Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Xuân Thu Oanh Liệt
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hồi 1 - Thành Đồng Quan, Bạch Khởi Cướp Dinh
B
ởi vì nhà Châu suy vi, nên quần hùng bèn nổi lên gây loạn. Ai cũng
muốn cầm quyền bá chủ, ai cũng mong mạnh nước lấn ranh. Cả thảy có
bảy nước là: Tần, Sở, Triệu, Ngụy, Yên, Hàng, Tề, mỗi nước chiếm một
góc, sừng sỏ với nhau. Trong bảy nước đó có nước Tần là mạnh hơn hết.
Còn Sở, Triệu, Ngụy, Yên, Hàng, Tề thường bị Tần áp chế.
Đây xin nói qua vua nước Yên lúc bấy giờ, có một nàng công chúa tên
gọi Yên Đơn, chọn được Tôn Tháo làm phò mã. Tôn Tháo là con của Tôn
Võ, vốn dòng nhà tướng, lúc nhỏ tập rèn cung kiếm, lớn lên chuyên học
lượt thao, nên rõ là một kẻ anh tài, đúng trang lương tướng. Hai vợ chồng
kết nghĩa với nhau sanh được ba trai tên Tôn Long, Tôn Hổ và Tôn Tẩn.
Lúc Yên Đơn công chúa mang nghén Tôn Tẩn, hằng ngày thấy mây đỏ
bao phủ trên nóc nhà: Sau sanh Tôn Tẩn thì mặt mày tươi tốt, tướng mạo
khôi ngô. Tôn Tháo thường nói với công chúa rằng: "Thằng này lớn lên ắt
nắm trọn quyền trong thiên hạ. Thật là con quý của nhà ta vậy". Nghe vậy
công chúa càng mến yêu thêm.
Lúc bấy giờ là vua Hiếu Công kế vị nhà Tần, có sai quan tới nước Yên
thôi thúc việc tấn công. Vua nước Yên bèn mời Tôn Tháo mà bàn rằng:
- Lúc bấy giờ bảy nước chỉ có nước Tần là mạnh. Nếu ta không kiêng
nể nó thì ắt phải bị nguy hại.
Tôn Tháo nói:
- Tần tuy mạnh, song Yên ta lại yếu gì. Nếu phụ vương sợ Tần gây sự,
thì nên cử binh trước đi. Đó là kế hay nhất. Vua Yên nói:
- Lời khanh nói thật phải. Nhưng bây giờ ai có thể cầm binh đánh Tần?
Tôn Tháo nói:
- Tôi tuy bất tài, song cũng xin cầm năm mươi binh để phá bạo Tần
cho.
Vua Yên nói:
- Trẫm nghe bên Tần có nhiều tướng tài, biết khanh có đủ sức chống
cự hay không?
Tôn Tháo nói:
- Xin bệ hạ chớ quá lo. Tôi có hai đứa con là Long, Hổ sức mạnh hơn
ngưới. Tôi đem hai đứa nó theo thời chỉ đánh một trận là bọn Tần tan rã
ngay. Vua Yên nghe nói cả mừng, ban cho Tôn Tháo ba chung ngự tửu và
ba đóa kim hoa.
Xong rồi, Tôn Tháo bèn lui ra, cùng hai con là Tôn Long, Tôn Hổ tới
giáo trường điểm binh xuất mã rồi nội ngày ấy kéo ra đi. Binh mã chật
đường, cờ xí rợp đất, đao thương nhoáng mắt, pháo nổ rền trời, chẳng mấy
ngày đã tới thành Đồng Quan, Tôn Tháo bèn hạ lịnh đồn binh bên ngoài.
Trong triều Tần, vua Hiếu Công đương ngồi bàn việc với các quan,
bỗng thấy tin ngoài Đồng Quan cho hay rằng:
Phò mã nước Yên là Tôn Tháo cùng hai con đem mấy muôn binh tới
xâm lấn, hiện còn đồn binh ngoài ải Đồng Quan.
Hiếu Công nghe tin cười lạt rằng:
- Vua nước Yên thật là đứa chẳng biết thời thế. Cô gia sai quân ra thúc
nó tấn công, nó lại đem binh vào xúc phạm thiên oai à!
