Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tình Hận
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1
L
àng Lưu Xá thuộc phủ Hưng Hà là một làng lớn nằm ven biển. Hầu hết dân làng đều sống với nghề đánh cá. Làng này nổi tiếng làm ăn thịnh vượng, dân chúng phần đông vẫn dư ăn dư để. Cũng vì thế thỉnh thoảng những bọn cướp đâu đâu lại đột xuất viếng làng. Không chỉ cướp bóc của cải, nhiều lần chúng còn giết các chức sắc, trai tráng chống lại chúng và có khi chúng bắt theo cả gái đẹp trong làng nữa.
Một nhà hào phú địa phương, ông Trần Lý, thấy vậy bèn nghĩ ra cách tổ chức những toán hương dũng để bảo vệ cho dân. ông rước một ông thầy võ già có tiếng giỏi về dạy cho hương dũng. Thanh niên trong làng vui vẻ, hăng hái học thêm nghề côn quyền rất đông. Trong số môn sinh, có một chàng trẻ tên là Độ, cháu gọi Trần Lý bằng bác, có thiên khiếu võ nghệ lạ thường đã làm vị thầy võ hết sức ngạc nhiên. Độ học đâu nhớ đó, lại có óc biến hóa, phối hợp các thế võ rất hữu hiệu. Người ta càng ngạc nhiên hơn, vì trước đây, ông Trần Lý đã rước một thầy đồ về đây chữ nghĩa cho con cháu thì Độ lại học nay thuộc mai quên rất là khổ sở Qua mấy năm khổ học, Độ đành phải bỏ cuộc bút nghiên, chỉ còn nhớ lõm bõm vài chữ thông thường.
Một hôm, người thầy võ nói với Trần Lý:
- Sở học võ nghệ của tôi, trò Độ này nắm được hết rồi. Rất đáng khen, y còn trẻ mà có tính quả quyết, lại thông minh, nhiều mưu lược, giỏi ứng biến. Y có thể tự phát triển sở năng, sau này y chắc chắn vượt tôi rất xa. Ông nên giao việc chỉ huy đám hương dũng này cho y, chắc chắn sẽ có kết quả tết. Cũng có thể một ngày kia y sẽ lập được công danh hiển hách với đời. Đám hương dũng này dưới sự trông coi của ông với sự giúp sức của trò Độ dư sức tự bảo vệ làng Lưu Xá. Tôi tuổi đã già và cũng cạn ngón nghề rồi, xin giã từ để về quê an dưỡng.
Độ mồ côi cha, được ông bác Trần Lý giúp đỡ nhiều trong cuộc sống. ông Lý rất thương Độ, coi Độ như con. Sau khi người thầy võ ra đi, Độ trở thành người trực tiếp chỉ huy và cũng là người dìu dắt huấn luyện những lớp thanh niên kế tiếp.
Trần Lý có hai người con trai đã lập gia đình là Trần Thừa và Trần Tự Khánh. Trần Thừa tuy học cả văn lẫn võ nhưng không có gì nổi lắm. Tánh tình Thừa quá chất phác, hiền hậu. Trần Tự Khánh khá hơn anh, có đầu óc cầu tiến, ôm ấp nhiều tham vọng. Nổi bật nhất trong nhà là người con thứ ba tên Dung, một cô gái có sắc nước hương trời lại thông minh, nết na dịu dàng ai cũng thương mến. Không một chàng trai nào không rung động khi gặp nàng...
Ngày kia, có tin một bọn cướp đang ẩn núp ở vùng núi non làng Vân Thê, một làng giáp ranh với làng Lưu Xá. Chúng vẫn hay xuất hiện bất ngờ cướp giựt khách đi đường hoặc tấn công một vài nhà khá giả. Độ bàn bạc với anh em rồi sau đó xin dẫn hương dũng đi giúp làng Vân Thê diệt cướp. Trần Lý ái ngại:
- Chúng không dám đến quấy phá mình là được rồi. Đi như vậy vừa tốn kém, vừa mệt sức anh em, có chuyện gì thì mình lại phải gánh trách nhiệm nữa, bác thật không muốn chút nào.
Độ hăng hái thưa:
- Đây là cháu trình bày theo ý nguyện của nhiều anh em. Cháu nghe thầy có dạy nhánh cây còn nhỏ mà không chịu bẻ, sau này phải dùng tới cái búa lớn mới chặt được. Nếu mình không giúp dân làng Vân Thê trừ lũ cướp ấy đi, để sau này chúng lớn mạnh thêm, biết đâu chúng chẳng tìm tới mình. Lúc ấy biết đâu mình có thể không còn chống nổi thì sao!
Thấy Độ quyết ý và nói có lý, Trần Lý nghe theo. Thế là Độ dẫn một toán hương dũng mở cuộc viễn chinh đầu tiên trong đời.
