Trao Về Em epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 1
hế là hoàng tử cưới cô bé Lọ Lem làm vợ. Trong lễ cưới, Lọ Lem mặc chiếc áo dạ hội có đính những hạt sao trời lấp lánh. Lọ Lem cũng mang đôi giày thuỷ tinh đẹp nhất thế gian. Lễ cưới diễn ra suốt ba ngày ba đêm. Người ta nói rằng đây là đám cưới lớn nhất trong vương quốc cổ tích với khách mời toàn là những nhân vật trong các câu chuyện thần tiên...
Ánh Mai kéo mền lên đắp ngang ngực cho bé Ta Nô, cô lấy cái gối ôm để dọc theo thân mình nó rồi đứng dậy thật nhẹ.
Khép cửa phòng, Mai xuống bếp nói với bà Chín:
– Ta Nô ngủ rồi. Cháu về đây!
Bà Chín đon đả:
– Ăn chè rồi hãy về. Nãy giờ kể chuyện cho thằng nhỏ nghe chắc cháu cũng khàn cổ rồi. Ăn chè nhân hột sen vừa mát vừa bổ, vừa thanh tiếng, trong giọng.
Ánh Mai nhìn đồng hồ, bà Chín nhanh nhẹn mở tủ lạnh mang ra một chén chè. Đặt lên bàn, bà nhiệt tình:
– Ăn đi Mai.
– Vâng.
Ánh Mai nhè nhẹ nhai hạt sen thơm mềm và khen:
– Dì Chín nấu ngon quá.
Bà Chín chép miệng:
– Vậy đó mà chả có ai ăn. Ba mẹ thằng Ta Nô cứ đi suốt. Tối nay chắc cũng quá nửa đêm mới về. Tội nghiệp thằng nhỏ, cứ như con mồ côi. Nếu không có cháu nó buồn dữ lắm đó.
Ánh Mai chớp mi. Cô biết Ta Nô rất quý mình. Cô không chỉ là gia sư mà còn kiêm chức bảo mẫu của nó. Mỗi chiều Mai có bổn phận tới trường rước Ta Nô về nhà, vui chơi, dạy nó học, ở cạnh nó đến khi nó ngủ mới thôi. Thằng bé mới học lớp một, rất thèm có ba mẹ bên cạnh, nhưng ước muốn rất đỗi bình thường của nó dường như lại là một khao khát nó khó có nhất.
Ba mẹ Ta Nô là những người ham làm, họ bị guồng máy công việc cuốn đi mà không có lối thoát. Rốt cuộc thằng con cưng của hai người lại trở thành nạn nhân. Nó èo uột, suy dinh dưỡng và nghiêm trọng hơn cả là nó bị trầm cảm.
Giọng bà Chín lại vang lên:
– Cậu út và bà ngoại Ta Nô sắp về chơi. Hy vọng có bà ở kế bên, nó sẽ vui lên.
Ánh Mai tò mò:
– Chừng nào bà ngoại Ta Nô về hả dì?
Bà Chín ngập ngừng:
– Dì cũng không biết chính xác. Nghe nói họ sẽ về mấy lần rồi, nhưng dì có thấy ai đâu. Ba thằng Nô không thích vợ.
Ánh Mai liên tưởng tới gương mặt lạnh tanh của Hoàn, ba bé Ta Nô. Cô không có chút cảm tình nào với người đàn ông đầy vẻ lầm lì, khác hẳn với người vợ vui vẻ, bặt thiệp. Hai vợ chồng họ là hai thái cực đối nghịch. Điểm chung duy nhất Ánh Mai bắt gặp ở họ là lãnh đam mê nữa nhiều tiền.
Với họ dường như tiền là quan trọng nhất, chớ không phải là gia đình, là con cái. Nghĩ mà tội nghiệp thằng nhóc Ta Nô hẩm hiu, cô độc ở tuổi lên năm.
Ánh Mai dắt xe máy ra. Giờ này ở nhà chắc ba mẹ, Ánh Minh đang xem ti vi và đợi cô về. Dạo này sức khoẻ mẹ kém, Mai ước gì mình ba đầu sáu tay để làm hết việc hộ mẹ.
Thở hắt ra một hơi, Mai tăng tốc chiếc xe máy Trung Quốc. Trời ẩm thấp thế này không khéo có mưa, mà cô chẳng thích mưa chút nào.
Vừa tới cổng cô đã thấy ba thấp thoáng bên trong. Ông không an tâm vừa xem ti vi vừa đợi cửa nên đã chọn biện pháp đi bộ thể dục trong sân để mở cổng cho Mai.
Giọng ông trìu mến vang lên:
– Thằng nhóc Ta Nô lại bắt kể chuyện hay sao mà con về muộn vậy?
Ánh Mai gật đầu:
– Dạ, nó không chịu ngủ mới khổ chứ.
– Tội nghiệp? Nó y như mồ côi.
Trán ông Phùng nhíu lại:
– Nói vậy tới tai người ta phiền lắm.
Mai ngước lên nhìn về phía nhà lớn và nhún vai:
Họ ngủ cả rồi ba à. Mà nếu có thức, cũng chả ai để ý tới mình đâu.
Ông Phùng khoá cổng lại. Ông đi một vòng quanh sân ngôi biệt thự cô để kiểm tra rồi mới vào nhà.