Nói rồi hạ lịnh cho Võ an quân Bạch Khởi làm đại tướng, Cam Long,
Đỗ Hồi làm phó tướng lãnh ba muôn binh ra ngoài ải đón giặc. Bạch Khởi
vâng mạng lập tức đem binh ra Đồng Quan. Tôn Tháo nghe tướng Tần
đem quân tới bèn dặn con là Tôn Long, Tôn Hổ giữ gìn dinh môn rồi tự
đái lãnh đội binh xông ra trước trận. Bạch Khởi vừa trông thấy liền hét
rằng:
- Thằng nào to gan dám hét trước trận đó?
Tôn Tháo đáp:
- Ta là phò mã nước Yên tên Tôn Tháo, còn mi tên họ là chi?
Bạch Khởi xưng tên rồi giục ngựa nghinh địch. Cả hai đánh với nhau
hơn sáu mươi hiệp chưa định hơn thua. Bạch Khởi hươi thương đón đao
Tôn Tháo lại. Tôn Tháo hỏi:
- Mi đã mệt rồi à?
Bạch Khởi nói:
- Không mệt, nhưng trời đã tối rồi đánh nhau bất tiện. Vậy hai ta lui
binh đợi hôm sau sẽ tranh cao thấp.
Tôn Tháo nói:
- Ừ, ta cũng dung cho mi sống thêm một đêm, tới sáng sẽ đem đao
đến lấy đầu.
Dứt lời, cả hai kéo binh lui về.
Tôn Tháo về tới dinh, hai con là Long, Hổ chạy ra đón vào cùng ngồi.
Tôn Long hỏi:
- Hôm nay cha ra trận hơn thua thế nào?
Tôn Tháo đáp:
- Thật Võ an quân Bạch Khởi là kẻ có tài, tiếng đồn không sai. Cha
đánh cùng nó hơn sáu mươi hiệp mà không phân hơn thua. Vì trời đã tối
nên lui binh, hẹn nhau hôm sau sẽ tử chiến. Nói rồi, sai quân bày tiệc
trong trướng, ba cha con cùng ăn uống.
Có thơ rằng:
Cả phá Đồng Quan cuộc chưa xong,
Trừ Tần còn chất chứa trong lòng,
Đêm dài tiệc rượu rằng tiêu khiển,
Sao chẳng phòng lo giặc tấn công?
Nhắc lại, Bạch Khởi về dinh bàn luận với Cam Long, Đỗ Hồi rằng:
- Thằng Tôn Tháo không giỏi hơn ta bao nhiêu, nhưng ta cũng khó
thắng nó. Vậy trừ sự bất bằng sức, ta phải tính cách hại bằng mưu. Bây
giờ nên thừa lúc đêm khuya canh vắng, chúng ta đem binh xông tới cướp
dinh nó thình lình chắc là được việc.
Cam, Đỗ khen kế ấy hay, bèn ra lịnh cho tướng sĩ sắp đặt cuộc cướp
dinh. Bạch Khởi tự cầm trung quân, Cam Long đi tả dực, Đỗ Hồi đi hữu
dực. Tới canh hai, tướng sĩ đều ngậm thẻ, ngựa thảy bỏ lạc, lén đến dinh
Yên, phát một tiếng pháo rồi kéo ùn vào.
Lúc bấy giờ, Tôn Tháo đã say. Tôn Long, Tôn Hổ đều ngà ngà. Ba
cha con không đề phòng việc cướp trại. Đương lúc mê ngủ, bỗng nghe
tiếng hét cướp dinh, ba cha con kinh hãi vô cùng, chỉ kiếm ngựa chạy đi
trốn chớ chẳng lòng nào tưởng cứu binh sĩ.
Bạch Khởi đưa binh Tần vào dinh Yên giết hại thong thả lắm. Tội
nghiệp, ba muôn binh Yên bị một trận đều chết sạch, thây chất ngổn
ngang thành gò, máu chảy cuồn cuộn như suối. Binh Tần đắc thắng gióng
trống khải hoàn về triều. Vua Hiếu Công cả mừng nói:
- Cô gia nghe nói Tôn Tháo là người trí dõng kim toàn, sao khanh lại
thủ thắng dễ dàng như vậy?
