôi.
Thế là bắt đầu những cuộc picnic, những buổi tiệc khiêu vũ... Mọi thứ vẫn tiếp tục như trước kia duy chỉ khác là giờ có thêm sự tham dự của Flora. Tôi đã thực sự phải lòng cô một cách tuyệt vọng. Hai năm 1832 và 1833 đó qua đi như một giấc mơ, mặc dù cũng dài như cả thập kỷ và không bao giờ kết thúc. Tôi không biết gì khác ngoài tình yêu của mình. Phụ nữ luôn là một đối tượng khó hiểu, cho dù người ta có tìm hiểu cả đời cũng không chắc được điều gì cả. Có lúc người ta nghĩ rằng họ không để ý đến anh, nhưng chỉ cần một ánh mắt của họ cũng khiến người ta nhầm tưởng về điều ngược lại. Anh đi vào giấc ngủ với niềm hy vọng vào ngày mai, nhưng khi thức dậy lại chìm vào nỗi thất vọng.
Tình trạng ấy luôn đến với tôi như không bao giờ chấm dứt. Niềm vui, nỗi buồn của tôi phụ thuộc vào thái độ của cô với tôi chứ không phải vào tình cảm của tôi với cô. Song tôi cũng là một gã trẻ liều lĩnh. Tôi vẫn muốn được nghe cô nói ra điều mà tôi đã biết chắc. Và tôi có buộc phải thú nhận điều đó không? Tôi đâm ra bực tức Flora vì chính sự im lặng của mình. Sau hai tuần cô không thể không nhận ra tình cảm của tôi nhưng lại không bao giờ thể hiện một dấu hiệu gì chứng tỏ nhận biết của cô. Khi phụ nữ không muốn đáp lại tình yêu của anh thì hầu như tất cả họ đều có chung một cách xử sự, một giải pháp, đó là sự im lặng. Và sự im lặng của Flora thật tàn nhẫn, nhưng tôi hiểu cô không có sự lựa chọn nào khác. Tôi hiếu rằng cô cô tình lờ đi, coi như không biết gì để giúp cho tôi thăng bằng, để giữ lại giữa chúng tôi tình bạn, sự thanh thản nhẹ nhàng. Vì thế, vào một buổi tối giông bão, khi tôi đề nghị được gặp riêng thì cô đồng ý ngay mà không hỏi lý do hay tỏ ý thắc mắc gì cả.
Tối hôm ấy, tôi đứng run rẩy trước thềm nhà cô. Tôi run sợ vì biết trước nỗi đau mà mình sẽ phải chịu. Như một anh chàng khờ khạo, như một đứa trẻ rồ dại, thi thoảng tôi vẫn cứ tự dối mình: liệu có thể cô ấy sẽ đồng ý, có thể sự hờ hững của cô ấy sẽ chỉ là sự hiểu lầm tai hại của tôi, và có thể cô ấy cũng đang đợi chờ tôi thì sao,... Ánh điện sáng khiến tôi trấn tĩnh, dập tắt ý nghĩ đó như khi người ta dùng một cái gối để làm chết ngạt một đứa trẻ, dù cho đúng ra thì không ai có thể tự giết chết niềm hy vọng của chính minh, niềm hy vọng mà nhờ nó anh ta sống được.
Flora đợi tôi gần nhà kính. Cô ít khi quan tâm để ý tới nói đó vì nhìn chung cô không thích những gì ở trạng thái tĩnh. Cô chỉ thích quan tâm tới con người, tới những gì sống động như những con vật, chó, ngựa, như gió. Cô khoác một chiếc áo màu xám nhẹ nhàng, tôi cùng không biết bằng vải gì, chỉ biết rằng nó rất nhẹ, sột soạt theo bước chân và trong hoàng hôn, có lúc nó ánh lên màu hồng, lúc lại như màu xám.
"Anh muốn vào nhà hay ngồi ở đây?" Cô hỏi nhưng lại ngồi ngay xuống chiếc ghế mây mà không cần đợi tôi trả lời. Tôi ngồi đối diện trong chiếc ghế bành to một cách thoải mái. Tôi nhìn cô vừa dò hỏi vừa bối rối, hy vọng tìm thấy một sự xúc động gì đó.
"Anh muốn nói với em..." Tôi bắt đầu.
Cô đưa mắt xuống, chăm chú nhìn hai bàn tay. Khi thấy tôi ngập ngừng quá lâu, cô ngước mắt lên nhìn tôi
"Flora..." Giọng tôi gần như van vỉ.
"Giá như em có thể, anh Lomont". Cô chỉ nói thế.
Khi bốn mắt nhìn nhau, chúng tôi đều đọc được một nỗi tuyệt vọng. Cô đứng lên (hay tôi đứng lên trước tôi cũng không nhớ rõ nữa) và cô làm cho tôi cảm thấy thoải mái bằng cách vòng tay ôm lấy tôi, nhẹ nhàng đung đưa trong khi tôi giữ chặt vai cô, thổn thức không kiềm chế được. Lâu lắm rồi, kể từ khi cha tôi qua đời cách đây mười năm năm tôi chưa hề khóc bao giờ.
Chúng tôi nói vài câu lúng túng, ngượng ngùng, xin lỗi nhau rồi cùng ngồi chung trên ghế. Cô ngập ngừng lặp lại: "Giá như em có thể..." nhưng tôi đã nhanh chóng ngắt lời, không để cô nói hết: "Không sao cả đâu, anh ổn mà". Tôi hiểu một điều rằng tôi sẽ yêu cô suớt đời cho dù cô sẽ không bao giờ là của tôi.
Sau đó vài tuần, một tối nọ, khi đã uống kha khá, tôi đề nghị được nghỉ lại chỗ cô vài giờ. Tôi phát bực mình vì cái gọi là sự kiêu hãnh của phụ nữ, không phải là sự kiêu hãnh về đức hạnh mà là sự cự tuyệt nhục cảm. Cô nói rằng cô muốn sau hai tiếng đồng hồ nữa thì ham muốn của tôi đối với cô không những không được thỏa mãn mà ngược lại, nó phải lớn hơn nữa. Cô nói mặc dù với mọi người việc đó chẳng có gì quan trọng nhưng đối với cô thì thật sự nghiêm trọng, không gì có thể khiến cô phải cố và coi nhẹ hay làm giảm giá trị của chúng.
Lát sau, khi đã trấn tĩnh lại, tôi lẩm bẩm trách sự im lặng của cô cũng như thái độ vờ vĩnh không hiểu tôi của cô. Song khi tôi nói tới những từ "sự im lặng dễ chịu" thì cô nổi đóa lên.
"Sự im lặng của em ấy à, đó chỉ là vì anh mà thôi, chứ không phải vì bản thân em" - Lần đầu tiên cô xẵng giọng như vậy với tôi - "Điều đó có thể khiến tình cảm của anh dành cho em dần phai nhạt theo thời gian. Chẳng có gì là ngốc nghếch cả, em tin vậy. Đôi khi lời nói còn tai hại hơn cả việc làm, anh hiểu không?"
"Vậy là anh đã sai khi nói ra tất cả những điều đó ư?" - Tôi nói, nhưng cô đã mỉm cười và nắm lấy tay tôi, không cho tôi nói tiếp.
"Không, vì đó là sự chân thành của anh, là những gì anh muốn làm" - Cô đáp lời tôi.
Hai năm trôi qua. Cuộc đời như một giấc chiêm bao giữa ban ngày, ít ra là đối với tôi. Một lần nữa tôi phải công nhận rằng đó là hai năm thực sự hạnh phúc. Ngày nào tôi cũng gặp cô, cô giành cho tôi sự quan tâm không ai có. Suốt những mùa đông năm 1833, 1834 cô chỉ đi Paris vài lần, mỗi lần độ một tuần. Cô đi nghe hòa nhạc, xem kịch, đến những đêm thơ cùng những người bạn cũ của chồng cô. Tôi cũng biết cô đi cùng một người đàn ông nào đó nhưng là mối quan hệ hoàn toàn đứng đắn. Tôi không hê nghi ngò gì cô và những việc đó không ảnh hưởng tới sự tôn trọng của tôi với cô.
Sau những chuyến đi, cô trở về với những bộ cánh mới, những chiếc mũ mới, một kiểu tóc mới và những câu chuyện mới. Cô cần có những niềm vui sống đó để mọi người quên đi tuổi tác của cô, hay để cho tuổi tác trở thành vấn đề thứ yêu, không quan trọng. Với tôi, ngày cô trở về là ngày hạnh phúc nhất. Tôi cưỡi ngựa đi đón cô từ tận đầu con đường dẫn vào thị trấn. Khi nhìn thấy cỗ xe tám ngựa của cô từ phía đồng cỏ xa xa, tim tôi đập rộn ràng như thể một cậu bé mười lăm tuổi.
Nhưng dù sao thì tôi cũng không định kể câu chuyện của tôi và cô mà là câu chuyện của cô và một người đàn ông khác. Anh ta xuất hiện vào đầu mùa hè năm 1833, có lẽ khoảng đầu tháng Sáu vì điều đầu tiên khiến tôi nhớ đến anh ta là anh ta đứng ăn một quả đào trong nhà Artermise d’Aubec.