Trước ngày toán hương dũng lên đường, Trần Lý cho mở một bữa tiệc tiễn hành để chúc thành công. Bọn trai tráng vui vẻ ăn uống rồi ca múa um sùm. Trong lúc rượu ngà ngà, có một chàng đề nghị mời Trần tiểu thư ra hát giúp vui. Không ngờ ông Trần Lý cũng vui vẻ cho tiểu thư Dung ra ca hát thật. Tiểu thư hát rất hay, rất ngọt đã làm tất cả bọn trai trẻ ngất ngây thưởng thức, vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau đó thì bọn trẻ lần lượt thi nhau trổ tài. Dù không phải là một cuộc thi, trong thâm tâm mỗi người đều quyết đem tài nghệ riêng phô trương để vượt lên những người khác, mong lọt được vào mắt xanh con gái chủ nhà. Kẻ hát, người ngâm thơ, người đi quyền, kẻ múa kiếm, đủ điệu.
Đặc biệt có một người đã trổ tài quyền kiếm tuyệt hảo không có đối thủ. Nhưng không ai dám nghĩ rằng người đó biểu diễn với ý muốn chinh phục người đẹp, vì người đó chính là em họ của Trần tiểu thư. ấy là chàng Độ, người cầm đầu đám hương dũng. Tất nhiên, mấy chàng trai đều có ý muốn nhờ Độ đứng ra làm môi giới cho mình...
Tiệc tàn, tiểu thư Dung phụ với mấy người nhà lo việc dọn dẹp. Các hương dũng lần lượt kéo nhau ra về, chỉ còn Độ, nấn ná ở lại dọn dẹp bàn ghế giúp mặc dầu lúc ấy Độ đã xoàng xoàng. Đang làm việc, đột ngột Độ nói với tiểu thư Dung:
- Này, chị Dung, tại sao trời lại bắt mình bà con với nhau nhỉ?
Tiểu thư là người thông minh, sau một giây chưng hửng, nàng đã đoán hiểu được phần nào hàm ý câu hỏi của người em họ. Nàng coi như đó là một sự xúc phạm mặc dầu nàng cũng cảm thấy có một cái gì hay hay.
Hôm nay cậu say mệt rồi, nên về nhà nghỉ sớm để ngày mai còn ra tay làm việc nghĩa! Bây giờ công việc cũng sắp xong, để bà quản làm một mình cũng được.
Nói xong, tiểu thư quay người làm ra vẻ mệt mỏi muốn đi nghỉ. Độ tần ngần giây lát rồi giã từ ra về.
Tiểu thư Dung về phòng riêng nằm suy nghĩ lung lắm. Tại sao Độ lại dám hỏi câu ấy? Hắn ta say đến mất sáng suốt hỏi tầm bậy hay có ý gì? Dân ta từ xưa vẫn có truyền thống cấm tiệt những người cùng họ liên hệ tình cảm bất chính với nhau. Đó là tội loạn luân. Những người vì lý do nào đó đưa đến lầm lỡ đều bị xã hội lên án gay gắt, phần nhiều phải chịu chết hoặc bỏ xứ mà đi. Gia đình liên hệ với người phạm tội cũng bị trừng phạt rất nặng: Chính gia trường phải mang lễ vật ra trước quan viên làng xã để xin lỗi. Người ta coi đó là một vết nhục lớn cho tổ tiên, gia tộc. Tại sao Độ lại có tư tường phiêu lưu như vậy? Dung hi vọng đây là một lời ngông cuồng của Độ trong cơn say hoặc chính Dung nghe lầm...
Toán hương dũng Lưu Xá đi được hai ngày thì có tin rất phấn khởi đưa về. Bọn cướp ở làng Vân Thê phải để lại ba tên bị thương bị giải lên quan còn bao nhiêu phải bỏ sào huyệt chạy thục mạng để trốn thoát. Người ta cũng cho biết là chàng Độ đã tả xung hữu đột giữa chiến trường tưởng chẳng khác Triệu Tử Long ngày trước. Dân chúng làng Vân Thê vô cùng cảm động trước nghĩa cử của đám hương dũng Lưu Xá. Họ đã tổ chức một tiệc liên hoan lớn ăn mừng với các dũng sĩ Lưu Xá để tỏ lòng biết ơn những dũng sĩ này.
Tin này đã làm tiểu thư họ Trần vừa mừng vừa suy nghĩ. Nàng biết Độ là một người xuất chúng, vượt hẳn hai ông anh ruột mình. Tính tò mò khiến trong đầu nàng dậy lên vài câu hỏi. Tại sao hôm ấy mình không nán lại thăm dò thử Độ muốn nói gì cho biết? Cách cư xử hôm ấy của nàng có làm Độ buồn không! Và nàng cũng lại thắc mắc chính câu hỏi của Độ hôm trước:
- Ừ, tại sao trời bắt ta và Độ họ hàng với nhau nhỉ?
Nghĩ đến đây Dung lại lắc đầu cười một mình.
Thế rồi, tiểu thư Dung đề nghị với cha tổ chức một bữa tiệc nữa để thưởng công đám hương dũng Lưu Xá mừng thắng trận. ông Lý nghe con gái nói hợp lý thì bằng lòng ngay. Lần này chính tiểu thư Dung đứng ra lo cho bữa tiệc thịnh soạn hơn lần trước nhiều.