Bạch Khởi liền đem đầu đuôi việc cướp dinh thuật lại cho Hiếu Công
nghe. Vua cả khen rồi ban cho một ngàn nén vàng ròng, một trăm tấm
vóc. Còn các tướng sĩ khác cũng đều được ban thưởng.
Nói về Tôn Tháo thì đem hai con chạy về tới nước Yên liền tự trói
mình vào ra mắt vua. Vua thất kinh hỏi rằng:
- Thế nào mà khanh thua quân Tần?
Tôn Tháo đem việc chinh chiến ra mà tâu lại rồi xin chịu tội. Yên
vương cả giận mắng rằng:
- Khanh cầm quân chinh chiến đã lâu mà không hay phòng việc cướp
trại thì còn dùng vào đâu được. Đáng lẽ thất trận to, hại nhiều tướng sĩ
như vầy thì cha con khanh đều bị chánh pháp. Song ta thương lòng công
chúa mà ân xá cho khỏi chết chớ cũng phải trị tội để làm gương. Vậy
khanh phải giao cả binh quyền ấn tín lại, rồi đương lại trách vụ tuần môn
thôi.
Tôn Tháo từ tạ lui về phủ vẻ mặt rất âu sầu. Con út là Tôn Tẩn trông
thấy bèn hỏi:
- Hôm nay cha đi đánh Tần về vì cớ nào mà không vui như vậy?
Tôn Tháo nói:
- Vui buồn mặc cha, con còn nhỏ biết chi mà hỏi.
Tôn Tẩn nói:
- Con tuy nhỏ, song cũng biết ít nhiều việc đời. Vậy dám hỏi cha rằng
buồn đó là vì việc nước hay là vì việc nhà?
Tôn Tháo nói:
- Việc nước là sao mà việc nhà là sao?
Tôn Tẩn nói:
- Nếu nói rằng buồn vì việc nhà thì nhà đã có hai anh em con võ nghệ
cao cường có thể thay cha mà lo được các việc vinh phục thì còn buồn
nỗi gì? Nếu nói vì việc nước mà buồn, thì có lẽ bị nước ngoài xâm lấn,
triều đình không kẻ lương tài để trợ hiểm phò nguy?
Tôn Tháo cười nói:
- Phải, cha đương lo buồn vì cớ đó đa! Bởi vì nước Tần ỷ mạnh sai
người thôi thúc nước Yên ta tấn công, thánh thượng sai cha đem binh
chinh phạt, chẳng may cha bị tay Bạch Khởi thất trận hao binh, nên đã bị
thâu hết binh quyền ấn tín, bắt tuần thủ thành môn. Vậy nên cha lo buồn
lắm con.
Tôn Tẩn nói:
- Xin cha hãy bớt cơn sầu muộn. Con có một ý hay đây: Nếu mà thiệt
được thành công, thì con sẽ xây non, thâu trời vào tay để chia vui cùng
vương đế đó.
Tôn Tháo hỏi:
- Con có mưu mẹo gì hay mà dám khoe khoang quá như vậy?
Tôn Tẩn thưa:
- Thưa cha, con có nghe ở động thủy Liêm, núi Vân Mộng thuộc châu
Nhữ bên Hà Nam có ông tiên tên Quỷ Cốc thông rành thao lượt binh thơ,
rất giỏi mưu mô kế sách. Con muốn qua đó tôn người làm thầy để học võ
nghệ, pháp thuật. Khi nào thành tài thì trở về giúp nước Yên mà rửa
nhục. Tuy có muộn, song cũng là việc hay.
Tôn Tháo nói:
- Con có chí như vậy cha khen đó. Song cha chẳng rõ con đi học bao
lâu thì trở về?
Tôn Tẩn đáp:
- Lâu thì ba năm, mau thì hai mươi bốn tháng.
Tôn Tháo nói:
- Đi thì được, song sợ mẹ con yêu mến con quá không nỡ cho con đi
thì sao?
Tôn Tẩn nói:
- Làm con trai trong đời phải lo kiến công lập nghiệp, rèn chí ở bốn
phương, chớ lẽ nào ôm ấp góc nhà mà chờ giá, đợi chết. Xin cha vì con
mà an ủi mẹ con.