Angoulême, phòng khách của nhà ông Thị trưởng nhìn ra quảng trường d’Armes. Cổng khách sạn tốt nhất của thị trấn, lối vào tòa thị chính, cũng như cửa sổ nhà của những nhân vật có vai vế nơi đây đều nhìn ra quảng trường. Đó cũng là ngã tư, nơi gặp nhau của bốn con đường lớn dẫn đi Pointiers, Peri-gueux, La Rochelle và Bordeaux. Quảng trường d’Arme là một nơi dễ chịu đối những người dân ở đây. Ngôi nhà của ông nằm ở vị trí đẹp nhất, được bao quanh bởi những cây tiêu huyền tuyệt đẹp tỏa bóng mát xuống những băng ghế gỗ dài được bố trí hài hòa. Khi tới đây thì trẻ con cũng ngừng khóc, ai cũng phải bước một cách khoan thai chậm rãi để thưởng thức bầu không khí mát mẻ êm dịu. Giữa quảng trường là một sân khấu đẹp nhất vùng, thậm chí có người còn nói là đẹp nhất nước Pháp nữa. Sân khấu được thiết kế mái che làm bằng những tấm đồng đỏ mà do ảnh hưởng của nắng gió chúng có màu gỉ xanh, được chống đỡ bởi những cột kim loại mảnh mai nhưng vững chắc chạm trổ hình dây leo, cây nho quấn xung quanh. Sàn đá cẩm thạch như không hề mang dấu vết tàn phá của thời gian, mỗi khi có người bước qua thì âm vang nghe như trong điện Louvre. Một bậc tam cấp dẫn lên sân khấu, ở giữa là ba bậc nữa dẫn tới vị trí của dàn nhạc. Theo Artemise thì không thể so sánh được với nhà hát Philharmonic ở Convent Garden nhưng dàn nhạc Angoulême chơi không hề tồi, thậm chí còn rất sành điệu nữa.
Hôm đó tôi và Flora đi câu về muộn. Dàn nhạc Angoulême đang chơi một điệu Valse Rosini - một điệu nhạc Rosini mà người thu thuê ở Cognac đã chuyên thể thành điệu Valsse. Ở đây, trong lúc rỗi rãi mọi người thường muốn làm những việc khác ngoài công việc thường nhật của họ để giải trí. Chính người thu thuê là người đã tổ chức và điều khiển tất cả các buổi hòa nhạc ngày Chủ nhật của chúng tôi. Cho dù đã rất cố gắng song ông ta gần như thành công trong việc làm hỏng toàn bộ điệu Rosini vì thế khi chúng tôi bước vào ngôi nhà ông Thị trưởng thì dàn nhạc đang chơi một đoạn nhạc đêm rất thú vị. Vì tôi đứng sau Flora tới ba bước nên tôi không bị biến thành mục tiêu tấn công cho gần ba mươi cặp mắt. Tôi trông thấy nhân vật mới trước cô. Bà chủ nhà giới thiệu với tôi một hơi không nghỉ: "Đây là Gildas Caussinade, con trai người tá điền của chúng tôi, chắc anh biết ông ấy chứ?" Tôi nghĩ lời chú thích đó không cần thiết, nhưng hình như anh thanh niên không quan tâm lắm.
Gildas thực sự điển trai, ít ra tôi thấy anh ta cũng ưa nhìn. Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ nhìn ra nét đẹp ở đàn ông. Về sau tôi biết anh ta vừa được hai mươi ba tuổi. Anh ta có mái tóc màu nâu sẫm gần như đen, hàm răng trắng sáng bóng. Diện mạo, tác phong và điệu bộ của anh ta toát lên vẻ quý phái, tao nhã, duyên dáng, lịch sự. Thậm chí tôi còn nhận thấy sự trẻ trung, quyên rũ đầy nam tính của anh ta, chắc chắn đó là những nét mà phụ nữ không thể cưỡng lại đưọc. Anh ta bắt tay tôi một cách nồng nhiệt và nói rằng cha anh ta - người được anh ta nhắc tới với tất cả sự tôn kính - coi tôi là người bảo trợ tốt nhất kể từ khi tôi làm đại diện cho ông ta. Anh ta bày tỏ sự biết ơn của cha mình với tôi. Khi anh ta cười, khuôn mặt thanh tú thư giãn thả lỏng hoàn toàn, nhìn anh ta như hiện thân của tuổi trẻ. Cũng như những người đàn ông khác có mặt hôm đó, tôi bị anh ta cuốn hút hoàn toàn trong khi đúng ra chúng tôi phải cầm lấy vũ khí mà tấn công anh ta mới phải.
Flora đã đi một vòng chào bạn bè của cô, giờ đây đang tiến tới chỗ tôi và Artemise đang đứng. Gã thanh niên trẻ đang được Artemise khoác tay dứng quay lưng về phía cô. Khi Artemise kéo ông tay áo anh ta quay lại để giới thiệu với Flora, tôi trông thấy dòng chữ "Jeannot the Farmworker" và với con mắt của một người sống tại vùng này từ lâu, không khó khăn gì tôi nhận ra đó là trang phục dành cho nông dân, không phải để mặc trong những dịp này. Anh ta quay lại và tôi chỉ còn nhìn thấy gáy anh ta. Tôi chú ý quan sát phản ứng trên khuôn mặt Flora. Tôi chờ đợi trông thấy trên khuôn mặt cô - khuôn mặt mà giờ đây tôi dễ dàng đọc được những cảm xúc - sự ngưỡng mộ, kinh ngạc, bất ngờ trước vẻ đẹp tự nhiên, trước sự cuốn hút đầy nam tính này. Nhưng ngược lại với sự mong đợi của tôi và cả của Artermise đang chăm chú quan sát phản ứng của Flora - cũng như bà ta luôn để ý quan sát thái độ của tất cả những vị khách khác - trông cô dường như lạnh lùng, bực bội, chán nản. Khi Artermise giới thiệu Gildas với cô theo kiểu cũng chẳng lấy gì làm khéo léo như đã làm lúc trước, thì cố tỏ ra kiểu cách, kiêu căng, ngạo mạn, song những biểu hiện ấy không giống cô mọi khi chút nào cả, tôi hiểu thực ra chỉ là cô muốn đáp lại thái độ của Artermise mà thôi. "Cô có biết con trai của người tá điền Caussinade của chúng tôi không, Flora?" Nhưng một giây sau, khi giọng nói của bà chủ nhà đã phát huy hiệu lực thì thái độ đó của Flora tan biến.
Cô đưa tay ra kêu lên:
"Chúa tôi, có phải anh chính là người tôi nhìn thấy hôm trước đứng trên cánh đồng bên đường đi Porte đấy không, hình như đó là cánh đồng lúa mì hay cái gì đó?"
"Vâng, chúng tôi làm việc trên cánh đồng ấy" - Anh ta đáp không hề bối rối - "Nhưng thực ra đó là của Bá tước d’Aubec. Cha tôi làm việc cho Ngài Bá tước tới giờ đã được ba mươi năm".
"Vậy thì anh chính là người mà tôi nợ một lời xin lỗi" - Flora nói - "Hôm đó con ngựa cái của tôi cứ lồng lên và phi thẳng qua cánh đồng, xéo nát hết cả cây. Tôi định qua đó để xin lỗi và bồi thường, nhưng..."
"Không có gì nghiêm trọng đâu, xin cô đừng bận tâm tới việc đó" - Người thanh niên trẻ nói - "Con ngựa của cô đã rất nhẹ chân. Nó thật là một con vật dễ thương. Sáng nay tôi đã trồng lại cây con vào những chỗ đó, cô sẽ không nhận ra gì cả nữa đâu, Bá tước d’Aubec cũng không thể nhận ra được. Dù sao thì..."
Anh ta dừng lại, nhướn mày một cách khó hiểu, nghiêng về phía tôi. Theo bản năng, tôi cũng nghiêng người về phía anh ta. Còn Artemise thì thất vọng, bỏ mặc chúng tôi đứng đó để bước ra cửa đón một vị thẩm phán vừa đến.
"Dù sao thì..." Flora gọi ý tiếp một cách nôn nóng.
"Những điều này gây cho tôi nhiều phiền phức hơn là những công việc trên cánh đồng" - Người thanh niên trẻ nói, đột ngột đưa ra đôi tay mà trước đó vẫn giấu sau lưng khiến cho anh ta mang một vẻ trưởng giả. Giờ anh ta đưa ra một đôi bàn tay khỏe mạnh, vạm vỡ, chai cứng với khớp xương to và móng tay nham nhở vì công việc lao động nặng nhọc hàng ngày.
Đó là đôi bàn tay khỏe mạnh nhuộm màu nắng gió. Bên cạnh chúng, đôi tay tôi, mặc dù cũng rám nắng vì cưỡi ngựa, đi săn nhưng vẫn là đôi tay của một thị dân, không phải của một người lao động. Anh ta có khuôn mặt trẻ trung của một cậu thiếu niên nhưng lại có đôi tay trông vạm vỡ, rắn rỏi của một người đàn ông. Flora vội vã hấp tấp quay mặt đi mà như một kẻ ngốc, tôi lại cho rằng đó là sự hối hận, lúng túng.
"Anh đã phải làm việc vất vả để kiếm sống" - Flora nói khẽ.
"Tôi rất ngượng vì đã vào đây với đôi tay này. Chỗ của tôi là ở bên ngoài kia chứ không phải trong này" - Anh ta nói tiếp nhưng với một nụ cười đầy vô tư và mãn nguyện khiến tôi có cảm giác rằng anh ta hạnh phúc, tự hào vì mình là một nông dân. (Nếu cái vẻ ngoài điển trai ấy đi kèm với một tước hiệu gì đó thì chắc hẳn anh ta sẽ là một quý tộc trẻ kiêu ngạo nhất).
"Tại sao lại không phải là ở đây?" - Flora hỏi mà không nhìn vào anh ta. Cô đang dõi theo Artemise đang tiến tới chỗ chúng tôi một lần nữa - "Hồi còn ở Anh, người ta dạy tôi rằng ở Pháp mọi người đều được bình đẳng, rằng Chúa tạo ra mọi người từ một thứ đất sét giống nhau. Tôi biết đã xảy ra một cuộc cách mạng đấu tranh vì điều đó kia mà".
"Điều đó không thay đổi được thực tế rằng tôi là Caussinade" - Gildas nói bằng một giọng nhẹ nhàng không chút khoan nhượng - "Rằng cha tôi, ông tôi và các thế hệ trước đó trong gia đình tôi đều là những người lao động, đi làm thuê trên mảnh đất của người khác. Chúng tôi là gia đình lao động. Nhưng chúng tôi là những người lao động cừ nhất ở đây. Điều đó có đúng không, ông Lomont?" - Anh ta cười, quay sang tôi.
