Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tên Một Loài Hoa Quê Hương
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1
T
ÔI DỪNG LẠI. CĂN NHÀ KHÔNG giống căn nhà nàng đã tả trong thư viết cho tôi. Nó nhỏ nhắn, dễ thương như căn nhà mơ ước của đôi vợ chồng nghèo mới cưới nhau. Giàn hoa giấy rợp màu vàng. Tôi tưởng chừng hoa đã chinh phục lá. Giá có một người con gái thật đẹp ngồi chờ nhặt hoa. Thì nên thơ biết mấy. Văn minh vật chất mỗi ngày mỗi đẩy mình xa dần thiên nhiên. Bất chợt, hôm nào đó, gặp một vạt nắng nhẩy múa trên bờ cỏ ven đường, lòng mình sẽ chùng xuống. Bồi hồi, thương tiếc. Một nỗi tiếc thương không rõ tên tuổi.
Tôi đang đứng ở đây, nơi nhiều gió lắm mây. Mây lặng lờ trôi và gió rì rào thổi. Thỉnh thoảng, gió bắt hoa rụng. Và, vẳng đưa tới, từ xa, tiếng hót của một loài chim. Tôi muốn ví tôi cơ hồ một kẻ đi tìm chân trời. Nguyễn Tuân, chẳng hạn. "Thiếu chân trời còn hại cho cơ thể hơn là thiếu chất i-ốt, chất muối, chất đường." Đã lâu rồi, tôi thèm những chất đó. Làm thư ký toà soạn một nhật báo, mấy năm liền, tôi sống chả khác gì con giun, con dế. Nếu đừng có những bức thư nàng gửi, có lẽ, tôi sẽ không bao giờ biết, ngoài Sài-gòn, cảnh tượng êm ả thế này.
Tôi đâm ra rụt rè. Tự trách mình nông nổi, dễ tin. Độc giả ưa đùa bỡn nhà báo lắm. Bạn tôi đã từng nhận được thư mời lên Đà Lạt. Nhân dịp thăm thành phố thơ mộng này, anh ta ghé địa chỉ của nữ độc giả thân mến. Đó là hiệu bán quan tài. Và không đời nào có thiếu nữ yêu văn chương của bạn tôi. Trường hợp của tôi lạ vô cùng. Nàng viết thư đề rõ tên tôi ngoài phong bì. Rất hiếm hoi là những bức thư gửi về người thư ký toà soạn. Độc giả thường viết cho các nhà văn, những người phụ trách mục thơ, giải đáp thắc mắc, tâm tình. Thư ký toà soạn, với độc giả, bị quên lãng. Bởi vậy, nhận được thư của nàng, tôi mừng rỡ. Thư toàn nói chuyện buồn, nhờ tôi gỡ rối tơ lòng. Tôi bèn chuyển sang mục "giải đáp tâm tình " Đọc xong, nàng trách móc tôi đủ điều, bắt tôi viết thư riêng tạ lỗi. Tôi đã viết thư riêng. Và cuộc phiêu lưu bắt đầu.
- Thưa ông, muốn hỏi ai ạ?
Tôi giật mình. Người đàn bà đứng sau lưng tôi lúc nào tôi chẳng hay.
-Xin lỗi bà, đây có phải nhà cô Tường Vi? Người đàn bà mỉm cười:
-Vâng, nhà Tường Vi. Chắc ông quen biết em Vi? Tôi khẽ gật đầu:
-Cô Tường Vi mời tôi tới nghe cô dạo một bản nhạc hay nhất của Beethoven.
Người đàn bà hơi nheo mắt.
-Bằng dương cầm?
-Vâng, bằng dương cầm.
-Con bé nhảm quá. Nó hẹn ông rồi bỏ đi chơi biệt. Xin ông cảm phiền nhé! Bữa khác mời ông ghé nhà. Cả đêm qua, Tường Vi tập đàn. Nó bảo tập cho một người nghe. Thế mà người ấy đến, nó lại lỡ hẹn.