Tôn Tháo nghe Tôn Tẩn nói có lý bèn nắm tay cùng đi vào hậu
đường ra mắt công chúa Yên Đơn rồi nói rằng:
- Con quý nhà ta vào đây để bái biệt công chúa mà qua núi Vân
Mộng thọ giáo với Quỷ Cốc tiên sinh đây.
Công chúa nói:
- Con còn nhỏ nên ở lại nhà mà học tập chớ đi xa xôi làm gì?
Tôn Tẩn thưa:
- Nếu ở nhà mà học thì bao giờ mới nên tài. Vả lại, lúc này là lúc
trong triều thiếu bậc hiền, không học hỏi cho giỏi tập cho hay còn đợi tới
lúc nào nữa!
Công chúa nghe con nói quả quyết quá, ráng sức cản ngăn đôi ba lần
không được nên cắn răng dằn lòng mà dặn rằng:
- Con có đi thì nên dè dặt bước đường, đi mau về sớm, đừng để cha
mẹ dựa cửa ngóng trông chờ!
Tôn Tẩn cúi đầu chào mẹ rồi lui ra.
Hôm sau, Tôn Tẩn sắp xong hành lý, lạy từ cha mẹ và hai anh rồi ra
khỏi thành U Châu mà đi.
Nói về vua nước Ngụy là Huệ Vương có một quan Thừa tướng là
Trịnh An Bình. Ngày nọ nhằm lúc mùa đông, tuyết ở đường đóng thành
băng, quan Trịnh An Bình đi chầu về, vô ý để ngựa đạp phải tảng băng
trượt mạnh một cái suýt ném An Bình xuống đất, may nhờ kẻ tả hữu đỡ
kịp không thì đã lấm áo quần, trặc tay chân. Vì vậy An Bình cả giận cho
đòi hết dân chúng ở hai bên đường tới bắt quỳ trước đầu ngựa rồi thét
rằng:
- Sao chúng bây đổ nước ra đường để làm cản trở sự đi lại của quan
như vầy?
Chúng dân đồng bẩm rằng:
- Lạy quan lớn, đó chẳng phải tại chúng tôi. Ấy là do anh thợ nhuộm
tên là Bàng Hoành. Anh ấy hay hắt nước ra đường, chúng tôi có nói
nhiều lần mà anh không nghe.
An Bình liền hạ lịnh bắt Bàng Hoành tới đánh hai chục côn rồi tha đi.
Con của Bàng Hoành là Bàng Quyên có tánh hung tợn, thấy cha bị
đánh thì tức quá, không làm sao được chỉ hươi gậy đập mấy cái chum
nhuộm để hả tức. Mẹ của Quyên thấy vậy ráng sức khuyên con rằng:
- Chum ấy dùng để làm nghề mà nuôi sống, nó can phạm gì mà con
đập bể cả đi?
Bàng Quyên nói:
- Cha con bị Trịnh An Bình đánh là vì nghề nhuộm mà ra. Nay đập cả
chum nhuộm thì còn đâu mà nhuộm, như vậy thì không hắt nước ra đường
khỏi bị đòn, và có lẽ hưỡn được để lo cách báo thù.
Mẹ Quyên tiếc của quá cứ rầy mắng mãi. Chàng uất ức bèn tom góp
y phục rồi thưa cho mẹ hay rằng địinh qua Vân Mộng Sơn theo học với
Quỷ Cốc tiên sinh, cầu được tài thuật để về báo thù. Lúc ra đi lại còn
khuyên mẹ nhắc cha đừng làm nghề thợ nhuộm nữa. Căn dặn xong Bàng
Quyên bèn quảy gói hành lý lên vai, ra khỏi thành Nghi Lương mà đi.
Bàng Quyên đi một đỗi, tới chỗ bên đường có cội cây to vừa muốn
ghé lại nghỉ thì thấy một người ngồi bẹp đó mà nghỉ trước rồi. Chàng
nghĩ rằng:
"Người này tuổi ước một hạng với ta, đi đâu đây, có lẽ cũng đi học
như ta chăng? ".