"Anh hoàn toàn đúng, tôi thừa nhận điều đó" - Tôi nói to, hơi ngạc nhiên vì một câu hỏi thẳng thắn trực tiếp, khiến Flora lại cười.
Lúc này Artemise đã quay lại và xen vào bằng giọng mũi nghèn nghẹt của bà ta "Flora thân mến, tôi giới thiệu với cô người thanh niên này nhưng lại không giải thích lý do tại sao anh ta có mặt tại đây".
"Không cần đâu" - Cô nói một cách thờ ơ - "Sự hiện diện của các quý ông luôn được hoan nghênh và bất kỳ sự giải thích nào cũng đều là thừa".
"Cô hình dung được không, Flora" - Artemise vẫn tiếp tục - "Được sự giúp đỡ của các thày giáo, vị thần Appolo trẻ tuổi này đã giành được học bổng mà chính phủ giành cho thanh niên hiện nay. Anh ta đã phải trải qua một kỳ thi khó khăn bằng chính sức của mình, trở thành người có bằng cấp cao nhất ở đây, hơn cả anh, Lomont thân mến, và hơn cả ông Honoré. Nhưng đó vẫn chừa phải là tất cả, anh ta còn là một nhà văn nữa đấy" - Bà quay hẳn sang phía Flora - "Những bài thơ của anh ta, thay vì bị phí hoài ở Angoulême, đã được gửi tới Paris, được in trên tờ Paris Review. Ông Honoré đã rất vui nói rằng trong nhiều năm qua, đây là lần đầu tiên nhà Caussinade làm chúng ta ngạc nhiên theo cách này" - Đến đây bà ta dừng lại, nhắc khéo rằng nhà Caussinade đã là dân lao động từ thời Thập tự chinh xửa xua, và bằng ẩn ý đó thể hiện một sự yếu kém của bà ta.
Không hiểu sao hồi ức về buổi chiều hôm ấy như vẫn hiện rõ trước mắt tôi. Trời rất dẹp, ánh nắng chiểu tràn qua khung cửa sổ hắt lên phía sau Flora, mái tóc cô sáng rực như một vầng hào quang tỏa bóng xuống khuôn mặt thiên thần. Cô mặc một chiếc áo xanh màu đỗ quyên, tạo nên một sự phối hợp hài hòa bên cạnh bộ cánh nhung kẻ sẫm của Gildas. Tôi nghĩ đó là một cảnh hết sức bắt mắt, một người phụ nữ ở thời kỳ rực rỡ nhất của cuộc đời trong những nếp váy xanh nước biển mượt mà, bên cạnh một vóc dáng cứng cáp trong bộ cánh nhung kẻ đen thẫm ẩn chứa một bầu nhiệt huyết nóng bỏng đầy sức sống. Tôi và Artemise tụt lại phía sau, tôi trong bộ màu nâu còn Artemise trong chiếc áo màu vàng mà bà ta đã sai lầm khi nghĩ rằng trông lộng lẫy, rực rỡ.
Bầu không khí hôm đó có điều gì thật kỳ diệu. Hình như Thượng đế luôn sắp đặt các sự việc theo, một trình tự sao cho những gì yên ổn, êm đềm, tốt đẹp thì đến trước, còn sau đó mới bất ngờ đưa tới những điều tồi tệ khiến bạn suy sụp. Trong cuộc sống vẫn có những khoảnh khắc mà trên những khoảng rừng thưa thanh bình, cả những người yêu nhau và kẻ địch, cả các đao phủ nạn nhân có thể cùng nhau ngồi nghỉ ngơi một cách thân mật.
"Lạy Chúa, tôi ghen tỵ với anh đấy, Caussinade" - Flora nói một cách thẳng thắn đúng như tính cách của cô, và chắc han ngay cả các nhà phê bình cũng phải mỉm cười thậm chí còn phải mô tả cô như một nữ học giả.
"Nhưng tất cả chúng ta đều ghen tỵ với anh ta" - Artemise tiếp lời một cách nhún nhường, độ lượng, thậm chí còn kèm thêm cả một nụ cười. Bà ta liếc nhìn tôi như thể nói: "Buồn cười làm sao. Đúng là chỉ có Flora và chim mới đi ghen tỵ với một người nông dân mà thôi".
Chắc hẳn nhìn vào mắt tôi bà ta đọc được điều tôi đang nghĩ, vì sau đó bà ta quay ra chỗ khác, giấu đi sự giận dữ bằng cách nói chuyện với những người khác, dù không lãng mạn bằng nhưng lại có óc xét đoán hơn, biết điều hơn.
"Hoan nghênh sự rút lui bất thường của bà ta" - Flora nói - "Trong khi bà ta còn ở đây thì tôi không dám đề nghị ông đọc cho chúng tôi nghe một vài bài thơ. Còn bây giờ...".
"Nhưng tôi không thể..." - Gildas đỏ mặt nói.
"Xin ông, tôi thực sự mong muốn và nếu được thì tôi rất vui" - Cô nói.
Quả thực chỉ có Flora de Margelasse mới dám thẳng thắn nói với một thanh niên trẻ một cách nghiêm túc, vô tư như vậy về ý thích, niềm vui của mình. Chắc hẳn anh ta cũng nhận ra điều đó. Anh ta để ý đến cô cũng với thái độ nghiêm túc như vậy. Trong chốc lát anh ta tỏ ra thoải mái nhưng ngay lập tức lại giữ một thái độ lịch sự, ý tứ. Trước khi nhận lời, tôi nhận thấy anh ta nghiên chặt quai hàm. "Rất hân hạnh, theo yêu cầu của cô, tôi sẽ đọc". Rồi Flora mỉm cười với anh ta. Quả thực cô mỉm cười với anh ta theo cách chưa bao giờ có với tôi. Mỗi khi cô nhìn tôi, tôi đoc được trong đó sự tôn trọng, biết ơn nhưng chưa bao giờ tôi nhận thấy một sự ngưỡng mộ, thách thức như ánh mắt giờ đây cô đang dành cho anh ta.
Thật là một cảm xúc trong sáng và truyền cảm khi người thanh niên trẻ quay về phía khung cửa sổ kiểu Pháp để tránh ánh mắt chăm chú. Tôi và Flora đứng bên cạnh trong khi anh ta gõ nhịp lên những ô kính như để gợi lại nguồn cảm hứng.
Trong khi ngắm nhìn quảng trường màu xám được nhuộm vàng trong ánh hoàng hôn, tôi bỗng như thấy lại thời thơ ấu của mình. Tôi tưởng như thấy mình lại là một chú bé con khoác chiếc áo choàng đổ đang chạy theo một cậu bạn mặc áo khoác đen: tôi đang thụi nắm đấm vào tai cậu ta, hay là cậu ta đang thụi nắm đấm vào tôi trong âm hưởng của bản nhạc mà dàn nhạc Angoulême đang chơi và trong tiếng kêu khóc phẫn nộ, hoảng hốt của những bà mẹ đáng kính của chúng tôi. Tôi bỗng phát hiện ra rằng tôi thuộc về chính quảng trường lát đá kia cùng những đứa trẻ tinh quái ấy. Đó là nới tôi được sinh ra và chỗ của tôi là ở đó chứ không phải trên cái ban công này, bên cạnh người phu nữ làm tan nát trái tim tồi cùng anh chàng thanh niên đang ngâm thơ cho cô nghe. Tôi đang làm gì giữa những con người này vậy? Họ chưa già nhưng không phải là những đứa trẻ. Tôi không tìm được chỗ đứng cho mình trong đám đông những con người trưởng thành này. Bỗng dưng tôi muốn được ẩu đả như thời còn thơ xưa kia.
"Đứa trẻ trong nó sẽ không bao giờ trưởng thành" - Mẹ tôi thường nói về tôi như vậy. Sự trưởng thành chậm chạp của tôi được giải thích bằng sự qua đời của bà mấy năm trước. Mãi giờ đây - mà cũng có lẽ là lần đầu tiên trong đời - tôi mới thực sự thấy nhớ bà, nhớ sự ấm áp, nhớ hương vị của tuổi thơ bao bọc quanh bà, nhớ chiếc áo vải thô bà hay mặc mà tôi thường dụi mặt vào. Tôi ân hận vi lúc đó sự qua đòi của mẹ không có ý nghĩa sâu sắc với tôi như bây giờ. Giá như mẹ tôi sống lâu hơn thì tôi đã biết thương bà nhiều hơn.
Bỗng nhiên chất giọng trẻ trung của Gildas vang tới tai tôi, một chất giọng trầm trầm, truyền cảm, say mê nhưng buồn buồn một cách lạ lùng cất lên từ khuôn mặt hướng ra phía ban công.
"Khi tôi trông thấy đôi mắt em mở rộng,
Rồi khi tôi trông thấy hàng mi em khép lại trên biển mờ sương
Của đôi mắt phiêu diêu mơ màng trong giấc mơ về ngọc đá
Khi tôi trông thấy tay em trên tấm dra giường nhàu nát..."
Anh ta ngâm rất hay. Sau sự bối rối ban đầu tôi cảm thấy thật dễ chịu. Chưa bao giờ tôi yêu thích thơ nhưng lúc ấy tôi cũng cảm nhận được phần nào nét đẹp của những ngôn từ đó. Tôi đã xúc động vì âm hưởng của những giai điệu ấy. Hàng ngày Flora cũng hay nói với tôi về tính nhạc trong thi ca. Nếu đang đứng giữa đám đông thì chắc tôi đã cười một cách thoải mái nhưng trong phòng chỉ có riêng chúng tôi nên tôi chỉ có cách tự ve vuốt tính tự cao của mình.