Những chức sắc địa phương và đoàn hương dũng đến dự tiệc đông đủ với khí sắc phấn khởi vô cung. Để mở đầu cuộc tiệc, ông Trần Lý tươi cười tuyên bố:
- Đây là bữa tiệc do chính tiểu thư Dung thết đãi ông tướng Độ và đoàn quân viễn chinh thắng lợi trở về.
Lời nói của cha nàng chỉ mục đích đùa vui nhưng vô tình nó làm cho tiểu thư thấy ngường ngượng. Buổi tiệc phải nói là linh đình một phần nhờ cái hồn của nó. Món ăn thức uống nào cũng có vẻ ngon hơn thường tình. Mọi ánh mắt đều có quyền trông chờ, cầu may, hi vọng... Lần này tiểu thư họ Trần đã xuất hiện với vẻ e ấp, không được tự nhiên như lần trước. Mọi người thiết tha yêu cầu nàng hát nhưng nàng nhất định không chịu hát. Hình như những sự kiện đó đã làm cho nàng tăng thêm cái vẻ tôn quí...
Hãnh diện vì đã có được một đạo hương dũng ngoài khả năng tự vệ lại còn có thể mở ảnh hưởng ra các làng lân cận, những vị chức sắc trong làng đua nhau vui chén đến say khướt cả. ông Trần Lý cũng say mèm, người nhà phải dìu ông vào phòng ngủ trước. Các vị lớn tuổi khác cũng được đám con cháu lần lượt đưa về nhà.
Đám hương dũng thì vẫn tiếp tục vui tới khuya. Mãi tới khi các bà vợ của Trần Thừa và của vài anh khác đưa chồng họ về nghỉ thì các chàng trẻ mới lần lượt về theo. Những người chưa lập gia đình, có lẽ ai cũng say sưa ngây ngất ra về với cõi lòng lâng lâng...
Người nhà bắt đầu dọn dẹp. Nhưng giữa chiếu tiệc còn một người chưa chịu về. Lại chính là chàng Độ. Anh ta ngồi gục đầu có vẻ say lắm. Mấy người nhà đề nghị dìu anh về thì anh trả lời không sao, cứ mặc anh, chốc nữa anh tự về. Đối với gia đình này, Độ là cháu chắt thân tín, lui tới thường nên không ai thắc mắc. Anh đã nói thế thì họ cứ để anh ngồi đó. Tiểu thư Dung cho phép các người nhà đi nghỉ rồi khuấy một ly nước chanh mang lại cho Độ.
- Này cậu Độ, cậu say lắm phải không? Tôi mang nước chanh lại cho cậu giải rượu đây, uống đi!
Độ ngồi bật dậy, không còn vẻ gì là say cả, tươi cười:
- Tại tiệc này chị Dung muốn đãi ông tướng Độ nên ông tướng Độ phải ở lại để cám ơn chị Dung chứ say gì! Mà nếu Độ này có say đi nữa thì cũng không phải là say rượu... Chị Dung biết Độ say chi không?
Dung bật cười:
- Cậu khéo ỡm ờ thật! Thôi, khuya lắm rồi! Cậu uống ly chanh này cho khỏe rồi còn về nghỉ kẻo thím chờ!
Không, Độ sẽ chưa về nếu chị Dung chưa trả lời xong cho Độ câu hỏi hôm kia!
Dĩ nhiên là Dung nhớ ngay, biết ngay là câu hỏi gì rồi nhưng nàng vờ vĩnh:
- Cậu nói câu gì? Thím đang trông cậu thật đấy!
- Chị nói trông gì?
Dung ngập ngừng rồi bỗng đùa cợt:
- Thím nói trông cậu... lấy vợ để sớm có cháu bồng?
- Chị vẫn chưa trả lời câu hỏi của Độ. Chính vì sự mong mỏi của thím, Độ mới hỏi chị câu ấy đó. Tại sao trời lại bắt chị và Độ làm bà con?
Thêm chính xác rồi. Lúc này lời nói của người em
họ tai quái ấy không còn làm phật lòng Dung như lần
trước Dung bối rối thật sự, nhưng vẫn lại vờ vĩnh:
- Bà con thì tốt chớ sao! Cậu không nghe nói một giọt máu đào hơn ao nước lã đó à? Bà con thì gần gũi nhau, thương mến nhau, khi hoạn nạn cứu giúp lẫn nhau, tại sao ông tướng lại không muốn?
- Chị cứ nói lảng! Nếu Độ là ông tướng thật, Độ sẽ cải cách phong tục hết rồi.
Cậu muốn cải cách cái gì ra sao nói tôi nghe thử?
Độ ngập ngừng:
- Nếu Độ được nắm quyền, Độ sẽ cho phép... những người thương nhau thật tình được lấy nhau... không bị giới hạn bởi một tập quán nào hết.
Dung giẫy nẩy:
- Cậu nói tầm bậy rồi. Phong tục là đúc kết của kinh nghiệm qua bao nhiêu đời trước mà thành. Không lý tiên tổ mình lại nghĩ sai? Mà dù có sai mình cũng phải tôn trọng theo nghĩa lý làm người.