-Vậy tôi về, chờ dịp khác. Nhờ bà nói giùm với Tường Vi rằng tôi đã tới. Căn nhà thơ mộng và giàn hoa xinh quá thể.
Người đàn bà chớp mắt mau. Có vẻ gì gian dối trong đôi mắt bà ta.
Tôi vội nói:
-Thưa bà, tôi đã có vợ con...
Người đàn bà đưa tay vuốt tóc mai:
-Tôi hiểu, thưa ông. Xin ông hứa với tôi đừng nói gì cả nếu ông gặp Tường Vi.
Người đàn bà rơm rớm nước mắt:
-Tường Vi khổ lắm. Nó muốn níu kéo ông để được tin tưởng cuộc đời.
Tôi hơi ngạc nhiên. Có một điều gì bí ẩn trong căn nhà này. Bên ngoài là im lặng nên thơ. Là hoa. Là lá. Là nắng. Là gió. Là chim hót. Là mây trôi. Nhưng bên trong? Tôi chưa biết. Chỉ thoáng thấy một nỗi niềm vừa u ẩn vừa gian dối ở đôi mắt người đàn bà. Tôi móc bao thuốc, rút một điếu, bật diêm. Gió thổi mạnh làm tắt que diêm
thứ nhất. Tôi bước thêm vài bước để có thể dựa lưng vào cánh cửa sắt. Điếu thuốc đã mồi được. Tôi hít một hơi đẫy, nhả khói và buông một câu tàn nhẫn.
-Trò chơi giải trí của cô Tường Vi là sự trở về bẽn lẽn của tôi phải không, thưa bà?
Người đàn bà lắc đầu uể oải:
-Ông chả nên nghĩ thế. Ông có hiểu rằng một người con gái ao ước gặp ông mà không dám gặp? Nếu đó là trò chơi thì tôi tưởng là trò chơi đau thương. Và ông đâu thiệt thòi.
Tôi vất điếu thuốc lá đi:
-Khi tôi về chừng vài chục thước, sẽ có những giọng cười chế giễu tôi.
Người đàn bà nhặt điếu thuốc lá, trịnh trọng đưa cho tôi:
-Ông mồi điếu thuốc khác bằng lửa của điếu thuốc này kẻo gió thổi khó bật diêm. Xin ông đừng giận dỗi. Tội nghiệp. Không ai dám chế giễu ông. Vì, chính ông sẽ đem hạnh phúc đến căn nhà lạnh lẽo, bất hạnh này. Tôi xin ông một điều.
Tôi lạnh lùng:
- Bà nói đi!
Người đàn bà nhỏ nhẹ:
-Ông thật lòng thương hại Tường Vi chứ?
-Thư cô ấy viết thương cảm vô cùng.
-Tường Vi còn đáng thương hại hơn nếu ông gặp nó. Nhưng nếu ông để nó hiểu ông thương nó với lòng thương hại, tôi sợ nó sẽ khổ sở tột độ. Và nó dám tự vẫn.
Tôi hơi rùng mình. Tưởng chừng sắp gặp một nhân vật như những nhân vật quái đản "Gia đình Adams" trên vô tuyến truyền hình của quân đội Mỹ.
- Tôi không ngờ.
Người đàn bà hỏi:
-Ông ngờ gì? Tôi đáp:
-Tôi không ngờ cuộc phiêu lưu của tôi nguy hiểm thế! Người đàn bà nói:
-Giúp một người tin tưởng cuộc sống để sống, ông cho là phiêu lưu ư?
Tôi cười nhạt:
-Bởi vì tôi không được phép thương hại người đó. Tôi phải làm người đó tin rằng tôi yêu họ. Và, như vậy, tôi đã phiêu lưu. Ít ra, tôi đã khởi mốc phiêu lưu từ hạnh phúc gia đình tôi.
Người đàn bà hất một bông hoa giấy rớt xuống đầu:
-Ông Hoài đắn đo quá. Tôi cứ ngỡ người nghệ sĩ coi tất cả như mây trôi. Mọi sự đều là phù du.
Tôi tròn xoe mắt:
- Bà biết tên tôi?