Nghỉ đoạn Quyên bước tới hỏi lớn rằng:
- Anh ơi, anh định đi đâu vậy?
Người đương ngủ nghe kêu mở mắt ra thấy Bàng Quyên, bèn đứng
lên thi lể.
Bàng Quyên hỏi:
- ChaÜn rõ tên họ anh là chi, xin cho biết?
Người nọ đáp:
- Tui là con út của phò mã nước Yên tên Tôn Tẩn.
Bàng Quyên nói:
- Tôi không biết nên thất lể, xin hãy tha cho. Vậy anh đi đâu đây?
Tôn Tẩn đáp:
- Tui định qua núi Vân Mộng học tập với Quỷ Cốc Tiên sinh. Còn anh
tên họ là chi, và định đi đâu đây?
Bàng Quyên nghe hỏi, xưng tên họ rồi tỏ việc hành trình của mình.
Tôn Tẩn cả mừng nói:
- Có như vậy thì chúng ta nên kết bạn sanh tử với nhau.
Bàng Quyên nói:
- Anh là con nhà Phiệt Duyệt, tôi là con kẻ thất phu, nào dám chịu
cười là đĩa đeo chân hạt.
Tôn Tẩn cười rằng:
- Anh chớ quá khiêm tốn như vậy đại trượng phu kết giao hà tất kể
sang hèn.
Bàng Quyên đáp:
- Nếu anh nghĩ như vậy thì may cho tui lắm.
Nói rồi cả hai đi với nhau tới trấn Châu Tiên mua vàng hương, đèn
rượu bày ra giửa trời cùng quỳ mà khấn nguyện.
Tôn Tẩn nguyện trước rằng:
- Trên có thần kỳ chứng chiếu. Tôi là người nước Yên tên Tôn Tẩn,
nhân đi qua Vân Mộng Sơn học đạo, dọc đường gặp người họ Bàng tên
Quyên xin kết làm bạn sanh tử, có sách cùng đọc, có nghề cùng học. Nếu
ngày sau sinh lòng phản phúc, xin đất trời giam sát, bắt làm súc loại
muôn đời.
Bàng Quyên nghe Tôn Tẩn nguyện như vậy, vừa ý lắm, tới phiên
chàng, chàng cũng nguyện rằng:
- Tôi là Bàng Quyên người nước Ngụy, nhân đi qua Vân Mộng Sơn
học đạo, gặp được người họ Tôn tên Tẩn xin kết làm bạn sinh tử, có sách
cùng đọc có nghề cùng học. Nếu ngày sau có phản phúc xin có thần kỳ
chiếu dám cho chết giữa đám rừng tên Tại Mã Lăng đạo và bị bảy nước
phân thây.
Thề nguyền xong, cả hai lạy nhau tám lạy. Tôn Tẩn làm anh, Bàng
Quyên làm em. Xong rồi sắp ra đi, Bàng Quyên nói:
- Bây giờ chúng ta đã làm anh em với nhau thì nên góp hành lý lại là
một để quãy cho dể.
Tôn Tẩn chân thật nghe theo, trao gói hành lý cho Bàng Quyên quãy.
Quãy đi được một đỗi, Bàng Quyên nghỉ ra một kế bèn vờ vấp té quaÜn
gói hành lý ra xa rồi nói với Tôn Tẩn rằng:
- Em không quen việc gánh vác nên đau quá!
Tôn Tẩn tưởng thiệt nói:
- Nếu em quãy không được thì anh quẫy cho. Đi đường tìm có nhà trọ,
chúng ta sẽ cùng nghỉ ngơi.
Dứt lời quẫy lấy gói mà dắt Bàng Quyên đi, Bàng Quyên mừng thầm,
tự cho là đắc sách.
Hai người đi chaÜn bao lâu tới một tòa núi cao, cây cối chằn chịt, rậm
rịt không dấu người. Bàng Quyên nghỉ chắc là núi có nhiều cọp, beo, e đi
sau có điều xãy ra bất tiện, nên lại sanh ra một kế nói với Tôn Tẩn rằng:
- Đường xá rậm rạp thật là khó đi. Vậy để em đi trước dọn rộng cho
Anh đi.