Trong cuộc đời, có đôi khi tôi tự rút lui khỏi thế giới, tách mình ra khỏi cộng đồng, tự thu mình, khép mình lại vài phút hoặc có khi hàng tiếng đồng hồ. Đôi khi nhờ những giấc mơ, nhờ những cuốn sách hoặc có khi chẳng nhờ gì cả, tôi tự đấu tranh với chính mình để nhận ra sự thật, để từ bỏ sự cô độc của mình. Tôi sẽ không cho phép trái tim rỉ máu lội nghiệp phải chấp nhận những thú vui tẻ nhạt, tầm thường cua một kẻ tự do phóng đãng. Tôi tin rằng chỉ cần có được Flora một lần thì tình yêu của tôi dành cho cô sẽ vĩnh viễn tàn lụi. Tôi sẽ không tự lừa dối mình. Tôi không nghĩ đến những chuyện phù phiếm, đến những khát vọng về niềm hạnh phúc, về thực tế phũ phàng. Xét lại lương tâm, đã bao lần do sự thôi thúc của tình thế, tôi rời bỏ những phòng tiệc ồn ào náo nhiệt với những tay chơi sành điệu, những trò vui vẻ thú vị, những bữa tối theo kiểu al fresco hằng ưa thích để ngồi một rnình trong vườn, và khi cuộc vui tàn thì những bong áo dài thướt tha huyền ảo như mờ mờ trong màn đêm ngọt ngào. Hàng nghìn lần tôi đã bỏ đi khỏi những cuộc vui thân mật ấm áp như vậy chỉ để ngồi cô độc một mình.
Ôi, tôi chắc rằng tôi đã thành công trong việc đó. Giờ đây tôi hoàn toàn đơn độc một mình. Bên ngoài không có ai chờ đợi tôi để có thể giúp tôi thay đổi vai trò mà mình đang sắm: một công chứng viên tỉnh lẻ thật thà, một người giàu có, một luật sư vị kỷ và kín đáo. Tôi chẳng có ai để giãi bày nỗi buồn của mình và giúp tôi thay đổi tính cách của một ông già sáu mươi tuổi cô đơn, bất hạnh.
Hình như việc phân tích quá khứ thường giúp người ta có một nhận thức đúng hơn về hiện tại, một hiện tại mà thường là người ta chẳng bao giờ bằng lòng. Liên hệ với những vấn đề về tháng ngày, thời gian, mỗi khi làm một cuộc hành hương về quá khứ người ta không khỏi so sánh với hiện tại, không khỏi day dứt, đau đớn khi nghĩ về ngày hôm nay. Những tiếng nói của hiện tại làm tắt ngấm những âm thanh vọng lại từ quá khứ. Tôi bất lực vì mỗi khi nghĩ tới câu hỏi "Sáng chủ nhật hôm ấy mình đã làm gì" thì lập tức tôi lại tự vấn "Giờ phút này mình đang làm gì".
Điều gì xảy ra với một người đàn ông khi mà ở tuổi ba mươi anh ta chỉ biết tới niềm vui rong chơi cùng bạn bè, phi ngựa qua những khoảng rừng thừa, tới lúc mệt nhoài thì dựa đầu vào con ngựa của anh ta mà nghỉ ngơi trong những cánh rừng Charente? Giờ anh ta ngồi đây, viết ra giấy những bí mật của mình, sợ hãi nhìn từng sớm mai, từng đêm tối qua đi nhưng không phân biệt được ngày hay đêm. Anh ta khiếp sợ với những máy móc, động cơ dần dần thay thế những cỗ xe ngựa cổ điển, với cuộc sống công nghiệp hóa xung quanh, với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đang từng bước can thiệp vào cuộc sống tự nhiên. Anh ta ghét cay ghét đắng sự tiến bộ của tương lai cũng như những sai lầm, thất bại của quá khứ. Anh ta cô đơn một cách tuyệt vọng nhưng không bao giờ để lộ điều đó. Anh ta không có ai để chia sẻ nỗi cô đơn ấy cũng như tất cả những tâm sự buồn vui khác. Suốt ba mươi năm qua anh ta đoạn tuyệt với tất cả, gia đình, bạn bè, tình yêu để sống cô độc một mình. Đó không phải là sự trớ trêu cay đắng hay sao?
Tôi quay trở lại ban công cùng Flora và Gildas, giờ đã đứng xích lại gần nhau hơn, quay nhìn nhau nói chuyện gì đó. Khi nhìn lại một lần nữa cảnh họ bên nhau, tôi thấy như mọi thứ tan vỡ dù rằng hình như ngoài tôi ra không ai nhận ra điều gì cả. Và tôi, một kẻ si tình bị cự tuyệt, thì lại là kẻ đầu tiên hiểu rằng tình yêu đó sẽ không bị cự tuyệt như tôi.
Trong hai tuần tiếp theo không có ai nhắc tới Gildas Caussinade nữa. Còn tôi, hình như đã trông thấy anh ta vào một buổi chiều chạng vạng tôi khi anh ta đang cùng hai con bò kéo cày trên cánh đồng rộng gần bờ sông. Thực ra tôi trông thấy anh ta rất rõ ràng nhưng lại chỉ nói với Flora rằng "hình như là đã thấy". Tôi đã nói dối cô, cũng tương tự như hôm nay tôi tự dối mình trên trang giấy này mà không hiểu tại sao. Nghĩ kỹ tôi thấy có hai lý do. Thứ nhất tôi không muốn gợi cho Flora nhớ về người thanh niên trẻ đẹp, tài hoa, thơ phú ấy. Thứ hai đó là sự thương hại, vì tôi thấy anh ta cúi khom lưng, dồn sức để kéo cày trong tư thế của kẻ nô bộc, tư thế của nhiều thế hệ gia đình anh ta. Thú thực tôi cảm thấy một sự thỏa mãn đầy ác ý, một thứ tình cảm mà tôi vốn ghét cay ghét đắng. Tôi thì ăn mặc sang trọng, ngồi trên cỗ xe ngựa màu nâu gụ bóng bẩy, tay nắm dây cương bằng da thuộc. Tôi tưởng tượng ra giọng mình nói với Flora thế này:
"Em yêu quý, anh thấy nhà thơ nông dân, anh ban Caussinade của chúng ta đang sáng tác những vần thơ, những điệu sonê trên những luống cày sâu. Hy vọng rằng chúng cũng lốn nhanh, tươi tốt như những cây lúa mì vậy. Phải nói rằng công việc lao động trên đồng ruộng thật thích hợp với anh ta. Nom anh ta có vẻ hạnh phúc, thoải mái hơn khi đứng trong phòng khách của Artermise".
Tiếng nói này thực sự làm tôi kinh hoàng. Tôi không nhận ra chính mình nữa. Thực ra không phải tôi nói vậy mà là một anh chàng Lomont thứ hai nào đó, một Lomont trong tương lai khi đang giận dữ, tuyệt vọng, một phiên bản của chính mình mà tôi tưởng tượng ra.
Đó là hai lý do khiến tôi nói với Flora rằng tôi "hình như đã trông thấy Gildas" trong khi thực ra tôi đã trông thấy anh ta rất rõ ràng.
Dù sao thì đúng là tôi đã quên anh ta và tôi cứ tưởng rằng Flora cũng đã quên anh ta rồi. Một hôm, sau buổi picnic chúng tôi đi hái nấm với ông d’Orty. Người ngờ rằng nhờ ảnh hưởng của bà Thị trưởng mà giờ đây ông ta đang được giữ một vị trí tại tòa án. Tôi và Flora đang nằm nghỉ trên cỏ sau một lùm cây, cả hai chúng tôi đều cảm thấy đơn độc. Ông ta gọi to: "Flora! Flora!"
Cô phớt lờ theo đúng như thói quen của mình. Rồi chúng tôi thấy dáng ông ta đi xa dần trong bộ áo đỏ màu rượu nho, khuất sau những gốc cây. Cô ngả lưng xuống cỏ, tay để trên đầu.
Chúng tôi im lặng, một sự im lặng kỳ diệu mà hình như chỉ có trong tình yêu. Tóc cô xõa trên cỏ, nhuốm màu nâu đỏ nhạt. Dưới tán cây, đôi mắt cô như chuyển từ màu xanh da trời thành màu xanh lá cây sẫm. Cổ cô hơi rám nắng vì đi bộ ngoài trời và cưỡi ngựa, nhưng chính cái đó khiến cô trông có vẻ trẻ hơn. Đôi môi hồng của cô hé mở để lộ hàm răng trắng lấp lánh. Một lần nữa tôi cảm thấy phẫn nộ vì ý nghĩ rằng chính tình yêu của tôi dành cho cô đã ngăn không cho tôi thay đổi tình trạng này, không xóa đi cái hố ngăn giữa chúng tôi. Rời mắt khỏi cô, tôi cũng đặt tay sau gáy, nằm duỗi xuống cỏ như cô và nhắm mắt lại.
Những hình ảnh trên như đã in sâu trong mắt tôi, dù nhắm mắt lại nhưng khuôn mặt cô vẫn hiện ra, ban đầu thì nhạt nhòa, sau đó rõ nét với tất cả nhan sắc trẻ trung. Cô cũng khép mi mắt lại. Tôi nghĩ rằng khi cô nhắm mắt, thì giọng nói của cô sẽ là giọng nói thực, không bị méo mó bởi bất kỳ tác động nào, sẽ là giọng của Flora khi trên giường với một người đàn ông. Và tôi nghe tiếng cô thầm thì:
"Khi tôi trông thấy đôi mắt em mở rộng,
Rồi khi tôi trông thấy đôi hàng mi em khép lại trên biển mờ sương..."