Người đàn bà, mãi tới lúc này, khẽ nhếch mép cười:
-Những gì Tường Vi biết về ông, tôi đều biết. Chúng tôi chỉ có hai chị em sống với nhau. Tôi vừa làm chị vừa làm mẹ Tường Vi. Ông Hoài, ông sẽ hiểu tại sao Tường Vi chọn ông làm tay cầm để nó vịn mà bước qua con sông khốn khó của cuộc đời.
Tôi sững sờ giây lát. Rồi hỏi một câu ngớ ngẫn:
-Quả thật Tường Vi chưa tập xong bài nhạc hay nhất của Beethoven?
Người đàn bà ngước mắt nhìn lên giàn hoa giấy:
-Luôn luôn Tường Vi bỏ dở dang những bài nhạc hay.
-Cô ấy lười hay lập dị?
-Ông Hoài, nếu ông gặp Tường Vi, ông sẽ thương nó thay vì mỉa mai nó.
-Tôi không có ý mỉa mai. Thường những nhà nghệ sĩ bỏ dở dang tác phẩm của mình cho đến khi chết vẫn còn dang dở đều, hoặc là thuở còn sống, họ lười biếng hay lập dị hay bí đề tài, cạn dòng văn, khô ý thơ nên bỏ dở, ra cái điều "inachevé "! Người đời sau ưa thêu dệt huyền thoại "inachevé" của người đời xưa. Và, thưa bà...
-Thanh, Tường Thanh. Tôi chưa đeo nhẫn cưới, ông Hoài ạ!
-Xin lỗi cô Tường Thanh. Thưa cô, nghệ sĩ bây giờ rất ưa bỏ dở tác phẩm.
-Tường Vi không phải là nghệ sĩ.
Đôi mắt người đàn bà, không, người con gái - Tường Thanh đó - long lanh. Tôi cố liên tưởng Tường Vi qua Tường Thanh. Nhưng không dám. Có những nỗi u ẩn làm người ta trở thành đàn bà một cách tàn nhẫn. Và rồi, người đàn bà ấy, thức giấc mỗi nửa khuya, tìm lại kỷ niệm thời con gái của mình bằng mộng mị. Đau khổ nhất trên đời là những người mất xuân hồng. Và đàn bà thì càng đau khổ hơn.
Căn nhà, bên ngoài rất thơ mộng, bên trong, tôi vừa khám phá, chứa đầy nỗi buồn. Tường Thanh chính là người đàn bà không có thời con gái. Nụ cười gượng gạo. Khuôn mặt nàng đã thấy rõ dấu hiệu của lỡ thì. Bàn tay nàng nhăn nheo và những ngón tay khô đét cơ hồ cành cây cuối thu. Tôi thích thương hại vu vơ và điều khiến tôi dễ động lòng thương là ngồi trước một người con gái thiếu nhan sắc hay có tật nguyền. Khổ nỗi, những người con gái thiếu nhan sắc lại thường tỏ ra mình thừa nhan sắc. Họ ăn mặc sang trọng hoặc diêm dúa. Họ điểm trang cầu kỳ hoặc lố bịch. Như thế, họ chỉ làm nổi bật sự thiếu nhan sắc và quê kệch. Tôi thương hại họ vì họ biết mình xấu phải tự tạo vẻ đẹp. Thượng đế thật ác. Tại sao Thượng đế không bắt đàn ông gánh chịu nỗi buồn nhan sắc cho đàn bà? Đàn bà thì phải đẹp. Thi sĩ độ lượng hơn Thượng đế. Thi sĩ luôn luôn và chỉ tạo ra người đẹp phái nữ "Nàng là con gái trời cho đẹp, Tuổi mới mười lăm đã đẹp rồi ".