Độ nói bằng những âm thanh như muốn nhũn ra:
- Chị Dung nói vậy là chị Dung chưa hiểu sự đau khổ của những ai đã yêu với một tình yêu vô vọng. Trời ơi! Yêu một người mà biết chắc không bao giờ được lấy người đó? Một sự đau khổ tột cùng?
Nói xong câu đó, Độ thở dài. Lần này Dung không dám vờ vĩnh nữa, nàng xúc động thật tình:
- Chị biết lòng cậu rồi. Nhưng như cậu đã biết, phong tục xã hội ta thắt ngặt lắm, gia pháp của Bác cũng rất nghiêm. Cậu phải bớt ngông, phải lấy lý trí mà đè nén cảm tình mới được. Thời gian sẽ giúp cậu qua cơn sóng gió...!
- Nhưng Độ muốn chị trong trắng mãi cho Độ tôn thờ!
Dung nói giọng nhỏ nhẹ nhưng cứng rắn:
- Cậu không có quyền đó.Chị cũng không có quyền đó Chị còn có cha mẹ và chị nhất định phải tuân lời cha mẹ!
Giọng Độ có vẻ xẵng:
Quyền chị ! Nhưng Độ này nguyền sẽ giết sạch cả
dòng họ người nào lấy chị!
Dung nghe Độ nói lời ấy thì sợ hãi lặng người. Cũng may vừa lúc ấy bà vú tuổi già ngủ không được thấy đèn phòng khách còn sáng thì bước ra:
- Sao cô chưa đi ngủ? Ô! Cậu Độ chưa về à?
Dung khôn ngoan liền nói với bà vú:
- Con mệt người và buồn ngủ lắm rồi vú. Vú chịu khó đợi khi cậu Độ về rồi đóng cửa giùm con!
Độ đành phải chào ra về.
o O o
Nghe tin đồn toán hương dũng làng Lưu Xá diệt được bọn cướp làng Vân Thê, làng Phú Cối cũng cho người sang cầu cứu. Độ một lần nữa lại làm tướng viễn chinh. Nhưng lần này, khi đám hương dũng Lưu Xá đột nhập được vào sào huyệt lũ cướp thì chỉ còn thấy mấy cái chòi hoang. Bọn cướp quá khiếp sợ sức mạnh của họ nên đã bỏ đi nơi khác trước kịp thời. Những bọn giặc cướp khác ở các làng lân cận thấy vậy cũng đều phải lo di chuyển đi xa, đổi địa bàn hoạt động hết.
Nhờ sự lớn mạnh của đám hương dũng Lưu Xá mà cả một phủ Hưng Hà từ đấy trở nên yên ổn. Uy tín nhà hào phú Trần Lý lên như gió, vang dội cả một vùng.
Tuy những bọn giặc cướp trong vùng không còn nữa nhưng Trần Lý vẫn cho tiếp tục huấn luyện, phát triển lực lượng hương dũng Lưu Xá. ông là người lịch lãm việc đời nhìn xa thấy rộng, đoán biết được thời cuộc sẽ phải xảy ra như thế nào. ông tin rằng lực lượng võ trang của ông thế nào cũng có ngày hữu dụng.
Sự nghiệp nhà Lý khởi đầu bằng những vị anh quân dày công dựng nước, mở đất, cải tổ phong tục và phát huy văn hóa. Những chiến công chinh Chiêm phạt Tống lừng lẫy một thời khiến các lân bang phải e dè kiêng nể. Nhưng đến đời thứ bảy, khi vua Cao Tôn lên trị vì, nhà Lý bắt đầu tuột dốc.
Lý Cao Tôn lên ngôi lúc mới ba tuổi, nhằm vào thời kỳ đất nước khan hiếm nhân tài, gian thần trổ ra như nấm nên vua rất bị ảnh hường. Lý Cao Tôn không được giáo dục kỹ càng nên lớn lên không có được đức tính cao cả của một ông vua. ông chỉ biết chơi bời săn bắn, xây dựng cung điện, xài phí vô độ làm công quỹ cạn kiệt. Muốn bổ sung ngân quỹ quốc gia, vua phải đặt lệ mua quan bán tước, buông thả cho quan lại hà hiếp nhũng lạm, tăng cường sưu thuế nên dân chúng cả nước đều bất mãn. Giặc giã nổi lên khắp nơi trong nước. Các xứ Mán, Thái... và cả Chiêm Thành đều đua nhau làm phản cướp phá liên miên. Quân đội triều đình phải vất vả đánh dẹp mãi mà vẫn không yên được.