Cô dừng lại, không đọc gì thêm nữa. Tôi như tê liệt, nằm bất động, tim ngừng đập. Tôi không dám mỏ mắt vì sợ rằng bất kỳ cử động nhỏ nào lúc này cũng để lộ ra sự ghen tuông, sợ hãi đang tràn ngập trong lòng. Chắc hẳn sự im lặng, bất động của tôi đã khiến cô để ý và dừng lại, không đọc tiếp hết cả bài thơ. Tôi câm như hến, không thốt ra một lời nào, nằm bất động không nhúc nhích. Tôi hiểu rằng cô đã thuộc lòng đoạn thơ của Gildas Caussinade, rằng tất cả không phải là thoáng qua như tôi tưởng.
Vài ngày sau, khi đã quên chuyện bất ngờ nực cười này - "nực cười" là từ của tôi - Artermise cho tôi biết Gildas Caussinade đã bí mật đi Paris. Tôi cố hết sức giữ kín điều bí mật của anh ta trong phạm vi có thể.
Sau đó là hai tuần hạnh phúc. Đó là mùa hè năm 1833, trời mưa suốt mười ngày không dứt. Nhưng sau đợt mưa mọi vật như được tắm gội sạch sẽ và trời nắng đẹp hơn bao giờ hết. Những tia nắng đỏ hồng, vàng rực lấp lánh trên những dòng sông, con suối, cánh đồng, rừng cây, thảm cỏ, các ô cửa, mái nhà. Mặc dù còn ẩm ướt và lầy lội nhưng tiếng vó ngựa đã lại vang lên rộn ràng trên những nẻo đường.
Như thế có một sự nặng nề kéo đến theo trận mưa như trút ấy. Tôi phải nói thế nào nhỉ? Một thứ thì sôi động, còn một thứ lại lững lờ. Như thể sự hòa trộn giữa mặt trời và nước thật khó xác định, và quá tinh tế. Một màn hơi nước như mạng nhện giăng ra khắp nơi, làm giảm cường độ của âm thanh, ngăn lại những tiếng động, làm hình dáng mọi vật nhạt nhòa đi, các hoạt động như chậm rãi hơn, con tim như như mềm lại và mọi thứ như dịu dàng hơn, êm đềm hơn. Có phải vì thế mà Flora cũng ân cần hơn với tôi chăng.
Chúng tôi cùng đi ngựa, ăn tối, nói chuyện, vui vẻ như một cặp vợ chồng mới cưới. Lúc nào tôi cũng trong tình trạng tự ái, hờn giận một mình, Flora thì cố tình phớt lờ không nhận ra nỗi cô đơn ẩn nấp trong tôi. Trong hai tuần ấy có tới ba lần tôi ngỏ lời với cô, bày tỏ với cô điều sâu thẳm nhất trong tâm tư, rằng tôi yêu cô, tôi muốn có cô, cuộc sống của tôi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu thiếu cô.
Lần thứ nhất diễn ra trong căn nhà ở bãi săn của ông d’Orty. Chúng gặp nhau ở hành lang hẹp. Cô đang ôm đầy tay toàn hoa, còn tôi thì vác một dây gà lôi nặng. Chúng tôi cố tránh nhau nhưng hễ tôi bước sang phải thì cô cũng bước sang phải, tôi bước sang trái thì cô cũng bước sang trái. Cứ thế tới ba lần liền. Sau đó chúng tôi đứng sát nhau, cùng phá lên cười. Cô có vẻ xúc động, lúng túng khi tôi nói rằng cô đừng lảng tránh tôi nữa, hãy chấp nhận tôi, tình yêu của tôi. Phải, tôi nhớ rõ mình đã nói thế này: "Flora, hãy yêu anh. Chấm dứt ngay những điều này và yêu anh".
Cô không đủ can đảm nhìn vào mắt tôi. Cô mở miệng định nói nhưng tới giờ tôi cũng không thể biết được hôm đó cô có thể nói những gì, vì sau lưng tôi đã vang lên giọng nói của ông Thị trưởng: "Kìa Lomont, đó là cách anh ngỏ lời với người phụ nữ của lòng mình đấy ư? Như một gã chăn ngựa ấy ư?" Và thế là tôi ù té bỏ chạy.
Lần thứ hai thì tôi có chuẩn bị cẩn thận hơn nhưng cùng chẳng khá hơn chút nào. Hôm đó suốt cả ngày cô tỏ ra rất dễ chịu, dịu dàng, quan tâm tới tôi. Chúng tôi cùng đi picnic trên sông Arce, sau đó tôi ăn tôi ở nhà trong tâm trạng sung sướng. Song tôi vẫn cảm thấy bứt rứt vì không thể nói với cô về niềm hạnh phúc của mình, về tình yêu của mình dành cho cô. Nhìn vào gương - một khuôn mặt tròn tròn như một cậu bé, trên đó thể hiện cả sự chất phác và niềm hạnh phúc - tôi không hiểu sao đây lại là khuôn mặt của Lomont tôi. Tôi không hiểu mình có còn là mình nữa không. Thế là tôi quyết định phải tìm hiểu xem tại sao đối tượng kỳ lạ này lại tồn tại trên cõi đời.
Tôi quyết định một cách tỉnh táo rằng sẽ ngỏ lời với cô một lần nữa. Tôi hầu như không nhận thức được thực tế. Tôi tưởng tượng một cách ngốc nghếch rằng sự bày tỏ của tôi sẽ xóa đi một vài sự dè dặt nào đó nơi cô, rằng nếu cô hiểu tôi đã yêu cô phát điên (tôi chẳng hề giấu diếm điều này) thì cô sẽ đáp lại tình cảm của tôi, sẽ thú nhận với tôi rằng cô cũng yêu tôi. Tôi làm như những e ngại, dè dặt đó là có thật nơi cô vậy.
Thế là tôi đóng bộ, sửa sang đầu tóc, diện mạo phi ngựa tới nhà cô. Nhảy xuống ngựa, không kịp tháo găng, thậm chí không kịp thở, tôi lao đến căn phòng khách màu xanh.
Ơn Chúa, cô đang ở đó một mình. Tôi thấy cô rướn mày kinh ngạc như không thể tưởng tượng ra tôi trong bộ dạng này. Tôi lê bước một cách khó khăn trên sàn nhà, nhìn thấy rõ những vết nâu trên da cổ cô, thậm chí cả những nếp nhăn đầu tiên mờ mờ trên da làn da không còn căng nữa, như những dấu hiệu đầu tiên của tháng năm. Tôi muốn nhìn thấy thời gian in dấu trên khuôn mặt cô, để nhắc nhở cô rằng tuổi xuân của cô, tuổi xuân của tôi - cũng giống như những tháng ngày đã qua - sẽ không bao giờ quay trở lại một lần nữa, rằng tôi chính là một nửa của cô như hai chiếc giày của một đôi giày. Tôi nhìn những búp tóc cô xõa quanh tai và cổ, vành tai đầy nhục cảm và cái cổ bướng bỉnh quyến rũ như tượng thần vệ nữ. Tôi nhìn chằm chằm vào mặt cô như một nhà mỹ học đứng trước cái đẹp, một con thú ăn thịt, một kẻ say, một kẻ cuồng tín. Rồi tôi gặp ánh mắt hoang mang bối rối của cô. Không nói lời nào, tôi lao qua phòng, nhảy lên ngựa ra về.
Có lẽ tốt hơn hết tôi nên khắc sâu ghi nhớ tất cả những chi tiết không thể diễn đạt hết bằng lời, những vấn đề có tính chất thắt nút, mấu chốt trong câu chuyện. Thực ra tôi thấy trong tình yêu, sự im lặng lại là lời hùng biện có tính thuyết phục mạnh mẽ nhất. Song hình như các nhà văn của chúng ta không phải ai cũng hiểu được điều này.
Lần thứ ba là sau đó bốn hôm, khi tôi nhảy valse cùng cô trong phòng khách nhà d’Orty. Trong những dịp này thì đây là điệu nhảy tôi thạo nhất, cả cơ thể tôi như nhẹ bổng, thanh thoát, cả tâm hồn tôi như hòa vào dòng máu Vienne bất hủ trong nhịp 1-2-3. Nhịp điệu ấy như hòa nhịp với những lời tôi thì thầm vào tai cô: "Một hai ba - tôi yêu em, tôi yêu em - một hai ba". Tôi choàng tay qua eo cô, kéo sát cơ thể cô vào mình. Giai điệu lãng mạn của cây violin làm cho cả cô và tôi đều cảm thấy lâng lâng. Âm nhạc, sự gần gũi của hai cơ thể khiến cho nhục cảm trong tôi tăng dần lên. Song những gì tôi cảm thấy thật là ngốc nghếch. Qua một tấm gương tôi trông thấy bờ vai trần của cô đỏ bừng lên lúng túng.
Những thất bại ít ỏi của tôi xảy ra chỉ trong hai tuần lễ ấy. Tôi nói về điều đó không chút mỉa mai giễu cợt vì đó là tất cả những gì tôi phải cố gắng chịu đựng một mình - khi tôi cố quyến rũ Flora. Thời gian còn lại - với tính cách tỉ mỉ của một công chứng viên, tôi thường miêu tả chi tiết tất cả những sự xuất hiện và ra đi của tất cả mọi người - tôi không bao giờ để lộ bất kỳ một chút cảm xúc gì của mình. Tôi luôn xuất hiện một cách đơn giản, điềm tĩnh. Tất cả diễn ra như trong một giấc mơ: những đồng cỏ, những tách trà thơm dịu trên sông, những tà áo thướt tha và điệu valse xoay... Tôi tưởng như tất cả không có gì ảnh hưởng tới sự thanh thản trong tâm hồn tôi, cả đôi mắt trong sáng của cô, mái tóc êm ái, dịu dàng, mượt mà của cô, đôi má hồng mịn như trái đào, đôi tay mềm mại nhẹ nhàng của cô.