Ông Phùng làm tài xế cho gia đình ông chủ Yên đã nhiều năm. Để tiện việc gọi là có mặt bất cứ giờ khắc nào, ông chủ Yên đã cho gia đình Ánh Mai vào ở trong khung viên nhà. Thế là ngoài chức danh tài xế, ông Phùng còn kiêm nhiệm chức bảo vệ cho ông chủ Yên ông không nghĩ mình bị vắt kiệt sức vì nhiều việc mà ông lại cho rằng chủ mình tốt, đã rộng lòng cứu giúp khi nhà ông bị giải toả, vợ con ông không chốn nương thân. Ông chủ Yên và ba thằng Ta Nô cô bà con, chính ông chủ đã giới thiệu Ánh Mai tới làm gia sư cho thằng nhóc.
Suy cho cùng ông chủ Yên tốt, nhưng không hiểu sao Mai vẫn không chút cảm tình nào với ông ta, có lẽ vì ông chủ Yên trông giống ba thằng Ta Nô quá, mà Mai vốn không ưa ba thằng nhỏ...
Thấy Ánh Mai vào nhà, bà Hiên liền hỏi:
– Con đã ăn gì chưa?
Mai để giỏ xách lên bàn:
– Dạ con ăn ở nhà Ta Nô rồi.
– Ba mẹ nó vẫn chưa về à?
– Vâng.
Bà Hiên chặc lưỡi:
– Ông chủ Yên cũng vậy. Hồi chiều ba thằng Ta Nô ghé đây chở ông chủ đi.
Ba con chắc còn chờ ông dài hơi, Ánh Mai vươn vai:
– Chờ ở nhà vẫn hơn phải ngồi chờ trong xe hơi mẹ ơi.
Bà Hiên cười hiền hậu:
– Ờ.
Thấy bà bước khập khểnh, Ánh Mai cau mày:
– Đầu gối mẹ lại nhức à?
Bà Hiên ngập ngừng:
– Tại hồi sáng mẹ leo cầu thang nên mới thế. Nhà bà Tú Anh toàn con trai, chúng bậy lắm.
– Con đã nói rồi, mẹ đừng nhận việc trên.
Bà Hiên nhẹ nhàng:
– Có việc là may mắn rồi, ở đó mà lựa chọn.
Ánh Mai làm thinh mà nghe ngực nặng trịch. Cô biết mình vô lý khi nói với mẹ như vậy. Nhưng tại cô xót, dầu gì mẹ cũng là cô giáo sau khi nhận quyết định nghỉ mất sức, cô giáo phải bươn chải bằng nghề tạp vụ thật không gì tủi bằng.
Mai rưng rưng nhìn mẹ gầy guộc lấy tay xoa gối. Ngày xưa mẹ từng là hoa khôi của một trường nữ trung học nổi tiếng ở Sài Gòn, biết bao nhiêu người giàu có theo đuổi, nhưng mẹ lại thương ba. Tội nghiệp mẹ, bà hết lòng hết sức vì chồng con và cũng vì duyên số mình đã chọn.
Tắm xong, Mai lên gác. Đó là cái gác lửng thấp lè tè, ba kê thêm để chị em có được góc riêng tư, kín đáo. Kín đáo, riêng tư thật nhưng căn gác lửng này cũng là cái lò nướng.
Nó sấy khô, nướng chín chị em cô không thương tiếc, những ngày nắng, Mai luôn có cảm giác bức bối, mệt mỏi, còn ngày mưa cô lại thấy ẩm ướt, mốc meo dù đang ở trên cao sát mái.
Vừa thấy Mai Ánh Minh đã cong môi lên:
– Ba có nói gì với chị không?
Mai ngạc nhiên, cô hỏi lại:
– Nói gì là nói gì?
Ánh Minh hạ giọng:
Hồi nãy lão Chiến tới chơi. Lão bị ba đuổi thẳng cẳng. Ánh Mai thót ruột, cô càu nhàu:
– Trời ơi! Ai biểu hông biết nữa.
Ánh Minh nói:
– Thần tình yêu biểu chứ ai nữa. Nhìn lão tiu nghỉu phóng xe đi mà tội nghiệp, mà ba cũng kỳ, khó quá, tụi mình ế hết.
Ánh Mai ngồi bó gối trên sàn. Cô nhìn qua ô cửa sổ tò vò nhỏ xíu trên vách.
Mảnh trăng non yếu mong manh như được vẽ lên trên màu đen của trời bởi một nét mềm.
Cái nét mềm cong ấy trông buồn quá, buồn quá Ánh Minh với tay mở radio.
Tùng tiếng guitar trôi vào đêm, Ánh Mai cũng đang trôi vào đêm. Còn đêm thì trôi vào đâu khi một ngày nữa sắp chấm dứt?
Giọng Ánh Minh lại vang lên:
– Nhà ông chủ đang chuẩn bị đón Việt kiều, nghe đâu người ta về để cưới chị Nghi.
– Chậc! Nhà giàu sướng thật! Rốt cuộc Lọ Lem, ngàn đời vẫn là chuyện cổ tích.
Ánh Mai lườm em gái:
– Học không lo, lo những chuyện vẩn vơ.