Tường Thanh không thiếu nhan sắc. Tôi biết chắc, nàng đã thiếu tình yêu. Nàng là cây chết, thứ cây mọc lên để chẳng bao giờ biết mặt trời. Con người không có tình yêu như dòng sông không có nước xuôi ngược. Tôi biết có những dòng sông phải tự tìm một nơi nước rút để khô cạn. Như thế, gió lớn mấy vẫn chẳng sóng to. Và, con thuyền nhỏ, con thuyền yêu dấu của dòng sông, không khi nào bị vùi dập. Dòng sông mất cho con thuyền còn. Một tình yêu chết cho tình yêu khác sống. Một cây chết cho một cây xanh tươi. Tự nhiên, tôi quý trọng Tường Thanh. Và không dám nghĩ là mình đã thương hại nàng.
-Cô Thanh.
-Dạ.
-Tôi không tò mò và cô có quyền từ chối nếu không thích trả lời những câu hỏi của tôi.
-Ông Hoài đến đây là quý rồi. Ông có biết ông đem hy vọng cho em gái tôi không?
-Không đâu. Tôi tưởng tôi là kẻ lãng du, thích rong chơi.
-Trên cả nỗi buồn.
-Có thể.
-Ông đừng giả vờ. Tôi hiểu ông là người tự trọng. Ông thương yêu vợ con ông. Tình thương còn lại, ông dành cho những kẻ xấu số trong cuộc đời. Tôi đã đọc nhiều sách của ông. Tại sao ông thích viết về những kẻ hẩm hiu trong xã hội, ông Hoài?
-Bởi vì xuất xứ đời tôi là đứa trẻ hẩm hiu.
-Tôi mới đọc một bài báo của ông. Bài ấy cảm động lắm. Bây giờ, thí dụ chúng ta chơi một trò chơi thơ ấu, chị em tôi đóng vai của ông ngày xưa, ông có nỡ bẳt nạt không?
-Không. Nhưng mà...
-Nhưng mà sao?
-Tôi đứng ở cửa nhà cô làm kẻ hỏi địa chỉ hay làm người khách quý
?
Tường Thanh có vẻ bối rối. Nàng với tay ngắt một chiếc lá. Vò nát.
Ném xuống chân.
- Con bé hư quá!
Tôi nhìn Tường Thanh một cách ranh mãnh. Người con gái chớp mắt mau. Vẻ bối rối ngập ứ ở đuôi con mắt nàng. Tường Thanh lúc này, chẳng khác gì con chim khuyên đang hót bị đứa trẻ con đến phá đám. Tôi rất dễ xúc động. Tâm hồn tôi vốn là thứ tơ trời. Con chim khuyên lo sợ cũng đủ làm tơ trời trong hồn tôi đứt khúc. Tôi vươn tay, ngắt một chiếc lá:
-Cô bé sung sướng thật. Tường Thanh sửng sốt:
-Ông Hoài nói ai sung sướng?
Tôi đưa chiếc lá gần miệng, thổi nhẹ:
-Tường Vi.
-Tường Vi mà sung sướng?
-Cô bé hồn nhiên, vô tư và, nhất là, dễ... quên.
-Ông không muốn mỉa mai chứ, ông Hoài?
-Tôi nói thật.
Tường Thanh nhún vai. Cái nhún vai chán chường:
- Có lẽ, nó sung sướng thật.
Tôi cố tảng lờ để nàng quên chuyện mời tôi vào nhà. Nhưng Tường Thanh đã lùi lại vài bước, hơi cúi mình, hất tay điệu bộ:
- Nếu ông Hoài ngại mỏi chân, xin mời ông vô.
Nàng đi trước, móc từ trong xắc ra chùm chìa khóa. Ổ khóa lách cách. Và một cánh cửa hé mở. Tôi đành theo Tường Thanh. Căn nhà, bên trong, tôi đoán đúng, chứa ẩn một nỗi buồn. Tôi chưa biết nỗi buồn ấy ra sao. Chỉ cảm giác ớn lạnh. Như thể lâu rồi, căn nhà thiếu khói hương. Tôi tự ý ngồi xuống chiếc ghế sa lông sờn rách,
- Ông Hoài đã tin rằng Tường Vi quên hẹn ông chưa?
-Tôi tin.
-Ông có trách em không?
-Rất nhẹ.