Mười bốn ngày hạnh phúc đó như có thể diễn ra trong suốt nhiều tháng năm. Nhưng rồi cả thể xác cũng như tâm hồn tôi đã xáo trộn hơn bao giờ hết khi mà giữa buổi tiệc, Gildas Causinade lại xuất hiện như một tiếng sét với vết thương bết máu trên trán.
Sự xuất hiện của anh ta thật bất ngờ. Dàn nhạc chơi lỗi mất hai nhịp, những bước chân đang nhảy nhịp nhàng bỗng lỗi mất hai bước và trái tim của những phụ nữ trong phòng thì đập dồn dập như trống liên hồi. Dưới ánh nến trông anh ta đẹp một cách âu sầu. Rồi tiếng nhạc dừng lại. Một sự im lặng bao trùm lên cả căn phòng. Tôi bỗng buồn cười không chịu nổi. Song cho dù ghen tuông nhưng cũng như mọi người tôi không thể không cảm thông, và sự xúc động mà người thanh niên trẻ đang thở hổn hển, kiệt sức kia gây cho mọi người thì không hề đáng buồn cười chút nào.
"Xin lỗi các quý vị" - Anh ta nói bằng giọng bình tĩnh lạ lùng đối với một người đang trong tình trạng như thế, và rõ ràng tôi thấy anh ta như hướng về riêng mình Flora chứ không phải những người phụ nữ khác trong phòng. Tôi nhìn Flora, cô nhợt nhạt hơn bao giờ hết, hơn cả khi con ngựa của cô lồng lên phi như điên trên cánh đồng mà cô không thể kiềm chế, điều khiển nổi nó.
Và thế là chúng tôi được biết rằng trên đường phố Paris đang xảy ra chiến sự. Gildas bị bao vây bởi một loạt những câu hỏi. Lâu sau nhạc mới lại tiếp tục nổi lên. Không hề nghi ngờ gì, đó là một buổi dạ hội ấn tượng nhất, thành công nhất trong mùa. Bên cạnh sự thư thái thoải mái của mọi người thì đã diễn ra một điều không ai mong đợi. Chỉ có tôi - một kẻ đang yêu và Flora - một góa phụ sống ở nông thôn nước Anh là chẳng liên quan gì tới những lộn xộn về chính trị đang xảy ra. Quả thực tình trạng cô độc của cả cô và tôi bắt nguồn từ chính tình yêu của tôi và sự thờ ơ của cô, chứ không phải vì bất cứ điều gì đang diễn ra bên ngoài kia, không vì sự lộn xộn trong đời sống chính trị hay những tai ương hỗn độn của xã hội...
Thái độ của Flora trước tình cảnh của người thanh niên trẻ đẩy tôi vào một trạng thái không thể tả nổi. Tôi đưa cô về Margelasse bằng con ngựa đen giống Ai-len luôn nhảy chồm chồm của cô, Hellio, và con Philemon vàng hoe của tôi, mà tôi đã mua trong một phiên chợ theo gợi ý của Flora. Trái với thói quen điềm đạm hàng ngày, tôi để cho lũ ngựa chạy lồng lên, phi như điên. Nhận ra sự bất thường đó, Flora cố xoa dịu tôi, lúc thì ngọt ngào, lúc lại đề nghị tôi đừng để hỏng cỗ xe cũng như bộ trang phục cô đang mặc. Mọi khi tôi thường chỉ trích cô về điều này, nhưng hôm nay tôi không thèm trả lời và cuối cùng cô im lặng một cách suy tư.
Tôi sắp xếp, phân tích các suy nghĩ, sự kiện, hoặc ít ra là tôi đang cố gắng làm việc đó. Như thể cả năm giác quan cũng như toàn bộ lý trí, tinh thần của tôi bừng bừng bốc cháy vì kiềm chế quá mức. Bị thiêu đốt, kích thích bởi ghen tuông, sự kiềm chế đó hoàn toàn có thể bộc phát mạnh mẽ hơn vì bất kỳ một tác động nhỏ nào. Dường như hai bên thái dương tôi mọc thêm một đôi mắt giúp tôi nhìn rõ ràng mọi việc hơn, tai tôi mở to hơn để nghe thấu mọi thứ và hai cánh mũi tôi nở rộng hơn để đón nhận nỗi thất vọng. Dường như ẩn giấu sau vẻ ngoài của một thanh niên vô tư, hòa nhã, phóng khoáng lại là một gã điên rồ độc ác, xảo quyệt, hư hỏng. Đây là lần đầu tiên tôi có ý muốn phá phách, nổi loạn. Suốt mười phút liền chúng tôi không hé răng nói với nhau một lời nào. Tôi thúc ngựa, quát tháo om sòm khiến chúng phi như điên, hết lao xuống rãnh lại trèo qua những thửa ruộng, rồi đột ngột hãm cương. Những con ngựa như cảm nhận được sự giận dữ của tôi, đứng khựng lại. Cuối cùng tôi cho chúng đi từ từ.
Sau mười phút - mười phút cỗ xe hết lao xuống những thửa ruộng đang bừa lại băng qua những con mương nhỏ, những khúc cua tới 45° tôi cố gắng dừng ngựa lại, nhảy xuống, cột cương vào một gốc cây, vuốt ve dịu dàng lốp cổ mềm mại của chúng, thì thầm một cách dịu dàng vào tai chúng những đau đớn mà tôi phải chịu, tôi thú nhận với chúng sự ân hận của tôi. Tóm lại tôi hành động với chúng theo cách đáng ra Flora phải cư xử với tôi.
Cô xuống xe đến bên tôi, không kêu than một tiếng nào cũng như không hề thay đổi sắc mặt. Lòng dũng cám nơi cô mà trước kia khiến tôi thán phục ngưỡng mộ thì giờ làm tôi phát cáu. Tôi ngửa cổ nhìn vầng trăng sáng kỳ diệu trên nền trời xanh sẫm điểm những vì sao lung linh. Thi thoảng những đám mây báo bão từ hướng Tây, phía Quercy bay qua che khuất mất vầng trăng. Những thớ thịt nơi cổ căng ra, và tư thế đầu ngửa ra sau khiến hơi thở của tôi trở nên khó khăn, nặng nề. Tôi lau đôi tay dấp dính đầy mồ hôi và bọt mép ngựa vào quần, chiếc quần tím mà Flora đã khuyến khích tôi mua một lần đi hội chợ. Trong phút chốc tôi bỗng thấy những thứ tôi mua với sự khích lệ cua cô thật vô nghĩa, thấy cái dây cương sao mà thô ráp giữa những ngón tay tôi, và mối tình đơn phương của tôi sao mà chua cay, thê thảm đến vậy.
"Nicholas..." Giọng Flora vang lên và tôi đưa mắt xuống nhìn cô. Chúng tôi trao cho nhau một nụ cười đặc biệt - giờ tôi mới có thể cười nổi - như thể xác nhận nhưng gì diễn ra sau đó...
Nhưng sự nhẫn nại của tôi chẳng được thêm bao lâu. Một lần nữa tôi lại bị hành hạ bởi sự lo lắng và ngờ vực.
Hôm qua là lần đầu tiên kể từ khi đặt bút ghi lại câu chuyện này tôi có cảm giác như mình vừa nhớ lại một điều gì đó mới mẻ, rằng tôi khơi lại một miền ký ức đã ngủ yên trong cõi lòng sâu thẳm. Quả thực cảm giác này khiến tôi khó chịu. Tôi sợ sự ngọt ngào cũng như sự tàn nhẫn của những hồi ức không tên mà tôi đã cố khóa kín trong tâm tưởng. Liệu việc cố tìm lại những phút giây hạnh phúc đã qua có khiến cho tôi phải ân hận nuối tiếc không, và những ký ức đau đớn có mang đến cho tôi điều gì ngoài những đau khổ mới không? Điều quỷ quái gì khiến tôi cứ mải miết viết trên những trang giấy này đây? Những nỗi niềm đau đớn khôn nguôi, dai dẳng, thấm thía nào đã khiến tôi cứ tiếp tục mãi cho tới tận lúc này?
Nơi đây, trong căn phòng gác mái, tôi xây cho mình một tòa tháp ngà cô độc - như lời mô tả của ngài de Vigni. Tòa tháp của tôi có mùi ẩm ướt, mỗi khi tôi tự giam mình trong đó thì bà chủ nhà của tôi lấy làm rất thất vọng. Bà tưởng rằng tôi đến đây để làm việc và bà ngạc nhiên, choáng váng vì sự kỳ quặc của tôi. Bà không hiểu tại sao tôi không bao giờ dùng tới chiếc bàn viết đẹp đẽ làm bằng gỗ dái ngựa mà sáng nào bà cũng lau chùi cho tới sáng bóng lên. Giá như bà biết tôi làm gì... Vụ xì-căng-đan năm 1835 giờ đã trở thành dĩ vãng, nhưng ký ức về nó thì không bao giờ phai mờ được cả. Cách đây bảy mươi dặm người ta cũng nghe nói và bàn tán ầm ĩ.
Bên cửa sổ, qua màu sắc bầu trời tôi có thể nhận thấy màn đêm đang tối dần. Ngôi nhà in bóng trên thảm cỏ, cây cối xung quanh, tất cả những gì tôi có và cũng là những gì tôi mong được chia sẻ với Flora. Tôi bỗng thấy ghét chúng thậm tệ vì chúng không bao giờ là "của chúng tôi", mà chỉ là "của tôi" mà thôi: ngôi nhà của tôi, bãi cỏ của tôi... Trừ con tim của tôi ra, tất cả những thứ đó sẽ không bao giờ được biết tới một chủ nhân thứ hai ngoài tôi. Tôi đã mất cơ hội được tặng chúng như một món quà hay được chia sẻ chúng với một người khác. Những từ ngọt ngào "chúng ta", "của chúng ta" không phải là dành cho tôi.