Ánh Mai vênh mặt:
– Chứ không phải sao? Nghèo như chị em mình nhì đừng có mơ, dù là một ước mơ vớ vẩn.
Ánh Mai không tranh luận với Ánh Minh nữa. Con bé vốn háo thắng, nhưng điều đó không có nghĩa cô nghĩ giống nó. Với người nghèo, ước mơ là thứ duy nhất làm họ lạc quan yêu đời, vậy tại sao lại không mơ?
Đêm nay cô sẽ ước gì để giấc ngủ sẽ toàn, mộng đẹp? Cô có nên nhớ tới Chiến không khi ba rất ghét anh?
– Ôi chao! Ánh Mai không biết nữa. Cô có quyền ước mơ, song không thể lựa chọn giấc mơ, vì vậy giấc mơ nào đến cô cũng nghiêng mình đón nhận.
Nằm xuống sàn, ôm gối vào lòng, Ánh Mai lim dim mắt. Cô sắp ngủ và sẽ mơ. Không ai biết mình sẽ mơ gì và Ánh Mai cũng thế.
Ánh Mai thức giấc khi nghe tiếng chổi sột soạt, ngoài sân. Mẹ đã dậy rồi, cô trở mình định... nằm nướng thêm một chút nữa, nhưng lại không đành. Bên cạnh mình, chị Mai vẫn còn say ngủ. Minh nhẹ nhàng vén mùng chui ra. Cô làm vệ sinh cá nhân thật nhanh rồi bước ra ngoài.
Trời vẫn còn tờ mờ, hơi sương vẫn đủ làm người ta lạnh. Ánh Minh hăm hở đến bên bà Hiên.
Vừa giằng lấy cây chổi tàu cau, cô vừa nói:
– Để con quét. Đây là việc của con, mẹ đừng giành làm nữa.
Bà Hiển điềm đạm:
– Quét sân thì như tập thể dục, có nặng nhọc gì đâu. Mệ muốn để con ngủ thêm một chút nữa.
Ánh Minh gắt:
– Mẹ ví von như vậy thật tội nghiệp cho việc tập thể dục để rèn luyện thân thể.
Dứt lời, Minh khom lưng quét lá. Bà Hiển nhìn con gái, mắt rưng rưng. Con bé đứa nào cũng ngoan. Ánh Mai dịu dàng, thuỳ mị, Ánh Minh bướng bỉnh, thẳng thắn và lì như con trai. Có lẽ vì khi mang thai nó, bà luôn tin Ánh Minh là con trai, chính sự tin tưởng này, nên khi sinh ra, Minh là con gái nhưng lại đầy nam tính. Con bé gánh hết những công việc nặng nhọc của thằng con trai trong nhà. Mỗi khi ông Phùng phải lái xe đưa ông chủ Yên đi tỉnh, Minh là người thay ông coi chừng cửa nẻo cho cả khu biệt thự. Con bé sẵn sàng làm mọi việc phụ mẹ chớ không câu nệ như Ánh Mai.
Nhắc tới Ánh Mai, bà Hiển không ngăn được tò mò, bà hỏi:
– Con có nói cho chị Mai biết chuyện Chiến tới chơi không?
– Dạ có. Chị Mai kêu trời chớ không nói gì hết. Con thấy ba thật vô lý khi ghét anh Chiến chỉ vì nhà ảnh giàu. Giàu hay nghèo đâu quan trọng bằng con người. Anh Chiến là người tốt, vậy mà ba cấm.
Bà Hiên nạt:
– Chuyện người lớn, con không được phê phán.
Ánh Minh gân cổ lên:
– Con hết là con nít lâu rồi. Sau này con sẽ yêu và lấy chồng giàu thử xem ba cấm được con không.
Bà Hiên giẫy nẫy:
– Liệu cái mồm. Lỡ ai nghe được thì kỳ. Với lại, Lọ Lem chỉ là chuyện cổ tích thôi con.
Ánh Minh chưa kịp nói thêm lời nào thì thấy Cường, con trai ông chủ Yên đi tới. Quên là mình đang... tranh luận với mẹ, Ánh Minh nheo nheo mắt nhìn Cường. Anh ta hết sức thời thượng trong bộ quần áo chơi tennis đắt tiền và chiếc vợt có hiệu máng trên vai.
Cô nói bâng quơ:
– Trông hách nhỉ. Nhưng quét sân chắc còn tốt cho sức khoẻ hơn là chơi tennis kiểu các đại gia.
Cường vô tư bước tới:
– Nói gì đó nhóc. Ra mơ cổng hộ anh coi nào.
Ánh Minh bỉu môi:
– Em bận quét sân nhà anh rồi. Anh chịu khó tự thân vận động đi.
Mặt Cường sa sầm xuống. Bà Hiển vội đon đả chạy ra cổng.
Vừa đi bà vừa nói:
– Cái con bé này giỏi đùa. Cô mở cửa cho cháu đây, cháu đừng giận em nó nhé.
Cường lừ lừ lườm Ánh Minh. Anh vừa khuất sau cổng, bà Hiển đã lên tiếng:
– Khổ quá! Con làm sao vậy? Người ta nhờ đàng hoàng mà?
Ánh Minh bắt bẻ:
– Anh ta sai bảo chớ không phải nhờ vả. Con không thích kiêu nhờ đó. Anh ta đừng ra vẻ “Tiểu đại gia” với con. Đâu phải có tiền là ngon. Con ghét cách bạ đâu sai đó của Cường.