Năm Bính Thìn (1208), tên Phạm Du chiêu tập bọn vong mạng nổi lên mưu đồ đại sự ở Nghệ An. Quan Phụng Ngự là Phạm Bỉnh Gi được lệnh đi đánh dẹp. Phạm Bỉnh Gi đã thắng lớn, tịch thu được nhiều của cải đốt sạch được toàn bộ doanh trại cơ sở của quân giặc. Phạm Du thất thế phải bỏ trốn. Nhưng sau đó Phạm Du dò xét biết được trong triều đang có nạn gian thần lộng hành tranh quyền đoạt vị, bèn tìm cách bắt liên lạc với Lý Kinh Hà, một gian thần đang được nhà vua ưa chuộng. Du cho người đem nhiều vàng bạc đút lót Lý Kinh Hà nhờ mưu tính trả thù. Thế là Lý Kinh Hà và đồng bọn đặt điều vu khống cho Phạm Bỉnh Gi đã làm những điều hung bạo giết hại lương dân. Phạm Du lại giả làm gan dâng sớ xin về triều khiếu oan. Thế là vua Cao Tôn mắc mưu bọn gian thần, truyền triệu Phạm Bỉnh Gi về kinh rồi bắt giam lại.
Thấy chủ tướng đánh giặc có công lớn mà lại bị bắt oan, phó tướng là Quách Bốc bất mãn tuyên bố:
- Trong điều có gian thần lộng hành thì tướng sĩ ở trận tiền
không thể yên tâm đánh giặc được. Chúng ta phải về kinh thỉnh cầu Thánh thượng thả chủ tướng ra và trừng trị bọn gian thần mới được!
Chúng quân nghe thế liền hô lớn:
- Chúng ta phải cứu chủ tướng! Chúng ta nhất định phải diệt bọn gian thần!
Thế là chúng quân kéo về kinh thành. Bọn Lý Kinh Hà được tin hoảng hốt lập tức vào tâu với vua Cao Tôn:
- Nay chúng quân làm loạn chính là do ý đồ của Phạm Bỉnh Gi. Như thế là tội trạng của Phạm Bỉnh Gi đã rõ. Xin bệ hạ hãy cho đem Phạm Bỉnh Gi giết ngay đi để tuyệt lòng chúng và tránh hậu hoạn!
Vua Cao Tôn nghe tâu nổi giận phán:
- Phạm Bỉnh Gi đã bị giam mà vẫn ngầm xúi quân sĩ làm phản thật là tội lớn không thể tha thứ được. Vậy, phải đem y ra chém đầu bêu trước cổng thành lập tức để cho bọn phản loạn mất tinh thần!
Thế là Phạm Bỉnh Gi bị đem ra hành hình.
Quân sĩ của Quách Bốc thấy chủ tướng bị bêu đầu thì vô cùng phẫn nộ. Thế là chúng tấn công dữ dội vào kinh thành Thăng Long. Vua tôi nhà Lý đều phải bỏ thành chạy trốn...
Thái tử Lý Hạo Sảm, con vua Cao Tôn, cùng một đám tùy tùng bị giặc đuổi phải chạy miết về miệt Thái Bình. Khi chạy đến địa phận ấp Hải, làng Lưu Xá, Thái tử bị một toán người có võ trang chận lại, một người quát hỏi:
- Các người là ai? Đến đây làm gì?
Thái tử Sảm tái mặt than thở: "Mạng ta cùng rồi !".
Cũng vừa lúc ấy, toán quân truy đuổi của Quách Bốc lố nhố xa xa đang kéo tới. Thấy đường cùng, Thái tử Sảm bèn nói với toán võ trang chọn đường:
- Ta chính là Thái tử Lý Hạo Sảm đây! Các ngươi muốn làm gì thì làm!
Người cầm đầu toán võ trang lập tức quì xuống trước mặt Thái tử. Những người khác cũng vội quì theo. Thái tử Sảm thấy vậy mừng như chết đi sống lại khoát tay:
- Vậy thôi khỏi làm lễ gì cả! Các ngươi thương ta thì cho ta chạy thoát qua đây kẻo bọn phản loạn kia đang đuổi tới đấy!
Người cầm đầu toán võ trang, chính là chàng Độ, liền đứng dậy với vẻ phấn khởi, vui vẻ nói:
- Vậy Thái tử chẳng cần phải chạy nữa? Hãy ở lại đó xem chúng tôi giết bọn giặc này cho! Anh em ơi, chuẩn bị !
Mấy hồi tù-và vang lên. Toán quân đuổi theo thái tử cũng vừa đến nơi. Hai bên xáp lại đâm chém nhau dữ dội. Ban đầu thì toán võ trang địa phương hơi kém thế vì ít hơn. Nhưng những toán thanh niên khác trong làng nghe tiếng tù-và báo động lần lượt kéo ra tiếp ứng mỗi lúc một đông. Toán quân truy đuổi liệu chống không nổi phải bỏ chạy sau khi đã để lại mấy xác chết.
Cùng lúc đó nhà hào phú Trần Lý dẫn một số chức sắc trong làng đã ăn mặc chỉnh tề ra nghênh đón Thái tử Sảm. ông Trần Lý mời Thái tử về tạm cư ngụ tại nhà mình. ông lại đề nghị với Thái tử cho phép ông khởi binh dẹp giặc. Thái tử vui mừng chấp thuận ngay.