Bãi cỏ ngả màu úa đỏ với những bông hoa nghệ tây mùa thu mờ mờ sáng trong chạng vạng chiều tối. Tôi có thể nghe tiếng chuông chiều đổ phía nhà thờ, và có thể nhìn thấy cơn mưa đang kéo đến từ phía tây. Khi Flora nghe thấy chúng ở Margelasse thì là sự báo hiệu một thời tiết đẹp. Đối với hai chúng tôi thì gió luôn thổi tới từ hai hướng khác nhau, mang tới những thông điệp trái ngược hoàn toàn. Tôi quả là khờ dại, ngốc ngếch khi lấy làm ngạc nhiên rằng chúng tôi đã không cưới nhau.
Vết thương trên trán Gildas không phải là kỷ niệm duy nhất anh ta mang về từ Paris. Anh ta còn mang về một cuốn tạp chí Revue Deux Mondes, trong đó có in thơ của anh ta. Ngoài ra anh ta còn viết cả kịch nữa nhưng anh ta lại không nói gì về điều ấy và chính sự im lặng khiêm nhường đó khiến cho anh ta càng trở nên đáng trân trọng hơn.
Một hôm, cũng trong tuần diễn ra buổi khiêu vũ ấy, tôi dắt ngựa tản bộ tới nhà Flora. Buổi chiều tôi đã bắt con ngựa của mình làm việc cật lực tới mức đầm đìa mồ hôi nên giờ tôi để nó nghỉ ngơi chút ít. Tới nơi, không thấy ai quanh đó, tôi tự buộc ngựa và không báo trước, tôi đi tới căn phòng khách màu xanh của Flora, nơi tôi nghĩ rằng sẽ tìm thấy cô vì cô thường dành phần lớn thời gian của cô ở đó. Dừng một giây trước chiếc gương nhỏ để vuốt lại tóc, tôi bỗng thấy cả thế giới như nứt toác, sụp đổ dưới chân.
Qua cánh cửa hé mở tôi nghe tiếng Gildas: "Anh yêu em tới mất trí. Anh không quan tâm tới bất kỳ điều gì, kể cả sự giận dữ phản đối của gia đình em. Anh không quan tâm tới bất kỳ điều gì ngoài em ra".
Giọng anh ta nóng bỏng nồng cháy, tràn đầy sức mạnh, sức thuyết phục cũng như sự quyết đoán khiến tôi như muốn giết chết anh ta. Tôi bước thêm hai bước về phía cánh cửa nơi đang diễn ra cảnh đó, tay đặt lên chuôi con dao săn mà tôi luôn để bên thắt lưng, con dao luôn được dùng để chặt những cành cây, dây leo dọn đường trong khi đi săn, để cậy đá giắt trong móng ngựa chứ không phải được dùng để cắt cổ một con người.
"Có thật thế không, anh yêu dấu. Thật kỳ diệu. Em cũng yêu anh tới phát điên lên. Em chỉ đợi anh nói điều đó mà thôi".
Đó là giọng Flora, thì thầm một cách e thẹn, ấp úng. Trước khi lao vào phòng tôi đã kịp nhận ra rằng cô đang đọc một kịch bản. Tôi dừng lại đúng lúc, đứng như trời trồng, tự xấu hổ khi nghe cô cười to bằng một giọng trong trẻo, thư thái: "Gildas, chữ anh khó đọc quá".
Anh ta cười và khi bước vào phòng tôi thấy chính mình cũng đang mỉm cười.
"Tỏ tình gì mà đứng ngoài vườn tôi cũng nghe thấy vậy?" - Tôi lên tiếng với một giọng thoải mái tới mức Flora ngạc nhiên và người thanh niên trẻ thì có vẻ khó chịu - "Flora yêu dấu, anh không ngờ em lại là một diễn viên tài năng đến thế cơ đấy".
Tôi bước tới hôn tay cô trong khi cô liếc nhìn tôi dò hỏi. Sự bất thường này khiến cô cảm thấy nghi ngờ - điều đó khiến tôi cảm thấy bị tổn thương. Khi bạn thoát khỏi một tai nạn hút chết bạn sẽ cảm thấy mình có tất cả sự dũng cảm, liều lĩnh, và bất cần. Hãy tưởng tượng rằng dòng sông đang hiền hòa đột nhiên cuồn cuộn giận dữ như muốn nhấn chìm anh. Anh đã cố gắng thoát chết, giờ anh mỉm cười quay lại, bình an vô sự nhìn những cánh cửa rộng mở phía trước, không bao giờ phải quay nhìn lại những điều kinh khủng trước kia. Khi đó tôi cũng rơi vào một trạng thái như vậy.
Giờ đây tôi nhận ra rằng mình chẳng là gì cả trước khi gặp Flora, tôi chẳng khác gì những người đàn ông và những người phụ nữ khác cùng thế hệ tôi. Chỉ có các thi sĩ mới có thể len lỏi, mổ xẻ những suy nghĩ nội tâm, những độc thoại hướng nội, những ngóc ngách sâu kín trong tâm hồn con người. Và để trả thù cho sự cô độc của họ, họ cố tình xuyên tạc, bóp méo chúng tôi. Họ không hề đề cập đến chúng tôi. Thế hệ tôi chia ra hai trường phái: một thì luôn sống trong sự cấm đoán và dĩ nhiên là họ khát khao mọi thứ, nhưng đồng thời với họ, mọi thứ đều đáng sợ, nguy hiểm. Còn trường phái kia gồm những người mà cái gì cũng có, muốn gì được nấy và chính vì thế với họ mọi thứ đều trở nên buồn tẻ, nhàm chán. Song cả hai loại trên đều có một điểm chung, đó là càng sống lâu, càng hưởng thụ bao nhiêu họ lại càng kỹ tính và hoài nghi bấy nhiêu. Mặc dù xã hội vẫn luôn bị xáo động, lộn xộn vì những quy tắc, chuẩn mực đạo đức do chính con người tự đặt ra nhưng tất cả những điều đó vẫn luôn tác động mạnh mẽ lên mỗi chúng ta. Và các nhà thơ luôn là những người tự do, phóng khoáng nhất. Những sự mẫu mực trưởng giả, những cố gắng thảm hại của chúng ta để thích ứng cũng không bao giờ có thể giết chết những nhu cầu, bản năng tự nhiên, chúng vẫn luôn kêu gào đòi hỏi, không thể chế ngự bằng lý trí, giống như tình trạng tôi hiện nay.
Tại sao trước kia tôi cứ phải nói: chúng ta đã là... chúng ta là... chúng ta sẽ là... Có phải đó là sự cố gắng nực cười của tôi để loại bỏ sự cô độc, để phủ nhận sự bất lực trong cuộc đời hay không. Tại sao tôi cứ phải sống rập khuôn theo những định kiến, thói quen, ràng buộc phù phiếm mà chẳng biết tại sao lại tồn tại những điều đó, và để làm gì. Tất cả những người phụ nữ và những người đàn ông ở tuổi chúng ta đều được nuôi dạy cho tới khi khôn lớn, trưởng thành, tất cả đều mong ước, hy vọng được tôn trọng bằng những quy tắc khác, và không phải tham gia những trò chơi vô nghĩa đáng ghét trong tình yêu, đôi khi còn bị đem ra làm trò cười, bị xã hội chối bỏ. Dù sao thì theo lẽ bình thường của quy luật tự nhiên, khi đến tuổi người ta phải kết hôn, hay nói cách khác chúng ta phải tự giam hãm, cầm tù cả cuộc đời của mình, gắn bó chung thân với một người xa lạ, đó là số phận bằng phằng, nhạt nhẽo. Đó là một cái bẫy mà ngay cả sự ban phép thánh trước bàn thờ Chúa, hay sự công nhận của cả xã hội, hay kể cả những đứa trẻ vô tội - kết quả của sự kết họp đó - cũng không làm giảm bớt phần đáng ghét, độc hại và tuyệt vọng. Chúng ta luôn chuẩn bị cho cuộc chiến đấu đối đầu chứ không phải là sự hợp tác, cũng không phải mối thân thiện mà là kết quả của nỗi đam mê. Điều này khiến chúng ta trở thành những bạo chúa chuyên quyền vô tâm, sở hữu những người phụ nữ mà chúng ta không thèm quan tâm để ý đến họ chút nào hoặc nếu không lại trở thành nạn nhân của những người phụ nữ thuộc kiểu thích sai khiến chúng ta, và những người này trả thù chúng ta cho những người chị em của họ, không thèm nhận thức xem họ làm gì, công bằng theo một cách đầy bản năng hoặc có thể đơn giản chỉ là họ thích ve vãn, tán tỉnh lăng nhăng mà thôi.
Trời tối dần. Những hàng cây phủ bóng trên thảm cỏ qua ánh đèn vàng mờ mờ báo hiệu màn đêm đang tới.
Tối nay tôi kể chuyện theo một cách chẳng giống mọi khi. Chắc hẳn đến độc giả dễ tính nhất, kiên nhẫn nhất khi dõi theo câu chuyện tình đau khổ của tôi cũng có đủ lý do để mà phàn nàn...
Rốt cuộc thì tôi cũng quyết định tiếp tục câu chuyện, nhưng tôi nhận ra rằng cho dù không có ý rèn luyện kỹ năng viết nhưng tôi cũng không mắc lỗi gì cả. Đọc lại những gì đã viết, tôi dễ dàng nhận ra tại sao mình không chịu nổi tính đồng bóng lạ lùng của chính mình khi tự tô hồng tâm hồn mình. Tôi, một công chứng viên của Angoulême, ngồi nơi đây, vẽ lên một cách thành thạo hình ảnh của một trái tim mà tôi lấy làm tiếc đã không thể thay đổi được. Giờ tôi ngồi đây giải thích, phân tích, đưa ra nhận định, công bố và xác nhận tất cả những gì mà tôi đã tránh được sự để ý của mọi người bấy lâu một cách khôn khéo, tinh vi. Khi tôi đọc qua bản thảo và nhận thấy mình đã ngốc nghếch tới mức nào, đã bốc đồng như thế nào ở mối kỳ vọng văn chương, khi tôi nhìn lại những trau chuốt, hoa mỹ mà ngòi bút tỉ mỉ của tôi đã viết ra, thì tôi bỗng cảm thông sâu sắc với những nhà văn mà trước đây, những người mà trước đây, trong suốt cuộc đời mình tôi vẫn thường không công nhận.