Bà Hiên nhìn Ánh Minh rồi chép miệng:
– Con phê phán ba nhưng mẹ thấy chính con mới có ác cảm với người giàu.
Ánh Minh lia mạnh nhát chổi, cô nhấn mạnh:
– Con chỉ ác cảm với Cường chớ không ác cảm với người giàu.
Bà Hiên hỏi:
– Cường làm gì khiến con ghét nó?
Ánh Minh không trả lời được, cô ngang ngạnh:
– Tự nhiên con ghét hà...
Bà Hiên lắc đầu:
– Đúng là trẻ con. Mẹ sợ con luôn.
Ánh Minh ấm ức hất rác cho vào thùng. Cô không phải trẻ con nhưng gã Cường ấy lúc nào cũng gọi cô là nhóc, thậm chí là bé nữa. Gã nhờ vả cô theo kiểu người lớn sai bảo trẻ con, sao cô không ghét gả cho được.
Nghênh nghênh xách chổi ra phía trước, Minh tiếp tục quét sân. Bà Hiên vào nhà chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả gia đình. Nói thế nghe cho xong, chớ gia đình cô chỉ điểm tâm bằng món cơm nguội chiên lại. Mẹ bảo ăn thế cho chắc bụng và dĩ nhiên ai cũng thấy mẹ có lý.
Khi Ánh Minh vào nhà, ông Phùng và Ánh Mai cũng đã thức dậy. Ai cũng vội vội vàng vàng ăn để kịp bắt đầu công việc của một ngày.
Ông Phùng nhìn đồng hồ và nói với bà Hiển:
Bữa nay chắc tôi về trễ lắm ở nhà không phải đợi cơm tối.
Mai tò mò:
– Ba chở ông chủ đi đâu?
– Vùng Tàu.
Ánh Minh buột miệng:
– Lại Vũng Tàu. Dạo này ông chủ đi biển hơi bị nhiều, thảo nào bà cứ lên máu vì ghen.
Ông Phùng trừng mắt:
– Phát biểu bừa bãi. Đó không phải chuyện của con.
Ánh Mai lè lưỡi nhìn ông Phùng buông đũa đứng đậy. Cô thật ngốc khi nói thế. Nhưng rõ ràng là như vậy, ba cố tình nạt át để cô im đó thôi.
Mẹ là người rời khỏi nhà đầu tiên. Bà đang nhận dọn dẹp cho một số hộ ở khu chung cư cao cấp gần đây, nên bà phải đi sớm mới làm kịp việc.
Người kế tiếp là Ánh Mai. Bà chị Hai của Ánh Minh vốn kỹ tính. Mai dậy sớm, loay hoay những công việc cá nhân của mình xong là tới giờ đi làm. Vừa tốt nghiệp đại học, Mai bở hơi tai tìm việc mới được một chân trực điện thoại cho một công ty địa ốc. Chính ở công ty này, Mai mới gặp Chiến, cậu ấm của giám đốc, Chiến sợ chị Mai ra mặt, nhưng ba cô không thích, thế là bà chị buông xuôi trong nước mắt.
Ánh Minh khác chị Mai xa, cô là đứa con gái bướng, không dễ khuất phục số phận, càng không dễ bị áp đặt, bởi vậy cô rất hay bị ba mắng, mẹ càu nhàu, quờ trách vì tội ngang ngạnh hay cãi.
Ông Phùng dặn dò:
– Ở nhà cẩn thận cửa ngõ. Tối, con chờ cổng cho chị Hai chớ đừng để nó đợi ngoài đường.
Bước được vài bước, ông dừng lại:
– Nếu thằng Chiến tới, con không cho nó vào, đuổi nó về ngay càng tốt.
Ánh Minh nói ngay:
– Con trông nhà, chờ cửa cho chị Mai nhưng chuyện anh Chiến con không đụng vào đâu.
Ông Phùng hơi khựng lại, ông cau có khoác tay:
– Vậy thì thôi!
Nhìn ông giận dỗi bước đi, Ánh Minh thò hắt ra. Vừa rồi cô sai hay đúng nhỉ? Minh dọn dẹp chén bát, lau nhà và trăn trở với câu tự hỏi. Cô vừa lấy tập ra học thì nghe bà Am gọi ngoài sân.
Dẹp tập, Ánh Minh đi ra. Giọng bà Am đầy bí mật:
– Lên nhà trên, bà chủ nhờ con chuyện gì kìa.
Ánh Minh khá ngạc nhiên. Chuyện gì mà bà chú lại nhờ đến con nhóc như cô nhỉ?
Thay vì đi theo bà Am ngay, Ánh Minh thắc mắc:
– Chị Nghi và anh Cường đâu mà bà chủ nhờ tới con?
Bà Am lắc đầu:
– Tao không biết. Mày lên mà hỏi bà ấy.
Ánh Minh bước lên năm bậc tam cấp, đi vào nhà bếp. Từ nhà bếp, cô đi thẳng ra phòng khách.
Bà Uyên ngồi lọt thỏm trên cái ghế bằng gỗ mun đen chạm rồng, phụng, trông như bà hoàng đang ngự trên ngai.