Dứt lời lướt tới đi trước. Đi được một đổi bổng thấy một con Cọp Gấm
trong bụi nhảy ra trương nanh múa vuốt lướt tới. Bàng Quyên thất kinh
kêu cứu liền miệng. Tôn Tẩn thấy vậy lưới tới để gói đồ xuống rồi nói
với Cọp rằng:
- Hùm kia ơi! Chúng ta là Tôn Tẩn với Bàng Quyên đồng qua núi
Vân Sơn học đạo cùng Quỷ Cốc tiên. Vậy mi nên nhường đường cho ta
đi.
Cọp nghe nói gật đầu xong cứ ngó Bàng Quyên muốn làm dữ. Bàng
Quyên thất kinh leo tót lên cây. Cọp chòm theo như muốn phân thây xé
thịt. Tôn Tẩn cả sợ kêu rằng:
- Hùm ơi! Nó đó là em ta, hãy để nó xuống đi với ta cho có bạn.
Lạ thay, lời Tôn Tẩn vừa dứt thì Cọp nọ liền quất đuôi cuối đầu đi ríu
ríu vào rừng. Bàng Quyên yên dạ leo xuống mà đi.
Nguyên Cọp ấy chaÜng phải cọp thường, chính là Cọp thần của Quỹ
Cốc tiên sinh. Cọp vâng lệnh Quỹ Cốc tới đón đường thử tâm chí của
Tôn Tẩn và Bàng Quyên vậy.
Khỏi nạn cọp, Bàng Tôn bèn bàn nhau, đi đổ xuống núi. Đi một đổi
có chổ có cái suối, nước lên lai láng mà chỉ bắt ngang qua có một khúc
cây thôi Bàng Quyên hỏi Tôn Tẩn rằng:
- Cầu như vậy chúng ta làm sao đi qua cho được?
Tôn Tẩn chưa biết nghĩ sao, bổng thấy một gã tiểu đồng gánh gánh đi
tới, Tôn Tẩn để hành lý xuống, bước tới kêu rằng:
- Anh ơi! Dừng lại cho tôi hỏi một việc.
Tiểu đồng hỏi:
- Anh muốn hỏi gì?
Tôn Tẩn nói:
- Chúng tôi muối tới Vân Mộng sơn tìm thầy Quỷ Cốc, vậy chẳng rõ
trừ đường nầy còn đường nào khác không?
Tiểu đồng nói:
- Qua núi Vân Mộng chỉ có đường nầy mà thôi. Đây là suối ưu sầu,
đó là cầu Độc Mộc. Hai người không qua được thì cho tui tiền tui gánh
dùm qua.
Tôn Tẩn cả mừng lấy hai mươi đồng tiền trao cho đạo đồng.
Đạo Đồng hỏi:
- Hai người ai là anh mà ai là em?
Tôn Tẩn nói:
- Tôi là anh.
Bàng Quyên nói:
- Đã có tiền mướn thì cứ việc gánh còn hỏi ai anh ai em làm gì?
Đạo Đồng nói:
- Có cớ tôi mới hỏi chớ. Hể ai là anh thì ngồi ở đầu gánh trước, còn ai
là em thì ngồi ở đầu gánh sau.
Bàng Quyên nghe nói vậy nghĩ rằng: "Ngồi đầu trước tiện hơn, vì hể
gánh thì ai cũng tóm ở quay gánh trước, như vậy có rũi trật quai cũng khó
té, mà có té cũng dễ cứu hơn là ngồi ở đầu sau". Nghĩ đoạn, bèn nói với
Đạo Đồng rằng:
- Anh ơi, tôi nhác gan, lưng mật lắm để tôi ngồi đầu trước tiện hơn
mà.
Đạo Đồng cười và y lời để Tôn Tẩn ngồi vào đầu sau, còn Bàng
Quyên ngồi ở đầu trước. Hai người ngồi trong gánh rồi, đạo Đồng liền
biểu phải nhắm mắt lại cho Y gánh qua cầu.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Xuân Thu Oanh Liệt
Tô Chẩn
Xuân Thu Oanh Liệt - Tô Chẩn
https://isach.info/story.php?story=xuan_thu_oanh_liet__to_chan