Tôi sẽ đi nghỉ, để cái đầu nặng nề của mình được nghỉ ngơi thư thái trên chiếc gối lông vũ êm ái cùng sự huênh hoang của tôi. Hình như đã rất muộn rồi thì phải...
o O o
Có quá nhiểu kỷ niệm, hồi ức mãnh liệt nhưng tôi đã quyết định kể lại toàn bộ câu chuyện, không bỏ sót bất cứ điều gì. Vì thế hãy để tôi nhớ lại từ từ.
Tôi có thể thấy mình đứng bất động giữa phòng, trong khi Gildas nói những lời yêu thương với Flora, tôi biết cô không phải là hoàn toàn vô tư, không nghĩ gì. Tôi đứng đó, trong lòng phẫn nộ, tưởng như có thể sẵn sàng xông vào giết chết cả hai con người kia. Tôi căng thẳng tới mức chân tay run lên và toát mồ hôi hột. Tôi tự tìm đến ngồi vào chiếc ghế bành phủ gấm Đamát màu vàng. Tới lúc chết có lẽ tôi cũng không thể quên được cái tiền sảnh hẹp nơi phòng khách nhà cô khi đó. Trong ánh nắng xiên, những hạt bụi li ti nhảy nhót, những tấm vải bọc ghế mềm mại ngả màu. Từ trên tường, một ông tổ của gia đình cô nhìn tôi như giễu cợt. Trên mũi giầy tôi dính ít bùn do đi bộ, chúng khiến tôi cảm thấy khó chịu.
Tôi là một kẻ thua cuộc, một kẻ bại trận thê thảm.
Thực ra lớp cảnh mà tôi vừa làm ngắt quãng có thể là sự diễn tập một vở kịch, song cũng có thể là một tương lai không xa tôi sẽ phải đối mặt. Tôi nhớ mình đã đờ đẫn, choáng váng như thế nào, người hầm hập như lên cơn sốt. Liếc qua gương, tôi chợt thấy ghê sợ hình ảnh của chính mình, và ý nghĩ về tội ác lại ám ảnh trong tôi.
Tôi nhớ mình còn quan sát hai con người trẻ trung duyên dáng ấy thêm một lúc nữa. Sự thoải mái tự nhiên của họ như khoét sâu thêm sự đau đớn của tôi. Họ tiếp tục đọc vở kịch. Flora đọc trôi chảy hơn, như thể sự có mặt của cái thằng tôi đau khổ, thất vọng càng khiến cho cô thể hiện kịch bản một cách thuyết phục gấp bội. May thay, cuối cùng họ cũng kết thúc màn đối thoại ấy một cách không vất vả lắm.
Khi ý nghĩ ấy xuất hiện trong đầu, tôi bỗng không ý thức được và không kiềm chế được một tiếng cười - tiếng cười đau buốt nhức nhối như một mũi kiếm xuyên qua tim. Nhưng cũng nhờ sự buốt nhói ấy mà tôi nhận ra tình trạng của tôi. Tôi phát hiện ra mình chính là nhân chứng cho sự tuyệt vọng của chính mình, là một độc giả của câu chuyện của riêng mình. Tôi chứng kiến tình trạng rối loạn, mất thăng bằng của mình bằng một đôi mắt lạnh lẽo, vô hồn. Qua nhiều tháng năm, tất cả những biểu hiện khác đã phủ nhận chính bản thân tôi. Kể từ khi Gildas xen vào giữa tôi và Flora thì trong tôi luôn lẫn lộn một cảm xúc mà tôi chưa bao giờ trải qua, mà giờ đây tôi vẫn chưa nhận ra ý nghĩa của chúng, vẫn chưa xác định được những cảm xúc ấy là đúng hay sai. Trước đây tôi luôn tự thấy mình là một người đàn ông dũng cảm và thẳng thắn. Nhưng giờ đây, hơn bất kỳ lúc nào, tôi thấy mình thật yếu đuối, hèn nhát và đáng ghét. Khi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong gương tôi phải quay mặt đi và một lần nữa đứng dậy dắt ngựa ra máy uống nước. Tôi hắt nước lên mặt để trấn tĩnh lại và gạt bỏ tất cả những ý nghĩ khó chịu ra khỏi đầu, để tôi nhận thức rõ những gì mình vừa trải qua.
"Nhưng anh đâu có làm gì sai, đâu có gì phải xấu hổ, Lomont" Tôi lẩm bẩm, nhận ra rằng đang đứng trên bãi cỏ trống vắng cùng con ngựa, nói chuyện với chính mình.
o O o
Đêm qua tôi ngủ không ngon, tôi nghĩ rằng mình biết lý do tại sao. Cần phải nhanh chóng chấm dứt những chuyện tầm phào trẻ con này. Bản chất tôi không thích làm người khác phải mủi lòng hay giãi bày tâm sự, và tôi không thể chiều theo cái ý định ngu ngốc này thêm nữa. Cuối tuần này tôi sẽ đốt tất cả đi, không để lại một chút gì cả.
Tối hôm đó, trong khi nói chuyện trên bãi cỏ ở Margelasse, tôi được biết thêm đôi điều về chuyến đi Paris của Gildas. Anh ta đã được gặp ngài Musset, và đó là một cơ hội tốt để tự tiến cử tài năng của mình. Ông ta tỏ ra thích thú, hài lòng với những bài thơ của anh ta, nhất là khi đem so với những cây viết tài năng khác. (Riêng tôi, tôi sẽ không có ý kiến gì đối với những tác phẩm của Gildas. Tôi là một luật sư và vì thế tôi chỉ quan tâm tới những văn bản pháp luật của những luật sư - chính xác, lạnh lùng nhưng đáng tin cậy). Con người là những sinh vật nhu nhược, lúc nào cũng kiêu căng, giận dữ và đầy dục vọng. Điều khó nhất trong cuộc đời mỗi người là kiềm chế những dục vọng, bản năng, phân loại chúng, gọi tên chúng một cách chính xác, biết cất giữ chúng trong những ngăn kéo độc lập và khóa kín lại. Công việc của tôi là một phần trong đó và theo tôi, đó là một việc hữu ích nhất đối với xã hội.
Bằng tài năng của mình, Gildas Caussinade đã chinh phục thành công dân Paris, những độc giả khó tính nhất. Anh ta được giới quý tộc, giới văn nghệ sĩ tung hô và đón tiếp nồng nhiệt như một danh nhân. Họ phải công nhận rằng anh ta không chỉ điển trai, lịch thiệp mà còn tài hoa nữa. Song khi trở về quê nhà anh ta làm như không có điều gì xảy ra, như thể anh ta chưa từng biết tới những phòng trà nổi tiếng ở Paris, như thể chính Madam Sand chưa bao giờ thừa nhận anh ta là một thanh niên hào hoa lịch thiệp nhất. Gildas Caussinade vẫn là con trai một tá điền như trước, vẫn cầm lấy chiếc cày và lao động vất vả trên thửa ruộng không phải của mình mà không hề hé răng chút nào về những câu chuyện trong chuyến đi Paris cùng những thành công của mình. Chính Artermise và d’Orty, những người thường xuyên đặt và theo dõi các báo, tạp chí của Paris thu lượm được những thông tin trên. Anh ta lớn lên từ những cánh đồng, những đám cỏ khô và những bày gia súc. Giờ đây, khi được đặt vào vị trí danh dự trong phòng khách của giới quý tộc, giới văn nghệ sĩ, cái chĩa xới cỏ bông trở thành cây đàn hạc muôn điệu, cái mũ rơm đơn sơ biến thành vầng hào quang sáng ngời, thành vòng nguyệt quế vinh quang bao quanh vầng trán anh ta. Ngoài những điều đó không ai biết được mảy may chút ít rằng anh ta đã tham gia vào những âm mưu chính trị gì, đã vượt qua những trạm gác như thế nào, và tại sao anh ta lại trở về với một vết thương trên trán.
Thực ra ngay cả đến giờ tôi cũng không hiểu Gildas nghĩ gì về tất cả những điều này. Trước đây anh ta là một thanh niên luôn phải vắt kiệt tuổi trẻ, thời gian, mồ hôi sức lực của mình để làm mầu mỡ cho mảnh đất của người khác mà không bao giờ mong được hưởng thụ những thành quả sức lao động của mình, không bao giờ được mong gặt một hạt lúa trên cánh đồng mà mình đã làm việc vất vả. Giờ thì những con người trong cái đám đông vẫn bắt anh ta phải làm việc cật lực chỉ mong được giúp anh ta giảm bớt gánh nặng của những công việc đó, cho dù trước kia họ sẵn sàng nổi cơn thịnh nộ nếu thấy anh ta ngơi tay chỉ trong năm phút. Tôi gán cho anh ta những ý nghĩ chua chát, khinh miệt nhất. Song trước sự xét nét chú ý của tôi anh ta vẫn giữ một đôi mắt ngây thơ như cún con, như một thanh niên vô tư, trong sáng, hồn nhiên. Anh ta luôn mỉm cười, cả ánh mắt cũng luôn tươi vui lấp lánh, và tôi vẫn không nhận ra rằng phong thái thoải mái, tự tin, sự duyên dáng đáng yêu đó là của một người đàn ông đang yêu và được yêu.
Flora cũng tỏ ra say mê - tôi có thể đọc được điều đó trong mắt cô - và cô thường đọc to những vần thơ như trong buổi picnic lần trước.
Bão Lặng Bão Lặng - Françoise Sagan Bão Lặng