Vừa thấy Ánh Minh, mắt bà đã sáng lên.
Bà hỏi ngay:
– Sáng nay con có đi học không?
Minh nhìn bà:
– Dạ, con học buổi chiều.
Bà Uyên nói như rủ:
– Tốt quá! Con đi với bác một chút nha con?
Minh im lặng. Đây là lần đầu bà Uyên nhờ tới Minh, và dĩ nhiên cô không thể từ chối.
Ánh Minh từ tốn nói:
– Dạ được. Nhưng con phải về trước mười một giờ, để lo cơm nước và chuẩn bị đi học.
Bà Uyên đứng dậy:
– Chúng ta sẽ về sớm mà. Con thay áo đi. Để bác gọi taxi. Nhanh lên nghen Minh.
Ánh Minh khẽ gật đầu. Cô mặc bộ đồ để đi học, chải sơ mái tóc dài, cột lại và vội vã trở lên nhà bà chủ Uyên.
Bà Am nói:
– Bà chủ vào trong taxi rồi. Dì dặn nè...
Nhớ coi chừng bà chủ nghe chưa. Minh máy móc gật đầu. Cô không hiểu bà Am nói thế với ngụ ý gì. Bà Uyên có phải con nít đâu mà cô coi chừng.
Lên taxi, Minh ngồi kế bên bà Uyên. Cô hết sức tò mò khi nghe bà bảo tài xế tới nhà hàng Hoàng Hoa. Bà hẹn ai ở đó nhỉ?
Ánh Minh càng tò mò hơn khi bà Uyên kề tai Minh dặn nhỏ:
– Con phải hứa là không được nói với bất cứ ai chuyện con đi với bác bữa nay.
Ánh Minh hơi hoang mang nhưng vẫn hứa:
– Vâng, con hứa.
Hai người rơi vào im lặng, Minh thầm quan sát và thấy bà Uyên đang hết sức căng thẳng. Sự căng thẳng lộ rõ trên gương mặt đã được trang điểm kỹ lưỡng của bà khiến Minh càng bất an hơn. Cô muốn hỏi thăm để chia sẽ nhưng không dám mở lời.
Đến khi chiếc taxi chạy chậm lại đế ghé vào nhà hàng Hoàng Hoa. Ánh Minh lờ mờ đoán ra điều gì đó khi thấy chiếc du lịch đời mới của ông chú Yên đậu trên lề, bên trong xe chỉ mỗi ông Phùng đang ngồi ngay vô lăng.
Cô thảng thất kêu lên:
– Ba con kìa bác!
Bà Uyên nuốt nước bọt:
– Bác thấy rồi. Con cứ ngồi yên trong xe.
Ánh Minh buột miệng:
– Còn bác thì sao?
Giọng bà Uyên lạnh tanh:
– Bác vào trong đó tìm bác trai để ông ấy không qua mặt bác nữa, dối gian bác nữa.
Ánh Minh nắm tay bà Uyên ghịt lại:
Không được đâu bác ơi. Con không để bác đi một mình. Lỡ có chuyện gì làm sao.
Bà Uyên mím môi:
– Bất quá bác chết trước mặt ông ấy.
Ánh Minh rùng mình vì ánh mắt như ngây dại của bà Uyên. Bác ấy đang lên cơn ghen.
Rõ ràng ba nói sẽ chở ông chủ Yên đi Vũng Tàu, vậy mà có phải thế đâu.
Chắc chắn ông Yên đang ở trong nhà hàng với một phụ nữ, ba biết rõ chuyện này nên mới nạt ngang khi hồi sáng Minh vô tình đề cập tới.
Thật không ngờ ba một phe với ông chú Yên. Trong thâm tâm Minh có điều gì đó vừa vỡ ra khiến cô xót xa hụt hẫng.
Lúc Ánh Minh đang mải nghĩ ngợi, bà Uyên đã mở cửa taxi bước xuống và xăm xăm đi vào nhà hàng. Minh muốn theo bà Uyên lắm, nhưng lại sợ ông Phùng. Ông mà biết cô tham gia chuyện này chắc cô sẽ ăn đòn chớ không bị mắng suôn. Lúc Minh đang bối rối, gã tài xế nổi tiếng:
– Làm ơn trả tiền và xuống xe.
Minh ậm ự!
– Đợi bác tôi ra đã.
Giọng gã tài xế dứt khoát:
– Tôi không đợi được. Bà ta đi đánh ghen chớ gì? Tôi không dính vào vụ này đâu.
– Làm ơn trả tiền và xuống xe.
Ánh Minh nổi cáu lên:
– Tôi không có tiền. Anh vào trong đó mà đòi bác tôi.
Gã tài xế gầm gừ:
– Xuống xe ngay? Hừ! Đầu ngày đã xui.
Ánh Minh lo lắng nhìn về phía ông Phùng. Ba cô có thói quen đọc báo khi ngồi chờ. Hy vọng ông đang đọc báo và không thấy cô. Không đợi gã lái taxi quát thêm lần nữa. Ánh Minh xuống xe và đứng nấp sau một panô quảng cáo to đùng. Gã tài xế hối hả đi vào nhà hàng, Ánh Minh đứng bên ngoài mà trái tim đập liên hồi vì sợ. Cô không biết mình phải làm gì cho đúng. Lúc này cô không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc núp. Ông chủ Yên mà thấy cô đi cùng bà Uyên chắc ba cô mất việc và cả nhà cô sẽ ra đường ở.