Thế là Trần Lý ra lệnh cho TÔ Trung Từ, em vợ ông, cùng hai con Trần Thừa, Trần Tự Khánh và cháu là Trần Thủ Độ lập tức tỏa ra chiêu mộ dân binh. Chẳng bao lâu Trần Lý nghiễm nhiên thành tư lệnh một đạo quân hùng hậu.
Tin chắc không ai dám xâm phạm làng Lưu Xá, vả lại, ông đã chuẩn bị cả hầm bí mật để sử dụng khi cần, Trần Lý vẫn để thái tử Sảm ở nhà mình. Còn ông thì chuẩn bị kéo quân về kinh sư.
Đạo quân của họ Trần với những người chỉ huy mưu lược, với nhiều tay thuần thục võ nghệ, với tinh thần dũng cảm, đã tiến với cái thế chẻ trúc phá ngói. Quân của Quách Bốc không bao lâu tan rã cả.
ổn định tình hình xong, Trần Lý cho người lên Qui Hóa (Phú Thọ) rước vua Cao Tôn hồi kinh. Tiếp đó ông lại cho người về làng Lưu Xá đón Thái tử Sảm.
Nói về Thái tử Sảm, khi về nhà Trần Lý, được Trần Lý dành cho một căn phòng khá đầy đủ tiện nghi và đẹp đẽ để ở tạm. Căn phòng này trước kia ông đã dành cho vị thầy dạy các con cháu ông học hành. Phòng cũng có một số sách do ông thầy để lại, Thái tử có thể đọc giải khuây.
Những người theo hầu Thái tử cũng được sắp xếp chỗ ăn ở gần đó để họ dễ bề hầu hạ Thái tử.
Tuy tạm yên thân, Thái tử vẫn hết sức lo rầu. Mãi đến khi ông Trần Lý đã tuyển mộ được một đội quân khá mạnh, Thái tử mới có chút sắc vui. Sau ngày Trần Lý kéo quân về kinh thành, Thái tử lại mất ăn mất ngủ hồi hộp trông ngóng tin tức. Sợ Thái tử lo rầu mà sinh bệnh, những người hầu tìm đủ cách để làm cho Thái tử khuây. Một hôm người hầu thân tín là Anh Huy thưa với Thái tử:
- Xin điện hạ bớt âu sầu, biết đâu chuyến ở đậu nhà này lại chẳng là duyên lành của điện hạ !
Thái tử ngạc nhiên:
- Ngươi nói gì? Sao lại gọi là duyên lành được?
Tên hầu Anh Huy nét mặt có vẻ cầu tài, thưa:
- Bẩm điện hạ, hạ thần dò biết trong nhà vị hào phú họ Trần này có một giai nhân tuyệt sắc. Hạ thần thấy nàng không thua kém gì những cung nữ ở kinh thành đâu.
Thái tử ngạc nhiên, mắt sáng rỡ lên, hỏi:
- Ngươi không trông lầm đấy chứ? Sao đã mấy ngày ta không hề thấy?
- Bẩm, có lẽ họ ngại ngùng chi đó. Từ hôm ông Trần và các con ông kéo quân về kinh thành, mọi việc trong nhà đều do Trần phu nhân và một bà vú điều hành hết. Tình cờ hôm kia, hạ thần thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp từ phòng Trần phu nhân vừa bước ra thì bị Trần phu nhân đẩy trở lại rồi khép cửa liền. Có lẽ đó là con gái của ông Trần...
- Thật ư? Thế mà ở đây đã hơn mười ngày ta cứ tưởng nhà này không có con gái! Vậy, ngươi hãy kín đáo thăm dò mấy đứa ăn ở trong nhà coi thử đúng sai thế nào rồi cho ta hay!
Anh Huy sung sướng thưa:
- Hạ thần sẽ cố gắng hết mình!
Ngay buổi chiều cùng ngày ấy, Anh Huy thưa với Thái tử:
- Bẩm điện hạ, hạ thần đã dò hỏi đích xác, nhà này quả thật còn có một người con gái út, nàng ấy tên Dung.
Thái tử nghe xong nói:
- Nếu thật như thế, về triều ta sẽ thưởng cho ngươi !
Hôm sau, Thái tử cho mời Trần phu nhân lên nói chuyện. Sau khi phu nhân làm lễ bái kiến, Thái tử hỏi thăm qua loa rồi đột nhiên hỏi:
- Ta nghe ông bà còn có một người con gái út, sao đi đâu không thấy mặt?
Trần phu nhân giật mình. Biết không thể giấu mãi được, phu nhân thưa:
- Bẩm điện hạ, tiện nữ quê mùa xấu xí quá nên không dám cho ra mắt...
Thái tử nói như ra lệnh:
- Không có sao hết, ta đã ở trong nhà phu nhân, phu nhân hãy cho tiểu thư ra đây cho ta biết mặt!