-Ông dùng nước trà nhé!
-Cám ơn cô Thanh, cô để tôi ngồi hút thuốc.
Nàng đã ngồi xuống ghế đối diện tôi. Và nói trước câu tôi định hỏi:
-Nhà vắng lắm, ông Hoài ạ! Hai chị em tôi đã sống với nhau ở đây, từ khi...
Nàng ngừng vội. Tôi hỏi:
-Từ khi nào?
-Từ mấy năm nay.
-Còn hai cụ?
-Thầy me tôi mất lâu rồi. Chị em tôi sống với nhau. Em Vi đã nói cho ông Hoài biết rồi chứ?
-Cô bé quên chi tiết này.
-Chúng tôi không quen biết một người đàn ông xa lạ nào.
-Trừ tôi?
-Vâng, trừ ông. Tường Vi quả quyết với tôi là ông sẽ tạo cho căn nhà đơn lạnh của chúng tôi một chút hương khói.
-Hương khói thuốc lá.
-Cũng được, miễn là có khói hương.
-Rồi sao nữa?
-Tôi còn phải thưa chuyện ông Hoài nhiều.
Tự nhiên, khói thuốc len vào mắt tôi. Cay buốt. Người con gái ngồi trước mặt tôi đã tình nguyện quên mùa xuân của đời mình cho mùa xuân của người khác. Tôi tưởng chỉ gặp nàng trong tiểu thuyết. Nhưng nàng đang ở đây, đang làm tôi xúc động.
-Ông Hoài...
-Dạ.
-Ông có em gái không?
-Không.
-Nếu ông có em gái, em gái ông cần sống trong sự che chở của ông mãn đời, ông cưới vợ không?
-Tôi chưa biết nghĩ sao, vì tôi không có em gái.
Tường Thanh thở đài:
-Ông Hoài, dường như, ông giầu tưởng tượng lắm? Tôi cười gượng:
-Trong tiểu thuyết đấy.
Tường Thanh nhìn tôi không chớp mắt:
-Viết tiểu thuyết khó không, ông Hoài? Tôi nói:
-Cô có thể viết được. Cô biết tại sao chưa? Tường Thanh lắc đầu:
-Làm sao tôi biết?
Tôi nhả khói thuốc lên trần nhà:
-Cô giỏi tưởng tượng. Ai tưởng tượng giỏi, nói chuyện tưởng tượng mà khiến người nghe tin đó là sự thật, người đó sẽ viết nổi tiểu thuyết. Viết rất hay.
Tường Thanh hơi nhăn mặt.
Giọng nàng buồn thảm pha lẫn giận hờn:
-Ông Hoài nghi tôi tưởng tượng ra một Tường Vi để đùa bỡn ông chăng?
Tôi dập điếu thuốc lá cháy dang dở dưới gót giầy:
-Cô Thanh nói: chúng ta còn nói với nhau nhiều chuyện. Tôi sẽ chịu khó tới đây và hy vọng được trở thành một nhân vật của Bồ Tùng Linh.
Nàng vân vê nếp áo. Tôi đứng dậy:
-Bây giờ, tôi xin phép cô Thanh về tòa báo. Cám ơn cô đã cho nghỉ chân một lát.
Nàng tiễn tôi ra tận cửa. Đi một quãng xa, ngó lại, tôi còn thấy người con gái lỡ thì đứng nhìn theo tôi. Người con gái mặc áo tím. Người con gái mang một niềm bí ẩn. Chẳng hiểu có phải nàng đã viết thư dụ tôi tới? Chẳng hiểu căn nhà tôi vừa đặt chân vào có phải căn nhà liêu trai? Tôi giơ tay vẫy. Nàng vẫy theo. Chừng tôi rẽ qua lối khác, bóng nàng mất biến. Tôi tự nhủ, mình sẽ còn gặp nàng. Nhiều lần.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tên Một Loài Hoa Quê Hương
Duyên Anh
Tên Một Loài Hoa Quê Hương - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=ten_mot_loai_hoa_que_huong__duyen_anh