Chỉ nghĩ thế thôi, Minh đã rối cả lên.
Cô lấp ló sau tấm panô quảng cáo, trong bụng cứ đánh lô tô. Gã tài xế bước ra. Nhìn bộ mặt tươi tắn của gã, Minh đoán chắc bà Uyên đã trả tiền xe rồi.
Muốn đến gần hỏi thăm tình hình bên trong ra sao, nhưng cô lại sợ ba mình thấy.
Chiếc taxi chạy mất rồi, Ánh Minh vẫn chưa thấy bà Uyên hoặc ông Yên đâu. Minh lo lắm. Cô nhớ tới từ “Đánh ghen” của gã tài xế lúc nãy mà hoảng hồn.
Vừa lúc đó, ông Yên đi ra. Cạnh ông là một phụ nữ nhưng không phải bà Yên, ông bảo Yên khoác tay cô ta với nụ cười nịnh đầm trông khó chịu làm sao.
Minh còn khó chấp nhận cảnh tượng này, nói chi là bà Yên. Bà ấy đâu rồi nhỉ?
Ánh Minh còn ngơ ngác tìm thì ông Phùng bước xuống, nghiêng người mở cửa ra cho người phụ nữ, nói đúng hơn là một cô trạc tuổi chị Ánh Mai. Trông cô ta mới kênh kiệu làm sao Ánh Minh chợt ấm ức gì đâu khi ba cô phải làm việc đó, dù cô biết rõ ba là một tài xế.
Chiếc du lịch phóng vút đi, Ánh Minh vội vã đi như chạy vào nhà hàng.
Buổi sáng người ăn điểm tâm vẫn còn đông. Minh lúng túng trước nhiều cặp mắt tò mò hướng vô mình.
Cô đúng là nhà quê trước những thực khách ăn vận sang trọng, phong cách tự tin chững chạc. Ánh Minh cố ra vẻ tự nhiên đảo mắt tìm bà Uyên và thấy bà mặt mày tái xanh đứng vịn tay vào tường.
Ánh Minh sực nhớ tới chứng lên máu của bà, cô líu cả lưỡi:
– Bác...bác không sao chứ?
Bà Uyên mệt nhọc lắc đầu và hỏi:
– Ông ấy đi rồi phải không?
Ánh Mai ái ngại gật đầu. Bà Uyên bà như muốn khóc, trông bà tội nghiệp làm sao.
Chớp mi, Ánh Minh đưa tay đỡ bà. Cô nghe bà thì thào, lảm nhảm:
– Dối trá, phản bội... Dối trá, phản bội...
Tôi sẽ không tha thứ cho ông, Ánh Minh thấy bà Uyên khuỵu xuống, cô không nỡ nói đành để bà ngã vào mình thảng thốt la lên.
Nhiều người đẩy xô lại. Ánh Minh gọi khan cả tiếng nhưng bà Uyên vẫn không tỉnh, cô sợ đến tê điếng khi nghĩ bà đã chết.
Nếu điều khủng khiếp ấy xảy ra, chắc Ánh Minh không sống nổi. Như một cái xác vô hồn, Ánh Minh lê từng bước theo những người đưa bà Uyên ra taxi.
Họ bảo phải đưa bà vào bệnh viện để cấp cứu. Lạy trời, lạy chúa cho bà mau tỉnh lại, nếu không chắc Ánh Minh hết đường về nhà.
Phòng bệnh đặc biệt dành cho V.I.P đúng là hết ý. Rộng rãi, tiện nghi và dĩ nhiên là sang trọng. Ánh Minh nhấp nhổm trên ghế ở góc phòng, cô không đến gần giường bà Uyên nằm, vì Cường đang ở đó.
Phải công nhận anh ta nhanh thật. Bà Uyên nhập viện chưa được nữa tiếng, Cường đã hớt hải xuất hiện khiến Ánh Minh giật mình. Cô không hiểu sao Cường biết bà Uyên ở đây để tới kịp thời như vậy.
Nãy giờ anh ta đang bực bội tra hỏi bà Uyên đi đâu để xảy ra chuyện thế này, nhưng bà cứ nằm im không nói năng chi cả. Minh biết trước sau gì, Cường cũng sẽ hỏi tới mình. Bà Uyên đã có lời dặn, cô sẽ chẳng hé môi với bất kỳ ai đâu.
Bác sĩ Bạch Diệp ở phòng cấp cứu bước vào cô ta đến bên giường bệnh và nói với Cường:
– May là đưa bác gái vào cấp cứu kịp lúc, nếu chậm trễ em không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa.
Cường ngọt như đường:
Anh lại cho rằng may mắn lớn nhất của mẹ là bữa nay Bạch Diệp trực cấp cứu. Nhờ Diệp tận tâm tận lực nên mẹ mới qua được cơn hiểm nghèo. Anh không biết cám ơn em như thế nào cho xứng đây nữa.
Bác sĩ Bạch Diệp long lanh mắt:
– Đó là trách nhiệm của bác sĩ mà. Anh cám ơn em giận đấy.