Trần phu nhân đành phải cho người vào mời tiểu thư. Một lát sau, tiểu thư Dung yểu điệu bước ra. Thái tử Hạo Sảm vừa thấy mặt đã choáng váng cả người! Quả thật tiểu thư không khác chi tiên giáng trần! Thái tử cười run run vừa trách vừa nịnh:
- Người như tiểu thư đây phải đúc nhà vàng cho ở mới xứng, sao phu nhân lại nói với ta là quê mùa xấu xí?
Phu nhân nói giả lả cho qua chuyện, sắc mặt không vui lắm. Trong khi đó, tiểu thư Dung thì lại càng làm ra vẻ yểu điệu, duyên dáng...
Thật ra, ngay từ ngày đầu khi Thái tử đến nhà mình, tiểu thư Dung đã nhìn thấy chàng. Cái vẻ quyền quí cao sang của Thái tử đã làm lu mờ ngay hình bóng anh chàng vai u thịt bắp miền quê vừa nhen nhúm trong lòng nàng thiếu nữ. Nàng rất tin tưởng vào sắc đẹp của nàng. Nàng nghĩ nàng có quyền mơ ước, mơ ước vượt qua vùng biển khơi đầy bất trắc với nắng cát rát da luôn sặc mùi tôm cá để đến chốn kinh thành hoa lệ...
Nhưng Trần phu nhân không bao giờ muốn thế. Bà đã không cho tiểu thư Dung ra chào thái tử như tất cả mọi người khác trong nhà khi Thái tử mới đến. Trần Tự Khánh thấy vậy thắc mắc thì bà nói:
- Con gái nhà quê lo thủ phận, ra chào Thái tử để làm gì?
Trần Tự Khánh lại nói:
- Thì mẹ cứ cho em Dung chào Thái tử biết đâu lại không có điều hay? Em Dung cũng sắc nước hương trời chứ kém ai đâu! Không chừng nó được phong hoàng hậu, hoàng phi thì họ mình lại được nhờ!
Phu nhân lắc đầu nguầy nguậy:
- Thôi! Thôi! Đưa con vô nội, bao nhiêu bậc cha mẹ phải ray rứt hối hận cả đời? Một vạn cung phi mới có một người được lên hoàng phi, hoàng hậu chứ đâu có dễ! Còn bao nhiêu người khác phải sống một đời tối tăm khô héo cả trái tim lẫn thân xác, xa mẹ xa cha, không nếm được một chút ái tình cho tới chết! Các con không biết chứ các triều trước, mỗi lần có lệnh đi tuyển cung phi tại một xứ nào thì lập tức xứ đó, con gái còn tân bị cha mẹ cứ gả thốc gả tháo cho bất cứ chàng trai nào, không phân biệt đui, què, sứt, mẻ... Dù gả cho ai thì ít nhất họ vẫn còn có cơ hội gặp lại con gái của mình, chứ đưa vô cung là hết rồi...
Trần Tự Khánh bật cười:
- Thế chắc cũng có chuyện chàng mù bế được nàng tiên hả mẹ?
- Chứ sao không! Những dịp ấy chán chi những kẻ tật nguyền được người ta mời lấy vợ đẹp!
Dung không đồng ý với mẹ nhưng không dám trái lời Giờ thì nàng hết sức thỏa nguyện. Nàng biết mẹ không vui nhưng nàng tin rằng nàng sẽ không để mẹ phải buồn lâu. Nàng quyết lòng bằng mọi cách phải hớp hồn vị Thái tử. Quả thật, nàng đã thành công dễ dàng... Chẳng bao lâu, hai người đã thề non hẹn biển cùng nhau...
Nhân dịp quan quân về Lưu Xá rước mình về kinh, Thái tử Sảm đã xin đính hôn luôn thể, chấm dứt bao nhiêu mộng ước của những chàng trai Lưu Xá.
Riêng tiểu thư Dung, nàng biết chắc người đau khổ nhất chính là người em họ của nàng. Nhưng trước hào quang rực rỡ của tương lai, đối với người em họ ấy, nàng chỉ có một chút tình thương hại của kẻ bề trên chứ đâu có tình yêu! Nhớ lại lời "Độ này nguyền sẽ giết sạch cả dòng họ kẻ nào lấy chị!", tiểu thư chỉ thấy đó là một lời tức khí của trẻ con.
Vua Cao Tôn sau khi trở lại ngai vàng, ngài rất cảm ơn gia đình họ Trần. Ngài trao hẳn binh quyền cho Trần Lý và phong quan chức cho tất cả những người có công. Con cháu họ Trần trở thành những người có vai vế trong xã hội Đại Việt từ đó.
Chẳng bao lâu sau đó, Trần Lý bị giặc cướp giết. Binh quyền được chuyển sang tay con ông là Trần Tự Khánh.
Khi vua Cao Tôn thăng hà, Thái tử Hạo Sảm lên kế vị lấy hiệu là Huệ Tôn. Vua Huệ Tôn liền phong cho Trần Thị Dung làm Nguyên phi. Vua cũng phong cho cậu ruột của Nguyên phi là Tô Trung Từ làm Thái úy Thuận Lưu bá, Trần Thừa làm Nội Thị Phán thử, Trần Tự Khánh tước Trung Tín Hầu nắm trọn quyền chỉ huy quân đội. Quyền bính triều đình nhà Lý từ đó dần lọt vào tay anh em họ Trần.