Ánh Minh gật gù. Thì ra... tay Cường và bác sĩ Diệp quen nhau. Chắc bác sĩ Diệp đã gọi... ông ta vào chớ gì. Nghe họ đẩy đưa mà lùng bùng lỗ tai. Minh sốt ruột ghê gớm, cô cần về nhà để nấu cơm cho mẹ, để chiều còn đến lớp chớ đâu phải ngồi một góc ở đây và nghe hai người... kia hát quan họ.
Ánh Minh nhấp nha nhấp nhóm cho tới khi cửa phòng mở, chị Xuân Nghi thò đầu vào vô hổn hển thờ:
– Mẹ.... làm con hết hồn hà.
Xuân Nghi ào ào hỏi Cường:
– Đã điện thoại cho ba chưa?
Cường lắc đầu:
– Mẹ không chịu. Em đâu dám cãi.
Bách Diệp nhẹ tênh:
– Bác cũng ổn rồi chị à.
Xuân Nghi cười:
– Bạch Diệp cực với mẹ chị ghê.
Bác sĩ Diệp nhũn nhặn:
– Dạ đâu có. Là người nhà cả. Chị đừng làm em xấu hổ.
Đến gần bà Uyên, Bạch Diệp thưa:
– Cháu xin phép kiểm tra lại huyết áp ạ.
Xuân Nghi bước tới chỗ Ánh Minh:
– Mẹ chị và em đi đâu vậy?
Ánh Minh tròn xoe mắt:
– Dạ em không biết. Taxi mới chạy được một đoạn, bác đã ngất. Sợ quá em bảo tài xế đưa bác vào đây luôn.
Cường hơi nhếch môi. Chắc anh ta không tin lời Ánh Minh. Nhưng cha hề gì. Đã hứa với bà Uyên, cô đâu thể nói khác. Bác sĩ Diệp cho biết huyết áp của bà Uyên đã tương đối ổn, nhưng bà cần nằm viện đê tiếp tục theo dõi.
Cường tiễn chân bác sĩ Diệp ra ngoài. Bà Uyên ngoắt Ánh Minh lại:
– Con về đi, chiêu còn đi học nữa.
Ánh Minh nhẹ cả người, cô chào bà và Xuân Nghi rồi ba chân bốn cẳng chạy cho lẹ ra khỏi căn phòng dành cho bệnh nhân là VIP.
Hú hồn hú vía. Lần sau nếu bà Uyên gọi tới Minh, chắc chắn cô phải bịa ra ức lý do để từ chối làm cận vệ cho bà quá. Tới hành lang, Minh gật đầu chào bác sĩ Diệp và Cường. Thì ra cô bác sĩ vẫn còn vương vấn loanh quanh bên ông Cường chớ chưa vào phòng cấp cứu để làm nhiệm vụ.
Tự nhiên Minh thấy khó chịu. Cô càng khó chịu hơn khi nghe giọng Bạch Diệp kéo dài đầy mai mỉa:
– Người ở nhà anh trẻ và xinh gái thật. Chắc nó giúp anh và bác gái khối việc?
Ánh Minh nghẹn ở ngực. Cô cố tình đi chậm để nghe xem Cường có giải thích gì với Bạch Diệp về cô không, nhưng Ánh Minh đã không nghe gì ngoài tiếng cười của hai người. Bước chân Minh như nặng hơn, dù cô đang bước xuống chớ không phải leo lên cầu thang. Cô ghét Cường là đúng. Anh ta không giải thích với bác sĩ Diệp về Minh, có nghĩa là trong thâm tâm Cường cô đúng là người ở Ánh Minh lơ ngơ đứng trước cổng bệnh viện, túi không có một xu.
Cô đành lội bộ thôi chứ tiền đâu mà ngồi xe ôm. Mà dù có tiền, cô cũng không thể tiêu một cách oan uổng như vậy.
Bực bội, Minh đá mạnh cái chai nước suối ai vứt trên vỉa hè. Sáng nay với Minh đúng là tồi tệ, cô ân hận đã đi theo bà Uyên không cần hiểu rõ mục đích của bà. Mong là bà không mệnh hệ nào.
Ánh Minh giật mình vì tiếng kèn xe máy inh ỏi sát bên tai, rồi một bánh xe thẳng rít ngay chân cô.
Quay lại, cô trợn mắt khi thấy Cường.
Anh ta hất hàm ra lệnh:
– Lên xe anh chở về Nhóc?
Ánh Minh phản ứng ngay:
– Em không phải là nhóc.
Mắt Cường ánh lên tia tinh quái, anh gật gù:
– Muốn làm người lớn à... nhóc. Chưa đủ độ đâu mau lên xe, anh không có thời gian.
Ánh Minh vênh váo:
– Em đi bộ được rồi.
Cường nghiêm mặt:
– Nhưng anh lại thấy không được. Nào!
– Nhanh nhanh hộ anh... nhóc!
Ánh Minh chớp mi. Cô vờ thế thôi, chớ đi bộ giữa trời nắng thế này khác nào bị đi đày, nhưng Minh phải làm bộ làm tịch một chút, không thôi Cường lại tưởng cô mê ngồi lên cái xe tay ga thời thượng của anh thì quê.
Ra chiêu miễn cưỡng, Ánh Minh leo lên xe. Đang bối rối sửa bộ, giữ khoảng cách với Cường thì anh rồ ga phóng vút đi, vì bất ngờ Minh ngã ập mặt vào lưng anh, cô hoảng hồn vòng tay ôm eo Cường rồi vội vàng buông tay ra ngay.
Vừa ngượng vừa tức, Ánh Minh gắt:
– Anh làm gì vậy?
Giọng Cường tỉnh queo:
– Chạy xe?
Rồi anh hầm hừ kiêu cậu chủ:
– Có thế cũng không nên thân, vậy mà đòi làm người lớn. Chậc! Em chưa lớn nổi đâu Ánh Minh ấm ức:
– Tại anh lớn mà chơi xấu chứ bộ.
Cường quay người lại:
– Này! Nói năng cho đàng hoàng nghen.
– Anh chơi xấu là sao? Đây là bài học để mai mốt em có lên ngồi sau lưng ai thì nhớ cẩn trọng.
Ánh Minh bĩu môi vì biết Cường không thấy. Cô lầu bầu cốt cho anh nghe.
– Không thể nào tâm phục khẩu phục được.
Cường thản nhiên:
– Nếu thế cứ...tha hồ tức. Anh đây đâu cần em phục. Nhưng nói thật nghen anh muốn biết mẹ anh và em đã đi đâu đã làm gì. Tại sao mẹ anh ngả xỉu?
Giọng Ánh Minh hết sức thật thà:
– Em đã nói rồi. Vừa lên taxi một chút, bác gái đã xíu.
– Chậc! Anh không thích nghe em đặt điều dựng chuyện đâu nhóc.
– Vậy thì em xin anh đừng hỏi nữa, em không muốn là người thất hứa.
Cường gật gù:
– Nghĩa là em đã hứa với mẹ anh. Hai người con một bí mật riêng. Chà là như trong phim hình sự. Nhưng nhắm bí mật này được giữ kín bao lâu? Anh,sẽ mách chú Phùng và cô Hiển cho mà xem.
Ánh Minh cong môi:
– Thì anh cứ mách. Ba mẹ có hỏi em cũng nói thế. Quân tử nhất ngôn mà.
Cường khen:
– Khá lắm nhóc ạ. Em làm anh ngạc nhiên quá đỗi. Bác sĩ Bạch Diệp còn phải khen em nữa là.
Ánh Minh nóng mặt:
– Bác sĩ Diệp khen người ở đợ cho nhà anh chớ gì. Hừ! Em thấy mình chịu áp lực nặng nề từ hai ba phía. Khổ còn hơn đi ở đợ cho nhà anh nữa.
Cường hơi bối rối:
– Đúng là bác sĩ Diệp có chút hiểu lầm.
Nhưng anh đâu hề đính chính. Điều đó nghĩa là anh cũng nghĩ như vậy.
Cường khoác tay:
– Anh không hề. Anh luôn xem Minh và Mai là em gái.
– Cám ơn anh. Tới nhà rồi, cho em xuống.
Ánh Minh bấm chuông. Bà Am vội ra mở cổng trong lúc Cường phóng xe đi tiếp.
Bà Am nhìn dáo dác:
– Ủa! Sao lại là cậu Cường? Bà chủ đâu?
Ánh Minh kể mọi chuyện cho bà nghe rồi kết thúc bằng câu:
– Con sợ lắm rồi, con không bao giờ đi với bác Uyên nữa.
Bà Am luôn miệng kêu trời. Ánh Minh về nhà mình. Cô leo lên căn gác lửng và nằm dài xuống sàn. Trong đầu Minh, những câu đối thoại giữa cô và Cường lại vang lên.
Thật ra Cường có đáng ghét như lâu nay Minh vẫn ghét không? Suy cho cùng cô đã biết gì về anh đâu nào.
Gia đình Minh dọn vào khuôn viên biệt thự này tính là chưa được bao lâu.
Cô và Cường vẫn gặp mặt những lúc vào ra, nhưng có mấy khi trò chuyện với nhau.
Khoảng cách chủ tới già nghèo và cả tuổi tác khiến Minh ngại lâu ngày từ ngại cô chuyến sang ghét Cường không lý do.
Lăn mình vào sát vách, Ánh Minh với tay lấy cái gối ôm vào lòng. Động tác vòng tay ôm gối khiến Minh nhớ lúc cô ôm vòng eo Cường. Dĩ nhiên hai động tác chỉ tương tự nhau, nhưng chả hiểu sao cô lại nóng mặt khi lên tướng tới lúc cả người cô đổ ập vào lưng Cường. Hừ! Rõ ràng hắn ta cố tình làm thế để lên giọng dạy đời Minh. Ai biểu cô lanh chanh, bộp chộp, không nên thân nên tuồng chi hết.
Xuống bếp, cô nấu cơm trưa cho mình và mẹ. Vừa nấu cơm, Minh vừa suy nghĩ lung tung, hết chín trong mười cái lung tung ấy.
Hướng về kẻ đáng ghét Cường. Anh ta khiến một con bé ngang như Minh tức muốn điên, quê muốn khóc mà không làm được gì anh ta.
Sẽ có một ngày nào đó, nhất định Ánh Minh sẽ phục hận. Hãy đợi đấy kẻ đáng ghét!
Trao Về Em Trao Về Em - Trần Thị Bảo Châu Trao Về Em