Vua Lý Huệ Tôn là người kém cõi, nhu nhược, không biết gì về chính trị, lại quá sủng ái Trần Nguyên phi nên ảnh hưởng cánh họ Trần càng ngày càng lớn mạnh. Bà Thái hậu thấy vậy sinh nghi, tìm cách triệt hạ nàng. Bà thường bảo với những người thân tín:
- Ta thấy Thị Dung nhan sắc thu hút ma quái không khác gì Bao Tự, Đắc Kỷ. Bây giờ bà con dòng họ Thị được Hoàng thượng trao cho các chức vụ then chết trong triều, ta lấy làm lo lắm. Không chừng họ Lý ta sẽ nguy với Thị có ngày. Các ngươi có cách gì để ngăn chặn mầm họa đó không?
Thế rồi bà ra mặt nghiêm khắc với Trần Thị, mặt khác đòi vua Huệ Tôn phải phế bỏ nàng và thâu bớt quyền hành cánh họ Trần.
Trần Thị thấy thế, báo với Trần Tự Khánh. Trần Tự Khánh bèn đem quân đến đòi rước vua và Nguyên phi đi. Vua Huệ Tôn cũng đâm ra nghi ngờ Tự Khánh làm phản bèn giáng Nguyên phi Dung xuống chức ngự nữ.
Tự Khánh dâng sớ xin lỗi nhưng vua Huệ Tôn và Thái hậu phải chạy lên Lạng Sơn để đề phòng bất trắc Trần Tự Khánh lại một lần nữa dâng sớ xin lỗi rồi rước vua và Thái hậu trở về. Vua lại phục chức Nguyên phi cho Trần Thị.
Một hôm, Thái hậu cho mời vua vào cung mà nói:
- Ta nghe sắc đẹp xưa nay vẫn làm nghiêng thành đổ nước không biết bao nhiêu triều đại rồi. Phù Sai anh hùng một thuở đành chết vì Tây Thi. Trụ vương thông minh sáng suốt, sức khỏe phi thường rốt cuộc chết dưới tay Đắc Kỷ. Châu U vương cũng mất tiêu cơ nghiệp vì Bao Tự... Gương người xưa còn rành rành ra đó sao nhà vua không biết xét vậy? Ta yêu cầu nhà vua bỏ ngay con hồ ly tinh Trần Thị Dung đó đi thì may ra họ Lý ta còn giữ được. Nếu không nghe ta, nhà vua sẽ hối không kịp đó !
Vua Huệ Tôn thưa:
- Mẫu hậu già rồi nên suy nghĩ lệch lạc đấy chứ nàng có tội tình gì mà phải bỏ? Mẫu hậu không thấy dù cầm trọng binh trong tay, Trần Tự Khánh vẫn luôn trung thành kính thuận đó sao?
Thái hậu thấy con mình quá u mê ám chướng nổi giận đùng đùng:
- Cái đầu óc heo chó của mày thật không thể nào khai mở được!
Vua Huệ Tôn cũng giận dữ bướng bỉnh nói:
- Con có thể mất giang sơn nhưng không thể để mất Trần Thị!
Thế là từ đó tiếng đồn sự xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu trong cung cấm nhà Lý lan truyền tới ngoài dân chúng.
Một buổi chiều, Trần Thị trong dáng vẻ yếu ớt đến khóc với vua Huệ Tôn:
- Muôn tâu bệ hạ, thần thiếp nhịn đói cả ngày nay rồi!
Vua Huệ Tôn ngạc nhiên:
- Ủa, tại sao Nguyên phi lại phải nhịn ăn?
- Bệ hạ ơi, hình như có kẻ nào đó âm mưu đầu độc thiếp. Trong bữa cơm sáng nay, vừa đưa cơm lên miệng là thiếp thấy rùng mình nên không dám ăn. Cũng may thiếp không đói nên nhịn luôn. Không ngờ tên nữ tì đem cơm ấy cho con mèo ăn thì nó lăn ra chết. Nếu linh tính không báo trước, thiếp đã vong mạng rồi. Bây giờ nữ tì cũng mới dâng cơm lên, thiếp nghi ngờ lắm. Xin bệ hạ cho người đem cơm ấy xét nghiệm thử thì thiếp đội ơn vô cùng.
Vua Huệ Tôn liền cho người đi đem phần ăn của Trần Nguyên phi tới. Vua tự tay đổ xuống cho một con chó ăn. Nào ngờ vừa ăn xong con chó liền lăn ra chết.
Nguyên phi khóc thét lên:
- Bệ hạ thấy đó! Rõ ràng có người muốn hại thiếp. Thiếp làm sao mà ở chỗ này cho nổi! Xin bệ hạ cho thiếp đến một nơi nào an toàn để bảo toàn tánh mạng!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tình Hận
Ngô Viết Trọng
Tình Hận - Ngô Viết Trọng
https://isach.info/story.php?story=tinh_han__ngo_viet_trong